You are on page 1of 10

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM


------------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


CƠ HỌC CHẤT LƯU

GVHD: TS. Vũ Minh Hùng

Sinh viên: Trần Khánh Ân MSSV: 10PPR110001


Nguyễn Thị Thanh Ngân MSSV: 10PPR110015

Bà Rịa – Vũng Tàu, Tháng 12 Năm 2022


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LUẬT REYNOLDS
I. Số Reynolds

Số Reynolds R là thông số quan trọng để phân loại tính chất dòng chảy. Việc xác
định số Reynolds giúp ta xác định vận tốc tới hạn của chất lỏng. Vận tốc tới hạn
được định nghĩa như là vận tốc mà ở đó dòng chảy chuyển từ dạng dòng chảy tầng
sang dạng dòng chảy rối. Osborne Reynolds chứng minh rằng có thể tạo hai loại
dòng chảy trong một ống dẫn. Ông ta cố gắng phân loại dòng chảy trong ống mà
không có sự tham gia của kích thước và loại ống bằng một đại lượng không thứ
nguyên, đó là số Reynolds.

Dòng chảy tầng (Laminar flow regime): Là dòng chảy mà trong đó chất lỏng (khí)
di chuyển thành từng lớp, không có sự hòa trộn và không có các xung động (nghĩa
là thay đổi vận tốc và áp suất nhanh và hỗn độn). Trong điều kiện này, các dòng
chảy có màu sẽ vạch thành các đường rõ nét. Có một tỉ lệ thuận giữa độ suy giảm
năng lượng (sụt áp-pressure drop) và vận tốc dòng chảy. Vùng này có số Reynolds
nhỏ hơn 2300.

Vùng dòng chảy trung gian (Transional flow regime): Là vùng mà không có mối
quan hệ rõ rệt giữa độ suy giảm năng lượng (sụt áp) và vận tốc dòng chảy. Số
Reynolds nằm trong khoảng 2300 đến 4000.

Dòng chảy rối (Turbulent flow regime): Dòng chảy tầng chỉ tồn tại đến một giá trị
nào đó của số Reynolds, khi vượt quá giá trị này dòng chảy sẽ chuyển sang dòng
chảy rối. Gía trị tới hạn của số Reynolds phụ thuộc vào từng dạng chảy cụ thể
(dòng chảy trong ống tròn, sự chảy bao quanh quả cầu...). Trong trạng thái này, các
phần tử chất lỏng chảy theo các quĩ đạo hỗn loạn, đan xen vào nhau. Như vậy,
không thể tạo các dòng chảy có màu rõ nét. Độ suy giảm năng lượng tỉ lệ với bình
phương vận tốc. Số Reynolds lớn hơn 4000.
Số Reynolds được xác định bằng công thức:
𝜌. 𝑢. 𝑑 (1)
𝑅=
𝜇
Trong đó: ρ là mật độ chất lỏng [kg/m ], u là vận tốc [m/s], μ là độ nhớt động lực
3

học, d là đường kính ống [m]. Điều này chứng tỏ số Reynolds là đại lượng biểu thị
độ lớn tương đối giữa ảnh hưởng gây ra bởi lực quán tính và lực ma sát trong (tính
nhớt) lên dòng chảy.

Độ nhớt động học (kinematic viscosity) 𝑣 và độ nhớt động lực học (dynamic
viscosity) 𝜇 có mối quan hệ:
𝜇 (2)
𝑣=
𝜌
Vậy:
𝒖. 𝒅 (3)
𝑹=
𝒗
Vì độ nhớt phụ thuộc nhiệt độ nên cần xác định nhiệt độ của nước và tra bảng độ
nhớt tương ứng.

Tham khảo:

- Độ nhớt động học của nước ở 20oC: 𝑣 = 1 centistokes(cSt) = 10−6 m2 /s.

- Đường kính trong của ống: 𝑑 = 10 mm.

II. Thực hành phân loại vùng dòng chảy và xác định số Reynolds
1. Đổ khoảng 100 ml nước và 1 ml thuốc đỏ vào bình chứa nước màu
2. Đặt mũi tiêm nước mầu vào tâm của miệng ống quan sát mầu
3. Đóng van điều khiển lưu lượng
4. Bơm nước vào bình chứa cho đến khi nước tràn ra, hứng nước tràn bằng
xô nhựa.
5. Đóng và mở van điều khiển vài lần để xả nước qua ống quan sát
6. Mở từ từ van kim tiêm nước mầu cho đến khi thu được một dòng chảy
mầu nhỏ
7. Điều chỉnh van lưu lượng cho đến khi quan sát thấy đường song song tạo
bởi nước mầu (dòng chảy tầng)
8. Tăng dần lưu lượng để quan sát sự biến đổi dòng chảy
9. Chú ý, trong quá trình cho nước chảy đi qua ống quan sát thì điều chỉnh
van cấp nước vừa đủ để lượng nước tràn không quá lớn.
10.Lưu lượng nước được đo bằng số nước chảy vào một bình chia độ trong
một thời gian được xác định bằng đồng hồ bấm giây.

