You are on page 1of 30

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 1

XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHẢY CỦA DÒNG

I. MỞ ĐẦU

Trong những tính toán có liên quan đến chuyển động của chất lỏng (khí) thì đặc
trưng chuyển động của dòng có một giá trị quyết định.
Bằng thí nghiệm, người ta phân định được hai dạng chuyển động của chất lỏng
thực và khí: chuyển động dòng (còn gọi là chuyển động tầng) và chuyển động xoáy (còn
gọi là chuyển động rối).
Nếu ta quan niệm rằng, dòng chất lỏng (khí) là kết hợp của nhiều nguyên tố thì
trong chuyển động tầng, các dòng nguyên tố đó sẽ chuyển động song song với nhau, còn
trong chuyển động xoáy, chúng sẽ chuyển động hỗn loạn do chấn động của vận tốc ở mọi
điểm của dòng.
Đặc trưng chuyển động của chất lỏng (khí) phụ thuộc vào kích thước của dòng
chảy (đường kính tương đương), vận tốc chuyển động, độ nhớt và khối lượng riêng của
chất lỏng (khí). Qua nhiều thí nghiệm, Rây-nôn đã thiết lập được một quan hệ phụ thuộc
không thứ nguyên giữa các đại lượng trên gọi là chuẩn số Rây-nôn :
d td .W . d td .W
Re = = ; (1-2)
 
ở đây : dtd : đường kính tương đương m
W : vận tốc trung bình của lưu thể m/s
 : khối lượng riêng của chất lỏng (khí) Kg/m3
 : độ nhớt động lực của chất lỏng (khí) N.s/m2

= : độ nhớt động học của chất lỏng (khí) m2/s

Căn cứ vào giá trị của chuẩn số Rây-nôn, ta sẽ biết được chế độ chuyển động của
chất lỏng (khí). Đối với ống nhẵn, thẳng và có tiết diện tròn thì :
Khi : Re < 2320 ta có chế độ chảy tầng (chảy dòng)
2320  Re  10.000 ta có chế độ chảy quá độ
Re > 10.000 ta có chế độ chảy xoáy bền vững
Người ta gọi giá trị Re = 2320 là trị số tới hạn dưới còn giá trị
Re = 10.000 là giá trị tới hạn trên.
Cần phải thấy rằng, giá trị tới hạn của Rây-nôn nói trên, trong một chừng mực nào
đấy chỉ là một đại lượng quy ước vì rất khó thấy sự chuyển tiếp đột ngột từ chế độ tầng
sang chế độ xoáy. Thường chỉ quan sát được khu vực chuyển tiếp, trong đó chế độ chuyển
động tầng dần dần biến mất và chế độ xoáy dần dần xuất hiện.

1
Hình 1.1. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm

1. Thùng cao vị 9. Van tháo nước khỏi bình lường


2. Thùng chứa nước 10. ống thủy tinh, đường kính  = 25mm,
3. Thùng nhận chiều dài l = 14000 mm
4. Bình lường 11. Bình nước màu
5. Van mở nước lên thùng cao vị 12. Nhiệt kế
6. Van mở nước vào thùng chứa 13. Rãnh thoát nước về bể
7. Van điều chỉnh nước màu 14. Kim dẫn tia nước màu
8. Van điều chỉnh dòng chảy 15. Van tháo nước khỏi thùng chứa

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

1. Làm quen với hệ thống thiết bị thí nghiệm


2. Quan sát các biến đổi xảy ra trong dòng chảy của chất lỏng (khí) ở các chế độ chuyển
động khác nhau.
3. Xác định chế độ chuyển động của chất lỏng (khí)

2
III. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM
(Xem sơ đồ hình 1.1).
Nước từ bể chứa đặt dưới nền nhà (trên sơ đồ không vẽ) được bơm ly tâm đưa lên
thùng cao vị 1, lưu lượng được điều chỉnh bằng van 5. Nếu lượng nước vào quá nhiều sẽ
qua ống chảy tràn để trở về bể chứa. Trong thí nghiệm nước sẽ từ thùng cao vị 1 theo ống
dẫn có đặt van điều chỉnh 6 để vào thùng chứa 2. Để giữ mức nước ổn định trong thùng
chứa, tại đây có đặt ống chảy tràn để dẫn lượng nước thừa vào bể. Từ thùng chứa 2 nước
theo ống thủy tinh 10 - bộ phận chủ yếu của thiết bị - đi sang thùng nhận 3 rồi qua ống
xiphông có lắp van điều chỉnh 8 để chảy vào bình lường có chia độ 4. Nước được tháo cạn
khỏi bình lường sau mỗi thí nghiệm nhờ van 9. Nước màu chứa trong bình 11 qua ống dẫn
nhỏ và kim tiêm 14 đi vào trục tâm của ống thủy tinh 10. Độ lớn của tia nước màu được
điều chỉnh bằng van 7. Khi kết thúc thí nghiệm nước cần được tháo cạn khỏi các thùng cao
vị, thùng chứa, thùng lường... bằng hệ thống đường ống và các van tương ứng. Nhiệt độ
của nước được xác định bằng nhiệt kế 12.

IV. THỨ TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được bắt đầu từ việc thiết lập chế độ chảy dòng trong ống thủy tinh, sau
đó tăng dần vận tốc của dòng nước sang chế độ chảy quá độ rồi cuối cùng là chế độ chảy
xoáy. Quan sát sự thay đổi của tia nước màu với mỗi chế độ chảy khác nhau, đồng thời đo
lại các đại lượng cần thiết để tính giá trị của chuẩn số Re. Với mỗi chế độ chảy (chảy
dòng, quá độ, chảy xoáy) làm 3 thí nghiệm với giá trị vận tốc khác nhau từ nhỏ đến lớn.

