You are on page 1of 30

Chương 5.

KHÍ CỤ ĐIỆN
5.1. Khái niệm, phân loại

5.1.1. Khái niệm


Khí cụ điện (KCĐ) là thiết bị điện dùng để điều khiển, theo dõi,
kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện, không điện và
tự động bảo vệ chúng khi bị sự cố.
KCĐ là một khái niệm rộng, có rất nhiều chủng loại với các chức
năng, nguyên lý làm việc và kích cỡ rất khác nhau. Chúng được sử dụng
rộng rãi trong các hệ thống điện công nghiệp, trong sinh hoạt, dân dụng.
Trên tàu thuỷ KCĐ được sử dụng cho trạm phát điện, các hệ thống điều
khiển truyền động điện, các hệ thống kiểm tra, bảo vệ các máy Diesel, …

5.1.2. Phân loại KCĐ


Người ta phân loại KCĐ theo các dấu hiệu sau đây :
a. Theo chức năng và nhiệm vụ người ta chia thành:
- Thiết bị chuyển mạch: Làm nhiệm vụ đóng, mở, khởi động hoặc
dừng các máy điện, thiết bị điện. Những thiết bị điện này thường là
các cầu dao bằng tay hoặc tự động, các bộ khởi động từ, thiết bị
đóng ngắt mạch đơn giản như công tắc điện, nút ấn.
- Thiết bị bảo vệ: Làm nhiệm vụ bảo vệ hoặc ngắt các máy móc, thiết
bị ra khỏi mạch điện khi bị quá tải, ngắn mạch hay nói cách khác là
bảo vệ các thiết bị, máy móc khi chúng công tác vượt các giá trị quy
định, cho phép. Các thiết bị đó là các rơle dòng cực đại, rơle điện áp
thấp, cầu chì, áp tô mát, ….
b. Theo cực tiếp xúc: KCĐ có cực tiếp xúc; KCĐ không cực tiếp xúc.
c. Theo loại dòng điện người ta chia thành: KCĐ chiều; KCĐ xoay
chiều.
d. Theo nguyên lý làm việc: Khí cụ điện điện – từ; từ – điện; điện – cơ;
điện tử; nhiệt; áp lực...
e. Theo độ lớn điện áp làm việc của khí cụ điện: Khí cụ điện cao áp
(>1000V); thấp áp (<1000V).

87
5.2. Cầu dao điện

5.2.1. Khái niệm và công dụng


Khái niệm: Cầu dao là một KCĐ đóng, ngắt mạch điện bằng tay,
được sử dụng trong các mạch điện có điện áp công tác là U  220V (với
điện một chiều) và U  500V (với điện xoay chiều).
Công dụng: Cầu dao được dùng để đóng, ngắt mạch điện công suât
nhỏ. Nếu điện áp cao hơn hoặc mạch điện có công suất trung bình và lớn thì
cầu dao thường chỉ làm nhiệm vụ đóng, ngắt không tải, vì trong trường hợp
này khi ngắt mạch, hồ quang điện sinh ra sẽ rất lớn làm hư hỏng các tiếp
điểm, các phần tử cách điện và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

5.2.2. Phân loại


- Theo kết cấu có cầu dao loại một cực, hai cực, ba cực và bốn cực.
- Theo ví trí đóng cắt có cầu dao một ngả và cầu dao hai ngả.
- Theo điện áp định mức người ta chia thành loại 250V, 380V và loại
500V.
- Theo dòng định mức có các loại sau: 15, 25, 30, 60, 75 …. 1000A.
- Theo vật liệu cách điện có loại đế sứ, loại đế nhựa bakêlit.
- Theo yêu cầu bảo vệ có loại cầu dao có cầu chì, loại không có cầu
chì bảo vệ.

5.2.3. Cấu tạo cầu dao


Cầu dao có các bộ phận cơ bản sau: Đế cầu dao làm bằng vật liệu
cách điện, bộ phận tiếp điểm động (lưỡi dao chính 1, lưỡi dao phụ 3) và tiếp
điểm tĩnh 2, lò xo bật nhanh 4, tay nắm; trụ đấu dây… (hình 5.1).

Hình 5.1. Cấu tạo cầu dao

88
Cầu dao cần phải đảm bảo an toàn khi đóng, ngắt. Do đó cấu tạo của
cầu dao phải có biện pháp dập tắt hồ quang điện khi ngắt mạch dòng điện.
Tốc độ di chuyển của lưỡi dao tiếp xúc càng nhanh, thì tốc độ kéo dài hồ
quang càng ngắn.Vì vậy cầu dao có thêm lưỡi dao phụ có lò xo bật nhanh
như hình 5.1a. Người ta có thể kết hợp với cầu chì nối tiếp với cầu dao để
ngoài chức năng đóng, cắt còn có thêm chức năng bảo vệ ngắn mạch.

5.3. Công tắc

5.3.1. Khái niệm, phân loại và công dụng


a. Công tắc là một KCĐ được dùng để đóng, ngắt mạch điện có công
suất bé, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp công tác là
U  220V DC và U  500V AC.
b. Phân loại:
- Theo kiểu bảo vệ, công tắc có: Loại hở; loại kín;
- Theo chức năng, công dụng công tắc có các loại: Công tắc ngắt trực
tiếp; công tắc chuyển mạch (hay công tắc vạn năng); công tắc hành
trình;
- Theo số cực, số pha có: Công tắc 1 cực, 2 cực, nhiều cực;
- Theo cơ cấu có: Công tắc thường, công tắc xoay (công tắc hộp).

5.3.2. Công tắc xoay (công tắc hộp)


Công tắc xoay thường được dùng làm cầu dao tổng cho các máy
công cụ, nó được dùng để đóng mở trực tiếp cho các động cơ điện có công
suất bé; hoặc để đổi nối, khống chế trong các mạch điện tự động; dùng để
thay đổi chiều quay động cơ điện hoặc đổi nối cách đấu cuộn dây stato của
động cơ từ hình Y sang hình 5.2.

a) hình dạng bề ngoài b) vị trí xoay thứ nhất c) vị trí xoay thứ 2
Hình 5.2. Cấu tạo công tắc xoay

89
Công tắc xoay làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang
nhanh hơn vì thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao. Cấu tạo của
công tắc xoay (công tắc hộp) được biễu diễn trên hình 5.2. Phần chính là các
tiếp điểm tĩnh số (3) gắn trên các vành nhựa bakêlit cách điện số (2) có các
trụ đấu dây bằng vít chìa ra ngoài thân hộp. Các tiếp điểm số (4) gắn trên
cùng trục và cách điện với Phần chính là các tiếp điểm tĩnh số (3) gắn trên
các vành nhựa bakêlit cách điện số (2) có các trụ đấu dây bằng vít chìa ra
ngoài thân hộp. Các tiếp điểm số (4) gắn trên cùng trục và cách điện với
trục, nằm trong các mặt phẳng khác nhau tương ứng với vành (2). Khi quay
trục đến vị trí thích hợp thì nó sẽ có một số tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp
điểm tĩnh, còn một số khác thì lại rời khỏi tiếp điểm tĩnh. Chuyển dịch tiếp
điểm động nhờ núm vặn (5). Ngoài ra còn có lò xo phản kháng đặt trong vỏ
(1) để tạo ra sức bật nhanh làm dập tắt nhanh chóng hồ quang.

5.3.3. Công tắc hành trình


Công tắc hành trình là KCĐ dùng để đóng, ngắt mạch điện theo
hành trình nhất định. Trên hình 5.3 biểu diễn một số dạng công tắc hành
trình.

