You are on page 1of 15

Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Chương 2. THỦY TĨNH HỌC


Thủy tĩnh học nghiên cứu quy luật cân bằng của chất lỏng trong trạng thái tĩnh
(Tuyệt đối và tương đối), áp lực chất lỏng lên bể chứa và ứng dụng các quy luật đó vào
sản xuất.
2.1. Các lực tác dụng lên chất lỏng. Áp suất thủy tĩnh và các tính chất.
2.2.1. Các lực tác dụng lên chất lỏng
Trong mọi trường hợp, cân bằng hay chuyển động, các chất lỏng đều chịu tác dụng
của nội lực và ngoại lực.
- Nội lực do ứng suất gây nên. Trong nhiều trương hợp, người ta bỏ qua nội lực vì
khá nhỏ so với ngoại lực.
- Ngoại lực là các lực từ bên ngoài tác động lên chất lỏng. Ngoại lực chia làm 2 loại:
Lực mặt: Tác dụng lên từng phân tử chất lỏng qua bề mặt tiếp xúc, tỷ lệ với diện tích
mặt tiếp xúc.
Ví dụ: áp lực không khí vào bề mặt thoáng, áp lực của piston lên chất lỏng chứa trong
xilanh.
Lực khối: là những lực tỷ lệ với khối lượng chất lỏng tác dụng lên mỗi phần tử chất
lỏng.
Ví dụ: Trọng lực, lực quán tính, lực điện từ. Trong thủy lực học, trừ một số trường
hợp đặc biệt phải xét đến lực quán tính, còn thông thường, lực khối chỉ là trọng lực.
2.2.2. Áp suất thủy tĩnh
Dưới tác dụng của ngoại lực (lực mặt và lực khối), trong nội bộ chất lỏng xuất hiện
những ứng suất, ta gọi những ứng suất đó là áp suất thủy tĩnh. Cần lưu ý rằng, ở trạng thái
tĩnh như đã nêu trên, chất lỏng không chuyển động tương đối với nhau, do đó không xuất
hiện tính nhớt. Bởi vậy quy luật cân bằng của chất lỏng ở trạng thái tĩnh đúng cho cả chất
lỏng thực (có tính nhớt) và chất lỏng không có tính nhớt (gọi là chất lỏng lý tưởng).
Để làm rõ khái niệm áp suất thủy tĩnh, ta lập luận như sau:
Trong một môi trường chất lỏng ở trạng thái tĩnh, xét một thể tích chất lỏng giới hạn
trong mặt S. Tưởng tượng cắt ra làm hai phần I và II bằng mặt phẳng Q, ω là thiết diện.
Nếu bỏ I đi, để II vẫn ở trạng thái cân bằng, ta phải thay tác dụng của I lên II bằng một hệ
lực P (lực và momen). P tác dụng lên ω của phần II và N
được gọi là áp lực thủy tĩnh tác dụng lên mặt ω. P
P I
Tỷ số gọi là áp suất thủy tĩnh trung bình Ptb trên
ω Q) ω)
mặt cắt. Xét một phân tố diện tích ∆ω trên ω quanh một ∆ T
ΔP II ω
điểm M thì lực tác dụng lên M sẽ là ∆P. Giới hạn của
Δω
khi ∆ω → 0 gọi là áp suất thủy tĩnh tại M.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 10


