You are on page 1of 80

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN
MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI 18KWP TÒA NHÀ G-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Sinh viên thực hiện : LÊ HỒNG SƠN

Mã sinh viên : 1581960032

Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM MẠNH HẢI

Ngành : CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT NĂNG LƯỢNG

Chuyên ngành : NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Lớp : D10-NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Khoá : 2015-2020

Hà Nội, tháng 01 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI

Họ và tên sinh viên: Lê Hồng Sơn


Mã sinh viên: 1581960032
Lớp: D10-Năng lượng tái tạo
Chuyên nghành: Năng lượng tái tạo
Đề tài :
Tính toán, thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới 18kWp tòa nhà G
-Trường Đại Học Điện Lực
Nội dung:
Căn cứ hiện trạng và nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời của Trường Đại Học Điện
Lực yêu cầu các nội dung sau:
1. Tìm hiểu về tiềm năng và thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời trên Thế giới
và Việt Nam.
2. Tìm hiểu các công nghệ pin mặt trời phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
3. Thiết kế và tính toán lựa chọn tấm pin, inventer, dây dẫn, cách đi dây bằng bản
vẽ Autocad.
4. Mô phỏng Pvsyst cho toàn bộ hệ thống
5. Lập phương án tính toán hiệu quả kinh tế cho một hệ thống điện mặt trời áp mái
nối lưới.
Ngày giao,....../......../2019
Giảng viên hướng dẫn

TS. Phạm Mạnh Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Lê Hồng Sơn cam đoan những nội dung trong đồ án này là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Mạnh Hải. Các số liệu và kết quả trong đồ án là
trung thực và chưa được công bố trong những công trình khác. Các số liệu tính toán đều
tính toán theo các tiêu chuẩn hiện hành tài liệu tham khảo trong đồ án đều được trích
dẫn tên tác giả, thời gian công bố. Nếu không đúng như đã nêu trên tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về đồ án của mình.

Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2020


Người cam đoan
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Hồng Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Điện năng đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong dời sống con
người chúng ta. Chính vì những ưu điểm vượt trội của nó so với các nguồn năng lượng
khác (như: dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa, hiệu suất
cao,…) mà ngày nay điện năng được sử dụng hết sức rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ công
nghiệp, dịch vụ,…cho đến phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Có
thể nói rằng ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới không sản xuất và tiêu thụ
điện năng, và trong tương lai thì nhu cầu của con người về nguồn năng lượng đặc biệt
này sẽ tiếp tục tăng cao.
Hiện nay trên đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa nên nhu
cầu sử dụng điện năng trong tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng. Vì vậy năng lượng điện
có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Với tính ưu việt đó điện năng được sử dụng rộng rãi, không thể thiếu trong sinh hoạt và
sản xuất. Vì vậy khi xây dựng một nhà máy, một khu công nghiệp hay một tòa nhà cao
tầng thì vấn đề xây dựng một hệ thống điện để cung cấp điện năng cho các tải tiêu thụ
là không thể thiếu.
Một phương án cung cấp điện tối ưu sẽ giảm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống
điện giảm tổn thất điện năng, vận hành đơn giản và thuận tiện trong việc bảo trì sửa
chữa.Ngày nay các nguồn năng lượng sơ cấp đang có nguy cơ bị suy kiệt, do con người
càng ngày có nhu cầu sử dụng điện càng cao nên việc khai thác các tài nguyên sơ cấp
cũng nhiều để cung cấp đủ lượng điện cho con người sử dụng. Mà hầu như các quy trình
chuyển nguồn năng lượng sơ cấp này sang điện năng thường gây ô nhiễm môi trường.
Nên yêu cầu cấp thiết hiện nay là tìm kiếm ra nguồn năng lượng sạch và có thể sử dụng
trong tương lai, ứng dụng nguồn năng lượng đó trong thiết kế cung cấp điện cho con
người. Tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là như cầu cấp thiết của các nước trên thế
giới, nguồn năng lượng thay thế đó phải sạch với môi trường, chi phí thấp, không cạn
kiệt (tái sinh) và dễ sử dụng. Để đáp ứng được nhu cầu đó em đưa ra đề tài đồ án tốt
nghiệp lần này là “Tính toán, thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới cho tòa nhà
G Trường Đại học Điện Lực”.
LỜI CẢM ƠN

Trước khi vào nội dung đồ án, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô tại
khoa Công nghệ năng lượng- Trường Đại học Điện Lực Hà Nội.
Em xin cảm ơn tới thầy Phạm Mạnh Hải – giảng viên Trường đại học Điện Lực.
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đồ án môn học năng lượng mặt trời, thầy đã giúp
đỡ em hết mình, tận tâm chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức sâu rộng cho em để em có
thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bố mẹ đã ủng hộ và tạo điều kiện
cho em hoàn thành đồ án này.
Do khả năng cũng như kiến thức của em còn rất hạn chế, nên không thể tránh
được những sai sót trong lúc thực hiện đồ án, em kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, giúp
đỡ em để ngày càng hoàn thiện hơn kiến thức của mình và có thể tự tin bước vào cuộc
sống với vốn kiến thức đã có được.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, may mắn và luôn thành công
trong sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày….tháng 01 năm 2020


(ký và ghi rõ họ tên)

Lê Hồng Sơn

i
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Hà Nội, ngày…. Tháng 01 năm 2020


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Hà Nội, ngày…. Tháng 01 năm 2020


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................. 7

1.1 Tổng quan về năng lượng mặt trời (NLMT). ................................................. 7

1.2 Tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam. ................................................14

1.3 Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam. ...............................17

1.4 Các công nghệ phát triển Pin mặt trời hiện nay. ..........................................20

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ. ..... 23

2.1 Đối tượng thiết kế. ..........................................................................................24

2.1.1 Vị trí của đối tượng thiết kế. ....................................................................24

2.1.2 Mục tiêu hướng tới của đối tượng thiết kế. .............................................24

2.1.3 Điều kiện tự nhiên. ...................................................................................25

2.1.4 Khảo sắt mặt bằng lắp đặt. ......................................................................27

2.2 Công cụ thiết kế. .............................................................................................27

2.2.1 Phần mềm thiết kế AutoCAD. .................................................................27

2.2.2 Phần mềm mô phỏng PVsyst. ..................................................................28

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ


THỐNG MẶT TRỜI TÒA G. ....................................................................... 29

3.1 Tính toán hệ thống..........................................................................................30

3.2 Lập phương án thiết kế hệ thống NLMT ......................................................31

3.2.1 Nhập Site và Meteo. .................................................................................32

3.2.2 Nhập góc nghiêng và hướng lắp đặt của hệ thống. .................................33

3.2.3 Nhập thông số kỹ thuật của hệ thống. .....................................................36

3.2.4 Chọn hệ thống dây dẫn và tổn thất trên dây dẫn. ..................................42

i
3.3 Kết quả mô phỏng sản lượng điện. ................................................................ 47

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT


TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G. .................................................... 52

4.1 Nguyên lý hoạt động và sợ đồ nguyên lý của hệ thống. ................................ 53

4.2 Các phương án thiết kế. ................................................................................. 55

4.2.1 Thiết kế tính toán hệ thống mặt trời áp mái nối lưới với công nghệ pin
đơn tinh thể - Monocrystalline JA Solar (Nhập khẩu). .................................. 55

4.3 Lựa chọn hệ thống.......................................................................................... 64

4.3.1 Thời gian thu hồi vốn và sinh lời của hệ thống pin mặt trời JA Solar. . 64

4.3.2 Thời gian thu hồi vốn và sinh lời của hệ thống pin mặt trời IREX. ...... 66

4.3.3 Lựa chọn. ................................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 72

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng thống kê cường độ bức xạ và số giờ nắng tại các vùng miền. ...................... 16
Bảng 2.1: Cường độ bức xạ mặt trời tại khu vực lắp đặt từ Meteonorm. ................................ 26
Bảng 3.1: Lựa chọn hướng lắp đặt hệ thống. ......................................................................... 30
Bảng 3.2: Bảng tính toán công suất và lượng điện tạo ra của hệ thống. ................................. 31
Bảng 3.3: Bảng lựa chọn dây dẫn DC. .................................................................................. 43
Bảng 3.4: Bảng lựa chọn dây dẫn AC. .................................................................................. 45
Bảng 3.5: Bảng kết quả mô phỏng sản lượng điện................................................................. 51
Bảng 4.1: Top 10 nhà cung cấp pin mặt trời tốt trên thị trường thế giới. ................................ 56
Bảng 4.2: Một số nhà sản xuất Inverter nổi tiếng trên thế giới. .............................................. 57
Bảng 4.3: Bảng giá tấm Pin mặt trời JA Solar và Inverter Goodwe. ...................................... 59
Bảng 4.4: Bảng báo giá linh kiện. ......................................................................................... 60
Bảng 4.5: Bảng báo giá hệ thống Pin mặt trời áp mái nối lưới công suất 18kWp công ty IREX.
............................................................................................................................................. 62
Bảng 4.6: Bảng phân tích sản lượng, thời gian hòa vốn và mức sinh lời cho hệ thống pin mặt
trời JA Solar. ........................................................................................................................ 64
Bảng 4.7: Bảng phân tích sản lượng, thời gian hòa vốn và mức sinh lời cho hệ thống pin mặt
trời IREX.............................................................................................................................. 66
Bảng 4.8: So sánh hai hệ thống. ............................................................................................ 67

