You are on page 1of 24

Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

MỤC LỤC

Phần I: Tổng quan về thiết bị.............................................................................2


1.1. Arduino Uno..............................................................................................2
1.2. Cảm biến loadcell 5kg...............................................................................5
1.3. Module chuyển đổi ADC 24bit loadcell HX-711 ...................................6
4. Sơ đồ nguyên lý mạch....................................................................................
PHẦN 2: LABVIEW...........................................................................................7
2.1. Labview.là
gì................................................................................................7
2.2 Phần mềm cần có....................................................................................8
2.3 Khởi động LabVIEW...............................................................................12

PHẦN 3: KẾT NỐI, ĐIỀU KHIỂN...................................................................8


3.1. Sơ đồ kết
nối ................................................................................................17
3.2. Chương trình điều
khiển.............................................................................17
3.3. Giao diện điều khiển...................................................................................20
3.4. Đánh giá kết quả đo....................................................................................24

1
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

Phần I: Tổng quan về thiết bị


1.1. Arduino Uno.

Hình 1.1. Hình ảnh Arduino Uno R3.


 Cấu tạo:
Arduino Uno R3 là một bảng vi điều khiển dựa trên ATmega328P (biểu dữ
liệu). Nó có 14 chân đầu vào / đầu ra kỹ thuật số (trong đó 6 chân có thể được sử
dụng làm đầu ra PWM), 6 đầu vào tương tự, bộ cộng hưởng gốm 16 MHz
(CSTCE16M0V53-R0), kết nối USB, giắc cắm nguồn, đầu cắm ICSP và nút đặt
lại. Nó chứa mọi thứ cần thiết để hỗ trợ vi điều khiển; chỉ cần kết nối nó với
máy tính bằng cáp USB hoặc cấp nguồn bằng bộ chuyển đổi AC-to-DC hoặc pin
để bắt đầu.
 Năng lượng:
Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp
nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V.
 Các chân năng lượng:
- GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO.
- 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
- 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
2
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
- Vin (Voltage Input): Nối cực dương của nguồn với chân Vin và cực âm
với chân GND để cấp nguồn cho Arduino.
- RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương
đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.

Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit

Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

Tần số hoạt động 16 MHz

Dòng tiêu thụ khoảng 30mA

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC

Điện áp vào giới hạn 6-20V DC

Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)

Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)

Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA

Dòng ra tối đa (5V) 500 mA

Dòng điện DC trên chân 3.3V  50 mA

Bộ nhớ flash 32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng


bởi bootloader

SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

Chiều dài 68.6 mm

Chiều rộng 53.4 mm

Cân nặng 25 g

Hình 1.2. Bảng thông số kỹ thuật của Arduino.

3
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
 Các cổng vào/ra:
- 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận
(receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với
thiết bị khác thông qua 2 chân này.
- Chân PWM (~): 3,5,6,9,10 và 11: Các chân này có thể điều chỉnh được
điện áp ra từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như
những chân khác.
- Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài
các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu
bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
- LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi
bấm nút Reset, đèn này sẽ nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân
số 13. Khi chân này được sử dụng, LED sẽ sáng.
 Giới thiệu vi điều khiển AVR (ATMEGA328)

Hình 1.3. ATMEGA328.


