You are on page 1of 19

GIẢN ĐỒ MOODY

1
PHẦN 1: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ
LƯU CHẤT2

2
D. Chương 7:
Chương này sẽ áp dụng các phương trình liên tục, năng lượng và động
lượng để nghiên cứu dòng chảy đều (lưu chất không nén được), trong đường
ống tròn có đường kính không đổi D.

7.1. Đặc trưng chung:


 Năng lượng, động năng, thế năng: Vì D=Const → diện tích ướt A=const
+ lưu lượng Q=const → V = Q/A = const; → động năng = const. Vì lưu
chất thực, có ma sát nên năng lượng E = thế năng + động năng sẽ giảm
dần dọc dòng chảy. Vì động năng = const → sự tổn thất năng lượng = sự
giảm thế năng dọc dòng chảy → vì thế người ta có thể dùng áp kế đo
chênh một hoặc hai chất lỏng (chương 2) để đo đạc tổn thất năng lượng
giữa 2 mặt cắt của dòng chảy.
 Chảy tầng, chảy rối và số Reynolds:

Với: V (m/s): vận tốc trung bình mặt cắt;

D (m) : đường kính ống;


ν (m2/s): hệ số nhớt động học, với nước ở 20oC → ν = 10-6 m2/s.
Re : số không thứ nguyên. Nếu Re < 2300 → chảy tầng; ngược lại là chảy
rối: chảy rối thành trơn, thành nhám và thành hoàn toàn nhám (khu sức cản
bình phương).
7.2 Tổn thất dọc đường trong đường ống:

 Công thức Darcy:

3
Với hd (m): Tổn thất dọc đường;

L (m): khoảng cách giữa 2 mặt cắt;


V (m/s): vận tốc trung bình mặt cắt;

λ : hệ số tổn thất (năng lượng) dọc đường;

Với ε (m): độ nhám tuyệt đối của đường ống;

D (m) : đường kính ống;


Re : số Reynolds
– Chảy tầng: λ = 64/Re ;
– Chảy rối : Để xác định λ, dùng giản đồ Moody, dựa trên 2 giá trị ε/D
và Re.

 Công thức Chezy:

Ở đây: Q (m3/s) : lưu lượng trong ống ;


hd (m): Tổn thất dọc đường;

L (m) : khoảng cách giữa 2 mặt cắt;

K (m3/s) : môđun lưu lượng;

4
Với: n: Hệ số nhám Manning;

R (m): bán kính thủy lực;


P (m): chu vi ướt;

A (m2): diện tích ướt;

D (m): đường kính ống.

Liên hệ giữa n và λ:
Khi dòng chảy thuộc khu sức cản bình phương (hay khu chảy rối thành hoàn
toàn nhám), công thức Chezy tính theo Manning (C=R1/6/n). Ta có công thức
quy đổi λ ra n trong hệ thống đơn vị SI như sau:

7.3 Tổn thất cục bộ:

với: hcb (m): tổn thất cục bộ;


ξ (hoặc k): hệ số tổn thất cục bộ;
V (m/s): vận tốc trước hoặc sau khi xảy ra tổn thất cục bộ (tùy theo chỉ dẫn của
nguồn tài liệu cung cấp).

Trên đây là phần kiến thức cơ bản của dòng chảy đều trong ống tròn.
Bài viết tới sẽ tóm tắt các dạng và cách giải bài toán về đường ống.

TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


2
C. Giải bài tập mẫu chương 2, 3 và 4:

BÀI TOÁN 2:
Nước có lưu lượng Q chảy trong đường ống có đường kính D, vào đoạn ống thu
hẹp có đường kính d, rồi chảy ra ngoài không khí. Tại mặt cắt trước đoạn thu
hẹp người ta có gắn một áp kế thông với khí trời, mực nước trong ống đạt cao
trình h so với trục ống. Cho hệ số tổn thất qua đoạn ống co hẹp này là k, tính
theo động năng ở mặt cắt sau:

5
Cho: D = 0,4m; d = 0,2m; h = 0,8m; k=0,12. Tính:

1. Lưu lượng chảy trong ống ?


2. Phản lực R của thành ống nếu bỏ qua trong lượng nước trong đoạn co hẹp
?

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN:

Theo hướng dẫn ở bài viết đề tựa TĐ3, Phần B, Mục 4, “Ghi chú quan trọng 3
và 4″, ta tiến hành các bước sau:
 Chọn các mặt cắt ướt nơi mà các tham số: z, p, A, hoặc V cho, và mặt cắt
phải đổi dần (đường dòng song song và thẳng) →
Ta chọn mặt cắt ướt 1-1 qua ống đo áp: →

p1/γ + z1 = giá trị thế năng ở trong ống đang đứng cân bằng.

