You are on page 1of 22

CÔNG TY CỔ PHẦN QLVH THỦY ĐIỆN TÂY BẮC

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM BAN 1

QUY TRÌNH TẠM THỜI


VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
TRẠM 35 kV
(Ban hành kèm theo Quyết định số: …/QĐ-VHTB ngày … tháng. .. năm 2020
của Giám đốc Công ty CP Quản lý Vận hành Thủy điện Tây Bắc

MÃ HIỆU: QT09
PHIÊN BẢN: 01

Lai Châu, tháng 04 năm 2020


1. Đơn vị CÔNG TY CỔ PHẦN QLVH THỦY ĐIỆN TÂY BẮC
hiệu
chỉnh Hiệu chỉnh Người kiểm tra

Họ &
tên

Chức
danh

Chữ

Xem xét, kiểm tra Phê duyệt
Họ &
tên
Chức
danh
Chữ

ĐƠN VỊ CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÂN PHỐI

Số Số
Tên Đơn vị, cá
lượn Tên Đơn vị, cá nhân lượn
nhân
g g

Phòng Điều khiển


Ban Giám đốc
01 trung tâm, gian máy, 01
Công ty
đập tràn.

Ban giám đốc nhà Phòng Kế hoạch-Kỹ


01 01
máy thuật

Cán bộ an toàn (Nếu


Phòng vận hành 01 01
có)

BẢNG THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI

P Ngày/ tháng/ Người thực hiện Tóm tắt nội


Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

h
i
ê
n
năm dung
b

n

MỤC LỤC
Phân cấp quyền điều khiển và tổ chức
Chương 1
thao tác
Chương 2 Các quy định chung
Chương 3 Vận hành và xử lý sự cố đường dây 35kV
Chương 4 Vận hành và xử lý sự cố các thiết bị trong trạm
Điều chỉnh điện áp thanh và thao tác hòa đồng
Chương 5
bộ

1. Mục đích
Quy trình này quy định nguyên tắc, cách thức quản lý vận hành và xử lý sự
cố trạm 35kV Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1 nhằm đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị, đảm bảo cho Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1 vận hành an toàn – liên
tục - kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng
 Những người cần phải biết quy trình này:
 Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty;
 Trưởng, Phó phòng Kế hoạch-Kỹ thuật công ty;
 Ban giám đốc nhà máy
 Các nhân viên vận hành;
 Cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa;
 Cán bộ an toàn.
3. Tài liệu viện dẫn.

Trang 2
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

 Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật điện;


 Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật an toàn điện;
 Quy trình an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
 Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
 Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia;
 Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia;
 Tài liệu, hướng dẫn của nhà chế tạo.
4. Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.
4.1. Thuật ngữ:
 Sự cố: Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả
năng của thiết bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết
bị…
 Ban Giám đốc: Giám đốc và các Phó Giám đốc Công ty hoặc Giám đốc
và các Phó Giám đốc nhà máy.
 Phòng Kế hoạch-kỹ thuật: Là Phòng Kế hoạch - kỹ thuật trực thuộc Công
ty.
 Nhân viên vận hành: Là tất cả những người trực tiếp tham gia vận hành
dây chuyền sản xuất điện của Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1, gồm:
Trưởng ca nhà máy, Trưởng kíp, Trực chính gian máy, trực đập tràn.
4.2. Các từ ngữ viết tắt:
Từ Giải thích, định nghĩa
ng
ữ,

hiệ
u
A1 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền
KS Kỹ sư điều hành Hệ thống điện
ĐH
HT Hệ thống điện
Đ
N Nhà máy thủy điện
MT
Đ

Trang 3
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

M Máy biến áp
BA
TU Máy biến điện áp đo lường
TI Máy biến dòng điện đo lường
H Máy phát thuỷ điện
D Máy phát Diesel
AB Áp tô mát
M Máy cắt điện
C
DC Dao cách ly
L
DT Dao tiếp đất
Đ
CC Cầu chì
CS Chống sét
C Thanh cái
SC Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory
AD Control And Data Acquisition)
A
DC Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)
S

Chương 1
PHÂN CẤP ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ &
TỔ CHỨC THAO TÁC CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM
Mục 1
PHÂN CẤP ĐIỀU KHIỂN, QUẢN LÝ VẬN HÀNH THIẾT BỊ
Điều 1. Căn cứ Quyết định số: 703/QĐ-ĐĐMB ngày 23/04/2019 về việc
đánh số và phân cấp thiết bị Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1 của Trung tâm Điều
độ HTĐ Miền Bắc A1. Các thiết bị được phân cấp điều khiển như sau:
1. Thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của A1.
- Công suất các tổ máy H1, H2, H3 của nhà máy thủy điện Nậm Ban 1.