- Atmega328 có tên đầy đủ là Atmega328P-PU, nó là một vi điều khiển
đơn chíp được tạo bởi Atmel.
- Các vi điều khiển Atmega328 được ghi sẵn bộ nạp khởi động (bootloader
Arduino), cho phép người dùng gửi mã chương trình cho Atmega328
thông qua giao thức Serial (dùng cổng COM).
 Thông số kĩ thuật của vi điều khiển ATmega328
- Kiến trúc: AVR 8bit.
- Xung nhịp lớn nhất: 20Mhz.
4
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
- Bộ nhớ chương trình (FLASH): 1KB.
- Bộ nhớ RAM: 2KB.
- Điện áp hoạt động: 1.8V - 5.5V.
- Bộ nhớ của vi điều khiển ATmega328 cung cấp.
- 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ
nhớ Flash của vi điều khiển.
- 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến khai
báo khi lập trình sẽ lưu ở đây.
- 1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only
Memory): đây giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi có thể đọc và ghi
dữ liệu vào đây mà không phải lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu
trên SRAM.
1.2. Cảm biến loadcell 5kg.
  Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng
thành tín hiệu điện. Loadcell thường được sử dụng để cảm ứng các lực lớn, tĩnh
hay các lực biến thiên chậm.Một số trường hợp loadcell được thiết kế để đo lực
tác động mạnh phụ thuộc vào thiết kế của Loadcell.
Thông số kĩ thuật:
- Độ chính xác: cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ
thuộc tính chất phi tuyến tính, độ trễ, độ lặp.
- Công suất định mức: giá trị khối lượng lớn nhất mà Loadcell có thể đo được.
- Dải bù nhiệt độ: là khoảng nhiệt độ mà đầu ra Loadcell được bù vào, nếu nằm
ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kĩ
thuật được đưa ra.
- Cấp bảo vệ: được đánh giá theo thang đo IP (ví dụ: IP65: chống được độ ẩm và
bụi).
- Điện áp: giá trị điện áp làm việc của Loadcell (thông thường đưa ra giá trị lớn
nhất và giá trị nhỏ nhất 5 - 15 V).
- Độ trễ: hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường
được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
- Trở kháng đầu vào: trở kháng được xác định thông
qua S- và S+ khi Loadcell chưa kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
- Điện trở cách điện: thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa
lớp vỏ kim loại của Loadcell và thiết bị kết nối dòng điện.
- Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà Loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng.
- Giá trị ra: kết quả đo được (đơn vị: mV).
5
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
- Trở kháng đầu ra: cho dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và EX- trong
điều kiện load cell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải.
- Quá tải an toàn: là công suất mà Loadcell có thể vượt quá (ví dụ: 125% công
suất).
- Hệ số tác động của nhiệt độ: Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi
công suất của Loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ, (ví dụ: 0.01%/10°C nghĩa là
nếu nhiệt dộ tăng thêm 10°C thì công suất đầy tải của Loadcell tăng thêm
0.01%).
- Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống như trên nhưng đo ở chế độ
không tải.

 Chức năng chân:


Dây đỏ : Ngõ vào ( + )
Dây đen : Ngõ vào ( – )
Dây xanh Lá : Ngõ ra ( + )
Dây trắng : Ngõ ra ( – )
1.3. Module chuyển đổi ADC 24bit loadcell HX-711.
Mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711 được sử dụng để đọc giá trị điện
trở thay đổi từ cảm biến Loadcell (thường rất nhỏ không thể đọc trực tiếp bằng
VĐK) với độ phân giải ADC 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây (Clock và
Data) để gửi dữ liệu về Vi điều khiển, thích hợp để sử dụng với Loadcell trong
các ứng dụng đo cân nặng.

6
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

Thông số kỹ thuật:

 Điện áp hoạt động : 2.7~5VDC


 Dòng tiêu thụ : < 1.5 mA
 Tốc độ lấy mẫu : 10 – 80 SPS ( tùy chỉnh )
 Độ phân giải : 24 bit ADC
 Độ phân giải điện áp : 40mV
 Kích thước : 38 x 21 x 10 mm

PHẦN 2: LABVIEW
2.1. Labview.là gì
LabVIEW là một môi trường lập trình đồ họa mà bạn có thể sử dụng để tạo các
ứng dụng với giao diện người dùng chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu
quả. Hàng triệu kỹ sư và nhà khoa học sử dụng LabVIEW để phát triển các ứng
dụng đo lường, kiểm thử, và điều khiển tinh vi bằng cách sử dụng các biểu tượng
trực quan và dây nối tín hiệu. Ngoài ra, LabVIEW có thể được mở rộng cho nhiều
nền tảng phẩn cứng và hệ điều hành khác nhau. Trong thực tế, nền tảng LabVIEW
có khả năng tích hợp với hàng nghìn thiết bị phần cứng và cung cấp hàng trăm thư
viện được xây dựng sẵn để phân tích nâng cao và hiển thị dữ liệu giúp bạn tạo ra các
thiết bị ảo có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của mình.
Bởi vì chương trình LabVIEW mô phỏng giao diện và hoạt động của các thiết bị
thực, chẳng hạn như dao động ký và thiết bị đo đa năng, chương trình LabVIEW
được gọi là thiết bị ảo (Virtual Instrument), thường gọi tắt là VI. VI có Front Panel
7
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
và Block Diagram. Front Panel là giao diện người dùng. Block Diagram là chương
trình phía sau giao diện người dùng. Sau khi bạn xây dựng Front Panel,  bạn thêm
mã (code) để điều khiển các đối tượng trên Front Panel bằng cách sử dụng các hình
đồ họa đại diện cho các hàm. Mã trên Block Diagram là mã dạng đồ họa, thường
được biết đến là G code (mã G) hoặc Block Diagram code.
Khác với các ngôn ngữ lập trình dạng văn bản, như C++ và Visual
Basic, LabVIEW sử dụng các biểu tượng thay vì các dòng văn bản để tạo ra các ứng
dụng. Trong lập trình dạng văn bản, thứ tự các dòng lệnh xác định trình tự thực hiện
chương trình. LabVIEW sử dụng lập trình đồ họa dạng dòng chảy dữ liệu. Trong lập
trình đồ họa dạng dòng chảy dữ liệu, dòng chảy của dữ liệu qua các nút trên Block
Diagram xác định trình tự thực hiện chương trình. Lập trình đồ họa và thực thi dạng
dòng chảy dữ liệu là hai đặc tính chính làm LabVIEW khác với hầu hết ngôn ngữ
lập trình đa dụng khác.