Hình 5.3. Một số dạng công tắc hành trình


Hình dạng chung của công tắc hành trình cỡ nhỏ được trình bày trên
hình 5.3. Dưới tác dụng hành trình của tay gạt có gắn bánh xe nằm trên bộ
phận cơ khí dịch chuyển làm tác động đến hệ thống tiếp điểm giống như
một công tắc. Hệ tiếp điểm có 2 loại: Tiếp điểm thường đóng (NC) và
thường mở (NO)

5.4. Nút ấn

5.4.1. Khái niệm, phân loại và công dụng


a. Khái niệm: Nút ấn là một loại KCĐ được dùng để đóng, ngắt từ xa
một mạch điện, hay một máy điện thông qua công tắc tơ.
b. Phân loại:

90
- Theo loại tiếp điểm: Nút ấn thường đóng (NC) và nút ấn thường mở
(NO);
- Theo trạng thái làm việc: Nút ấn tự hoàn nguyên và không tự hoàn
nguyên;
- Theo số tiếp điểm: Nút ấn đơn (có 1 tiếp điểm); nút ấn kép (nhiều
tiếp điểm);
- Theo kiểu bảo vệ: Nút ấn hở; nút ấn kín;
- Ngoài ra còn có loại nút ấn có kèm đèn chỉ báo, nút ấn không có
đèn, nút ấn dạng xoay….
c. Công dụng: Nút ấn thường kết hợp với các công tắc tơ, rơ le để điều
khiển mạch điện hay máy điện. Trong đó nút ấn sẽ đóng, ngắt bằng
tay từ xa các công tắc tơ, rơ le.

5.4.2. Cấu tạo nút ấn


Trên hình 5.4 là sơ đồ nguyên lý cấu tạo và ký hiệu của nút ấn tự
hoàn nguyên loại thường mở và thường đóng. Trong đó gồm tiếp điểm tĩnh
(2), tiếp điểm điểm động (1), lò xo giữ chặt tiếp điểm động (3), lò xo phản
kháng (4), ngoài ra còn có đế, vỏ nút ấn, và các bộ phận còn lại khác. Hình
5.5a biểu diễn một nút ấn kép, hình 5.5b là nút ấn có đèn báo, hình 5.5c là
nút ấn không tự hoàn nguyên. Còn trên hình 5.5d và hình 5.5e là hình ảnh
của rất nhiều dạng nút ấn cần tham khảo.
3 1
2
3
NO
2
1

4 4
NC

Hình 5.4. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường mở, thường
đóng

a) b) c)

91
d) e)
Hình 5.5. Hình ảnh một số dạng nút ấn

5.5. Bộ khống chế

5.5.1. Khái niệm, phân loại, công dụng


a. Khái niệm:
Bộ khống chế là một thiết bị điện dùng để chuyển đổi mạch điện
phức tạp bằng tay gạt hay bằng vô-lăng. Nó điều khiển trực tiếp hay gián
tiếp việc chuyển đổi mạch điện để điều khiển việc khởi động, điều chỉnh tốc
độ, đảo chiều, hãm các máy điện và thiết bị điện.
b. Phân loại:
- Theo chức năng, nhiệm vụ người ta phân thành:
 Bộ khống chế động lực (hay còn gọi tay trang) để điều khiển trực
tiếp động cơ điện có công suất bé và trung bình;
 Bộ khống chế chỉ huy dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ
điện có công suất lớn, nó chuyển đổi mạch điều khiển, các cuộn
hút của công tắc tơ rơle. Đôi khi nó được dùng để đóng ngắt trực
tiếp các động cơ điện có công suất bé.
- Theo kết cấu người ta chia thành:
 Bộ khống chế kiểu phẳng;
 Bộ khống chế kiểu trống;

92
 Bộ khống chế kiểu cam.
- Theo loại dòng điện người ta chia thành
 Bộ khống chế một chiều;
 Bộ khống chế xoay chiều.
c. Công dụng:
Bộ khống chế dùng để điều khiển các mạch điện phức tạp như khởi
động, đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ, hãm động cơ điện trong các hệ
thống truyền động điện tàu thủy.
5.5.2. Cấu tạo bộ khống chế
a. Bộ khống chế kiểu trống
Hình dạng chung của bộ khống chế kiểu trống được trình bày trên
hình 5.6a, hình 5.6b. Trong đó:

c)

Hình 5.6. Hình dạng các bộ khống chế hình trống và hình cam
Trên hình 5.6 a và 5.6b là bộ khống chế kiểu trống. Trong đó, trục quay (1)
đã được cách điện với vành trượt bằng đồng (2) có cung dài làm việc khác
nhau dùng làm các vành tiếp xúc động, sắp xếp ở các góc độ khác nhau. Các
tiếp xúc tĩnh (3) được chế tạo ở dạng lò xo đàn hồi, được bắt chặt trên trục
cố định (4) và cách điện với nó. Khi quay trục (1) thì các vành trượt (2) sẽ
tiếp xúc với các tiếp xúc tĩnh (3), do đó các tiếp điểm tác động và chuyển
trạng thái.
b. Bộ khống chế kiểu cam
Hình dạng chung của bộ khống chế kiểu cam được trình bày trên
hình 5.6c. Trong đó: Tập hợp các tầng mà chúng gồm có trục quay (1),
người ta bắt chặt vào nó đĩa cam (2). Một trục nhỏ có vấu (3), có lò xo đàn

93
hồi (6) luôn luôn đẩy trục vấu (3) tỳ lên đĩa cam. Các tiếp điểm động (5)
được bắt chặt lên giá của trục nhỏ (3). Các tiếp điểm tĩnh (4) bắt trên giá
cách điện của thành bộ khống chế. Khi quay tay gạt thì trục (1) quay, làm
quay hình cam (2) do đó trục nhỏ (3) sẽ khớp với phần lõm hay lồi của hình
cam (2) làm đóng mở các tiếp điểm (4) và (5).
Để nhận biết được trạng thái đóng hay mở các tiếp điểm trong bộ
khống chế ở các vị trí điều khiển thì người ta sử dụng “ bảng tiếp xúc” được
trình bày dưới đây. Trong bảng tiếp xúc này chỉ rõ có bao nhiêu vị trí điều
khiển của tay điều khiển, số lượng các tiếp điểm và trạng thái tiếp xúc đóng
hay mở của từng tiếp điểm ở mỗi vị trí điều khiển.
Bảng 5.1 Bảng vị trí tiếp điểm
Vị trí tay trang
Tiếp Trái 0 Phải
điểm 3 2 1 0 1 2 3
K1 x
K2 x x x
K3 x x x
K4 x x
K5 x x x x
K6 x x x x x x
Trên bảng tiếp xúc này có 6 tiếp điểm từ K1  K6. Có 3 vị trí điều
khiển bên trái; có 3 vị trí điều khiển bên phải và 1 vị trí “0”; Ở vị trí “0”: K1
đóng, Ở vị trí “1” phải: K1, K2, mở, còn K3, K4, K5 và K6 đóng. Ở vị trí “2”
phải: K1, K2, K4 mở, còn K3, K5 và K6 đóng. Ở vị trí “3” phải: K1, K2, K4, K5
mở, còn K3 và K6 đóng. Ở các vị trí bên trái, thuyết minh tương tự.

5.6. Cầu chì

5.6.1. Khái niệm, công dụng


Cầu chì là một KCĐ dùng để tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá
tải lớn hay khi ngắn mạch một máy điện hay một mạch điện. Như vậy cầu
chì dùng để bảo vệ ngắn mạch hay bảo vệ quá tải lớn cho mạch điện hay
máy điện.