Trang 4
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

- Mọi thao tác trên các thiết bị nhà máy gây ảnh hưởng đến việc huy động
công suất tổ máy. Nhà máy phải đăng ký và thực hiện theo lệnh của KSĐH HTĐ
Miền Bắc.
- Trong mọi trường hợp, tổ MFĐ của NMTĐ Nậm Ban 1 chỉ được khởi
động, hòa lưới điện miền và ngừng tổ máy khi có lệnh của KSĐH HTĐ Miền
Bắc, trừ trường hợp sự cố, bất thường.
- Các thiết bị nhất thứ cấp điện 110kV tại trạm phân phối E29. 6 nhà máy
thủy điện Nậm Ban 3(trừ máy biến áp T1, T2 và các máy cắt, dao cách ly và
dao tiếp địa liên quan).
2. Thiết bị thuộc quyền kiểm tra của A1.
- Các thiết bị nhất thứ cấp điện áp 110kV tại trạm E29. 6 nhà máy thủy
điện Nậm Ban 3: bao gồm máy biến áp T1, T2 và các máy cắt, dao cách ly và
dao tiếp địa liên quan.
3. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của Thuỷ điện Nậm Ban 1.
- Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của Trưởng ca NMTĐ Nậm Ban 1
bao gồm các thiết bị nhất thứ, nhị thứ liên quan trừ các thiết bị thuộc quyền điều
khiển A1 và các thiết bị thuộc quyền điều khiển của nhà máy thủy điện Nậm
Ban 3.
- Trưởng ca, trưởng kíp của NMTĐ Nậm Ban 1 có quyền độc lập thao tác
trên các thiết bị này, nhưng nếu việc thao tác có ảnh hưởng đến biểu đồ phát
công suất của NMĐ vào hệ thống hoặc có ảnh hưởng đến vận hành ổn định của
NMĐ hoặc HTĐ thì phải báo cáo và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của KS
KSĐH HTĐ miền Bắc A1 (theo phân cấp quyền điều khiển) trừ những trường
hợp sự cố.
Điều 2. Quan hệ trong công tác điều độ để đảm bảo cho nhà máy thuỷ điện
Nậm Ban 1 vận hành an toàn, liên tục và kinh tế được quy định trong “Quy trình
phối hợp vận hành cụm Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban ”.
Mục 2
TỔ CHỨC THAO TÁC CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THAO TÁC
Điều 3. Quan hệ trong thao tác giữa các chức danh vận hành trong Nhà máy
được qui định theo Quy trình nhiệm vụ các chức danh vận hành của nhà máy
thủy điện Nậm Ban 1 được Công ty ký quyết định ban hành. Quan hệ trong thao
tác của Trưởng ca với điều độ cấp trên được quy định theo Qui trình Điều độ
HDTĐ Quốc Gia, Quy trình phối hợp vận hành cụm Nhà máy thuỷ điện Nậm
Ban.
Điều 4. Các biện pháp an toàn trong thao tác phải tuân theo Qui trình Kỹ
thuật An toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trang 5
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Điều 5. Cấm thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị trong
trường hợp bảo vệ chính không làm việc.
Điều 6. Mạch khoá liên động (mạch logic) được trang bị để phòng tránh
những thao tác nhầm của nhân viên vận hành. Trong trường hợp không thực
hiện được một thao tác máy cắt hoặc dao cách ly, nhân viên vận hành phải dừng
thao tác để kiểm tra:
1. Thao tác đúng hay sai.
2. Vị trí đóng hay cắt của thiết bị có liên quan đến các thao tác
đang tiến hành có đúng với mạch khoá liên động không.
3. Mạch khoá liên động có làm việc tốt không. Nếu kết quả
kiểm tra cho thấy có sai sót ở mạch khoá liên động thì phải thông báo
ngay cho người ra lệnh thao tác.
4. Nhân viên vận hành không được tự ý tách hoặc cô lập các
mạch khoá liên động. Trường hợp cần thay đổi mạch khoá liên động phải
có quy định và được sự đồng ý của Trưởng ca Nhà máy sau khi đã được
sự đồng ý của Phó Giám đốc kỹ thuật.
Điều 7. Việc thao tác trong vận hành các thiết bị ở điều kiện vận hành bình
thường hoặc khi xảy ra sự cố được quy định trong Quy trình thao tác hệ thống
điện quốc gia; Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia; Quy trình phối hợp
vận hành cụm Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban; Quy trình nhiệm vụ các chức danh
vận hành của nhà máy thủy điện Nậm Ban 1.
Điều 8. Chỉ những người được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu quy trình này
mới được làm việc tại trạm 35kV nhà máy thủy điện Nậm Ban 1.
Mục 3
THÔNG SỐ CÁC THIẾT VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRUNG TRONG VẬN
HÀNH BỊ TRẠM 35Kv
I. Thông số
1. Máy cắt 35kV

Nhà chế tạo ABB

IEC62271-
Các tiêu chuẩn áp dụng
100.

Điện áp định mức 40,5 kV

Dòng điện định mức 800 A

Tần số định mức 50 Hz

Dòng điện chịu đựng ngắn hạn định mức 26,3 KA

Trang 6
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

( trong 3s )

Dòng đỉnh chịu đựng 63 KA

Cắt– 0,3S -
Đóng –Cắt –
Chu trình vận hành
180s – Đóng
–Cắt

Nguồn điều khiển 220VDC

Nguồn cấp cho động cơ tích năng 220VAC


0

2. Dao cách ly 35 kV

Nhà sản xuất

Điện áp định mức 35kV

Điện áp lớn nhất 38,5kV

Dòng điện định mức 630A

Dòng chịu đựng trong 3s 25kA

Dòng đỉnh chịu đựng

Trang 7
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

3. Dao tiếp địa 35 kV

1 Nhà sản xuất

2 Điện áp định mức 35kV

5 Dòng điện định mức 630A

6 Dòng chịu đựng trong 3s

7 Dòng đỉnh chịu đựng

4. Thông số máy biến dòng điện TI

1Điện áp định mức 35 kV

2Điện áp max 38,5 kV

Tỷ số biến định mức:

