You are on page 1of 20

Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Chương 4. CHẾ ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG TRONG ỐNG VÀ TỔN
THẤT CỘT ÁP TRONG DÒNG CHẢY
Trong phương trình Bécnuli, số hạng hw là năng lượng tính cho một đơn vị trọng
lượng chất lỏng bị tiêu hao để khắc phục sức cản trong quá trình chuyển động.
h w - được gọi là tổn thất tỷ năng hay tổn thất cột nước trong dòng chảy.
Năng lượng đó biến thành nhiệt năng làm nóng vật hay môi trường tiếp xúc với chất
lỏng, một phần làm nóng chất lỏng. Hiện tượng đó làm giảm hiệu suất của các hệ thống
thủy lực.
Nhiệm vụ của chương này là nghiên cứu cấu tạo nội bộ của dòng chảy, tìm nguyên
nhân gây ra tổn thất, trên cơ sở đó lập ra các thức tính toán để tính tổn thất năng lượng của
dòng chảy.
4.1. Các chế độ chảy của chất lỏng.
Năm 1883 nhà vật lý học người Anh Râynol bằng thí nghiệm đã phát hiện ra sự tồn
của hai trạng thái chảy khác biệt nhau một cách rõ rệt và chứng minh rằng kết cấu của
dòng chảy có liên quan đến tổn thất năng lượng của nó. Ta sẽ xét đến điều đó.
4.2.1. Thí nghiệm Râynol.
a. Mô tả thí nghiệm.
Trên hình vẽ, thùng A và thùng B thông với nhau bằng ống thủy tinh T. Thùng A có
lưới ổn định dòng L để dòng chảy trong ống T ổn định trong quá trình thí nghiệm, ngoài ra
còn có hệ thống cấp nước liên tục và ống thoát nước, đảm bảo cho cột áp H không đổi
trong quá trình thí nghiệm. Kim K dẫn nước màu (có cùng γ với chất lỏng trong thùng) từ
bình C vào ống T.
Các khóa K1, K2 để điều khiển dòng chảy và dòng nước màu theo các chế độ thí
nghiệm.

K2 C

pa

A H= const B
L T K1
K

b. Trình tự thí nghiệm.


Khi mực nước ở hai thùng A và B cân bằng nhau (v trong ống T bằng 0) ta mở nhẹ
nhàng khóa K1 sao cho v trong ống T nhỏ. Khi dòng chảy ổn định, mở K2 cho nước màu

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 50


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

chảy vào ống T. Lúc này ta thấy trong ống T có một vệt nhỏ căng như sợi chỉ màu. Điều
đó chứng tỏ dòng màu và dòng nước chảy riêng rẽ nhau, không xáo trộn lẫn nhau.
Tiếp tục mở K1 từ từ thì hiện tượng đó còn tiếp diễn một thời gian nữa. Mở khóa K 1
đến một độ mở nào đó (vận tốc trong ống đạt đến một giá trị nào đó) thì vệt màu dao động,
lượn sóng. Tiếp tục mở thì vệt mày đứt quãng và cuối cùng hòa lẫn vào trong nước, nghĩa
là dòng màu và dòng nước xáo trộn lẫn nhau.
Râynol đi đến kết luận.
- Trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng chảy thành từng lớp riêng rẽ không
xáo trộn nhau gọi là trạng thái chảy tầng.
- Trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng chuyển động hỗn loạn gọi là trạng
thái chảy rối.
Nếu làm thí nghiệm ngược lại, nghĩa là đóng dần khóa K 1 cho vận tốc v trong ống
nhỏ dần, thì đến một lúc nào đó vệt màu dần dần xuất hiện trở lại và cuối cùng hiện rõ như
sợi chỉ màu ban đầu.
Gọi vận tốc dòng chảy ứng với lúc chuyển từ trạng thái chảy tầng sang rối (TN thuận)
T
là vận tốc phân giới trên (ký hiệu v fg ), vận tốc ứng với trạng thái chảy từ rối sang tầng
d
(TN nghịch) là vận tốc phân giới dưới (ký hiệu v fg ) ta thấy có sự khác nhau giữa hai quá
trình thuận và nghịch bởi vì luôn có: v fg > v fg . (Hình vẽ sau)
T D

Chảy tầng vTfg Thí nghiệm thuận: tăng


v
Chảy rối
Thí nghiệm nghịch: giảm v dfg Re dfd = 2320
v
Chảy tầng Chảy rối

4.2.2. Hệ số Râynol - Tiêu chuẩn phân biệt hai trạng thái chảy.
Qua thí nghiệm, người ta thấy rằng trạng thái chảy không những chỉ phụ thuộc vào
vận tốc phân giới mà còn phụ thuộc vào đường kính ống, loại chất lỏng thí nghiệm. Vì thế
không thể dùng vận tốc phân giới làm tiêu chuẩn phân biệt trạng thái chảy chung được.
Theo Râynol, trạng thái chảy phụ thuộc vào tổ hợp không thứ nguyên bao gồm vận
tốc trung bình v, đường kính ống d, độ nhớt của chất lỏng v, dưới dạng công thức sau:
vd
Re = và gọi là hệ số Râynol.
ν
Số Re tính như trên được dùng làm tiêu chuẩn phân biệt hai trạng thái chảy đã xét.
d v dfg d
Ứng với vận tốc phân giới dưới v fg có số Râynol phân giới dưới: Re fg =
d