5.6.2. Cấu tạo và hoạt động


Các phần tử cơ bản của cầu chì là: Dây chảy; đế; vỏ cầu chì và bộ
phận dập hồ quang để dập tắt hồ quang sau khi dây chảy bị cháy đứt.
94
Dây chảy là bộ phận chính của cầu chì, được đặt trong vỏ làm bằng
vật liệu cách điện. Dây chảy được nối với các điện cực và các điện cực này
nối với mạch điện qua các dạng tiếp xúc như liên kết ốc vít, bulông, ngàm.
Khi có dòng điện lớn đi qua dây chảy sẽ làm nóng dây chảy, dây chảy sẽ bị
đứt mạch. Dây chảy thường làm bằng chì, thiếc, đồng, bạc.
Vỏ của cầu chì có nhiệm vụ cách điện, ngăn chặn khí nóng khi cầu
chì tác động và là buồng dập hồ quang điện khi cầu chì tác động. Vỏ thường
làm bằng nhựa bakêlít cách điện, sứ hay thủy tinh.
I (A)

I2
I1

Idm
t (s)
t2 t1
Hình 5.7. Đặc tính Ampe-giây của cầu chì
Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt
của dây chảy cầu chì với dòng điện chạy qua gọi là đặc tính ampe: giây
(hình 5.7). Đặc tính ampe: giây của cầu chì có dạng hybebol, đặc tính tiệm
cận với trục t = 0 và I = Iđm. Tại vùng I  Iđm thì t = ∞; tại vùng I > Iđm thì
dòng điện qua dây chảy càng lớn thì thời gian cắt của cầu chì càng nhỏ.
Trong thực tế khi quá tải không lớn I = (1,5 – 2)Iđm, sự phát nóng
của cầu chì diễn ra rất chậm và phần lớn nhiệt lượng đều toả ra môi trường
xung quanh. Do đó cầu chì không bảo vệ được quá tải nhỏ. Trị số dòng điện
mà tại đó dây chảy bắt đầu bị chảy đứt gọi là dòng điện tới hạn Ith. Để dây
chảy không bị chảy đứt ở dòng điện định mức cần thoả mãn điều kiện Iđm <
Ith. Dòng điện định mức dây chảy so với dòng định mức của thiết bị: Iđm cc >
I đm tb. Điện áp định mức của đế hay vỏ cầu chì so với điện áp mạng cầu chì
công tác Uđm cc > U mạng ct. Mặt khác để bảo vệ được thiết bị, dòng điện tới
hạn phải không lớn hơn dòng định mức nhiều. Theo kinh nghiệm: Ith / Iđm =
1,6 ÷ 2, đối với dây chảy là đồng; Ith / Iđm = 1,25 ÷ 1,45 đối với dây chảy là
chì và Ith / Iđm = 1,15 đối với dây chảy là thiếc.
Một số hình ảnh và các dạng cầu chì được biểu diễn trên hình 5.8
(a,b,c,d,e)

95
a) b) c) d)
Hình 5.8. Một số loại cầu chì: loại hở (a); loại xoáy (b);
loại có chất nhồi (c); loại hộp (d)

Hình 5.8e Một số cầu chì dạng khác

5.7. Cầu dao tự động (Áp tô mát)

5.7.1. Khái niệm, phân loại


a. Khái niệm:
Áp tô mát là một KCĐ dùng để đóng, ngắt mạch điện bằng tay và tự động
ngắt mạch khi xảy ra quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược...
b. Phân loại:
Áp tô mát được phân loại theo các đặc điểm sau:
- Theo số cực: Áp tô mát 1 cực; 2 cực; 3 cực (1 cặp tiếp điểm, 2 cặp
tiếp điểm, 3 cặp tiếp điểm).
- Theo thời gian tác động: Áp tô mát tác động nhanh và áp tô mát tác
động không nhanh.
- Theo công dụng bảo vệ: Áp tô mát dòng điện cực đại, cực tiểu; áp tô
mát điện áp thấp; áp tô mát công suất ngược…vv.
- Theo các thông số điều chỉnh, bảo vệ: Áp tô mát cổ điển; áp tô mát
vạn năng.

96
5.7.2. Cấu tạo
Áp tô mát bao gồm các bộ phận chính: Hệ thống tiếp điểm; hệ thống
dập hồ quang điện; cơ cấu truyền động để đóng cắt áp tô mát và các móc
bảo vệ.
- Hệ thống tiếp điểm:
Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động, yêu cầu
của tiếp điểm là ở trạng thái đóng, điện trở tiếp xúc phải đủ nhỏ để giảm tổn
hao do tiếp xúc. Khi ngắt, dòng điện rất lớn tiếp điểm phải có đủ độ bền
nhiệt, độ bền điện động để không bị hư hỏng do dòng điện ngắt gây nên.
Tiếp điểm của áp tô mát được làm bằng hợp kim có khả năng chịu được hồ
quang điện như: bạc – vonfram, đồng – vonfram, bạc – niken – graphít.
- Hệ thống dập hồ quang điện:
Hệ thống dập hồ quang điện của áp tô mát có nhiệm vụ dập tắt hồ
quang khi tiếp điểm ngắt trong mọi chế độ công tác của lưới điện. Có hai
kiểu thiết bị dập hồ quang là kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt
trong vỏ của áp tô mát và có lỗ thoát khí, loại này có dòng điện cắt không
vượt quá 50kA. Kiểu hở được sử dụng với dòng điện cắt lớn hơn 50kA và
có điện áp lớn (cao áp). Trong các buồng dập hồ quang thông dụng người ta
dùng các tấm thép xếp thành lưới ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều
đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
- Cơ cấu truyền động cắt áp tô mát:
Truyền động cắt áp tô mát được thực hiện bằng hai cách: Bằng tay
hoặc bằng cơ-điện (điện từ, động cơ điện). Điều khiển bằng tay được thực
hiện với các áp tô mát có dòng điện nhỏ hơn 600A.
Để tăng lực điều khiển bằng tay thường kết hợp cánh tay đòn phụ
theo nguyên tắc đòn bẩy với khớp nhả tự do. Điều khiển bằng cơ-điện thực
hiện với dòng điện ngắt lớn hơn 600A, ngoài ra còn điều khiển bằng động
cơ hoặc khí nén.
- Móc bảo vệ:
Áp tô mát tự động cắt nhờ các móc bảo vệ: móc bảo vệ quá tải (còn
gọi là móc quá dòng điện) dùng để bảo vệ thiết bị khỏi bị quá tải, đường đặc
tính thời gian: dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của
thiết bị cần được bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện từ hoặc rơle
nhiệt làm móc bảo vệ đặt bên trong áp tô mát. Móc bảo vệ thấp áp (còn gọi
là móc bảo vệ sụt áp) dùng để bảo vệ khi điện áp thấp quá giá trị cho phép
hoặc mất điện áp, móc có cuộn dây mắc song song với mạch điện.Trong
một số trường hợp người ta kết hợp các móc bảo vệ trong áp tô mát thành áp
tô mát vạn năng. Hình dạng một số áp tô mát được biểu diễn trên hình 5.9.

97
Hình 5.9. Một số hình dạng các áp tô mát
5.7.3. Nguyên lý làm việc của áp tô mát dòng điện cực đại và áp tô mát điện
áp thấp
Trên hình 5.10 là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của áp tô mát dòng điện
cực đại và ký hiệu của áp tô mát trên các sơ đồ điện.