+ TI371 225//1/1/1/1A
3
+ TIC31 25//1/1A

+ TI331, TI332, TI333 75//1/1/1A

Công suất định mức


+ TI371 10VA/10VA/10VA/10VA
4
+ TIC31 10VA/10VA
+ TI331, TI332, TI333 10VA/20VA/15VA

5Dòng ngắn mạch định mức 16 kA

Cấp chính xác :


Đo lường 0,2 và 0,5 dùng cho đo
6
Bảo vệ rơ le lường
5P20 : dùng cho bảo vệ

5. Thông số máy biến điện áp TU371

1 Điện áp định mức 35 kV

2 Điện áp sơ cấp 35/3kV

3 Điện áp thứ cấp 110/3V

Trang 8
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

4 Công suất định mức 50VA

Cấp chính xác :

5 Đo lường 0.2 và 0.5

Bảo vệ 5P20

Làm mát Dầu làm mát ngoài


6
trời

6. Thông số máy biến điện áp TUC31

1 Điện áp định mức 35 KV

2 Điện áp sơ cấp 35/3kV

3 Điện áp thứ cấp 110/3V

4 Công suất định mức 50VA, 100VA

Cấp chính xác :

5 Đo lường 0.5

Bảo vệ 3P

Làm mát Dầu làm mát ngoài


6
trời

Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 9. Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi
dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao
cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách ly để
tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:
1. Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng
điện.
2. Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện
không có hiện tượng chạm đất (lưới 35kV, 10.5kV, ….).
3. Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách
ly liên lạc thanh cái đã đóng.
4. Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn.

Trang 9
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

5. Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị.


6. Đóng và cắt không tải máy biến điện áp.
7. Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực,
các đường dây trên không, các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận
hành thiết bị cho phép tùy theo từng loại dao cách ly. Các bộ truyền động
cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ
hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm
bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.
Điều 10. Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly tại chỗ hai phía máy cắt
thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, khoá mạch điều khiển máy cắt
Điều 11. Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt
khoát, nhưng không được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng
(hoặc cắt) dao cách ly nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất
hiện hồ quang.
Điều 12. Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly cần kiểm tra vị trí các lưỡi
dao, chốt đã đóng phòng tránh trường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao
trượt ra ngoài hoặc tiếp xúc không đều.
Điều 13. Thao tác đóng dao tiếp địa được thực hiện trong các trường hợp
sau:
1. Tiếp địa cho các thiết bị mà trên đó sẽ tiến hành công việc
sửa chữa.
2. Khi đo kiểm tra điện trở tiếp xúc, điện trở nối đất.
Điều 14. Thao tác đóng, cắt dao tiếp địa chỉ được phép thao tác tại chỗ bằng
tay.
Trước khi thao tác đóng tiếp địa cho thiết bị phải kiểm tra thiết bị
đã được cách ly với các nguồn điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly.
Kiểm tra thiết bị không còn điện bằng bút thử điện phù hợp với cấp điện
áp của thiết bị.
Điều 15. Sau khi đóng/cắt dao tiếp địa phải kiểm tra dao tiếp địa đã đóng/cắt
tốt cả 3 ba pha, ngàm chốt đã được khoá tránh trường hợp chưa đóng, cắt hết
hành trình có thể dẫn đến dao tiếp địa có thể đóng ngược trở lại.
Chương 3
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY 35kV
3.1 Thông số kỹ thuật đường dây:
Đường dây 371 đi Thủy điện Nậm Ban 3 (AC120 – 9,7km)
Loại dây: dây nhôm lõi thép AC- 120/19.
Tiết diện: 120/19 mm2
Đường kính tổng: 15,2mm
Điện áp định mức: 35kV

Trang 10
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Dòng điện định mức : 390A


Điện trở 1 chiều ở 20oC: Ro ≤ 0,249 Ω/Km
Dây dẫn AC 120/19 được chế tạo theo tiêu chuẩn TCVN-5064 và yêu cầu kỹ
thuật theo công văn số 5539/EVN/NPC-KT ngày 31/12/2015. Quy định trong
vận hành đường dây 35kV
Điều 16. Trình tự thao tác đối với đường dây 35kV
1. Tách đường dây ra sửa chữa
a. Cắt máy cắt đường dây.
b. Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly hai phía máy cắt.
c. Kiểm tra không còn điện.
d. Đóng tiếp địa đường dây.
e. Giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn
chống điện cảm ứng, treo biển báo theo đúng Quy trình kỹ thuật an toàn
điện hiện hành.
2. Đưa đường dây vào vận hành sau sửa chữa
a. Các công việc trên đường dây đã kết thức, đơn vị sửa chữa trả đường dây
khi người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, các phiếu
lệnh công tác trên đường dây đã được khoá hết, đường dây đủ tiêu chuẩn
vận hành và sẵn sàng đóng điện.
b. Cắt tiếp địa phía đường dây
c. Đóng dao cách ly của máy cắt phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách
ly đường dây.
d. Đóng máy cắt đường dây.
e. Kiểm tra thông số vận hành đường dây bình thường.
Điều 17. Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được
giao cho đơn vị đăng ký làm việc.
Điều 18. Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, đơn vị quản lý vận hành
phải bàn giao theo các nội dung sau.
1. Đường dây (chỉ rõ tên và mạch) đã được cắt điện, tại các điểm (chỉ rõ tên
trạm, nhà máy) đã đóng các tiếp địa ở vị trí nào. Cho phép làm các biện pháp an
toàn để đơn vị công tác bắt đầu làm việc.
2. Thời gian dự kiến kết thúc công việc.
3. Các lưu ý khác liên quan đến công tác.
Điều 19. Nếu công tác sửa chữa đường dây có kết hợp sửa chữa các thiết bị
liên quan đến đường dây như máy cắt, thanh cái tại trạm nhà máy thì đơn vị sửa
chữa phải lập kế hoạch sửa chữa, phòng kỹ thuật giải quyết đăng ký công tác với
điều độ A1 và các đơn vị quản lý vận hành liên quan, thông báo kế hoạch sửa
chữa cho các đơn vị liên quan.
Điều 20. Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp địa đã đóng, tháo gỡ
biển báo khi chưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.