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 51


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

vTfg d
Ứng với vận tốc phân giới trên v fg có số Râynol phân giới trên ReTfg =
T
.
ν
Người ta phân biệt trạng thái chảy như sau:
Re ≤ Redfd Trạng thái chảy của nó là chảy tầng.
Re > ReTfd Trạng thái chảy rối.
Redfg < Re < ReTfd Trạng thái chảy có thể là tầng hoặc rối, nhưng thường là rối vì
quá trình này không ổn định, nếu là tầng sẽ dễ dàng chuyển sang rối vì một biến động nhỏ
nào đó của quá trình thí nghiệm.
Mặt khác ReTfd thường dao động từ khoảng 12.000 đến 50.000, không cố định. Còn
Redfd thì ổn định đối với mọi loại đường ống, mọi loại chất lỏng và bằng Re dfd = 2320.
Do đó Re dfd = 2320 được dùng làm tiêu chuẩn xác định trạng thái chảy.
Re ≤ 2320 trạng thái chảy tầng.
Re > 2320 trạng thái chảy rối.
4.2. Các dạng tổn thất cột áp trong dòng chảy
Có nhiều nguyên nhân sinh ra và ảnh hưởng đến tổn thất cột áp của dòng chảy. Tổn
thất này phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và bản chất bề mặt của ống dẫn, cũng như
phụ thuộc vào vận tốc v và độ nhớt của chất lỏng.
Thông thường tổn thất chia thành 2 dạng chủ yếu:
4.2.1. Tổn thất dọc đường hd: Là loại tổn thất gây ra do tính nhớt của chất lỏng.
Khi chuyển động, giữa các lớp chất lỏng trượt tương đối với nhau sẽ xuất hiện hiện tượng
nội ma sát làm cản trở chuyển động. Tổn thất dọc đường phụ thuộc trạng thái dòng chảy.
Đối với dòng chảy đều, tổn thất dọc đường được xác định theo công thức Đacxy:
l v2
hd = λ ⋅
d 2g
Trong đó:
l - Chiều dài của ống dẫn (m).
d - Đường kính ống dẫn (m); Nếu mặt cắt bất kỳ thì d = 4R, với R là bán kính thủy
lực.
v - Vận tốc trung bình của dòng chảy (m/s)
λ - Hệ số ma sát (Hệ số Đacxy), phụ thuộc vào số Re và độ nhám tương đối n.
Bề mặt ống thường gồ ghề, có các mấu nhám. Độ cao trung bình mấu nhám gọi là
độ nhám tuyệt đối ∆. Với r là bán kính ống dẫn thì tỷ số ∆/r = n gọi là độ nhám tương đối.
4.2.2. Tổn thất cục bộ hc: Là tổn thất gây ra do dòng chảy bị biến dạng đột ngột:
phân nhánh, đột thu, đột mở... Tổn thất cục bộ của dòng chảy được xác định một cách
tổng quát theo công thức Vaizơbat:

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 52


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

v2
hc = ξ
2g
Trong đó:
v : vận tốc trung bình thường lấy ở hạ lưu vật cản.
ξ: hệ số tổn thất cục bộ thường được xác định bằng thực nghiệm. Hệ số này phụ
thuộc vào số Re và các đặc trưng hình học của vật cản.
Trong thực tế các dạng tổn thất ảnh hưởng lẫn nhau, để dễ tính toán, trong điều kiện
các vật cản cách nhau 20÷50 lần đường kính, ta coi chúng độc lập với nhau. Do đó, có thể
viết:
hw = ∑ hd + ∑ hc
Trong đó:
∑ hd - tổng các tổn thất dọc đường của dòng chảy.
∑ h - tổng các tổn thất cục bộ của dòng chảy.
c

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 53


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

4.3. Qui luật chung về tổn thất (Tham khảo)


Qua thí nghiệm ta thấy rằng, cùng các yếu tố như nhau về chất lỏng, (đặc trưng bởi ν)
hd phụ thuộc vào vận tốc. Vận tốc càng lớn, các phần tử xáo trộn càng mạnh, cản trở
chuyển động càng lớn, tổn thất năng lượng càng tăng.
Tức là trạng thái chảy ảnh hưởng đến tổn thất năng lượng của dòng chảy. Ta có thể
xác định điều đó bằng thực nghiệm sau: Lắp 2 ống đo áp ở 2 đầu ống trong có chất lỏng
chuyển động. Độ chênh mức nước trong hai ống đo áp là tổn thất dọc đường hd (tổn thất
cục bộ làm tương tự trên đoạn ống có tiết diện đột mở và đột thu).
Viết phương trình Bécnuli cho 2 mặt cắt đặt ống đo áp, với z1 = z2, v1 = v2 (d = const)
ta được:
p1 − p2
hd = . Như vậy, khi thay đổi v, hd cũng thay đổi theo (Do
γ
( p1 − p2)
v = 2g ).
γ D
hd
Làm thí nghiệm thuận và nghịch, đo
C
các giá trị vận tốc và hd ta lập được quan hệ
hd ∼ v, và vẽ được đường biểu diễn quan hệ B
A
đó như hình bên:
Đường OABCD biểu diễn quan hệ hd O
v
∼ v, trong quá trình nghịch, từ rối sang tầng. vTf
Căn cứ vào đường biểu diễn ta thấy: v Df
- Khi v < vDfg: Trạng thái chảy tầng,
đường biểu diễn hai quá trình trùng nhau. (OA) và là đường thẳng. Như vậy trong trạng
thái chảy tầng, tổn thất dọc đường tỷ lệ bậc nhất với vận tốc dòng chảy: hd = K1.v
- Khi v > vtfg: Trạng thái chảy rối, đường biểu diễn hai quá trình cũng trùng nhau
(CD) và là đường cong bậc 2. Như vậy trong trạng thái chảy rối tổn thất dọc đường tỷ lệ
bậc 2 với vận tốc dòng chảy: hd = K2.v2
- Khi vdfg < v < vtfg hai quá trình thuận và nghịch không trùng nhau, quá trình thuận
quan hệ hd ∼ v vẫn là bậc nhất (AB), còn ở quá trình nghịch quan hệ hd ∼ v là đường cong
CA có dạng:
hd = K3.vn với 1< n < 2. Nhưng quá trình này không ổn định, nên nói chung quan hệ
hd∼ v là phương trình có dạng: hd = K4.vn với n ≤ 2.
Tổn thất cục bộ cũng tuân theo quy luật tương tự.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 54


