You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập

Phân tích bằng công cụ, CH3323, học kỳ 20231

1. Trình bày định luật Lambert-Beer, định luật cơ bản về hấp thụ bức xạ điện từ, trong phương
pháp phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. (Nêu biểu thức toán học, ý nghĩa vật lý của độ hấp thụ mol,
nêu điều kiện để hệ thức của định luật đúng).

2. Nêu biểu thức toán học định luật Lambert- Beer trong phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-
VIS. Phổ UV-VIS là kỹ thuật phổ được áp dụng khi phân tích các hợp chất có nồng độ thấp, ở đó
môi tương quan giữa tín hiệu đo được và nồng độ của chất phân tích là mối quan hệ tuyến tính.
Hãy nêu cách sử dụng kỹ thuật này cho phân tích định lượng (phương pháp đường chuẩn, thêm
chuẩn và phương pháp tính, vẽ đồ thị minh họa).

3. Thế nào là phổ hấp thụ? Nêu khái niệm giá trị λmax? Tại sao trong phân tích đo quang người ta
thường chọn λmax là bước sóng tia tới?

4. Nêu tính chất cộng tính của độ hấp thụ. Nêu vai trò của dung dịch trống trong phân tích đo
quang?

5. Nêu cơ bản các bước chuyển điện tử trong phương pháp quang phổ UV-VIS.

6. Trình bày cấu tạo và cơ chế hoạt động của detector ống quang. Các yêu cầu của bộ chuyển đổi
tín hiệu bức xạ điện từ.

7. Nếu một mẫu được phân tích quang phổ sử dụng cuvet có bề dày 2 cm độ hấp thụ thu được
sẽ lớn hơn gấp 2 lần so với khi sử dụng cuvet 1 cm. Độ hấp thụ của mẫu trống khi sử dụng
cuvet 2 cm có lớn hơn 2 lần so với khi sử dụng cuvet 1cm hay không? Tại sao?

8. Phân tử n-hexan (C6H14) có thể xảy ra bước chuyển điện tử nào trong phổ hấp thụ phân tử
(UV-vis) và phổ của nó nằm trong vùng nào UV hay Vis.

9. Phổ hấp thụ UV-Vis của caffein trong nước như hình vẽ sau, từ phổ này chúng ta thu
được thông tin gì? Khi định lượng caffein theo phương pháp UV-Vis chúng ta đo độ hấp
thụ tại bước sóng nào và tại sao?

10. Trình bày phương trình Lambert-Beer phát biều cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử phụ
thuộc vào nồng độ chất phân tích.

11. Trình bày các phương pháp phân tích định lượng trong phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử.

1
12. Trình bày cấu tạo và cơ chế hoạt động của đèn catot rỗng HCL khi đóng vai trò bức xạ đơn
sắc của phổ hấp thụ nguyên tử.

13. Tại sao phương pháp AES lại có độ nhạy cao hơn khi thay đổi nhiệt độ của ngọn lửa so với
phương pháp AAS?

14. Nêu sự hình thành phổ phát xạ nguyên tử (AES)

- Vạch phổ đặc trưng là gì, các điều kiện với vạch phổ đặc trưng

- Nêu cấu tạo và hoạt động của quang phổ kế sử dụng ngọn lửa (premix bunner).

- Nêu các ứng dụng của phương pháp phát xạ nguyên tử (AES)

15. Nêu cấu tạo của đèn phóng điện cao tần (EDL), vẽ hình minh họa.

16. Nêu ưu điểm của đèn catot rỗng đa kim loại.

17. Nêu ứng dụng của phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS).

18. Nêu cấu tạo và hoạt động của lò graphit trong phương pháp AAS.

19. Tại sao khi xác định nồng độ ion F– bằng phương pháp đo điện thế sử dụng điện cực màng
rắn chọn lọc ion, người ta thường dùng dung dịch đệm có lực ion lớn chứa axetic axit, natri citrat,
NaCl và NaOH để pha loãng và điều chỉnh pH đến 5,5?

