You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC TÂP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

Người hướng dẫn: TS. PHAN VĂN HIỀN


KS. ĐỖ VĂN ANH
sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG NHẬT HOÀNG
Lớp sinh hoạt: 19DCLC2

Đà Nẵng, Tháng 03/2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................... 2
DANH SÁCH HÌNH ẢNH................................................................................................3
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................4
Lời nói đầu......................................................................................................................... 5
Lời cam đoan..................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN...................7
1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................................7
1.2 Cấu tạo, kết cấu công trình..........................................................................................7
1.2.1 Hầm 1.................................................................................................................... 7
1.2.2 Hầm 2.................................................................................................................... 8
1.2.3 Quảng trường khu vực hầm...................................................................................9
1.2.4 Hệ thống thoát nước bề mặt trong hầm và hệ thống xử lí nước thải......................9

SVTH: Hướng dẫn: 2


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

SVTH: Hướng dẫn: 3


DANH SÁCH BẢNG
No table of figures entries found.

SVTH: Hướng dẫn: 4


Lời nói đầu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chiếu sang đóng một vai trò rất quan trọng
không thể thiếu đối với cuộc sống của con người cũng như sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, việc thiết kế xây dựng một hệ thống chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng
đang là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay.
Hiểu rõ được vấn đề này, báo cáo thực tập này được thực hiện nhằm giải quyết
vấn đề tiết kiệm điện năng và sử dựng điện năng hiệu quả của công trình hầm đường
bộ Hải Vân khi thay đổi đèn chiếu sáng từ đè Sodium sang đèn LED công nghệ mới.
Từ đó góp phần giảm áp lực thiếu hụt điện và bảo vệ môi trường, qua đó đảm bảo an
ninh lưới điện quốc gia.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS., và anh Đỗ Văn Anh
bên Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả, đã luôn tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, quan tâm và đôn đốc chúng em trong quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Điện, Trường Đại học Bách
khoa – Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt kiến thức nền tảng cho chúng em, tạo môi
trường học tập và làm việc với chất lượng tốt nhất.
Do điều kiện thời gian, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một thực tâp
sinh, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót quá trình thực tập và bài báo cáo kết
quả. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô
và các anh chị hướng dẫn tại nơi thực tập để em có thể khắc phục, nâng cao kiến thức,
kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này.

Đà Nẵng, ngày tháng 3 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Nhật Hoàng

SVTH: Hướng dẫn: 5


Lời cam đoan
Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu đồ án này là trung thực, tự viết
ra sau quá trình thực tế và chưa hề sử dụng tài liệu bảo vệ của ai. Không mua bán,
thuê hay sao chép của người khác. Mọi trích dẫn từ báo cáo này đều từ các công trình,
sách, báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả đều được ghi nguồn và được phép
công bố.
Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nghiệm trước pháp luật.
Đà Nẵng, ngày tháng 03 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Nhật Hoàng