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

4.3. Dòng chảy tầng trong ống


4.3.1. Phương trình cơ bản của dòng chảy đều.
Phương trình cơ bản của dòng chảy đều biểu diễn quan hệ giữa tổn thất dọc đường
với sức ma sát trong dòng chảy.
Giả sử dòng chảy đều trong ống có đường kính 2r0, nghiêng một góc α với phương
ngang. Tách 1 phân tố chất lỏng hình trụ đồng trục với đường ống, chiều dài l, bán kính r.
Các lực tác dụng lên phân tố gồm:
- Lực mặt: P1 = p1π r 2 ; P2 = p2π r 2 : áp lực ở hai đầu phân tố.
T = τ .2π rl : Lực ma sát ở xung quanh.
- Lực khối: G = π r 2lγ
Phương trình cân bằng các lực tác dụng lên phân tố theo phương dòng chảy:
P1 - P2 - G.sinα - T = 0
z −z
hay: p1π r 2 − p2π r 2 − π r 2lγ 2 1 − τ .2π rl = 0
l
Chia hai vế cho π r γ ta được:
2

p1 p 2 l τ 2.l p p
− + z1 − z 2 − 2τ =0→ . = ( z1 + 1 ) − ( z 2 + 2 ) = ∆H
γ γ γ.r γ r γ γ
τ ∆H r  p   p 
Hay: = ⋅ với ∆H =  z1 + 1  −  z 2 + 2  = hd = J .l
γ l 2  γ   γ 
h
trong đó: J = d : độ dốc thủy lực trung bình.
l
r r
Vậy τ = γ .J . = ρ gJ (1): ứng suất tiếp phát sinh trong dòng chảy tỷ lệ bậc nhất
2 2
với bán kính ống (biểu diễn ở hình vẽ dưới).
Đây là phương trình cơ bản của dòng chảy đều, đúng cho cả dòng có áp và không
áp.
Nếu dòng chảy đều có bán kính r < r0 và bán l
r
kính thuỷ lực R = thì: τ r α
2 r0
τ r p2
=J
γ 2 p1
z2
z1 G
Đối với toàn ống bán kính r0, ta có:
τ0 r τ r r
= J 0 suy ra: = hay τ = τ 0 τ0
γ 2 τ 0 r0 r0
τ r0 u
Tức là: ứng suất tiếp biến thiên tuyến tính trên
mặt cắt ống.
- Tại tâm ống, r = 0 thì ứng suất tiếp bằng 0.
- Tại thành ống, r = r0 ứng suất tiếp có trị số cực đại τ 0 .
Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 55
Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

4.3.2. Phân bố vận tốc của dòng chảy tầng


du du r
Thay τ = − µ vào pt cơ bản của dòng chảy đều, ta được: − µ =γJ
dr dr 2
γJ
Hay du = − rdr Tích phân lên:

γ .J 2 γJ 2
u=− r + C với điều kiện biên: r = r0 → u = 0 ta có: C = r0
4µ 4µ
γJ 2 2
Vậy: u =

( r0 − r ) : Sự phân bố vận tốc u trên mặt cắt ướt theo qui luật Parabol.
Tại thành ống (r = r0) có u = 0
γ .J 2 p w r02
Tại trục ống (r = 0), có u = umax = r0 = ; J = hd /l = pd /(γl).
4µ 4 µl
(Biểu diễn ở hình vẽ trên)
4.3.3. Định luật Hazen - Poazơ
Từ qui luật phân bố vận tốc, tiến hành xác định lưu lượng chảy trong ống. Xét phân
tố diện tích dS, phân tố lưu lượng được biễu diễn:
dQ = udS
dQ = 2πurdr
γ .J 2
Trong đó: u =

( ) p
(
r0 − r 2 = d r02 − r 2 ;
4µl
)
J = hd/l = pd/(γl).
p
dQ = d ( r02 − r 2 ) 2πrdr
4µl
Lấy tích phân với r: 0→ r0, sẽ nhận được lưu lượng qua toàn bộ tiết diện ống.
π pd 0 2 2 π pd r04
r

2µl ∫0
Q= ( r0 − r ) rdr =
8µ l
Giá trị vận tốc trung bình dòng chảy được xác định:
Q p r2
v= 2 = d 0
πr0 8µl
Vận tốc trung bình dòng chảy tầng trong ống nhỏ gấp 2 lần so với giá trị cực đại của
vận tốc.
Hệ số điều chỉnh động năng được xác định:
∫ω u dω
3

α= 3 thay u,v và dω = 2р.r.dr (đã tính ở trên)



ta được: α = 2.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 56


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Như vậy động năng của dòng chảy tầng với sự phân bố vận tốc theo quy luật parabol
sẽ lớn gấp 2 lần so với vận tốc trung bình.
Từ công thức tính lưu lượng, ta có thể biến đổi:
8µlQ
pd = : Định luật Hazen - Poazơ
πr04
ND: ″Khi dòng chảy tầng, độ chênh áp tỷ lệ với lưu lượng chảy qua ống, tỷ lệ với
chiều dài ống và tỷ lệ nghịch bậc 4 với bán kính ống″.
4.3.4. Công thức xác định tổn thất dọc đường.
Từ công thức của định luật Hazen - Poazơ:
p
hd = d ;
γ
8µlQ 128vlQ
hd = =
πγ r04 π gd 4
π vd 2
trong đó: µ = νρ, d = 2r0; Q = v.ω =
4
ν l v2
hd = 64
vd d 2 g
v.d 64 l v 2
= Re → hd =
ν Re d 2 g
64
So sánh với công thức Đắc xi ta có: λ =
Re
Như vậy tổn thất cột áp do ma sát của dòng chảy tầng trong ống tỷ lệ thuận bậc nhất
với vận tốc trung bình.
4.4. Dòng chảy rối trong ống tròn
4.4.1. Cấu trúc dòng chảy rối và hiện tượng mạch động. Giả thuyết Butxinet.
Dòng chảy rối có cấu trúc rất phức tạp. Thí nghiệm chứng tỏ dòng chảy rối trong ống
gồm: lõi rối ở giữa và lớp chảy tầng sát thành. Giữa hai lớp có lớp quá độ. Lớp quá độ và
lớp sát thành tạo thành lớp biên dòng chảy rối.
30d
Chiều dày lớp chảy tầng sát thành tích theo công thức thực nghiệm: δ t =
Re λ
ux
Lớp tầng δt
u ’X>0 u ’X>0 u’X>0
uX
u ’X<0 u’X<0
Lớp quá độ
T T t
Lõi

