You are on page 1of 22

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:
Số: 1722/QĐ-EVN
/QĐ-EVN Hà
HàNội,
Nội,ngày
ngày08 tháng 12 năm 2022
tháng năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo
chuẩn bị sản xuất cho các chức danh vận hành trạm biến áp,
đường dây 110kV và tổ thao tác lưu động

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương
quy định Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 31/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 của Bộ Công Thương
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-ĐTĐL ngày 28/9/2018 của Cục Điều tiết điện
lực ban hành Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh
tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức và Nhân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn xây dựng chương
trình đào tạo chuẩn bị sản xuất cho các chức danh vận hành trạm biến áp, đường
dây 110kV và tổ thao tác lưu động trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các đơn vị thành viên và
bộ phận chuẩn bị sản xuất căn cứ Hướng dẫn này để lập kế hoạch đào tạo chuẩn bị
sản xuất cho các dự án đường dây và trạm biến áp 110kV xây dựng mới hoặc mở
rộng, đảm bảo nguồn nhân lực có đủ năng lực tiếp nhận vận hành và phù hợp với
tiến độ dự án.
Điều 3. Giao Ban Tổ chức và Nhân sự chủ trì, phối hợp với các Ban Kỹ thuật
Sản xuất, Quản lý Xây dựng để hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện của các
đơn vị.
Điều 4. Các Phó Tổng giám đốc EVN, Trưởng các Ban Cơ quan EVN, Người
đứng đầu các đơn vị liên quan trực thuộc EVN, các công ty con do EVN nắm giữ
100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp II); các Công ty TNHH MTV cấp
III, đơn vị trực thuộc của Công ty TNHH MTV cấp II; Người đại diện phần vốn
của EVN, của công ty TNHH MTV/ CTCP cấp II tại các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.

Nơi nhận: KT. TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như Điều 4; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- HĐTV (để b/c);
- TGĐ (để b/c);
- Các PTGĐ;
- Các Ban/Văn phòng EVN;
- Lưu: VT, TCNS.

Ngô Sơn Hải


TẬP ĐOÀN CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHO
CÁC CHỨC DANH VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP, ĐƯỜNG DÂY 110kV
VÀ TỔ THAO TÁC LƯU ĐỘNG

Hà Nội, tháng 12/2022


MỤC LỤC

Phần 1 ........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHO CÁC CHỨC
DANH VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP 110kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC VÀ TỔ
THAO TÁC LƯU ĐỘNG ......................................................................................... 2
I. CÁC CHỨC DANH THAM GIA CÔNG TÁC VẬN HÀNH TRẠM BIẾN
ÁP 110kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC ................................................................. 2
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT .......................... 4
1. Chương trình đào tạo giai đoạn 1 (đào tạo lý thuyết) ....................................... 5
2. Chương trình đào tạo giai đoạn 2 (đào tạo thực tế) .......................................... 7
Phần 2 ...................................................................................................................... 13
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VẬN HÀNH ĐƯỜNG
DÂY 110kV .............................................................................................................. 13
I. CÁC CHỨC DANH THAM GIA CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐƯỜNG DÂY
110kV 13
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT ........................ 13
1. Chương trình đào tạo giai đoạn 1 .................................................................... 15
2. Đào tạo giai đoạn 2 (đào tạo tại Đội QLVH ĐZ 110kV) ............................... 19
2

Phần 1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHO CÁC CHỨC
DANH VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP 110kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC VÀ
TỔ THAO TÁC LƯU ĐỘNG

I. CÁC CHỨC DANH THAM GIA CÔNG TÁC VẬN HÀNH TRẠM
BIẾN ÁP 110kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC
Căn cứ các quy định hiện hành về công tác quản lý vận hành (QLVH) trạm
biến áp (TBA) 110kV không người trực (KNT), các chức danh tham gia vận hành
TBA 110kV KNT bao gồm:

Thời
Chức Tiêu chuẩn tuyển gian đào
STT Nhiệm vụ*
danh dụng** tạo
(tháng)