III. Phân tích số liệu

Bảng số liệu:
Vùng chảy quan sát Thể tích nước (m3) Thời gian (s)
được
Chảy tầng 115.10−6 9.11
Chảy trung gian 210.10−6 9.05
Chảy rối 331.10−6 9.07

Bảng kết quả:


Vùng chảy Lưu lượng Q Vận tốc (m/s) Số Reynolds
(m3/s) u=Q/r2π

Chảy tầng 1,262.10−5 0.148 1480


Chảy trung gian 2,321.10−5 0.295 2950
Chảy rối 3.649.10−5 0.465 4650

Đồ thị lưu lượng với Số Reynolds:


Đồ thị lưu lượng và số Reynold
5000
4500
4000
3500
Số Reynold

3000
2500
2000
1500
1000
500
0
0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Q
Trả lời các câu hỏi:
1. Số Reynolds thay đổi thế nào theo sự tăng lưu lượng?
- Lưu lượng của dòng chảy càng lớn số Reynolds càng tăng
2. Khoảng giá trị của số Reynolds cho trạng thái chảy chuyển tiếp?
- Giá trị của số Reynolds cho trạng thái chuyển tiếp là 2950
3. Giá trị này có phù hợp với quan sát của Reynolds?
- Giá trị này có phù hợp với quan sát của Reynolds vì theo Reynolds
khoảng giá trị cho trạng thái chuyển tiếp là từ 2300 đến 4000
NGHIÊN CỨU TỔN HAO NĂNG LƯỢNG DÒNG CHẢY DO MA SÁT
TRONG ỐNG, TẠI CÁC VAN VÀ CÁC ĐOẠN ỐNG KHUỶU

I. Lý thuyết:

Việc phân loại trạng thái chảy tầng và chảy rối của dòng chảy được thể hiện qua số
Reynolds. Số Reynolds được xác định bằng công thức:
𝜌. 𝑢. 𝑑 (1)
𝑅𝑒 =
𝜇
Trong đó: ρ là mật độ chất lỏng [kg/m ], u là vận tốc [m/s], μ là độ nhớt động lực
3

học[kg/m.s], D là đường kính ống[m].

Độ nhớt động học η và độ nhớt động lực học μ có mối quan hệ:
𝜇 (2)
𝜂=
𝜌
Vậy:
𝑢. 𝐷 (3)
𝑅𝑒 =
𝜂
Giá trị độ nhớt động học của nước tại 20 C là: 10-6 m2 /s
o

Dòng chảy trong hai ống như nhau về hình học sẽ là như nhau nếu số Reynolds là
như nhau. Dòng chảy trong ống có lòng trong gồ ghề sẽ bị tổn hao năng lượng do
ma sát, gây ra hiện tượng sụt áp. Với dòng chảy tầng, có một tỉ lệ thuận giữa độ
suy giảm năng lượng (sụt áp-pressure drop) và vận tốc dòng chảy. Với dòng chảy
rối, độ suy giảm năng lượng tỉ lệ với bình phương vận tốc. Một trong các công
thức quan trọng để xác định hệ số ma sát này là định luật Darcy-Weisbach:

𝐿 𝑢2 (4)
∆ℎ = 𝑓 ( ) ( )
𝐷 2. 𝑔
∆ℎ = ℎ2 − ℎ1 (5)
Từ đó ta có hệ số ma sát:
𝐷 2. 𝑔 (6)
𝑓 = ∆ℎ ( ) ( 2 )
𝐿 𝑢
Ở đây:

h1: độ cao cột nước ở đầu ống [m].


h2: độ cao cột nước ở cuối ống [m].
Δh: độ sụt áp [m].
f: hệ số ma sát [không thứ nguyên].
L: độ dài của ống [m].
D: đường kính trong của ống [m].
u: vận tốc trung bình của chất lỏng [m/s].
𝑔: gia tốc trọng trường [m/s].

Lưu lượng và vận tốc của chất lỏng liên hệ với nhau bởi:

𝜋. 𝐷2 (7)
𝑄 = 𝐴. 𝑢 = .𝑢
4
với A là tiết diện ống [m2].

Bên cạnh hiện tượng sụt áp do ma sát, sụt áp cũng diễn ra tại các thiết bị được gắn
trên ống như van (valve), hay tại các điểm chuyển dòng như các đoạn ống khuỷu
(elbow), tee (ống chữ T) và ống mở rộng (abrupt widening). Độ sụt áp trong các
trường hợp này thông thường được xác định bằng thực nghiệm:

𝑢2 (8)
∆ℎ = 𝐾 ( )
2𝑔
Với K là hệ số tổn thất thực nghiệm không thứ nguyên.