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 57


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Nếu xét trong thời gian rất ngắn thì sự biến đổi của vận tốc ux không theo một quy
luật nào, nhưng xét trong một thời gian tương đối dài T, ta thấy ux dao động xung quanh
một trị số không đổi u X . Người ta gọi u X là vận tốc trung bình thời gian:
T

∫ u dt
x T
uX = 0
suy ra: u X Tdω = ∫ ux dω dt tức là lưu lượng tính theo vận tốc tức thời uX
T 0

bằng lưu lượng tính theo vận tốc trung bình thời gian u X .
Hiện tượng thay đổi vận tốc không ngừng xung quanh một trị số trung bình thời gian
của vận tốc gọi là hiện tượng mạch động của vận tốc. Hiệu u x − u X = u x gọi là vận tốc
,

mạch động.
u ,X có thể dương hoặc âm nhưng u x' luôn luôn bằng 0.
Đi đôi với hiện tượng mạch động của vận tốc, có hiện tượng mạch động của áp suất
(thể hiện ở sự dao động không ngừng của mức chất lỏng trong ống đo áp xung quanh một
vị trí trung bình thời gian).
* Giả thuyết Bút-xi-nét: Dòng chảy rối thực không ổn định và rất phức tạp. Để có thể
nghiên cứu quy luật của nó được dễ dàng và có thể áp dụng các lý thuyết toán học như đối
với dòng chảy tầng, Bút-xi-nét đưa ra khái niệm dòng chảy rối trung bình thời gian, trong
đó thay thế vận tốc điểm thực u bằng vận tốc trung bình thời gian u . Nếu:
u không phụ thuộc thời gian, ta có dòng chảy rối ổn định trung bình thời gian.
u phụ thuộc thời gian, ta có dòng chảy rối không ổn định trung bình thời gian.
Dòng chảy rối theo giả thuyết Bút-xi-nét có các yếu tố thủy lực, các đường dòng, quỹ
đạo... đều mang tính chất trung bình thời gian.
Như vậy, riêng đối với dòng chảy rối, các khái niệm trên nếu được nhắc đến đều
mang tính chất trung bình thời gian.
4.4.2. Giả thuyết Pran - Luật phân bố ứng suất tiếp, vận tốc trong dòng chảy rối.
- Giả thuyết Pran. Ứng suất tiếp trong dòng chảy rối.
Pran đưa ra giả thuyết truyền động lượng như sau: Trong dòng chảy rối, các phần tử
chất lỏng chuyển động hỗn loạn nhưng có xu hướng di chuyển theo một hướng chung. Do
sự chuyển động đó, các phần tử lớp này xuyên qua lớp khác. Sự xuyên qua đó được thực
hiện bởi các thành phần mạch động. Đó là sơ đồ xáo trộn của Pran.
Trong khi xáo trộn, có sự trao đổi động lượng giữa các lớp chất lỏng làm cho lớp
nhanh bị kìm hãm lại, lớp chậm được thúc đẩy nhanh lên, tạo xu hướng bình quân hóa vận
tốc các lớp chất lỏng. Từ đó, đi đến giả thuyết rằng:
“Trong dòng chảy rối, sự xáo trộn của các phần tử chất lỏng tạo nên ứng suất tiếp
giữa các lớp chất lỏng”. Pran đưa ra công thức tính ứng suất tiếp trong dòng chảy rối như
sau:
Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 58
Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
2
 du 
τ roi = ρ l  x  trong đó: τ roi - ứng suất tiếp do sự xáo trộn gây nên; l - chiều dài
2

 dy 
xáo trộn.
 du x 
  : gradien vận tốc trung bình thời gian.
 dy 
y - khoảng cách từ thành ống đến lớp chất lỏng đang xét.
Trong dòng chảy rối, tổng ứng suất tiếp trung bình thời gian τ gây nên bởi tính nhớt
và sự xáo trộn là:
τ = τ nhot + τ roi
2 r
 du x  du x
τ = ρl  2
 + µ
 dy  dy
Theo cấu trúc dòng chảy rối: lớp biên có τ nhot chiếm ưu thế, còn lõi rối τ roi chiếm ưu
thế (τ ≈ τ roi ).
Nếu R >> 2320, τ nhot không đáng kể (δ ≈ 0) thì τ = τ roi .
- Phân bố ứng suất tiếp và vận tốc trong dòng chảy rối.
Xét một phân tố chất lỏng hình trụ (tương tự phần trên), phương trình cân bằng
chuyển động của nó là: (p1- p2)π.r2 - 2π.r.L.τ = 0 (G.sinα = 0)
2Lτ = (p1 -p2)r τ0
p1 − p2 τ
→τ = r (1)
2L p1 r0 τ r0 u
Gọi τ0 là ứng suất tiếp tại
p − p2 p2
thành ống τ 0 = 1 r0 (2). Chia
2L
r
(1) cho (2) ta được τ = τ 0 . Phân bố ứng suất tiếp trong dòng chảy rối cũng theo quy
r0
luật đường thẳng.
- Sự phân bố vận tốc trên mặt cắt ướt. Đối với dòng chảy rối người ta chưa tìm ra qui
luật phân bố vận tốc dựa trên lý luận chặt chẽ. Tuy nhiên bằng thực nghiệm và dựa trên giả
thuyết Pran, người ta tìm ra được công thức về sự phân bố vận tốc trung bình thời gian
trong dòng chảy rối một cách gần đúng so với kết quả đo đạc thực tế.
+ Tại lớp chảy tầng sát thành, u phân bố theo quy luật Parabol.
+ Sự phân bố vận tốc ở lõi được xác định bằng cách tích phân biểu thức:
 du  gRJ
τ = ρl 2  x  cuối cùng ta được: u x = ln y + C
 dy  χ
Trong đó: χ - là một hằng số, theo Pran χ = 0,4
Vận tốc trung bình thời gian trong lõi phân bố theo quy luật Lôgarít.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 59