Áp dụng công thức tĩnh tuyệt đối đối với chất lỏng cân bằng trong ống, ta có:
p1/γ + z1 = pM/γ + zM = 0 + h = h : vì điểm M tiếp xúc khí trời, nên áp suất dư
bằng 0.
Ta chọn mặt cắt ướt 2-2, nơi dòng chảy từ ống vừa ra ngoài không khí:

p2/γ + z2 = 0 vì mặt cắt 2-2 tiếp xúc khí trời nên áp suất dư bằng 0:
p2 = padư = 0 ; và z2 = 0 = cao trình của trọng tâm mặt cắt = cao trình trục ống.
 Áp dụng phương trình năng lượng dòng chảy thực (có tổn thất năng
lượng) đối với đoạn dòng chảy đi qua 2 mặt cắt 1-1 và 2-2, bỏ qua các hệ
số hiệu chỉnh động năng, ta có:

6
Theo đề bài cho tổn thất cục bộ được tính như sau:

Dùng, phương trình liên tục:

Q = V1.A1 = V2.A2 →

thế (BT4.3) và (BT4.2) vào (BT4.1), chuyển vế, ta được:

hay:

suy ra:

Thế giá trị cho h = 0,8; D=0,4; d=0,2 và k=0,12, ta tính được:

V2 = 3,34 m/s;
Theo công thức (BT4.3), tính được:

7
V1 = 0,835 m/s
Tính diện tích ướt:

→ Q = V2.A2 = 3,34×0,0314 = 0,105 m3/s.


[C4_BT2B]
Để tính phản lực R của thành rắn tác dụng lên dòng chảy, ta áp dụng công thức
(3.7b), với 2 mặt cắt 1-1 và 2-2, không có mặt cắt 3-3 và số hạng Q3 và V3, ta
có:

Bỏ qua trọng lượng G, và vì vận tốc mặt cắt vào và ra đều song song và nằm
ngang, nên khi chiếu lên phương Oz, ta có thể tìm ra: thành phần Rz = 0. Chiếu
(BT4.5) xuống trục Ox, ta có:
Rx + P1 – P2 = ρ.Q.(V2 –V1) ;
→ Rx = – P1 + P2 + ρ.Q.(V2 –V1) ;

Với :

P1 = p1.A1 ; với p1 = γ.h = 9,81×103x0,8 = 7,848×103 Pa


P1 = 7,848×103 x 0,126 = 999 N;
P2 = 0;
→ Rx = – 999 + 0 + 1000×0,105x(3,34 – 0,835) = -736 N
Như vậy R = Rx hướng ngược chiều dòng chảy và có giá trị là 736N.
Đây là bài toán tiêu biểu áp dụng đầy đủ các phương trình: PT liên tục, PT
năng lượng chất lỏng thực, có xét đến tổn thất cục bộ, PT động lượng. Khi
nghiên cứu kỹ, các em có thể biết cách áp dụng các phương trình này.

PHẦN 2: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


C. Giải bài tập mẫu chương 2, 3 và 4:
BÀI TOÁN 1[C2_BT1] :
Cho hệ thống bình kín khí ở trên, chứa hai chất lỏng là nước và dầu, có hai ống
đo áp chữ U ở hai bên, và cửa van phẳng hình chữ nhật ABA’B’, có bề dài a và
rộng b như Hình 4.1. Ống chữ U bên trái thông với nước, kín khí ở trên có áp
suất dư là p1, mực nước trong ống thấp hơn mặt phân cách giữa nước và dầu
một khoảng là h2. Ống chữ U bên phải đựng thủy ngân, một nhánh thông với
khối khí trong bình có áp suất po, nhánh còn lại thông với khí trời, chênh lệch
mực thủy ngân trong hai ống này là h5. Lớp dầu có chiều dày là h1, tỷ trọng là
0,8. Lớp nước có chiều dày là h3. Cửa van ABA’B’ nghiêng một góc α = 45o,
quay quanh trục qua A, nằm thấp hơn mặt ngăn cách nước – dầu một khoảng là
h4; cạnh BB’ nằm ở đáy bình. Van được giữ đóng bởi lực F tác dụng vuông góc

