You are on page 1of 4

BM Hóa lý Đại học Bách Khoa Hà Nội

HẤP PHỤ
I. Mục đích:
Dùng phương pháp đo sức căng bề mặt (SCBM) của dung dịch để nghiên cứu sự hấp phụ
trong dung dịch.

Xác định các hằng số  và K trong phương trình Langmuir đối với quá trình than hoạt
tính hấp phụ rượu butylic C4H9OH từ dung dịch.
II. Cơ sở lý thuyết:
II.1. Quan hệ giữa sức căng bề mặt và nồng độ của dung dịch:
Khi hoà tan chất hoạt động bề mặt vào nước thì các phân tử chất tan sẽ được hấp phụ trên
bề mặt phân chia lỏng - khí. Chính sự hấp phụ đó làm giảm SCBM của dung dịch.
Nồng độ chất hoạt động bề mặt càng lớn thì độ hấp phụ càng lớn và sức căng bề mặt càng
nhỏ. Do đó, nếu bằng cách nào làm giảm nồng độ dung dịch thì độ hấp phụ lỏng - khí giảm và
SCBM của dung dịch sẽ tăng.
Ở mỗi nhiệt độ, SCBM của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ chất hoạt động bề mặt theo
phương trình thực nghiệm Szyszkowski:
 = 0 – a.ln (1 + b.C) (1)
Trong đó: , 0 là SCBM của dung dịch ở nồng độ C (mol/L) và của dung môi (nước)
nguyên chất (C = 0); a,b là các hằng số thực nghiệm.
Dựa vào phương trình Szyszkowski, có thể thiết lập đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 
và C của dung dịch cho trước (đường chuẩn). Có thể sử dụng đường chuẩn này để xác định
nồng độ C’ của một dung dịch có giá trị SCMB ' đã biết.
Trong bài này chúng ta sẽ đo SCBM của dung dịch H2O - C4H9OH ở các nồng độ khác
nhau (nồng độ cụ thể xem ở phần thực nghiệm ).
Từ số liệu thu được, lập đồ thị đường chuẩn “ - C” (hình 1).
s

s0

s’
s1

0 C’ C1 C

Hình 1. Đồ thị đường chuẩn  - C


Sau đó cho một chất hấp phụ rắn vào các dung dịch trên. Chất rắn sẽ hấp phụ C4H9OH, do
đó làm giảm nồng độ dung dịch.

1
Sau khi quá trình hấp phụ đạt cân bằng, lọc bỏ chất hấp phụ rắn. Đo sức căng bề mặt của
dung dịch sau lọc. Dựa vào đường chuẩn, suy ra nồng độ dung dịch sau hấp phụ. Quan trọng
nhất là làm sao xác định được nồng độ sau hấp phụ chính xác.
Độ hấp phụ tính theo công thức:

Ct - CS
G= ´V (mol.g-1)
m
Trong đó: Ct, Cs (mol .L-1 ): nồng độ dung dịch trước và sau hấp phụ
V (lít): thể tích dung dịch đã dùng
m (g): khối lượng chất hấp phụ rắn
(Chú ý: Cs chính là nồng độ chất tan khi hấp phụ đạt cân bằng).
II.2. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir:
- Quá trình hấp phụ trong dung dịch tuân theo phương trình Langmuir:

K.C
G = G¥ (mol.g-1)
1+ K.C
C C 1
hay = + (g.L-1)
G G¥ K.G¥

Trong đó:  (mol.g-1): độ hấp phụ ứng với nồng độ dung dịch khi hấp phụ đạt cân bằng (Cs),
 (mol.g-1): độ hấp phụ cực đại, K (L.mol-1): hằng số cân bằng hấp phụ, , K: các hằng số
của phương trình Langmuir.
Để đánh giá khả năng hấp phụ của một chất rắn đối với một dung dịch người ta xác định
giá trị  và K.

Muốn xác định các đại lượng đó ta lập đồ thị quan hệ C/= f(C) trên cơ sở thực nghiệm.
Đường biểu diễn quan hệ này là một đường thẳng (hình 2 ).

C
G

a
A

O
0 C

Hình 2. Đồ thị xác định K và 

Từ đồ thị thực nghiệm xác định được góc  và đoạn OA, từ đó xác định được  và K
theo các biểu thức:

2
1
𝑡𝑎𝑛𝛼 = Γ

1
và 𝑂𝐴 = 𝐾.Γ

III. Thực hành:


III.1. Dụng cụ hoá chất:
- Bộ dụng cụ đo sức căng bề mặt (hình 3).