20. Nguyên nhân nào làm xuất hiện thế tiếp xúc trong phương pháp đo điện thế? Giá trị điện thế
tiếp xúc ảnh hưởng như thế nào đến việc phân tích? Làm thế nào để làm giảm điện thế tiếp xúc?

21. Viết hệ thức Nernst cho điện cực màng thủy tinh? Tại sao phải chuẩn hóa điện cực thủy tinh
trước khi đo pH. Hãy giải thích các sai số gây ra khi sử dụng điện cực thủy tinh trong môi trường
pH quá cao và quá thấp.

22. Ý nghĩa khi sự phản hồi điện cực chỉ thị tuân theo hệ thức Nernst là gì?

23. Nêu định nghĩa điện cực chỉ thị, điện cực so sánh, điện cực kim loại. Lấy ví dụ cho mỗi loại
điện cực và nêu yêu cầu đòi hỏi với các điện cực này.

24. a. Nêu cấu tạo điện cực so sánh bạc-bạc clorua.

b. Viết phương trình điện cực và tính thế điện cực khi sử dụng dung dịch KCl bão
hòa tại 20 °C, nồng độ KCl bão hòa tương ứng là 4,56 M.

25. a. Nêu cấu tạo điện cực so sánh calomen.

b. Viết phương trình điện cực và tính thế điện cực khi sử dụng dung dịch KCl bão
hòa tại 20 °C, nồng độ KCl bão hòa tương ứng là 4,56 M. Biết Eo(Hg2Cl2/Hg) =
+0.268 V

26. Với điện cực bạc-bạc clorua, chúng ta có E° = 0,222V, E(KCl bão hòa) = 0,197V. Hãy dự
đoán giá trị E của điện cực calomen nếu E° của nó là E° = 0,268V.

2
27. Sử dụng các giá trị điện thế cho dưới đây tính hoạt độ của Cl− trong KCl 1M

E° (điện cực calomen) = 0,268 V, E (điện cực calomen, KCl 1M) = 0,280V

28. Trình bày phương trình Inkovich biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng khuếch tán vào nồng
độ chất phân tích.

29. Tại sao phải đuổi oxy khi phân tích bằng phương pháp cực phổ?

30. Nêu định nghĩa dòng Faraday và dòng dịch chuyển trong phương pháp cực phổ (vẽ hình minh
họa). Tại sao người ta chọn thời điểm đo dòng ở giai đoạn cuối của chu kỳ giọt thủy ngân?

31. Chất nền cực phổ là gì? Nêu vai trò của chất nền cực phổ.

32.

Trên hình bên là cực phổ đồ của quá trình khử Cd2+
trên điện cực giọt Hg với (a) 5mM Cd2+ trong dung
dịch HCl 1M và (b) dung dịch nền HCl 1M
a. Hãy giải thích dạng đường cong von-ampe (đoạn
AB, BC, CD và DE)
b. Thế nào là chất nền cực phổ, vai trò của chất nền
cực phổ HCl trong ví dụ đề cập
c. Dòng khuếch tán giới hạn Id được sử dụng trong
phân tích định lượng bằng phương pháp cực phổ
(Trình bày phương trình Inkovich biểu diễn sự phụ
thuộc dòng khuếch tán vào nồng độ chất phân tích,
thủ tục đường chuẩn để xác định hệ số góc K, vẽ đồ
thị minh họa)

33. Trình bày cơ sở phân tích định tính và định lượng bằng phương pháp cực phổ. Trình bày thủ
tục đường chuẩn và thêm tiêu chuẩn trong phân tích định lượng bằng phương pháp cực phổ.

34. Hãy giải thích những ưu điểm vượt trội của cực phổ xung vuông so với cực phổ xung thường
về cường độ tín hiệu, giới hạn phát hiện, độ phân giải và thời gian quét thế (vẽ hình minh họa)

35. Trình bày nguyên tắc của phương pháp vôn-ampe hòa tan (von-ampe ngược). Tính ưu việt
của phương pháp này so với phương pháp cực phổ xung thường.

36. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện cực màng chọn lọc ion.

37. a. Thế nào là sự phân cực nồng độ, các biện pháp làm giảm sự phân cực nồng độ.

b. Thế nào là quá thế, các phương pháp làm giảm quá thế.

38. Hãy giải thích tại sao chất mang Silica trong pha tĩnh thường được silica hóa?

39. Khi chạy sắc ký khí người ta có thể đặt chương trình áp suất hoặc nhiệt độ của khí mang
với mục đích làm giảm thời gian lưu của các chất rửa giải cuối. Hãy nêu hai ưu điểm chính
của chương trình áp suất so với chương trình nhiệt độ.
40. Nêu vai trò của cột bảo vệ và khoảng cách lưu trong sắc ký khí.

3
41. Cột mao quản có đường kính bên trong nhỏ hơn sẽ có các ưu nhược điểm gì so với cột
mao quản có đường kính trong lớn hơn?

42. a. Nguyên lý làm việc và các đại lượng đặc trưng cho phương pháp sắc ký.

b. Các thông số của cột ảnh hưởng đến độ phân giải sắc ký như thế nào?

c. Theo em thế nào là chương trình nhiệt độ áp suất cho máy sắc ký, chương trình này có
ưu điểm gì so với chương trình đẳng nhiệt.

d. Phương pháp sắc ký ứng dụng trong ngành nào? Điều kiện của mẫu phân tích bằng sắc
ký khí.

43. a. Nêu các loại sắc ký theo phương các pháp phân loại (theo sự tương tác của pha tĩnh
và pha động, theo tính chất của pha động).

b. Nêu khái niệm và ý nghĩa của các thông số đặc trưng trong phương pháp sắc ký (thời
gian lưu, thể tích lưu, thời gian lưu của pha động, thời gian lưu hiệu chỉnh, độ phân giải).

c. Các thông số của cột ảnh hưởng đến độ phân giải sắc ký như thế nào?

d. Hãy nêu các loại detector mà em biết trong phương pháp sắc ký và ưu điểm của
dectector khối phổ (MS).

44. Một chất chỉ thị axit-bazơ (HIn) phân ly trong nước tạo thành H+ và In–. Coi H+ không
hấp thụ bức xạ điện từ. Hãy tính độ hấp thụ của dung dịch tại pH = 5. Cho biết nồng độ ban
đầu của chất chỉ thị là CHIn = 2.5.10–5 M, hằng số axit Ka = 10–4,75, bề dày cuvet là 1,00 cm, hệ
số hấp thụ phân tử của HIn và In– lần lượt là 8,32.103 và 6,21.102 M–1cm–1.

45. Năng lượng trạng thái kích thích thấp nhất của nguyên tử Na là 3,371.10–19 J/nguyên tử so
với trạng thái cơ bản. Giá trị suy biến (degeneracy) ở trạng thái kích thích là g*=2, và ở trạng
thái có bản g=1.

Tính phần nguyên tử (%) Na bị kích thích trong ngọn lửa axetylen tại 2.500 K. Phần này tăng
bao nhiêu % nếu thay bằng nguồn tích thích hồ quang điện ở 10.000 K. Biết hằng số
Boltzman K là 1.38.10–23 J/K.

46. Mn được sử dụng như một chất nội chuẩn trong xác định Fe bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử. Một hỗn hợp chuẩn chứa 2,00 μg Mn/ml và 2,50 μg Fe/ml cho tỉ số tín hiệu (Tín hiệu
Fe /tín hiệu Mn) = 1,05/1,00. Một hỗn hợp với thể tích là 6,00 mL được chuẩn bị bằng cách trộn
5,00 ml dung dịch phân tích chứa Fe với 1.00 ml chứa 13,5 μg Mn/ml. Độ hấp thụ của hỗn hợp ở
bước sóng của Mn là 0,128, và độ hấp thụ ở bước sóng của Fe là 0,185. Tính nồng độ mol/l của
dung dịch Fe cần phân tích.