Trang 11
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Điều 21. Nếu do điều kiện công việc mà cần phải cắt các tiếp địa cố định
đường dây mà vẫn có người công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp địa khác
hoặc đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các tiếp địa này. Sau khi đã hoàn
thành công việc thì phải đóng lại các tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các
tiếp địa di động.
Điều 22. Nhân viên vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây
và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa chữa
phải thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong phiếu và treo biển báo,
ký hiệu tiếp địa đầy đủ (nếu chưa trang bị SCADA). Ghi vào sổ nhật ký vận
hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc. Trong phiếu công tác và sổ nhật
ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn vị tham gia công việc sửa
chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác.
Điều 23. Sau khi đã kết thúc công việc sửa chữa đường dây và thiết bị liên
quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện, đơn vị quản lý vận hành
phải khẳng định người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động và
trả đường dây cho cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh đóng điện, đồng
thời báo cáo điều độ có quyền kiểm tra kết dây trước và sau khi thao tác.
Điều 24. Nội dung báo cáo trả đường dây sau khi sửa chữa như sau: "Công
việc trên đường dây (tên đường dây và mạch), trên thiết bị (tên thiết bị của ngăn
xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số mấy) đã thực hiện
xong, tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã gỡ hết, người của các đơn vị
công tác đã rút hết; đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận
điện; xin trả đường dây, thiết bị để đóng điện".
Điều 25. Khi cắt điện đường dây để sửa chữa có thay đổi kết dây nhất thứ
hay nhị thứ thì khi đóng điện lại đường dây, nhân viên vận hành phải sửa đổi lại
sơ đồ kết dây nhất thứ hay nhị thứ cho phù hợp với sơ đồ mới và phải ghi vào sổ
nhật ký vận hành.
Điều 26. Trước khi đóng điện lần đầu đường dây mới phải lưu ý các điều
kiện sau:
1. Đường dây đã được thí nghiệm kiểm tra và nghiệm thu đủ tiêu chuẩn vận
hành.
2. Bảo vệ rơle đã được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện đường dây mới
3. Hội đồng nghiệm thu đã ký quyết định đóng điện đường dây mới
4. Sau khi đóng điện không tải từ một đầu, đường dây phải được kiểm tra
đúng thứ tự pha và đồng vị pha các đầu còn lại trước khi đóng điện.
5. Trình tự thao tác đóng điện đường dây mới theo phương thức hoặc, phiếu
thao tác đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 27. Khi máy cắt đường dây 35kV nhảy, nhân viên vận hành phải ghi
nhận và báo cáo.
1. Tên máy cắt nhảy, tình trạng của máy cắt.

Trang 12
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

2. Rơ le bảo vệ nào tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi
thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị
chuyên dụng khác.
3. Tình trạng điện áp đường dây.
4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
5. Thời tiết tại địa phương.
Điều 28. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp 35kV
1. Khi sự cố đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba)
lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua
khu vực dân cư, đơn vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế để quyết
định đóng điện trên cơ sở phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện và khả
năng đóng lại thành công.
2. Không được phép đóng lại đường dây khi đang trong thời gian thực hiện
sửa chữa nóng.
3. Đối với trường hợp gió cấp 06 trở lên, Điều độ viên của Cấp điều độ có
quyền điều khiển chủ động cho khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây.
Nếu đường dây có sự cố thì việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi Đơn vị
quản lý vận hành kiểm tra sơ bộ đường dây bằng mắt và không phát hiện bất
thường.
4. Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua sau
04 (bốn) lần đóng lại tốt (kể cả lần tự động đóng lại), nhân viên vận hành phải
khoá mạch rơ le tự đóng lại. Nếu trong 08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố
thì đưa rơ le tự đóng lại vào làm việc. Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự
cố, nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra
lệnh.
5. Cô lập đường dây và bàn giao cho Đơn vị sửa chữa kiểm tra, xử lý;
Điều 29. Trong trường hợp khẩn cấp khi được tin báo không thể trì hoãn
được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị)
trên đường dây, thông số vận hành (dòng điện, điện áp, công suất) trên đường
dây có giao động mạnh có khả năng gây mất ổn định hệ thống hoặc có lụt dẫn
đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe doạ đến mất an toàn
thì cho phép nhân viên vận hành cắt đường dây theo đúng quy trình và phải chịu
trách nhiệm về thao tác xử lý của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay
cho nhân viên vận hành cấp trên.
Điều 30. Đối với đường dây bị sự cố vĩnh cửu, trước khi giao cho đơn vị
quản lý đường dây kiểm tra sửa chữa Trưởng ca phải yêu cầu nhân viên vận
hành cấp dưới kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường dây đó trong trạm
của mình.
Điều 31. Trước khi giao đường dây cho đơn vị quản lý đi kiểm tra sửa chữa
phải làm đầy đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo Quy trình an toàn đã quy
định. Việc làm thủ tục và biện pháp an toàn cho đơn vị quản lý dây đường kiểm

Trang 13
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

tra sửa chữa phải do Trưởng ca Nhà máy chuẩn bị và bàn giao, mọi đăng ký
công tác phải thông qua Trưởng ca Nhà máy.