Đặc điểm của labview

 Đồ họa và biên dịch


 Lập trình theo dạng dòng chảy dữ liệu hướng
 Đa mục tiêu và nhiều nền tảng
 Hướng đối tượng
 Khả năng đa luồng

2.2 Phần mềm cần có


Tải về cài đặt LabView 2017: google từ khóa "labview 2017 full download".

Tải về cài đặt VI Package Manager 

Cài đặt như sau


Để kết nối và làm việc với Arduino, trên LabVIEW cần có 1 bộ VIs của
Arduino. Thông qua bộ VIs, LabVIEW có thể lấy dữ liệu từ các chân Arduino
và xử lý, điều khiển hoặc hiển thị kết quả trên màn hình máy tính. Do sự phổ
biến và chuẩn hóa của Arduino nên bộ VIs của nó đã được phổ biến rộng rãi
không cần người sử dụng phải tự lập trình. Thật ra không cần một bộ VIs cũng
có thể giao tiếp Arduino với Labview
Thông thường khi viết giao diện bạn cần phải viết trên máy tính 1 trong
những ngôn ngữ lập trình nói trên (C++, JAVA, C#,...). Đồng thời cũng phải
viết trên Arduino 1 lần nữa bằng C thì mới giao tiếp được. Với bộ VIs thì hầu
8
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
như chỉ cần thiết kế giao diện thôi mọi việc đã có LabView xử lý hết. Hiện nay
có 2 chuẩn: LIFA và LINX Trong bài viết này mình sẽ sử dụng chuẩn LIFA
Để sử dụng được ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1
Cài đặt VI Package Manager (VIPM) – đây là phần mềm quản lý cũng như giúp
chúng ta download các gói VI của LabVIEW.

Bước 2
Sau khi cài đặt xong ta vào VIPM và tìm giao diện Arduino cho LabVIEW với
từ khóa “LabVIEW Interface for Arduino” . Sau đó cài đặt LabVIEW Interface
for Arduino cho LabVIEW, lưu ý là phải đúng phiên bản của LabVIEW.

Bước 3
9
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
Kết nối Arduino với máy tính qua cổng USB.
Bước 4
Nạp mã nguồn cho Arduino để có thể giao tiếp với LabVIEW. 
Tìm đến <LabVIEW> là nơi chứa thư mục LabVIEW sau khi cài đặt.
Ví dụ: cài LabVIEW tại ổ C thì <LabVIEW> sẽ tương ứng với: C:\Program
Files\NationalInstruments\LabVIEW 20XX.
Chọn vi.lib\LabVIEW interface for Arduino\Firmware Kích đúp
vào LIFA_Base. Trình dịch IDE Arduino sẽ tự hiện thị

10
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

Chọn đúng Board và Serial Port sau đó kích vào Upload để nạp vào Arduino.
Khi có thông báo Done uploading là đã nạp thành công và đã có thể làm việc
với Arduino trên LabVIEW.
 