ĐS: 8,33×10-5 M

47. Một dung dịch được chuẩn bị bằng cách trộn 10,00 ml dung dịch cần phân tích (X) với 5,00
ml dung dịch chuẩn (S) chứa 8,24 μg S/ml và pha loãng hỗn hợp này tới thể tích bằng 50,0 ml.
Tỉ số tín hiệu đo được là (tín hiệu X/ tín hiệu S) = 1,690/1,000.

4
(a) Nếu làm một thí nghiệm riêng lẻ với nồng độ X và Y là bằng nhau, tỉ số tín hiệu đo được là
(tín hiệu X/ tín hiệu S) = 0,930/1,000. Hãy xác định nồng độ của X
(b) Hãy xác định nồng độ của X nếu làm một thí nghiệm riêng khác với nồng độ của X lớn hơn
nồng độ của S là 3,42 lần, tỉ số tín hiệu đo được là (tín hiệu X/ tín hiệu S) = 0,930/1,000.
ĐS: (a) 7,49 μg X/ml; (b) 25,6 μg X/ml
48. Độ hấp thụ A của dung dịch X và Y nguyên chất và hỗn hợp X+Y với cuvet có bề dày 1,00
cm tại hai bước sóng 400 nm và 565 nm có các giá trị như ở bảng dưới đây
Chất Nồng độ A (tại 400 nm) A(tại 565 nm)
X 1,50×10-4M 0,942 0,201
-4
Y 3,00×10 M 0,226 1,162
X+Y (Cx+Cy) 0,680 0,858
Tính nồng độ X và Y trong hỗn hợp

ĐS. X= 8,85×10-5M; Y = 1,93×10-4M;

49. Một pin gồm điện cực so sánh calomen và điện cực chọn lọc ion Pb2+ có điện thế –0,4706V
khi nhúng vào 50,00 ml dung dịch mẫu kiểm tra. Khi thêm 5,00 ml dung dịch chuẩn Pb2+ 0,015M
thế của dung dịch thay đổi thành – 0,4490 V. Tính nồng độ Pb2+ trong mẫu kiểm tra. Giả sử rằng
hoạt độ của Pb2+ xấp xỉ bằng nồng độ của nó.
ĐS. 3,05×10-4M
50. Tính thế catot (vs. SCE) cần thiết để khử Co(II) tới 1,0 μM trong các dung dịch cho dưới
đây. Trong mỗi trường hợp, Co là sản phẩm của phản ứng.

(a) HClO4 0,10 M

Ở câu hỏi này, yêu cầu tính thế ở đó [Co(𝐶2 𝑂4 )2−


2 ] sẽ là 1,0 μM

(b) EDTA 0,10 M ở pH = 7,00

51. Axit butanoic có hằng số phân bố giữa pha nước và benzen là 3,0 (Kpb = 3,0). Tính nồng độ
của axit này ở trong benzen khi 100 ml dung dịch axit butanoic 0,10M được chiết với 25 ml
benzen ở pH bằng 4,00 và 10,00. Ka = 1,52×10–5 (pKa = 4,818)
ĐS. 0,16M và 2.10–6M
52. Độ hấp thụ mol của một đơn axit yếu HInd (Ka = 1.42×10–5) và bazơ yếu liên hợp của nó là
Ind– ở bước sóng 430 và 570 nm được xác định bằng cách đo trong môi trường axit mạnh và bazơ
mạnh (ở đó toàn bộ chất chỉ thị tương ứng ở dạng HInd và Ind–). Kết quả thu được cho ở bảng
dưới đây:
ε430 (M–1cm–1) ε570 (M–1cm–1)
HInd 6,30×102 7,12×103
Ind- 2,06×104 9,61×102
Một dung dịch (không được đệm để giữ ổn định pH) có tổng nồng độ chất chỉ thị là: 2×10–5 M.
Hãy tính nồng độ mol/l của [HInd], [Ind–] và độ hấp thụ A430, A570.

