You are on page 1of 10

Lớp: 21128CL1B GV phụ trách: TS.

Trần Thị Nhung 27/03/2023


Nhóm: 03
Tên thành viên: Phạm Thành Lợi - 21128045
Hồ Đắc Tài - 21128071

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA LÝ


BÀI 8: ĐỘ NHỚT VÀ PHÂN TỬ KHỐI CỦA POLYMER
I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM
- Trình bày được các khái niệm và cách tính các loại độ nhớt của chất lỏng.
- Giải thích được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng nhớt kế Ostwald.
- Xác định được phân tử khối của polymer bằng phương pháp đo độ nhớt.
II. GIỚI THIỆU
Phân tử khối chất polymer có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau dựa
vào sự phụ thuộc của một tính chất vật lí nào đó của hợp chất polymer vào phân tử
khối của nó. Các đặc trưng đó có thể là áp suất thẩm thấu, độ phân tán ánh sáng, độ
nhớt, độ giảm nhiệt độ đông đặc, độ tăng nhiệt độ sôi v.v... của dung dịch polymer.
Phương pháp đo độ nhớt là phương pháp đơn giản về mặt thực nghiệm, đồng thời cho
phép đánh giá phân tử khối trong khoảng tương đối rộng (M = 104 – 106), tuy phương
pháp này không hoàn toàn chính xác.
Trước hết ta hãy xét một số định nghĩa chung về độ nhớt như: độ nhớt tuyệt đối, độ
nhớt tương đối, độ nhớt riêng, độ nhớt rút gọn và độ nhớt đặc trưng.
Độ nhớt tuyệt đối (η)
Theo định luật Poadơi, nếu một chất lỏng chảy qua một mao quản chiều dài L(cm),
bán kính r (cm) dưới tác dụng của áp suất P (đin/cm2), sau thời gian t chảy qua được
một thể tích V, thì độ nhớt tuyệt đối được tính theo công thức sau:
𝜋𝑃𝑟 4
𝜂= 𝑡 (1)
8𝐿𝑉

Nếu chất lỏng chảy qua mao quản chỉ do tác dụng trọng lực của nó, thì
𝑃 = 𝑔𝐻𝑑 (2)
g – gia tốc trọng trường
H – hiệu chiều cao mức dung dịch trong mao quản
d – tỷ trọng dung dịch
Thay giá trị P từ (2) vào (1) ta có:
𝜋𝑔𝐻𝑑𝑟 4
𝜂= 𝑡
8𝐿𝑉
𝑑𝑦𝑛𝑒 𝑐𝑚4 ∙ 𝑠 𝑑𝑦𝑛𝑒.𝑠
Đơn vị của 𝜂 = ∙ = = 𝑝𝑜𝑖𝑠𝑒
𝑐𝑚2 𝑐𝑚 ∙ 𝑐𝑚3 𝑐𝑚2

Nếu các phép đo được thực hiện trong cùng một nhớt kế, thì các đại lượng V, L, H, r
là các giá trị không đổi.
Khi đó 𝜂 = 𝑘𝑑𝑡 (3)
𝜋𝑔𝐻𝑟 4
Trong đó 𝑘 = được gọi là hằng số của nhớt kế. k được tính theo thời gian mà
8𝐿𝑉
chất lỏng có độ nhớt biết sẵn chảy qua nhớt kế.
𝜂𝑜
𝑘= (4)
𝑑𝑜 𝑡𝑜

ηo, do, to là độ nhớt, tỷ trọng và thời gian chảy của chất lỏng chuẩn.
Biết K sẽ xác định được độ nhớt tuyệt đối của chất lỏng theo hệ thức (3), trong đó t là
thời gian chảy trung bình của chất lỏng đó.
Độ nhớt tương đối (ηtđ)
Để xác định phân tử khối polymer người ta không cần biết giá trị độ nhớt tuyệt đối,
mà chỉ cần biết độ nhớt tương đối của dung dịch polymer.
𝜂𝑑𝑑
𝜂𝑡đ = (5)
𝜂𝑑𝑚