Đáp ứng các điều


kiện quy định tại
Quy trình Điều độ
Là nhân viên vận hành cấp hệ thống điện quốc
cao nhất tại TTĐK, chịu gia do Bộ Công
trách nhiệm vận hành an Thương ban hành,
Trưởng kíp toàn các TBA 110kV Quy trình Kiểm tra
Trung tâm KNT thuộc phạm vi quản và cấp Chứng
1 nhận vận hành cho 07
điều khiển lý vận hành, đúng quy
(TTĐK) phạm, quy trình, quy định; các chức danh
thực hiện các nhiệm vụ tham gia trực tiếp
khác do cấp có thẩm quyền công tác điều độ,
quy định vận hành hệ thống
điện quốc gia do
Cục Điều tiết điện
lực ban hành.

Đáp ứng các điều


kiện quy định tại
Chịu sự chỉ huy thao tác, Quy trình Điều độ
xử lý sự cố trực tiếp từ hệ thống điện quốc
Trực chính Trưởng kíp TTĐK; định gia do Bộ Công
Tổ Thao kỳ đến trạm điện kiểm tra Thương ban hành,
2 tác lưu theo quy định; thực hiện Quy trình Kiểm tra 04
động các nhiệm vụ khác do đơn và cấp Chứng
(TTLĐ) vị QLVH quy định. nhận vận hành cho
các chức danh
tham gia trực tiếp
công tác điều độ,
3

Thời
Chức Tiêu chuẩn tuyển gian đào
STT Nhiệm vụ*
danh dụng** tạo
(tháng)
vận hành hệ thống
điện quốc gia do
Cục Điều tiết điện
lực ban hành.

- Tốt nghiệp Trung


cấp điện trở lên;
- Có đủ sức khoẻ
để làm việc theo
chế độ ca, kíp;
- Có lý lịch rõ
Nhân viên vận hành tổ
ràng, không trong
TTLĐ. Thực hiện các
thời gian bị truy
nhiệm vụ của Trực phụ
Trực phụ cứu trách nhiệm
3 TTLĐ (theo QT nhiệm vụ 04
Tổ TTLĐ hình sự;
nhân viên vận hành tổ
TTLĐ do đơn vị quản lý - Có trình độ ngoại
vận hành quy định). ngữ đáp ứng yêu
cầu của đơn vị
quản lý vận hành;
- Đáp ứng các điều
kiện khác do Đơn
vị quản lý vận
hành quy định.

Lưu ý:
*, **: Nhiệm vụ, tiêu chuẩn tuyển dụng các chức danh tham gia vận hành
TBA 110kV không người trực, căn cứ theo:
- Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương quy
định Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia (Thông tư 40);
- Thông tư số 31/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 của Bộ Công Thương sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 (Thông
tư 31);
- Quyết định số 69/QĐ-ĐTĐL ngày 28/9/2018 của Cục Điều tiết điện lực
về ban hành Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh
tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành HTĐQG (Quyết định 69).
4

- Định mức lao động sản xuất kinh doanh điện ban hành kèm theo Quyết
định số 68/QĐ-HĐTV ngày 07/6/2022 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện
lực Việt Nam.
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
Chương trình đào tạo bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 - Đào tạo lý thuyết
Nội dung đào tạo lý thuyết theo Điều 25 Quyết định 69.
- Thời gian đào tạo: 0,5 tháng.
- Địa điểm đào tạo: tại các Trường Cao đẳng Điện lực miền/các công ty điện
lực.
Giai đoạn 2 - Đào tạo thực tế
Trong giai đoạn này, các học viên tham gia đào tạo thực tế để tìm hiểu kiến
thức tại các đơn vị thuộc phạm vi QLVH và TBA mới chuẩn bị đóng điện. Chương
trình đào tạo cụ thể như sau:
- Đối với nhân sự dự kiến đào tạo chức danh Trưởng kíp TTĐK:
+ Thời gian đào tạo: 6,5 tháng.
+ Địa điểm đào tạo: Phòng Điều độ và các TBA 110kV trong phạm vi quản
lý vận hành của đơn vị; TBA 110kV mới chuẩn bị đóng điện.
- Đối với nhân sự dự kiến đào tạo các chức danh Trực chính, Trực phụ Tổ
TTLĐ chỉ tham gia tìm hiểu kiến thức thực tế tại đội QLVH lưới điện cao thế/xí
nghiệp lưới điện cao thế, cụ thể:
+ Thời gian đào tạo: 3,5 tháng.
+ Địa điểm đào tạo: các TBA 110kV trong phạm vi quản lý vận hành của tổ
TTLĐ và TBA 110kV mới chuẩn bị đóng điện.
Lưu ý: Người được đào tạo để trở thành Trưởng kíp trạm điện hoặc trung
tâm điều khiển trạm điện phải được đào tạo và cấp chứng nhận vận hành theo quy
định tại Thông tư 40, Thông tư 31, Quyết định 69 và các quy định liên quan khác
của đơn vị quản lý vận hành.
5