SVTH: Hướng dẫn: 6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
1.1 Vị trí địa lý
Hầm đường bộ Hải Vân nằm trên dãy núi Hải Vân, nằm trên ranh giới địa phận
của hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phố Đà
Nẵng 16 kkm về phía Bắc. Hầm xuyên qua đèo Hải Vân và chạy ra khu vực Lộc Hải
(Lăng Cô). Hầm được xây dựng vào ngày 27/08/2000 và khánh thành ngày
05/06/2005.
Đoạn tuyến QL1 qua đèo Hải Vân từ 892+700 – 904+800 địa phận tỉnh Thừa
Thiên – Huế và 904+800 – 916+300 địa phận Thành phố Đà Nẵng.
Đoạn tuyến đường dẫn phía Bắc hầm Hải Vân dài 1,643km. Đoạn tuyến đường
dẫn phía Nam hầm Hải Vân gồm Hải Vân – Túy Loan – Tạ Quang Bửu dài 6,02km.
Trong đó Hải Vân – Túy Loan dài 4,26km, Tạ Quang Bửu 1,76km.
Phần cầu: cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, bê tông cốt thép
dự ứng lực. Phía Bắc có cầu Hải Vân, phía Nam có cầu Số 1, cầu Số 2, cầu Số 3, cầu
Số 4, cầu Số 5, cầu Số 6, cầu Số 7.
Phần thiết bị trong hầm:
- Hệ thống PCCC: Trong mỗi hầm dọc theo hành lang đi bộ bố trí các hốc kĩ
thuật (bao gồm các vòi nước chữa chấy, bình cứu hỏa, nút báo cháy, điện
thoại liên lạc).
- Hệ thống thoát hiểm và cứu nạn: toàn bộ các hầm thông ngang nối giữa hai
hầm đều lắp đặt cửa thép và có hệ thống biển báo chỉ dẫn thoát hiểm.
- Hệ thống điện: hệ thống điện lấy nguồn từ trạm biến áp cấp cho toàn bộ dự
án bao gồm: các trạm S/S2, S/S8, S/S5, S/S7, S/S9, hệ thống chiếu sáng
hầm, hệ thống SCADA.
- Hệ thống thông gió, xử lí cấp thoát nước.
- Hệ thống giao thông thông minh (ITS) bao gồm: camera, radio phát thanh,
báo cháy, biển báo có nội dung thay đổi (VMS), tín hiệu đèn giao thông.
- Hệ thống chiếu sáng dọc đường dẫn phía Bắc và phía Nam.
- Trung tâm điều hành (OCC) đặt tại phía Nam hầm Hải Vân.
1.2 Cấu tạo, kết cấu công trình
1.2.1 Hầm 1
Hầm 1 dài 6280m, cao 7,5m, chiều cao tĩnh không 4,5m, khoảng cách lớn nhất
giữ thành hầm là 11,9m.

SVTH: Hướng dẫn: 7


Mặt đường trong hầm bằng được làm bằng bê tông xi măng gồm 2 làn xe, mỗi
làn rộng 3,75m, được phân làn bằng sơn phản quang, lề đường mỗi bên rộng 1,25m.
Mặt đường bê tông trong hầm tạo dốc ngang i=2% về một phía.
Phía Tây đường hầm có cống hộp kĩ thuật rộng 1,26m, cao 0,989m có lan can,
rào chắn và các bậc lên xuống kết hợp làm hành lang để phục vụ công tác duy tu, bảo
dưỡng và các hoạt động khác. Các 123 hốc kĩ thuật, khoảng cách giữa các hốc là 50m,
bên trong các hốc bố trí trụ nước chữa cháy và các thiết bị chữa cháy, trong đó có 30
hốc kĩ thuật lắp đặt điện thoại SOS. Phía ngoài hốc kĩ thuật lắp đặt nút báo động cháy.
Phía Đông đường hầm có cống hộp kĩ thuật rộng 0,5m.
Phía Tây có 7 vị trí để tránh, đỗ, dừng xe, ngoài ra có 3 vị trí cửa vào các trạm
trong hầm. Phía Đông có 9 vị trí tại các cửa hầm thông ngang có thể dùng để tránh,
đỗ, dừng xe khi cần thiết.
1.2.2 Hầm 2
Hầm 2 được mở rộng từ hầm thoát hiểm thành hầm chính từ năm 2019 – 2021
Hầm 2 chạy song song với hầm 1, cách hầm 1 30m về phía Động, có chiếu dài
6,292m, cao 7,4m, chiều cao tĩnh không 4,5m, khoảng cách lớn nhất giauwx hai hầm
10,5m.
Nối giữa hầm 1 và hầm 2 có 15 hầm thông ngang, khoảng cách giữa cách hầm
thông ngang là 400m, trong đó có 11 hầm thông ngang bộ hành và 4 hầm thông ngang
xe cơ giới phục vụ thoát hiểm khi cần thiết.
Mặt đường trong hầm bằng được làm bằng bê tông xi măng gồm 2 làn xe, mỗi
làn rộng 3,5m, được phân làn bằng sơn phản quang, lề đường phía Tây rộng 0,75m
(0,25m gờ chắn bánh), lề đường phía Đông rộng 1m. Mặt đường bê tông trong hầm
tạo dốc ngang i=2% về một phía.
Phía Đông đường hầm có cống hộp kĩ thuật rộng 1m, cao 0,9m có lan can, rào
chắn và các bậc lên xuống kết hợp làm hành lang để phục vụ công tác duy tu, bảo
dưỡng và các hoạt động khác. Các 126 hốc kĩ thuật, khoảng cách giữa các hốc là 50m,
bên trong các hốc bố trí trụ nước chữa cháy và các thiết bị chữa cháy, trong đó có 30
hốc kĩ thuật lắp đặt điện thoại SOS. Phía ngoài hốc kĩ thuật lắp đặt nút báo động cháy.
Phía Đông có 15 vị trí để tránh, đỗ, dừng xe khi cần thiết, ngoài ra có 1 vị trí tại
cửa vào trạm S/S9 trong hầm.
Hầm được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, trong đó hệ thống kết cấu
chống đỡ bao gồm bê tông phun (có hoặc không có lưới thép), neo đá, khung chống

