You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


CƠ SỞ THỦY KHÍ ỨNG DỤNG
Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Đào Sỹ Đức
Sinh viên: Nguyễn Đình Phú
Lớp: K63 Công nghệ kỹ thuật môi trường
Mã sinh viên: 18001419

Hà Nội 2021
LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên cho phép em xin được cảm ơn thầy Đào Sỹ Đức đã tạo điều kiện
cho em và các bạn được tìm hiểu kỹ hơn về phương trình Bernoulli, các ứng
dụng của phương trình Bernoulli và kiến thức liên quan đến thủy động lực
học thông qua bài tiểu luận này. Trong suốt thời gian làm tiểu luận em đã biết
biết được thêm nhiều kiến thức về phần thủy động lực học cũng như những
ứng dụng của định luật, phương trình Bernoulli vào các ngành công nghiệp
hay đời sống xã hội. Tuy nhiên kiến thức thì nhiều vô kể và quá trình tìm hiểu
của em còn nhiều thiếu sót rất mong được thầy và các bạn góp ý để em có thể
nắm được kiến thức tổng quát nhất về môn học. Một lần nữa em xin được
cảm ơn thầy vì đã giúp chúng em có cơ hội tự mình tìm hiểu, có cái nhìn bao
quát hơn về kiến thức của môn học. Em xin chân thành cảm ơn thầy!
MỤC LỤC

Câu 1: Trình bày hiểu biết của anh/chị về Phương trình Bernoulli? Nêu
và phân tích 03 ứng dụng của phương trình Bernoulli trong chuyên
ngành mà anh/chị đang theo học và/hoặc thực tế đời sống?.......................4

1. Phương trình Bernoulli..............................................................................4

2. Các ứng dụng của phương trình Bernoulli:...............................................7

a. Ứng dụng phương trình Bernoulli vào tính lưu lượng dòng chảy qua
ống Venturi.................................................................................................7

b. Ứng dụng của phương trình Bernoulli trong việc tính vận tốc máy bay
..................................................................................................................10

c. Ứng dụng của phương trình Bernoulli vào ngành công nghiệp chế tạo
máy bay:...................................................................................................12

Câu 2: Anh/chị hiểu gì về trở lực ma sát và trở lực cục bộ (nguyên nhân,
ảnh hưởng, biểu thức xác định)?.................................................................13

1. Trở lực ma sát........................................................................................13

2. Trở lực cục bộ........................................................................................14

Câu 3: Anh chị nêu quan điểm của mình về tầm quan trọng của Khoa
học Thủy lực trong việc tính toán, vận hành các hệ thống xử lý nước
thải?................................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...........................................................................17


Câu 1: Trình bày hiểu biết của anh/chị về Phương trình Bernoulli? Nêu
và phân tích 03 ứng dụng của phương trình Bernoulli trong chuyên
ngành mà anh/chị đang theo học và/hoặc thực tế đời sống?
1. Phương trình Bernoulli
Phương trình Bernoulli có vai trò quan trọng và là nền tảng cho việc
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng “Thủy động lực học”. Phương trình
Bernoulli được Daniel Bernoulli (1700-1782) giới thiệu trong quyển sách do
ông viết có tên là Hydrodynamica công bố vào năm 1738.
Phương trình Bernoulli thể hiện mối quan hệ giữa áp suất (p), vận tốc (v)
và vị trí (z) của lưu chất trong quá trình chuyển động thành dòng.
Phương trình Bernoulli có thể biểu diễn ở 3 dạng sau:
2
v p
+ Biểu diễn theo vận tốc (v): + + gz =const
2 ρ
2
v p
+ Biểu diễn theo vị trí (z): + + z=const
2 g ρg
ρv2
+ Biểu diễn theo áp suất (p): + p + gzρ=const
2
Về mặt bản chất phương trình Bernoulli dựa trên định luật bảo toàn năng
lượng dòng chảy.
- Đối với chất lỏng lý tưởng (Điều kiện dòng chảy ổn định, không có
ảnh hưởng của ma sát hay cản trở cục bộ của hệ thống ống dẫn chất
lỏng)
Ta xem xét trường hợp truyền dẫn chất lỏng qua ống như sau:
Vạch năng lượng toàn phần