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
ΔP
Tức là: p = lim
Δω→0 Δω

Đơn vị đo của áp suất thủy tĩnh là N/m2 hay átmốtphe kỹ thuật, kí hiệu at.
Người ta còn dùng chiều cao cột chất lỏng để đo áp suất, như mmHg (tor); mét cột
nước: mH2O.
Quan hệ giữa các đơn vị trên như sau:
1at = 9,81.104 N/m2 (đơn vị cũ: 1at = 1KG/cm2)⇔ 10mH20 (đơn vị cũ: 1at = 10T/m2)
Tor (mmHg) = 133,322N/m2; 1Pa = 1N/m2; 1KG = 10N pn p
9,81N N N
1KG/cm2 = − 4 2 = 9,81.104 2 = 1at; 1Bar = 105 2
10 m m m M
T
2.2.3. Hai tính chất của áp suất thủy tĩnh
ω) II
a) Tính chất 1: Áp suất thủy tĩnh luôn tác dụng thẳng góc và
hướng vào bề mặt chịu lực.
Chứng minh tính chất này bằng phương pháp phản chứng. Xét một thể tích chất lỏng
V bao quanh bởi mặt S ở trạng thái cân bằng. Chia khối đó ra hai phần bởi mặt ω. Áp suất
thủy tĩnh tại điểm M trên ω là P. Giả sử P không thẳng góc với ω tại M mà xiên góc bất kỳ
(hình vẽ trang 8). Lúc đó P sẽ được phân thành N thẳng góc với ω và T tiếp tuyến với ω.
Theo tính chất chung, chất lỏng không chịu lực cắt nên T = 0 và không chịu lực kéo, nên
N sẽ hướng vào ω.
Nói cách khác P phải trùng với N (Điều phải chứng minh).
b) Tính chất 2: Áp suất thủy tĩnh tại mỗi điểm, theo mọi phương đều bằng nhau.
Ta chứng minh tính chất này như sau: xét một phân tố chất lỏng bất kỳ ở trạng thái
cân bằng tĩnh, có hình dạng như hình vẽ. Áp suất thủy tĩnh tác dụng lên mặt dωx là px
(theo phương x) lên mặt dωn là pn (theo phương n bất kỳ). Phân tố thể tích này vô cùng
nhỏ, nên có thể coi pn và px tác dụng lên cùng một điểm nhưng khác phương. Ta phải
chứng minh pn = px
pn dωn dωx
Xét các lực ngoài tác dụng lên phân tố:
- Lực mặt gồm: Pn = pn.dωn và Px = px.dωx. Các
mặt xung quanh có áp suất chiếu lên phương X bằng 0. px x
- Lực khối F = m.a theo phương x: Fx = x.ρ.dV,
với x - gia tốc lực khối theo phương x; dV - thể tích của phân tố chất lỏng đang xét; ρ - là
khối lượng riêng của chất lỏng. r r r
Ở trạng thái cân bằng ta có: Pn +Px +Fx = 0 (theo phương x)
Hay: pn.dωn.cos(n,x) - px.dωx + x.ρ.dV = 0
Trong đó: dV là vô cùng bé bậc cao so với dω, trong biểu thức trên, còn:
dωn.cos(n,x) = dωx. Vậy còn lại: pn.dωn - px.dωx = 0
hay pn = px (điều phải CM). Tương tự cho các phương y và z, ta suy ra tính chất 2.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 11


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

2.2. Phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng tĩnh (Pt vi phân tĩnh Ơle)
Phương trình này biểu thị quan hệ giữa lực ngoài (lực mặt và lực khối) tác dụng vào
một phần tử chất lỏng với nội lực sinh ra trong đó, cụ thể là với áp suất thủy tĩnh.
Trong một môi trường chất lỏng ở trạng thái cân bằng, xét một phần tử chất lỏng hình
hộp 12345678 như hình vẽ. Trọng tâm của phân tố A có áp suất thủy tĩnh p
Xét các lực tác dụng lên phân tố chất lỏng: z
- Lực mặt: 6 mặt của phân tố đều chịu tác
dz
dụng của lực ngoài (lực mặt). 2 6
Trước tiên xét các lực mặt theo phương x. 7
3
Tại trọng tâm A, áp suất là p, mà p là một hàm M A N
liên tục của x, y, z, do vậy tại M, cách A một 1 5
dx x
đoạn ngược phương với tọa độ x, ta có giá trị 4 8
2 dy
áp suất: y
∂p dx
pM = p −
∂x 2
dx
còn tại N cũng cách A một đoạn nhưng cùng phương với tọa độ x, ta có giá trị áp suất:
2
∂p dx
pN = p +
∂x 2
Áp lực tại hai mặt chứa M và N lần lượt là:
PM = pM.dy.dz;
PN = pN.dy.dz
- Lực khối: Lực khối tác dụng lên khối chất lỏng tỷ lệ với khối lượng của nó:
Fx = X.ρ.dx.dy.dz
trong đó: X - gia tốc lực khối theo phương x.
Do phân tố chất lỏng ở trạng thái cân bằng, nên ta có thể viết:
PM - PN + Fx = 0
 ∂p dx   ∂p dx 
Hay:  p − dydz −  p + dydz + X .ρ.dxdydz = 0
 ∂x 2   ∂x 2 
Tính cho một đơn vị khối lượng: chia cho ρdxdydz ta có:
∂p
− + ρ. X = 0
∂x
1 ∂p
hay X− =0
ρ ∂x
Tương tự cho hai phương y và z ta được hệ:

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 12


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

 1 ∂p
 X − ρ ∂x = 0

 1 ∂p
Y − =0
 ρ ∂ y Đây là hệ phương trình vi phân tĩnh Ơle.
 1 ∂p
Z − =0
 ρ ∂z
r 1
Viết dưới dạng véctơ: F − gradp = 0 (Trang 348, toán cao cấp tập III).
ρ
2.3. Phương trình cơ bản của thủy tĩnh.
Trong môi trường chất lỏng ở trạng thái cân bằng, xét mỗi phân tố chất lỏng hình trụ,
trục theo phương thẳng đứng, mặt đáy trên trùng mặt thoáng, diện tích dω, đáy dưới cách
mặt thoáng một khoảng h, diện tích dω.
z
Các lực tác dụng lên phân tố chất lỏng bao
gồm: p0
- Lực mặt: P0 = p0 dω dω
z0
P = p dω
Với áp suất: p0: áp suất tại đáy trên.
h
p: áp suất tại đáy dưới phân tố hình trụ. Áp lực G
tại mặt xung quanh triệt tiêu nhau. z
dω p
- Lực khối: trọng lực G = γ.dω .h
0 x
Ở trạng thái cân bằng, ta có; P - G - P0 = 0
(P0 & G ngược chiều với phương Z và P). hay:
P = P0 + G hay: p.dω = p0dω + γ.h.dω
Suy ra: p = p0 + γ.h (phương trình cơ bản thủy tĩnh).
Biểu thức trên là dạng thứ nhất của phương trình cơ bản thủy tĩnh, dùng để tính áp
suất tại mọi điểm trong môi trường chất lỏng, trong đó p0 - áp suất mặt thoáng, γh là trọng
lượng cột chất lỏng cao h và diện tích đáy là một đơn vị.
Có thể phát biểu như sau: “áp suất thủy tĩnh tại mọi điểm trong chất lỏng bằng tổng
của áp suất p0 trên mặt thoáng, cộng trọng lượng đơn vị của cột chất lỏng bên trên nó”.
Với cách lập tọa độ như hình vẽ, ta có: h = (Z0 - Z)
Phương trình cơ bản thủy tĩnh có thể viết dưới dạng:
p p
p = p0 + γ(Z0 - Z) hay: Z + = z 0 + 0 = const
γ γ
Biểu thức này là dạng thức thứ hai của phương trình cơ bản thủy tĩnh. Trong đó:
Z - là độ cao hình học của điểm tính áp suất, phụ thuộc mặt chuẩn ox.
p
- là chiều cao của một cột chất lỏng biểu thị áp suất và gọi là độ cao đo áp.
γ
Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 13
Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Mặt năng

Mặt đẳng áp
p p
γ γ
B

A
zA
zA
0
Có thể phát biểu như sau: 0
Trong một môi trường chất lỏng cân bằng tĩnh, tổng của độ cao hình học Z và độ
p p
cao đo áp là một hằng số đối với mọi điểm và được gọi là cột áp thủy tĩnh Ht: (Z +
γ γ
= Ht = const)
Dạng thứ hai dùng để nghiên cứu năng lượng của một môi trường chất lỏng.
* Mặt năng: Đỉnh cột áp thủy tĩnh của mọi điểm trong môi trường chất lỏng cân
bằng đều ở trong một mặt phẳng song song với mặt chuẩn, gọi là mặt năng.
* Mặt đẳng áp: Là mặt mà trên đó tại mọi điểm áp suất đều bằng nhau (p = const).
2.4. Các loại áp suất - cách đo các loại áp suất.
Trong kỹ thuật và đời sống, các giá trị áp suất đo được thường lớn hơn hoặc nhỏ hơn
áp suất khí quyển, kí hiệu pa, là giá trị áp suất tác dụng lên mặt thoáng chất lỏng, trong
điều kiện tiêu chuẩn pa = 1at = 9,81.104N/m2 = 1Bar.
Bởi vậy, ngoài số không tuyệt đối dùng làm chuẩn đo áp suất, người ta cũng thường
lấy áp suất không khí pa làm chuẩn đo các loại áp suất.
a. Các loại áp suất.
* Áp suất tuyệt đối:
Tức là lấy chuẩn đo là chân không tuyệt đối. Áp suất tính theo phương trình cơ bản
thủy tĩnh là áp suất tuyệt đối, kí hiệu pt. Khi p0 và γh đều được đo bằng giá trị tuyệt đối,
pt = p0 + γh (pt bao giờ cũng dương).
* Áp suất dư:
Trong phương trình trên nếu p0 = pa thì giá trị pt - pa = γh gọi là áp suất dư pd:
pd = pt - pa = γh là giá trị áp suất tại một điểm trong chất lỏng, cách mặt thoáng một
khoảng h. (Nếu pt > pa thì pd > 0 dương).
Trong điều kiện thông thường, các áp kế thường dùng trong kỹ thuật chỉ đo được giá
trị áp suất dư, tức chuẩn đo là áp suất không khí. Như vậy, từ pd = pt - pa = γh ta suy ra, nếu
áp suất tại mặt thoáng chất lỏng, bằng giá trị áp suất không khí pa, thì áp suất dư tại mặt
thoáng (h = 0) sẽ là: pd = γ.0 = 0 Suy ra pd có thể dương, âm hoặc bằng 0.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 14