SVTH: Hướng dẫn: 8


thép hình… kết hợp cùng môi trường đá núi tạo lớp chịu lực cho công trình. Bê tông ở
phần vỏ hầm là phần kết cấu hoàn thiện và tăng thêm khả năng dự trữ cho công trình.
1.2.3 Quảng trường khu vực hầm
Quảng trường phía Bắc có diện tích 5.500 m2 bao gồm bãi đỗ xe, các công trình
kiến trúc, nhà vệ sinh, nhà dịch vụ, các công trình ngầm, vườn hoa, cây xanh.
Quảng trường phía Nam có diện tích 12.500 m2 bao gồm bãi đỗ xe, các công
trình kiến trúc, nhà vệ sinh, nhà dịch vụ, các công trình ngầm, vườn hoa, cây xanh,
OCC và VMB.
1.2.4 Hệ thống thoát nước bề mặt trong hầm và hệ thống xử lí nước thải
Nước mặt trong hầm nước rửa hầm, nước do các phương tiện giao thông rò rỉ,
dầu mỡ… , nước chữa cháy. Nước mặt trong hầm là nước bẩn cần được thu gom và
xử lí trước khi thải ra môi trường.
Quá trình vệ sinh hầm nước chảy theo hệ thỗng rãn dọc D200mm và các hố thu
nước có nắp ga cách nhau (40m tới 50m), có một hố nằm dọc theo biên hầm ở vị trí
rãnh dọc các hố này có tác dụng lắng cặn trước khi nước chảy theo độ dốc hầm ra hệ
thống rãnh ngoài hầm để đưa về bể lắng lọc xử lí trước khi đưa ra môi trường bên
ngoài.
Nước mưa: phía ngoài cửa hầm khi trời mưa lượng nước từ mái cơ đổ xuống
hệ thống rãnh thu nước và cũng được chảy về bể lắng và xử lí nước thải đặt ngoài cửa
hầm.
Hệ thống thoát nước mặt trong hầm:
- Hầm số 1 bố trí 2 tuyến thu nước mặt trong hầm (cống bê tông xi măng
D300mm), các hố ga thu gom bằng bê tông xi măng, lắp tấm gang đúc, các
hố ga được bố trí với khoảng cách 50m.
- Hầm số 2 bố trí 1 tuyến về bên trái mặt đường trong hầm, kết cấu và quy
mô hệ thống thoát nước mặt trong hầm tương tự hầm số 1.
Nước thải bao gồm nước mặt trong hầm nhiễm bẩn, lẫn dầu mở và bụi đất,
nước mặt trong hầm có lẫn các hóa chất… rò rỉ từ các phương tiện vận tỉa hoặc do tai
nạn giao thonng, nước rửa hầm theo mương dẫn nước trong hầm sẽ thu về bể tách dầu
mỡ ở 2 cửa hầm để thực hiện xử lí theo đúng quy tình công nghệ xử lí nước thải trước
khi đổ ra môi trường.
Hệ thống xử lí nước thải được thiết kế dựa vào tiêu chuẩn QCVN
40/2011/BTNMT – Cột A, Quy chuẩn về xử lí nước thải công nghiệp. Trên cơ sở tận
dụng và cải tạo hệ thống xử lí nước thải hiện có và xây mới bể xử lí nước thải. Mỗi