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Biểu đồ công suất điện từ năng lượng tái tạo bổ sung hàng năm(2012- 2018). ........ 8
Hình 1.2: Biểu đồ công suất NLTT của thế giới và 5 quốc gia hàng đầu lĩnh vực. .................. 8
Hình 1.3: Top 10 quốc gia bổ sung năng lượng mặt trời vào năm 2018. ................................. 9
Hình 1.4: Thống kê số lượng công việc được tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo. ..................10
Hình 1.5: Biểu đồ lịch sử của giá mô-đun đối với công suất tích lũy. ....................................11
Hình 1.6: Hình ảnh Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam................................................13
Hình 1.7: Vị trí địa lý Việt Nam............................................................................................14
Hình 1.8: Biểu đồ cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam. ....................................................15
Hình 1.9: Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Dầu Tiếng. .......................................................18
Hình 1.10: Phân bổ dự án điện mặt trời tại Việt Nam. ...........................................................19
Hình 1.11: Tấm pin NLMT đơn tinh thể Monocrystalline. ....................................................20
Hình 1.12: Tấm pin NLMT đa tinh thể Polycrystalline..........................................................21
Hình 1.13: Tấm pin NLMT dạng phim mỏng. .......................................................................22
Hình 2.1: Vị trí đối tượng thiết kế. ........................................................................................24
Hình 2.2: Hình ảnh vệ tinh của vị trí lắp đặt. .........................................................................25
Hình 2.3: Mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời. ...............................................................25
Hình 3.1: hình ảnh số giờ nắng trung bình một ngày tại khu vực lắp đặt hệ thống. ................30
Hình 3.2: Màn hình làm việc phần mềm PVsyst....................................................................32
Hình 3.3: Hình ảnh nhập thông số tòa G. ..............................................................................32
Hình 3.4: Màn hình hiển thị với góc nghiêng tấm pin là 80. ...................................................33
Hình 3.5: Màn hình hiển thị với góc nghiêng tấm pin là 200. .................................................33
Hình 3.6: Hình ảnh mặt bằng mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD. ........................34
Hình 3.7: Hình ảnh bố trí tấm pin trên mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD............34
Hình 3.8: Hình ảnh mặt cắt ngang lắp pin mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD. .....35
Hình 3.9: Sơ đồ đấu nối tấm pin được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD. ..........................35
Hình 3.10: Màn hình nhập thông số trong System. ................................................................36
Hình 3.11: Màn hình nhập số lượng hệ thống........................................................................36
Hình 3.12: Hình ảnh nhập tấm pin IREX và inverter SMA....................................................37
Hình 3.13: Hình ảnh nhập tấm pin JA Solar và inverter Goodwe. .........................................37
Hình 3.14: Thông số kỹ thuật của tấm pin JA Solar. .............................................................38
Hình 3.15: Thông số kỹ thuật của tấm pin IREX. ..................................................................39
Hình 3.16: Hình ảnh thông số của Inverter SMA...................................................................40

iv
Hình 3.17: Hình ảnh thông số của Inverter Goodwe. ............................................................. 41
Hình 3.18: Tổng điện trở của dây dẫn DC. ............................................................................ 42
Hình 3.19: Chiều dài và tiết diện dây dẫn DC. ...................................................................... 44
Hình 3.20: Nhập chiều dài và tiết diện dây dẫn AC. .............................................................. 46
Hình 3.21: Biểu đồ tổn thất của hệ thống. ............................................................................. 46
Hình 3.22: Kết quả Mô phỏng sản lượng điện của hệ thống pin JA Solar. ............................. 47
Hình 3.23: Biểu đồ tổn thất trong một năm của hệ thống pin JA Solar. ................................. 48
Hình 3.24: Kết quả mô phỏng sản lượng điện của hệ thống pin IREX. .................................. 49
Hình 3.25: Biểu đồ tổn thất trong một năm của hệ thống IREX............................................. 50
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nối lưới. ................................................................. 53
Hình 4.2: Tấm pin đơn tinh thể - Monocrystalline JA Solar 380W. ....................................... 58
Hình 4.3: Inverter Goodwe 20KW. ....................................................................................... 58
Hình 4.4: Tấm pin đơn tinh thể - Monocrystalline IREX 380W. ........................................... 62

v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NLTT Năng lượng tái tao

NLMT Năng lượng mặt trời

PV (photovoltaics) Điện mặt trời

REN21 Mạng lưới chính sách về năng lượng tái


tạo cho thế kỷ 21

MOIT Cổng thông tin điện tử Bộ công Thương

A0 Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc


gia

FIT (feed-in tariffs) Giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn
điện năng lượng tái tạo

VAT Thuế giá trị gia tăng

vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tổng quan về năng lượng mặt trời (NLMT).

Thế kỷ 21 là thế kỷ của cuộc cách mạng công nghiệp tiêu tốn một khối lượng năng
lượng hóa thạch khổng lồ và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo của nhân loại,
làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái
đất nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu và các thảm họa từ thiên nhiên. Chính vì vậy nhân
loại thấy được cần phải có một cuộc cách mạng thay đổi về tư duy và nhận thức trong
phát triển để bảo vệ trái đất, chính là bảo vệ môi trường sống của nhân loại và để tồn tại,
phát triển trong khi những nguồn năng lượng hóa thạch sẽ cạn kiệt trong thời gian không
xa vào giữa và cuối thế kỷ 21 này,cuộc cách mạng tất yếu đó là cuộc cách mạng về năng
lượng tái tạo, nhiên liệu mới, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Thời đại ngày nay là thời đại của năng lượng sạch “A time for Clean Energy".
Cuộc cánh mạng về năng lượng tái tạo, năng lượng nhiên liệu mới đang tăng trưởng
vượt bậc trong những năm qua sẽ đóng góp cho tăng trưởng và phát triển bền vững, bảo
vệ môi trường trái đất xanh, sạch, làm thay đổi bộ mặt của thế giới và mang lại sự thịnh
vượng,hạnh phúc cho nhân loại trong thế kỷ 21.

Năng lượng tái tạo đang trở thành sự lựa chọn ít tốn kém nhất đối với các quốc
gia. Đây thực sự là một nguồn năng lượng đầy hứa hẹn cho cả khả năng phát triển kinh
tế và môi trường bền vững. Ngành năng lượng sạch nói chung và năng lượng mặt trời
nói riêng là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trong
thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu
cho năng lượng càng cao. Dự báo nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng hơn 1/3 vào năm
2035 so với hiện nay.

Theo báo cáo toàn cầu về năng lượng tái tạo 2019(Renewables 2019 Status
Report)1 Năng lượng tái tạo đang mở rộng trong ngành điện, với 181 GW mới được cài
đặt vào năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ mới bổ sung năng lực chững lại, sau nhiều năm tăng
trưởng. Công suất điện tái tạo toàn cầu tăng lên khoảng 2.378 GW trong năm 2018.
Trong năm thứ tư liên tiếp, bổ sung tái tạo công suất phát điện vượt trội so với lắp đặt

1
https://www.ren21.net/wp-content/uploads/2019/05/gsr_2019_full_report_en.pdf

GVHD: Phạm Mạnh Hải 7 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

hóa thạch nhiên liệu và năng lượng hạt nhân kết hợp. Khoảng 100 GW năng lượng mặt
trời quang điện (PV) đã được cài đặt - chiếm 55% bổ sung công suất tái tạo - tiếp theo
là năng lượng gió (28%) và thủy điện (11%). Nhìn chung, năng lượng tái tạo đã tăng lên
chiếm hơn 33% tổng công suất lắp đặt trên toàn thế giới.

Hình 1.1: Biểu đồ công suất điện từ năng lượng tái tạo bổ sung hàng năm(2012- 2018).

Biểu đồ dưới đây thể hiện công suất năng lượng PV của thế giới và 5 quốc gia
hàng đầu lĩnh vực:

Hình 1.2: Biểu đồ công suất NLTT của thế giới và 5 quốc gia hàng đầu lĩnh vực.

PV mặt trời đã trở thành công nghệ năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới,
với các thị trường quy mô gigawatt ở một số quốc gia ngày càng tăng. Nhu cầu về pin

GVHD: Phạm Mạnh Hải 8 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

mặt trời đang lan rộng và mở rộng khi nó trở thành lựa chọn cạnh tranh nhất để sản xuất
điện ở một số thị trường đang phát triển cho các ứng dụng dân dụng, thương mại và
ngày càng tăng cho các dự án tiện ích ngay cả khi không tính chi phí bên ngoài của nhiên
liệu hóa thạch.

Mười một quốc gia đã bổ sung hơn 1 GW công suất mới trong năm, tăng từ 9 quốc
gia năm 2017 và 7 quốc gia năm 2016 và các thị trường trên thế giới đã bắt đầu đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng toàn cầu. Vào cuối năm 2018, ít nhất 32 quốc gia có công suất tích
lũy từ 1 GW trở lên, tăng từ 29 quốc gia một năm trước đó. Vẫn còn nhiều thách thức để giải
quyết vấn đề năng lượng mặt trời để trở thành nguồn điện lớn trên toàn thế giới, bao gồm cả
sự bất ổn về chính sách và quy định ở nhiều quốc gia, thách thức tài chính và ngân hàng, và
cần phải tích hợp PV năng lượng mặt trời vào thị trường và hệ thống điện một cách công
bằng và bền vững cách thức nhưng PV mặt trời đã đóng một vai trò quan trọng và ngày càng
tăng trong sản xuất điện ở một số quốc gia.

Thị trường toàn cầu hàng năm về quang điện mặt trời (PV) chỉ tăng nhẹ trong
năm 2018, nhưng đủ để vượt qua mức 100 GW (bao gồm cả công suất trên và ngoài
lưới) lần đầu tiên. Công suất tích lũy tăng khoảng 25% lên ít nhất 505 GW; con số này
so với tổng số toàn cầu khoảng 15 GW chỉ một thập kỷ trước đó. nhu cầu lớn hơn ở các
thị trường mới nổi và ở Châu Âu, chủ yếu là do việc giảm giá liên tục, đã bù đắp cho sự
sụt giảm đáng kể của thị trường ở Trung Quốc gây hậu quả trên toàn thế giới.

Hình 1.3: Top 10 quốc gia bổ sung năng lượng mặt trời vào năm 2018.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 9 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Theo phân tích từ mạng lưới chính sách về năng lương tái tạo cho thế kỷ 21
(Ren21)2, năng lượng mặt trời tạo ra khoảng 4.450.000 việc làm trên toàn thế giới. Riêng
ở Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ là các nước có tốc độ tăng trưởng đầu tư
lắp đặt nhà máy điện mặt trời PV nhiều nhất trong năm 2017 – 2018. Qua đó việc làm
từ năng lượng mặt trời cũng được gia tăng.