4 5 3
2

6 7 1

I
wi

Hình 5.10. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo áp tô mát dòng điện cực đại và ký hiệu
Trong đó: (1) là lõi thép, trên nó quấn cuộn dòng điện Wi có nội trở
rất nhỏ, khi có dòng điện đi qua cuộn dây, thì (1) trở thành một nam châm
điện; (2) là tấm động (còn gọi là phần ứng); (3) và (6) là các lò xo kéo; (4)
là ngàm cơ khí; (5) là thanh truyền động; (7) là tiếp điểm.
a. Hoạt động của Áp tô mát dòng điện cực đại:
Ở trạng thái bình thường, nếu dòng điện còn nhỏ, sau khi đóng áp tô
mát thì áp tô mát được giữ chặt ở trạng thái đóng nhờ móc răng (ngàm) (4)
ăn khớp với cần (5) làm cho hệ tiếp điểm (7) đóng lại, cho dòng điện đi qua.

98
Khi xảy ra quá tải hoặc ngắn mạch, dòng điện chạy trong cuộn hút tăng lên,
lực hút của nam châm điện số (1) tăng lên sẽ thắng lực kéo của lò xo (3), sẽ
hút tấm động (2) xuống, dưới tác động của lò xo kéo (6) làm nhả móc (4),
cần (5) được tự do, kết quả là các tiếp điểm (7) của áp tô mát được nhả ra,
mạch điện bị ngắt.
Trên hình 5.11 là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của áp tô mát điện áp thấp
và ký hiệu của áp tô mát trên các sơ đồ điện.

4 5 3
7
2
6
1
U wu

Hình 5.11. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo áp tô mát điện áp thấp và ký hiệu


Trong đó: (1) là lõi thép, trên nó quấn cuộn điện áp Wu có nội trở rất
lớn, khi cấp điện áp vào cuộn dây, thì (1) trở thành 1 nam châm điện; (2) là
tấm động (còn gọi là phần ứng); (3) và (6) là các lò xo kéo; (4) là ngàm cơ
khí; (5) là thanh truyền động; (7) là tiếp điểm.
b. Hoạt động của Áp tô mát điện áp thấp:
Ở trạng thái bình thường, nếu điện áp lớn, sau khi đóng áp tô mát thì
áp tô mát được giữ chặt ở trạng thái đóng nhờ móc răng (ngàm) (4) ăn khớp
với cần (5) làm cho hệ tiếp điểm đóng cấp điện áp cho mạch.Khi điện áp
quá thấp, lực hút của nam châm (1) giảm xuống không thắng được lục kéo
của lò xo (3), sẽ làm nhả tấm động (2), ngàm (4) bị bật ra, thanh truyền (5)
tự do, dưới tác động của lò xo (6) các tiếp điểm của áp tô mát được ngắt ra,
mạch điện bị cắt.

5.8. Công tắc tơ

5.8.1. Khái niệm, phân loại và các đại lượng định mức
a. Khái niệm:
Công tắc tơ là KCĐ dùng để đóng, ngắt một mạch điện thông qua
nút ấn.
b. Phân loại:

99
- Theo loại dòng điện: Công tắc tơ một chiều và công tắc tơ xoay
chiều.
- Theo số cực: Công tắc tơ một cực, hai cực, ba cực … (mỗi một cực
là một cặp tiếp điểm).
- Theo điện áp định mức của các cuộn hút người ta phân thành: Loại
24V; 110V; 220V với điện áp một chiều. Loại 127V; 220V; 380V;
440V với điện áp xoay chiều.
- Theo giá trị dòng điện qua các tiếp điểm chính: Loại 10A; 15A;
25A; 60A; 100A; 150A; 200A; 300A; 350A; 600 A.
- Theo nguyên lý hoạt động: Công tắc tơ điện từ; công tắc tơ thủy lực;
công tắc tơ khí nén...
- Theo chức năng thực hiện: Khống chế mạch chính; khống chế mạch
điều khiển (trung gian).
c. Các đại lượng và thông số cơ bản của công tắc tơ:
Điện áp cuộn hút: Công tắc tơ một chiều có Uđm = 110V; 220V; công
tắc tơ xoay chiều có Uđm= 127V; 220V; 380V. Khi tính toán thiết kế công
tắc tơ thưòng phải đảm bảo được lúc U = 0,85Uđm thì vừa đủ lực hút và lúc
điện áp U = 1,05Uđm thì cuộn dây không bị đốt nóng quá trị số cho phép.
- Dòng điện định mức Iđm: Là dòng chạy qua tiếp điểm chính của công
tắc tơ.
- Hệ số thông điện B% biểu thị cho chế độ làm việc của công tắc tơ.
- Số cực: Là số cặp tiếp điểm chính, phụ (thường đóng, thường mở)
của công tắc tơ.
- Tần số thao tác: là số lần đóng ngắt cho phép trong một giờ.
- Dung lượng cắt của công tắc tơ: là dòng điện cho phép đi qua tiếp
điểm khi tiếp điểm bắt đầu mở. Theo quy định thì tiếp điểm phải
ngắt được ở dòng điện từ (7  10 )Iđm.
- Tuổi thọ của công tắc tơ: Là thời gian công tác của công tắc tơ.

5.8.2. Công tắc tơ xoay chiều


a. Cấu trúc chung công tắc tơ
Công tắc tơ xoay chiều có các bộ phận chính sau: Hệ thống mạch từ
gồm: lõi thép, tấm động (phần ứng); cuộn hút; hệ thống tiếp điểm; hệ thống
dập hồ quang; cơ cấu truyền động cho hệ thống tiếp điểm. Ngoài ra còn có
các bộ phận khác như vỏ, nắp, đế, trụ đấu dây…
b. Cấu tạo của công tắc tơ điện từ xoay chiều:

100
Trên hình 5.12 mô tả cấu trúc cơ bản công tắc tơ điện từ xoay chiều,
trong đó:
1: Mạch từ (lõi thép);
2: Tấm động (phần ứng);
3: Lò xo phản kháng để hoàn nguyên;
4: Thanh truyền động cơ khí;
5: Tiếp điểm chính có dập hồ quang;
6: Tiếp điểm phụ;
7: Đế cách điện công tắc tơ;
8: Hộp dập hồ quang điện;
9: Vòng đồng chống rung.
6
NC

4 3 NO

2
8
9

U a b
wu NO NC

1
7

Hình 5.12. Công tắc tơ điện từ xoay chiều


Mạch từ (1) và tấm động (2) của công tắc tơ xoay chiều làm bằng
thép lá KTĐ để tránh dòng xoáy Fu-cô và có nhiều dạng khác nhau như
hình 5.13.

Hình 5.13. Một số dạng mạch từ và tấm động công tắc tơ xoay chiều

101
Cuộn dây (Wu) được quấn trên trụ lõi thép và cách điện với lõi thép
bằng một khuôn cứng. Cuộn dây của công tắc tơ xoay chiều có số vòng dây
ít, do đó nội trở cuộn dây nhỏ hơn so với cuộn dây của công tắc tơ 1 chiều.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác của công tắc tơ xoay chiều được
biểu diễn trên hình 5.12 như: Hệ thống tiếp điểm chính, phụ; bộ phận dập hồ
quang; bộ phận truyền động; đế …
c. Nguyên lý làm việc
Khi cho dòng điện vào cuộn dây (Wu) thì trong đó sẽ tạo ra một lực
điện từ có giá trị lớn hơn lực phản kháng của lò xo (3). Nó sẽ kéo tấm động
(2) về phía lõi thép, làm tác động đến hệ thống tiếp điểm chính và tiếp điểm
phụ. Tiếp điểm (5) sẽ đóng, các tiếp điểm phụ (6) cũng thay đổi trạng thái
đóng, mở.
Khi ngắt mạch điện vào cuộn dây (Wu) thì dưới tác dụng của lò xo
(3) làm cho tấm động (2) mở ra, thông qua thanh truyền động (4) các tiếp
điểm thay đổi trạng thái về ban đầu. Khi ngắt mạch, tiếp điểm chính phát
sinh hồ quang điện và hộp dập hồ quang (8) sẽ làm việc và dập tắt hồ quang
bảo vệ cho tiếp điểm chính.
d. Kí hiệu các cuộn dây và các tiếp điểm của công tắc tơ trên các bản
vẽ kỹ thuật (hình 5.14):