Trình tự thí nghiệm tiến hành như sau:


1. Quan sát, tìm hiểu và kiểm tra sơ đồ hệ thống thiết bị.
2. Kiểm tra nguồn cung cấp nước trên thùng cao vị 1 (một thùng cao vị chưa có
nước hoặc mực nước thấp thì báo cho cán bộ hướng dẫn vận hành dùng bơm và điều chỉnh
van 5), nước màu trong bình 11 các van, khóa, nhiệt kế, thì kế...
3. Đóng chặt các van 6, 7, 8, 15
4. Mở từ từ van 6 cho nước từ thùng cao vị vào thùng chứa 2 để tránh gây xáo trộn
mạnh nước trong thùng 2.
5. Điều chỉnh kim dẫn nước màu đặt đúng trục tâm của ống thủy tinh.
6. Sau khi nước đã chứa đầy trong thùng ống thủy tinh 10, thùng nhận 3 và bắt đầu
chảy tràn từ thùng chứa 2 vào phễu 13 thì đóng bớt van 6 để cho nước chảy vào thùng 2
không nhiều và đều đặn. Sau đó mở từ từ van 8 cho nước chảy với một lưu lượng rất nhỏ
vào bình lường 4 trong khi van 9 vẫn mở để nước không tích lại trong bình lường.
7. Mở từ từ van 7 dẫn nước màu vào ống thủy tinh 10 kết hợp điều chỉnh van 8 sao
cho dòng nước màu chảy vào ống thủy tinh mảnh như sợi chỉ và thẳng theo trục ống. Quan

3
sát hiện tượng dòng chảy tầng qua tia màu giữ nguyên hình dạng thẳng và mảnh, song song
với trục ống.
8. Đóng van 9 để giữ nước lại trong bình lường đồng thời bấm thì kế để xác định
lưu lượng của dòng chảy (qua lượng nước đo được trong bình lường và thời gian tương
ứng). Với mỗi độ mở của van 8 tiến hành đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình.
9. Tăng từ từ độ mở của van 8 để tăng lưu lượng của dòng chảy cho đến khi nào tia
nước màu chảy trong ống thủy tinh qua giai đoạn bị gợn sóng rồi bị cuộn xoáy và biến mất
(tức là đã bị hòa lẫn vào dòng nước chính). Với mỗi độ mở của van 8 lại tiến hành quan
sát hiện tượng và đo các thông số như ở mục 7 và mục 8. Chú ý mỗi lẫn chỉ tăng độ mở
của van 8 một chút để đảm bảo với mỗi chế độ chảy của dòng (chảy tầng, quá độ, chảy
xoáy) ít nhất có được 3 giá trị lưu lượng khác nhau.
10. Đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế 12.
11. Kết thúc thí nghiệm : đóng van nước màu 7, van 6, van 5, tắt bơm nếu có bơm
có vận hành trong thời gian thí nghiệm, mở van 15, van 9 để tháo cạn nước khỏi hệ thống
và bình lường. Báo cáo bảng số liệu kết quả thí nghiệm với cán bộ hướng dẫn, dọn dẹp lau
chùi khô ráo nơi thí nghiệm trước khi ra về.

V. CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Thế nào là chế độ chảy dòng, chảy xoáy, chảy quá độ?
2. Thế nào là chuẩn số Re? ý nghĩa vật lý của nó.
3. Phân bố tốc độ dòng theo tiết diện ngang của ống dẫn như thế nào khi chảy dòng và
chảy xoáy.
4. Nêu các đại lượng nằm trong chuẩn số Re và ảnh hưởng của chúng tới chế độ chảy?
5. Thế nào là bán kính thủy lực và đường kính tương đương.
6. Chỉ ra các giá trị tới hạn của chuẩn số Re ở các chế độ chuyển động của chất lỏng :
chảy dòng, chảy xoáy, chảy quá độ.

VI. TÍNH TOÁN


1. Vận tốc nước chảy trong ống xác định theo công thức:
Vtb
W= , m/s (1-2)
0,785d tđ2
ở đây : Vtb - lưu lượng nước đo được trung bình, m3/s
dtđ - đường kính tương đương của ống dẫn, m

2. Tính giá trị của chuẩn số Rây-nôn theo công thức (1-1) ứng với các vận tốc
khi :

4
- Dạng tia mực màu thẳng
- Dạng tia mực màu gợn sóng
- Dạng tia mực màu cuộn xoáy và tan lẫn trong nước

3. Kết quả thí nghiệm và tính toán ghi vào bảng sau:

Thời gian Lưu Lưu lượng Nhiệt độ Độ nhớt Chuẩn số


Dạng tia Số thí lượng đo trung bình của nước của nước Vận tốc Rây-nôn
mực lần nghiệm được Vtb (m3/s) t, 0C (Ns/m2) W m/s Re
đo  (s) V (m3/s)
1
Thẳng 2
3
Gợn 1
sóng 2
đầu 3
Cuộn và 1
tan trong 2
nước 3

4. Nhận xét thí nghiệm


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

5
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 2
BƠM LY TÂM

I. MỞ ĐẦU

Bơm ly tâm thường làm việc với một số vòng quay không đổi và tùy theo điều
kiện làm việc mà áp suất và năng suất có thể thay đổi đồng thời. Do đó, vấn đề tìm sự
phụ thuộc giữa năng suất Q và áp suất H của bơm khi số vòng quay không đổi có một ý
nghĩa thực tiễn rất lớn.
Hàm số H = f (Q) được gọi là phương trình đặc tính chính của bơm. Tùy theo
cấu tạo của bơm mà đường đặc tính này được biểu diễn bằng những dạng đường cong
khác nhau. Việc lựa chọn kiểu bơm cho từng trường hợp làm việc cụ thể phải dựa trên
cơ sở những đường đặc tính chính của bơm. Ngoài ra, quá trình làm việc của bơm còn
được quyết định bởi hệ số hữu ích  và công suất tiêu hao N của bơm. Các thông số này
trong trường hợp số vòng quay của bơm không đổi cũng phụ thuộc vào năng suất của
bơm.
Như vậy, sự làm việc của bơm lý tâm được đặc trưng bằng hệ thống đường
cong:
H = f1 (Q)
N = f 2 (Q)
 = f 3 (Q)

Hình 2.1. Các đường đặc tính chính của bơm ly tâm
Các đường cong này biểu diễn quan hệ giữa Q, H và N và .
Kết quả phân tích các đường cong có thể cho ta khá đầy đủ những khái niệm về
sự làm việc của bơm và cho phép ta xác định được điều kiện làm việc hiệu quả nhất của
bơm trong từng trường hợp cụ thể.
Khi năng suất của bơm ly tâm thay đổi thì các thông số khác như áp suất, công
suất và hệ số hữu ích của nó cũng thay đổi theo.
1
Các đại lượng đặc trưng cho quá trình làm việc của bơm ly tâm (khi có số vòng
quay không đổi) như áp suất H, công suất N, và hệ số hữu ích  được biểu diễn trên đồ
thị phụ thuộc giữa Q-H, Q-N, Q- và gọi nó là các đường đặc tính chính của bơm ly
tâm. Người ta sử dụng các đường đặc tính chính này để nghiên cứu quá trình làm việc
của bơm ly tâm và chọn bơm.
Khi thay đổi số vòng quay n của bơm ly tâm thì năng suất, áp suất toàn phần, và
công suất tiêu thụ của nó cũng thay đổi :
2 3
Q1 n H n  N1  n1 
= 1 ; 1 =  1  ; =   (2-1)
Q2 n2 H 2  n2  N 2  n2 
Từ đồ thị hình 2.1 ta thấy rằng năng suất Q tăng thì công suất sử dụng N cũng
tăng liên tục. Khi năng suất Q = 0 thì công suất sử dụng cực tiểu.