Áp kế

Ống Pitot

Chọn 2 điểm I và II (bất kỳ) trên đoạn ống như trên hình vẽ. Trong đó Q là
lưu lượng của dòng chảy, hướng của dòng chảy theo chiều mũi tên. Sử dụng
áp kế để đo áp suất chất lỏng tại các điểm đã xét. Di chuyển áp kế tới từng
điểm sẽ thu được đường áp suất thủy tĩnh. Sử dụng ống Pitot với phần đầu
ống được thiết kế song song và ngược với hướng dòng chảy. Khi đó với chất
lỏng lý tưởng sẽ thu được chiều cao cột chất lỏng như nhau tại mọi điểm trên
ống. Như vậy đường thẳng tạo thành khi di chuyển ống Pitot tại các điểm bất
kỳ thể hiện mức năng lượng toàn phần của dòng chảy và mức năng lượng
toàn phần được bảo toàn tại mọi vị trí.
v 21 p 1
 Phương trình Bernoulli tại điểm (I): + + z =const
2 g ρg 1
2
v2 p2
 Phương trình Bernoulli tại điểm (II): + + z =const
2 g ρg 2
v 21 p 1 v 22 p 2
 + + z 1=¿ + + z =const
2 g ρg 2 g ρg 2
Ta rút ra phương trình Bernoulli cho mọi điểm bất kỳ trong ống dẫn chất
lỏng là:
v2 p
+ + z=const
2 g ρg
Trong đó:
 z là vị trí hay chiều cao của mực chất lỏng chảy trong ống dẫn
 v là vận tốc của dòng chảy tại điểm bất kỳ trong ống dẫn
 p là áp suất tại điểm bất kỳ trong ống dẫn
- Đối với chất lỏng thực (Trong thực tế chất lỏng thực khi chuyển
động trong lòng ống dẫn sẽ phải vượt qua ma sát, điều đó có nghĩa là
thất thoát đi một phần năng lượng)
Trong trường hợp này năng lượng tại mọi điểm bất kỳ của dòng chảy
trong ống không còn được bảo toàn và ta có dạng của phương trình
Bernoulli như sau:
v 21 p 1 v 22 p 2
+ + z =¿ + + z +h = const
2 g ρg 1 2 g ρg 2 m

Trong đó: v1 , p 1 , z 1lần lượt là vận tốc, áp suất, vị trí của điểm bất kỳ (I)
trên dòng chất lỏng chảy trong ống và v 2 , p 2 , z 2 lần lượt là vận tốc, áp
suất, vị trí của điểm bất kỳ (II) trên dòng chất lỏng chảy trong ống còn
h m chính là phần năng lượng mất đi để thắng ma sát trong đoạn di

chuyển của dòng chảy từ vị trí (I) tới vị trí (II).


Cụ thể h m được xác định như sau:
Trong đó: h m=hms +h cb
h ms là năng lượng mất đi do ma sát giữa chất lỏng và đường ống
2
l v
h ms=λ . . (λ là hệ số tổn thất ma sát, l là khoảng cách giữa 2 vị trí bất
d 2g
kỳ trên đoạn chất lỏng chảy trong ống, d là đường kính của ống)

h cb là năng lượng mất đi cục bộ do cấu tạo của đường ống

v2
h cb=ξ . (ξ là hệ số tổn thất cục bộ)
2g

2. Các ứng dụng của phương trình Bernoulli:


a. Ứng dụng phương trình Bernoulli vào tính lưu lượng dòng chảy qua
ống Venturi

Hình 1: Ống Venturi

- Một số giả thiết cho dòng chất lỏng chảy trong ống Venturi:
 Dòng chất lỏng không nén được.
 Dòng chất lỏng một chiều.
 Vận tốc và áp suất của chất lỏng chảy trong ông không đổi trên mọi
thiết diện của ống.
 Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực lên dòng chất lỏng.
 Dòng chảy dừng.
 Dòng chất lỏng không nhớt.
- Mô tả ống Venturi:
Ống Venturi được dùng để đo lưu lượng chất lỏng qua ống. Ống Venturi
gồm có ba thành phần chính:
 Phần hội tụ: Thiết diện của ống giảm dần theo chiều dòng chảy khiến
cho vận tốc dòng chảy tăng lên và áp suất giảm xuống.
 Phần cổ ống: Thiết diện của ống là nhỏ nhất. Áp suất đạt giá trị thấp
nhất, đồng thời vận tốc đạt giá trị lớn nhất.
 Phần phân kì: Thiết diện của ống tăng dần theo chiều dòng chảy. Vận
tốc của chất lỏng giảm dần và đồng thời áp suất chất lỏng tăng lên.
1 Phần hội tụ Phần cổ ống Phần phân kì
Chiều dòng chảy 2