Chương 4
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ
TRẠM PHÂN PHỐI 35kV
1. Kết dây trạm phân phối 35kV
Điều 32. Nguyên tắc kết dây trong trạm biến áp 35kV
1. Đảm bảo các tổ máy phát điện vận hành an toàn, liên tục.
2. Đảm bảo sự hoạt động ổn định của các thiết bị trong trạm và đường dây
35kV.
3. Đảm bảo chất lượng điện năng khu vực.
4. Đảm bảo vận hành kinh tế nhất.
5. Dòng ngắn mạch không vượt quá giá trị cho phép của các thiết bị trong
nhà máy và trạm.
6. Linh hoạt, thuận tiện trong thao tác và xử lý sự cố.
7. Đảm bảo tính chọn lọc của rơle bảo vệ.
Điều 33. Kết dây trạm 35kV trong vận hành bình thường
Trạm phân phối có nhiệm vụ truyền tải công suất của các tổ máy lên
hệ thống điện Quốc Gia ( thông qua trạm Nậm Ban 3), cấp điện cho hệ
thống tự dùng của nhà máy và ngược lại.
Trạm phân phối 35kV gồm: 1 thanh cái, 1 lộ đường dây 35kV và 3
ngăn lộ máy biến áp lực.
Đấu nối giữa máy biến áp tăng áp và trạm phân phối bằng cáp lực
35kV XLPE (3x120) mm².
1. MBA T1, T2, T3 vận hành đưa điện lên thanh cái C31 thông qua MC331,
MC332, MC333 và DCL331-1, DCL332-1, 333-1 đóng.
2. Đường dây 371 đi trạm E29.6 thông qua MC371 và DCL371-1, DCL371-7
đóng.
2. Vận hành dao cách ly, dao tiếp địa.
Điều 34. Kiểm tra thao tác đưa DCL vào vận hành sau sửa chữa, lắp đặt
1. DCL sau khi lắp đặt, đại tu phải kiểm tra, thí nghiêm hiệu chỉnh
phải đạt các thông số của nhà chế tạo quy định và có đầy đủ các biên bản
kèm theo.
2. Kiểm tra phần cơ khí DCL đã lắp đặt hoàn thiện.
3. Mạch tín hiệu phải được thí nghiệm, kiểm tra đảm bảo hoạt động
tốt.
4. Kiểm tra máy cắt nối với DCL cắt tốt ba pha.
5. Đóng áp tô mát cấp nguồn cho mạch tín hiệu, mạch chốt dao cách
ly.
6. Kiểm tra sự sẵn sàng thông qua các đèn chỉ thị trạng thái DCL.
7. Kiểm tra các DTĐ liên động với DCL đã được cắt hết.

Trang 14
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

8. Kiểm tra các điều kiện an toàn khác để sẵn sàng thao tác
Điều 35. Thao tác đóng/cắt dao cách ly hai phía các máy cắt 35kV tại chỗ
bằng tay:
A. Thao tác bằng tay
1. Mở chốt hãm bằng cơ khí tại tủ .
2. Lắp cần thao tác vào ổ quay của DCL.
3. Thực hiện thao tác quay cần thao tác 1 góc 90º thuận chiều
kim đồng hồ (đóng), ngược chiều kim đồng hồ (cắt) cho đến khi hết hành
trình DCL được đóng (Cắt).
4. Kiểm tra trạng thái DCL đã đóng (cắt) tốt cả ba pha.
5. Kiểm tra chốt hãm đã được đóng lại
6. Tháo tay quay thao tác.
Điều 36. Thao tác đóng dao tiếp địa phục vụ công tác sửa chữa thiết bị
1. Kiểm tra thiết bị chuẩn bị đóng DTĐ đã được cách ly bằng DCL.
2. Kiểm tra không còn điện thiết bị chuẩn bị đóng DTĐ.
3. Mở chốt hãm bằng cơ khí .
4. Lắp cần thao tác.
5. Thực hiện thao tác quay thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi hết
hành trình DTĐ được đóng.
6. Kiểm tra trạng thái DTĐ đã đóng tốt cả ba pha.
7. Kiểm tra đèn báo tín hiệu DTĐ trên hệ thống đóng tốt (màu đỏ )
8. Tháo cần thao tác.
Điều 37. Thao tác cắt dao tiếp địa đưa thiết bị vào dự phòng sau sửa chữa.
1. Kiểm tra công việc trên thiết bị đã kết thúc, phiếu lệnh công tác đã
khoá, người và phương tiện đã rút hết, các tiếp địa di động đã được tháo hết, hiện
trường sạch sẽ, thiết bị đủ điều kiện vận hành, đã được đăng ký đưa vào vận
hành.
2. Lắp cần thao tác.
3. Thực hiện thao tác quay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hết
hành trình DTĐ được đóng.
4. Kiểm tra trạng thái DTĐ đã đóng tốt cả ba pha.
5. Kiểm tra đèn báo tín hiệu DTĐ trên hệ thống cắt tốt (màu xanh )
6. Tháo cần thao tác, kiểm tra chốt hãm được đóng lại.
3. Quy định trong vận hành máy biến điện áp, máy biến dòng điện
Điều 38. Máy biến dòng điện (gọi tắt là TI), máy biến điện áp (gọi tắt là TU)
được dùng trong các mạch điện có dòng điện lớn và điện áp cao. Nó có nhiệm
vụ cung cấp nguồn dòng, điện áp phần nhị thứ cho các thiết bị đo lường, rơle
bảo vệ, điều khiển
Điều 39. Máy biến dòng điện dùng để biến đổi dòng điện cao xuống dòng
điện thấp để cung cấp cho các mạch thiết bị đo dòng điện, mạch dòng, mạch

