You are on page 1of 20

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 1


__________***__________

BÁO CÁO MÔN THỰC HÀNH CHUYÊN SÂU

Đề tài: HỆ THỐNG IOT ĐƠN GIẢN . ĐỌC HIỆN THỊ GIÁ TRỊ
NHIỆT ĐỘ ĐỘ ẨM LÊN WEBSERVER , BẬT TẮT ĐIỀU KHIỂN
ĐÈN LED QUA GIAO THỨC HTTP

Nhóm 1
Giảng viên hướng dẫn : Trần Tuấn Anh

Sinh viên thực hiện : Vương Viết Thao - B18DCDT237

Nguyễn Đức Long - B18DCDT129

Trần Đăng Hải - B18DCDT064

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI:........................................................................................................4

PHẦN I. CÁC LINH KIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG..............................................................4

1.1. Arduino UNO R3.................................................................................................4

1.2. ESP8266 nodeMCU.............................................................................................5

1.3. DHT11..................................................................................................................7

PHẦN II. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG..........................................8

2.1. Sơ đồ khối............................................................................................................8

2.2. Nguyễn lý hoạt động chi tiết của từng khối......................................................9

2.2.1. Arduino UNO...................................................................................................9

2.2.2. ESP8266..........................................................................................................11

2.2.3. Backend...........................................................................................................17

PHẦN III. Tổng kết và sản phẩm..................................................................................18

3.1 Tổng kết.............................................................................................................. 18

3.2 Sản phẩm............................................................................................................18

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................19

2
LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử thế giới đều gắn liền với những cuộc cách
mạng về khoa học kỹ thuật. Và ngày nay, cuộc cách mạng Internet of Things đã tạo nên
những thay đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta ở hiện tại và trong tương lai. Với sự phát
triển của Internet, Smartphone và đặc biệt là các thiết bị cảm biến, Internet of Things
( IOT ) đang trở thành xu hướng mới của thế giới. IOT là một mạng lưới các vật thể được
gắn các cảm biến hoặc hệ thống điện tử đặc biệt cho phép chúng kết nối với nhau để thu
thập và trao đổi dữ liệu. Các vật thể trong mạng lưới này có thể được kết nối với mạng
Internet cho mục đích điều khiển và giám sát từ xa. Việc chúng ta vào nhà, mở cửa, đèn
sẽ tự động sáng ở chỗ ta đang đứng, điều hòa sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ, nhạc sẽ tự
động bật lên, ... Những điều chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng mà chúng ta thường
xem , đang dần trở thành hiện thực với công nghệ IOT .

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta đã quá quen thuộc với việc bật tắt các thiết
bị bằng công tắc thông thường. Hiện nay, chúng ta bị chi phối bởi nhiều thứ. Việc chúng
ta ra khỏi nhà mà quên tắt đèn, điều hòa là chuyện không hiếm gặp. Với công tắc thông
thường, khi chúng ta rời khỏi nhà mà vẫn quên tắt các thiết bị trong nhà. Để tắt các thiết
bị thì chỉ cách quay trở lại về nhà rồi tắt chúng. Điều này đôi khi gây ra cho chúng ta
nhiều phiền toái.

Để giải quyết vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài:


“………………………………………….”, ứng dụng công nghệ IOT vào đời sống. Giúp
chúng ta có thể bật tắt các thiết bị trong nhà ở mọi lúc mọi nơi. Đây là một đề tài không
mới, nhiều anh chị khóa trước cũng đã thực hiện. Nhưng vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện
đó là tốc độ đáp ứng khi điều khiển thiết bị và giao diện điều khiển thiết bị. Vì vậy đề tài
của em trọng tâm sẽ thực hiện việc cải thiện tốc độ điều khiển thiết bị lên mức tối đa có
thể, xây dựng giao diện điều khiển thiết bị có tính thẩm mỹ và thân thiện với người dùng.

3
NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

Thiết kế, xây dựng một hệ thống iot để hiển thị dữ liệu cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
và trạng thái led. Sử dụng ESP8266 và Arduino UNO để truyền nhận dữ liệu. Xây dựng 1
trang web cơ bản để hiện thị dữ liệu đọc được từ cảm biến, và điều khiển được trạng thái
bát tắt của led.

PHẦN I. CÁC LINH KIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG


1.1. Arduino UNO R3

Là thế hệ phát triển thứ 3 của dòng Arduino UNO


Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8,
ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều
khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo
nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,…
Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn
ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp
nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB.
Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên, sẽ làm hỏng Arduino UNO.

