You are on page 1of 4

BM Hóa lý Đại học Bách Khoa Hà Nội

ĐỘ NHỚT
I. Mục đích:
Xác định độ nhớt và độ nhớt đặc trưng của dung dịch cao phân tử polyethylene glycol
trong nước.
II. Cơ sở lý thuyết.
Trước khi tiến hành đo độ nhớt của dung dịch cao phân tử ta nên xem lại khái niệm độ
nhớt của một dung dịch nói chung. Xét trường hợp sau (hình 1):
Tác dụng của một lực ngoài vào lớp dung dịch mỏng 1 nằm song song với mặt thoáng làm
nó chuyển động với một vận tốc không lớn lắm u1, đồng thời khi đó các lớp dưới cũng sẽ chuyển
động theo với tốc độ giảm dần (u1 > u2), tỷ lệ thuận với khoảng cách (Hình 1). Trị số lực ngoài
sẽ bằng lực ma sát nội nhưng có hướng ngược lại và tỷ lệ thuận với tiết diện S cũng như tỷ lệ
thuận với gradien tốc độ giữa các lớp du/dx, công thức (1):
du
F = h.S. (1)
dx
Trong đó, hệ số tỷ lệ  được gọi là hệ số nhớt hoặc độ nhớt (độ nhớt động lực học). Thứ
nguyên của  là Poise (P) (1 P = 0,1 N.s/m2)
u1

1
x

u2
2

Hình 1. Sự phân bố tốc độ chất lỏng giữa hai mặt phẳng


Về thực nghiệm, độ nhớt có thể được xác định bằng nhiều phương pháp như phương pháp
hạt rơi, phương pháp nghiên cứu độ chảy của dung dịch qua mao quản,… Trong phép đo độ
nhớt người ta thường quy ước dùng một số loại độ nhớt sau:
+ Độ nhớt tương đối tđ:
h
htd = (2)
h0
Trong đó  là độ nhớt của dung dịch, o là độ nhớt của dung môi.
+ Độ nhớt riêng r :
 − o
r = (3)
o

+ Độ nhớt rút gọn r/C: là độ nhớt riêng quy về đơn vị nồng độ.
Việc đo độ nhớt dung dịch cao phân tử đóng môt vai trò vô cùng quan trọng, giúp ta xác
định được khối lượng phân tử, cấu trúc, và rất nhiều đặc tính khác của những chất cao phân tử.

1
Dung dịch những chất cao phân tử thường có độ nhớt lớn hơn nhiều so với độ nhớt của những
dung dịch thường và những hệ keo có cùng nồng độ. Vì vậy, những dung dịch cao phân tử được
dùng để đo độ nhớt phải có nồng độ rất loãng.
Staudinger và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng độ nhớt rút gọn r/C của những dung dịch
cao phân tử tăng dần theo nồng độ. Trong khoảng nồng độ nhỏ độ nhớt rút gọn tăng tỉ lệ thuận
với nồng độ chất cao phân tử (Hình 2).

η/C
2

1
[η]

Hình 2. Sự phụ thuộc độ nhớt rút gọn vào nồng độ dung dịch: 1. Dung dịch thường; 2. Dung dịch
cao phân tử.
Độ nhớt rút gọn giới hạn hay độ nhớt đặc trưng được định nghĩa là:

[h ] = lim
C®0
(hr / C) (4)

Như vậy, quan hệ giữa r/C và nồng độ như sau:


r/C =  + aC (5)
III. Thực hành
III.1 Hóa chất và dụng cụ
a. Hóa chất:
− Nước cất
− Polyethylene glycol (5; 8; 10; 15; 20; 25% khối lượng) 1 2
b. Dụng cụ:
− 01 nhớt kế Ostwald Φ 0,8mm
− 01 đồng hồ bấm giây a
− 01 cốc thủy tinh 2 l b
− 01 nhiệt kế thủy ngân
− 02 pipet 10 mL
− 01 quả bóp cao su
− 01 giá và kẹp càng cua
III.2 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm.
Hình 3: Nhớt kế Ostwald
III.2.1 Phần thực nghiệm:
1. Hướng dẫn sử dụng nhớt kế Ostwald
Trong bài này ta dùng nhớt kế Ostwald (Hình 3) để đo độ nhớt động lực học (Dynamic
viscosity). Nhớt kế Ostwald được mô tả ở hình 3 là một dụng cụ thuỷ tinh hình chữ U gồm