Trang 15
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

dòng của thiết bị đo lường, mạch dòng của bảo vệ. Trong vận hành bình thường
máy biến dòng phải làm việc ở chế độ ngắn mạch cuộn dây thứ cấp và được nối
đất.
Điều 40. Máy biến điện áp dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp
để cung cấp cho các mạch thiết bị đo điện áp, thiết bị đo lường, mạch áp của bảo
vệ. Không cho phép máy biến điện áp làm việc ở chế độ ngắn mạch.
Điều 41. Máy biến dòng điện, máy biến điện áp 35kV sau khi lắp đặt, đại tu
cần tập hợp đầy đủ các tài liệu sau:
1. Lý lịch thiết bị của nhà chế tạo.
2. Biên bản lắp đặt hoặc biên bản sửa chữa thiết bị.
3. Biên bản thí nghiệm TU, TI:
Đo cách điện cuộn dây.
Đo điện trở cuộn dây.
Thí nghiệm dầu máy biến điện áp.
Đo tỷ số biến.
Kiểm tra, đo cực tính.
Đo sơ đồ véc tơ tổ đấu dây.
Điều 42. Nội dung xem xét, kiểm tra bên ngoài TU, TI bao gồm:
1. Kiểm tra bề mặt sứ cách điện và mức dầu, màu sắc dầu (có bị vỡ rạn nứt,
chảy dầu )
2. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát
nóng hay không.
3. Kiểm tra hệ thống nối đất vỏ.
4. Kiểm tra tiếng kêu có bình thường không.
5. Kiểm tra thiết bị được lắp đặt chắc chắn.
6. Kiểm tra mức dầu và mầu sắc dầu.
Điều 43. Máy biến áp đo lường TU, máy biến dòng điện TI 35kV phải được
đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau:
1. Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh thiết bị.
2. TU, TI bị phát nhiệt bất thường.
3. Sứ bị nứt, vỡ dẫn đến dầu rò rỉ.
4. Dầu tràn ra ngoài qua ống thuỷ
5. Mức dầu trong sứ TU, TI hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục giảm
nữa.
6. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
7. Đầu cốt bị nóng đỏ.
8. Khi kết quả phân tích dầu cho thấy không đạt tiêu chuẩn hoặc khi độ chớp
cháy giảm quá 5oC so với lần đo trước.
Điều 44. TU, TI phải được trang bị thiết bị chữa cháy. Khi cháy TU, TI phải
thực hiện các biện pháp chữa cháy theo quy trình phòng cháy chữa cháy.

Trang 16
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Điều 45. Các hiện tượng vận hành không bình thường hay sự cố và cách xử
lý, nhân viên vận hành cần phải ghi chép vào sổ nhật ký vận hành và sổ theo dõi
tình trạng thiết bị.
4. Hệ thống bảo vệ rơle và tự động của trạm
Điều 46. Trang bị rơle bảo vệ và tự động của trạm
1. Các thiết bị trong trạm biến áp 35kV đều phải được bảo vệ chống
các dạng ngắn mạch và hư hỏng thiết bị trong chế độ vận hành bình
thường bằng cách trang bị các rơle bảo vệ, thiết bị giám sát, cầu chì,
chống sét,….
2. Các trang bị rơle bảo vệ và tự động phải thường xuyên ở chế độ vận
hành, trừ các trang bị mà theo nguyên lý hoạt động, điều kiện chế độ làm
việc của hệ thống năng lượng và tính chọn lọc phải tách ra khỏi vận hành.
3. Tín hiệu ghi nhận sự cố và cảnh báo phải luôn sẵn sàng hoạt động.
4. Vận hành ở chế độ thiếu trang bị rơle bảo vệ hoặc tự động phải có
quy định cụ thể:
Quy định đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của nhà máy phải được
Ban giám đốc nhà máy phê duyệt.
Quy định đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên thì
do điều độ cấp trên phê duyệt.
Điều 47. Yêu cầu đối với bảo vệ rơle và tự động khi đưa thiết bị vào vận
hành các thiết bị điện và đường dây dẫn điện chỉ được mang điện khi các bảo vệ
rơle chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc.
Điều 48. Trong vận hành phải đảm bảo các điều kiện để các trang thiết bị
rơle bảo vệ và tự động, đo lường và điều khiển, tín hiệu làm việc bình thường
theo các quy định hiện hành của Bộ Công thương và quy trình kỹ thuật của nhà
chế tạo (nhiệt độ, độ ẩm, độ rung cho phép và độ sai lệch thông số làm việc với
thông số định mức...).
Điều 49. Các tủ bảng bảo vệ rơle, tự động cũng như các các sơ đồ nổi phải
ghi tên thiết bị theo tên gọi điều độ đã quy định, các trang bị đặt trong bảng phải
ghi hoặc đánh dấu phù hợp với sơ đồ mạch điều khiển để nhân viên vận hành
thao tác không bị nhầm lẫn.
Điều 50. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị
rơle bảo vệ và tự động.
1. Tất cả các trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của các trang bị
bảo vệ rơle và tự động cũng như những thiếu sót phát hiện trong quá trình vận
hành phải được xem xét phân tích và loại trừ trong thời gian ngắn nhất.
2. Mỗi trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang bị bảo vệ rơle
và tự động cũng như khi phát hiện có hư hỏng trong mạch hoặc thiết bị cần phải