Hình 1.4: Thống kê số lượng công việc được tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo.

Như vậy, tăng trưởng về đầu tư riêng NLMT đối với các nước đang phát triển
(+12%) là con số rất ấn tượng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về lĩnh vực này đối với
các nước bắt đầu phát triển điện mặt trời như ở Việt Nam.

Theo định luật Swanson3: Giá điện mặt trời sẽ giảm 20% mỗi khi tăng gấp đôi
sản lượng. Và theo định luật này, người ta đã kiểm chứng được cứ 10 năm thì giá điện
mặt trời sẽ giảm một nửa. Với tốc độ này, suất đầu tư điện mặt trời càng ngày càng giảm
mạnh, tạo nên sự hấp dẫn lớn đới với các nhà đầu tư hiện nay.(Hình 1.5)

2
https://www.vox.com/energy-and-environment/2019/6/18/18681591/renewable-energy-china-solar-pv-jobs

3
https://en.wikipedia.org/wiki/Swanson%27s_law

GVHD: Phạm Mạnh Hải 10 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Hình 1.5: Biểu đồ lịch sử của giá mô-đun đối với công suất tích lũy.

Trong nửa đầu năm 2018, Bộ Công Thương (MOIT) đã ghi nhận 272 dự án nhà
máy điện mặt trời với tổng công suất khoảng 17.500 MW, cao gấp 9 lần so với các nhà
máy thủy điện Hòa Bình và gấp 7 lần so với nhà máy thủy điện Sơn La. Đến cuối năm
2018, đã có khoảng 10.000 MW được đăng ký, trong đó 8100 MW đã được bổ sung vào
kế hoạch, hơn 100 dự án đã ký Thỏa thuận mua điện, 2 dự án đã đi vào hoạt động với
tổng công suất khoảng 86 MW.
4
Đến cuối ngày 30 tháng 6 năm 2019, 82 nhà máy điện mặt trời, với tổng công
suất khoảng 4.464 MW, đã được kiểm tra thành công các điều kiện và được Trung tâm
điều phối phụ tải quốc gia (A0) vận hành thành công. Các dự án này được hưởng giá
mua điện (FIT) tương đương 9,35 USents /kWh, trong thời gian 20 năm theo Quyết định
11/2017 / QĐ-TOT của Thủ tướng. Vào thời điểm đó, năng lượng mặt trời đã chiếm
8,28% công suất lắp đặt của hệ thống điện của Việt Nam. Từ nay đến cuối năm 2019,

4
https://en.wikipedia.org/wiki/Renewable_energy_in_Vietnam

GVHD: Phạm Mạnh Hải 11 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

A0 dự kiến sẽ tiếp tục vận hành và đưa vào vận hành thêm 13 nhà máy điện mặt trời,
với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống
lên 95 nhà máy.

Đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn
tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà, quy hoạch năng
lượng mặt trời chỉ là 850 MW (vào năm 2020), tăng lên khoảng 4.000 MW vào năm
2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời chiếm
khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm
2030.

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời.
Đối với Việt Nam cho đến những năm gần đây, Chính phủ đã có cơ chế chính sách
khuyến khích, ưu đãi. Để tạo điều kiện cho sự phát triển năng lượng tái tạo trong tương
lai, ngày 11-4-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-
TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó
quy định hai cơ chế rất quan trọng là “Net-metering” và giá mua đối với toàn bộ sản
lượng điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới là 9,35 Uscent/kWh (chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng). Tiếp theo sau đó, Bộ trưởng Bộ Công thương ký ban hành Thông
tư 16 ngày 12/9/2017 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11 và ban hành mẫu hợp
đồng mua bán điện. Đây được coi là chìa khóa quan trọng mở cửa cho sự phát triển
mạnh mẽ điện mặt trời trong thời gian tới tại Việt Nam. Ngay sau khi Chính phủ ban
hành Quyết định 11/2017/QĐ – TTg thì đã có một số vướng mắc và đến 08/01/2019
Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ – TTg sửa đổi và bổ
xung một số vướng mắc của Quyết định 11/2017/QĐ – TTg.

Thực hiện quyết định 11/2017/GĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế
khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, tính đến ngày 10/6/2018,
đã có hơn 100 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh và quốc
gia.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 12 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Hình 1.6: Hình ảnh Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 13 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.2 Tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á,
ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23°23’ Bắc đến
8°27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam. Nhiệt độ trung bình dao động từ 21°C
đến 27°C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

Hình 1.7: Vị trí địa lý Việt Nam5.

5
https://bandovietnam.maytinhhtl.com/ban-do-hanh-chinh-dia-li-viet-nam-chi-tiet-moi-nhat-hien-nay.html

GVHD: Phạm Mạnh Hải 14 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung
bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các
tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ
dưới vĩ tuyến 17(từ Quảng Trị trở vào), bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn
định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ
nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền
Nam Việt Nam, con số này khoảng 2000-2600 giờ.

Dưới đây là số liệu bức xạ, theo tintucnangluong.vn:

Hình 1.8: Biểu đồ cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam6.

6
https://mysolar.vn/cuong-do-buc-xa-mat-troi-tai-viet-nam

GVHD: Phạm Mạnh Hải 15 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc,
nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá
lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp
tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ
lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất
pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải
nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể
thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế
giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên
truyền thống.

Bảng 1.1: Bảng thống kê cường độ bức xạ và số giờ nắng tại các vùng miền7.

Cường độ Bức
Giờ nắng trong
Vùng xạ mặt trời Ứng dụng
năm
(kWh/m2, ngày)

Đông Bắc 1600-1750 3,3-4,1 Trung bình

Tây Bắc 1750-1800 4,1-4,9 Trung bình

Bắc Trung Bộ 1700-2000 4,6-5,2 Tốt

Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000-2600 4,9-5,7 Rất tốt

Nam Bộ 2200-2500 4,3-4,9 Rất tốt

Trung bình cả nước 1700-2500 4,6 Tốt

Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai,.. và các vùng Bắc Trung
Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… có tiềm năng NLMT khá lớn:

7
https://solarpower.vn/cuong-do-buc-xa-nang-luong-mat-troi-tai-cac-khu-vuc-viet-nam/

GVHD: Phạm Mạnh Hải 16 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

• Tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình khỏang 4 kWh/m2/ngày.
• Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1800 – 2100 giờ.

Ở miền Nam, các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng NLMT rất tốt và phân bố
đồng đều trong suốt cả năm. Trừ những ngày mưa rào thì có thể nói trên 90% số ngày
trong năm đều có thể sử dụng NLMT để sản xuất điện:

• Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 – 2600 giờ.
• Tổng sản lượng bức xạ nhiệt trung bình khoảng > 5 kWh/m2/ngày.

1.3 Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Tiềm năng về sử dụng năng lượng mặt trời lý thuyết được đánh giá khoảng 6,78
triệu kWh/năm(43,9 tỷ TOE/năm). Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn năng
lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế. Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng năng lượng
mặt trời ở Việt Nam tập trung vào một số lĩnh vực như cung cấp nước nóng dùng trong
sinh hoạt và phát điện ở quy mô nhỏ: sấy, nấu ăn, chưng cất nước... ở quy mô thử nghiệm
nhỏ, chưa đáng kể.

Dù có tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam rất lớn, tuy nhiên đến hiện
tại việc khai thác và đưa vào sử dụng ngành năng lượng này còn chưa đáng kể. Đến mãi
năm 2014 nước ta mới có dự án điện mặt trời lớn đầu tiên. Đó chính là nhà máy quang
năng Hội An, Côn Đảo với tổng đầu tư 140,000 Euro. Dự án này đã được hoàn thành
nối lưới vào điện lực Côn Đảo vào tháng 12/2014.

Theo thống kê, cho đến nay, cả nước mới có khoảng 60 hệ thống đun nước nóng
bằng NLMT tập thể được lắp đặt, phục vụ được cho khoảng 5.000 gia đình. Trong đó,
khoảng 95% được lắp đặt sử dụng ở khu vực thành thị, 5% sử dụng nông thôn. Đối
tượng lắp đặt và sử dụng chủ yếu là các hộ gia đình chiếm khoảng 99%, 1% còn lại cho
các đối tượng khác như: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế, khách sạn, trường học, nhà
hàng.

Năng lượng mặt trời dùng để sản xuất điện ở Việt Nam chủ yếu là nguồn điện
pin mặt trời được áp dụng ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 17 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Theo Nguyễn Quốc Trung - Trưởng phòng Điều hành Thị trường điện8 (A0) cho
biết, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với
tổng công suất chưa tới 150 MW. Còn thời điểm này, nguồn điện mặt trời đã chiếm tỷ
lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2019,
A0 sẽ tiếp tục đóng điện đưa vào vận hành thêm 13 nhà máy điện mặt trời, với tổng công
suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.

Hình 1.9: Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Dầu Tiếng.

Phần lớn dự án điện mặt trời tập trung ở phía nam, nổi bật nhất là Ninh Thuận và
Bình Thuận. Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2019:

• Đã vận hành 87 nhà máy với tổng công suất 4500 MW, trong đó có 22
nhà máy có công suất trên 100MW.
• 126 dự án đang quy hoạch với tổng công suất 8960 MW.
• 260 dự án đang chờ xét duyệt với tổng công suất 28300 MW.

8
https://evn.com.vn/d6/news/Den-3062019-Tren-4460-MW-dien-mat-troi-da-hoa-luoi-141-17-23925.aspx

GVHD: Phạm Mạnh Hải 18 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Hình 1.10: Phân bổ dự án điện mặt trời tại Việt Nam9.

