You are on page 1of 7

HOÁ LÝ PHÂN TÍCH 2 2019-2020

Câu 1: Độ lặp tốt, khả năng phân tách chất cao, thời gian phân tích ngắn, có thể dùng phân tích định tính và
định lượng các hợp chất hữu cơ là:
A.HPLC B. Sắc ký cột C. Điện di mao quản D. TLC
Câu 2: Khi tia cộng hưởng từ đèn nguồn đã sai lệch do đèn cathor hết tuổi thọ có thể gây ra hiện tượng
nhiễu nào sau đây:
A. Nhiễu hoá học B. Nhiễu do mạng phân tử
C. Nhiễu do hấp thu không chuyên biệt D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Phân tích dung dịch gồm: cation (1), phân tử trung hoà (2), anion (3). Phía nạp mẫu là cực dương,
thứ tự rửa giải lần lượt là:
A. 3, 2, 1 B. 1, 2, 3 C. 3, 1, 2 D. 2, 1, 3
Câu 4: Các hợp chất tinh dầu nên được phân tích bằng phương pháp:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao B. Quang phổ hấp thụ phân tử
C. Quang phổ hồng ngoại D. Sắc ký khí
Câu 5: Sử dụng phương pháp quang phổ từ ngoại – khả kiến đề nghị tính chất trong trường hợp có chất
chuẩn:
- Ghi phổ của mẫu thử và mẫu chuẩn
- Trong cùng dung môi, máy, nhiệt độ…
- So sánh 2 đường cong: 2 đường cong phải chồng khít lên nhau
- Máy được chuẩn hoá.
Cần tối thiểu bao nhiêu yếu tố trên để có thể định tính được?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 6: Phổ hồng ngoại còn gọi là:
A. Phổ tịnh tiến B. Phổ electron
C. Phổ quay thuần tuý D. Phổ dao động quay
Câu 7: Trong sắc ký lọc gel, phân tử càng lớn thì rửa giải càng:
A. Chậm B. Sớm
Câu 8: Cho các chất: (1) Eten, (2) Butadien, (3) Hexatrien
Sắp xếp các chất trên theo thứ tự cần năng lượng tăng dần để chuyển từ mức năng lượng cao nhất của trạng
thái cơ bản ᴫ lên mức năng lượng thấp nhất của trạng thái ᴫ*:
A. (1)<(2)<(3) B. (3)<(1)<(2) C. (1)<(3)<(2) D. (3)<(2)<(1)
Câu 9: Dao động co giãn không có đặc điểm:
A. Góc hoá trị giữa các liên kết không thay đổi
B. Thuộc dao động cơ bản
C. Bao gồm 4 kiểu: Dao động cắt kéo; Dao động đuổi; Dao động vẫy; Dao động uốn
D. Là dao động theo phương liên kết làm thay đổi khoảng cách giữa các nguyên tử trong phân tử
Câu 10: Trong các chất sau đây, chất làm pha tĩnh cho SKLM phổ biến nhất là:
A. Silica (SiO2) và cellulose B. Cellulose và thạch cao
C. Silica và alumina (Al2O3) D. Cát biển và silica
Câu 12: Biết thời gian hoá lưu: tRA= 273 s, độ rộng pic WA =13 s, cột có chiều dài L=3,2 m. Số đĩa lý thuyết
(N) của cột sắc ký là
A. 7056 B. 5067 C. 6057 D. 5607
Câu 13: Có các đặc điểm: -Khả năng phân tách chất thấp, -Độ lặp lại thấp, - Thời gian phân tích kéo dài, -
Không dùng phân tích định tính và định lượng.
Số đặc điểm đúng của sắc ký cột là:
A. 2 B. 3 C. 1 D.4
Câu 14: Sự cân bằng giữa hai pha (pha tĩnh, pha động) phụ thuộc vào:… (X)…của phân tử chất phân tích,
…(X)…của pha tĩnh và…(X)…của dung môi:
A. Sự hấp phụ B. Độ phân cực C. Sự hấp thụ D. Sự phân bố
Câu 15: Có các phát biểu:
-Sắc ký pha thuận: pha tĩnh phân cực thấp.
-Cùng phân tích một hợp chất không phân cực, phân tích bằng cột C18 có thời gian lưu ngắn hơn so với cột
C8.
Số phát biểu đúng:
A. 1 B. 0 C. 2
Câu 16: Có các hệ (đều có tỷ lệ 10/1 hay/10/1/1): Acetone/methanol/water, Hexane/ethyl acetate,
Acetone/water, Dichloromethane/methanol, Methanol/water, Pentane/ether, Acetonitrile/water,
Dichloromethane/ethyl acetate, Ethyl acetate/ methanol, Toluene/acetonitrile.