2
1

Áp kế chữ U

Hình 2: Mặt cắt dọc của ống venturi được gắn với áp kế chữ U

- Để xác định được lưu lượng khối chất lỏng, một áp kế được lắp vào
ống Venturi sao cho một đầu được gắn vào đường ống tại vị trí thiết diện
lớn 1-1 (phía trước của phần hội tụ) và đầu còn lại tại vị trí có thiết diện
nhỏ nhất 2-2 (tại cổ ống). Bên trong áp kế chữ U thường chứa chất lỏng,
khác với chất lỏng chảy trong ống, có khối lượng riêng lớn ρm chủ yếu là
thủy ngân (13 546 kg /m3 ) lí do là để đảm bảo độ chênh lệch mực nước h m
ở trong áp kế chữ U ở phạm vi nhỏ để tránh làm sử dụng thiết bị cồng
kềnh, bởi nếu chất lỏng trong áp kế chữ U có KLR càng nhỏ thì độ
chênh lệch h m sẽ càng lớn.
- Phân tích lượng chất lỏng chảy qua ống Venturi
Giả sử có dòng chất lỏng chảy qua ống Venturi với vận là V1, V2 lần
lượt qua các thiết diện 1-1 và 2-2 với các diện tích lần lượt là A1 và A2.
Để xác định được lưu lượng chất lỏng chảy trong ống, phương trình liên
tục và phương trình Bernoulli được sử dụng:
Phương trình liên tục: V 1 A 1=V 2 A 2 (1)
2 2
ρ v1 ρ v2
Phương trình Bernoulli: + p1 + g z 1 ρ = + p2 + g z 2 ρ ( z 1=z 2) =>
2 2
ρ v 21 ρ v 22
+ p1= + p 2 (2)
2 2
Từ phương trình (1) và (2) suy ra:

√ [( ) ]
2( p1 −p 2)
V 1=
A1 2 (3.1)
ρ −1
A2

√ [ ( )]
2( p1 −p 2)
V 2=
A2 2
(3.2)
ρ 1−
A1

Từ phương trình 3.1 ta suy ra lưu lượng khối của dòng chất lỏng là:

√( )
2 ρ( p1− p2 )
Q= ρV 1 A 1= A 1
A1 2 (4)
−1
A2

Trong phương trình (4), lưu lượng khối chỉ được xác định khi độ chênh
áp suất tại hai thiết diện 1-1 và 2-2 được xác định. Mối liên hệ giữa độ
chênh cột chất lỏng h m trong thiết bị Venturi và độ chênh áp suất p1− p2
xác định như sau:
p1− p2= ρm g h m (5)

Thế phương trình (5) vào phương trình (3.1), (3.2) và (4) ta được:

√ [( ) ]
2 ρ m g hm
V 1=
A1
2
(6.1)
ρ −1
A2

√ [ ( )]
2 ρ m g hm
V 2=
A2
2
(6.2)
ρ 1−
A1

√( ) √
2 ρ ρ m g hm 2 ρ ρ m g hm
Q= ρV 1 A 1= A 1 =A 2 = ρV 2 A 2
(7)
( )
2 2
A1 A
−1 1− 2
A2 A1

Từ phương trình (7) ta rút ra được lưu lượng khối lỏng chảy qua ống tỉ lệ
với căn bậc hai của độ chênh cột lỏng trong áp kế
Q ≈ √ hm

b. Ứng dụng của phương trình Bernoulli trong việc tính vận tốc máy bay

Hình 3: Ống pitot gắn trên máy bay để xác định vận
tốc máy bay
- Ống Pitot là thiết bị dùng để vận tốc cục bộ của dòng chất lỏng. Ống
Pitot thường được gắn trên các máy bay 

Hướng của dòng chảy

Áp suất tổng Áp suất tĩnh

Bộ chuyển đổi
Ống Pitot
áp suất

Hình 4: Cấu tạo của ống Pitot


- Nguyên lý hoạt động của ống pitot:
Ống Pitot được đặt vào dòng chất lỏng sao cho đầu dò đặt song song với
hướng dòng chảy. Một phần chất lỏng đi vào ống rò (màu trắng) được
dùng để đo áp suất tổng pt và một phần chất lỏng chuyển động song song
với miệng ống được dùng để đo áp suất tĩnh ps (màu vàng).
- Một số giả thiết cho dòng chất lỏng trong ống pitot:
 Dòng chất lỏng không nén được
 Ảnh hưởng của trường trọng lực không đáng kể
 Dòng chất lỏng không nhất
 Dòng chất lỏng dừng
 Dòng chất lỏng có vận tốc đồng nhất tại vô cùng.
 Dòng chất lỏng không xoáy
Sự khác biệt giữa áp suất tổng pt và áp suất tĩnh ps được dùng để xác
định vận tốc của máy bay. Để dẫn ra được công thức về vận tốc của máy bay,
phương trình Bernoulli được sử dụng như sau:
2
pt = ps + ρV (1)
2
ρV 2
Số hạng tồn tại trong phương trình (1) được gọi là áp suất thủy
2
động. Từ phương trình (1), ta rút ra được vận tốc như sau:

V=
√ 2( pt − ps )
ρ

c. Ứng dụng của phương trình Bernoulli vào ngành công nghiệp chế tạo máy
bay:
- Máy bay được thiết kế với hai cánh dài và rộng, cùng với đó là các
động cơ đẩy ở mỗi bên cánh. Khi động cơ đẩy hoạt động sẽ giúp cho máy bay
di chuyển, khi chuyển động sẽ có dòng không khí chạy xung quanh cánh máy
bay. Hình dạng khí động học của cánh máy bay được mô tả trong hình minh
họa phía dưới.

Hướng chuyển động


của dòng khí

Hình 5: Minh họa chuyển động của dòng khí qua cánh máy bay
- Qua hình minh họa trên ta có thể thấy chuyển động của dòng không khí
phía dưới cánh sẽ chậm hơn dòng không khí phía trên cánh khiến cho áp
suất động của phần phía trên cánh sẽ lớn hơn áp suất động của phần phía
dưới cánh. Theo phương trình Bernoulli ta có áp suất tổng pt sẽ bằng
2
ρV
tổng của áp suất tĩnh ps và áp suất động cộng lại do đó khí áp suất
2
động tăng sẽ khiến cho áp suất tĩnh giảm vậy nên áp suất tĩnh của phần
phía dưới cánh sẽ lớn hơn áp suất tĩnh ở phần phía trên cánh. Sự chênh
lệch áp suất tĩnh này tạo ra một lực nâng cánh máy bay lên. Kết hợp với
động cơ đẩy của máy bay có thể giúp cho máy bay đạt được tốc độ cao
và gia tăng sự chênh lệch áp suất tĩnh ở hai bên cánh giúp cho máy bay
có thể bay được.
- Để tính được lực nâng giúp máy bay cất cánh ta áp dụng phương trình
Bernoulli như sau:
2 2
ρV A ρV B
Theo phương trình Bernoulli ta có: p A + = pB +
2 2
Trong đó p A và pB ; V A và V B lần lượt là áp suất và vận tốc tại điểm A ở
phía cánh và điểm B ở phía dưới cánh.
1
Suy ra: 2 ρ ( V A −V B )= p B− p A
2 2

1
Ta có lực nâng F n=( p B− p A ) .2 . S = 2 ρ ( V A −V B ) .2 . S
2 2

(S là diện tích của một cánh máy bay).

