You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG



BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG THỦY LỰC


Môn học: Thí nghiệm kỹ thuật hàng không 2 (TR3051)

BÀI 1: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA BƠM THỦY LỰC

LỚP L02 NHÓM 03 HK 212

NGÀY NỘP: 25/01/2022

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Trung Duẩn

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Nguyễn Trung Quân 1914840

Phạm Cao Nguyên 1914394

Lê Huỳnh Hoàng Giang 1913185

Trần Công Phong 1914638

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU BÀI THÍ NGHIỆM...................................................................................................1

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƠM BÁNH RĂNG............................................................................1

2. THIẾT BỊ TRONG BÀI THÍ NGHIỆM.......................................................................................2

3. MỤC TIÊU BÀI THÍ NGHIỆM.................................................................................................3

II. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM.............................................................................................................3

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM........................................................................................................3

IV. TÍNH TOÁN SỐ LIỆU..................................................................................................................5

V. NHẬN XÉT......................................................................................................................................8

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Cấu tạo của bơm bánh răng.

Hình 2. Mô hình dàn thí nghiệm hệ thống thủy lực.

Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm.

Hình 4. Biều đồ đặc tính của bơm giữa áp suất và lưu lượng.

Hình 5. Biểu đồ đặc tính của bơm bánh răng

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Thời gian và áp suất đo được ở từng mức van.......................................................................................4

Bảng 2: Lưu lượng của từng mức van...................................................................................................................6

Bảng 3: Sai số của lưu lượng..................................................................................................................................8

i
THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG THỦY LỰC
Bài 1: Khảo sát đặc tính của bơm thuỷ lực
I. Giới thiệu bài thí nghiệm

Bài thí nghiệm này cho phép ta khảo sát các tính chất của bơm thủy lực cụ thể ở
bài thí nghiệm này là bơm bánh răng tiếp xúc ngoài.

1. Giới thiệu chung về bơm bánh răng

Bơm bánh răng hay còn có tên gọi khác là bơm nhông. Là một dòng bơm chuyên
dùng trong những ứng dụng bơm môi chất có tính nhớt, đặc sệt cao…mà các dòng
bơm khác không đáp ứng được, hoặc là hiệu suất hoạt động kém, nên được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Bơm bánh răng có một số đặc điểm nổi bật mà chúng ta dễ dàng nhận thấy như
là:

 Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.


 Vận hành êm ái, ít gây tiếng động.
 Khả năng làm việc với độ chính xác cao, kích thước nhỏ gọn.
 Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn.
 Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.

Nguyên lí hoạt động của bơm bánh răng:

Bơm bánh răng được làm việc theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong một thể
tích kín có dung tích thay đổi.

Bánh răng chủ động nối với trục của bơm quay, kéo bánh răng bị động chạy theo.
Chất lỏng trong các rãnh răng sẽ được dịch chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy
vòng theo buồng bơm. Khoang hút được ngăn cách kín với khoang đẩy. Vì thể tích
chứa lưu chất trong vùng đẩy giảm khi các cặp bánh răng vào khớp, nên lưu chất bị ép
và dồn vào ống đẩy với áp suất cao, quá trình đẩy của bơm diễn ra.

Đồng thời với quá trình đẩy, xảy ra quá trình hút như sau: Khi cặp bánh răng ra
khớp, thể tích chứa lưu chất tăng, áp suất chứa lưu chất giảm xuống thấp hơn áp suất
trên mặt thoáng làm cho chất lỏng chảy liên tục qua ống hút vào bơm. Quá trình hút và
1
đẩy lưu chất trong bơm xảy ra đồng thời và liên tục.

Hình 1. Cấu tạo của bơm bánh răng.

2. Thiết bị trong bài thí nghiệm

Các thiết bị được sử dụng trong bài thí nghiệm gồm:

 1 công tắc nguồn.


 1 van an toàn.
 1 đồng hồ đo áp suất.
 1 van tiết lưu.
 1 bơm bánh răng.
 1 bình tích dầu.
 Bể chứa dầu.

Các thiết bị được kết nối với nhau như sơ đồ dưới đây:

Hình 2. Mô hình dàn thí nghiệm hệ thống thủy lực.

2
3. Mục tiêu bài thí nghiệm

Khảo sát đặc tính của bơm dầu trên hai yếu tố về lưu lượng và áp suất. Lưu
lượng được xác định thông qua thời gian lượng dầu nhất định tích trong bình. Áp suất
được xác định bằng đồ hồ đo áp suất.

II. Trình tự thí nghiệm

Bước 1: Nối các thiết bị với nhau thông qua


đường ống như sơ đồ

Bước 2: Bật công tắc cầu dao ở chế độ I.

Bước 3: Điều chỉnh van tiết lưu, van an toàn ở


mức cố định là 5 Mpa.

Bước 4: Bấm nút khởi động máy bơm, tiến


hành bấm đồng hồ đo thời gian trong khoảng
mực dầu trong bình đo thể tích từ 0.5 lít đến 2
lít. Đọc đồng hồ đo áp suất. Ghi lại kết quả
thu được.