9
https://vnexpress.net/infographics/hang-tram-du-an-dien-mat-troi-tap-trung-o-dau-4025121.html

GVHD: Phạm Mạnh Hải 19 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.4 Các công nghệ phát triển Pin mặt trời hiện nay.

Vật liệu chính để chế tạo nên các loại pin mặt trời là từ Silic dạng tinh thể và
được chia thành khoảng 3 loại khác nhau, cụ thể như:

Monocrystalline (đơn tinh thể):

Monocrystalline hay pin mặt trời Mono đơn tinh thể được cắt ra từ những thỏi
Silic hình ống, những tấm đơn tinh thể này có những mặt trống ngay góc nối Module.
Khi nó được cấu tạo bởi tế bào tinh thể duy nhất, các phân tử electrons tạo ra dòng điện
có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển hơn. Cả tinh thể đơn hay 1 tinh thể đều được
sản xuất dựa vào quá trình với tên gọi Czochralski. Một quy trình điều chế những Silic
đơn tinh thể Silic rất quan trọng khi chế tạo vi mạch bán dẫn.

Hình 1.11: Tấm pin NLMT đơn tinh thể Monocrystalline.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 20 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Polycrystalline (đa tinh thể):

Polycrystalline hay Pin mặt trời Poly đa tinh thể được làm từ những thỏi đúc từ
Silic đã nung chảy, làm nguội và làm rắn. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các
khoảng trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn.
Loại pin mặt trời Poly có giá cả thấp hơn loại pin mặt trời Mono và hiệu suất cũng khá
thấp. Loại pin Poly hấp thu ánh nắng mặt trời khá chậm và phải đạt đến mức độ ánh
nắng mặt trời nhất định mới có thể hoạt động. Pin ngưng hoàn toàn hoạt động khi thời
tiết mây nhiều, âm u.

Hình 1.12: Tấm pin NLMT đa tinh thể Polycrystalline.

Pin mặt trời dạng phim mỏng:

Pin mặt trời dạng phim mỏng được tạo từ những miếng phim rất mỏng từ chất
liệu Silic nóng chảy. Pin có cấu trúc đa tinh thể và cho hiệu suất thấp nhất khi so sánh
với hai dòng pin trên, bởi nó bỏ qua thao tác cắt thỏi Silicon nên loại pin mặt trời dạng

GVHD: Phạm Mạnh Hải 21 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

phim mỏng được xem có giá cả mềm nhất so với hai loại pin Mono và Poly. Ngoài ra
còn một số dạng pin là sự kết hợp của các dạng pin trên cho hiệu suất cao hơn, nhưng
loại này giá khá cao và được dùng nhiều cho các lĩnh vực không gian, quốc phòng.

Các loại này đều được làm từ silic, sillic được sử dụng trong các tấm pin mặt trời
vì nó là một nguyên tố tự nhiên phổ biến, rất bền, tuy nhiên trong tự nhiên thì silic rất
hiếm khi tồn tại ở trạng thái tinh khiết mà hầu như luôn nằm trong hợp chất với các
nguyên tố khác. Mỗi loại pin được tạo ra đều có hiệu quả và ưu điểm của riêng nó. Tuy
nhiên nếu xét về khía cạnh thương mại hóa, loại pin mặt trời Mono và pin mặt trời Poly
nổi trội hơn hẳn, tùy theo vào từng mục đích, lượng ánh sáng thực tế, thời tiết cụ thể
như thế nào mà sẽ chọn dòng pin nào sao cho phù hợp nhất. Bởi có như thế chúng mới
có thể phát huy hết tác dụng được hiệu năng của mình.

Hình 1.13: Tấm pin NLMT dạng phim mỏng.

Hiệu suất pin mặt trời:

Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể Mono - Crystalline là cao hơn so với Poly-
Crystalline và màng mỏng. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến
ở khoảng 16% và 17%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell
mô – đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể cơ bản giống nhau. Nghĩa là
cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh ra gần như nhau (Sự chênh lệch
giữa các loại nằm trong khoảng vài phần trăm).

GVHD: Phạm Mạnh Hải 22 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 em đã trình bày với 2 nội dung chính. Nội dung thứ nhất là giới thiệu
tổng quan về nguồn năng lượng mặt trời.Trong đó có những ý chính như: Xu hướng, hiện trạng
phát triển điện năng lượng mặt trời trên thế giới, tốc độ tăng trưởng điện mặt trời trên thế giới,
những chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với điện mặt trời. Nội dung thứ 2 em đề cập đến là
tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời với những ý chính như: Thực trạng sử dụng năng
lượng mặt trời, các công nghệ pin mặt trời (Pin màng mỏng vô định hình, pin silic đa tinh thể,
pin silic đơn tinh thể).

GVHD: Phạm Mạnh Hải 23 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

2.1 Đối tượng thiết kế.

2.1.1 Vị trí của đối tượng thiết kế.

Đối tượng thiết kế là tòa nhà G, tòa nhà 4 tầng của Trường Đại học Điện Lực ở
vị trí số 235 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Hình 2.1: Vị trí đối tượng thiết kế10.

2.1.2 Mục tiêu hướng tới của đối tượng thiết kế.

• Đáp ứng nhu cầu điện năng một phần cho hệ thống tải tiêu thụ của nhà xưởng
hoạt động với hệ thống pin mặt trời.
• Giảm trừ và đối trừ điện năng tiêu thụ từ lưới điện xuống.
• Làm tiền đề để thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo & tiết kiệm năng lượng trong
khu vực.
• Nâng cao hình ảnh của trường học hiện đại với tinh thần hướng tới tương lai, đi
đầu công nghệ.
• Giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
• Là mô hình thực tế cho sinh viên học tập và nghiên cứu về năng lượng mặt trời.

10
Google Map

GVHD: Phạm Mạnh Hải 24 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

2.1.3 Điều kiện tự nhiên.

Vị trí lắp đặt hệ thống là trên mái nhà là Tòa nhà G của Trường Đại học Điện lực,
từ hình ảnh vệ tinh của Google Map không có trở ngại về mặt bằng triển khai và thi công
công trình. Không bị che bởi bóng râm từ các tòa nhà và cây cối xung quanh.

Hình 2.2: Hình ảnh vệ tinh của vị trí lắp đặt.

Dưới đây là hình ảnh thực tế của vị trí lắp đặt hệ thống.

Hình 2.3: Mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 25 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

Theo phần mềm PVsyst, tại khu vực lắp đặt hệ thống có dữ liệu về cường độ bức
xạ từ Meteonorm được cho dưới bảng sau:

Bảng 2.1: Cường độ bức xạ mặt trời tại khu vực lắp đặt từ Meteonorm.

Global Irad. Diffuse Temper

kWh/m2.day kWh/m2.day °C

January 2.14 1.58 15.5

February 2.43 1.96 17.4

March 2.79 2.06 20.6

April 3.53 2.39 24.4

May 4.61 2.99 27.8

June 5.04 2.79 29.4

July 5.16 2.84 29.4

August 5.09 3.02 28.5

September 4.44 2.40 26.8

October 4.17 2.56 25.0

November 3.41 2.04 20.7

December 2.45 1.65 17.2

Year 3.78 2.36 23.6

GVHD: Phạm Mạnh Hải 26 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

Nhìn trên bảng số liệu từ Meteonorm cho ta thấy dữ liệu về cường độ bức xạ
trung bình theo tháng là 3,78kWh/m2 day, thấp nhất là tháng 12 với 2,45 kWh/m2.day
và cao nhất là tháng 5 với 5,16 kWh/m2.day.

2.1.4 Khảo sắt mặt bằng lắp đặt.

• Loại mái: Mái hình tứ giác với vật liệu làm bằng tôn.
• Hướng mái: chính bắc và chính nam.
• Diện tích mái: 12,2m * 26,4m.
• Góc nghiêng mái: 15°.

2.2 Công cụ thiết kế.

2.2.1 Phần mềm thiết kế AutoCAD.

AutoCAD là phần mềm ứng dụng Computer Aider Design(CAD), được sử dụng
rộng rãi trên các thiết bị máy tính chạy Window, hỗ trợ cho các kỹ sư, kiến trúc sư và
các chuyên viên thiết kế khác. Tạo các sản phẩm mô hình 2D và mô hình 3D. Phiên bản
đầu tiên của AutoCAD được Autodesk phát hành năm 1982, ngày nay nó đã trở thành
một phần mềm vẽ kỹ thuật phổ biến nhất thế giới và ứng dụng rộng nhất, mặc dù trong
những năm trở lại đây mô hình 3D đã được sử dụng nhiều hơn nhưng AutoCAD vẫn
đóng vai trò nền tảng giúp cho các mô hình 3D có độ chính xác cao hơn.

AutoCAD cung cấp cho người sử dụng với giao diện trực quan, với những công
cụ và layout có sẵn cho phép bạn tạo ra vô số các đối tượng khác nhau tùy vào lĩnh vực
cụ thể. Các phiên bản của AutoCAD cung cấp cho các kiến trúc sư các công cụ phần
tích cần thiết, để phân tích thành phần của tòa nhà và tính toán kết cấu, cấu trúc, trọng
tải cho tòa nhà,. AutoCAD tạo ra một phương án kiến trúc, thiết kế hệ thống pin mặt trời
một cách chi tiết và cụ thể nhất.

AutoCAD là phần mềm được dùng để triển khai các bản vẽ kĩ thuật xây dựng
trên mặt phẳng 2D. AutoCAD cho phép người dùng thể hiện hình dạng, kích thước, đặc

GVHD: Phạm Mạnh Hải 27 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

điểm cấu tạo của công trình cần xây dựng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nói cách
khác, đối với ngành xây dựng AutoCAD là phần mềm tạo bản vẽ kỹ thuật thay thế hoàn
toàn cho việc vẽ tay trên giấy của các kỹ sư thiết kế.

Trong thiết kế này thì em dung AutoCAD phiên bản 2010 để thực hiện.