8
với cửa van, tại cạnh BB’. Cho: b = 2,0m; h1 = 0,6m; h2 = 0,2m; h3 = 2,0m; h4 =
0,5m; h5 = 0,2m. Tính:
1. Áp suất dư của khối khí trong bình, po ?
2. Áp suất dư của khối khí trong ống đo áp, p1 ?
3. Áp suất pA tại điểm A; áp suất pB tại điểm B.
4. Áp lực P của nước tác dụng lên cửa van ABA’B’?
5. Xác định vị trí điểm đặt D của lực P, tính BD ?
6. Tính lực F để giữ cửa van không mở ?

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN:

Theo hướng dẫn ở phần “lưu ý quan trọng“, bài với đề tựa TT, trước hết ta thực
hiện các bước sau:
 Xác định và đặt tên các điểm trên mặt phân cách giữa chất lỏng với chất
lỏng (hoặc chất khí). Gồm điểm: M, N, O, R và S như trên Hình 4.1.
 Tìm nơi nào biết áp suất trong các điểm nêu trên: ở đây là điểm S, tiếp xúc
khí trời nên có áp suất dư bằng 0 → pS = 0.
 Bắt đầu từ điểm đã biết áp suất này (điểm S) ta tính truyền vào trong, ta sẽ
xác định được áp suất tại tất cả các điểm còn lại khác nhờ công thức (2.1)
như sau:
pR = pS + γHg.h5 = 0 + γHg.h5 = δHg. γH2Ox0,2=
13,6×9,81×103x0,2= 26,68×103 Pa;
Vì R và O đều tiếp xúc cùng một khối khí kín, nên có áp suất bằng
nhau (Xem Bài đề tựa TT, phần A. Chương 2, Mục 1. , “Lưu ý quan trọng: 4 “)

pO = po = pR = 26,68×103 Pa;
Áp suất tại điểm N, dùng 2 điểm ON nằm trong dầu:

9
pN = pO + γdầu.h1 = pO + δdầu. γH2Ox0,6= 26,68×103 +
0,8×9,81×103x0,6= 31,39×103 Pa;
Áp suất tại điểm M, dùng 2 điểm NM nằm trong nước:
pM = pN + γH20.h2 = 31,39×103 + 9,81×103x0,2= 33,35×103 Pa;
M tiếp xúc khối khí áp suất p1, nên : p1 = pM = 33,35×103 Pa;
Áp suất tại điểm A, dùng 2 điểm AN nằm trong nước:
pA = pN + γH20.h4 = 31,39×103 + 9,81×103x0,5 = 36,30×103 Pa;
Áp suất tại điểm B, dùng 2 điểm BN nằm trong nước:
pB = pN + γH20.h3 = 31,39×103 + 9,81×103x2,0 = 51,01×103 Pa;

Để tính lực, vì cửa van ABA’B’ là diện tích phẳng chữ nhật, nên áp dụng công
thức (2.5a), ta có:

Với A = a.b → Ở đây: b = 2,0m ;

a = AB = (h3 – h4)/sin(α) = (2,0 – 0,5)/sin(45o) = 2,12m →


A = 2,0×2,12 = 4,24 m2.
P = (36,30×103 + 51,01×103)/2×4,24 = 185,10×103 N.
Để xác định vị trí điểm đặt D trong trường hợp cửa van chữ nhật áp dụng công
thức (2.6):

→ L = 1,0 m;
Vậy BD = 1,0 m.
Áp dụng phương trình cân bằng moment, trục quay là trục AA’:

Fxa = PxAD → F = PxAD/a ;

với AD = AB – BD = a – BD = 2,12 – 1,0 = 1,12m;


F = 185,10×103 x 1,12/2,12 = 97,79×103 N.
Các em cần đọc kỹ các lưu ý phần lý thuyết, rồi xem kỹ các bước giải để nắm
vững phương pháp. Sau khi hiểu thấu đáo, các em có thể giải bất kỳ bài toán
nào khác !