Hình 5.14. Một số ký hiệu cuộn hút và tiếp điểm của công tắc tơ
Trên hình 5.15 là hình dạng một số loại công tắc tơ kiểu điện từ

Hình 5.15. Một số dạng công tắc tơ điện từ xoay chiều

102
5.8.3. Công tắc tơ một chiều
a. Cấu trúc chung công tắc tơ một chiều
Công tắc tơ một chiều có các bộ phận chính sau: Hệ thống mạch từ
gồm: lõi thép, tấm động (phần ứng); cuộn hút; hệ thống tiếp điểm; hệ thống
dập hồ quang; cơ cấu truyền động cho hệ thống tiếp điểm. Ngoài ra còn có
các bộ phận khác như vỏ, nắp, đế, trụ đấu dây…

Hình 5.16. Một số dạng mạch từ và phần động công tắc tơ một chiều
Khác với công tắc tơ xoay chiều, lõi thép công tắc tơ một chiều được
làm bằng thép đúc. Hình dạng các lõi thép và phần động trình bày như hình
5.16. Cuộn hút của công tắc tơ một chiều có số vòng dây nhiều, do đó nội
trở của cuộn hút lớn. Do hồ quang điện một chiều mạnh nên bộ phận dập hồ
quang điện cũng lớn hơn và có cấu tạo phức tạp hơn công tắc tơ xoay chiều.
Ngoài ra, các bộ phận còn lại khác có cấu trúc tương tự như công tắc
tơ xoay chiều.
b. Hoạt động công tắc tơ một chiều
Tương tự công tắc tơ xoay chiều, khi cấp điện một chiều vào cuộn
dây (cuộn hút) thì trong cuộn hút có dòng điện và trở thành một nam châm
điện tạo nên lực hút, thắng lực cản của lò xo làm phần động bị hút chặt,
thông qua phần truyền động cơ khí tác động đến các hệ thống tiếp điểm và
làm cho các tiếp điểm chuyển trạng thái từ thường đóng (NC) sang thường
mở (NO) hoặc từ thường mở sang thường đóng.

5.9. Rơle

5.9.1. Khái niệm và phân loại


a. Khái niệm:
Rơle là một KCĐ mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy bậc khi tín hiệu
đầu vào đạt đến một giá trị xác định.
b. Phân loại:

103
- Theo nguyên lý làm việc:
 Rơle điện từ: Rơle dòng điện; rơle điện áp; rơle công suất; rơle
thời gian; rơle trung gian…
 Rơle nhiệt: Làm việc theo nguyên lý nhiệt.
 Rơle cảm ứng: Làm việc theo nguyên lý cảm ứng.
 Rơle điện tử và rơ le bán dẫn.
- Theo đặc tính của các thông số: Rơle dòng điện, điện áp, công suất,
áp suất.
- Theo giá trị hoạt động: Rơ le cực đại, cực tiểu.
c. Ứng dụng:
Dùng trong các mạch điều khiển của các hệ thống điện. Đặc biệt rơle
điện từ có cấu tạo đơn giản, chắc chắn, hoạt động tin cậy nên được dùng
nhiều trong các sơ đồ điều khiển, bảo vệ, của các hệ thống điện tự động.
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà người ta sử dụng rơle dòng điện hoặc rơle
điện áp, cực đại hoặc cực tiểu, rơle công suất, rơle thời gian, rơle trung
gian…
d. Cấu tạo chung của rơle gồm:
- Cơ cấu thu: Nhận tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng
cần thiết cho rơle tác động;
- Cơ cấu trung gian: So sánh tín hiệu đầu vào đã được biến đổi với tín
hiệu mẫu rồi chuyển nó đến cơ cấu chấp hành;
- Cơ cấu chấp hành: Phát tín hiệu cho mạch điều khiển.
Sự liên hệ giữa các cơ cấu của các rơle điện từ trình bày trên hình
5.17.

Hình 5.17. Cấu trúc chung của một rơ le điện từ

5.9.2. Rơle điện từ


a. Cấu tạo:
104
Trên hình 5.18 biểu diễn sơ đồ nguyên lý cấu tạo một rơ le điện từ,
trong đó:
Wu: Cuộn dây (cuộn
hút);
1: Lõi thép;
2: Tấm động (phần
ứng);
3: Lò xo nhả (lò xo phản
kháng);
4: Thanh truyền động;
Hình 5.18. Rơle điện từ
5: Hệ thống tiếp điểm.

b. Nguyên lý họat động:


Rơle điện từ làm việc dựa trên nguyên lý điện từ, nếu đặt điện áp vào
cuộn hút (Wu) thì trong (Wu) xuất hiện dòng điện, dòng điện sinh ra từ
trường chạy trong lõi thép, Lõi thép (1) trở thành một nam châm điện, tạo
nên lực hút, sẽ tác động lên phần động (2) một lực và thắng lò xo phản
kháng (3), làm phần động bị hút xuống. Khi phần động (4) chuyển động sẽ
tác động đến hệ thống tiếp điểm của rơ le. Các tiếp điểm sẽ thay đổi trạng
thái từ thường mở (NO) sang thường đóng (NC) hay ngược lại từ NC sang
NO.
Rơle điện từ có 2 loại: Rơ le điện từ một chiều và rơle điện từ xoay
chiều. Đối với rơle điện từ 1 chiều do dòng một chiều không đổi nên lực hút
không đổi, còn đối với rơ le điện từ xoay chiều do dòng điện biến đổi nên
lực hút điện từ sẽ triệt tiêu khi dòng điện đi qua giá trị 0, nên khi giá trị lực
hút bé hơn lực lò so, phần động có xu hướng trở về vị trí ban đầu, gây nên
hiện tượng bị rung và phát tiếng kêu. Để khắc phục hiện tượng này người ta
dùng vòng đồng ngắn mạch đặt vào mạch từ.

105
Hình 5.19. Hình dạng của một số rơle điện từ
Trên hình 5.19 biểu diễn hình dạng và sơ đồ chân cắm một số dạng
rơ le điện từ.

5.9.3. Rơle thời gian


a. Khái niệm:
Rơle thời gian là rơ le mà tín hiệu đầu ra tác động sau một khoảng
thời gian xác định so với tín hiệu đầu vào. Tức là khi có điện hay khi mất
điện thì các hệ tiếp điểm chưa tác động ngay mà sau một khoảng thời gian
xác định nào đó mới tác động. Khoảng thời gian này có thể chỉnh định, cài
đặt được.