2.2.2 Phần mềm mô phỏng PVsyst.

PVsyst là một gói phần mềm máy tính cho việc nghiên cứu, kích thước, mô phỏng
và phân tích dữ liệu hoàn chỉnh hệ thống Điện mặt trời. Phần mềm này hướng tới đối
tượng là kiến trúc sư, kỹ sư và các nhà nghiên cứu, và chứa rất nhiều công cụ hữu ích
cho giảng dạy về hệ thống điện mặt trời. Phần mềm cũng tích hợp hệ cơ sở dữ liệu về
các loại pin mặt trời khác nhau, các hệ ắc quy, bộ biến đổi điện, cơ sở dữ liệu về bức xạ
mặt trời, và đặc biệt là công cụ thiết kế giao diện 3D cho phép phân tích các tình huống
kiến trúc khác nhau của các tòa nhà… Phần mềm này cho phép thiết kế cả hệ thống Điện
mặt trời độc lập và điện mặt trời nối lưới.

Trong thiết kế này em sử dụng PVsyst phiên bản 6.8.5 để thực hiện.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 28 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ THIẾT KẾ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 em đã trình bày với 2 nội dung chính. Nội dung thứ nhất là giới thiệu
về đối tượng thiết kế là Nhà G trường Đại học Điện lực.Trong đó có những ý chính như: Vị trí,
mục tiêu, điều kiện tự nhiên, khảo sát mặt bằng của Nhà thư viện điện tử. Nội dung thứ 2 em
đề cập đến là công cụ thiết kế với những phần mềm: phần mềm thiết kế 2D AutoCAD, phần
mềm mô phỏng công suất PVsyst.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 29 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ


THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

3.1 Tính toán hệ thống.

Hình ảnh dưới đây thể hiện số giờ nắng trung bình một ngày tại khu vực lắp đặt
theo Global Solar Atlas11, số giờ nắng trung bình 1 ngày là 3,584 giờ.

Hình 3.1: hình ảnh số giờ nắng trung bình một ngày tại khu vực lắp đặt hệ thống.

Với tổng diện tích mái nhà tòa G là 322 m2 và 2 hướng mái là hướng chính bắc
và chính nam.

Bảng lựa chọn hướng lắp đặt hệ thống:

Bảng 3.1: Lựa chọn hướng lắp đặt hệ thống.

STT Hướng mái Diện tích Góc nghiêng mái

1 Hướng chính bắc 161 m2 15°

2 Hướng chính nam 161 m2 15°

Lựa chọn hướng lắp đặt chính nam, diện tích 161 m2 với góc
nghiêng mái 15°

11
https://globalsolaratlas.info/map

GVHD: Phạm Mạnh Hải 30 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Em lựa chọn lắp đặt hệ thống pin mặt trời Monocrystalline 380W – Tổng công
suất lắp đặt 18,24 kWp với hướng mái chính nam nhằm tối ưu công suất của hệ thống:

Diện tích mỗi tấm pin khoảng 2 m2

Tổng diện tích lắp đặt 161 m2 (trong đó diện tích sử dụng lắp đặt tấm pin là 96m2,
diện tích còn lại sử dụng cho khoảng cách của các tấm pin và diện tích lối đi).

• Tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới công suất 18,24 kWp sử
dụng tấm pin mặt trời Mono công suất 380 Wp.

Bảng 3.2: Bảng tính toán công suất và lượng điện tạo ra của hệ thống.

Công suất của hệ thống Công suất tấm pin × số 0,38 kWp × 48 = 18,24
trong một giờ nắng ở lượng tấm pin (kWp)
điều kiện tiêu chuẩn

Lượng điện tạo ra với hệ Công suất hệ thống trong 18,24 × 3,584 = 65,372
số giờ nắng 3,584 giờ một giờ × Số giờ nắng (kWh)
trong một ngày

Lượng điện tạo ra trong Lượng điện tạo ra trong 65,372 × 30 = 1,961
một tháng một ngày × 30 ngày (kWh)

Lượng điện tạo ra trong Lượng điện tạo ra trong 65,372 × 365 = 23,860
một năm một ngày x 365 ngày (kWh)

3.2 Lập phương án thiết kế hệ thống NLMT

Qua quá trình khảo sát mặt bằng mái và thông số được cho ở mục 2.1.4 thì em
có đưa ra được phương án thiết kế:

Dưới đây là màn hình làm việc phần mềm mô phỏng Pvsyst.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 31 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.2: Màn hình làm việc phần mềm PVsyst.

3.2.1 Nhập Site và Meteo.

Hình 3.3: Hình ảnh nhập thông số tòa G.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 32 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

3.2.2 Nhập góc nghiêng và hướng lắp đặt của hệ thống.

Tiếp theo chọn phần Orientation để nhập góc nghiêng và hướng lắp đặt hệ thống:

Hình 3.4: Màn hình hiển thị với góc nghiêng tấm pin là 80.

Hình 3.5: Màn hình hiển thị với góc nghiêng tấm pin là 200.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 33 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Theo như phần mềm mô phỏng PVsys, góc nghiêng tấm pin đạt từ 80 – 200 theo hướng
Chính Nam thì độ giảm hiệu suất theo hiệu suất tối ưu là 0%. (Hình 3.3 và Hình 3.4)

Từ những mô phỏng trên, để tối ưu hiệu suất và tối ưu về kinh tế thì em xin lựa
chọn hướng mái để thiết kế hệ thống điện mặt trời là hướng Chính Nam.

Theo kết quả khảo sát ở mục 2.1.4, với hướng Chính Nam và mái có độ nghiêng
là 150 có tổn thất hiệu suất tối ưu là 0%. Vì vậy trong đồ án này em chọn lắp đặt áp mái
với góc nghiêng là 150 và lấy dữ liệu theo trung bình năm để vừa đảm bảo được tính kỹ
thuật cũng như tính kinh tế và cả tính thực tế của hệ thống.

Dưới đây là mặt bằng bố trí tấm pin ứng với góc nghiêng 150 theo hướng Chính
Nam với 48 tấm pin Mono 380W (1956x990x40 mm):

Mặt bằng mái được thể hiện trên phầm mềm AutoCAD.

Hình 3.6: Hình ảnh mặt bằng mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

Bố trí tấm pin được thể hiện trên phần mềm AutoCAD.

Hình 3.7: Hình ảnh bố trí tấm pin trên mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 34 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Mặt cắt ngang lắp pin mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

Hình 3.8: Hình ảnh mặt cắt ngang lắp pin mái được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

Sơ đồ đấu nối tấm pin được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

Hình 3.9: Sơ đồ đấu nối tấm pin được thể hiện bằng phần mềm AutoCAD.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 35 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Trên mặt bằng mái em bố trí 48 tấm pin và được chia làm 3 strings mắc song
song. Trong một string các tấm pin mắc nối tiếp với nhau, ở đây mỗi string có 16 tấm
mắc nối tiếp. Do vậy tổng công suất tạo ra là 18,24kWp.

3.2.3 Nhập thông số kỹ thuật của hệ thống.

Tiếp tục đến phần System để nhập thông số kỹ thuật của hệ thống.

Hình 3.10: Màn hình nhập thông số trong System.

1. Nhập số lượng hệ thống.

Hình 3.11: Màn hình nhập số lượng hệ thống.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 36 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Như đã nói ở trên thì em có thiết kế cho tòa nhà A với mái hướng Chính Nam và
độ nghiêng là 150. Nên nhập ở phần Number of kinds of sub – arrays là 1.

2. Chọn tấm pin mặt trời và inverter:

Từ những dữ liệu về tấm pin đã có trong PVsyst, cũng như sự phổ biến trên thị
trường. Em xin đề xuất hai loại pin và sử dụng Inverter cho mỗi loại:

Tấm pin Silic – Mono 380W/72 cells của Công ty IREX-Việt Nam, sử dụng
Inverter SMA Sunny Tripower 20kWp(Đức).

Tấm pin Silic – Mono 380W/72 cell của công ty JA Solar, sử dụng Inverter GOODWE
liên hệ nhập khẩu từ nhà phân phối Trung Quốc.

Hình 3.12: Hình ảnh nhập tấm pin IREX và inverter SMA.

Hình 3.13: Hình ảnh nhập tấm pin JA Solar và inverter Goodwe.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 37 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.14: Thông số kỹ thuật của tấm pin JA Solar.

Thông số này dựa trên những kết quả thí nghiệm trong điều kiện bức xạ 1000
W/m2 và nhiệt độ là 250C. thì khi đó, công suất cực đại 380 Wp với độ giảm hiệu suất
3% đối với pin Mono JA Solar trong năm đầu tiên, trong đó:

• Dòng ngắn mạch Isc =10,130 A với hệ số nhiệt độ là 5,0 mA/0C


• Dòng cực đại Impp = 9,610 A
• Điện áp hở mạch Voc = 48,27V
• Điện áp cực đại Vmpp = 39,54 V.
• Điện áp hở mạch tại -100C = 52,3 V.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 38 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.15: Thông số kỹ thuật của tấm pin IREX.

Thông số này dựa trên những kết quả thí nghiệm trong điều kiện bức xạ 1000
W/m2 và nhiệt độ là 250C. thì khi đó, công suất cực đại 380 Wp với độ giảm hiệu suất
3% đối với pin Mono IREX trong năm đầu tiên, trong đó:

• Dòng ngắn mạch Isc = 9,830 A với hệ số nhiệt độ là 3,9 mA/0C


• Dòng cực đại Impp = 9,310 A
• Điện áp hở mạch Voc = 48,84 V
• Điện áp cực đại Vmpp = 40,82 V.
• Điện áp hở mạch tại -100C = 52,3 V.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 39 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Thống số của Inverter SMA Sunny Tripower 20000TL:

Hình 3.16: Hình ảnh thông số của Inverter SMA.

Ø Thông số đầu vào:


• Điện áp tối thiểu để khởi động inverter: 320V.
• Điện áp định mức 600V.
• Dải điện áp đầu vào tối đa: 800V.
• Điện áp đầu vào tối đa: 1000V.
• Công suất tiêu thụ: 84W.
Ø Thông số đầu ra:
• Điện áp đầu ra: 400V.
• Công suất định mức 20kW.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 40 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

• Công suất tối đa 20kW.