Hình 2.2. Đặc tuyến của bơm và mạng ống


Để động cơ không bị quá tải, khi mở bơm cần thiết phải đóng van trên đường
ống hút. Việc lựa chọn bơm và số vòng quay của nó phụ thuộc vào điều kiện làm việc
của bơm trên hệ thống mạng ống (bao gồm ống dẫn và mọi thiết bị đặt trên đường ống).
Các điều kiện này được xác định và gọi là đặc tuyến mạng ống (Q-Hmg). Đặc tuyến
mạng ống biểu thị mối quan hệ giữa lưu lượng chất lỏng và áp suất cần thiết để khắc
phục tất cả những trở lực trên mạng ống đã cho.
Chúng ta biết rằng, đối với chất lỏng thực, áp suất cần thiết để vận chuyển chất
lỏng được biểu thị bằng công thức :
 . L  2
H mg = 1 + +   + H h + Hc (2-2)
 d  2. g

ở đây :  - hệ số ma sát;
L - chiều dài ống dẫn, m;
d - đường kính ống dẫn, m;
 - tổng các hệ số trở lực cục bộ;
g - gia tốc trọng trường, m/s;

2
f - diện tích tiết diện ngang của ống dẫn, m2;
Hh - chiều cao hình học (bằng tổng chiều cao hút và đẩy) m;
Hc - hiệu số áp suất giữa khoảng không gian tương ứng với vị trí
cuối của ống đẩy và đầu ống hút, m;
Đối với hệ mạng ống nhất định thì :
 . L 
1 + +  
 d 
2 =a là một đại lượng không đổi (2-3)
2. g . f
Giá trị H n + H c = b cũng là một đại lượng không đổi
Vậy phương trình (2-3) có thể viết: H mg = aQ 2 + b (2-4)
Công thức (2-4) có dạng phương trình parabôn mà đường biểu diễn không đi
gốc tọa độ.
Nếu ta biểu diễn đặc tuyến của mạng ống và đặc tuyến (H-Q) lên cùng một đồ
thị, chúng sẽ cắt nhau tại một điểm A. Điểm A chính là điểm làm việc của bơm đối với
mạng ống đã cho ứng với năng suất cao nhất của bơm.
Trong phạm vi bài thí nghiệm này, chủ yếu xây dựng các đường đặc tính chính
của bơm khi số vòng quay không đổi.

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

1. Làm quen với hệ thống thiết bị bơm ly tâm và nắm được cách thao tác bơm.
2. Thành lập các đường đặc tính chính của bơm ứng với số vòng quay không đổi:
H = f1 (Q) ; N = f 2 (Q) ;  = f 3 (Q) từ đó suy ra chế độ làm việc thích hợp nhất của
bơm.

III. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM

Hình 2-4. Sơ đồ thí nghiệm


1. Bể chứa 2. Thùng chứa
3
3. Bơm ly tâm 4. Chân không kế
5. Áp kế 6. Lưu lượng kế
7. Van đẩy 8. Van xả đáy
9. Vôn kế 10. Ampe kế
11. Nút Start 12. Nút Stop
13. Biến trở

IV. THỨ TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


1. Đóng van xả đáy và van đẩy, đảm bảo mực nước trong thùng chứa về vạch 0
2. Đóng 2 aptomat bên trong tủ điện, cấp điện cho biến tần
3. Điều chỉnh biến trở sao cho tần số đạt 50Hz(quan sát biến tần)
4. Ấn nút Start cấp điện cho bơm
5. Điều chỉnh van đẩy để lấy số liệu, quan sát áp kế, chân không kế, Vôn kế và
Ampe kế
6. Sau khi đã lấy xong số liệu, điều chỉnh biến trở để tần số giảm về 0, ấn nút Stop,
tắt Aptomat ⇒ kết thúc thí nghiệm.

V. CÂU HỎI KIỂM TRA


1. Bơm ly tâm có cấu tạo như thế nào?
2. Thế nào là đặc tuyến của bơm ly tâm? Đặc tuyến của mạng ống?
ý nghĩa điểm làm việc của bơm ly tâm?
3. Đặc tuyến của bơm ly tâm thay đổi như thế nào khi thay đổi số vòng quay của
bơm?
VI. TÍNH TOÁN

1. Năng suất của bơm được xác định theo công thức :
V
Q= , m3/s (2-5)
1000
. 
ở đây : V - Thể tích nước đo được, lít ;
 - Thời gian tương ứng với lượng nước đo được, s ;
2. Áp suất toàn phần của bơm :
W d 2 −W h 2
H = Pak + Pck + h + , m (2-6)
2g
Trong đó : Pak - áp suất ở ống đẩy, mH2O ;
Pck - độ chân không ở ống hút, mH2O ;
h - khoảng cách thẳng đứng giữa hai vị trí đặt áp kế và chân không kế,
m;
Wđ - vận tốc nước trong ống đẩy, m/s ;
Wh - vận tốc nước trong ống hút, m/s ;
3. Công suất hữu ích của bơm
.
4
Q . . g .H
Nb = , kw (2-8)
1000
ở đây : g - gia tốc trọng trường, g = 9,81, m/s2
 - khối lượng riêng của nước, tra bảng theo nhiệt độ làm việc, kg/m3

4. Công suất tiêu thụ (tính bằng công suất của động cơ)
U .I
N = , kw (2-9)
1000
ở đây : U - điện thế đọc trên vôn kế V1, vol;
I - cường độ dòng điện đọc trên ampe kế, Ampe;
5. Hệ số có ích của bơm (hiệu suất của bơm)
Nb
= (2-10)
N
Chú ý rằng : Vì công suất tiêu thụ N tính ở trên là công suất tiêu tốn ở động cơ điện
nên trong hiệu suất của bơm gồm cả hiệu suất của động cơ điện. Vậy để tính chính xác
hệ số có ích của bơm ta có thể thay công suất N bằng N1, mà :
N1 = N − N 0 (2-11)
Trong đó : N0 - công suất không tải của động cơ điện ở số vòng quay đã biết, kw
6. Kết quả thí nghiệm và tính toán ghi bảng sau (xem bảng)

Số  V Q Pak Pck H Nb I U N 
3 2 2
TT (s) (l) (m /s) Kgf/cm mH2O Kgf/cm mH2O mH2O Kw (A) (V) Kw %
1
2
3
4
5
6
7

Dựa vào kết quả thí nghiệm và tính toán ta xây dựng được các đường đặc tính
chính. Từ đó chọn chế độ làm việc thích hợp nhất của bơm. Chế độ đó ứng với hiệu suất
cực đại của bơm.