Muốn xác định độ nhớt tương đối cần biết thời gian chảy qua mao quản của nhớt kế ở
nhiệt độ xác định của cùng một lượng dung dịch (t) và dung môi (to). Nếu xem tỷ
trọng của dung dịch và dung môi là bằng nhau (khi dung dịch tương đối loãng) thì từ
(3) rút ra:
𝑡
𝜂𝑡đ = (6)
𝑡𝑜

Độ nhớt riêng (ηr)


Độ nhớt riêng là tỉ số giữa hiệu số độ nhớt của dung dịch và dung môi trên độ nhớt
của dung môi. Độ nhớt riêng được xác định bằng hệ thức:
𝑡−𝑡𝑜
𝜂𝑟 = = 𝜂𝑡đ − 1 (7)
𝑡𝑜
Độ nhớt rút gọn (ηrg)
Độ nhớt rút gọn là tỉ số của độ nhớt riêng dung dịch với nồng độ của nó (nồng độ của
dung dịch polymer thường được biểu diễn bằng số gam polymer trong 100 mL dung
môi):
𝜂𝑟
𝜂𝑟𝑔 = (8)
𝐶

Độ nhớt đặc trưng ([η])


Độ nhớt đặc trưng là giới hạn của độ nhớt rút gọn, khi nồng độ của dung dịch tiến tới
zero:
ηr
[η] = lim𝑐→0 (9)
C

Để ước lượng phân tử khối chất polymer ngƣời ta sử dụng hệ thức Mark-Houwink
biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ nhớt đặc trưng và phân tử khối chất polymer.
[𝜂] = 𝐾𝑀𝑎 (10)
K và a là hằng số phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ, a thường có giá trị
trong khoảng 0,5 đến 0,8.
Độ nhớt đặc trưng được xác định bằng thực nghiệm như sau:
Pha một loạt dung dịch polymer có nồng độ phần trăm từ rất nhỏ đến lớn dần (nồng
độ cao nhất không quá 1g/100 mL dung môi). Sau khi đã xác định độ nhớt tương đối
của mỗi dung dịch, tính độ nhớt rút gọn cho mỗi dung dịch, rồi xây dựng đồ thị
𝜂𝑟
= 𝑓(𝐶) như trong hình 1.
𝐶

Đoạn thẳng mà đường biểu diễn cắt trục tung sẽ cho ta độ nhớt đặc trưng.

Hình 1. Sự phụ thuộc của độ nhớt rút gọn vào nồng độ


Nếu biết các giá trị của K và a, bằng thực nghiệm xác định [η] ta có thể tính được
phân tử khối M của polymer.
Giá trị K và a đối với một số hệ polymer – dung môi cho sẵn trong các tài liệu tra cứu.
Nhớt kế Ostwald

Nhớt kế Ostwald có hình chữ U, một bên có mao quản


đường kính khoảng 0,6 – 0,8 mm. Phần trên của mao
quản nối liền với một hay hai bầu thể tích khoảng 1–2
mL.
Nhớt kế Ostwald dùng để xác định độ nhớt với từng
nồng độ xác định. Thể tích dung dịch dùng cho mỗi
một lần đo phải hoàn toàn bằng nhau.

Hình 2. Nhớt kế Ostwald

III. THỰC NGHIỆM


1) Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng


Nhớt kế Ostwald 2
Dung dịch PVA 1.0% 300mL
Cốc 100mL 4
Acetone (rửa nhớt kế) 50mL
Pipet 10mL 2
2) Quy trình thí nghiệm

IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


1) Kết quả thô
Bảng 1. Thời gian đo được khi nước và dung dịch PVA có các nồng độ khác nhau
chảy từ ngấn A đến ngấn B

Số Nồng độ Thời gian chảy (s)