• Dòng điện đầu ra 29A.
• Dòng điện đầu lớn nhất: 29A.
• Hiệu suất tối đa: 98,4%.

Thông số của Inverter GOODWE GW20K – DT:

Hình 3.17: Hình ảnh thông số của Inverter Goodwe.

Ø Thông số đầu vào:


• Điện áp tối thiểu để khởi động inverter: 260V.
• Điện áp định mức 620V.
• Dải điện áp đầu vào tối đa: 850V.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 41 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

• Điện áp đầu vào tối đa: 1000V.


• Công suất tiêu thụ: 19W.
Ø Thông số đầu ra
• Điện áp đầu ra: 400V.
• Công suất định mức 20kW.
• Công suất tối đa 20kW.
• Dòng điện đầu ra 30A.
• Dòng điện đầu lớn nhất: 30A.
• Hiệu suất tối đa: 98,4%.

3.2.4 Chọn hệ thống dây dẫn và tổn thất trên dây dẫn.

Ø Chọn dây dẫn 1 chiều DC.

Trong phần Detailed losses chọn mục Ohmic Losses để chọn dây dẫn:

Hình 3.18: Tổng điện trở của dây dẫn DC.

Dựa vào bảng quy chuẩn về dây dẫn điện 1 chiều DC EN 50618 – 2014:

Em lựa chọn dây dẫn có tiết diện là 2,5 mm2. Qua khảo sát được vị trí đặt inverter
thì khoảng cách dây dẫn DC cần sử dụng là 12m. Bảng quy chuẩn được thể hiện dưới
đây.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 42 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Bảng 3.3: Bảng lựa chọn dây dẫn DC.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 43 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Thông số được nhập như hình sau:

Hình 3.19: Chiều dài và tiết diện dây dẫn DC.

Ø Chọn dây dẫn xoay chiều AC.

Cường độ dòng điện phía AC được tính như sau:

𝑷
𝑰=
√𝟑 × 𝑼 × 𝒄𝒐𝒔 𝝋

Với công suất P = 18,24 kW, U = 380V,cos φ = 0,95 thay vào công thức thì ta
có I = 29,17A. Dựa vào IEC 60439 em chọn dây dẫn theo bảng sau:

GVHD: Phạm Mạnh Hải 44 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Bảng 3.4: Bảng lựa chọn dây dẫn AC.

Ta có:

25 < 𝐼 = 29,17 < 32

Từ công thức trên và bảng 3.2 em xin chọn tiết diện dây dẫn AC là 6 mm2. Và
qua khảo sát khoảng cách từ Inverter qua tủ điện và đến tủ tổng của tòa nhà là 7m. Thông
số được nhập trong phần mềm như sau:

GVHD: Phạm Mạnh Hải 45 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.20: Nhập chiều dài và tiết diện dây dẫn AC.

Từ các dữ liệu trên ta có bảng khai báo các tổn thất như sau:

Hình 3.21: Biểu đồ tổn thất của hệ thống.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 46 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

3.3 Kết quả mô phỏng sản lượng điện.

Dưới đây là bảng kết quả mô phỏng của hai hệ thống.

Hình 3.22: Kết quả Mô phỏng sản lượng điện của hệ thống pin JA Solar.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 47 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.23: Biểu đồ tổn thất trong một năm của hệ thống pin JA Solar.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 48 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.24: Kết quả mô phỏng sản lượng điện của hệ thống pin IREX.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 49 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Hình 3.25: Biểu đồ tổn thất trong một năm của hệ thống IREX.

Kết quả mô phỏng từ PVsyst (Hình 3.21 và Hình 3.23), ta có tổng năng lượng
điện tạo ra từ hệ thống được thể hiện dưới bảng sau:

GVHD: Phạm Mạnh Hải 50 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

Bảng 3.5: Bảng kết quả mô phỏng sản lượng điện.

Công nghệ Pin Mặt trời và Số lượng tấm


MWh/năm
Inverter 380Wp

Pin Mono-JA Solar và Inverter


48 22.129
Goodwe

Pin Mono-IREX và inverter


48 22.178
SMA

Từ bảng kết quả mô phỏng trên ta thấy tổng lượng điện được tạo ra của 2 hệ
thống trong một năm gần như tương đương nhau.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 51 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THIẾT KẾ, LẬP PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG MẶT TRỜI TÒA G.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương 3 em đã trình bày với 3 nội dung chính. Nội dung thứ nhất là tính
toán thiết kế hệ thống điện mặt trời Nhà G trường Đại học Điện lực.Trong đó có những
ý chính như: tính toán công suất của hệ thống, tính toán lượng điện tạo ra trong một
ngày, lượng điện tạo ra trong một năm của Nhà G. Nội dung thứ 2 em lựa chọn 2 hệ
thống pin mặt trời để so sánh hiệu quả và chi phí kinh tế, nhập thông số tấm pin, Inverter
và chọn dây dẫn trên PVsyst. Nội dung thứ 3 là kết quả mô phỏng thu được khi chạy
PVsyst.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 52 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT


TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

4.1 Nguyên lý hoạt động và sợ đồ nguyên lý của hệ thống.

Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nối lưới.

Mô tả hoạt động:

Khi không có mặt trời: (Buổi tối hoặc khi bị mây che) Các solar panel sẽ
không sản sinh ra điện năng nên các phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới một cách bình

GVHD: Phạm Mạnh Hải 53 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

thường. Lúc này chỉ số của W0 sẽ thể hiện đúng chỉ số tiêu thụ điện năng của phụ
tải mà bạn đang sử dụng W2: W2 = W0.

Khi trời nắng: Các solar panel sẽ sản sinh ra điện năng và lúc nàu Inverter sẽ biến
đổi điện năng DC từ các solar panel trên thành AC có tần số, pha và điện áp trùng với
lưới điện. Điện năng từ mặt trời sẽ được hòa với điện lưới qua chỉ số đồng hồ W1. Như
vậy chỉ số mua điện từ lưới W¬0 sẽ bằng hiệu của mức tiêu thụ của phụ tải W2 ¬với
điện năng do hệ thống điện mặt trời tạo ra W1 : W0 = W2 – W1.

Trong trường hợp công suất của phụ tải nhỏ hơn công suất của điện mặt trời đưa
ra W2<W1, ta thấy điện năng sẽ được gửi ngược trở lại lưới điện và chỉ số trên W0 sẽ
mang trị số âm.

Khi mất điện lưới, hệ thống điện mặt trời sẽ ngừng hoạt động đảm bảo sự an toàn
cho lưới điện. khi được nhà nước chấp thuận mua điện từ các hộ gia đình có hệ thống
điện mặt trời nối lưới ta sẽ lắp công tơ 2 chiều thay cho đồng hồ W0.

Ø Ưu điểm:
• Hệ thống này, ta có thể sử dụng điện mặt trời vào ban ngày, điện dư thì dẫn vào
lưới điện bán cho công ty điện lực. Buổi chiều hoặc tối thì ta lại sử dụng điện từ
công ty điện lực cung cấp. Vì vậy hệ thống này ít phụ thuộc vào công ty điện lực,
giảm được điện mà nhà máy sản xuất bằng các phương thức gây ô nhiễm môi
trường.
• Không sử dụng bình acquy: giảm đáng kể chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho hệ
thống acquy.
• Khai thác điện năng hiệu quả nhất: từ nguồn năng lượng mặt trời do có cơ cấu
nổi bật là thu nhận, biến đổi và bổ sung trực tiếp ngay vào lưới điện không bị tổn
hao trên acquy dự trữ.
• Bền vững lâu dài: do máy luôn được vận hành song song với lưới điện nên mọi
đột biến của tải hay điện áp trên đường dây và nguồn điện đều không thể tác động
trực tiếp vào máy. Tuổi thọ của hệ thống là tuổi thọ của các linh kiện điện tử cao
cấp có thể lên tới 25 năm, ứng dụng rộng rãi cho mọi nơi như: các hộ dân, cơ
quan, đơn vị đang có điện lưới quốc gia.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 54 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

• Việc lắp đặt và sử dụng đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, gần như bằng
không, nên thời gian thu hồi vốn được rút ngắn tối da và chắc chắn theo dự tính
đầu tư ban đầu.
Ø Nhược điểm:
• Hệ thống này nếu điện lưới bị cắt thì điện năng từ các panel mặt trời cũng
bị cắt, để đảm bảo an toàn cho lưới điện. Vì hệ thống này khi kết nối nguồn
năng lượng điện sản xuất từ năng lượng điện từ các dãy panel mặt trời với
lưới điện quốc gia thì nó như hệ thống máy phát nối lưới điện. Khi đưa công
suất điện lên lưới cần phải trung hòa điện và tần số để trùng với lưới điện.
• Hệ thống này có thể áp dụng tại Việt Nam, nhưng vẫn chưa được phổ biến
ở Việt Nam.

4.2 Các phương án thiết kế.

4.2.1 Thiết kế tính toán hệ thống mặt trời áp mái nối lưới với công nghệ pin đơn
tinh thể - Monocrystalline JA Solar (Nhập khẩu).

Hiện nay pin phổ biến nhất pin mặt trời đang được sử dụng hiện là pin tinh
thể silic. So với pin màng mỏng và pin tinh thể, pin đơn tinh thể được làm từ silicon
với độ tinh khiết cao nên hiệu suất sử dụng cao. Tỉ lệ hiệu suất của các tấm pin mono
thường ở khoảng 15-20%, có hiệu suất chuyển đổi quang năng lớn hơn nhiều.

Chính vì vậy, 94% lượng pin trên thế giới được sản xuất theo công nghệ này,
trong đó 75% ứng dụng công nghệ đa tinh thể.

Bảng dưới đây là Top 10 nhà cung cấp pin mặt trời tốt trên thị trường thế
giới:

GVHD: Phạm Mạnh Hải 55 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Bảng 4.1: Top 10 nhà cung cấp pin mặt trời tốt trên thị trường thế giới12.