7. Vẽ các đường đặc tính chính của bơm và chọn chế độ làm việc thích hợp nhất

8. Nhận xét thí nghiệm

5
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 3
XÁC ĐỊNH TRỞ LỰC ĐƯỜNG ỐNG

I. MỞ ĐẦU
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của thủy lực là xác định tổn thất năng lượng
khi vận chuyển chất lỏng. Sự chuyển động ổn định của lưu thể được biểu diễn bằng phương
trình sau :

Eu = f (Re, 1, 2) (3-1)


Đây là phương trình chuẩn số rút ra từ phương trình Nave-stốc đối với chất lỏng
chuyển động ổn định có áp trong ống thẳng.
Trong đó :
P chuẩn số Ơ-le (đặc trưng cho quan hệ giữa áp suất và lực áp suất và
Eu =
 .W 2 lực quán tính).
d .W .  chuẩn số Rây-nôn (đặc trưng cho quan hệ giữa lực quán tính và lực
Re =
 độ nhớt)
1, 2 đơn hệ đồng dạng hình học
P áp suất mất, N/m2 (bao gồm mất mát do ma sát và trở lực cục bộ).
P = Pm + Pcp

( l + l td ).W 2

P = . , N/m2 (3-2)
d .2 g
ở đây :

Tổn thất áp suất do ma sát


1.W 2
hm =  , m
d .2 g
1.W 2
hoặc P =  . , N/m2
d .2 g
 Hệ số trở lực ma sát
l chiều dài ống dẫn, m
d đường kính ống dẫn, m
W vận tốc chuyển động của chất lỏng trong ống dẫn, m/s
 khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m
 Độ nhớt động học của chất lỏng, N. s/m
ltđ chiều dài tương đương, m

-1-
Tổn thất áp suất cục bộ :

W 2
hcb =  , m
2g
l td W 2 W 2
hoặc Pcb =  . =  , N/m2 (3-4)
d 2g 2
: hệ số trở lực cục bộ

Ta nhận thấy rằng, nguyên nhân sinh ra tổn thất áp suất khi chất lỏng chuyển động
trong ống dẫn là :
- Ma sát trên đường đi (với thành ống và giữa các lớp chất lỏng với nhau)

- Trở lực cục bộ trên đường đi (các chỗ lắp dụng cụ, đổi hướng, van, đốt mở, đột
thu...)

Nếu như biết được giá trị của chuẩn số O'le, ta dễ dàng xác định được tổn thất áp suất:

P = Eu..W 2 (3-5)
Nhưng do chuẩn số Eu là một đại lượng rất khó xác định nên thường người ta tính tổn
thất áp suất do ma sát theo (3-3) và tổn thát áp suất do trở lực cục bộ theo (3-4), vì trong các
công thức đố hệ số  và  có thể tính được theo công thức thực nghiệm hoặc tra trong các sổ
tay chuyên môn.

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

1. Tìm quan hệ phụ thuộc giữa hệ số trở lực ma sát với chế độ chuyển động của chất
lỏng  = f (Re) .

2. Xác định các hệ số trở lực của bộ van, đột mở, đột thu, quan sát trở lực của đoạn
ống mở dần và thu dần.

-2-
Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm
1 - thùng cao vị; 2,4 - ống góp, 3 - van điều chỉnh; 5,7 - van điều chỉnh lưu lượng; 6 - thùng
lường; 8 - van tháo; 9 - ống lường. No1 - ống thành nhám; No.2 - ống thành nhẵn; No.3 - ống
có đột mở và đột thu; No.4 - ống có đoạn thu hẹp dần và mở rộng dần.

III. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM

(Xem sơ đồ hình 3-1). Nước từ bể chứa đặt dưới nền nhà (trên sơ đồ không vẽ) được
bơm ly tâm đưa lên thùng cao vị 1 cho đến khi đầy sẽ qua ống chảy tràn trở về bể chứa. Mực
nước trong thùng quan sát qua ống thủy. Từ thùng cao vị 1 nước theo ống dẫn chảy xuống
ống góp 2 qua van điều chỉnh lưu lượng 3 để để đi vào hệ thống các ống nhánh phục vụ việc
xác định các trở lực thủy học khác nhau : ống No1 : để xác định trở lực do ma sát với thành
ống nhám, ống No.2 để xác định trở lực do ma sát với thành ống nhẵn, ống No.3 với đột mở
và đột thu, ông No.4 với van và hai đoạn ống thu hẹp dần và mở rộng dần. Trên mỗi nhánh có
lắp đặt các van ở cả hai đầu để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy đi trong từng ống. Trên tất cả
các điểm cần đo áp suất thủy tĩnh đều có đặt các ống pe-zô-mét hở đầu. Mực nước trong các
ống pe-zô-mét cho biết áp suất thủy tĩnh của dòng chảy tại điểm đặt ống. Nước đi qua các ống
góp 4 bên phải rồi xuống thùng lường 6 qua van 5. Sau mỗi lần thí nghiệm nước được tháo
cạn khỏi thùng lường nhờ van 8. Khi thí nghiệm với lưu lượng rất nhỏ thì có thể tính nước
bằng ống lường 9 qua van 7.

IV. CÂU HỎI KIỂM TRA

-3-
1. Vì sao năng lượng của dòng bị mất mát khi chất lỏng chuyển động theo ống dẫn ?

2. Cách xác định hệ số ma sát và hệ số trở lực cục bộ bằng thực nghiệm như thế nào?

3. Chuẩn số Re và độ nhám của ống ảnh hưởng tới trở lực ma sát trên đường ống như thế
nào ?

4. Tại sao các van, khóa, khuỷu, đột thu, đột mở có trở lực cục bộ khác nhau?

V. THỨ TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Trong bài này sinh viên lần lượt phải làm thí nghiệm để xác định trở lực thủy học do
ma sát trong ống nhẵn, ống nhám, trở lực cục bộ do đột mở hoặc đột thu, do van khóa.