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

* Áp suất chân không:


khi giá trị áp suất dư pd < 0 (tức là pt < pa) sẽ có hiện tượng chân không, lúc đó:
pck = pa - pt = - pd
Như vậy, sẽ có hai khả năng xảy ra trong khi có hiện tượng chân không.
- Khi 0 < pt < pa: ta nói trong môi trường chất lỏng đó có hiện tượng chân không,
không phải là môi trường chân không tuyệt đối. Trong trường hợp này, áp suất chân không
là giá trị áp suất cần phải bù vào, để môi trường có trị số áp suất bằng áp suất không khí
pa.
- Khi pt = 0 thì pck = pa, ta nói môi trường chất lỏng có độ chân không tuyệt đối,
không chứa các phần tử vật chất.

p’0= 0 p’0=
p
p0>p p0>p p0<p
pd hA hB
pa A
pck A B
pt>p
h1
pt=p 1 p
pt<p a
γ γ γ h2
pt=
0 2
b. Cách đo các loại áp suất, dụng cụ đo chúng.
* Đo áp suất tuyệt đối: Để đo được áp suất tuyệt đối người ta phải đo trong môi
trường chân không tuyệt đối (không chứa phần tử vật chất nào). Hình vẽ trên là ví dụ về
một dụng cụ đo áp suất tuyệt đối tại điểm A trong một bình kín - ống đo áp kín, một đầu
cắm vào môi trường chất lỏng cần đo, đầu kia bịt kín rồi được hút hết không khí ra (p’0 =
0).
Theo phương trình cơ bản thủy tĩnh, áp suất tuyệt đối tại điểm A, cách mặt thoáng
trong ống đo 1 là hA, có giá trị là:
ptA = p’0 + γhA nhưng p’0 = 0 nên ptA = γhA , vậy đo được hA, ta biết được ptA.
* Đo áp suất dư: Trong điều kiện thông thường, người ta đo áp suất dư bằng các loại
áp kế dùng trong kỹ thuật. Một dụng cụ đo áp suất thường dùng thể hiện ở hình vẽ trên, đó
là một ống đo áp hở. Để đo áp suất dư tại một điểm B nào đó trong bình kín chứa chất
lỏng, người ta cắm một đầu vào chất lỏng trong bình, đầu kia hở, thông với khí trời.
Theo phương trình cơ bản thủy tĩnh, áp suất tại điểm cần đo, cách mặt thoáng trong
ống đo áp hở một khoảng hB là:
ptB = pa + γhB
pdB = ptB - pa = γhB

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 15


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

* Đo áp suất chân không: Nếu giá trị áp suất tuyệt đối đo được nhỏ hơn áp suất khí
quyển pa, ta có áp suất chân không pck. Người ta có thể đo được giá trị này bằng một dụng
cụ như hình vẽ, gọi là ống đo áp chữ U. Chất lỏng trong đoạn ống cong có thể là nước,
cồn, thủy ngân, tùy theo yêu cầu.
Ví dụ: Để đo áp suất chân không tại điểm A trong bình kín chứa chất lỏng, ta cắm
một đầu ống vào môi trường chất lỏng, đầu kia của ống chữ U (ví dụ chứa thủy ngân)
thông với không khí. Theo phương trình cơ bản thủy tĩnh, ta tính áp suất dư tại A như sau:
pt1 = pa - γtnh2
ptA = pt1 - γh1 = pa - γtnh2 - γh1 ;
mà - pckA = pdA = ptA - pa = pa - γtnh2 - γh1 - pa = - (γtnh2 + γh1)
hay: pckA = γtn h2 + γ h1
Đo được h1 và h2 ta tính được pck tại điểm A.