PHẦN 3: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT

B. Chương 3 và 4:
5. Phương trình động lượng áp dụng cho đoạn dòng chảy một chiều, ổn định,
lưu chất không nén được dưới tác dụng của trọng lực:
Phát biểu:

10
- Tổng động lượng ra trừ tổng động lượng vào trong một đơn vị thời gian bằng
tổng ngoại lực tác động vào mặt kiểm tra.
- Lực là nguyên nhân tạo nên sự biến thiên động lượng của dòng chảy qua mặt
kiểm tra.
- Ngoại lực gồm 2 loại lực: lực khối, dưới tác dụng của trường trọng lực, lực
khối chính là trọng lượng của khối lưu chất bên trong mặt kiểm tra; lực mặt:
bao gồm phản lực của thành ống, và áp lực của chất lỏng lên mặt cắt ướt là
phần mặt kiểm tra.
Phương trình:

Giải thích:
: tổng ngoại lực tác dụng vào hệ thống lưu chất bên trong mặt kiểm tra.
: tổng ngoại lực khối tác dụng vào khối lưu chất trong mặt kiểm tra.
: tổng ngoại lực mặt tác dụng vào mặt kiểm tra.

αo: hệ số sửa chữa động lượng:


tồn tại do sự phân bố vận tốc điểm không đồng đều trên mặt cắt ướt. Nếu vận
tốc phân bố đều trên mặt cắt ướt → αo = 1; ngược lại giá trị này sẽ lớn hơn 1.
Chuyển động tầng trong ống tròn → αo = 4/3; chuyển động rối trong ống: →
αo = 1,02 – 1,05. Giá trị αoluôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng α.
Ví dụ áp dụng: Dòng nước chuyển động bên trong ống như Hình 3.5. Cho:
diện tích ướt A1, A2, A3; áp suất tại 3 mặt cắt: p1, p2, p3; cho lưu lượng vào
Q1 và ra Q2; góc hợp bởi vectơ vận tốc tại các mặt ướt với trục ox là: α1, α2 và
α3. Viết phương trình động lượng và các phương trình có liên quan để tính phản
lực R của thành rắn tác dụng lên dòng chất lỏng ?

Bước 1:
* Chọn hệ thống tọa độ oxz.
* Xác định mặt kiểm tra và phân tích ngoại lực:

11
- Chọn mặt kiểm tra là mặt cong kín màu đỏ trên Hình 3.5: gồm: mặt cong trong
thành ống với lực mặt là phản lực R; 3 diện tích ướt A1, A2 và A3; với các lực
mặt là áp lực của chất lỏng P1, P2 và P3, hướng vào trong mặt cắt ướt.
- Lực khối là trọng lượng G của khối chất lỏng bên trong mặt kiểm tra → G =
ρ.W.g ; với ρ (kg/(m3) là khối lượng riêng của chất lỏng (nước), W(m3) thể tích
khối chất lỏng bên trong mặt kiểm tra, và g=9,81m/s2 gia tốc trọng trường. G có
phương thẳng đứng và chiều hướng xuống. Trong các bài toán, người ta thường
bỏ qua G vì thể tích khối chất lỏng xem như không đáng kể !
* Giả thiết : xem các hệ số động lượng bằng αo = 1,0 (thường được sử dụng).
Gọi n1, n2 và n3 là các vectơ đơn vị, vuông góc và hướng vào trong các diện tích
ướt A1, A2 và A3.
Bước 2: viết phương trình liên tục (PTLT) và phương trình động lượng (PTĐL).
PTLT : vì mặt cắt 1, nước chảy vào → mặt cắt vào; mặt cắt 2 và 3 nước chảy
ra → mặt cắt ra. Phương trình liên tục: tổng lưu lượng vào bằng tổng lưu lượng
ra:
Q1 = Q2 + Q3 → Q3 = Q1 – Q2 ; V3 = Q3/A3;

PTĐL:
Bước 3: Chiếu phương trình 3.7b xuống các trục ox và oz và chuyển vế, sắp xếp
lại ta được các thành phần phản lực Rx và Rz như sau:

Giải thích:
1. Chỉ số index phụ thuộc vào mặt cắt:
- Nếu mặt cắt vào, vectơ vận tốc V cùng chiều với vectơ chỉ phương áp suất n,
khi đó index = 0 → góc bên trong hàm lượng giác cos hay sin là α.
- Nếu mặt cắt ra, vectơ vận tốc V ngược chiều với vectơ chỉ phương áp suất n,
khi đó index = 1 → góc bên trong hàm lượng giác cos hay sin là (α + π).
2. Áp dụng khi số nhánh khác với 3: Khi chỉ có một nhánh vào và một nhánh
ra, ta bỏ các số hạng có liên quan đến chỉ số mặt cắt 3. Nếu số nhánh nhiều hơn
3, thì ta bổ sung vào nhóm tính áp suất và nhóm tính động lượng các số hạng
thích hợp tùy theo nhánh đó là vào hay ra.
Phần tiếp theo, thầy sẽ tải lên hai bài tập giải mẫu: 01 bài chương 2: tính áp
suất và áp lực lên thành phẳng; và chương 3 và 4: áp dụng các phương trình:
liên tục, năng lượng và động lượng, hướng dẫn các em biết cách áp dụng để giải
bài tập thực tế dựa trên các nguyên tắc đã chỉ ra.

PHẦN 4: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT

12
B. Chương 3 và 4:
4. Phương trình năng lượng của đoạn dòng chảy một chiều, ổn định, lưu chất
không nén được dưới tác dụng của trọng lực:

1. Trường hợp 1: Lưu chất lý tưởng:

2. Trường hợp 2: Lưu chất thực:

3. Trường hợp 3: có máy bơm trong đoạn dòng chảy:

4. Trường hợp 4: có tuabin trong đoạn dòng chảy:

a. Giải thích các số hạng:

* α: hệ số hiệu chỉnh động năng:


phụ thuộc vào sự phân bố vận tốc điểm trên mặt cắt ướt, nếu phân bố đều với
vận tốc là V, thì α bằng 1, nếu không α lớn hơn 1. Mức độ càng không đồng đều
thì α càng tăng. Chảy tầng trong ống tròn →α =2; chảy rối trong ống tròn →α
=1,05 – 1,15. Thông thường, trong tính toán lấy giá trị α=1,0.
* V: vận tốc trung bình mặt cắt (m/s).
* hf : Tổn thất năng lượng của một đơn vị trọng lượng lưu chất đi từ mặt cắt 1-1
đến 2-2 (m)
* Hb : Năng lượng mà máy bơm thực sự cung cấp cho một đơn vị trọng lượng
lưu chất (m)
* Ht : Năng lượng mà một đơn vị trọng lượng lưu chất cung cấp cho Tuabin
(m).
b. Công suất trên trục máy bơm:

13
với η : hiệu suất máy bơm < 1; γ : trọng lượng riêng của lưu chất, nếu là
nước γ= 9,81×103 N/m3.
c. Công suất trên trục Tuabin:

với η : hiệu suất Tuabin < 1;

Ghi chú quan trọng:


1. Khi giải bài toán động lực học, ta phải sử dụng đồng thời 2 phương
trình: phương trình liên tục (3.1b) và phương trình năng lượng (3.4), hoặc
(3.4a), hoặc (3.4b) hoặc (3.4c) tùy điều kiện bài toán cho. Các tham số bài toán
là: (A, p, z) tại 2 mặt cắt; (Hbhoặc H t ) nếu có máy bơm hoặc tuabin; V tại 2 mặt
cắt (hoặc Q). Thông thường bài toán cho biết các giá trị, còn lại hai ẩn số, dùng
hai phương trình này ta sẽ tìm được kết quả.
2. Nếu bài toán bỏ qua tổn thất, hoặc cho chất lỏng lý tưởng, nghĩa là bỏ qua
tổn thất năng lượng, thì ta sử dụng phương trình (3.4).
3. Khi áp dụng phương trình năng lượng, ta phải chọn hai mặt cắt 1-1 và 2-2,
sao cho dòng chảy đổi dần như đã bàn ở tiêu đề (TĐ2) mục 3.
4. Ngoài ra, ta nên chọn các mặt cắt 1-1 và 2-2 như sau:
- Ở đó biết áp suất (chẳng hạn mặt cắt tiếp xúc khí trời → áp suất khí trời,
pdư =0) hoặc tại đó cho giá trị áp suất.
- Ở đó biết cao trình z.
- Ở đó biết vận tốc V; hoặc biết tiết diện, nếu cho Q → V = Q/A;
- Những mặt cắt thường hay được sử dụng là: mặt thoáng bồn chứa tiếp xúc
khí trời → pdư = 0; V ≈ 0; z biết (hoặc là ẩn); mặt cắt co hẹp của dòng chảy ra
khỏi lỗ, vòi, cửa van phẳng, cuối đập tràn, hoặc mặt cắt dòng chảy từ ống ra
ngoài không khí,..; hoặc những mặt cắt ở đó ta biết được thế năng (p/γ + z): mặt
cắt có trang bị ống đo áp suất, đồng hồ đo áp suất.