11
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
2.3 Khởi động LabVIEW
 Khi bạn khởi động LabVIEW, cửa sổ Getting Started xuất hiện:

Sử dụng cửa sổ Getting Started để tạo ra các dự án mới và VI. Bạn có thể tạo
ra các chương trình từ đầu hoặc từ các chương trình mẫu và các ví dụ. Bạn cũng
có thể mở các tập tin LabVIEW đã có sẵn và truy cập vào các tài nguyên và trợ
giúp của cộng đồng LabVIEW.
Chọn File»Create Project để hiển thị hộp thoại Create Project. Hộp
thoại Create Project hiển thị một danh sách các chương trình mẫu và các ví dụ
mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo rằng dự án bạn tạo ra sử dụng thiết kế đáng
tin cậy và phương thức lập trình chính thống.
Tìm dự án mẫu thích hợp với mục tiêu mà bạn muốn thực hiện với dự án. Sử
dụng các tính năng sau đây để tìm kiếm các dự án mẫu:
Filters – Chỉ hiển thị chỉ kết quả của một loại nhất định, chẳng hạn như các
dự án mẫu cho một mục tiêu cụ thể.
Additional Search - Tìm kiếm theo các từ khóa, tiêu đề, và mô tả của các
kết quả đã lọc.
More Information - Mở tập tin trợ giúp cho các mục. Xem lại các tập tin trợ
giúp để đảm bảo rằng dự án mẫu thích hợp với mục tiêu mà bạn muốn dự án
thực hiện.
Nhấn nút Next hay Finish để cấu hình chi tiết cho dự án, bao gồm cách lưu
dự án. Sau khi bạn hoàn thành việc cấu hình dự án, LabVIEW lưu dự án và mở
cửa sổ Project Explorer.
12
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
Sử dụng cửa sổ Project Explorer để chỉnh sửa dự án. Tham khảo các ghi chú
trên block diagram của VI trong dự án mẫu để biết thêm thông tin về cách chỉnh
sửa dự án. Tham khảo thêm thư mục Project Documentation trong cửa
sổ Project Explorer để biết thêm thông tin về cách chỉnh sửa dự án.
Các thanh công cụ liên quan
Sử dụng các nút trên các thanh công cụ Standard, Project, Build, và Source
Control để thực hiện các hoạt động trong một dự án LabVIEW. Các thanh công
cụ có sẵn ở trên cùng của cửa sổ Project Explorer. Bạn có thể cần phải mở rộng
cửa sổ Project Explorer để xem tất cả các thanh công cụ.

a. Một số phím tắt và chức năng cơ bản của labview


- ctrl + N : tạo projiect mới , sẽ tạo ra 2 cửa sổ
+ Front panel : cửa sổ viết giao diện
+ Block diagram : cửa sổ viết code
- Ctrl + T : chia đôi 2 cửa sổ trái và phải
b. Trong cửa sổ front panel , ấn chuột trái , cửa sổ hiện ra các giao diện :
- Numeric: số
- Boolean
- String and Path :chuỗi và đường dẫn
- Array , Matrix and Cluster : mảng , ma trận và cụm
- List , Table and Tree ; danh sách , bảng và dạng cây
- Graph : vẽ đồ thị
- Ring and Enum :
- Container ; vùng chứa
- I / O : đầu vào và ra
- Varian and Class : biến thể và loại
- Decoration : trang trí
- Refnum :
c. Trong cửa sổ function , ấn chuột trái , cửa sổ sẽ hiện ra các giao diện 
- Structure : cấu trúc . Bao gồm vòng lặp for , while …
13
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

- Numeric :  Các phép toán cơ bản: Cộng, Trừ, Nhân, Chia, Cộng 1, Trừ 1, Bình
phương, Đảo dấu, Hàm Random, Dịch bit, …

- Comparison : các phép so sánh

14
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

- Boolean : các phép toán Logic 


- Cluster , class and varian : cụm, lớp và biến thể 
- Array : các phép toán với mảng 
- Dialog , user interface : hộp thoại, giao diện người dùng
- Application control : điều khiển ứng dụng 
- Synchronization : đồng bộ hóa 
- Report generation : tạo báo cáo 
- Instrument : dụng cụ 
d, Khi hiển thị đối tượng bên cửa sổ FRONT PANEL thì bên cửa sổ BLOCK
DIAGRAM hiển thị đối tượng tương ứng . Kích đúp vào Biến trên FP, Icon
tương ứng trong BD sẽ được tự động biểu hiện.
   - Mũi tên được đánh dấu là nút RUN, dùng để bắt đầu chạy chương trình. Khi
nút RUN đó bị gãy, tức là chương trình đang có lỗi (Error), không chạy được .
e, Các kiểu dữ liệu trong Labvbiew 