Số thuộc sắc ký pha thuận là:
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 17: Nếu trong phổ IR của một hợp chất nhân thơm có 1 đỉnh hấp thu mạnh nằm trong khoảng số sóng
từ 770-735 cm-1 thì hợp chất đó có đặc điểm:
A. Có 2 nhóm thế gắn vào nhân ở vị trí para B. Có 2 nhóm thế gắn vào nhân ở vị trí ortho
C. Có 2 nhóm thế gắn vào nhân ở vị trí meta D. Có 1 nhóm thế gắn vào nhân
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp quang phổ UV-Vis:
A. Thời gian trả kết quả nhanh
B. Có thể xác định chất trong dung dịch rất loảng
C. Phân biệt được các phân tử lớn chỉ khác nhau chút ít về cấu trúc dựa vào phổ UV-Vis
D. Có thể phân tích được các chất kém hấp thu hoặc không hấp thu UV-Vis
Câu 19: Sắc ký dựa trên sự cạnh tranh của các cấu tử trong hỗn hợp với bề mặt hoạt động của chất như silica
gel, Al2O3 là sắc ký:
A. Hấp phụ B. Phân bố C. Ion D. Rây phân tử
Câu 20: Có các yếu tố: -đặc tính của chất hấp phụ, -chiều dày của lớp mỏng, -thành phần của pha
động, - pH, - bản chất chất cần tách, -số chất trong mẫu, -lượng chất thấm. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng
đến Rf:
A. 4 B. 5 C.7 D. 6
Câu 21: Các giai đoạn của khai triển sắc ký cột: Nạp mẫu (1), Khai triển cột: tiến hành rửa giải (2), Hứng
dịch rửa giải (3), Gộp dịch dựa trên kết quả sắc ký lớp mỏng (4), Loại dung môi (cô quay), thu cao/chất (5).
Thứ tự đúng là:
A. 1,2,3,4,5 B. 2,1,4,3,5 C. 4,2,1,3,5 D. 2,1,3,4,5
Câu 22: Xác định thế của điện cực Calomen ở 25ᴼC nếu sử dụng dung dịch KCl có nồng độ 3,5 M; biết
THg2Cl2 =1,3.10-18 và EHg230/2Hg= 0,798 (V)
A. E=0,765 (V) B. E=0,236 (V) C. E= -0,275 (V) D. E=-0,293 (V)
Câu 23: Để so sánh giá trị trung bình (với độ lặp lại như nhau về mặt thống kê) của 2 “dãy” kết quả thí
nghiệm với Office 2007/2010:
A. Excel data data analysis F-Test: Two-sample for Variances OK
B. Excel data data analysis t-Test: Two-sample Assuming Equal Variances OK
C. Excel data data analysis t-Test: Two-sample Assuming Unequal Variances OK
D. Excel insert data analysis t-Test: Paired Two-sample for Means OK
Câu 24: Dao động biến dạng không có đặc điểm:
A. Bao gồm 4 kiểu: Dao động cắt kéo; Dao động đuổi; Dao động vẫy; Dao động uốn
B. Là dao động theo phương liên kết làm thay đổi khoảng cách giữa các nguyên tử trong phân tử
C. Thuộc dao động cơ bản
D. Góc hoá trị giữa các liên kết thay đổi
Câu 25: Các rửa giải mà tỷ lệ thành phần pha động thay đổi trong quá trình rửa giải là cách rửa giải:
A. Đẳng dòng B. Gradient C. Thay đổi
Câu 26: Chất nào sau đây là QUENCHER của rezonafin
A. Na2CO3 B. Na2S2O3
C. KMnO4 D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Khi phân tử hấp thụ bức xạ có năng lượng thấp như vùng vỉ sóng hay vùng hồng ngoại xa chỉ đủ
làm thay đổi trạng thái chuyển động nào sau đây của phân tử:
A. Chuyển động tịnh tiến
B. Chuyển động của các điện từ hoá trị quanh phân tử và các điện từ quanh hạt nhân
C. Chuyển động quay
D. Chuyển động dao động của các nguyên tử trong phân tử
Câu 28: Trong phân tử xử lý mẫu phân tích hoạt chất hữu cơ X, dung môi diethylether được đưa vào mẫu
lắc chiết thu được dịch chiết Y (có chứa X). Trước khi X được định lượng bằng HPLC với cột C 18 , dịch
chiết Y được tiến hành:
A. Định mức, lọc qua màng lọc 0,45 μL, rồi tiêm vào hệ thống sắc ký
B. Cô mẫu, hoà tan bằng HOH, định mức, lọc qua màng lọc 0,45 μL, rồi tiêm vào hệ thống sắc ký
C. Định mức bằng dung môi pha động, lọc qua màng lọc 0,45 μL, rồi tiêm vào hệ thống sắc ký
D. Cô mẫu, hoà tan bằng MeOH với thể tích chính xác, lọc qua màng lọc 0,45 μL, rồi tiêm vào hệ
thống sắc ký
Câu 29: Sự di chuyển nhanh chậm khác nhau của các phân tử cùng một chất khi đi qua cột sắc ký dẫn đến
sự:
A. Phân tách B. Phân giải C. Tách chất D. Doãng pic
Câu 30: Khi hấp thụ bức xạ kích thích trong vùng UV-Vis, phân tử sẽ chuyển từ trạng thái singlet cơ bản lên
trạng thái singlet kích thích S1, S2…rồi từ mức năng lượng cao nhất của trạng thái kích thích trở về mức năng
lượng thấp nhất của trạng thái kích thích, giải phóng một phần năng lượng do sự tự va chạm gọi là quá trình:
A. Khử hoạt B. Thư giãn
C. Phục hồi không bức xạ D. A và B đúng
Câu 31: Detector cho phép quét phổ liên tục, cho đồ thị 3D: tăng độ tin cậy (định tính), xác định bước sóng
tối ưu (định lượng) là detector:
A. Điện hoá B. PDA C. Tán xạ D. UV truyền thống
Câu 32: Cho biết bộ phận số 4 của máy HPLC trong sơ đồ: (1) (2)  (van bơm mẫu) (3) (4) (5).
A. Hệ thu nhận và xử lý dữ liệu B. Cột sắc ký
C. D.
Câu 34: Có (các) phát biểu:
-Sillicagel được sử dụng phổ biến nhất trong sắc ký cột để phân lập các hợp chất tự nhiên.
-Trong sắc ký cột, kích thước tiểu phân khoảng 10-200 μm.
-Pha động cho sillica gel là hệ dung môi kém phân cực.
Số phát biểu đúng:
A. 2 B. 0 C. 3 D. 1
Câu 35: Trong phương pháp phun thuốc thử hiện màu để phát hiện các vết trên bản mỏng, đối với “các
alkaloid”, có thể dùng thuốc thử:
A. Dragendorff B. Ninhhydrin C. Aniline phtalat D. Dung dịch FeCl3
Câu 36: Một nguyên tử khi ở trạng thái kích thích quay về trạng thái cơ bản thì phát ra 4 tia bức xạ tương
ứng với 4 bước sóng 410nm – 434nm – 486nm – 656nm. Tia cộng hưởng của nguyên tử này có bước sóng:
A. 434nm B. 565nm C. 410nm D. 486nm
Câu 37: Có các phát biểu:
-Kỹ thuật ion hoá là chìa khoá để xác định loại mẫu nào có thể được phân tích bằng phép đo khối phổ.
-Ion hoá điện từ và ion hoá hoá học được sử dụng cho lỏng và rắn.
-Hai kỹ thuật thường được sử dụng với các mẫu khí và hơi bao gồm ion hoá electrospray và MALDL.
Số phát biểu đúng:
A. 2 B. 3 C. 0 D. 1
Câu 38: Đèn nào sau đây có thể sử dụng làm đèn nguồn cho máy quang phổ IR:
A. Đèn Tungsten B. Đèn Ni-Cr
C. Đèn hồ quang Xenon D. Đèn Deuterium
Câu 39: Có các yêu cầu về dung môi pha động cho HPLC: -đạt độ tinh khiết cao, -đuổi khí oxy hoà tan, -
hoà tan hoàn toàn chất phân tích. Số yêu cầu đúng:
A. 0 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 40: Trong các phương pháp sau, phương pháp phân tích estrogen (trong nền mẫu phức tạp) hữu hiệu
nhất là:
A. LC-MS/MS B. Điện hoá C. AAS D. UV-Vis
Câu 41: Chọn câu SAI:
A. Dung môi làm tăng sự phát huỳnh quang do tạo thuận lợi cho quá trình bất hoạt
B. pH môi trường ảnh hưởng đến sự phát huỳnh quang ở các bước sóng lẫn cường độ phát huỳnh
quang
C. Nhiệt độ làm giảm hiệu suất lượng từ của sự phát huỳnh quang
D. Oxy không hoà tan thường làm giảm cường độ phát huỳnh quang trong dung dịch do oxy hoá
chuyển phân tử bị kích thích sang trạng thái triplet.