Hình 5.20 Ký hiệu cuộn hút và tiếp điểm của rơ le thời gian
Rơ le thời gian được dùng khá phổ biến trong các sơ đồ điều khiển
truyền động điện. Rơle thời gian cũng bao gồm các loại: Điện từ, thuỷ lực,
khí, điện cơ, điện tử …
Ký hiệu rơle thời gian và tiếp điểm được ký hiệu như hình 5.20
b. Rơle thời gian một chiều kiểu điện từ (hình 5.21).
- Cấu tạo gồm:
1: Gông từ của mạch từ;
2: Tấm động hay phần động;
3: Lõi thép của mạch từ;
4: Cuộn dây hay cuộn hút;
5: Ống đồng ngắn mạch;
6: Miếng đệm phi từ;
7: Hệ tiếp điểm;
8: Lò xo lá phản kháng;
9: Vít chỉnh định. Hình 5.21. Rơ le thời gian kiểu điện từ

106
c. Nguyên lý hoạt động:
Rơ le thời gian kiểu điện từ hoạt động tương tự rơ le điện từ (xem
mục 5.9.2). Điểm khác ở đây là nguyên lý tạo ra thời gian như sau: Trong
quá trình đóng hay ngắt điện áp đưa vào cuộn dây (4) thì ở ống đồng ngắn
mạch (5) sẽ sinh ra sức điện động và dòng điện cảm ứng trong ống đồng,
dòng điện này tạo ra một từ thông chống lại sự biến thiên của từ thông do
cuộn dây (4) sinh ra do đó mà làm cho tốc độ thay đổi từ thông chậm lại.
Kết quả thời gian đóng hay mở của rơle cũng chậm lại. Loại rơle này chủ
yếu tạo thời gian khi mất điện, tức là khi mất điện các tiếp điểm (7) sẽ mở ra
chậm sau một thời gian nhất định. Muốn thay đổi thời gian, ta thay đổi độ
dầy của miếng đệm phi từ (6) hoặc thay đổi độ căng của lò xo (8) bằng vít
chỉnh (9).

5.9.4. Rơle nhiệt


a. Khái niệm:
Rơ le nhiệt là KCĐ dùng để bảo vệ quá tải cho mạch điện hay động
cơ điện không đồng bộ ba pha hoặc dùng để điều chỉnh nhiệt độ.
Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt dựa trên sự thay đổi kích thước
của vật thể kim loại khi nhiệt độ thay đổi. Có 2 loại rơle nhiệt: Rơ le nhiệt
bảo vệ và rơ le nhiệt điều chỉnh nhiệt độ.
b. Rơle nhiệt bảo vệ động cơ:
Rơle nhiệt bảo vệ là một KCĐ dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ
điện không đồng bộ ba pha. Nó được lắp cùng với công tắc tơ trong bộ khởi
động từ. Dạng thông dụng nhất của rơle này là sử dụng phần tử bimêtan làm
bằng các kim loại có hệ số giãn nở về nhiệt khác nhau (  1   2 ). Nhiệt độ
đốt nóng của thanh bimêtan có thể do nhiệt lượng của bản thân dòng điện đi
qua nó (đốt nóng trực tiếp) hoặc qua một phần tử bên ngoài đốt nóng nó (đốt
nóng gián tiếp). Thường thì rơle nhiệt hoạt động thì không ngắt mạch trực
tiếp động cơ mà thông qua ngắt mạch điều khiển động cơ.
- Cấu tạo:
Cấu tạo rơ le nhiệt bảo vệ được trình bày trên hình 5.22a, nó gồm có:
thanh bimêtal (1) có hệ số giãn nở về nhiệt  1 ,  2 (  1   2 ); cuộn dây (Wi)
có vài vòng dây quấn trên thanh bimêtal. Dòng điện i chạy trên vòng dây Wi
là dòng điện chạy qua động cơ điện không đồng bộ ba pha cần được bảo vệ;
đòn số (2) có một đầu tỳ lên đầu mút (3) của thanh bimêtal, một đầu gắn với
hệ tiếp điểm động số (6) để khống chế mạch điều khiển động cơ. Các lò xo
phản kháng (4) và (5) dùng để cân bằng lực theo hướng mũi tên. Nút (7) là
nút ấn hoàn nguyên (reset) khi hết sự cố.

107
i Wi 1

7
4 5
2
4

NO
NC

a) b)
Hình 5.22. Rơ le nhiệt bảo vệ và đặc tính Ampe – giây
- Hoạt động:
Khi động cơ không bị quá tải, thì thanh bimêtan không bị biến dạng
như trên hình 5.22a, lúc đó hệ tiếp điểm không tác động. Khi động cơ bị quá
tải, dòng điện i chạy qua cuộn dây Wi có giá trị lớn hơn dòng định mức, thì
sau một thời gian nhất định, thanh bimêtal bị đốt nóng nên bị biến dạng và
duỗi thẳng, dưới tác dụng của lò xo số (4) làm cho đòn (2) sẽ bị kéo theo
chiều của lò so (4) làm tác động đến hệ tiếp điểm (6), các tiếp điểm NO
chuyển trạng thái sang NC, các tiếp điểm NC chuyển trạng thái sang NO, để
điều khiển động cơ và ngắt động cơ.
Nếu nút hoàn nguyên để ở vị trí tay (Hand) thì khi hết quá tải thanh
bimêtan không trở về trạng thái ban đầu, còn đòn số (2) vẫn nằm phía lò so
số (4). Do đó để hoàn nguyên về trạng thái như ban đầu, người ta phải ấn
nút (7) để hoàn nguyên (đặt lại – reset). Còn nếu nút hoàn nguyên để ở vị trí
tự động (Auto) thì khi hết quá tải, rơ le tự động trở về vị trí ban đầu sẵn sàng
cho lần bảo vệ tiếp theo.
Đặc tính ampe-giây của rơ le nhiệt như hình 5.22b; với: đường (1) là
đường phát nóng của động cơ; đường số (2) là đường tác động (bảo vệ) của
rơle nhiệt. Muốn việc bảo vệ được tin cậy thì đường số (2) phải thấp hơn
đường số (1).
c. Rơle nhiệt dùng để điều chỉnh nhiệt độ
- Khái niệm:
Rơle nhiệt cảm biến nhiệt độ có nhiệm vụ theo dõi nhiệt độ của thiết
bị công tác để phát tín hiệu cho mạch điều khiển nhằm duy trì nhiệt độ của
thiết bị công tác. Với loại rơle này thì phần tử cảm biến nhiệt độ được đặt
trực tiếp trong môi trường nhiệt độ.

108
- Cấu tạo:
Rơle nhiệt điều chỉnh nhiệt
độ (hình 5.23), trong đó thanh số
(1) được làm bằng kim loại có hệ số
giãn nở về nhiệt  = 0, một đầu
được bắt chặt với ống đồng thau (2)
(có hệ số dãn nở lớn) còn đầu kia tỳ
lên đòn (3). Trên đòn (3) có gắn
tiếp điểm động (5). Một đầu của
ống (2) được bắt chặt vào thành của
thiết bị công tác cần kiểm soát nhiệt
độ. Lò xo (4) là lò xo kéo dùng để
cân bằng. Tiếp điểm tĩnh (5’) và Hình 5.23. Rơ le nhiệt điều chỉnh
tiếp điểm động (5) được cách điện nhiệt độ
với vỏ và thiết bị.

Hình 5.24. Sơ đồ điều chỉnh nhiệt độ phòng dùng rơ le nhiệt


- Hoạt động
Khi nhiệt độ cần điều chỉnh còn thấp thì tiếp điểm động (5) đóng vào
tiếp điểm tĩnh số (5’). Nếu nhiệt độ của thiết bị công tác tăng cao thì ống (2)
sẽ bị nở dài ra (trong khi đó thanh số (1) không dài thêm (vì  = 0). Dưới
tác dụng của lò xo kéo (4) nó sẽ kéo thanh (1) tụt xuống làm tiếp điểm động
số (5) ngắt khỏi tiếp điểm tĩnh (5’). Còn nếu nhiệt độ giảm thì ống (2) co lại
và rơ le trở lại ban đầu, hệ thống tiếp điểm được đóng trở lại.
- Ứng dụng:

109
Rơle nhiệt này để duy trì nhiệt độ cho một buồng sấy nào đó ví dụ sơ
đồ nguyên lý của buồng sấy như hình 5.24. Nguyên lý hoạt động như sau:
Các tiếp điểm chính của công tắc tơ K để đóng hay ngắt mạch điện cấp cho
phần tử đốt nóng là bộ điện trở R. Khi t0 > t0 chuẩn thì tiếp điểm (5) của rơle
nhiệt mở ra làm công tắc tơ K mất điện, làm ngắt mạch phần tử đốt nóng R.
Khi t0 < t0 chuẩn trong một giới hạn nào đó thì các tiếp điểm (5) đóng mạch
làm công tắc tơ K có điện, đóng mạch cho các điện trở đốt nóng R để cho
nhiệt độ trong phòng tăng lên.