TT %
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Trung
bình

1 Nước 21,53 21,61 21,64 21,72 21,59 21,62

2 PVA 0,5% 34,09 34,05 33,90 33,92 33,97 33,99

3 PVA 0,4% 31,08 31,01 30,95 31,11 30,97 31,02

4 PVA 0,3% 27,97 28,03 28,09 28,01 27,91 28,00


5 PVA 0,2% 25,34 25,45 25,39 25,42 25,37 25,39

6 PVA 0,1% 23,17 23,24 23,12 23,27 23,09 23,18


2) Kết quả sau xử lý
Sử dụng các công thức sau để tính toán:
𝑡
- Độ nhớt tương đối: 𝜂𝑡đ =
𝑡𝑜
𝑡−𝑡𝑜
- Độ nhớt riêng: 𝜂𝑟 = = 𝜂𝑡đ − 1
𝑡𝑜
𝜂𝑟
- Độ nhớt rút gọn: 𝜂𝑟𝑔 =
𝐶
Bảng 2. Giá trị độ nhớt tương đối, độ nhớt riêng, độ nhớt rút gọn của PVA theo các
nồng độ
STT Nồng độ % Thời gian 𝜂𝑡đ 𝜂𝑟 𝜂𝑟𝑔
chảy (s)
1 Nước 21,62 1,000 0 -

2 PVA 0,5% 33,99 1,572 0,572 1,144

3 PVA 0,4% 31,02 1,435 0,435 1,088


4 PVA 0,3% 28,00 1,295 0,295 0,984

5 PVA 0,2% 25,39 1,175 0,175 0,873

6 PVA 0,1% 23,18 1,072 0,072 0,722

𝜂𝑟
𝐶

C (%)

ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐỘ NHỚT RÚT GỌN VÀO
NỒNG ĐỘ
Theo hệ thức Mark – Houwink: [𝜂] = 𝐾𝑀𝑎
Từ đồ thị ta có: [𝜂] = 0,6451
Tra cứu được: 𝐾 = 5,43.10−4 (𝑚𝐿/𝑔); 𝑎 = 0,64
𝑎 [𝜂] 0,64 0,6451
Suy ra M = √ = √5,43 × 10−4 = 63740,8 (g/mol)
𝐾

3) Nhận xét kết quả


- Dung dịch có nồng độ càng cao thì thời gian chảy càng lớn do độ nhớt tăng lên,
độ nhớt tương đối và độ nhớt riêng càng tăng.
4) Các khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm và biện pháp khắc
phục:
Khó khăn:
- Pha nồng độ chưa chính xác dẫn đến tính phân tử khối của PVA không đúng so
với thực tế.
- Khó khăn trong việc canh đúng ngấn A và B để dừng.
- Khó khăn trong việc vệ sinh và bảo quản dụng cụ.
Biện pháp:
- Cần cẩn thận hơn khi thực hiện thí nghiệm.
V. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của các loại độ nhớt tuyệt đối, độ nhớt
tương đối, độ nhớt rút gọn, độ nhớt riêng, độ nhớt đặc trưng.

Các loại độ nhớt Khái niệm Ý nghĩa


Độ nhớt tuyệt đối Là lực tiếp tuyến trên một đơn Đặc trưng cho ma sát giữa
(η) vị diện tích bề mặt cần thiết để các phần tử khí chuyển
di chuyển một lớp chất lỏng động, có mối quan hệ chặt
qua một mao quản chiều dài chẽ với vận tốc của một
L(cm), bán kính (cm) dưới tác chất lỏng trong cùng điều
dụng của áp suất P sau một kiện áp suất, chiều dài,thể
thời gian chảy t qua một thể tích.
tích V.

Độ nhớt tương đối Là tỉ số của độ nhớt dung dịch Đặc trưng cho ma sát giữa
(ηtđ) trên độ nhớt dung môi. Nếu các phần tử khí chuyển
xem tỷ trọng của dung dịch và động, có mối quan hệ chặt
dung môi bằng nhau thì độ chẽ với vận tốc của một
nhớt tương đối là tỷ số giữa t chất lỏng trong cùng điều
và to. kiện áp suất, chiều dài,thể
tích.

Độ nhớt rút gọn Tỉ số của độ nhớt riêng dung Cho biết ảnh hưởng của
(ηrg) dịch với nồng độ của nó (nồng nồng độ đến độ chảy của
độ của dung dịch polymer chất tan trong dung dịch.
thường được biểu diễn bằng số
gam polymer trong 100 mL
dung môi).