Câu 42: Phân tử nào sau đây có khả năng hấp thu ánh sáng trong vùng IR cơ bản:
A. N2 B. Cl2 C. H2 D. H2O
Câu 43: Khi hoà tan (trong dung môi) có thể làm biến dạng các pic và làm nhiễu đường nền (HPLC):
A. Đúng B. Sai
Câu 44: Sắc ký là phương pháp:
A. Phân bố B. Hấp phụ C. Ghi màu D. Tách
Câu 45: Dung môi (nước cất, đệm), trước khi sử dụng cho phân tích HPLC, không cần phải lọc qua màng

Câu 46: Có các phát biểu:


-Hệ số phân bố K càng lớn, sự di chuyển của chất tan qua pha tĩnh càng chậm.
-Trong sắc ký pha thuận (thường), độ phân cực của dung môi thấp.
-Trong sắc ký pha thuận (thường), chất kém phân cực ra trước.
Số phát biểu đúng:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 0
Câu 47: Có các yếu tố: bản chất pha tĩnh, bản chất pha động, tỷ lệ pha động, tốc độ pha động, bản chất
của chất tan, nhiệt độ. Số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu của chất là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 48: Trong phương pháp AAS hoặc AES, phương trình vào nêu lên mối quan hệ giữa trạng thái kích
thích và trạng thái cơ bản của mật độ dân số của nguyên tử tự do:
A. Lamor B. Van Deemter C. Nernst D. Boltzmarin
Câu 49: Khối phổ là một kỹ thuận phân tích chất bằng cách đo…(X)..của các ion.(X) là:
A. Khối lượng B. Tỷ lệ khối lượng – điện tích
C. Điện tích D. Tỷ lệ khối lượng – khối lượng
Câu 50: Phản ứng điện cực trên điện cực Calomel là:
A. AgCl + 1e  Ag + Cl- B. HgCl2 + 2e  Hg + Cl-
B. Hg2Cl2 + 2e  2Hg + 2Cl- D. HgSO4 + 2e  Hg + SO42-
Câu 51: Trong phương pháp IR:
A. Mẫu thường được đo ở bước sóng 1100 nm – 2500 nm
B. Sử dụng cốc đo bằng KBr để đo mẫu tan trong nước
C. Kỹ thuật dập viên KBr thường hay được sử dụng
D. Đèn nguồn là đèn Deuterium
Câu 52: Có các lọ dung môi: MeOH, CAN, H2O, dung dịch muối đệm, dung dịch NH3, acid loãng C8H16,
CH2Cl2. Số dung môi có thể sử dụng cho sắc ký pha đảo máy HPLC là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 53: Lệnh excel để xác định độ lệch chuẩn:
A. =tinv(0,05;n-1) B. =stdev(dãy đối số)
C. =var(dãy đối số) D. Finv(β, f1, f2)
Câu 54: Cốc đo dùng cho máy IR thường được làm bằng:
A. Thạch anh B. Thuỷ tinh
C. KBr D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 55: Quá trình phân bố chất tan giữa pha tĩnh và pha động xảy ra không tức thời, có thể dẫn đến:
A. Khuếch tán xoáy B. Khuếch tán dọc
C. Khuếch tán trục D. Quá trình chuyển khối
Câu 56: Có các pha tĩnh với các gốc R: -CH2- (CH2)16-CH3: gốc octadeeyl, -CH2-(CH2)6-CH3: gốc………….