Trang 17
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

thông báo ngay cho điều độ cấp có quyền điều khiển tương ứng và Ban giám
đốc nhà máy.
3. Việc cô lập hoặc đưa trở lại các rơle bảo vệ và tự động vào vận hành chỉ
được thực hiện khi có mệnh lệnh của Ban giám đốc nhà máy đối với thiết bị
thuộc quyền điều khiển của Công ty hoặc mệnh lệnh của kỹ sư điều hành hệ
thống điện có quyền điều khiển tương ứng.
Điều 51. Đối với đường dây 35kV
1. Các máy cắt tại trạm đều phải có hai cuộn cắt.
2. Khi có hư hỏng hoặc tách ra khỏi vận hành mạch bảo vệ, đường dây phải
tách ra khỏi vận hành.
3. Đảm bảo an toàn hành lang vảo vệ đường dây dẫn điện trên không.
5. Xử lý sự cố các thiết bị trong trạm phân phối 35kV
Điều 52. Nguyên tắc xử lý sự cố
1. Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn
ngừa sự cố lan rộng, tránh mất điện tự dùng toàn nhà máy.
2. Phải nhanh chóng khôi phục các thiết bị trong trạm, các tổ máy phát điện
duy trì công suất, điện áp trong phạm vi cho phép khi sự cố xảy ra.
3. Đảm bảo sự làm việc ổn định của các thiết bị.
4. Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố,
phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.
5. Trưởng ca nhà máy là người chỉ huy xử lý sự cố toàn bộ thiết bị trạm biến
áp 35kV, khi xảy ra sự cố các nhân viên vận hành cấp dưới phải nghiêm chỉnh
chấp hành kịp thời các mệnh lệnh của Trưởng ca.
6. Trong xử lý sự cố lệnh của Trưởng ca được truyền đi bằng lời nói thông
qua bộ đàm, thiết bị thông tin liên lạc hoặc bằng mệnh lệnh trực tiếp.
7. Lệnh của Trưởng ca cho các nhân viên vận hành cấp dưới phải chính xác,
ngắn gọn, rõ ràng và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lệnh của mình trong
quá trình xử lý sự cố.
8. Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương
tiện thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào các mục đích khác.
9. Trong quá trình xử lý sự cố nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định
của quy trình này, các quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành,
quy định khác của pháp luật và những tiêu chuẩn an toàn do nhà chế tạo đã quy
định.
Điều 53. Phân cấp xử lý sự cố thiết bị Thuỷ điện Nậm Ban 1
1. Những thiết bị thuộc quyền điều khiển của A1 thì A1 có trách nhiệm chỉ
huy xử lý sự cố trên những thiết bị đó.
2. Những thiết bị thuộc quyền điều khiển của thuỷ điện Nậm Ban 1 thì
Trưởng ca Nhà máy có trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố trên những thiết bị đó,
sau đó phải báo cáo lại với cấp điều độ có quyền kiểm tra.

Trang 18
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

3. Trong khi xử lý sự cố, Trưởng ca nhà máy được quyền thay đổi chế độ làm
việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước và báo cáo ngay sau đó cho cấp
điều độ có quyền kiểm tra liên quan.
4. Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có
nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở nhà máy hoặc
trạm cho phép trưởng ca, trưởng kíp (hoặc trực chính) tiến hành thao tác cô lập
phần tử sự cố theo quy trình xử lý sự cố trạm hoặc nhà máy điện mà không phải
xin phép nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành
cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này.
Điều 54. Khi xuất hiện sự cố, nhân viên vận hành phải
1. Thực hiện xử lý theo đúng quy phạm, quy trình hiện hành.
2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lan rộng của sự cố và
khôi phục việc cấp điện trong thời gian ngắn nhất.
3. Thực hiện xử lý nhanh với tất cả khả năng của mình.
4. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng
và diễn biến sự cố cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
5. Ở những khu vực không xảy ra sự cố, nhân viên vận hành phải thường
xuyên theo dõi những biến động của sự cố qua thông số của cơ sở mình, báo cáo
cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất
thường.
6. Sau khi xử lý xong, nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp có thể thông báo
tóm tắt tình hình cho nhân viên vận hành cấp dưới có liên quan biết.
Điều 55. Nhân viên vận hành trong ca phải nắm được các thông tin chính sau
khi có sự cố:
1. Tên máy cắt nhảy, đường dây thuộc trạm quản lý và số lần máy cắt đã
nhảy.
2. Rơle bảo vệ nào tự động tác động, các tín hiệu cảnh báo, ghi nhận sự cố
trong bộ ghi sự cố của rơle hoặc các thiết bị chuyên dụng khác như hệ thống
DCS.
3. Tình trạng điện áp đường dây.
4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại nhà máy.
5. Thời tiết khu vực có xảy ra sự cố và các thông tin khác có liên quan.
Điều 56. Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình
trạng vận hành không bình thường Trưởng ca nhà máy phải:
1. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục sự cố, khiếm
khuyết thiết bị để đưa vào vận hành, Trưởng ca có thể ra lệnh cho nhân viên vận
hành cấp dưới hoặc tự mình xử lý hoặc báo cáo Ban giám đốc (trong TH không
thể liên lạc được với Ban giám đốc thì Trưởng ca có quyền báo đơn vị sửa chữa
để xử lý).
2. Tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự
cố lặp lại phải có ghi nhận bằng văn bản.

