You are on page 1of 2

Bài thí nghiệm số 1:

Nhận xét:
Trong quá trình thí nghiệm:
- Vì có lưu lượng kế nên không cần dùng bình lường và thì kế
- Có 2 lưu lượng kế: 1 cái để đo lưu lượng nhỏ( l/h) và 1 cái đo lưu lượng lớn( m3/h)
- Khi đo phải mở vòi chảy tràn để giữ lưu lượng ổn định và cân bằng áp suất giữa 2 thùng
- Thử đo khi đóng vòi chảy tràn và ngừng cấp nước cho thùng cao vị khi đo và so sánh kết
quả với cách đo nêu trên
- Khi đo chú ý không chạm bàn để tránh làm rung vòi mực bằng đồng
- Mỗi khi chỉnh lưu lượng để dong ổn định từ 2- 3 phút rồi ghi hiện tượng
Về kết quả thu được:
- 2 cách đo được tiến hành( mở vòi chảy tràn và không mở vòi chảy tràn) cho kết quả xấp
xỉ nhau
- Khi đo với lưu lượng nhỏ thấy tia mực chảy thẳng=> chảy dòng( vì lúc đó các lớp chất
lỏng chảy song song với nhau), tiếp tục tăng lưu lượng thì thấy tia mực bắt đầu gợn sóng
và dần tan ra ở cuối ống => chảy quá độ, Khi lưu lượng đủ lớn, tia mực tan ngay khi vừa
ra khỏi vòi => chảy xoáy( khi các lớp chất lỏng chuyển động hỗn loạn).
- Từ nhiệt độ thực tế, tra được độ nhớt, khối lượng riêng của nước kết hợp với đường kính
của ống đã được cho sẵn và lưu lượng đo được, ta tính được chuẩn số Re
- 2 cách xác định chế độ chảy ( tính Re và quan sát tia mực) cho kết quả tương tự nhau:
Chảy dòng khi Re<=2284.6 ( so vơi lí thuyết Re<= 2320); cháy xoáy khi Re>= 9841( lí
thuyết Re>= 10000)
 KẾT LUẬN: Chuẩn số Reynold là đại lượng đặc trưng cho chế độ chảy của dong chất
lỏng ( khí) phụ thuộc vào kích thước của dòng chảy( đường kính tương đương), vận
tốc chuyển động, độ nhớt và khối lượng riêng của chất lỏng ( khí). Qua thí nghiệm, ta
thấy rằng chuẩn số Re tỉ lệ thuận với vận tốc dòng chảy, kết hợp với giá trị Re tính
được, ta khẳng định được tính đúng đắn của công thức tính chuẩn số Re và các giá trị
tới hạn lí thuyết. okela

Bài thí nghiệm số 4:


Nhận xét:
Trong quá trình làm thí nghiệm:
- Quan sát và tìm hiểu về máy lọc chân không thùng quay
- Nhận xét thấy: máy lọc chân không thùng lamg việc liên tục, quá trình cạo bã xảy ra
đồng thời với quá trình lọc nên trở lực lớp vải lọc không đổi, dẫn đến thời gian lọc
delta(t) không đổi => không tiến hành đo với máy lọc này
- Tiên hành đo với máy lọc khác (làm việc gián đoạn)
- Động lực của quá trình lọc là sự chênh lệch áp suất, ta giữ P=0.22 kg/cm^2 không đổi
trong suốt quá trình đo
- Bật cánh khuấy để khuấy trộn huyền phù trong bể chứa và tiến hành quá trình lọc. đo
delta t khi kim chỉ lưu lượng quay được một vòng (1l)
- Sau khi đo, bật chế độ rửa để rửa sạch cát trên bề mặt vải lọc( chú ý không rửa quá nhiều
làm nước trong bề chứa huyền phù dâng cao, nên rửa bằng cách tiến hành lọc sau khi để
cát trong bể lắng hết xuống ( rửa nội bộ))
- Tiến hành đo ba lần (nhận thấy sau mỗi lần đo thời gian lọc delta t tăng lên một chút do
chưa rửa sạch lượng cát trên bề mặt vải lọc)
Về kết quả:
- Delta t tăng dần do trở lực bề mặt lọc tăng
- Từ đồ thị xây dựng được => K, V0

Bài thí nghiệm số 5:


Nhận xét:
Trong quá trình thí nghiệm:
- Trước khi tiến hành đo, phải tính toán trước các giá trị từ x1 đến x7 theo công thức … và
đánh dấu sẵn trên ống Pi-tô-pran
- Có hai thiết bị để tính delta Pw, thiết bị cũ sử dụng cồn đo được delta h ( sử dụng cồn vì
khối lượng riêng của cồn nhỏ nên dễ đọc được giá trị delta h), còn thiết bị thứ 2 hiển thị
luôn giá trị delta Pw.
- Giá trị delta Pw thay đổi liên tục, thống nhất đọc giá trị trung bình
Về kết quả:
- Vận tốc đạt cự đại ở tâm ống và giảm dần từ tâm ống đến thành ống
- Có 3 phương pháp xác định chế độ chảy của dòng không khí ẩm trong ẩm: Tính chuẩn số
Re, xác định tỷ số giữa Wtb và Wmax, vẽ đường phân bố vận tốc)
- Từ kết quả đo được, ta có:
+ chuẩn số Re = 84562.55
+ wtb/Wmax = 0.76
+ đồ thị phân bố vận tốc là parabol tù
- Từ kết quả trên, ta kết luận dòng khí ẩm trong ống chảy xoáy.
 KẾT LUẬN: 3 phương pháp xác định chế độ chảy của dòng khí cho ra kết qủa tương
đương nhau.

Bài thí nghiệm số 3:

You might also like