(C8), -CH2- (CH2)2-C6H5: gốc phenyl propyl, -CH2- (CH2)2- CN: gốc eyano, ), -CH2- (CH2)2-NH2: gốc
amin………, -CH2-CH2OCH(OH)CH2OH: gốc diol. Số pha tĩnh thuộc pha thuận là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 57: Sự chuyển động của khối dung dịch dưới tác đụng của lực điện trường gọi là:
A. Dòng điện thẩm B. Khối điện di C. Di điện khối D. Dòng di thẩm
Câu 58: Detetor dựa vào dạng sắc đồ có thể dự đoán công thức, cấu trúc của các phân tử mà không…………
Chất khuẩn (qua catalog có sẵn trong phần mềm), có độ nhạy và độ chính xác cao (cỡ 10 -1 đến 10-3pp………
Khoảng tuyến tính tốt (hơn kém nhau cỡ 104 lần), thời gian phân tích nhanh là:
A. Ion hoá ngọn lửa B. Độ dẫn điện C. Khối phổ D. Cộng kết điện tử
Câu 59: Cho các vùng bức xạ sau:
(1) Tử ngoại xa
(2) Tử ngoại gần
(4) Hồng ngoại xa
(5) Hồng ngoại gần
(6) Hồng ngoại cơ bản
Sắp xếp các vùng bức xạ trên theo thứ tự năng lượng giảm dần:
A. (2)<(1)<(4)<(3)<(6)<(5) B. (2)<(1)<(3)<(4)<(6)<(5)
C. (1)<(2)<(3)<(5)<(6)<(4) D. (1)<(2)<(3)<(4)<(6)<(5)
Câu 60: Bộ phận nào sau đây không có trong máy quang phổ phát xạ nguyên tử:
A. Bộ phận phun sương B. Ngọn lửa
C. Đèn cathod lõm D. Bộ phận chọn lọc tia cộng hưởng
Câu 61: Kỹ thuật phân tách ion theo cơ chế các ion có khối lượng khác nhau sẽ di chuyển tốc độ khác nhau
là:
A. Bẫy ion từ cực B. Tứ cực C. Time-of-Flight D. MS/MS
Câu 62: Có các dung môi sau: THF, ethyl acetat, dichloromethan, hexan, aceton, methanol, acetonnitrile.
Dung môi dichloromethan có độ phân cực (theo sức rửa giải trên silica gel) thứ bao nhiêu từ cao xuống thấp:
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 63: Để đo suất điện động của pin mà không có dòng điện đi qua pin, có thể sử dụng phương pháp:
A. Bổ chính B. Điện động lưỡng cực
C. Mạch cầu không cân bằng D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 64: Tỉ số giữa thời gian của chất tan lưu lại trên pha tĩnh và thời gian cần để chất tan đó di chuyển trong
pha động suốt chiều dài của cột nếu không bị lưu giữ tM là hệ số:
A. Dung lượng k+ B. Phân bố K C. Chọn lọc α D. Đối xứng
Câu 65: Có các loại sắc ký: sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột hở và sắc ký lỏng hiệu năng cao. Số thuộc sắc ký
lỏng gồm:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 66 Phương pháp tạo cho mao quản như một cái “rây” để phân loại các phân tử chất phân tích theo kích
thước là phương pháp điện di mao quản:
A. Gel B. Mixen C. Hội tụ đẳng điện D. Vùng
Câu 67: Ứng với một thế DC và AC áp vào, chỉ có các ion có tỷ lệ m/z tương thích tiến đến detector và được
ghi phổ. Trong khi các ion khác bị văng khỏi buồng – không đến được detector. Có thể thay đổi DC/AC
thích hợp, thu được các ion có tỷ lệ m/z khác nhau lần lượt đến detector và được ghi phổ. Đó là kỹ thuật
phân tách ion của:
A. Bẫy ion từ cực B. Time-of-Flight C. MS/MS D. Tứ cực
Câu 68: Sau khi chọn bản mỏng thích hợp, thực hành SKLM gồm 4 bước: (1) thu nhận và xử lý số liệu thực
nghiệm, (2) đưa mẫu phân tích lên bản mỏng, (3) phát hiện các vết trên sắc ký đồ, (4) khai triển sắc ký với
pha động phù hợp. Thứ tự các bước khai triển sắc ký là:
A. 1-2-3-4 B. 2-4-3-1 C. 4-3-2-1 D. 1-3-4-2
Câu 69: Trong đoạn văn bản định lượng hoạt chất bằng HPLC: “Cân 1,1210g cao (hàm ẩm 7,1%), định mức
100ml dung dịch”. Số lỗi (chưa chuẩn) về trình bày văn bản khoa học là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 70: Một tia đơn sắc có bước sóng 2500 nm thì có số sóng bằng:
A. 4000 cm-1 B. 400 cm-1 C. 40 cm-1 D. 4 cm-1
Câu 71: Cơ chế ưu thế nhất của sắc ký lớp mỏng là:
A. Sắc ký rây phân tử B. Sắc ký ion
C. Sắc ký hấp phụ D. Sắc ký phân bổ
Câu 72: Quá trình phân tử chuyển từ trạng thái singlet kích thích S1 sang trạng thái triplet kích thích T1gọi là
quá trình:
A. Khử hoạt B. Chuyển nội hệ
C. Phục hồi không bức xạ D. Vượt nội hệ

You might also like