Mỗi biến được phân biệt bằng các màu trong Block Diagram. Ví dụ:
• Kiểu Numeric dạng Float (số 64 bit dấu phảy động) là kiểu biến có dải giá trị
15
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
lớn nhất, với độ chính xác cao nhất nhưng tốn nhiều dung lượng chương trình
nhất, biểu diện bằng màu vàng da cam
• Các kiểu Numeric Integer: Int8, Int16, Int32, Int64 (số nguyên 8, 16, 32, 64
bit) và U8, U16, U32, U64 (số nguyên không dấu 8,16,32,64 bit) được biểu diễn
màu xanh da trời
• String: Chuỗi ký tự, biểu diễn màu hồng
• Boolean : Kiểu Logic, là kiểu biến cho các nút bấm, đèn led và các giá trị logic
khác, biểu diễn bằng màu xanh lá cây
f.Thực thi chương trình đơn giản 
- Để thực thi một phép toán trong Labview, đơn giản nối các tham số vào đầu
vào của khối hàm, và nối đầu ra.
- chú ý: đầu vào của các khối hàm thường là các biến Điều khiển (Controls), đầu
ra thường là các biến Hiển thị (Indicators).
- các hàm thường được thực thi theo hướng từ trái sang phải. Vì thế khi lập trình
trong LabVIEW, ta nên chú ý sắp xếp chương trình theo hướng đó để đảm bảo
sự thống nhất trong chương trình, tiện lợi cho việc theo dõi, debug về sau.

16
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
PHẦN 3: KẾT NỐI, ĐIỀU KHIỂN
3.1. Sơ đồ kết nối

3.2. Chương trình điều khiển


// Thiết lập cân của bạn và bắt đầu phác thảo KHÔNG có trọng lượng trên cân
//Sau khi các số đọc được hiển thị, hãy đặt quả nặng lên cân
//Nhấn +/- hoặc a / z để điều chỉnh hệ số hiệu chỉnh cho đến khi kết quả đọc đầu
ra khớp với trọng lượng đã biết
//Chân 2 của Arduino -> HX711 CLK
//Chân 3 của Arduino -> HX711 DOUT
//Arduino chân 5V -> HX711 VCC
//Chân Arduino GND -> HX711 GND

#include "HX711.h"

HX711 scale(2, 3);

float calibration_factor = 1122; // he so hieu chuan


float units;
float ounces;

17
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
void setup() {
Serial.begin(9600);
Serial.println("HX711 he so hieu chuan");
Serial.println("xoa tat ca trong luong khoi can");
Serial.println("sau khi bat dau doc , dat trong luong da biet len can");
Serial.println("nhan + hoac a de tang he so hieu chuan");
Serial.println("nhan - hoac z de giam he so hieu chuan");

scale.set_scale();
scale.tare(); //dat lai thang do ve 0

long zero_factor = scale.read_average(); //doc thong tin co ban


Serial.print("he so khong: "); //This can be used to remove the need to tare the
scale. Useful in permanent scale projects.
Serial.println(zero_factor);
}

void loop() {

scale.set_scale(calibration_factor); //dieu chinh den ho so hieu chuan nay

Serial.print("khoi luong cua vat: ");


units = scale.get_units(), 10;
if (units < 0)
{
units = 0.00;
}
ounces = units * 0.035274;
Serial.print(units);
18
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
Serial.print(" grams");
Serial.print(" he so hieu chinh: ");
Serial.print(calibration_factor);
Serial.println();

if(Serial.available())
{
char temp = Serial.read();
if(temp == '+' || temp == 'a')
calibration_factor += 1;
else if(temp == '-' || temp == 'z')
calibration_factor -= 1;

}
delay(2000);
}

3.3. Giao diện điều khiển


a,Dạng số

19
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

+ giải thích các hàm và chân sử dụng


* VISA Configure Serial Port
Khởi tạo cổng nối tiếp được chỉ định bởi tên tài nguyên VISA đến các cài đặt
được chỉ định. Chuyển dữ liệu đến đầu vào tên tài nguyên VISA để xác định cá
thể đa hình để sử dụng hoặc chọn cá thể theo cách thủ công.

20
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

- VISA resource name out : là bản sao của tên tài nguyên VISA mà các
hàm VISA trả về
- VISA resource name : chỉ định tài nguyên sẽ được mở. Điều khiển tên
tài nguyên VISA cũng chỉ định phiên và lớp
- baud rate : là tốc độ truyền. Giá trị mặc định là 9600.
* VISA Read
Đọc số byte được chỉ định từ thiết bị hoặc giao diện được chỉ định bởi tên tài
nguyên VISA và trả về dữ liệu trong bộ đệm đọc.