5
ĐS. [Ind–] = 1,12×10–5 M; [Hind] = 0,88×10–5 M; A430 = 0,236; A570 = 0,073

53. Độ hấp thụ mol của hợp chất X và Y được đo với các mẫu dung dịch đơn chất cho kết quả ở
bảng sau:
ε (M – 1cm– 1)

λ (nm) X Y

272 16400 3870


327 3990 6420

Hỗn hợp chứa hai chất X và Y với cuvet 1,000 cm có độ hấp thụ lần lượt là 0,957 ở 272 nm và
0,559 ở 327 nm. Hãy xác định nồng độ của X và Y trong hỗn hợp.
54. Cd2+ được sử dụng như một chất nội chuẩn trong phân tích Pb2+ bằng phương pháp von-ampe
xung vuông, Cd2+ bị khử ở –0,60(±0,02)V và Pb2+ bị khử ở –0,40(±0,02)V. Xác nhận rằng tỷ lệ
của chiều cao pic là tỷ lệ thuận với tỷ lệ nồng độ trên toàn bộ phạm vi nồng độ sử dụng trong thí
nghiệm. Dưới đây là kết quả cho hỗn hợp đã biết nồng độ và hỗn hợp (cần xác định nồng độ +
chất nội chuẩn):
Chất phân tích Nồng độ, M Dòng (µA)
Đã biết nồng độ
Cd2+ 3,23(±0,01)×10 – 5 1,64(±0,03)
Pb2+ 4,18(±0,01)×10 – 5 1,58(±0,03)
Chưa biết nồng độ + chất nội chuẩn
Cd2+ ? 2,00(±0,03)
Pb2+ ? 3,00(±0,03)

Dung dịch cần xác định nồng độ được chuẩn bị bằng cách trộn 25,00(±0,05) ml dung dịch cần
– 5
xác định nồng độ và 10,00(±0,05) ml dung dịch Cd2+ 3,23(±0,01)×10 M và pha loãng đến
50,00(±0,05) ml.
Bỏ qua độ không đảm bảo, hãy xác định nồng độ Pb2+ trong dung dịch chưa pha loãng
ĐS. 2,60×10 – 5M

55. Một pin gồm điện cực so sánh calomen và điện cực chọn lọc ion Pb2+ có điện thế –0,4706V khi
nhúng vào 50,00 ml dung dịch mẫu kiểm tra. Khi thêm 5,00 ml dung dịch chuẩn Pb2+ 0,015M thế của
dung dịch thay đổi thành – 0,4490 V. Tính nồng độ Pb2+ trong mẫu kiểm tra. Giả sử rằng hoạt độ của
Pb2+ xấp xỉ bằng nồng độ của nó.
ĐS. 3,05 ×10–4M
56. Ammoniac có thể được xác định bằng phương pháp đo quang bằng cách cho phản ứng với
phenol có mặt hypochlorua (OCl–)

6
Một mẫu chứa 4,37 mg protein được chuyển hóa hóa học để chuyển đổi nitơ thành amoniac và
sau đó pha loãng thành 100,0 ml. Sau đó lấy 10,0 ml dung dịch cho vào một bình định mức 50
ml, thêm 5 ml dung dịch phenol cộng với 2 ml natri hypoclorua. Mẫu được pha loãng thành 50,0
ml bằng nước cất. Độ hấp thụ đo ở 625 nm sử dụng cuvet 1,00 cm sau 30 phút. Để so sánh, một
dung dịch chuẩn đã được chuẩn bị từ 0,010 0 g NH4Cl (M = 53,49 g/mol) hòa tan trong 1.00 lít
nước. Sau đó lấy 10,0 ml của dung dịch chuẩn này cho vào bình định mức thể tích 50 ml và phân
tích trong cùng một cách thức như dung dịch cần xác định. Mẫu trống được sử dụng là nước cất.
Độ hấp thụ ở 625 nm
Mẫu trống 0,140
Mẫu chuẩn 0,308
Mẫu phân tích 0,592
(a). Tính độ hấp thụ mol của sản phẩm phản ứng giữa phenol và amoniac (sản phẩm xanh)
(b). Tính phần trăm khối lượng của nitơ trong protein
ĐS. (a) ε = 4,49 ×103 M–1cm–1; (b) %N = 16,1%