4
Thông số kỹ thuật:

- Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit

- Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

- Tần số hoạt động 16 MHz

- Dòng tiêu thụ khoảng 30mA

- Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC

- Điện áp vào giới hạn 6-20V DC

- Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)

- Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)

- Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA

- Dòng ra tối đa (5V) 500 mA

- Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA

- Bộ nhớ flash 32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng


bởi bootloader

- SRAM 2 KB (ATmega328)

- EEPROM 1 KB (ATmega328)

1.2. ESP8266 nodeMCU

ESP8266 là một mạch vi điều khiển có thể giúp chúng ta điều khiển các thiết bị
điện tử.Thêm vào đó nó được tích hợp wi-fi 2.4GHz có thể dùng cho lập trình.

5
Thông số kỹ thuật:

o WiFi: 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n


o Điện áp hoạt động: 3.3V
o Điện áp vào: 5V thông qua cổng USB
o Số chân I/O: 11 (tất cả các chân I/O đều có Interrupt/PWM/I2C/One-wire,
trừ chân D0)
o Số chân Analog Input: 1 (điện áp vào tối đa 3.3V)
o Bộ nhớ Flash: 4MB
o Giao tiếp: Cable Micro USB ( tương đương cáp sạc điện thoại )
o Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2
o Tích hợp giao thức TCP/IP

6
o Lập trình trên các ngôn ngữ: C/C++, Micropython,…

7
1.3. DHT11

DHT11 là một cảm biến kỹ thuật số để cảm nhận nhiệt độ và độ ẩm. Cảm biến này
có thể dễ dàng giao tiếp với bất kỳ bộ vi điều khiển vi nào như Arduino, Raspberry Pi, ...
để đo độ ẩm và nhiệt độ ngay lập tức.

DHT11 là một cảm biến độ ẩm tương đối. Để đo không khí xung quanh, cảm biến
này sử dụng một điện trở nhiệt và một cảm biến độ ẩm điện dung.

Cấu tạo:
o Cảm biến DHT11 bao gồm một phần tử cảm biến độ ẩm điện dung và một
điện trở nhiệt để cảm nhận nhiệt độ. Tụ điện cảm biến độ ẩm có hai điện
cực với chất nền giữ ẩm làm chất điện môi giữa chúng. Thay đổi giá trị điện
dung xảy ra với sự thay đổi của các mức độ ẩm. IC đo, xử lý các giá trị điện
trở đã thay đổi này và chuyển chúng thành dạng kỹ thuật số.
o Để đo nhiệt độ, cảm biến này sử dụng một nhiệt điện trở có hệ số nhiệt độ
âm, làm giảm giá trị điện trở của nó khi nhiệt độ tăng. Để có được giá trị
điện trở lớn hơn ngay cả đối với sự thay đổi nhỏ nhất của nhiệt độ, cảm biến
này thường được làm bằng gốm bán dẫn hoặc polymer.
Sơ đồ chân:

1 Vcc Nguồn 3.5V đến 5.5V

2 Data Đầu ra cả nhiệt độ và độ ẩm thông qua dữ liệu nối tiếp

3 NC Không có kết nối và do đó không sử dụng

8
4 Ground Nối đất

Thông số kỹ thuật:

o Điện áp hoạt động: 3V - 5V DC


o Dòng điện tiêu thụ: 2.5mA
o Phạm vi cảm biến độ ẩm: 20% - 90% RH, sai số ±5%RH
o Phạm vi cảm biến nhiệt độ: 0°C ~ 50°C, sai số ±2°C
o Tần số lấy mẫu tối đa: 1Hz (1 giây 1 lần)
o Kích thước: 23 * 12 * 5 mm

PHẦN II. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

2.1. Sơ đồ khối

Webserver

Backend

UART
ESP8266

M
IDE, Editor i UART
COM ảo
c

ARDUINO UNO
UART

9
DHT11 LED
Tóm tắt nguyên lý hoạt động:
- Arduino đọc giá trị của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và trạng thái của đèn led. Sau đó
thông qua giao thức truyền thông nối tiếp không đồng bộ UART để kết nối giữa
Arduino và ESP8266.
- ESP có được dữ liệu đó sẽ gửi lên webser để hiển thị.
- Từ webser có thể theo dõi được trạng thái đè led đang bật hay tắt và thông số hiện
tại của cảm biến. Và trên webserver có thể điều khiển bật tắt trạng thái của led.