- VISA resource name : chỉ định tài nguyên sẽ được mở. Điều khiển tên tài
nguyên VISA cũng chỉ định phiên và lớp.
- byte count là số byte được đọc
- error in Dạng đồng mô tả các điều kiện lỗi xảy ra trước khi nút này chạy. Đầu
vào này cung cấp lỗi tiêu chuẩn trong func
- VISA resource name out là bản sao của tên tài nguyên VISA mà các hàm
VISA trả về.
- read buffer chứa dữ liệu được đọc từ thiết bị.
- error out chứa thông tin lỗi. Đầu ra này cung cấp chức năng xử lý lỗi tiêu
chuẩn.
* VISA Flush I/O Buffer
Xả bộ đệm I / O được chỉ định bởi mask

21
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
- VISA resource name chỉ định tài nguyên sẽ được mở. Điều khiển tên tài
nguyên VISA cũng chỉ định phiên và lớp.
- mask chỉ định bộ đệm xả. Kết hợp các mask đệm theo từng bit để xóa nhiều
hơn một bộ đệm đồng thời. Sử dụng OR logic, còn được gọi là OR-ing hoặc
thêm, để kết hợp các giá trị. Chỉ sử dụng một giá trị mask cho bộ đệm nhận và
chỉ một giá trị mask cho bộ đệm truyền.
- VISA resource name out là bản sao của tên tài nguyên VISA mà các hàm
VISA trả về.
- error out chứa thông tin lỗi. Đầu ra này cung cấp chức năng xử lý lỗi tiêu
chuẩn
* VISA Close
- VISA resource name chỉ định tài nguyên sẽ được mở. Điều khiển tên tài
nguyên VISA cũng chỉ định phiên và lớp
- error in mô tả các điều kiện lỗi xảy ra trước khi nút này chạy.
- error out chứa thông tin lỗi. Đầu ra này cung cấp chức năng xử lý lỗi tiêu
chuẩn.

b. Dạng đồng hồ

22
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2

+ Giải thích các hàm chân đã sử dụng


* Match Regular Expression
Tìm kiếm một biểu thức chính quy trong chuỗi đầu vào bắt đầu từ khoảng lệch
mà bạn nhập. Nếu hàm tìm thấy một kết quả phù hợp, nó sẽ chia chuỗi thành ba
chuỗi con và bất kỳ số lượng khớp con nào. Thay đổi kích thước hàm để xem
bất kỳ nhóm phụ nào được tìm thấy trong chuỗi.

- input string chỉ định chuỗi đầu vào mà hàm tìm kiếm. Chuỗi này không được
chứa các ký tự rỗng
- regular expression chỉ định mẫu muốn tìm kiếm trong chuỗi đầu vào. Nếu
hàm không tìm thấy kết quả phù hợp, toàn bộ kết hợp và sau so khớp chứa các
chuỗi trống, trước khi so khớp chứa toàn bộ chuỗi đầu vào, bù đắp kết quả khớp
trước đây trả về –1 và tất cả các kết quả khớp con trả về chuỗi trống.
- after match trả về tất cả các ký tự sau khi kết thúc

* Scan Value
23
Khoa Điện - Điện tử 60TĐH2
Chuyển đổi các ký tự ở đầu chuỗi thành kiểu dữ liệu được đại diện theo mặc
định, theo mã chuyển đổi trong chuỗi định dạng và trả về số được chuyển đổi về
giá trị và phần còn lại của chuỗi sau khi khớp trong chuỗi đầu ra.

- string là chuỗi đầu vào mà hàm quét.


- format string chỉ định cách chuyển đổi các đối số đầu vào thành giá trị.
- value là giá trị được chuyển đổi hoặc giá trị mặc định nếu không có giá trị
khớp. Nếu giá trị là một số nguyên, nó có thể bị tràn nếu đầu vào nằm ngoài
phạm vi. Trong trường hợp đó, giá trị được đặt thành giá trị lớn nhất hoặc nhỏ
nhất cho kiểu dữ liệu.

3.4. Đánh giá kết quả đo


Đo một chai nước 100ml

Lần 1 Lần 2 Lần Lần 4 Lần Lần Lần 7 Lần Lần 9 Lần
3 5 6 8 10

103,8 102,47 98,63 102,71 99,42 98,36 101,83 98,6 102,74 99,54
1

24

You might also like