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

4.4.3. Đồ thị NiCurát - Các công thức tính λ


Như ta đã nói ở trên λ là hệ số ma sát phụ thuộc số Re và độ nhám của ống, nhưng
mức độ phụ thuộc rất khác nhau. Nicurát đã làm thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng đó
và đề nghị các công thức tính λ trong từng trường hợp. Để nghiên cứu khái niệm đó, ta xét
một số khái niệm sau.
a. Thành trơn và thành nhám thủy lực.
Mặt trong của thành ống có những mố gồ ghề phụ thuộc vào điều kiện gia công, vật
liệu chế tạo, thời gian và điều kiện sử dụng ống...
Độ cao trung bình các mố gồ ghề gọi là độ (a)
∆ δt ∆
nhám tuyệt đối, kí hiệu ∆. Tỷ số gọi là độ
r0
(b)
nhám tương đối (r0 là bán kính trong của ống). δt ∆
Ngoài ra ta đã biết khái niệm δt lớp chảy tầng sát
thành, ta có một số khái niệm mới như sau: (c)
- δt > ∆: gọi là thành trơn thủy lực (a). δt ∆
- δt < ∆: gọi là thành nhám thủy lực (b).
- δt = ∆: gọi là thành không hoàn toàn nhám (c).
Các khái niệm trên chỉ là thuần túy thủy lực, chỉ có tính chất tương đối.
b. Đồ thị Nicurát:
 ∆
Có nhiều thí nghiệm xác định quan hệ λ = f  Re,  , nhưng chỉ thí nghiệm Nicurat
r  0 
làm với ống tròn là có ý nghĩa hơn cả. Tuy nhiên, về sau nhờ phương tiện và điều kiện thí
nghiệm tốt hơn, người ta thay thế một số công thức tính λ do Nicurát đưa ra bằng các công
thức khác, gần với kết quả thực nghiệm hơn.

Để tạo độ nhám tương đối của các đường ống thí nghiệm Nicurát quét sơn rồi rắc
r0

cát có độ hạt khác nhau, rồi lại phủ sơn lên trên. Trong các thí nghiệm thay đổi từ
r0
1 1
÷ .
15 507
Khi làm thí nghiệm, Nicurát đo các trị số hd để tìm λ theo công thức Đắcxi rồi tìm các

số Re tương ứng, từ đó vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ λ và Re ứng với từng trên một hệ
r0
tọa độ có trục hoành là lgRe và trục tung là lg100λ.
Đồ thị Nicurát chứng tỏ có 5 khu vực khác nhau:

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 60


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

lg100λ

I V Δ 1
IV =
r0 15
Δ 1
=
r0 30 , 6
1
II =
60
1
=
126
1
=
252

III

3, 3, lgRe
- Khu vực 1.
lgRe ≤ 3,3 tức Re ≤ 2320 là khu vực chảy tầng. Các điểm thí nghiệm của các loại ống

(có khác nhau) đều nằm trên một đường thẳng. Điều đó cho ta thấy λ chỉ phụ thuộc vào
r0

Re mà không phụ thuộc : λ = f1(Re). Điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận về dòng
r0
64
chảy tầng trong ống đã nói ở phần trên (3 - a), λ tính theo công thức: λ = (Xem mục
Re
4.3.4).
- Khu vực 2.
3,3 < lgRe < 3,6 là khu vực quá độ từ chảy tầng sang chảy rối, các điểm thí nghiệm
nằm lộn xộn trên một đoạn ngắn, không xác định được quy luật.
- Khu vực 3. Là khu vực chảy rối thành trơn. Các điểm thí nghiệm của các loại ống
đều nằm trên đường thẳng. Chứng tỏ rằng λ chỉ phụ thuộc vào Re mà không phụ thuộc vào
∆ ∆
vì δt > ∆, lớp chảy tầng bao phủ các mố nhám trên thành ống. Nhìn đồ thị ta thấy
r0 r0
càng lớn, khu vực này càng hẹp (điểm thí nghiệm phân bố trên khoảng ngắn hơn): λ =
f2(Re).
Blaziuýt đưa ra công thức tính λ với giới hạn 2320 ≤ Re ≤ 10 5:
0,3164
λ=
Re 0,25
1
và Kônacốp λ = khi 2320 < Re < 3,26 .10 6
(1,8 lg Re − 1,5 ) 2

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 61


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

- Khu vực 4. Là khu vực chảy rối thành không hoàn toàn nhám. Các điểm thí
nghiệm của các loại đường ống khác nhau nằm trên những đường cong khác nhau. Điều
∆  ∆
đó chứng tỏ rằng λ vừa phụ thuộc Re vừa phụ thuộc : λ = f 3  Re,  Antơsun đưa công
r0  r0 
thức tính:
∆ 100 
0 , 25