Trang 19
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

3. Làm báo cáo gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị sự cố và các
đơn vị quản lý cấp trên theo quy định
Chương 5
ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP THANH CÁI
VÀ THAO TÁC HÒA ĐỒNG BỘ
1. Điều chỉnh điện áp thanh cái 35kV của trạm
1. Trong chế độ vận hành bình thường:

Cấp điện áp danh định Phạm vi điện áp được phép dao động

35kV 33,25kV – 38,5kV

2. Trong chế độ vận hành chưa ổn định:

Cấp điện áp danh định Phạm vi điện áp được phép dao động

35kV 31,5V – 38,5kV


Điều 57. Giới hạn điều chỉnh điện áp
Giới hạn điều chỉnh điện áp được xác định theo:
- Giá trị điện áp lớn nhất cho phép thiết bị vận hành lâu dài theo quy định của
nhà chế tạo.
- Giá trị điện áp nhỏ nhất cho phép vận hành lâu dài phải đảm bảo an toàn
cho hệ thống tự dùng của trạm và nhà máy.
- Giá trị điện áp đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng.
Điều 58. Nguyên tắc điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện quốc gia
- Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy
hiểm cho các phần tử trong hệ thống điện.
- Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất.
- Đảm bảo tối ưu các thao tác điều khiển.
Điều 59. Các phương tiện điều chỉnh điện áp thanh cái trạm
- Điều chỉnh công suất phản kháng các tổ máy phát
- Thay đổi nấc phân áp của máy biến áp
2. Thao tác hòa đồng bộ
- Trong điều kiện vận hành bình thường, thao tác hòa đồng bộ phải được thực
hiện tại máy cắt có trang bị thiết bị hòa đồng bộ.
Điều kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp  220 kV:
a. Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà:   300.

Trang 20
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

b. Chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: f  0,25 Hz.
c. Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: U  10%.
2.1 Hòa ở chế độ DEAR BUS
Đóng MC 331 bằng chế độ DEAD BUS:
- Xoay khoá UNIT 1/2/3 SEL SW chọn tổ máy H1
- Xoay khoá UNIT-1 SIDE BKR CONTROL SW chọn máy cắt 331
- Xoay khoá AUTO/MANUAL/DEAD BUS SEL SW chọn chế độ
DEAD BUS SEL
- Lắc khoá UNIT-1 BKR SEL SW sang vị trí Close đóng MC
* Các điều kiện khi đóng MC ở chế độ DEAD BUS : khoá UNIT-2
SIDE BKR CONTROL SW và UNIT-3 SIDE BKR CONTROL SW đang vị
trí Off TU6T1 có điện và TU3T1 không điện khi đóng MC 331.
2.2 Hòa ở chế độ MANUAL
Hòa MC 331 bằng chế độ MANUAL :
- Xoay khoá UNIT 1/2/3 SEL SW chọn tổ máy 1
- Xoay khoá UNIT-1 SIDE BKR CONTROL SW chọn máy cắt 331
- Xoay khoá AUTO/MANUAL/DEAD BUS SEL SW chọn chế độ
MANUAL
- Nhìn đồng hồ CHECK SYN RELAY CUM SYNCHROSCOP để giám
sát giá trị điện áp,Tầm số, góc lệch pha. Khi giá trị điện áp chưa đạt điều
kiện hoà thì điều chỉnh tang/giảm điện áp bằng cách lắc khoá sang vị trí
LOWER( giảm) hoặc RAISE( tăng) tại khoá VOLTAGE LOWER/RAISE
SW, khi tần số chưa đạt điều kiện hoà thì điều chỉnh tăng giảm tần số
bằng cách lắc khoá sang vị trí LOWER( giảm) hoặc RAISE( tăng) tại
khoá SPEED LOWER/ RAISE SW.
- Khi đèn góc lệch pha trên màn hình CHECK SYN RELAY CUM
SYNCHROSCOP trong dải màu xanh và 25CX ( rơi cờ ) tác động.
- Lắc khoá UNIT-1 BKR SEL SW sang vị trí Close đóng MC.
- Sau khi hòa thành công thì ta phải giải trừ cờ 25CX để tiếp tục cho lần
hòa sau .
* Lưu ý khi hòa ở chế độ MANUAL: khi chưa đủ điều kiện hòa ( 25CX
chưa tác động ) mà thực hiện đóng máy cắt luôn thì 25G sẽ tác động ( cờ
rơi) , ngắt mạch không cho phép hòa nữa . lúc này để hòa lại ta phải giải
trừ cờ 25G + 25CX.

Trang 21

You might also like