2 3
1
5

9 6
4

7
8

Hình 3. Sơ đồ hệ thống đo sức căng bề mặt theo phương pháp áp suất bọt khí lớn nhất. (1) Bình
chứa mẫu; (2) Mao quản; (3) Khớp nối T; (4) Bể ổn nhiệt; (5) Nhiệt kế; (6) Bình giảm áp; (7) Khóa
điều chỉnh tốc độ giảm áp; (8) Cốc chứa nước; (9) Manomet.
- 4 bình tam giác (100 mL) có nút nhám có đánh số từ 1 → 4 dùng để tiến hành quá trình
hấp phụ và 4 bình tam giác (100 mL) được đánh số từ 1’ → 4’ dùng để đựng dung dịch sau hấp
phụ; 4 phễu thủy tinh, giấy lọc.
- Burét lấy 25 mL rượu butylic với các nồng độ khác nhau
- Than hoạt tính (dạng bột)
- Dung dịch rượu butylic có các nồng độ: 0,1; 0,2 ; 0,3 ; 0,4 M
Trước khi thí nghiệm các bình tam giác phải khô sạch và than đã được sấy.
III.2. Phương pháp đo sức căng bề mặt:
Dụng cụ được mô tả trên hình 3 cho phép đo sức căng bề mặt của dung dịch thông qua
chiều cao h đọc được trên manomet (9) dựa trên mối quan hệ đơn giản sau :
h = K’. 
K’ là hằng số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ không đổi thì h tỷ lệ thuận với .
Trong bài này lẽ ra phải vẽ đồ thị chuẩn “ - C”, hình 1, nhưng nhờ quan hệ trên, ta chỉ cần vẽ
đồ thị “h – C”, hình 4, mà không cần xác định giá trị của . Mặt khác, để xác định giá trị , chỉ
cần biết nồng độ trước và sau khi hấp phụ Ct và Cs (suy từ đồ thị “h – C”).
Nguyên tắc làm việc của dụng cụ đo SCBM (hình 3) như sau: Cho chất lỏng cần đo vào
ống (1). Cắm mao quản (2) vào ống (chú ý: Đầu mao quản chỉ vừa chạm vào bề mặt chất lỏng).
Đặt ống (1) có cắm mao quản vào cốc (4) để ổn định nhiệt độ. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế (5).

3
Trong suốt quá trình đo, nhiệt độ phải ổn định. Trước khi đo phải kiểm tra nút và các ống
nối, khoá đảm bảo kín.
Sau khi đã đảm bảo ổn định nhiệt độ, mở khoá (7) từ từ để nước ở bình giảm áp (6) chảy
xuống cốc (8). Khi đó áp suất trong hệ nhỏ hơn áp suất ngoài. Độ chênh lệch áp suất được phản
ánh bởi độ cao h của manomet (9). Khống chế để trong khoảng 10  20 giây mới có 1 bọt khí
thoát ra. Khi có bóng khí thoát ra từ mao quản (2) thì h có giá trị lớn nhất. Ghi giá trị h đó.

h0

h’
h1

0 C’ C1 C

Hình 4. Đồ thị đường chuẩn h - C


III.3. Trình tự tiến hành thí nghiệm:
Cân vào 4 bình tam giác (1- 4) mỗi bình đúng 1 gam than hoạt tính và cho vào mỗi bình
đó 25 mL dung dịch có các nồng độ trên (dùng burét). Lắc bằng máy lắc để tăng tốc độ hấp
phụ. Để hấp phụ khoảng 60 phút.
Đo giá trị ho của nước cất và 4 giá trị h của 4 dung dịch nồng độ trên. Thể tích nước cất và
mỗi dung dịch cần lấy giống nhau để tình trạng đo của các mẫu gần được như nhau.
Chú ý:
+ Đo dung dịch loãng trước, đặc sau.
+ Giá trị ho và h phải đọc rất cẩn thận để giảm bớt sai số khi dựng đồ thị chuẩn “h – C”.
+ Giữ tốc độ nhỏ giọt của nước trong bình giảm áp (6) không đổi trong suốt quá trình thí
nghiệm.
+ Đo xong tráng mao quản và ống đựng dung dịch bằng nước cất, vẩy sạch.
Sau khoảng 60 phút có thể coi hấp phụ đã đạt được cân bằng. Đem hỗn hợp trong các bình
(1- 4) lọc qua phễu lọc vào các bình tương ứng (1'- 4').
Đo giá trị h ứng với dung dịch ở các bình 1'- 4'. Trình tự đo loãng trước, đặc sau. Số liệu h
thu được dùng để xác định Cs (nồng độ cân bằng) suy từ đồ thị chuẩn'' h- C''.
IV. Câu hỏi:
1. Tại sao trong quá trình thực nghiệm phải giữ nhiệt độ ổn định và phải đảm bảo nhiệt độ các
bình hấp phụ và nhiệt độ các dung dịch là như nhau?
2. Giải thích xem khi cho than vào dung dịch, quá trình chuyển dịch chất tan C4H9OH dẫn đến
thay đổi sức căng bề mặt như thế nào?
3. Manomet (9) trong dụng cụ đo có thể đặt nghiêng. Đặt nghiêng có lợi gì?

You might also like