2.5. Biểu đồ phân bố áp suất thủy tĩnh.


Theo phương trình cơ bản thủy tĩnh và dựa vào hai tính chất của áp suất thủy tĩnh, ta
có thể biểu diễn sự phân bố áp suất thủy tĩnh theo chiều sâu trong chất lỏng bằng biểu đồ.
Trong một số ngành kỹ thuật, biểu đồ này thường được sử dụng vì rất thuận tiện và
nhanh chóng xác định được giá trị áp lực cần thiết của chất lỏng tĩnh lên bề mặt vật chất.
Ví dụ: Biểu đồ áp suất thủy tĩnh phân bố lên thành phẳng theo phương đứng như hình
vẽ được xác định như sau: Theo phương trình cơ bản thủy tĩnh p = p0 + γh tức là theo
phương thẳng đứng trong chất lỏng, áp suất thủy tĩnh là hàm bậc nhất của độ sâu h.
Tại đáy bể (B) áp suất dư pdB và tuyệt đối ptB như hình vẽ.
Mặt khác, các véc tơ biểu diễn áp suất tác dụng thẳng góc và hướng vào bề mặt tiếp
xúc (tính chất 1) nên từ đó ta vẽ được biểu đồ như hình vẽ. Cần xác định giá trị áp suất
tại một điểm bất kỳ, ta chỉ cần đo chiều dài véc tơ tại điểm đó, rồi suy ra áp suất theo
tỉ lệ biểu đồ.
Các mặt nghiêng, gãy góc, mặt cong, vẽ tương tự.
pa pa
pa

hB

B
pdB= γhB
ptB= pa+ γhB
B pdB= γhB

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 16


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

2.6. Định luật Pascan, các ứng dụng của định luật.
2.6.1. Phát biểu định luật Pascan.
“Áp suất thủy tĩnh, do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng chất lỏng trong một bình
kín, được truyền nguyên vẹn tới mọi điểm theo mọi phương của chất lỏng”.
2.6.2. Chứng minh định luật.
Xét một bình kín chứa chất lỏng γ ở trạng thái tĩnh, áp suất lên mặt thoáng được thay
đổi nhờ thay đổi lực tác dụng lên Píttông. Tại hai điểm bất kì 1 và 2 trong chất lỏng, theo
phương trình cơ bản thủy tĩnh, áp suất có giá trị:
p1= p0 + γh1
p2= p0 + γh2
Nếu thay đổi áp suất tác dụng lên mặt thoáng
một lượng ∆p0, áp suất tại 1 và 2 sẽ là: p0
p’1 = p0 + ∆p0 + γh1 h1
p’2 = p0 + ∆p0 + γh2 h2
hay:
p’1 = p1 + ∆p0 γ)
p’2 = p2 + ∆p0
Tức là, khi tác dụng lên mặt thoáng một áp suất p0 hay ∆p0, giá trị áp suất đó được
truyền nguyên vẹn đến mọi điểm trong chất lỏng, vì 1 và 2 là hai điểm bất kỳ trong đó.
2.6.3. Ứng dụng của định luật Pascan.
a. Máy ép thủy lực.
P2

P1

B
p p A

Sơ đồ máy ép thủy lực như hình vẽ trên: Xi lanh A với Pít tông nhỏ có diện tích ω1
thông với xi lanh B có píttông lớn có diện tích ω2, chứa chất lỏng. Khi tác dụng lên píttông
P
nhỏ một lực P1, áp suất dầu tại xi lanh nhỏ là 1 =p . Theo định luật Pascan, bỏ qua tổn
ω1
thất áp suất, tại xi lanh B, áp suất dầu cũng là p và lực tác dụng lên píttông lớn là P2 = p.ω2
hay:
P ω ω
P2 = 1 ω 2 = 2 P1 . Tức là P2 lớn hơn P1: 2 lần.
ω1 ω1 ω1
b. Máy tích năng, máy tăng áp, kích thủy lực (xem tài liệu) (41, 42).

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 17


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

2.7. Áp lực chất lỏng tác dụng lên thành.


Trong thực tế, ngoài cách xác định áp lực lên thành theo phương pháp biểu đồ, nhiều
khi người ta phải tính toán cụ thể trị số, điểm đặt áp lực lên thành của các công trình xây
dựng, thiết bị tiếp xúc với chất lỏng ở trạng thái tĩnh, gọi là áp lực thủy tĩnh. Để làm việc
đó người ta dùng phương pháp giải tích. ở đây ta xét hai trường hợp: thành phẳng và thành
cong.
2.7.1. Áp lực thủy tĩnh lên thành phẳng.
Áp lực thủy tĩnh của chất lỏng tác dụng lên thành phẳng là tổng các áp lực phân tố tác
dụng lên các diện tích vô cùng nhỏ của thành. Theo tính chất của áp suất thủy tĩnh, các lực
phân tố đó đều vuông góc với thành, nên áp lực thủy tĩnh P sẽ là tổng hợp của các lực song
song, cùng chiều.
Trên hình vẽ, Q là mặt phẳng nghiêng, chịu tác dụng của áp lực chất lỏng, góc
nghiêng của Q so với mặt thoáng là α, ω là một diện tích thuộc Q. Cần xác định P lên ω và
điểm đặt P trên ω.
po
*) Tính P. O
Trên hình vẽ. h
α
C - trọng tâm của ω. hD hC yD
hc - khoảng cách từ C đến mặt yC y O

thoáng. x
yc - khoảng cách từ C đến giao tuyến M

của mặt phẳng Q với mặt thoáng. C
D
h - khoảng cách từ một điểm M thuộc
ω
ω đến mặt thoáng.
y - khoảng cách từ M đến Ox.
Ta có: hc = yc.sinα
h = y.sin α
Trước tiên tính áp lực phân tố dP lên diện tích phân tố dω chứa điểm M. Vì dω vô
cùng nhỏ nên coi áp suất p tại M cũng bằng áp suất tại mọi điểm thuộc dω.
p = p0 + γh
Do đó: dP = p.dω = (p0 + γh)dω và áp lực P tác dụng lên ω sẽ là:

P = ∫ dP = ∫ ( p0 + γh)dω = p0ω + γ ∫ hdω = p0 ω + γsin α ∫ ydω


ω ω ω ω

Nhưng
ω
∫ ydω = yω là mômen tĩnh của ω đối với trục ox.

Vậy: P = p0ω + γ.sinα.yc.ω = p0ω + γhcω = (p0 + γhc)ω hay P = pc.ω


Tức là áp lực thủy tĩnh tác dụng lên thành phẳng bằng tích số của diện tích ω với áp
suất tại trọng tâm diện tích đó. Khi p0 = pa và tính theo áp suất dư thì pC= γ hc và: P = γ hcω

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 18


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

*) Tìm điểm đặt của P.


- Trường hợp ω có trục đối xứng thẳng góc với Ox, coi p0 = pa và tính P theo áp suất
dư.
Gọi D là điểm đặt áp lực P cần tìm, theo cơ lý thuyết “mômen của hợp lực đối với
một trục, bằng tổng mômen của các lực phân tố đối với trục đó”.
Lấy mômen đối với trục Ox, ta có:

∫ y.dp
p. yD = ∫ ydp → yD = ω

ω p
∫ y dω
2
P = γ.sin α. yc .ω 
 → yD =
ω
Theo phần a, ta có:
dP = γ. y.sin α .dω  yc .ω
Nhưng ∫ y 2 d ω =J ox = J c + yc2ω - mômen quán tính của ω đối với trục Ox.
ω

Jc - mômen quán tính của ω đối với trục ngang qua trọng tâm C, do đó:
J + yc2ω J
yD = c = yc + c
yc ω yc ω
Tức là, trong trường hợp trên, điểm đặt D của áp lực P sẽ thấp hơn trọng tâm C một
Jc
khoảng bằng như ta đã giả thiết.
yc ω
- Trường hợp ω không có trục đối xứng thẳng góc với Ox.
Ngoài yD ta phải xác định thêm một tọa độ ngang xD, cách tính tương tự như trên,
J
nhưng ∫ y.xd ω = J xy là mômen quán tính ly tâm của các trục Ox, O’y với xD = xy .
ω
yc ω
2.7.2. Áp lực thủy tĩnh lên thành cong.
Trong thực tế, ống dẫn nước, bể chứa nước, dầu (xitéc), van hình cung …là những kết
cấu có thành cong chịu áp lực của chất lỏng. Khác với trường hợp thành phẳng, ở thành
cong các lực phân tố không song song nhau.
Tổng quát, tổng các lực phân tố là một véc tơ chính và một ngẫu lực. Trong trường
hợp riêng thường gặp, bể chứa thường mặt cầu, một phần mặt cầu, mặt trụ có trục ngang
hoặc đứng, sau đây ta xét các trường hợp riêng đó.
Phân tích áp lực P lên mặt cong thành ba thành phần Px; Py; Pz theo ba trục tọa độ
Oxyz: P = Px2 + Py2 + Pz2 .
Do vậy, ta cần xác định Px; Py; Pz.
* Xét trường hợp: mặt cong S của bình chứa có 1 mặt tiếp xúc với chất lỏng, mặt còn
lại tiếp xúc với không khí, áp suất mặt thoáng pa.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 19


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Tính áp lực phân tố dP lên một phân tố diện tích bất kỳ thuộc S: dS có độ sâu h.
Vì dS vô cùng nhỏ nên coi như phẳng và dP = γ.h.dS PY
PX
Chiếu dS lên 3 mặt theo ba phương x, y, z.
dPx = dP.cos(dP,ox) = γ.h.dSx
dPy = dP.cos(dP,oy) = γ.h.dSy PZ P
dPz = dP.cos(dP,oz) = γ.h.dSz
Suy ra: Px = ∫ γhdSx ; Py = ∫ γhdSy ; Pz = ∫ γhdSz
Sx Sy Sz