Lưu đồ giai đoạn đào tạo thực hiện như sau:


Thời gian thực hiện Lưu đồ thực hiện Đối tượng đào tạo

Giai đoạn 1:
Đào tạo lý thuyết nền tảng lĩnh vực
TTĐ, TBA; các quy định pháp luật,
QC QLNB EVN; đào tạo, bồi huấn
Tổ TTLĐ: 0,5 tháng. Nhân sự mới tuyển
nghiệp vụ PCCC&CNCH và ATĐ.
TK TTĐK: 0,5 tháng. dụng.

Giai đoạn 2.1:


Tổ TTLĐ: 2,5 tháng. Đào tạo chức danh; Nhân sự mới tuyển
TK TTĐK: 5,5 tháng. Tham gia thực tập thực tế công tác dụng.
QLVH tại lưới điện của đơn vị;
Phòng Điều độ

- Nhân sự mới tuyển


dụng;
Giai đoạn 2.2:
- Nhân sự điều
Tổ TTLĐ: 1,0 tháng. Tham gia giám sát thi công; đào tạo động;
TK TTĐK: 1,0 tháng. thực tế tại hiện trường; tham gia
- Nhân sự hiện hữu
chương trình đào tạo chuyển giao
(Tổ TTLĐ cụm
công nghệ do nhà thầu tổ chức
trạm/TTĐK nhóm
trạm).

- Nhân sự tuyển
dụng mới;
Thi chức danh vận hành - Nhân sự điều
động.
02 ngày
- Nhân sự hiện hữu
(Tổ TTLĐ cụm
trạm/TTĐK nhóm
trạm).

1. Chương trình đào tạo giai đoạn 1 (đào tạo lý thuyết)


b) Thời gian đào tạo:
- Trưởng kíp TTĐK: 0,5 tháng (tương đương 88 tiết);
- Trực chính/Trực phụ tổ TTLĐ: 0,5 tháng (tương đương 88 tiết).
- Nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống tương tự không phải
học những nội dung đã được đào tạo, sát hạch tại đơn vị.
6

Thời lượng đào tạo


(tiết)
STT Nội dung đào tạo Trưởng
kíp Tổ TTLĐ
TTĐK

1 Bổ sung kiến thức về hệ thống điện 4 4

Tổng quát về hệ thống lưới điện 110kV của đơn


2 2 2
vị đang quản lý

Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy


3 2 2
của đơn vị

4 Hệ thống QC QLNB liên quan của EVN/đơn vị 4 4

5 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 4 4

Cơ cấu, tổ chức vận hành của hệ thống điện


6 4 4
quốc gia

Quy phạm trang bị điện phần TBA và các nội


7 4 4
dung liên quan

Quy trình Điều tra và phân tích nguyên nhân sự


8 4 4
cố theo quy định của Tập đoàn

Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải điện


9 2 2
khu vực

Công nghệ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các


thiết bị chính trong các TBA thuộc phạm vi
10 quản lý vận hành như máy biến áp, tụ, kháng, 8 8
đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến
dòng điện, máy biến điện áp

Các dạng sơ đồ nối điện chính của các TBA


thuộc phạm vi quản lý vận hành, những đặc
11 4 4
điểm chính và nguyên tắc vận hành và phối hợp
vận hành

Nguyên lý làm việc của các thiết bị rơ le bảo


vệ, tự động hóa, đo lường và điều khiển trong
12 các trạm điện thuộc phạm vi quản lý vận hành; 4 4
nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trong
các TBA thuộc phạm vi quản lý vận hành
7