5.10. Khởi động từ đơn

5.10.1. Khái niệm:


Khởi động từ đơn là KCĐ dùng để điều khiển từ xa việc đóng ngắt,
bảo vệ quá tải cho động cơ điện xoay chiều ba pha.
Cấu tạo của khởi động từ đơn gồm 1 công tắctơ, 1 rơle nhiệt, 2 nút
ấn và một số thiết bị khác cùng được lắp chung một hộp gọi là bộ khởi động
từ (starter unit).

5.10.2. Cấu tạo và hoạt động của khởi động từ đơn:


OC
K1 u
R
K2 v
S A M
T K3 w

OC
F1 F2

F3 F4

WL

START
STOP
K

K4 OC1

K5

GL

Hình 5.25. Sơ đồ khởi động từ đơn

110
a. Cấu tạo
Khởi động từ đơn được trình bày trên hình 5.25. Các phần tử của sơ
đồ gồm:
A: Áp tô mát khống chế và bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống;
M: Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc;
F1 , F2 , F3, F4 : Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển;
T: Biến áp hạ áp;
OC: rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ;
K : Công tắc tơ khống chế động cơ;
Start, Stop: Các nút ấn khởi động và dừng;
WL, GL: Các đèn báo có nguồn và báo động chạy.
b. Nguyên lý hoạt động
Cấp nguồn: Đèn nguồn WL sáng, động cơ sẵn sàng làm việc
Khởi động: Ấn nút “Start” cuộn dây của công tắc tơ K có điện, các
tiếp điểm K1, K2, K3 của nó ở mạch động lực đóng lại, động cơ điện được
cấp điện và được khởi động. Đồng thời tiếp điểm K4 ở mạch điều khiển
đóng lại duy trì điện cho cuộn K khi không ấn nút “Start” nữa. Tiếp điểm
phụ K5 đóng lại, đèn GL sáng báo động cơ chạy.
Dừng: Ấn nút dừng “Stop”, cuộn dây của công tắc tơ K mất điện,
các tiếp điểm của K mở ra ngắt điện vào cuộn dây của động cơ, động cơ
dừng. Đèn GL tắt.
Các bảo vệ:
- Bảo vệ quá tải: Khi động cơ đang làm việc mà bị quá tải, thanh
bimêtal của rơle nhiệt bị đốt nóng làm cho rơle nhiệt tác động, tiếp
điểm thường đóng của nó mở ra, cuộn dây công tăc tơ K mất điện,
động cơ được ngắt ra khỏi lưới bảo vệ cho động cơ.
- Bảo vệ không: Bảo vệ không là khi động cơ đang làm việc mà bị
mất điện, động cơ dừng lại. Khi có điện trở lại thì động cơ không tự
động làm việc. Hệ thống có bảo vệ không bằng tiếp điểm duy trì K4
của công tắc tơ K. Muốn khởi động lại động cơ, thì phải ấn lại nút ấn
“Start”.
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng cầu chì F1, F2 cho
toàn mạch điều khiển và F3 và F4 cho mạch công tắc tơ và mạch
đèn.
- Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áp tô mát A.

111
5.11. Khởi động từ kép

5.11.1. Khái niệm:


Khởi động từ kép là KCĐ dùng để điều khiển từ xa việc đóng ngắt,
đảo chiều quay, bảo vệ quá tải cho động cơ điện xoay chiều ba pha.
Cấu tạo của khởi động từ đơn gồm 2 công tắctơ, 1 rơle nhiệt, và các
nút ấn lắp chung một hộp. Ngoài ra khởi động từ kép còn có một số thiết bị
khác tạo nên bộ khởi động từ (starter unit).

5.11.2 Cấu tạo và hoạt động của khởi động từ kép:


a. Cấu tạo
Khởi động từ kép được trình bày trên hình 5.26. Các phần tử của sơ
đồ gồm:
A: Áp tô mát khống chế và bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống;
M: Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc;
F1 , F2 , F3, F4 : Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển;
T: Biến áp hạ áp;
OC: Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ;
K : Công tắc tơ khống chế động cơ;
Start 1, Start 2 : Các nút ấn khởi động theo chiều thuận và chiều
ngược
Stop: Nút ấn dừng động cơ
KT, KN: Các công tắc tơ khống chế động cơ chạy theo chiều thuận
và chiều ngược;
WL: Đèn báo có nguồn cấp;
GL, BL: Các đèn báo động cơ chạy theo chiều thuận và chiều ngược.
b. Nguyên lý hoạt động
Cấp nguồn: Đèn WL sáng báo có nguồn cấp. Hệ thống sẵn sàng làm
việc.
Khởi động theo chiều Thuận: Khi ấn nút “Start 1” cuộn dây công tắc
tơ KT có điện, các tiếp điểm KT1, KT2, KT3 ở mạch động lực đóng lại,
động cơ được cấp điện và quay theo chiều thuận. Tiếp điểm tự duy trì KT4
đóng lại để luôn cấp điện cho KT. Tiếp điểm KT5 đóng lại, đèn GL sáng
báo động cơ chạy theo chiều thuận. Đồng thời tiếp điểm phụ liên động

112
thường đóng KT6 mở ra đảm bảo cuộn dây công tắc tơ KN không thể có
điện.
Để đảo chiều quay động cơ người ta thực hiện bằng cách đổi thứ tự
hai trong ba pha đặt vào động cơ. Khởi động từ kép gồm hai công tắc tơ KT
và KN được nối liên động về điện (có thể cả về cơ khí). Liên động bằng
điện được thực hiện bằng các tiếp điểm phụ thường đóng KT6, KN6 của
công tắc tơ KT và KN ở mạch điều khiển để đồng thời không bao giờ có cả
2 công tắc tơ cùng làm việc.
Dừng động cơ: Khi động cơ đang chạy, ấn nút “Stop” làm cho công
tắc tơ K mất điện, làm mở tất cả các tiếp điểm NO, động cơ dừng lại, đèn
GL tắt.
Khởi động theo chiều Ngược: Khi ấn nút “Start 2”, cuộn dây công
tắc tơ KN có điện, các tiếp điểm KN1, KN2, KN3 ở mạch động lực đóng lại,
động cơ được cấp điện và quay theo chiều ngược. Tiếp điểm tự duy trì KN4
đóng lại để luôn cấp điện cho KN. Tiếp điểm KT5 đóng lại, đèn BL sáng
báo động cơ chạy theo chiều ngược. Đồng thời tiếp điểm phụ liên động
thường đóng KN6 mở ra đảm bảo cuộn dây công tắc tơ KT không thể có
điện.
OC
KT1 u
R
A KT2 v
S M
T KT3 w

KN1 OC
F1 F2 KN2
KN3
T

F3 F4

WL

START 1
KT

KT4 KN6
STOP

START 2 OC1
KN

KN4 KT6

KT5

GL
KN5

BL

Hình 5.26. Sơ đồ khởi động từ kép

113
Các bảo vệ:
- Bảo vệ quá tải: Khi động cơ đang làm việc mà bị quá tải, thanh
bimêtal của rơle nhiệt bị đốt nóng làm cho rơle nhiệt tác động, tiếp
điểm thường đóng của nó mở ra, cuộn dây công tắc tơ KT hoặc KN
mất điện tùy thuộc động cơ đang chạy theo chiều nào, động cơ được
ngắt ra khỏi lưới và dừng lại, bảo vệ cho động cơ.
- Bảo vệ không: Bảo vệ không là khi động cơ đang làm việc mà bị
mất điện, động cơ dừng lại. Khi có điện trở lại thì động cơ không tự
động làm việc. Hệ thống có bảo vệ không bằng tiếp điểm duy trì của
công tắc tơ KT4 hay KN4 ở mạch điều khiển. Muốn khởi động lại
động cơ, thì phải ấn lại nút ấn “Start 1” hay nút “Start 2”.
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Dùng các cầu chì F1, F2,
F3, F4.
- Bảo vệ ngắn mạch cho toàn hệ thống: Dùng áp tô mát A.
- Bảo vệ liên động bằng các tiếp điểm phụ thường đóng KT6 hay
KN6.

