You are on page 1of 4

TINH THỂ MUỐI - THẬT THÚ VỊ!

Trong phần Thực hành Hoá đại cương, bài 2 của chúng ta là bài “Kết tinh” với
axit benzoic. Từ những kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ được, chúng ta hãy thử
làm thí nghiệm nhỏ để tạo những tinh thể muối nhiều màu sắc và có hình dáng
độc đáo nhé!
Xem này, đây là tinh thể của NiSO4 có màu xanh lá cây, nghĩ ngay đến cây
thông Noel nhé!

Tinh thể của K2Cr2O7 màu đỏ cam, rực rỡ như những tia nắng mặt trời.

Tinh thể CuSO4 màu xanh dương, như màu ngôi sao hy vọng nhi?

Tinh thể Borax Decahydrate Na2B4O7.10H2O (hàn the công nghiệp) đẹp như pha
lê!!!
Và còn vô vàn các loại muối cho màu sắc thật đẹp, nhưng quan trọng nhất
chúng ta cần tìm hiểu kĩ muối đó có độc hại không, có dễ kết tinh không và thêm
một yếu tố không kém phần quan trọng là có phù hợp với túi tiền không nữa nhé!
Bây giờ thì bắt tay vào làm thôi!
1. Chuẩn bị:
- Hoá chất: CuSO4.5H2O, hoặc K2Cr2O7,… (độ tinh khiết P = 99,5%).
- Cốc thuỷ tinh có chia độ (nên dùng loại 500 ml)
- Đũa thuỷ tinh để khuấy
- Bếp điện, lưới amiang
- Khẩu trang, bao tay bảo hộ lao động
- Dây kẽm (làm với dung dịch K2Cr2O7), dây điện có bọc lớp nhựa (làm với dung
dịch CuSO4, giải thích tại sao không dung được dây kẽm nè!!!) uốn thành các
hình mà chúng ta muốn. Những hình này thật thú vị, đúng không?

2. Tiến hành:
Lấy khoảng 300 ml nước cho vào cốc chia độ rồi đun trên bếp điện, đồng thời
cho dần từng muỗng CuSO4 vào và khuấy đều tay cho tan. Khi nước có dấu
hiệu sắp sôi mà thấy lượng CuSO4 vừa cho vào không tan nữa và có 1 lớp váng
mỏng trên bề mặt thì dừng lại không cho thêm nữa, dùng đũa quấy tới khi tan
hết sạch thu được dung dịch xanh nước biện đậm và không có cặn thì tắt bếp,
nhấc cốc ra khỏi bếp Như vậy chúng ta đã chuẩn bị xong một cốc dung dịch bão
hòa CuSO4 ở khoảng 900C. Trên lí thuyết ta có thể tạo một điểm bám cho tinh
thể bằng chỉ buộc vào một đầu treo ngang cốc rồi thả ngập trong dung dịch.
3. Kết quả:
Với CuSO4, chúng ta phải đợi 1 ngày 1 đêm. Còn với K2Cr2O7 sau 2 tiếng đồng
đã thấy bám thành hình chúng ta mong muốn rồi. Nhanh thật đó!

Thật tuyệt đúng không?


Lưu ý: 1. Không trộn các loại muối loại với nhau, chỉ dung một loại muối duy
nhất!
2. Khi đã nhúng “mô hình” của chúng ta vào dung dịch thì để yên cốc 1 chỗ,
không xê dịch cốc, không khuấy dung dịch, nói chung là không “nôn nóng, táy
máy đụng tay” vào nhé J
3. Những tinh thể này để trong không khí không tồn tại được lâu, mất độ sắc nét
và chảy nước nữa đó. Tốt nhất là bảo quản trong 1 chai thuỷ tinh, hộp thuỷ tinh.
Ngắm mãi không chán!

Chúc chúng ta sẽ thành công với thí nghiệm vui này. Dành tặng những điều bất
ngờ, thú vị cho những người thương yêu, cùng yêu thích môn Hoá học với
chúng ta nhé!

Bài viết: TS. Trần Thị Hoàng Quyên, BM CNKTHH, K.CNTP, Trường ĐH Nha Trang

You might also like