Thời lượng đào tạo


(tiết)
STT Nội dung đào tạo Trưởng
kíp Tổ TTLĐ
TTĐK

Các chế độ vận hành của TBA trong hệ thống


13 2 2
điện, điều chỉnh điện áp

Các kiến thức cơ bản về hệ thống điều khiển,


hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị
14 4 4
đầu cuối RTU/Gateway trong TBA và hệ thống
SCADA phục vụ công tác điều độ, vận hành

Các quy trình điều độ, quy trình thao tác và quy
15 4 4
trình xử lý sự cố

Các kiến thức về điều độ, vận hành TBA và các


16 4 4
thiết bị trong TBA

Kiến thức về an toàn điện, phòng cháy chữa


17 28 28
cháy và cứu nạn cứu hộ (ATĐ, PCCC&CNCH)

18 Kiểm tra kết thúc đào tạo giai đoạn 1

Tổng thời lượng đào tạo: 88 88

c) Giảng viên:
- Nội dung chuyên môn: cán bộ thuộc Ban/Phòng Kỹ thuật là giảng viên
nội bộ của đơn vị;
- Các nội dung PCCC&CNCH: cán bộ của cơ quan cảnh sát PCCC và
CNCH;
- Các nội dung về ATĐ:
+ Cán bộ Ban/Phòng An toàn hoặc cán bộ chuyên trách an toàn là giảng viên
nội bộ của đơn vị;
+ Giảng viên thuê ngoài đủ tiêu chuẩn tại Điều 7, khoản 3 của Thông tư số
05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số
nội dung về ATĐ.
2. Chương trình đào tạo giai đoạn 2 (đào tạo thực tế)
2.1 Đào tạo chức danh
a) Đối tượng: toàn bộ nhân viên vận hành Tổ TTLĐ và Trưởng kíp TTĐK.
b) Thời gian đào tạo:
8

- Trưởng kíp TTĐK: 5,5 tháng (tương đương 968 tiết).


- Tổ TTLĐ: 2,5 tháng (tương đương 440 tiết).
c) Nội dung đào tạo:
- Nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống tương tự không
phải học những nội dung lý thuyết đã được đào tạo, sát hạch tại đơn vị.
- Tất cả nhân sự chuẩn bị sản xuất phải qua phần đào tạo thực tế.

TK TTĐK Tổ TTLĐ
STT Chương trình đào tạo
LT TH LT TH

1 Phần lý thuyết 292 60 146 30

Các nội dung theo Điều 25 Quyết


1.1 162 10 92 10
định 69

Các phần mềm phục vụ công tác


1.2 20 6 10 8
quản lý vận hành thiết bị trạm điện

Các phần mềm cài đặt chỉnh định


1.3 rơ le bảo vệ, truy xuất rơ le và phân 90 40 24 8
tích sự cố

2 Ôn tập và kiểm tra

Ôn tập các nội dung kiến thức chức


2.1. 16 - 16 -
danh TK TTĐK; TC, TP tổ TTLĐ

2.2. Kiểm tra kiến thức 4 4 4 4

3 Phần đào tạo thực tế 322 294 158 106

Giới thiệu chung về vị trí địa lý,


3.1 điều kiện tự nhiên, giao thông, liên 4 4
lạc…

Quy định an toàn đối với các CNV


làm việc tại công trường; Các yếu
3.2 20 20
tố nguy hiểm cần chú ý khi làm việc
tại hiện trường

Giới thiệu chung về sơ đồ nguyên


3.3 lý đấu nối lưới điện khu vực, phần 8 4
110kV và trung thế liên quan.

3.4 - Giới thiệu chung về sơ đồ nguyên 10 4


lý hệ thống tự dùng xoay chiều/1
9

TK TTĐK Tổ TTLĐ
STT Chương trình đào tạo
LT TH LT TH
chiều TBA. Thành phần cấu trúc hệ
thống, chức năng nhiệm vụ, bố trí
thiết bị, cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của các thiết bị chính của
trạm.
- Các chức năng điều khiển tự
động, giám sát và bảo vệ liên quan
hệ thống AC/DC.