5.12. Vận hành khai thác KCĐ hạ áp

5.12.1. Kiểm tra điện trở cách điện của KCĐ.


Sự làm việc an toàn, liên tục và đảm bảo chất lượng của thiết bị điện,
KCĐ…trước tiên phụ thuộc vào trạng thái tốt, xấu của điện trở cách điện.
Do vây việc đo điện trở cách điện bắt buộc phải thực hiện đối với KCĐ.
Người ta quy định tiêu chuẩn về giới hạn cho phép của điện trở cách
điện, dưới giới hạn đó, không được dùng và phải có biện pháp xử lý.
Đo điện trở cách điện của các mạch điện (mạch động lực, mạch điều
khiển) theo tiêu chuẩn đối với điện áp dưới 1000V phải thoả mãn yêu cầu:
- Rcđ ≥ 0,5MΩ;
- Đối với các KCĐ dùng trong sinh hoạt, yêu cầu điện trở cách điện
của bối dây với vỏ kim loại không được bé hơn 1MΩ;
- Điện trở cách điện của cuộn dây các thiết bị đóng cắt điện áp thấp
(công tắc tơ, khởi động từ…) được đo bằng Mê-ga-ôm-mét 1000V cần phải
có giá trị lớn hơn 2MΩ. Thực tế, điện trở cách điện đặt trong nhà khô ráo
không được bé hơn 5MΩ.
Đo điện trở cách điện được tiến hành trước khi đưa vào vận hành
thiết bị và KCĐ, sau khi sửa chữa và định kì hai năm một lần.
Để đo điện trở cách điện, ta tiến hành như sau:

114
Trước tiên, xác định cách điện của mạch điện đối với vỏ, sau đó xác
định cách điện của mạch này đối với mạch khác. Để kiểm tra điện trở cách
điện của toàn mạch gồm: Các KCĐ đã được lắp đặt so với mát. Đầu tiên ta
tháo cầu chì để đảm bảo khí cụ, thiết bị được đo không còn điện áp. Sau đó,
sẽ đóng tất cả các cầu dao điện, đưa vào toàn mạch tất cả các khí cụ còn lại,
kể cả các đèn hiệu, như vậy toàn bộ khí cụ và thiết bị tạo thành mạch thống
nhất cần được kiểm tra trạng thái cách điện. Nếu số chỉ của mê-ga-ôm-mét
lớn hơn hoặc bằng 0,5MΩ thì nói chung, mạch được coi là cách điện tốt so
với đất. Trong trường hợp điện trở cách điện nhỏ hơn giá trị nêu trên, ta phải
đo điện trở cách điện của từng KCĐ, từng mạch, vì tất cả những tiêu chuẩn
cách điện của từng KCĐ riêng lẻ, chứ không cho giá trị của toàn bộ mạch.
Chú ý trong 1 số hệ thống có dây nối mát và một số hệ thống điều
khiển có các KCĐ, vỉ mạch bán dẫn không được phép đo điện trở cách điện
bằng đồng hồ Mê ga ôm mét, lúc đó trên thiết bị có ghi dòng chữ chú ý là:
DO NOT MEGGER!

5.12.2. Bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra, hiệu chỉnh và sửa chữa các khí cụ hạ
áp.
a. Bảo dưỡng định kì hàng tháng các KCĐ trong tủ phân phối và điều
khiển hạ áp.
- Kiểm tra làm sạch tiếp điểm chính, buồng dập hồ quang;
- Kiểm tra làm sạch các chi tiết cách điện bằng giẻ tẩm xăng hay dầu
rửa cách điện và dùng giẻ khô lau sạch. Không nên dùng các vật
cứng để lau chùi;
- Kiểm tra làm sạch tiếp điểm phụ và tiếp điểm điều khiển (nếu có);
- Kiểm tra hành trình tiếp điểm động;
- Kiểm tra bộ phận truyền động và kiểm tra áp lực lò xo;
- Ngoài ra cần phải làm thêm các yêu cầu riêng của từng hệ thống,
thiết bị.
b. Tủ phân phối và tủ điều khiển định kỳ 3 tháng nên tiến hành với nội
dung sau:
- Lau sạch các bộ phận thiết bị ở trong và ngoài tủ bằng giẻ tẩm xăng,
dầu cách điện và bằng giẻ khô. Không nên dùng các vật cứng để làm
sạch.
- Làm sạch và kiểm tra tất cả cầu dao, cầu chì, khí cụ điều khiển, khí
cụ đo lường, khí cụ bảo vệ, dây dẫn nối điện.
- Kiểm tra vành đai tiếp đất, dây dẫn nhánh đến vành đai này, làm
sạch và siết lại bu-lông tiếp đất.
115
- Những phần tiếp xúc của cầu dao thao tác bằng tay phải làm sạch,
phải kiểm tra cơ cấu thao tác, hình dạng lưỡi, lò xo…
- Kiểm tra trạng thái mở cửa tủ vì có một số KCĐ nằm trong những tủ
có hệ thống liên động an toàn (khi đóng tủ cũng có nghĩa là đưa
mạch điện vào tủ, còn khi mở tủ nghĩa là cắt mạch điện).
c. Bảo dưỡng và sửa chữa định kì hành năm.
- Thay thế những chi tiết bị hư hỏng.
- Tháo và làm sạch bộ dập tắt hồ quang.
- Đo và kiểm tra điện trở các cuộn dây đóng và cuộn dây mở (nếu có).
- Thực hiện kiểm tra cách điện cầu dao, áp tô mát.
- Lắp các bộ phận tháo ra để kiểm tra theo thứ tự ngược lại.
- Kiểm tra hành trình của tiếp điểm động.
- Xem xét và kiểm tra áp lực của lò xo (bằng lực kế).
- Ngoài các yêu cầu trên còn cần phải làm thêm các yêu cầu riêng của
từng loại thiết bị, hệ thống khác nhau.
d. Cách lựa chọn KCĐ :
Tuỳ từng KCĐ cụ thể mà mà khi lựa chọn cần chú ý một số thông số
sau:
- Điện áp cuộn hút (trừ các loại khí cụ dòng điện).
- Loại dòng điện: KCĐ xoay chiều AC, KCĐ một chiều DC.
- Dòng điện qua tiếp điểm chính.
- Dải thông số, đại lượng cần bảo vệ (rơ le dòng, áp, nhiệt…).
- Số tiếp điểm, loại tiếp điểm.
- Điện áp thử cách điện với vỏ.
- Kích thước, quy cách; nước sản xuất, năm sản xuất, giá thành
KCĐ…
e). Một số chú ý khác:
- Trước khi tháo lắp phải chú ý quan sát, đánh dấu vào các vị trí cố
định, chính xác, có thể vẽ lại vị trí không gian (nếu cần).
- Khi tháo lắp chú ý các lò xo, tránh để lò xo văng đi xa.
- Quá trình tháo và lắp theo thứ tự ngược nhau.

116

You might also like