λ = 0,11,46 +  (Lưu ý rằng khi ∆ → 0 công thức trở thành công thức
 d Re 
Blaziuuýt trên).
- Khu vực 5. Khu vực chảy rối thành nhám hoàn toàn, hay khu vực bình phương
sức cản (hd ∼ v2). Những điểm thí nghiệm ứng với các loại ống khác nhau nằm trên đường

thẳng ngang khác nhau. Điều đó chứng tỏ trong khu vực này λ chỉ phụ thuộc mà không
r0
phụ thuộc Re nữa, bởi vì δt < ∆, nó không có lớp chảy tầng bao phủ mố nhám:
∆ 1
λ = f 4   . Nicurat đưa ra công thức tính λ (khi Re > 4.106) λ = 2
hoặc
 r0   r0 
 2 lg + 1,74 
 ∆ 
0,25
công thức Frenken: λ = 2
 3,7d 
 lg 
 ∆ 
Sau đây, ta xét một vài ví dụ tính hd trong dòng chảy rối.
Ví dụ 1. Tính tổn thất dòng chảy trong ống dẫn nước, chiều dài l = 2000m, đường
kính d = 200mm, v = 0,4m/s, t =100C. ống làm bằng bê tông mặt nhẵn ∆ = 0,2mm.
Giải.
Trước tiên, ta phải tính Re để xác định trạng thái chảy:
vd
Re = , với t = 100C, tra bảng х= 0,0131.10-4m2/s, suy ra:
ν
0,4.0,2
Re = = 61069> 2320 : dòng chảy rối.
0,0131.10 −4
Có 3 khu vực chảy rối ứng với Re khác nhau. Để xác định khu vực nào, vận dụng
công thức nào, ta dùng công thức xác định các khu vực chảy rối.
8
 d 7
Nếu Re < Reg.h. trơn = 27  (1) chảy rối thành trơn.
∆
d
Nếu Re > Reg.h. nham = 191 (2) chảy rối thành nhám.
∆ λ
Nếu Reg.h. trơn < Re < Reg.h. nhám (3) chảy rối thành nhám không hoàn toàn.
Ở đây thay vào công thức (1) ta có:

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 62


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
8
 0,2  7
27  = 72440 > Re = 61069. Rối thành trơn.
 0,0002 
Ta có thể áp dụng công thức Blaziúyt hoặc công thức Kônacốp.
1
Ví dụ công thức Kônacốp: λ = = 0,0197
(1,81g 61069 − 1,5)2
2000 0,42
Do đó: hd = 0,0197 = 1,61m cột nước.
0, 2 2.9,81
Ví dụ 2. Xác định tổn thất dọc đường trong dòng chảy có lưu lượng Q = 100l/s,
đường kính ống d = 250mm, l = 800m, ∆ = 1,3mm, t = 100C.
Giải.
4Q  v.d 4Q 
Xác định trạng thái chảy: Re =  Do : Re = ;v= 
π .d .ν  ν π .d 2 
4.0,1
Thay vào ta được: Re = 27 = 392300 > 2320
π .0,25.0,013.10 − 4
Vì Re lớn nên dùng công thức (2) ở trên để xác định khu vực.
191.d 191.0,25
Reg.h.nh = = ≈ 198800 < Re = 392300 dòng chảy rối thành nhám
∆ λ 0,0013 0,034
hay khu vực bình phương sức cản.
Có thể dùng công thức Nicurát hoặc công thức Frenken tùy theo loại ống.
0,25 0,25
Công thức Frenken: λ = 2
= 2
≈ 0,034
 3,7 d   3,7.0,25 
 lg   lg 
 ∆0   0,0013 
800 2,04 2 Q
Vậy: hd = 0,034 = 23,10 m cột nước ( v = = 2,04 m/s)
0,25 2.9,81 ω
4.5. Tổn thất thủy lực cục bộ
Người ta thường dùng công thức Vaizơbac để tính tổn thất cục bộ.
v2
hc = ξ Trong đó: v - vận tốc trung bình thường lấy ở hạ lưu vật cản.
2g
ξ: hệ số tổn thất cục bộ thường được xác định bằng thực nghiệm. Hệ số này phụ
thuộc vào số Re và các đặc trưng hình học của vật cản.
Thực nghiệm cho thấy:
- Khi dòng chảy rối, tổn thất cục bộ tỷ lệ với bình phương vận tốc, lúc đó ξ không
phụ thuộc vào số Re.
- Khi dòng chảy tầng, nó tỷ lệ với vận tốc bậc n < 2. n được xác định bởi mức độ phá
hoại kết cấu chảy tầng tại nơi xảy sức cản cục bộ, lúc đó ξ phụ thuộc vào số Re theo dạng
công thức sau:

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 63


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
Z
ξ= , Z: hệ số phụ thuộc đặc trưng hình học của vật cản.
Re x
x: số mũ phụ thuộc mức độ phá hoại kết cấu dòng chảy tầng.
Người ta chỉ xác định được Z và x bằng thực nghiệm đối với các loại vật cản cụ thể
nào đó, không có dạng biểu thức chung cho các loại vật cản. Sau đây ta xét một số dạng
tổn thất cục bộ cho từng trường hợp cụ thể.
4.5.1. Tổn thất cục bộ trong dòng rối khi đột mở
a. Dòng chảy mở đột ngột.
Giả thiết có dòng chảy đột mở như hình vẽ. Trục dòng chảy nghiêng một góc θ với
phương thẳng đứng. Các thông số của 2 mặt cắt AB và CD như trên hình vẽ. Dòng chất
lỏng khi đi ra khỏi phần ống hẹp thì tách khỏi thành ống và khoảng không gian giữa phần
ống rỗng và dòng chảy sẽ tạo thành xoáy. Trong khoảng L thì dòng chất lỏng sẽ mở rộng
hoàn toàn dòng chảy chiếm hết diện tích ống.
* Các lực tác dụng lên khối chất lỏng đang xét gồm:
- Lực khối: G = γ.Ω.l ;
- Lực mặt: P1 = p1.Ω ; P2 = p2.Ω.
Bỏ qua lực ma sát vì l ngắn.
Áp dụng phương trình động năng (chiếu lên trục dòng chảy) cho khối chất lỏng đang
xét:
F.∆t = G.cosθ.∆t + P1.∆t - P2.∆t = γ.Ω.l.cosθ.∆t + (p1-p 2)Ω∆t =
z1 − z 2
= γ.Ω(z1 - z2).∆t + (p1-p 2)Ω.∆t (*) (Vì l = )
cos θ
Gọi β 1 và β 2 là hệ số hiệu chỉnh phân bố động lượng không đều tại mặt cắt ab và CD,
m 1 và m2 là khối lượng chất lỏng chảy qua ab và CD trong thời gian ∆t.
Động lượng qua ab là m1v1β1 với: A
γ
m1 = ρ.ω.v1∆t = ωv1 ∆t p 1; v1 a
g
C
Động lượng qua CD là m 2v2β2 với: ω
γ
m2 = ρ.Ω.v2∆t = Ω.v 2 ∆t
g l
Vậy biến thiên động lượng trong thời b θ Ω
gian ∆t trên đoạn dòng chảy ABCD là: B
z1
m.v = m2v2β2 - m1v1β1 . p 2; v2
z2
Thay m1 và m2 vào: l
γ γ 0 D 0
m.v = Ωv2 ∆t.v2 β 2 − Ω.v2 ∆t.v1β1
g g
γ
= v2. Ω.∆t(v2β2 - v1β1) (**) (Do ω.v1 =Ω.v2)
g