Trình tự thí nghiệm tiến hành như sau :

1. Quan sát, tìm hiểu và kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị bao gồm cả các điểm đo áp
suất thủy tĩnh và các ống pe-zô-mét tương ứng, các van khóa.
2. Kiểm tra nguồn cung cấp nước, mực nước trên thùng cao vị 1 (nếu trong thùng chưa
có nước hoặc mức nước thấp thì báo cho cán bộ hướng dẫn vận hành máy bơm). Kiểm tra
nhiệt kế, thì kế.

3. Đóng chặt tất cả các van của hệ thống. Sau đó bắt đầu tiến hành thí nghiệm lần lựơt
theo nội dung sau :

a. Xác định hệ số ma sát  trong ống nhẵn.

ống No.2 là ống có thành nhẵn, đường kính trong dtr = 26mm, chiều dài (khoảng cách
giữa hai điểm đo) 1 = 1650mm.

1. Trình tự thí nghiệm :

Mở van 3 và van V15, trong khi van V16 vẫn đóng để cho nước chảy vào đầy ống No.2
và chảy tràn qua các ống đo áp 15 và 16 nhằm đuổi hết bọt khí ra khỏi hệ thống.

Sau khi đóng bớt van 3 và van V15, mở hết van V16, khống chế lưu lượng bé. Đợi cho
dòng chảy ổn định thì tiến hành đo lưu lượng và độ chênh lệch áp suất thủy tĩnh giữa đầu và
cuối ống (đọc số chỉ trên ống pa-zô-mét 15 và 16). Để đo lưu lượng ta dùng ống lường 9 (khi

-4-
lưu lượng nhỏ) hoặc thùng lường 6 (khi lưu lượng lớn) và một thì kế để xác định thời gian t
ứng với mức nước dâng lên trong thùng (quan sát qua ống thủy).

Tiến hành đo 5, 6 lần như vậy từ lưu lượng nhỏ đến lưu lượng lớn bằng cách mở rộng
dần van V15 và van 3.

2. Hệ số ma sát được tính theo công thức sau:


2 Pm .d
= ;
l .  .W 2
Các đại lượng đã giải thích ở trên.

3. Bảng kết quả đo và tính toán

Số Pm Q W Re  logRe
TT mmH2O N/m2 V (lít)  (s) m3/s m/s
1
2
3
4
5
6

4. Vẽ đồ thị quan hệ  = f (Re)

b. Xác định hệ số ma sát  trong ống nhám. ống No.1 là ống có thành được làm nhám nhân
tạo, đường kính trong dtr = 32 mm, chiều dài 1650mm.

Trình tự thí nghiệm lặp lại giống như ống nhẵn. Vẽ đồ thị  = f (Re) của ống nhẵn và
ống nhám trên cùng 1 hệ trục toạ độ logarit.

Số Pm Q W Re  log
TT mmH2O N/m2 V (lít)  (s) m3/s m/s Re
1
2
3
4
5
6

c. Xác định hệ số trở lực cục bộ

-5-
1. Trường hợp đột mở, đột thu :

+ Sơ đồ (xem hình): đường kính trong: đột thu dtr = 32 mm, đột mở dtr = 52 mm

+ Trình tự thao tác :

- Mở hoàn toàn van V14

- Mở từ từ van V13 để dẫn nước vào ống với lưu lượng bé. Đợi dòng chảy
ổn định thì tiến hành đo lưu lượng lần I đòng thời ghi chỉ số của các ống
11, 12, 13, 14 (tức h1, h2)

- Cứ tiến hành đo như vậy trong 3 lần với lưu lượng lớn hơn (bằng cách mở
rộng thêm van V13). Kết quả lấy giá trị trung bình của 3 lần đo.

+ Cách tính toán :


Đột mở : Viết phương trình Bec-nu-li qua hai mặt cắt 1-1 và 2-2 ta có :
P1 W 1 2 P2 W 2 2
+ = + + hcb (3-6)
g 2 g g 2 g
P1 − P2 W 1 2 −W 2 2 W 1 2 −W 2 2
Suy ra : hcb = + = − h1 + (3-7)
g 2g 2g
Vậy hệ số trở lực cục bộ của đột mở là :
2 g . hcb
= (3-8)
W 12
Đột thu : Tính toán tương tự như đột mở :
W 3 2 −W 4 2
hcb = hz + (3-9)
2g
2 g . hcb
Vậy :  = (3-10)
W 42
(ở đây vận tốc W1 = W4 ; W2 = W3 )

Bảng kết quả đo và tính toán

Đột mở Đột thu


2
TT W1 2
Q h W1 W2 W2
h (m) t (s) 3 2g hcb1  h2 hcb2 
(m /s) (m) (m/s) (m/s) 2g

1
2
3

2. Van

-6-
Phương trình Bec-nu-li của hai mặt cắt 1-1 và 2-2
P1 W 1 2 P2 W 2 2
+ = + + hcb
g 2 g g 2 g
Vì đường kính đoạn ống trước và sau van bằng nhau nên: W1 = W2 = W
P1 − P2
Vậy : hcb = = h
. g

Làm thí nghiệm với 3 giá trị lưu lượng khác nhau rồi trung bình:
2g . h
=
W z
Bảng kết quả đo và tính toán

Số W2
TT h(m)  (s) Q(m/s) h (m) W (m/s) 2g 
1
2
3
tb

d. Nhận xét thí nghiệm

-7-
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 4
LỌC CHÂN KHÔNG THÙNG QUAY

I. MỞ ĐẦU

Lọc là quá trình phân riêng huyền phù ra thành nước lọc và cặn bã.

Để chất lọc chuyển động qua lớp bã và lớp vải lọc cần thiết phải tạo được chênh lệch
áp suất ở hai bên vách ngăn bề mặt lọc. Hiện nay người ta hay dùng các cách sau đây để tạo
chênh lệch áp suất ở hai bên vách ngăn bề mặt lọc (vách ngăn bao gồm lớp vải lọc và lớp bã
được tạo nên trên bề mặt vải lọc và lớp bã được tạo nên trên bề mặt vải lọc).

- Hút chân không ở một bên bề mặt lọc

- Nén huyền phù bằng áp suất do máy bơm hay máy nén tạo ra

- Dùng cột chất lỏng để tạo hiệu số áp suất.


Năng suất của bất kỳ máy lọc nào đều phụ thuộc vào chế độ lọc (áp suất, nhiệt độ)
vào đặc trưng của vật ngăn (vải lọc) và vào tính chất lý - hóa của bã.