57. Cu+ phản ứng với neocuproine để tạo thành phức hợp màu (neocuproine)2Cu+, với cực đại
hấp thụ ở 454 nm. Neocuproine đặc biệt hữu ích vì nó phản ứng với các kim loại khác. Phức đồng
hòa tan trong 3-methyl-1-butanol (rượu isoamyl). Đây là một dung môi hữu cơ không hòa tan
đáng kể trong nước. Nói cách khác, khi rượu isoamyl được thêm vào nước, hỗn hợp rượu nước
được phân ra làm hai lớp, với lớp nước có tỉ trọng lớn hơn ở phía dưới. Nếu (neocuproine)2Cu+ có
mặt, nó hầu như đi hết vào pha hữu cơ. Giả sử rằng rượu isoamyl không hòa tan trong nước và tất
cả phức màu sẽ đi vào pha hữu cơ. Giả sử rằng thủ tục sau đây được thực hiện:
1, Một tảng đá có chứa đồng được nghiền thành bột, và tất cả các kim loại được chiết tách ra với
axit mạnh. Dung dịch axit được trung hòa với bazơ và pha loãng đến 250,0 ml trong bình định
mức A.
2, Tiếp theo, 10,00 ml dung dịch A được chuyển vào bình B, thêm 10,00 ml dung dịch chất khử
để khử tất cả Cu2+ về Cu+. Sau đó thêm 10.00 mL dung dịch đệm để mang lại độ pH thích hợp
cho sự hình thành phức Cu+ với neocuproine.
3, Sau đó, 15,00 ml dung dịch này được lấy ra cho vào bình C. Thêm vào 10,00 ml dung dịch
chứa neocuproine và 20,00 ml rượu isoamyl vào bình C. Sau khi hỗn hợp đã được lắc đều, các
pha được tách ra khỏi nhau, tất cả (neocuproine)2Cu+ trong pha hữu cơ.
4, Một vài ml lớp trên được lấy ra. Đo độ hấp thụ ở 454 nm sử dụng cuvet có bề dày 1,00 cm.
Mẫu trống thực hiện thông qua các thủ tục tương tự cho một hấp thụ là 0.056.
(a) Giả sử rằng đá chứa 1,00 mg Cu. Nồng độ của Cu (mol/l) trong rượu isoamyl là bao nhiêu?

7
(b) Nếu hấp thụ phân tử của (neocuproine)2Cu+ là 7,90 ×103 M–1cm–1. Độ hấp thụ đo được sẽ là
bao nhiêu? Lưu ý rằng một trống thực hiện thông qua các thủ tục tương tự đã đưa ra một hấp thụ
là 0,056.
(c) Một tảng đá được phân tích và đo được độ hấp thụ là 0.874 (chưa được hiệu chỉnh với dung
dịch trống). Hãy xác định có bao nhiêu mg Cu là trong đá?
ĐS. (a) C = 1,57 ×10–5 M; (b) A = 0,180; (c) 6,60 mg Cu;

58. Tính thế catot cần thiết để khử 99,99% Cu2+ 0,1M thành Cu. Có thể tách hoàn toàn Cu2+ 0.1M
và Sn2+ 0.1M hay không? Cho biết:

Cu2+ + 2e– ⇋ Cu↓ E° = 0,339V


Sn2+ + 2e– ⇋ Sn↓ E° = –0,141V
ĐS. Ecatot = 0,19V; Quá trình khử Sn2+ là không xảy ra