2.2. Nguyễn lý hoạt động chi tiết của từng khối.


2.2.1. Arduino UNO.
a) Giới thiệu chung và nguyên lý hoạt động
- Trong khối này Arduino đóng vai trò là nơi lấy dữ liệu từ cảm biến và trạng thái
của đèn led, cũng là nơi nhận lại tín hiệu điều khiển.
- Arduino đóng gói data nhận được thành 1 chuỗi file JSON sau đó gửi đến cho
ESP8266.
- Tại đây cũng là nơi nhận lại dữ liệu từ ESP8266 để điều khiển lại trạng thái của
đèn led.
- Trong trường hợp Arduino nhận lại dữ liệu điều khiển từ ESP8266 trong file
JSON. Nếu nhận được chuỗi “State” = “1” thì led được bật và ngược lại “State” =
“0” thì led tắt.
- Và nếu nhận được lệnh “SEND” = 1 thì bắt đầu gửi đi các chuỗi giá trị của nhiệt
độ và độ ẩm, trạng thái của led.
b) Code

10
11
2.2.2. ESP8266
a) Giới thiệu chung và nguyên lý hoạt động
- ESP8266 là nơi gửi dữ liệu nhận được từ Arduino thông qua giao thức UART lên
trên webserver theo kiểu JSON. Và cũng là nơi nhận lại tín hiệu điều khiển trạng thái
led trên webserver rồi cũng thông qua giao thức UART gửi đến Arduino. Sau đó
Arduino sẽ dựa vào tín hiệu đó để điều khiển led.
- ESP8266 kết nối với wifi để giao tiếp với webserver để gửi dữ liệu lên.
- Tại đây sẽ nhận tín hiệu click chuột ở giao diện nút nhấn trên web cứ mỗi lần nhấn
sẽ đảo trạng thái của đèn bật, tắt luân phiên. Từ tín hiệu này sẽ gửi ngược lại xuống
ESP8266 và Arduino sẽ đọc dữ liệu này trên cổng com ảo và điều khiển xuống led.
b) Code

12
13
14
15
16
2.2.3. Backend.
a) Giới thiệt chung
- Tại đây là nơi để hiển thị lên giá trị nhiệt độ, độ ẩm và trạng thái của led lên trên web
- Đồng thời cũng là nơi để điều khiển trạng thái của led bởi những nút nhấn được cấu
hình
b) Code

17
PHẦN III. Tổng kết và sản phẩm
3.1 Tổng kết.
- Hệ thống hoàn thiện thêm vấn đề hẹn giờ bật tắt cho Thiết bị đèn và quạt
+ B1: Lấy thêm dữ liệu thời gian thực thừ server Qua esp . ESP lại xử lý , gửi dữ liệu qua cổng usart ảo .
Xong r UNO nhận Dữ liệu đó và so sánh với thời gian cài đặt trên WEB Rồi in lên web quá trình hẹn giờ
(Trạng thái có hẹn giờ hay không )
+ Viết hàm xử lý hẹn giờ cho thiết bị đèn và LED do UNO điều khiển. Nếu trong khoảng thời gian có cài
đặt hẹn giờ thì nút bấm để điều khiển web sẽ ko thực hiện được . Phải tắt cài đặt hẹn giờ đi rồi mới cài đặt
được .
( Cái mới bổ sung trong tuần vừa rồi )

18
3.2 Sản phẩm.

19
LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian vừa qua, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường “Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông” khi đã đưa môn học Thực hành chuyên sâu và trong chương
trình giảng dạy. Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn Giảng viên bộ môn – thầy
Trần Tuấn Anh đã gỉang dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích
trong môn thực hành chuyên sâu này suốt thời gian vừa qua. Trong thời gian được nghe
thầy giảng dạy, chúng em đã tiếp thu được them rất nhiều kiến thức bổ ích, học hỏi dược
tinh thần làm việc hiệu quả và nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho
quá trình học tập và công việc của chúng em sau này.

Thực hành chuyên sâu là một môn học rất bổ ích và cần thiết, gắn liền với những nhu
cầu thực tiễn của mỗi chúng ta. Mặc dù đã được học tập và tìm hiểu song thời gian học
tập không được nhiều nên những hiểu biết về môn Thực hành chuyên sâu này của chúng
em vẫn chưa có nhiều và còn rất hạn chế. Vậy nên, bài báo cáo của chúng em vẫn sẽ có
những thiếu sót và chưa chính xác được hoàn toàn. Chúng em rất mong nhận được nhận
xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài báo cáo của nhóm em hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2022

Sinh viên

Vương Viết Thao

Nguyễn Đức Long

Trần Đăng Hải

20

You might also like