2
nhánh 1 và 2. Nhánh 2 là một mao quản có đường kính xác định, có khắc vạch định mức a và
b. Khi đo, ta xác định thời gian mà chất lỏng chảy từ mức a đến mức b.
Trước khi tiến hành đo, cần rửa sạch nhớt kế, tráng bằng nước cất. Nhớt kế được đặt trong
bình ổn định nhiệt độ, mức nước cần vượt qua mức a của nhánh 2. Dùng pipét hút 10 mL chất
lỏng cho vào nhánh 1. Dùng ống cao su nối vào nhánh 1 bơm từ từ (để tránh có bọt lẫn trong
cột chất lỏng) chất lỏng lên quá mức a khoảng 1 cm. Khi đó, chất lỏng vẫn còn ở đáy bầu to
của nhánh 1. Để chất lỏng chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian chất lỏng
chảy từ mức a đến mức b. Làm lại ít nhất 3 lần để lấy giá trị trung bình.
2. Xác định độ nhớt của dung dịch polyethylene glycol trong nước:
Đặt máy ổn nhiệt ở nhiệt độ cố định (tốt nhất là ở 20o hoặc 25oC), xác định độ nhớt của
nước nguyên chất, sau đó của những dung dịch polyethylene glycol trong nước với những nồng
độ lần lượt như sau:
C = 5; 8; 10; 15; 20; 25% khối lượng polyethylene glycol trong nước H2O
Chú ý: Mỗi lần đo phải đợi khoảng 5 phút cho toàn bộ dung dịch ổn định ở nhiệt độ cần
đo (20o hoặc 25oC), sau đó mới tiến hành đo.
III.2.2 Tính toán kết quả và báo cáo kết quả thí nghiệm
Khi cho chất lỏng chảy qua mao quản thì độ nhớt của nó tỷ lệ thuận với thời gian chảy t
và khối lượng riêng  theo tỷ lệ thức:
 = k..t (P) (6)
Trong đó, k là hằng số nhớt kế.
Có thể xác định k bằng cách đo thời gian chảy của nước cất. Khi tiến hành đo ở cùng nhiệt
độ và cùng thể tích chất lỏng, ta có:
o = k.o.to (P) (7)
o là độ nhớt của nước cất, giá trị độ nhớt của nước cất xem bảng cuối bài thí nghiệm, o
là khối lượng riêng của nước, to là thời gian chảy của nước cất từ a đến b.
Chia biểu thức (6) cho biểu thức (7) vế theo vế, ta có:
  t
= (8)
o  o  t o

r.t
Từ đó suy ra: h = h0 (9)
r0 .t0
Nếu dung dịch chất lỏng cần đo độ nhớt có nồng độ nhỏ, có thể coi  = o thì:
t
h = h0 (10)
t0
Như đã nêu trên, độ nhớt riêng bằng:

3
h - h0 h
hr = = -1 (11)
h0 h0
Thay  ở công thức (10) vào công thức (11) ta được độ nhớt riêng bằng:
t
hr = -1 (12)
t0

Từ công thức (5), ta thấy r/C là hàm bậc nhất của C, vẽ đồ thị biểu diễn phụ thuộc r/C
theo C ta sẽ tìm được độ nhớt đặc trưng .
Bảng 1. Độ nhớt của nước ở các nhiệt độ khác nhau.

Nhiệt độ, (oC) 0 10 20 25 30 40 50 60

o (mN.s/m2) 1,792 1,308 1,005 0,894 0,801 0,656 0,549 0,469

IV. Câu hỏi


1. Tại sao khi đo độ nhớt của dung dịch phải giữ nhiệt độ ổn định?
2. Khi đo độ nhớt của dung dịch bằng nhớt kế Ostwald cần phải giữ cho dung dịch chảy tương
đối chậm. Tại sao?
3. Độ nhớt phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ? Tại sao?

You might also like