Chất lỏng chuyển động qua lớp bã, lớp vải lọc với tốc độ rất nhỏ và theo Poa-zen quá
trình lọc có thể tuân theo phương trình sau đây :
32.  . l .v
P = (1)
d2
P - hiệu số áp suất (động lực) của quá trình lọc, N/m2;

 - độ nhớt chất lỏng, N.s/m2 ;

l - chiều dài ống mao quản, m;

d - đường kính ống mao quản, m;

v - tốc độ chất lỏng trong ống mao quản, m/s.


Lượng nước lọc trong thu đựơc trong thời gian làm việc  của máy lọc bằng:

V1 = V .F. (2)

F: bề mặt lọc

Để đơn giản trong quá trình tính toán người ta hay dùng năng suất lọc của một mét
vuông bề mặt lọc V và ta có thể biểu diễn phương trình lọc theo công thức:
dV P
= (3)
d R1
R1 trở lực của lọc gồm trở lực của bã Rb và trở lực của vải Rv :
R1 = Rb + RV (4)

Trở lực của lớp bã tỷ lệ thuận với lượng nước lọc trong đi qua lớp bã đó :

-2-
Rb = K ' .V

Trở lực của vải lọc coi như trở lực của lọc bã. Nếu để tạo thành lớp bã mà có trở lực
tương đương với R0 thì sẽ phải có V0 lượng nước lọc đi qua :
Rv = K ' .V0

K - Hệ số tỷ lệ

R1 = K .(V + V0 ) (5)

Từ phương trình (3) và (5) ta có thể viết được phương trình lọc dưới dạng sau đây :
V 2 + 2.V .V0 = K . (6)
2P
K = - hằng số lọc đặc trưng cho trở lực của lớp bã
K'
 - Thời gian lọc, phút
Nếu biết được K và V0 ta có thể xác định được bề mặt vải lọc cần thiết khi cho biết
năng suất lọc. Các hằng số lọc trên rất phức tạp chỉ xác định bằng con đường thực nghiệm.

Sau khi vi phân phương trình (6) theo V ta có dạng :


d 2V 2V 0
= +
dV K K
 2V 2V 0
hay dạng = + = AV + B (7)
V K K
Phương trình (7) là phương trình đường thẳng có góc nghiêng so với trục nằm ngang
2 2.V0
là  mà tg = và cắt trục tung tại một điểm có tung độ B =
K K

Đại lượng  và V là gia số của thời gian lọc và thể tích nước lọc trong.

Để xác định hằng số lọc K và V0 ta tiến hành thí nghiệm lọc với hiệu áp suất không
đổi.

Trong quá trình lọc, sau thời gian làm việc 1, 2, 3..., n, ta thu được lượng nước lọc
tương ứng : V1, V2, V3,..., Vn. Gia số của 1 = 1, 2, = 2 - 1,

3 = 3 - 2..., n = n - n-1 và V1 = V1, V2 = V2 - V1, V3 = V3 - V2,...., Vn = Vn – Vn-1.

Tính tỷ lệ :
 1  2  n
, ,.........,
V 1 V 2 V n

Để xây dựng đường thẳng trên đồ thị V − trên trục hoành ta lấy các giá trị V1,
V
V2, V3,... Vn và trên trục tung lấy các đại lượng tương ứng.

-3-
 1  2  n
, ,........., ta vẽ được các đoạn nằm ngang a1 b1, a2 b2, a3 b3,..., an bn, qua
V 1 V 2 V n
các điểm giữa của các đoạn trên ta kẻ đường thẳng, từ đó sẽ xác định được hằng số lọc K và
Vo.

Hình 1. Biểu đồ xác định các hằng số lọc

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM :

1. Làm quen với cách làm việc của máy lọc chân không thùng quay.

2. Xác định hằng số lọc K và Vo và năng suất của máy lọc.

III. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM :

Trên hình vẽ 2 biểu diễn sơ đồ máy lọc chân không thùng quay.
1. Thùng chứa huyền phù 2. Bơm xoáy lốc
3. Máng chứa 4. Thùng lọc
5. Áp kế 6. Chân không kế
7. Ống thủy 8. Thùng lường
9. Xy-clon tách bọt 10. Bơm chân không
11. Bộ phận tách dầu 12. Xy-clon tách dầu
13. Cánh khuấy 14. Vòi nước rửa
15. Dao cạo bã
Những thông số đặc trưng máy lọc :

- Độ chân không giới hạn : 600 mmHg;

- Đường kính thùng lọc : 500 mm2;


- Bề mặt của thùng : 0,25 m2;

-4-
- Bề mặt lọc : 0,068 m2 ;

- Tốc độ quay : 0,186 - 1,86 vg/ph;

- Công suất cần thiết : 5,7 KW

(Xem hình 2)

Khu vực lọc (I), khu vực sấy (II), khu vực rửa (III), khu vực sấy (IV), khu vực cạo bã
(V) và khu vực làm sạch vài lọc (VI).

Ở đây bã bám trên mặt vải lọc được vòi nước 14 rửa và được đưa ra ngoài bởi dao cạo
bã 15. Còn nước lọc đi vào thùng đường 8 và được tháo ra ngoài ở đáy thùng, khí sẽ được
bơm chân không hút thải ra ngoài. Để đề phòng dầu bị mang ra ngoài. Người ta bố trí thiết bị
tách dầu ở phía sau bơm chân không.

III. THỨ TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:


1. Quan sát và kiểm tra hệ thống thí nghiệm theo sơ đồ.

2. Chuẩn bị các dụng cụ đo: nhiệt kế, thì kế, áp kế, chân không kế, máy đo số vòng
quay và pha chế huyền phù, theo nồng độ yêu cầu.

3. Mở máy khuấy để khuấy trộn đều huyền phù.

4. Đóng van K5, mở vạn K3 và chạy bơm 2 để đưa huyền phù vào máng chứa 3. Từ
từ điều chỉnh van K4 để khống chế lượng huyền phù sao cho chiều cao của nó
không qúa cửa chảy tràn.

5. Mở máy khuấy trong máy lọc.

6. Quay tay một vòng để kiểm tra bơm chân không. Mở bơm chân không và điều
chỉnh độ chân không bằng van K7.

7. Điều chỉnh áp suất không khí nén khoảng 0,3 - 0,4 ati bằng van K6. Trong quá
trình làm việc của máy lọc, áp suất không khí được chọn theo điều kiện thổi bã.
8. Mở động cơ của thùng lọc. Dùng hộp số để điều chỉnh tốc độ vòng quay của
thùng hay có thể dùng máy đo vòng quay để xác định nó.