TT Thương hiệu Quốc gia Năm thành lập Hiệu suất

1 AE Solar Đức 1992 17.0 – 21.6%

2 Hanwha Q Cells Hàn Quốc 1999 17.4 – 19.5%

3 GCL - SL Hồng Kông 1996 18.4 – 19.4%

4 JA Solar Trung Quốc 2005 18.5 – 19.3%

5 LONGi Solar Trung Quốc 2000 18.0 – 19.3%

6 Trina Solar Trung Quốc 1997 17.5 – 19.3%

7 Risen Energy Trung Quốc 1986 15.4 – 18.8%

8 Canadian Solar Canada 1999 16.4 – 18.3%

9 Shunfeng Trung Quốc 2005 17 – 17.43%

10 Jinko Solar Trung Quốc 2006 16.19 - 16.23%

12
http://kingteksolar.com.vn/tin-tuc/top-10-nha-cung-cap-tam-pin-nang-luong-mat-troi-hang-dau-the-gioi.html

GVHD: Phạm Mạnh Hải 56 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Bảng dưới đây là một số nhà sản xuất Inverter tốt trên thị trường thế giới:

Bảng 4.2: Một số nhà sản xuất Inverter nổi tiếng trên thế giới13.

TT Thương hiệu Quốc gia

1 SMA Đức

2 Fronius EU

3 Sungrow Trung Quốc

4 Enphase Mỹ

5 Goodwe Trung Quốc

6 Huawei Trung Quốc

7 Dasstech Hàn Quốc

Từ những đánh giá khách quan của thị trường và được kiểm định chặt chẽ,
như ở mục 3.2.3 em lựa chọn thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới với
công nghệ pin đơn tinh thể - Monocrystalline JA Solar (nằm trong Top 10 nhà cung
cấp pin mặt trời tốt nhất thế giới) và Inverter Goodwe đã liên hệ với nhà cung cấp
nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, quốc gia hàng đầu về sản xuất pin mặt trời
và máy biến tần trên thế giới.

13
http://sicom.com.vn/Top_10_inverter_for_solar_2019

GVHD: Phạm Mạnh Hải 57 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

1. Tấm pin đơn tinh thể - Monocrystalline JA Solar 380W.

Hình 4.2: Tấm pin đơn tinh thể - Monocrystalline JA Solar 380W.

Hình 4.3: Inverter Goodwe 20KW.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 58 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

2. Giá Vật tư

Ø Báo giá tấm pin.

Để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho hệ thống và dựa vào kinh nghiệm đã làm việc
rất nhiều từ các đơn vị cung cấp hàng hóa Trung Quốc. Việc trực tiếp mua pin mặt trời
và Inverter từ nhà cung cấp hoặc đại lý cấp 1 của hãng sẽ tiết kiệm nhiều chi phí mà vẫn
đảm bảo được hàng hóa chất lượng. Chi phí đã được em trực tiếp liên hệ và được tính
toán dưới đây:

Trao đổi với nhà cung cấp từ Trung Quốc JA Solar14, giá của 1Wp = 0.21 USD.

Tỷ giá đồng Đô La Mỹ ngày 30/12/2019 là: 1 USD = 23,250 VNĐ.

Như vậy 1Wp = 4,883 VNĐ.

Ø Báo giá Inverter.

Liên hệ mua Inverter từ nhà cung cấp từ Trung Quốc Inverter Goodwe15, giá Inverter
20KW = 1400USD.

Bảng 4.3: Bảng giá tấm Pin mặt trời JA Solar và Inverter Goodwe.

Chi tiết sản Số Nhập


STT Số tiền Tổng tiền(VNĐ)
phẩm lượng khẩu

Tấm pin mặt


Nhà cung
trời JA Solar,
cấp chính
công suất
1 48 hãng 4,883VNĐ /1Wp 89,065,920VNĐ
380w. Hiệu
Trung
xuất Modun:
Quốc.
19,28%

14
https://www.alibaba.com/product-detail/Chinese-High-Efficiency-Photovoltaic-JA-
Cell_62348369535.html?spm=a2700.7724838.2017115.35.3e1567a2hqNwQD&s=p
15
https://www.alibaba.com/product-detail/GOODWE-hot-sale-high-quality-
15KW_62203061186.html?spm=a2700.7724838.2017115.317.6f0c5230SrVBIC

GVHD: Phạm Mạnh Hải 59 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Inverter
Nhà cung
Goodwe
cấp chính
GW20K-DT
2 1 hãng 1400USD 32,550,000VNĐ
3 pha 260V.
Trung
Hiệu suất
Quốc
98,4%

Phí vận chuyển chính ngạch Trung


Quốc – Việt Nam(bao gồm phí bảo 26,400,000VNĐ 26,400,000VNĐ
hiểm hàng hóa)

Thuế xuất nhập khẩu Pin mặt trời


Trung Quốc-Việt Nam là 0%

Thuế VAT (10%) 11,239,536VNĐ

Tổng thanh toán 159,255,456VNĐ

Ø Báo giá linh kiện được công ty SolarBK báo giá:

Bảng 4.4: Bảng báo giá linh kiện.

STT Chi tiết sản phẩm Xuất xứ Số lượng Đơn vị Tổng tiền

Hệ thống khung đỡ
pin năng lượng mặt
1 Việt Nam 1 Hệ 25,200,000VNĐ
trời 18.24kWp trên
mái Tôn

Vật tư và phụ kiện đi


2 Việt Nam 1 Hệ 21,600,000VNĐ
kèm

GVHD: Phạm Mạnh Hải 60 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Chi phí vận chuyển,


3 Việt Nam 1 gói 10,250,000VNĐ
Lắp đặt vận hành.

Tổng Tiền 57,050,000VNĐ

Thuế VAT (10%) 5,705,000VNĐ

Tổng thanh toán 62,755,000VNĐ

Ø Tổng chi phí dự kiến:

Từ những dữ liệu ở bảng 4.2 và bảng 4.3 ta có tổng chi phí lắp đặt dự kiến là khoảng
222,010,000VNĐ.

4.2.2 Thiết kế tính toán hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới với công nghệ pin
đơn tinh thể - Monocrytalline IREX (Việt Nam).

Với việc đạt nhiều chứng chỉ chứng nhận quốc tế và trong nước16: TUV, UL
1703, IEC 61730, IEC 61215, CSA, ISO 9001:2008, các tấm pin năng lượng mặt trời
của IREX đã được xuất khẩu tại nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt là những thị trường
khó tính như Châu Âu, Mỹ. Sản phẩm được cam kết hiệu suất đạt hiệu suất trên 80%
trong vòng 25 năm.

Về chi phí, IREX tự chủ về sản xuất không qua trung gian, công suất nhà máy
lớn, dây chuyền sản xuất tự động hóa nên giảm thiểu được chi phí nhân công, giúp duy
trì được mức giá ổn định và cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước.

16
https://irex.vn/loai-san-pham/tam-pin-mat-troi/

GVHD: Phạm Mạnh Hải 61 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Hình 4.4: Tấm pin đơn tinh thể - Monocrystalline IREX 380W.

Dưới đây là bảng báo giá cho hệ thống Pin mặt trời áp mái nối lưới công suất
18,24kWp do công ty IREX Việt Nam sản xuất và báo giá:

Bảng 4.5: Bảng báo giá hệ thống Pin mặt trời áp mái nối lưới công suất 18kWp công ty
IREX.

Xuất Đơn vị Số
STT Tên thiết bị Đơn giá Thành tiền
xứ tính lượng

Tấm pin mặt trời


Việt
1 mono IREX, công Tấm 48
Nam
suất 380Wp 324,000,000

VNĐ
Inverter nối lưới
2 SMA STP 20.000TL Đức Bộ 1
Sunny Tripower

GVHD: Phạm Mạnh Hải 62 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

công suất 20 kW 3
pha 380V

Hệ thống khung đỡ
pin năng lượng mặt Việt
3 Hệ 1
trời 18.24kWp trên Nam
mái Tôn

Vật tư và phụ kiện đi Việt


4 Hệ 1
kèm Nam

Vận chuyển và thiết Việt


5 Lô 1
bị trọn gói Nam

Đào tạo chuyển giao Việt


6 Lô 1
công nghệ Nam

324,000,000
Tổng
VNĐ

32,400,000
VAT (10%)
VNĐ

356,400,000
Tổng thanh toán
VNĐ

Ø Tổng chi phí:

Bảng báo giá trên của IREX đã bao gồm tất cả các chi phí lắp đặt, bảo trì, bảo hành
hệ thống.

Số vốn phải bỏ ra cho hệ thống này là 356,400,000 VNĐ.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 63 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

4.3 Lựa chọn hệ thống.

4.3.1 Thời gian thu hồi vốn và sinh lời của hệ thống pin mặt trời JA Solar.

Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt các hệ
thống điện mặt trời trên mái nhà để sử dụng và có thể bán lại phần điện dư cho ngành
điện, ban hành theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số
02/2019/QĐ-TTg ngày 8/1/201917.

Giá mua điện của EVN18 từ ngày 30/06/2019 vẫn chưa có thay đổi về giá, tạm
thời vẫn sử dụng mức giá cũ là 9,35 Uscents/kWh.

Với tỷ giá đồng Đô La Mỹ hiện tại: 1 USD = 23,250 VNĐ. Ta có giá điện 1 kWh
= 2,173 VNĐ và lấy giá điện này làm mức chung cho các năm tiếp theo.

Đối với các hang pin lớn thuộc Top 10 sản phẩm tốt nhất thế giới đều có cam kết
bảo hành hiệu suất trên 80% trong vòng 25 năm như Hanwha Q Cells, LG, Sharp,
Panasoni, AE Solar, Jinko Solar, JA Solar, Canadian Solar… đã được kiểm chứng. Điều
đó thể hiện trung bình mỗi năm suy hao hiệu suất 0.8%, đồng nghĩa với sản lượng điện
hàng năm bị tổn thất không đáng kể.