II. Nghiên cứu độ sụt áp trong các loại ống nhám, ống trơn, tại các van và các
đoạn ống chuyển dòng.

Thao tác:

Nghiên cứu độ sụt áp của dòng chảy qua ống nhám số 2 đường kính trong 17mm:

1. Mở các thiết bị và phần mềm AFTC dùng để đo độ chênh áp dòng chảy.


2. Mở van an toàn trên thiết bị cấp nước (Hydraulic Bench). Mở van cầu
V1 và van lưu lượng 23. Đóng các van cầu còn lại.
3. Bật bơm và chờ đến khi trong ống không còn không khí.
4. Đấu các đầu sensor đo áp suất dòng vào vị trí đầu vào và đầu ra của ống
số 2. Chiều dài L ở các phương trình (4) và (6) do đó sẽ là khoảng cách
giữa 2 điểm đặt sensor đo áp suất: L=995 mm. Mở van không khí ở phía
sau để đẩy hết bọt khí trong các ống đo áp suất dòng, chú ý hứng nước
thoát ra bằng một cái chậu.
5. Điều chỉnh lưu lượng dòng chảy bằng cách bấm vào mũi tên lên hoặc
xuống trên núm điều chỉnh trên máy tính để có giá trị 𝑄 khác nhau: 10,
20, 30, 40, 50 [l/min].
6. Đọc và ghi giá trị ℎ1 , ℎ2 và ∆ℎ tương ứng.

Tiếp tục nghiên cứu độ sụt áp của dòng chảy qua các loại ống, các loại van và các
đoạn ống khuỷu sau đây bằng cách làm các bước tương tự như trên:

• Ống nhám số 3 đường kính trong 23mm. L=995 mm.


- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• Ống trơn số 4 đường kính trong 6,5mm. L=987 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 5, 10, 15, 20, 25 [l/min].
• Ống trơn số 5 đường kính trong 16,5mm. L=995 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• Angle seat valve số 7, ống có đường kính trong 16,5 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• Gate valve số 8, ống có đường kính trong 26,5 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• Diaphragm valve số 10, ống có đường kính trong 20 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• 45 Elbow số 20, ống có đường kính trong 20 mm.
o

- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].
• 2 x 90oElbow số 17, ống có đường kính trong 20 mm.
- Điều chỉnh các giá trị lưu lượng 𝑄: 10, 20, 30, 40, 50 [l/min].

Phân tích kết quả:

A. Sụt áp do ma sát với thành trong của ống


1. Tính vận tốc dòng chảy 𝑢 theo phương trình (7). Tính hệ số Reynolds 𝑅𝑒
theo phương trình (2) và (3). Tính hệ số ma sát 𝑓 cho các lưu lượng khác
nhau theo phương trình (6). Điền vào bảng sau các giá trị tính được cho TN
trên các ống số 2:
∆ℎ
𝑄 𝑄 u
(mm Re f Kiểu chảy
(l/min) (m3/s) (m/s)
H2O)

13.5 2.2545× 10−4 4 180 68000 3.7673× 10−3 Chảy rối

14.2 2.3714× 10−4 4.2 200 71400 3.7968× 10−3 Chảy rối

15.1 2.5217× 10−4 4.4 220 74800 3.8054× 10−3 Chảy rối

17.4 2.9058× 10−4 5 740 85000 9.9123× 10−3 Chảy rối

18.3 3.0561× 10−4 5.2 320 88400 3.963× 10−3 Chảy rối

18.6 3.1062× 10−4 5.3 350 90100 4.1725× 10−3 Chảy rối

Công thức và đổi đơn vị:

• Lưu lượng Q: 1/min = 1.67× 10−5 𝑚3 /𝑠


𝑢𝐷
• Số Reynolds: Re =
ŋ
−6 2
ŋ = 10 𝑚 /𝑠 (tại 20°C)
D = 17 mm = 17×10−3 m
𝐷 2.𝑔
• Hệ số ma sát: f = Δh ( ) ( )
𝐿 𝑢2
Δh: độ sụt áp [m].
f: hệ số ma sát [không thứ nguyên].
L: độ dài của ống [m] = 995 m
D: đường kính trong của ống [m].
u: vận tốc trung bình của chất lỏng [m/s].
g: gia tốc trọng trường [m/s] = 9.8 m/s.
2. Thể hiện đồ thị các đường Δh phụ thuộc u của TN trên ống nhóm số 2.

Đồ thị các đường Δh phụ thuộc vào u


800

700

600

500
Δh

400

300

200

100

0
3.5 3.7 3.9 4.1 4.3 4.5 4.7 4.9 5.1 5.3 5.5

You might also like