9. Ổn định lần cuối độ chân không và áp suất không khí ở đầu phân phối.

10. Ghi các số liệu : độ chân không, áp suất không khí nén, thời gian lọc, số vòng
quay của thùng và thể tích nước lọc ứng với thời gian lọc. Chú ý rằng : Trong quá
trình thí nghiệm, độ chân không và áp suất không khí nén coi như không đổi, còn
trong một lần thí nghiệm thì số vòng quay của thùng là nhất định. Vậy muốn
thuận tiện, ta có thể căn cứ vào số vòng quay nguyên (số nguyên) của thùng để đo
lưu lượng. Đo lưu lượng bằng thùng 8 có gắn ống thủy định mức. Khi tháo nước

-5-
thùng 8 ra để làm lại thí nghiệm khác, nhớ chừa ít nước đáy thùng để làm van
thủy lực.

Cần làm thí nghiệm với những số vòng quay của thùng khác nhau. Thường thí nghiệm
5 lần.

11. Sau khi thí nghiệm xong thì dừng máy theo thứ tự như sau :

1. Ngừng khuấy ở bể huyền phù.

2. Ngừng bơm huyền phù và bơm chân không.

3. Mở van K5 để tháo huyền phù về bể 1; khi tháo hết rồi thì tắt cánh khuấy trong
máng chứa.

4. Mở van K6 để thải hết nước lọc trong bình chứa 8 ra.

5. Rửa thùng lọc sạch sẽ rồi tắt máy.

12. Ghi các số liệu thu vào nhật ký thí nghiệm và báo cáo với cán bộ hướng dẫn. Làm
vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về.

Hình 2. Sơ đồ máy lọc

V. CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Động lực của quá trình lọc là gì?

2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy lọc chân không thùng quay?

3. Năng suất của máy lọc phụ thuộc các yếu tố nào?
4. Thế nào là hằng số của phương trình lọc? Cách xác định các hằng số đó bằng thực
nghiệm?

-6-
5. Nêu các giai đoạn liên tiếp của chu trình lọc trên máy lọc chân không thùng quay?

6. Cấu tạo và công dụng của đầu phân phối?

VI. PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN CÁC SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM

1. Lượng nước lọc ứng với một đơn vị bề mặt lọc:


Q
Vi = i , l/m2 (8)
F

Ở đây :

Vi - lượng nước lọc thu được ứng với một đơn vị bề mặt lọc ở thí nghiệm thứ i.

Qi - lượng nước lọc thu được trong thí nghiệm thứ "i" ứng với thời gian "i".

"i" - là số thứ tự thí nghiệm, i = 1 - 5.

F - bề mặt lọc.
Vậy vi phân của thể tích nước lọc là: V = V( i +1) − Vi

2. Thời gian lọc được xác định theo công thức:


 ' i = a. i (9)

Trong đó :

a - hệ số sử dụng bề mặt lọc; bằng tỷ số giữa bề mặt lọc và bề mặt chung của thùng.

'i - thời gian lọc của thí nghiệm thứ " i' "

i - thời gian thí nghiệm thứ "i".

Vậy biến thiên của thời gian là:  ' =  i+1 '− i '

Số Lượng Thời gian Thời gian Lượng nước lọc  '


TT nước lọc 1 lần TN lọc  ' = a. ’ với 1 đơn vị bề V V
Q (l) (ph) (ph) mặt lọc V (l/m2)
1
2
3
4
5

Từ các số liệu của bảng trên, ta vẽ đồ thị xác định K và V0 cũng như năng suất máy
lọc (vẽ riêng và đính kèm).

-7-
3. Nhận xét thí nghiệm

-8-
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 5
XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ VẬN TỐC TRONG ỐNG DẪN

I. MỞ ĐẦU
Trong thủy lực học, người ta coi dòng chất lỏng là kết hợp của nhiều nguyên tố. Sự
ứng dụng khái niệm các dòng nguyên tố riêng biệt đó phần lớn phụ thuộc vào độ nhớt - một
tính chất quan trọng của tất cả các chất lỏng thực.
Chất lỏng chuyển động trong ống có hai chế độ chính :
Chế độ chảy dòng (Re  2320) và chế độ chảy xoáy (Re  104). Ngoài ra còn có chế
độ chuyển động chuyển tiếp giữa hai chế độ trên gọi là chế độ quá độ.
Trong chế độ chảy dòng, các dòng nguyên tố chuyển động dọc theo trụcvà song song
với nhau, không có sự trộn lẫn theo chiều ngang. Nếu ống có tiết diện tròn thì tất cả các dòng
nguyên tố có vận tốc bằng nhau sẽ phân bố theo các lớp đồng tâm và vận tốc của các lớp đó
đều khác nhau. Ở giữa tâm ống, vận tốc cực đại. Vận tốc giảm từ tâm ống đến thành ống và ở
thành vận tốc bằng "không". Quan hệ giữa vận tốc cực đại và vận tốc trung bình là :
Wtb
= 0,5
Wmax
Trong chế độ chảy xoáy, chuyển động của chất lỏng rất phức tạp. Ngoài chuyển động
theo trục, các phần tử chất lỏng của dòng luôn luôn thay đổi cả về hướng lẫn cường độ. Khi
nghiên cứu chế độ xoáy, người ta không lấy vận tốc tức thời mà lấy trị số trung bình của vận
tốc cục bộ. Quan hệ giữa vận tốc cực đại và vận tốc trung bình là
Wtb
= 0,8 − 0,9
Wmax
Cần chú ý rằng, quan hệ giữa vận tốc cực đại và vận tốc trung bình nói ở trên chỉ đúng
với trường hợp khoảng cách từ mặt đo đến chỗ cửa vào của lưu thể là thẳng và không bé hơn
50 lần đường kính ống (với khoảng cách như vậy mới đảm bảo ổn định dòng ở chỗ đo).
Để đo vận tốc của lưu thể ở một điểm bất kỳ trên tiết diện ngang của ống, thường
người ta dùng ống Pi - tô.
Vận tốc của dòng nguyên tố tại điểm đo xác định theo công thức :
2PW
W= , m/ s (5-1)

ở đây : PW - áp suất vận tốc, N/m2 ;

 - khối lượng riêng của dòng chất lỏng (khí), kg/m3

1
Muốn xác định được vận tốc trung bình, người ta phải tiến hành đo vận tốc ở nhiều
điểm khác nhau trên tiết diện ngang của ống.
Nếu ta đặt kết quả của các vận tốc đo được trên hình vẽ cắt dọc của đường ống theo tỷ
lệ tương ứng và nối các điểm ứng với các vận tốc đó, ta sẽ thu được một đường cong gọi là
đường cong phân bổ vận tốc trong ống dẫn.