Trong đó: Sx, Sy, Sz là hình chiếu của mặt cong S lên các mặt theo ba phương x, y, z.
Còn Px, Py là áp lực thủy tĩnh lên các thành phẳng Sx, Sy, cách tính tương tự phần áp lực
lên thành phẳng, ta có: Px = γ.hCx.Sx ; Py = γ.hCy.Sy pa x
0
Sz
hCy
Sy
y
Cy
Sx
hCx Cx Px

Py
Pz
z
P
Riêng Pz =γ ∫ hdSz ta thấy rằng: h.dSz là thể tích bình trụ có chiều cao h đáy dưới là dS
Sz

và đáy trên là dSz còn ∫ hdS


Sz
z là thể tích hình trụ có đáy dưới là thành cong S và đáy trên là

Sz, mặt xung quanh là mặt chiếu. Hình trụ đó gọi là vật áp lực và thể tích của nó gọi là thể
tích vật áp lực, kí hiệu: VVAL = ∫ hdS z .
Sz

Vậy: Pz = γ.VVA L.
Tức là, thành phần thẳng đứng Pz của áp lực thủy tĩnh lên thành cong đi qua trọng tâm
của vật áp lực, có trị số bằng trọng lượng của vật áp lực.
Chiều của Pz hướng lên nếu mặt cong bị chất lỏng đẩy lên.
Chiều của Pz hướng xuống nếu mặt cong bị chất lỏng đẩy xuống.
Điểm đặt của P: Do P= Px2 +Py2 +Pz2 vậy P sẽ đi qua giao điểm của Px, Py, Pz và hợp
với ox, oy, oz các góc xác định bởi các côsin chỉ hướng:
Px P P
cos(P, x) = ; cos(P, y) = y ; cos(P, z) = z .
P P P
* Các trường hợp khác và các lưu ý (xem tài liệu trang 55, 56).
Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 20
Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
b) Một số lưu ý về xác định vật áp lực:

+) Vật áp lực là thể tích giới hạn bởi mặt cong mà ta đang xột (trên hình vẽ là mặt cong
AB), mặt trụ bên thẳng đứng tựa lên một của thành cong và kéo dài cho đến cắt mặt
thoáng ab (hình 1- 4) hoặc phần kéo dài của mặt thoáng cd (hình 2-3)
+) Trọng lượng của vật áp lực thể hiện thành phần thẳng đứng P của áp lực P.
(Chỳ ý, ta thường quy ước P hướng xuống là dương (+) và coi trục z hướng xuống, để
thể hiện càng xuống sâu - tức càng tăng giá trị z - thì P càng lớn)
+) Vật áp lực chỉ có chất lỏng phía trên mặt cong (hình1-2): P (+), hướng xuống.
+) Vật áp lực chỉ có chất lỏng phía dưới mặt cong (hình 3- 4): P (-), hướng lên.
+) Vật áp lực trong trường hợp thành cong có
hình dạng phức tạp như hình bên, ta cần chia A
thành nhiều đoạn cong giới hạn theo phương
B _
thẳng đứng. Ví dụ: đoạn AB có chất lỏng phía
trên mặt cong: Pz (+), hướng xuống, đoạn BC có D
chất lỏng phía dưới mặt cong: Pz (-), hướng lên, C
tổng đại số là Pz (-), hướng lên. Đoạn CD có chất + E
lỏng phía dưới mặt cong: Pz (-), hướng lên…
2.8. Cơ sở lý luận về vật nổi
2.8.1. Định luật Acsimét
“Một vật ngập trong chất lỏng chịu một lực đẩy của chất lỏng thẳng đứng từ dưới
lên. Lực này có trị số bằng trọng lượng của thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ” và gọi là
lực đẩy Acsimét.
Chứng minh: Giả sử có một vật có thể tích V ngập hoàn toàn trong chất lỏng, ta xác
định áp lực chất lỏng tác dụng lên vật đó.
- Theo phương ngang.
Áp lực tác dụng lên mặt ABC là: PX1 = γ.hC1.SX1
Áp lực tác dụng lên mặt ADC là: PX2 = γ.hC2.SX2

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 21


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

Với hC1 và hC2 là độ sâu trọng tâm SX1, SX2 đến p0


mặt thoáng.
SX1, SX2: hình chiếu của mặt cong ABC và ADC
PZ2
lên mặt phẳng thẳng góc với phương ngang x. Theo C

hình vẽ ta có: PX1 PX2


SX1 = SX2 và hC1 = hC2 nên Px1 = Px 2 và ngược B D
chiều nhau, chúng triệt tiêu nhau. V
A P
Áp lực tác dụng lên mặt BAD là: PZ1= γ.V1 Z1