59. Một dung dịch chuẩn chứa 6,3×10–8M iotoaxeton và p cloro benzen 2,0×10–7M (một chất nội
chuẩn) cho diện tích pic tương ứng là 395 và 787 khi sử dụng phương pháp sắc ký khí. Hỗn hợp
gồm 3,00 ml dung dịch iotoaxeton chưa biết nồng độ và 0,100 ml 1,6×10–5M p cloro benzen được
pha loãng đến 10,00 ml. Phương pháp sắc ký cho diện tích pic 622 và 520 tương ứng với
iotoaxeton và p cloro benzen. Tính nồng độ của iotoaxeton trong 3,00 ml dung dịch iotoaxeton
chưa biết nồng độ.

60. Tính thế catot (vs. S.H.E.) đòi hỏi để khử 99,99% Cd(II) trong dung dịch Cd(II) 0,10M
trong môi trường NH3 nếu dòng điện nhỏ có thể bỏ qua (bỏ qua thế Ohm). Xem xét các phản
ứng ở dưới đây và giả sử rằng tất cả Cd(II) là ở dạng 𝐶𝑑(𝑁𝐻3 )2+
4

Cd2+ + 4NH3 ⇋ 𝐶𝑑(𝑁𝐻3 )2+


4 β = 3,6.106

Cd2+ + 2e– ⇋ Cd↓ E° = –0,402 V

61. Giả sử rằng chúng ta muốn điện phân 𝐼 − tới 𝐼3− trong môi trường KI 0,10M chứa 3,0×10–5 M 𝐼3−
ở pH = 10,00 với áp suất riêng phần của H2, 𝑃𝐻2 được cố định ở 1.00 bar.

3𝐼 − + 2H2O → 𝐼3− + H2(khí) + 2𝑂𝐻 −


(a) Tính thế của pin nếu không có dòng chạy qua
(b) Giả sử rằng tăng nồng độ của 𝐼3− lên 3,0×10–4M, các nồng độ của các chất khác không bị ảnh
hưởng. Giả sử rằng điện trở của pin là 2Ω và dòng là 63 mA, quá thế ở catot là 0,382 và anot
là 0,025V. Hãy tính thế cần áp vào điện cực để điện phân.

62. a. Ở thế catot bằng bao nhiêu có sự kết tủa Sb(rắn) từ dung dịch 0,010 M SbO+ ở pH =
0,00

8
SbO+ + 2H+ + 3e– ⇋ Sb(rắn) + H2O E° = 0,280 V

b. Bao nhiêu phần trăm Cu2+ có thể bị khử thành Cu(rắn) trước khi SbO+ bị khử ở pH = 0,00
trong dung dịch SbO+ 0,01 M

62. Một dung dịch được chuẩn bị bằng cách trộn 25,0 mL KI 0,200M với 25,0 mL NaCl
0,200M và được chuẩn độ điện thế với dung dịch AgNO3 0,100 M:

Điện cực so sánh calomel bão hòa||dung dịch chuẩn độ|điện cực Ag

Cho biết tích số tan của AgI và AgCl: TAgI = 8,3.10–17; TAgCl = 1,82.10–10

(a) Hãy tính nồng độ [Ag+] khi thêm được 25,0 mL AgNO3 0,100 M

(b) Hãy tính nồng độ [Ag+] khi thêm được 75,0 mL AgNO3 0,100 M

(c) Viết phương trình thể hiện mối quan hệ giữa Epin và [Ag+]