Bước 5: Tắt bơm, mở khóa để xả dầu

Bước 6: Lặp lại thí nghiệm với các vị trí van


tiết lưu khác nhau (VL từ 1 đến 11).

Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm.

3
III. Tiến hành thí nghiệm

Sau 40 lần đo ta được bảng số liệu thời gian dầu chảy trong bình tích dầu và áp
suất của bơm ứng với mỗi vị trí van tiết lưu:
Bảng 1: Thời gian và áp suất đo được ở từng mức van

4
Quan sát bài thí nghiệm:

Khi van tiết lưu đóng (ở vị trí 0) dầu không chảy qua van tiết lưu xuống bình tích
dầu được, mà sẽ thoát ra van an toàn về bể chứa.

Khi tăng mức của van tiết lưu lên, dầu sẽ đi qua nhánh chính chảy xuống bình
tích rồi về bể chứa. Ở mức 1 và 2 thì một phần dầu do áp suất vẫn còn lớn nên chảy
thêm qua van an toàn về bể. Càng tăng mức của van tiết lưu thì tốc độ dầu chảy về
bình tích càng nhanh. Đồng thời ta thấy kim chỉ mức áp suất ở đồ hồ đo giảm xuống
khi ta tăng mức của van tiết lưu.

Khi bình tích dầu đầy, không thể chứa thêm, thì dầu sẽ theo van an toàn chảy về
bể chứa.

IV. Tính toán số liệu

Từ bảng đo, ta tính được lưu lượng (lít/s) của 40 lần đo ở 11 vị trí van tiết lưu
khác nhau (làm tròn 4 chữ số thập phân):

(1)

Trong đó: V = 2 – 0.5 = 1.5 (lít) thể tích

T (s) thời gian

5
Bảng 2: Lưu lượng của từng mức van

6
Ta tính lưu lượng trung bình (làm tròn 5 chữ số thập phân):

(2)

Trong đó: Qi (lít/s) lưu lượng của các lần đo

N = 40 số lần đo

Công thức tính phương sai:

(3)

Trong đó: Qi (lít/s) lưu lượng của các lần đo

N = 40 số lần đo

Q (lít/s) lưu lượng trung bình

σ (lít/s) phương sai


2

Công thức tính độ lệch chuẩn:

(4)

Trong đó: σ 2(lít/s) phương sai

s(lít/s) độ lệch chuẩn

Ta chọn độ tin cậy 95%, ta ước lượng sai số lưu lượng bằng công thức

(5)

Trong đó: Q (lít/s) lưu lượng trung bình

s(lít/s) độ lệch chuẩn

N=40số lần đo

Z 0.05=1.96 Tra bảng phân phối chuẩn

7
Ta lập được bảng xử lý số liệu cho lưu lượng và áp suất:
Bảng 3: Sai số của lưu lượng

Q(l/s) Áp suất
Trung Độ lệch Sai số (độ tin cậy (MPa)
VL Phương sai
bình chuẩn 95%)
0.00000065
11 0.12697 6 0.00081 0.00025 2.6
0.00000071
10 0.12665 7 0.00085 0.00026 2.8
0.00000056
9 0.12675 1 0.00075 0.00023 3
0.00000057
8 0.12551 0 0.00076 0.00023 3.2
0.00000092
7 0.12461 2 0.00096 0.00030 3.4
0.00000075
6 0.12148 1 0.00087 0.00027 3.6
0.00000027
5 0.10577 8 0.00053 0.00016 3.8
0.00000029
4 0.08517 3 0.00054 0.00017 4
0.00000005
3 0.05985 1 0.00023 0.00007 4.2
0.00000002
2 0.02853 5 0.00016 0.00005 4.4
0.00000000
1 0.00120 0 0.00000 0.00000 4.6

8
Cuối cùng, vẽ đồ thị sự phụ thuộc của áp suất và lưu lượng của hệ thống thủy lực

Hình 4. Biều đồ đặc tính của bơm giữa áp suất và lưu lượng.
V.
Nhận xét

Đồ thị lý thuyết sự phụ thuộc của áp suất và lưu lượng của hệ thống thủy lực:

9
Hình 5. Biểu đồ đặc tính của bơm bánh răng

Từ hình 3, ta nhìn thấy được áp suất đo được tại đồng hồ đo áp giảm dần lần lượt
tại vị trí 1 đến 11, đồng thời lưu lượng của bơm tiết lưu lại tăng lên. Tại các vị trí từ 6
đến 11, lưu lượng thay đổi không nhiều nhưng áp suất lại giảm đáng kể.

Khi so sánh với biểu đồ đặc tính của bơm giữa thực nghiệm và lý thuyết thì đều
thấy lưu lượng có xu hướng giảm dần theo áp suất. Điều đó chứng tỏ, van tiết lưu tác
động lớn đến áp suất dòng lưu chất trong hệ thống, giúp ta có thể dễ dàng điều chỉnh
áp suất hệ mà không làm thay đổi nhiều đến lưu lượng, hay cụ thể là công suất của
bơm dầu.

Đường đặc tính có xu hướng giảm (cong xuống) còn do sự thất thoát, rò rỉ dầu
qua các thiết bị trong hệ thống.

10

You might also like