Áp lực tác dụng lên mặt BCD là: PZ1= γ.V2


Vì hai lực này ngược chiều nhau nên lực tổng hợp Pz là:
PZ = PZ1 - PZ2 = γ.(V1 - V2) = γ.VABCD
Với VABCD là thể tích vật ngập. Vậy khi một vật ngập trong chất lỏng thì nó chịu tác
dụng của một lực đẩy từ dưới lên Pz gọi là lực đẩy Acsimét, có trị số bằng trọng lượng
khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ γ.VABCD.
Điểm đặt của Pz là trọng tâm của thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ và gọi là tâm đẩy, kí
kiệu D.
2.8.2. Điều kiện cân bằng của vật trong chất lỏng.
a. Điều kiện nổi của vật:
Hình vẽ 1:
Vật có thể tích V, chất lỏng có trọng lượng riêng γ: Pz = γ.V
Trọng lượng riêng của vật γ*: G = γ*.V
Nếu G > PZ (γ*> γ) vật chìm xuống đáy.
Nếu G = PZ (γ*= γ) vật lơ lửng, nó cân bằng ở mọi vị trí trong chất lỏng.
Nếu G < PZ (γ*< γ) vật nổi, thể tích vật nhô lên một phần sao cho:
G = PZ với PZ = γ .V (V - thể tích phần vật ngập trong chất lỏng).
PZ
D
PZ C

PZ D G γ*< γ
C
D γ*= γ
G
C
G γ*> γ Hình vẽ 1

Như vậy, một vật ngập trong chất lỏng muốn cân bằng thì ngoài điều kiện G = Pz phải
có trọng tâm C của vật và trọng tâm của khối chất lỏng bị chiếm chỗ D (tâm đẩy) ở trên
một đường thẳng đứng.
Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 22
Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực

b. Tính ổn định của vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng
- Nếu trọng tâm C thấp hơn tâm đẩy D: Vật cân bằng ổn định, vì nếu bị mất cân
bằng (Trọng tâm C và tâm đẩy D không luôn luôn trùng phương đứng) thì Pz và G tạo
thành một ngẫu lực có xu hướng đưa vật trở lại thế cân bằng ban đầu.

PZ PZ
C
D C
D G
PZ
C D G
C
G D PZ
G Hình vẽ 2

- Nếu trọng tâm C cao hơn tâm đẩy D: vật cân bằng không ổn định vì khi bị mất
cân bằng Pz và G tạo thành một ngẫu lực có xu hướng không đưa vật trở về vị trí cân bằng
(khi C thấp hơn D, có thể liên tưởng đến nguyên lý lắc lư của con lật đật Nga trong quả
bóng tròn, lắp chuông, hút bớt không khí để tạo nên một lực đẩy lên (tương tự Pz), đáy có
vật nặng tạo trọng lực G sao cho G ≈ Pz để lắc lư và tâm lực đẩy lên cao hơn tâm tọng lực
G và trùng phương, ta sẽ giải thích được hiện tượng lắc lư của con búp bê Nga này).
c) Tính ổn định của vật nổi (ngập không hoàn toàn)
*) Một số định nghĩa:
- Trục nổi: là đường thẳng nối C và D, vuông góc với mặt nổi qua tâm vật nổi.
- Đường ngập nước (mớn nước): là giao tuyến của vật nổi với mặt nước.
- Mặt nổi: là mặt có chu vi là mớn nước.
Lưu ý: các định nghĩa trên dùng cho khi vật nổi không bị nghiêng.

.M
. C
RM hM hM
O M
d
P
α RM G α
d C P1 P1
D1 D1
D D
α α
(H -1) (H -2)
hM > 0 hM < 0
G

* Điều kiện ổn định của vật nổi: Vật sẽ nổi khi G = P. Nếu bị nghiêng: vật nổi ổn
định khi tâm định khuynh M (giao của trục nổi với phương của lực đẩy P1 khi vật nghiêng)
cao hơn trọng tâm C dọc theo trục nổi: hM = RM-d > 0 (H-1).

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 23


Học viện KTQS – Bộ môn: Nhiệt Thủy khí Bài giảng: Thủy Lực và Máy Thủy Lực
Khi trọng tâm C cao hơn tâm định khuynh: hM <0, vật nổi không ổn định (H-2).
Khi C trùng M, D nằm dưới C: hM = 0, vật cân bằng phiếm định: vật ở trạng thái
nghiêng mãi.
2.9. Tĩnh tương đối
2.9.1. Chất lỏng đựng trong bình chuyển động thẳng với gia tốc không đổi.

2.9.2.

Gv: TS. Nguyễn Mạnh Đức 0967 65 8189 Duchien19811989anqs@gmail.com 24

You might also like