Câu 2: Anh/chị hiểu gì về trở lực ma sát và trở lực cục bộ (nguyên nhân,
ảnh hưởng, biểu thức xác định)?
1. Trở lực ma sát
Trở lực ma sát xuất hiện trong quá trình chuyển động của dòng lưu chất
chảy trong ống, tùy thuộc vào tính chất vật lý và hóa học của lưu chất và
ống dẫn mà trở lực ma sát xuất hiện với độ lớn khác nhau.
- Nguyên nhân gây nên trở lực mà sát là do sự tiếp xúc giữa lưu chất và
thành ống dẫn, khiến cho các phân tử của lưu chất và thành ống va chạm
vào nhau gây nên trở lực ma sát
- Ảnh hưởng của trở lực ma sát là làm thất thoát năng lượng trong quá
trình vận chuyển dòng lưu chất qua các ống dẫn, nếu như trở lực ma sát
lớn sẽ cần một lượng năng lượng lớn hơn để tiếp tục vận hành hệ thống
đạt được năng suất như đã đề ra hay đưa được lưu chất đến nơi cần thiết.
Theo thời gian trở lực ma sát sẽ làm bào mòn và hỏng hệ thống đường
ống dẫn ảnh hưởng đến quá trình vận hành máy móc.
- Biểu thức xác định trở lực ma sát
l v2
h ms=λ . .
d 2g
Trong đó:
 h mslà trở lực ma sát
 λ là hệ số tổn thất ma sát
 l là chiều dài của ống (hay là khoảng cách giữa hai điểm cần khảo
sát trong 1 đoạn ống)
 d là đường kính của ống
 v là vận tốc của dòng lưu chất chuyển động trong ống
Qua những ảnh hưởng của trở lực ma sát và biểu thức xác định của nó, ta
có thể làm giảm trở lực ma sát bằng cách tăng đường kính của ống, giảm
chiều dài ống (nếu khả thi) giảm vận tốc của dòng lưu chất (nếu được) hoặc
có thể thay đổi chất liệu ống để giảm λ . Qua đó giúp giảm bớt ảnh hưởng của
trở lực ma sát lên quá trình vận hành các thiết bị và làm việc.
2. Trở lực cục bộ
- Nguyên nhân gây nên trở lực cục bộ.
Trở lực cục bộ xuất hiện trong quá trình chuyển động của dòng lưu chất
chảy trong ống khi có sự thay đổi về cấu tạo của đường ống như (đột thu,
đột mở đường ống, hay nối các đoạn ống lại với nhau để chuyển hướng
dòng chảy hoặc tạo nháy…)
- Ảnh hưởng của trở lực cục bộ, cũng giống như trở lực ma sát, trở lực
cục bộ cũng làm thất thoát năng lượng trong quá trình vận chuyển dòng
lưu chất, tuy nhiên khác với trở lực ma sát, trở lực cục bộ không bào
mòn hệ thống ống nước. Nêu tính toán thiết kế hệ thống ống nước không
hợp lý sẽ dẫn đến tăng trở lực cục bộ và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình
vận hành máy móc, thiết bị.
- Biểu thức xác định trở lực cục bộ:
v2
h cb=ξ .
2g
Trong đó:
 h cblà trở lực cục bộ
 ξ là hệ số tổn thất cục bộ
 v là vận tốc của dòng lưu chất chuyển động trong ống
Qua biểu thức xác định trở lực cục bộ ta có thể có một số cách để giảm
trở lực cục bộ như điều chỉnh giảm hệ số tổn thất cục bộ bằng cách thiết kế lại
đường ống dẫn sao cho hợp lý nhất và để cho hệ số ξ là bé nhất có thể mà vẫn
không làm ảnh hưởng đến năng suất hoạt động. Ngoài ra có thể giảm vận tốc
của dòng lưu chất để giảm trở lực cục bộ.
Câu 3: Anh chị nêu quan điểm của mình về tầm quan trọng của Khoa
học Thủy lực trong việc tính toán, vận hành các hệ thống xử lý nước
thải?

Khoa học thủy lực đóng một vài trò quan trọng trong các ngành chế tạo
máy, cơ giới, lắp ráp, hàng không, tàu thủy… Ngoài ra việc ứng dụng thủy
lực và lắp đặt các hệ thống thủy lực còn có vai trò quyết định đối với các
ngành công nghiệp nặng dầu khí, máy thu hoạch nông nghiệp, hệ thống robot
nặng, khai thác hầm mỏ, hàng hải… Và liên hệ trực tiếp với công việc xử lý
môi trường đặc biệt là xử lý nước thải, để xử lý nước thải một cách hiệu quả
và có hệ thống với quy mô lớn, các nhà máy xử lý cần phải xây dựng hệ
thống xử lý nước thải bao gồm rất nhiều các đường ống dẫn nước thải, ống
dẫn hóa chất xử lý, các bơm thủy lực để đưa hóa chất xử lý và nước thải tới vị
trí cần thiết, các loại máy móc vận hành hệ thống, các bể chứa nước thải xử

lý, nguồn năng lượng vận hành… Tất cả hệ thống đều liên quan đến Thủy lực
rất nhiều và để tính toán sao cho lắp đặt được các thiết bị ống nước với kích
thước hợp lý ta cần có kiến thức thủy lực để áp dụng tính toán từ đó sẽ chọn
được thiết bị phù hợp với thiết kế của nhà máy xử lý nước.

Qua sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt trên ta thấy có rất nhiều các đơn vị
xử lý và kết nối giữa các đơn vị xử lý trong hệ thống này là các đường ống,
máng vận chuyển. Có thể nói ngoài tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ
hóa học, công nghệ sinh học trực tiếp vào xử lý môi trường thì tầm quan trọng
của khoa học thủy lực cũng là vô cùng lớn trong việc tính toán, xây dựng hệ
thống xử lý nước thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- John Anderson, Fundamentals of Aerodynamics, 6th Edition. Chapter 3
Hình 6: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt theo QCVN 14:2008/BTNMT
Fundamentals of Inviscid, Incompressible flow. 3.3 Incompressible flow in a
duct: the venturi and low-speed wind tunnel (page 213-225)
- John Anderson, Fundamentals of Aerodynamics, 6th Edition. Chapter 3
Fundamentals of Inviscid, Incompressible flow. 3.4 Pitot Tube: Measurement
of Airspeed (page 226-234)
- PGS. TS. Đào Sỹ Đức, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, Tài
liệu học tập môn Cơ sở thủy khí ứng dụng, Thủy động lực học, Phương trình
Bernoulli.

You might also like