PHẦN 5: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


B. Chương 3 và 4:
3. Tích phân phương trình Euler theo phương pháp tuyến với đường dòng của
trường dòng chảy ổn định, lưu chất lý tưởng, không nén được:
1. Gọi n là vectơ pháp tuyến đơn vị , hướng vào tâm vòng tròn nội tiếp trong
(Circle of Curvature) của đường dòng, có bán kính là bán kính cong R (Radius
of Curvature). Tích phân phương trình Euler cho ta:

14
2. Qua công thức (3.3), ta có thể nhận định rằng:
* Số hạn ở vế phải chính là thành phần gia tốc ly tâm. Bên trong dấu đạo hàm
chính là thế năng của một đơn vị khối lượng lưu chất. Dấu đạo hàm chỉ ra xu
thế biến thiên của thế năng.
+ Khi dòng chảy vào đoạn cong gấp ≈ có bán kính cong nhỏ (R ↓), thì giá trị
gia tốc và lực ly tâm sẽ gia tăng, do đó, thế năng sẽ có xu hướng tăng khi đi
theo hướng ra ngoài (ngược chiều vectơ n). Vì vậy, nếu xét phần tử chất lỏng
trên mặt thoáng, có áp suất dư bằng không, thì kết quả là z, cao trình mặt thoáng
sẽ dâng cao về phía bờ lõm.
+ Khi dòng chảy vào đoạn thẳng, có bán kính cong rất lớn (R →∞), thì gia tốc
ly tâm gần như bằng không. Khi đó ta có: Thế năng (p/γ+z) bằng hằng số tại
mọi điểm trên mặt cắt ướt, và mặt thoáng của mặt cắt ướt hầu như nằm ngang.
Kết luận quan trọng:
Khi xét phương trình năng lượng của đoạn dòng chảy (sẽ trình bày sau), hai mặt
cắt ướt 1-1 và 2-2 như chỉ ra ở Hình 3.1, phải được chọn sao cho (R →∞), để
khử đi lực ly tâm (=0) và thế năng bằng hằng số đối với mọi điểm trên mặt cắt
ướt, nhằm đảm bảo điều kiện tích phân trên toàn mặt cắt khi thiết lập phương
trình năng lượng cho toàn dòng chảy. Dòng chảy tại mặt cắt thỏa mãn điều kiện
vừa nêu được gọi là dòng chảy đổi dần.

PHẦN 6: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


B. Chương 3 và 4:
2. Phương trình năng lượng lưu chất lý tưởng trên một đường dòng, chuyển
động ổn định:

Xét đường dòng (C), như Hình 3.2,

Đối với dòng lưu chất lý tưởng, chuyển động ổn định, không nén được (chất
lỏng), dọc theo một đường dòng (C), năng lượng toàn phần của một đơn vị
trọng lượng lưu chất là hằng số, thể hiện qua công thức sau:

15
Ở đây:

- p (Pa) : áp suất; z (m): cao độ và u (m/s): vận tốc điểm tại điểm đang
xét; γ (N/m3): trọng lượng riêng của lưu chất; g (m/s2): gia tốc trọng trường.
- p/γ : áp năng của một đơn vị trọng lượng lưu chất tại ví trí trên đường dòng;
đơn vị (m)
- z : vị năng của một đơn vị trọng lượng lưu chất tại ví trí trên đường dòng; đơn
vị (m)
- p/γ + z : thế năng của một đơn vị trọng lượng lưu chất tại ví trí trên đường
dòng; đơn vị (m)
- u2/2g : động năng của một đơn vị trọng lượng lưu chất tại ví trí trên đường
dòng; đơn vị (m)
- Const : giá trị hằng số. Các giá trị này có thể khác nhau trên các đường khác
nhau.
Áp dụng phương trình này, đối với đường dòng (C), hai điểm A và B, ta có
phương trình:

PHẦN 7: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


B. Chương 3 và 4:
1. Phương trình liên tục trên đọan dòng chảy một chiều, ổn định:
Xét đoạn dòng chảy (chất lỏng, lưu chất không nén được), chuyển động ổn định,
một chiều dưới tác dụng của trọng lực, nằm giới hạn giữa hai mặt cắt ướt 1-1 và
2-2. Phương trình liên tục được cho như sau:

16
Q = Q1 = Q2 (3.1a)

→ V1.A1 = V2.A2 (3.1b)


ở đây:
Q1, Q2 là lưu lượng qua mặt cắt 1-1 và 2-2; đơn vị (m3/s)
V1 , V2 là vận tốc trung bình tại mặt cắt ướt 1-1 và 2-2; đơn vị (m/s)
A1 , A2 là diện tích ướt tại mặt cắt 1-1 và 2-2. Đơn vị: m2
Công thức này chỉ ra rằng lưu lượng bằng hằng số ở mọi mặt cắt ướt, hay lưu
lượng vào bằng lưu lượng ra khỏi mặt kiểm tra. Dạng phát biểu tổng quát
là: tổng lưu lượng vào nút bằng tổng lưu lượng ra khỏi nút, khi ta có nhiều
nhánh nối với nhau tại một nút.

PHẦN 8: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT


A. Chương 2:
4. Tính áp lực chất lỏng lên diện tích phẳng hình chữ nhật:[C2_P4]
Trong trường hợp diện tích chữ nhật có chiều dài là a và chiều rộng là b. Mặt
thoáng tiếp xúc khí trời, Công thức tính lực (do áp suất dư) tác dụng lên diện

tích phẳng A có dạng (2.5) hoặc (2.5a):

(2.5)

(2.5a)
Biểu đồ phân bố áp suất hình thang. Tổng lực P đi qua trọng tâm biểu đồ này.
Do đó ta có thể tính khoảng cách L từ cạnh bên dưới (B) đến điểm D theo công
thức tính trọng tâm hình thang (Phụ lục đặc tính hình học) như sau:

(2.6).
PHẦN 9: TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT
A. Chương 2:
2. Tính áp lực chất lỏng lên diện tích phẳng: Giả sử diện tích chìm hoàn toàn
trong chất lỏng, mặt thoáng tiếp xúc khí trời (pdư =0) ta thực hiện các bước
sau:[C2_P2]

17
 Xác định trọng tâm C của hình (hình
học);
 Xác định độ sâu trọng tâm hc (m) (hình học);
 Tính diện tích A(m2) của hình (hình học);
 Tính áp suất dư pc tại C (N/m2): pc= γ.hc;
 Tính lực P (N) tác dụng lên diện tích:

P = pc.A (2.2)
3. Tính điểm đặt D của lực P: Chỉ áp dụng khi hình có trục đối xứng qua
trọng tâm C, song song với trục oy. Điểm D sẽ nằm trên trục đối xứng này và có
:

(2.3)

Với yc là khoảng cách từ trục ox đến trọng tâm C của diện tích A. yD là khoảng
cách từ trục ox đến điểm đặt lực D; Ix’x’ : moment quán tính của diện tích A đối
với trục qua C song song với ox.(xem công thức tính ở đây Ix’x’ )
Lưu ý quan trọng:
1. Cho dù bất kỳ dạng bài toán nào, điều quan trọng nhất vẫn là xác định được
áp suất dư tại trọng tâm C (xem hướng dẫn tính áp suất ở Mục 1)
2. Trong trường hợp mặt thoáng không tiếp xúc khí trời, nghĩa là có áp suất
po(dư) ≠ 0, thì điểm O là giao giữa trục y và mặt nằm ngang (có áp suất dư =
0) cách mặt thoáng một đoạn là ho = po/γ. Nếu po > 0 thì mặt này ở trên mặt
thoáng; nếu po < 0 (có áp suất chân không; pck = -pdư), mặt này nằm thấp hơn
mặt thoáng một đoạn là ho.
3. Hay ta có thể tính yc như sau:

(2.4)
18
với γ là trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình, và α là góc hợp bởi trục oy
và mặt phẳng nằm ngang.

4. Sau đó dùng yc đưa vào công thức (2.3) để tính yD.

-The end-

19

You might also like