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 64


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Theo định lý biến thiên động lượng: F.∆t = m.∆v1. Từ (*) và (**) ta được:
γ
γ.Ω(z1-z2)∆t + (p1- p2)Ω.∆t = v2.Ω.∆t(β 2v2 - β 1v1)
g
p1 − p 2 v2 − v1
Chia 2 vế cho γ.Ω.∆t, coi β1 = β2 = 1 ta được: ( z1 − z 2 ) + = ⋅ v2
γ g
v22 − v12 (v1 − v2 ) 2
Biến đổi: (v2- v1).v2 = + ta có:
2 2
p1 p2 v22 v12 (v1 − v 2 ) 2
( z1 − z 2 ) + − = − +
γ γ 2g 2g 2g
p1 v12 p 2 v22 (v1 − v 2 ) 2
Hay: z1 + + = z2 + + +
γ 2g γ 2g 2g
(v1 − v 2 ) 2
So sánh với phương trình Bécnuli, suy ra: hd.m =
2g
Ω
2
 v
2
Theo phương trình liên tục: v1ω = v2Ω Ta có: hdm =  − 1 2 , hay nếu tính theo
ω  2g
v1 thì:
2
 ω  v1
22 v1
hdm = 1 −  . Nếu Ω >> ω thì hd.m =
 Ω  2g 2g

2

Công thức lý thuyết tìm ra ξdm =  − 1 gọi là công thức Bocđa Cacnô.
ω 
Trong thực tế còn phải xét ảnh hưởng của Re.
b. Dòng chảy mở dần với góc chóp mở
Xét dòng chảy được mở dần, thành ống tạo với trục ống 1 góc α: vận tốc của dòng
chảy giảm còn áp suất lại tăng lên. Động năng sẽ giảm dần dọc theo dòng chảy và giảm
dần từ trục dòng đến thành ống. Lớp chất lỏng nằm gần thành ống sẽ có động năng nhỏ
nhất, không có khả năng tiếp nhận sự tăng lên của áp suất, chúng sẽ dừng chuyển động
hoặc thậm chí chuyển động ngược chiều lại, va chạm vào phần chuyển động chính của
dòng chảy, tạo nên xoáy và khoảng trống giữa dòng chảy và thành ống. Nếu α càng lớn thì
xoáy càng mạnh, dẫn đến tổn thất
dl
năng lượng cục bộ hc càng nhiều.
Ngoài tổn thất cục bộ, còn có α/2
tổn thất dọc đường hd, tổng tổn thất
dr
sẽ là:
2r1 α 2r2
hmd = hc + hd. 2r

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 65


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Công thức xác định phân tố tổn thất dọc đường theo đoạn ống dl với thiết diện ống có
dl v 2
bán kính r thay đổi được xác định: dhd = λr trong đó:
2r 2 g
v - vận tốc trung bình của thiết diện có bán kính r.
Từ hình vẽ: dl sin(α / 2) = dr
r12
Trên cơ sở PT liên tục: v = v1 2
r
dr r14 v12
Thay vào biểu thức dhd ta có: ⇒ dhd = λr
2r sin(α / 2) r 4 2 g
Lấy tích phân với r biến thiên từ r1 đến r2:
λr
r
v 2 2 dr λr 1 v2
hd = r14 1 ∫ 5 = (1 − 2 ) 1 ; trong đó:
2 sin( α / 2 ) 2 g r1 r 8 sin(α / 2) n 2g
s 2 r22
n - Hệ số mở dần; n = =
s1 r12
Tổn thất cục bộ dòng mở dần hc xác định tương tự như tổn thất cục bộ của dòng đột
mở, nhưng với giá trị nhỏ hơn, nên nhân thêm hệ số k < 1.

hc = k
( v2 − v1 )
2

= k (1 − n)
2
2 v2

2g 2g
Với góc chóp mở α = 50 - 20 0, k có giá trị gần đúng: k = sinα
 λr  v2
Vậy hmd = hc + hd =  (1 − n 2 ) + k (1 − n) 2  2
 8sin(α / 2)  2g
So với công thức Vaizơbac, ta được hệ số tổn thất của dòng chảy mở dần:
λr
ξ md = (1 − n 2 ) + k (1 − n) 2
8sin(α / 2)
4.5.2. Tổn thất cục bộ trong dòng rối khi đột thu
Tổn thất năng lượng của dòng đột thu gồm:
- Tổn thất do ma sát tại lớp vào thiết diện thu hẹp của ống dẫn
- Tổn thất do sự tạo thành xoáy.
a. Dòng chảy thu hẹp đột ngột
Sự thu hẹp đột ngột làm cho dòng chảy trong ống co
hẹp lại và ở xung quanh phần co hẹp là các dòng xoáy chất
lỏng. Sau khu vực co hẹp của dòng chảy thì dòng chảy mở
ra chiếm hết thiết diện ống và công thức xác định tổn thất:
v2
hdt = ξ dt 2 ; trong đó:
2g