SVTH: Hướng dẫn: 9


đâu cửa hầm có một hệ thống xử lí nước thải gồm: Bể tách dầu mỡ, bể điều hòa, bể xử
lý hóa học và sinh học, bể lọc nước thải; Các bể xử lý nước thải này đã được làm mới
theo kích thước phù hợp để có thể xử lý chụng cho cả 2 hầm khi hầm Hải Vân 2 đưa
vào khai thác.
Giá trị các thông số quy chuẩn quốc gia về xả thải vào nguồn nước không vượt
quá giới hạn cột A, QCVN 40/2011/BTNMT.
Tuân thử theo yêu cầu về quan trắc 1 tháng 1 lần của sở tài nguyên và môi
trường TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế, đồng thười chịu sự kiểm tra, giám sát
hoạt động xả thải và các chế độ báo cao theo quy định.
Lượng hóa chất cấp vào các bể phản ứng để xử lý nước thải được điều chỉnh tự
động theo lưu lượng nước thải và chất lượng nước thải đầu vào. Trong quá trình vận
hành thường xuyên điều chỉnh thành phần đảm bảo theo kết quả quan trắc và phân
tích mẫu nước thải. Lớp cát sỏi bể lọc được thay 1 năm 1 lần.
Bể tách dầu mỡ: Nước thải sau khi ra khỏi hầm sẽ đi qua bể tách dầu mỡ. sóng
chắn rác kết hợp với các tấm lọc ngăn không cho rác, dầu mỡ và các tạp chất trôi nổi
vào hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ thiết bị bơm, máy khuấy và tránh tắc nghẽn
đường ống.
Bể điều hòa: Nước thải sau khi qua bể tách dầu sẽ đưuọc gom vào bể điều hòa
để ổn định lưu lượng và nồng độ các chết trong nước thải, giúp làm giảm kích thước
và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải.
Lắp đặt hệ thống sực khí bằng giàn ống và đĩa phân phối khí đều nhằm mục đích đảm
bảo sự đồng đều về thành pần của nước thải cũng như tạo điều kiện thuận lợi ban đàu
cho mỗi trường vi sinh vật.
Bả xử lý hóa học và sinh học: các quá tình xử lý hóa học và sinh học sẽ diễn ra.
Bể lcojs nước thải: nước tharii sau xử lý sinh học sẽ qua bẻ lọc hiện có để lọc,
lắng các thành phần lơ lửng sau đó xả vào đường ống và chảy ra ddierm xả thải hiện
có.
1.2.5 Hệ thống thoát nước ngầm
Nước ngầm phía sau bê tổng vỏ hầm và nước ngầm bên dưới nền đường trong
hầm. Nước ngầm là nước sạch (không cần phải xử lý) được thu gom và tái sử dụng.
Hệ thống thoát nước ngầm: nước ngầm chảy ra theo lớp vải địa kỹ thuật và lớp
phòng nước cho bê tong và được thu bằng ống thu nước ống D200 xẻ raxnh (hầm số
1), ống D150 (hầm số 2) được lắp đặt dưới chân phía sau bê tông vỏ hầm; tuyến ống
ngang kích thước tương ứng với khoảng cách 50m dẫn nước ngầm phía sau bê tông