63. Một axit yếu HA có hằng số phân bố giữa pha nước và hữu cơ là 20 và hằng số phân ly
axit Ka = 1,52×10–4.
a. Chiết 10,0 mL axit HA 0,050M bằng 20 mL dung môi hữu cơ ở pH = 4,0, tính nồng
độ HA còn lại trong pha nước.
b. Nếu chúng ta chiết 10,0 mL axit HA 0,050M bằng 20 mL dung môi hữu cơ sau lần
chiết thứ nhất nồng độ axit HA còn lại trong pha nước là 2,5×10–3M thì pH của dung
dịch nước bằng bao nhiêu?
64. Một bazơ yếu B có hằng số phân bố giữa pha nước và hữu cơ là 20 và hằng số phân ly
bazơ Kb = 1,52×10–4.
a. Chiết 10,0 mL bazơ B 0,050M bằng 20 mL dung môi hữu cơ ở pH = 10,0, tính nồng
độ bazơ B còn lại trong pha nước.
b. Nếu chúng ta chiết 10,0 mL bazơ B 0,050M bằng 20 mL dung môi hữu cơ sau lần
chiết thứ nhất nồng độ bazơ B còn lại trong pha nước là 2,5×10-3M thì pH của dung
dịch nước bằng bao nhiêu?
65. a. Khi chiết một amin (R-NH2) vào dung môi hữu cơ, hiệu quả chiết cao hơn khi
điều chỉnh pH ở pha nước ở pH = 3 hay 8? Giải thích.
b. Biết hằng số bazơ của amin là Kb=10–4.75, hằng số phân bố của amin giữa nước và
hữu cơ là Kpb =50, Nồng độ amin = 0.2 g/ml, Tính nồng độ amin còn lại tại pH=8.0,
thể tích nước bằng thể tích hữu cơ; Nếu sau lần chiết thứ 2 nồng độ amin còn lại là
2,15.10–4 thì pH của dung dịch là bao nhiêu.
66. Điện phân một dung dịch hỗn hợp CuSO4 và SnSO4 cùng nồng độ 0,05M trong môi
trường axit (H2SO4 6N và HNO3 6N) trong hệ gồm ba điện cực (Catot, Anot, điện cực
so sánh). Bằng tính toán hãy kết luận có thể tách hai kim loại ra khỏi nhau bằng cách
điều chỉnh điện áp của catot không. Nêu ưu điểm của việc điện phân dùng 3 điện cực
với việc dùng hai điện cực.

Chi biết: 𝐸0𝐶𝑢2+/𝐶𝑢 = 0,339V và 𝐸0𝑆𝑛2+/𝑆𝑛 = –0,141V

67. Khi phân tích benzene bằng phương pháp sắc ký khí với khí mang là metan, benzene

9
cho peak sắc ký tại 251s còn metan xuất hiện ở 42s. Cột mao quản có đường kính trong là
0,250 mm được phủ một lớp pha tĩnh dày 1,0 μm. Hãy tính hệ số phân bố (K=Cs/Cm) của
benzene giữa pha tĩnh và pha động, phần thời gian của benzen tiêu tốn trong pha động.

68. Một hỗn hợp hai chất A và B được bơm vào một cột sắc ký khí. Chất A có thời gian
lưu là 407 (s) và bề rộng của pic là 13(s). Chất B có thời gian lưu là 424 (s) và bề rộng là
16 (s), pha động xuất hiện ở 36 (s). Tính thời gian lưu hiệu chỉnh và thừa số dung tích cho
mỗi chất, sự lưu tương đối và độ phân giải của hai chất. Hai chất A và B có tách ra khỏi
nhau hoàn toàn không?

69. Một chất tan được phân tích bằng phương pháp sắc ký có thời gian lưu là 407 s; bề
rộng chân pic là 13s, chiều dài cột là 12,2 m. Tính số đĩa lý thuyết và chiều cao một đĩa.
a. Theo em sự phân tách của các chất trên cột sắc ký dự vào các thông số nào nào?
b. Đối với cột mao quản thì các thông số của cột có ảnh hưởng thế nào đến độ phân giải của
cột.
c. Từ giản đồ sắc ký khi phân tích dung dịch chiết tỏi bằng GC-MS chúng ta thu được những
thông tin gì.

d. Độ nhạy của các detector được biểu diễn bằng hình vẽ sau, detector nào có độ nhạy tốt
nhất và kém nhất. Nếu chúng ta có một hỗn hợp C2H4 và C3H6 thì có thể chọn detector loại
nào để phân tích.

10

You might also like