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


Đo vận tốc ở các điểm khác nhau của mặt cắt ngang của ống dẫn, xác định sự phân bố
vận tốc trong ống và tính vận tốc trung bình của lưu thể đi trong ống.

III. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM

Hình 5.1: Sơ đồ thí nghiệm

1. Quạt ly tâm 2. Ống dẫn không khí dtr = 145mm, L = 6120mm

3. Ống Pi -tô - Pran 4. Áp kế vi phân 5. Ẩm kế

2
Hình 5.2: Sự phân chia thiết diện ống dẫn Hình 5.3 : Vị trí ống đo áp khi đo ở những
thành các hình vành khăn có diện tích điểm biên
bằng nhau

IV. THỨ TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


1. Quan sát và kiểm tra hệ thống thí nghiệm theo sơ đồ.
2. Chuẩn bị các dụng cụ đo: áp kế, ẩm kế, ống Pi-tô, phong vũ biểu...
3. Cho quạt chạy và khi đã ổn định thì tiến hành đo vận tốc.
4. Phương pháp đơn giản và phổ biến dùng để xác định vận tốc trung bình trong ống
dẫn như sau :
• Chia mặt cắt ngang của ống thành nhiều hình vành khăn có diện tích bằng nhau I, II,
III (xem hình 5- 2 và 5-3). Mỗi hình vành khăn lại chia thành hai phần có diện tích
bằng nhau theo đường vòng (đường chấm). Các điểm 1, 2, 3 ở trên đường vòng là các
điểm trung bình của các tiết diện I, II, III. Vận tốc đo ở các điểm 1, 2, 3 là vận tốc
trung bình của các diện tích I, II, III. Vì rằng các diện tích đó bằng nhau nên trung
bình số học vận tốc các điểm 1, 2, 3 sẽ là vận tốc trung bình của lưu thể. Nếu số hình
vành khăn càng nhiều thì trị số đo càng chính xác.
Khoảng cách x từ thành ống dẫn đến các điểm 1, 2, 3 được xác định theo công thức
sau :
d 2n − 1
x= (1  ) (5-2)
2 2N
Trong đó : d - đường kính ống dẫn, m;
n - số đường vòng chia hình vành khăn ra 2 phần bằng
nhau (kể từ tâm ống);
N - số diện tích vành khăn.

3
Chú ý : Các vị trí các điểm x1, x2, x3, x4, x5, x6 tính theo công thức trên : dấu "+" đối
với các điểm x ở phía trên trục; dấu "-" đối với các điểm x ở phía dưới trục. Ở trên đoạn ống
dẫn ta bố trí thước chia độ sẵn từ 0 - 200mm ứng với đường kính của ống dẫn khí. Vị trí của
các điểm x được đặt theo kim chỉ trên thước chia độ đó.
Công thức trên rút ra từ điều kiện diện tích I, II, III bằng nhau.
Các giá trị đo được ghi vào bảng

Thứ Giá trị Pw, mm cột cồn Pw trung bình Vận tốc
tự khoảng tại điểm
điểm cách x Lần 1 Lần 2 Lần 3 mm cột N/m2 đo, m/s
đo cồn
1
2
3
4
5
6
7 x = d/2

5. Khi đã thí nghiệm xong thì tắt quạt. Ghi các số liệu vào nhật ký thí nghiệm, báo cáo
với cán bộ hướng dẫn. Dọn vệ sinh sạch sẽ nơi thí nghiệm trước khi ra về.

V. CÂU HỎI KIỂM TRA


1. Phân biệt tốc độ cục bộ, tốc độ tức thời, tốc độ trung bình của dòng chảy trong ống
dẫn?
2. Phân bố tốc độ dòng theo tiết diện ngang của ống dẫn như thế nào khi chảy dòng và
chảy xoáy?
3. Quan hệ giữa tốc độ trung bình và tốc độ cực đại của dòng khi chảy dòng và chảy
xoáy?
4. Cấu tạo và nguyên lý đo tốc độ của ống Pi - tô?

VI. TÍNH TOÁN


1. Xác định khối lượng riêng của không khí ẩm :
B − Pbh 273
 = 1,293 . +  .  bh (5-3)
101325 T
ở đây :

4
B- áp suất phong vũ biểu của không khí ở điều kiện thí nghiệm, N/m2 ;
 - độ ẩm tương đối của không khí, xác định theo ẩm kế và bảng tra.
Pbh - áp suất hơi nước bão hòa, xác định theo nhiệt độ của nhiệt kế khô ở điều kiện thí
nghiệm, N/m2 .
T - nhiệt độ không khí ở điều kiện thí nghiệm, 0K.
bh - khối lượng riêng của hơi bão hòa ở điều kiện nhiệt độ nhiệt kế khô, kg/m3.
101325 - áp suất không khí khô (ở điều kiện tiêu chuẩn), N/m2.
2. Tính vận tốc trung bình:
i =6

W i
Wtb = i =1
,m / s (5-4)
6

3. Quan hệ giữa vận tốc trung bình và vận tốc cực đại :
Wrb
A= (5-5)
Wmax

4. Chuẩn số Rây - nôn :


d .Wrb . 
Re = (5-6)

Trong đó :
d - Đường kính ống dẫn, m;
 - Khối lượng riêng của lưu thể (không khí ẩm), kg.m3
 - Độ nhớt của lưu thể, Ns/m2 (tính theo nhiệt kế khô).

5. Lưu lượng của lưu thể :


Q = WTb .F , m3/s (5-7)

F - Tiết diện ngang của ống dẫn, m2.

6. Cách vẽ đường phân bố vận tốc.


Trên giấy kẻ ly, vẽ mặt cắt dọc của ống dẫn theo tỷ lệ tương xứng và đặt vị trí các
điểm đo ứng với đại lượng x. Lấy vị trí các điểm đo làm gốc và coi bằng "không", ta đặt các
đoạn ứng với vận tốc của các điểm đo. Nối nút các đoạn đó ta được đường cong phân bố vận
tốc.

5
VII. NỘI DUNG BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
1. Mục đích thí nghiệm.
2. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm.
3. Tính toán và vẽ đường phân bố vận tốc.
4. Nhận xét thí nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

You might also like