Ta có bảng tính toán sản lượng điện trong vòng 20 năm, mỗi năm ước tính suy
giảm tổn thất hệ thống 1% so với năm trước.

Bảng 4.6: Bảng phân tích sản lượng, thời gian hòa vốn và mức sinh lời cho hệ thống pin mặt
trời JA Solar.

Năm kWh/năm Giá điện/kWh Tiền bán điện năm

1 22129 2,173 VNĐ 48,086,317 VNĐ

2 21907 2,173 VNĐ 47,603,911 VNĐ

3 21688 2,173 VNĐ 47,128,024 VNĐ

17
https://www.evn.com.vn/userfile/User/btv1/files/QD02_2019_TTCP.pdf
18
http://cskh.evnhanoi.com.vn/Newletter?cateId=404

GVHD: Phạm Mạnh Hải 64 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

4 21471 2,173 VNĐ 46,656,483 VNĐ

5 21256 2,173 VNĐ 46,189,288 VNĐ

Tổng số tiền thu được dự kiến trong 5 năm


235,664,023 VNĐ
(vốn đầu tư dự kiến 222,010,000 VNĐ)

6 21043 2,173 VNĐ 45,726,439 VNĐ

7 20832 2,173 VNĐ 45,267,936 VNĐ

8 20623 2,173 VNĐ 44,813,779 VNĐ

9 20416 2,173 VNĐ 44,363,968 VNĐ

10 20211 2,173 VNĐ 43,918,503 VNĐ

11 20008 2,173 VNĐ 43,477,384 VNĐ

12 19807 2,173 VNĐ 43,040,611 VNĐ

13 19608 2,173 VNĐ 42,608,184 VNĐ

14 19411 2,173 VNĐ 42,180,103 VNĐ

15 19216 2,173 VNĐ 41,756,368 VNĐ

16 19023 2,173 VNĐ 41,336,979 VNĐ

17 18832 2,173 VNĐ 40,921,936 VNĐ

18 18643 2,173 VNĐ 40,511,239 VNĐ

19 18456 2,173 VNĐ 40,104,888 VNĐ

GVHD: Phạm Mạnh Hải 65 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

20 18271 2,173 VNĐ 39,702,883 VNĐ

Tổng số tiền sinh lời dự kiến 639,731,200 VNĐ

4.3.2 Thời gian thu hồi vốn và sinh lời của hệ thống pin mặt trời IREX.

Ta có giá điện 1 kWh = 2,173 VNĐ (đã nêu ở mục 4.3.1) và lấy giá điện này làm
mức chung cho các năm tiếp theo.

Bảng 4.7: Bảng phân tích sản lượng, thời gian hòa vốn và mức sinh lời cho hệ thống pin mặt
trời IREX.

Năm kWh/năm Giá điện/kWh Tiền bán điện năm

1 22178 2,173 VNĐ 48,192,794 VNĐ

2 21956 2,173 VNĐ 47,710,388 VNĐ

3 21736 2,173 VNĐ 47,232,328 VNĐ

4 21518 2,173 VNĐ 46,758,614 VNĐ

5 21303 2,173 VNĐ 46,291,419 VNĐ

6 21090 2,173 VNĐ 45,828,570 VNĐ

7 20879 2,173 VNĐ 45,370,067 VNĐ

8 20670 2,173 VNĐ 44,915,910 VNĐ

Tổng số tiền thu được dự kiến trong 8 năm


372,300,090 VNĐ
(vốn đầu tư 356,400,000 VNĐ)

9 20463 2,173 VNĐ 44,466,099 VNĐ

10 20258 2,173 VNĐ 44,020,634 VNĐ

GVHD: Phạm Mạnh Hải 66 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

11 20055 2,173 VNĐ 43,579,515 VNĐ

12 19854 2,173 VNĐ 43,142,742 VNĐ

13 19655 2,173 VNĐ 42,710,315 VNĐ

14 19458 2,173 VNĐ 42,282,234 VNĐ

15 19263 2,173 VNĐ 41,858,499 VNĐ

16 19070 2,173 VNĐ 41,439,110 VNĐ

17 18879 2,173 VNĐ 41,024,067 VNĐ

18 18690 2,173 VNĐ 40,613,370 VNĐ

19 18503 2,173 VNĐ 40,207,019 VNĐ

20 18317 2,173 VNĐ 39,802,841 VNĐ

Tổng số tiền sinh lời dự kiến 505,146,445 VNĐ

4.3.3 Lựa chọn.

Đánh giá hai loại hệ thống đã phân tích ở mục 4.2.1 và 4.2.2, được thể hiện ở
bảng dưới đây:

Bảng 4.8: So sánh hai hệ thống.

Hệ thống pin mặt trời JA Hệ thống pin mặt trời


Solar IREX

Tổng năng lượng điện


tạo ra mô phỏng từ 22.129 MWh/năm 22.178 MWh/năm
PVsyst

GVHD: Phạm Mạnh Hải 67 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

Tổng số vốn đầu tư dự


222,010,000 VNĐ 356,400,000 VNĐ
kiến

Số năm thu hồi vốn 5 năm 8 năm

Dự kiến số tiền sinh lời


639,731,200 VNĐ 505,146,445 VNĐ
trong 20 năm

- Bảo hành toàn hệ thống 5


năm

- Bảo hành tấm pin 12 năm.


- Bảo hành tấm pin 10 năm.
- Bảo hành hiệu suất tấm
- Bảo hành hiệu suất tấm
pin đạt công suất trên 80%
Bảo hành pin đạt công suất trên 80%
25 năm.
25 năm.
- Bảo hành Inverter 5 năm.
- Bảo hành Inverter 5 năm.
- Bảo hiểm sản lượng điện
cam kết đạt trên 75% trong
5 năm

- Sản phẩm sản xuất trong


- Chi phí đầu tư ban đầu nước.
thấp.
- Quá trình bảo hành, bảo
Ưu điểm - Thời gian hoàn vốn trì nhanh.
nhanh.
- Bảo trì hệ thống được
- Sinh lợi nhuận nhanh. IREX bảo trì 6 tháng/1 lần
trong 2 năm miễn phí

-Tự bảo trì, bảo dưỡng hệ - Chi phí đầu tư cao.


Nhược điểm
thống. - Thời gian hoàn vốn lâu.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 68 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

-Tấm pin và Inverter vẫn - Sinh lợi nhuận chậm hơn.


được bảo hành chính hãng,
nhưng nếu có lỗi của nhà
sản xuất phải vận chuyển
ngược lại để nhà cung cấp
bảo hành hoặc tự khắc
phục lỗi.

Từ bảng so sánh trên, em lựa chọn phương án hệ thống pin mặt trời JA
Solar vì:

• Tiểm kiệm vốn đầu tư dự kiến khoảng 134,000,000 VNĐ so với hệ thống
IREX.
• Thời gian hoàn vốn ngắn (khoảng 5 năm).
• Thời gian sinh lời nhanh.
• Tuy có trở ngại về việc bảo trì nhưng bảo trì hệ thống điện mặt trời đơn
giản nên sinh viên trường đại học Điện Lực hoàn toàn có thể tự bảo trì hệ
thống.
• Bảo hành gặp trở ngại khi tấm pin và Inverter gặp lỗi lớn phải gửi trả lại
nhà cung cấp bảo hành. Nhưng rủi ro khi phải bảo hành là rất ít vì sản phẩm
đã được kiểm định chất lượng và nằm Top những sản phẩm tốt nhất thế
giới.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 69 Lê Hồng Sơn


CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NỐI LƯỚI TÒA NHÀ G.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 em đã trình bày với 3 nội dung chính. Nội dung thứ nhất là nêu
nguyên lý hoạt động và sơ đồ nguyên lý của hệ thống. Nội dung thứ 2 phân tích hai hệ
thống pin mặt trời JA Solar và IREX, tính toán vốn đầu tư, bảo hành, và bảo trì hệ thồng.
Nội dung thứ 3 em trình bày thời gian hoàn vốn, thời gian sinh lời của hệ thống, lượng
điện tạo ra trong 20 năm từ đó để lựa chọn hệ thống tối ưu nhất.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 70 Lê Hồng Sơn


0 KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Qua một học kỳ nghiên cứu các tài liệu và làm đồ án tốt nghiệp em đã học hỏi
được rất nhiều kiến thức về tính toán thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới cho
tòa nhà. Em đã hiểu được một số vấn đề sau:

- Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
- Tính toán, thiết kế một hệ thống năng lượng mặt trời.
- Lựa chọn dây dẫn.
- Chọn giải pháp tối ưu cho dự án.
- Ứng dụng PVSyst chạy mô phỏng sản lượng hệ thống NLMT.
- Sử dụng phần mềm Autocad cho hệ thống.
- Tính toán chi phí lắp đặt.
- Tính toán thời gian hoàn vốn.
- Tính toán tiền sinh lời của các năm tiếp theo.

Trong quá trình làm đồ án em đã gặp phải một số khó khăn nhất định, tuy nhiên nhờ
sự cố gắng của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Phạm Mạnh Hải em đã
vượt qua và hoàn thành bản đồ án này, một lần nữa em xin cảm ơn thầy!

Em đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình để hoàn thành đồ án này, nhưng do
chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót, thiếu sót. Rất mong các
thầy cô và các bạn góp ý để em học hỏi và rút kinh nghiệm về sau. Em xin chân thành
cảm ơn!

Hà Nội, ngày….tháng 01 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Lê Hồng Sơn

GVHD: Phạm Mạnh Hải 71 Lê Hồng Sơn


0 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G. Carr, “Sunny Uplands: Alternative energy will no longer be alternative,”


Econ., 2012.
2. Chính phủ, “Quyết đinh 11/2017/QĐ-TTg.” 2017.
3. Chính phủ, “Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg” 2019.

GVHD: Phạm Mạnh Hải 72 Lê Hồng Sơn

You might also like