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 66


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
1  ω 
ξdt - hệ số cản đột thu; ξ dt = 1 − 
2  Ω
- Khi dòng chảy từ bể ra ống: Ω >> ω thì ξdt = 0,5
b. Dòng chảy thu hẹp dần

Vận tốc của dòng chảy trong ống thu hẹp tăng dần còn áp suất giảm dần. Do áp suất ở
đầu ống lớn hơn áp suất ở cuối ống nên hiện tượng tạo xoáy và tách rời khỏi thành ống ở
đây không có. Trong ống thu hẹp chỉ có tổn thất do ma sát (tổn thất dọc đường). Do vậy
tổn thất trong ống thu hẹp luôn luôn nhỏ hơn tổn thất trong ống mở rộng dần cùng kích cỡ.
Công thức xác định tổn thất:
λr  1  v 22
htd = 1 − 2 
8 sin( α / 2 )  n  2g
Để tránh sự tạo thành xoáy tại chỗ nối của dòng thu hẹp dần hình chóp với ống dẫn
hình trụ tiếp theo, chỗ nối phải được uốn cong dần. Hệ số tổn thất lúc này nằm trong
khoảng ξtd = 0,03 - 0,10 và phụ thuộc vào hệ số thu nhỏ n và số Re. Khi số Re càng lớn thì
ξtd càng nhỏ và ngược lại.
4.5.3. Tổn thất cục bộ trong dòng rối khi bị ngoặt

Trong trường hợp ống dẫn bị ngoặt gấp sẽ tổn thất lớn vì tại đó xảy ra sự tách dòng
và tạo xoáy, góc ngoặt càng lớn thì tổn thất càng nhiều. Công thức xác định tổn thất:
v2
hng = ξ ng
2g
Khi góc ngoặt 900 thì ξng = 1,0.
Khi dòng chảy bị ngoặt có độ uốn thì mức độ tạo xoáy giảm đi rất nhiều so với khi bị
ngoặt đột ngột. Độ giảm tổn thất càng nhiều khi tỷ số cong tương đối R/d càng lớn. Trong
đó:
R - Bán kính cong của dòng bị ngoặt
d - Đường kính ống dẫn.
Hệ số tổn thất cục bộ ξng của dòng chảy phụ thuộc vào tỷ số R/d, góc ngoặt θ và hình
dạng của thiết diện ống dẫn.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 67


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Khi θ = 900 và R/d > 1thì: ξng = 0,051 + 0,19d/R


Khi θ ≤ 700 thì: ξng =0,9( 0,051 + 0,19d/R)sinθ
Khi θ ≥ 100 thì:
0
ξng =(0,7+0,35θ/90)(0,051 + 0,19d/R)
4.5.4. Tổn thất cục bộ trong dòng chảy tầng

a) b) c)
Quy luật tổn thất cục bộ của dòng chảy tầng rất phức tạp, hc bao gồm:
h c = hc1 + hc2 Trong đó:
hc1 - Tổn thất cột áp do ma sát gây ra, tại điểm xảy ra tổn thất cục bộ. Nó tỷ lệ thuận
với độ nhớt và vận tốc của chất lỏng. Trên hình vẽ a thì bên trái của mặt phẳng mở rộng là
khu vực có tổn thất ma sát hc1
A v2
hc1 = Trong đó:
Re 2 g
A - Hằng số phụ thuộc vào hình dáng của nơi xảy ra tổn thất cục bộ.
hc2 - Tổn thất cột áp do sự tạo xoáy và sự tách dòng chảy khỏi thành ống tại điểm gây
ra tổn thất cục bộ. Tổn thất này tỷ lệ thuận với bình phương vận tốc. Hình a là khu vực bên
phải mặt phẳng mở rộng.
v2
hc 2 = B Trong đó:
2g
B - Hằng số phụ thuộc vào hình dáng của nơi xảy ra tổn thất cục bộ.
Hệ số tổn thất cục bộ của dòng chảy tầng được xác định:
A
ξc = +B
Re
Các thành phần trong công thức phụ thuộc vào hình dáng của nơi xảy ra tổn thất cục
bộ và Re.
Hình vẽ b tại nơi xảy ra tổn thất cục bộ có thiết diện ống nhỏ hơn rất nhiều so với độ
dài của ống. Khi số Re nhỏ thì tổn thất cột áp xác định chủ yếu là thành phần gây ra do ma
sát và quy luật cản gần như tuyến tính. Thành phần thứ hai của công thức h c2 thường bằng
không hoặc rất nhỏ so với thành phần thức nhất.
Hình vẽ c thì thành phần tổn thất do ma sát là nhỏ nhất và có sự tách dòng chảy khỏi
thành ống và tạo xoáy. Bằng thực nghiệm đã xây dựng được đồ thị mối quan hệ giữa hệ số
tổn thất cục bộ của dòng chảy tầng ξc với số Re.
(Đồ thị mối quan hệ giữa hệ số tổn thất cục bộ của dòng chảy tầng ξc với số Re:
SGK)

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 68


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

- Khi Re nhỏ thì đường thẳng nghiêng đi xuống biểu diễn quy luật cản tuyến tính (Hệ
số ξc tỷ lệ nghịch với số Re).
- Với giá trị trung bình của số Re thì đồ thị nằm ở khu vực chuyển tiếp.
- Khi Re khá lớn thì đồ thị là đường nằm ngang song song với trục hoành thì hc tỷ lệ
bình phương vận tốc và hệ số ξc không phụ thuộc và số Re.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 69

You might also like