SVTH: Hướng dẫn: 10


vỏ hầm về tuyến ống thoát nước trung tâm D300 có đục lỗ đặt ngầm ở vị trí tim hầm;
tuyến ống thoát nước ngầm tại tim hầm bố trí 2 hố ga (đặt ngầm bên dưới mặt đường
bê tông xi măng trong hầm. Nước ngầm trong hầm được thu gom về cac bể chứa phục
vụ cấp nước chữa cháy và rửa hầm…)
Để giữ cho hệ thống ống này được thông suốt người ta bố trí các kênh thau rửa
đặt trọng bê tông kết nối với các ống thoát nước dọc mép hầm để thông rửa trong quá
trình vận hành.
Nước sau khi thu về ống thoát nước trung tâm sẽ chảy theo ống này ra ngoài
qua các hố thu nước ngoài cửa hầm dẫn ngầm về hệ thống xử lý nước trong hầm riêng
phù hợp với mục đích sử dụng của đơn vị vận hành.
Các kênh thông rửa hệ thống thoát nước ngầm dọc theo chân vòm hầm được bố
trí với khoảng cách 50m; mục tiêu thổi rửa và làm sạch cạn lắng tránh tắc hệ thống
tuyến ồng thoát nước ngầm.
1.2.6 Hệ thống cấp thoát nước
- 01 phòng bơm trung tâm gồm 03 máy bơm và các thiết bị xử lý nước.
- 09 bể chứa nước ngầm
- 01 bể chứa nước ngầm có dung tích 10 m3 dùng cho phòng bơm trung tâm.
- 02 bể chứa chữa cháy tại hai đầu hầm, mỗi bể có dung tích 10 m 3 .
- 06 hố gom nước mạch tại hai quảng trường để cung cấp nước chữa cháy,
mỗi bể có dung tích 20 m3
- 03 bể chứa nước: 02 bể có dung tích 100 m3 trên sườn núi, cách cửa hầm
phía Nam 800m, có chiều cao 84m

SVTH: Hướng dẫn: 11


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP VÀ PHÂN
PHỐI ĐIỆN CÔNG TRÌNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
2.1 Hệ thống điện công trình hầm đường Hải Vân:
- Nguồn điện 110kV được cấp từ EVN đến trạm biến áp chính đặt tại OCC
thông qua 2 mạch đường dây. Điện áp 110kV được chuyển thành 22kV
thông qua hai máy biến áp chính 10MVA – 110/22kV đặt tại OCC.
- Điện hạ thế cho các hoạt động của OCC được cấp từ hai máy biến áp tự
dùng 1600kVA – 22/0,4Kv tại OCC.
- Lưới điện 22kV phân phối điện tới 5 trạm biến áp 22/0,4kV ở trong hầm,
các trạm thu phí và toà nhà thông gió. Trong mỗi trạm biến áp, điện áp
22kV được biến đổi thành điện áp 0,4kV và phân phối đến các thiết bị điện
trong hầm và đường dẫn.
Bảng 2.1. Thiết bị phân phối và cấp điện cũ công trình hầm Hải Vân
2.2 Đường dây và trạm biến áp 110kV
2.2.1 Đường dây truyền tải 110kV
- Đường dây 3 pha 110kV gồm 02 xuất tuyến: xuất tuyến 171 và xuất tuyến
172, dài 2655,7m gồm 14 trụ thép.
- Một trạm chuyển đổi đường dây trên không xuống cáp ngầm.
- Đường cáp ngầm 100kV 3 pha gồm có 2 xuất tuyến: xuất tuyến 171 và xuất
tuyến 172 mỗi xuất tuyến 150m.
- Hai bộ chuyển tiếp cáp quang từ trạm biến áp lên đường dây trên không.
- Một đường truyền tính hiệu quang giữa trạm biến áp Liên Chiểu và trạm

SVTH: Hướng dẫn: 12

You might also like