Độ nhớt riêng Là tỉ số giữa hiệu số độ nhớt So sánh thời gian chảy


(ηr) của dung dịch và dung môi riêng của chất tan trong
trên độ nhớt của dung môi. dung dịch và thời gian
chảy của dung môi.

Độ nhớt đặc trưng Là giới hạn của độ nhớt rút Để ước lượng phân tử khối
([η]) gọn, khi nồng độ của dung của polymer qua hệ thức
dịch tiến tới 0. Mark-Houwink.

2. Trình bày cách xác định độ nhớt đặc trưng của một dung dịch polymer bằng
nhớt kế Ostwald và cách tính phân tử khối của một polymer.
Cách xác định độ nhớt:
- Tiến hành pha loãng dung dịch PVA 1% ban đầu thành dung dịch với nồng độ lần
lượt 0.5%, 0.4%, 0.3%, 0.2%, 0.1%.
- Tráng nhớt kế bằng nước cất.
- Dùng pipet tiến hành hút 7mL nước cất vào nhánh không có mao quản.
- Dùng quả bóp cao su đẩy nước qua nhánh có mao quản lên quá mức A 1 ít sau đó
để nước chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm thời gian nước chảy từ A tới B. Lặp
lại thí nghiệm 5 lần.
- Tiến hành tương tự với từng dung dịch PVA từ 0.1 – 0.5% . Đo lấy giá trị t trung
bình.
Cách tính phân tử khối:
- Tính độ nhớt riêng từ giá trị t đo được.
- Vẽ đồ thị f(C), xác định độ nhớt đặc trưng là đường biểu diễn cắt trục tung
- Tra cứu hệ số a và K. Từ đó ta ước lượng được phân tử khối của polymer thông
qua hệ thức Mark-Houwink.
3. Những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đến độ nhớt tuyệt đối của một
dung dịch polymer: nồng độ, nhiệt độ, phân tử khối polymer, độ phân nhánh,
tương tác giữa polymer và dung môi.
- Nồng độ: Khi tăng nồng độ của dung dịch polymer thì giữa chúng có lực ma sát
lớn dẫn đến thời gian (t) mà dung dịch chảy qua một thể tích (V) sẽ tăng lên.
⇒ Độ nhớt tuyệt đối tăng vì độ nhớt tỉ lệ thuận với thời gian (t). Bên cạnh đó,
dung môi cũng ảnh hưởng đến độ nhớt do khả năng trương của polymer trong
dung môi.
- Nhiệt độ: Đối với chất lỏng, khi tăng nhiệt độ, các phân tử chuyển động cách xa
nhau, giảm lực liên kết giữa phân tử.Do đó độ nhớt giảm.
- Phân tử khối polymer: Phân tử khối của polymer nhỏ thì độ nhớt tuyệt đối của
polymer sẽ nhỏ. Điều này xảy ra khi có quá trình phá hủy phân tử (cracking cơ –
hóa) và đòi hỏi phải có nhiệt độ cao và ứng suất lớn vì vậy làm cho độ nhớt giảm
đi và sự chảy được thúc đẩy nhanh hơn.
- Độ phân nhánh: Trong quá trình chảy các phân tử sẽ duỗi dài theo hướng chảy
cho đến đến khi xác lập được các giá trị cân bằng của hình thái sắp xếp duỗi
thẳng. Sự duỗi thẳng của các đại phân tử và sự dịch chuyển của chúng trong trạng
thái này tỉ lệ thuận với sự tăng độ nhớt tuyệt đối của chúng.
- Tương tác giữa polymer và dung môi: Sự tương tác càng cao thì độ nhớt càng lớn.

☺ Bảng phân công công việc:

Phạm Thành Lợi Làm báo cáo phần I, II, V, thực hiện chuẩn độ

Hồ Đắc Tài Làm phần III, IV, rửa dụng cụ, pha hóa chất

You might also like