- Giới thiệu Quy trình VH và XLSC


3.5 hệ thống tự dùng xoay chiều/một 12 4
chiều liên quan TBA 110kV.

- Giới thiệu thành phần cấu trúc,


chức năng nhiệm vụ, bố trí thiết bị
và nguyên lý hoạt động của hệ
thống rơ le bảo vệ ĐZ & TBA
110kV. Cụ thể cho từng ĐZ/TBA
trên địa bàn.
- Giới thiệu và hướng dẫn tìm hiểu
3.6 sơ đồ nguyên lý bảo vệ, các sơ đồ 20 24 8 8
nhị thứ cơ bản của hệ thống.
- Giới thiệu và hướng dẫn tìm hiểu
phần mềm cấu hình rơ le; Giao tiếp
với rơ le.
- Hướng dẫn tổng quan về tính toán,
chỉnh định, cài đặt thông số rơ le
bảo vệ.

- Giới thiệu thành phần cấu trúc,


chức năng nhiệm vụ, bố trí thiết bị
và nguyên lý hoạt động của hệ
3.7 thống VTDR 20 20 8 4
- Hướng dẫn xử lý các tình huống
cơ bản liên quan vận hành hệ thống
VTDR tại trạm

- Giới thiệu thành phần cấu trúc,


3.8 vận hành khai thác hệ thống 20 20 8 8
SCADA, camera & hệ thống chống
10

TK TTĐK Tổ TTLĐ
STT Chương trình đào tạo
LT TH LT TH
đột nhập; Hệ thống báo khói báo
cháy tại trạm biến áp 110kV.
- Hướng dẫn xử lý các tình huống
cơ bản liên quan vận hành hệ thống
SCADA, camera & hệ thống chống
đột nhập; Hệ thống báo khói báo
cháy tại trạm biến áp 110kV.

- Hướng dẫn thực tế tại thiết bị;


Giới thiệu thực tế thiết bị tại trạm
(MBA, các thiết bị của tủ hợp bộ,
mạch điều khiển, đo lường, rơ le
3.9 20 20 20 10
bảo vệ...); Kiểm tra trong vận hành
bình thường, ghi chép sổ sách;
Hướng dẫn thao tác thực tế tại thiết
bị.

- Đào tạo Quy trình VH và XLSC


3.10 hệ thống rơ le bảo vệ ĐZ, máy biến 20 8
áp.

- Hướng dẫn thực tế tại dãy tủ điều


3.11 10 4
khiển bảo vệ

- Giới thiệu thành phần cấu trúc của


thiết bị đóng cắt, chức năng nhiệm
vụ các bộ phận, bố trí thiết bị và
3.12 nguyên lý hoạt động. Giới thiệu và 20 20 8 8
hướng dẫn tìm hiểu sơ đồ nguyên
lý, các sơ đồ mạch điều khiển, giám
sát, bảo vệ ... liên quan.

- Đào tạo Quy trình VH và XLSC


3.13 20 20
thiết bị trạm

- Hướng dẫn thực tế tại thiết bị máy


cắt, dao cách ly, dao tiếp địa của hệ
thống máy cắt đầu cực; Kiểm tra
3.14 trong vận hành bình thường, ghi 20 20 8 12
thông số; Hướng dẫn thao tác tại tủ
điều khiển máy cắt, dao cách ly,
dao tiếp địa.
11

TK TTĐK Tổ TTLĐ
STT Chương trình đào tạo
LT TH LT TH

Hướng dẫn tổng quan về hệ thống


3.15 20 10
SCADA/DMS tại TTĐK;

3.16 Thực hành xử lý sự cố 20 4

Hướng dẫn vận hành, khai thác các


3.17 18 4
phần mềm QLKT

Hướng dẫn vận hành/thao tác thiết


3.18 20 4
bị trên lưới điện tại thực tế

Hướng dẫn vận hành/thao tác thiết


3.19 10 4
bị trên lưới điện tại TTĐK/HMI

Hướng dẫn viết phiếu thao tác tại


3.20 10 4
các trạm biến áp

Bố trí tham gia và tìm hiểu cụ thể


các ca trực TTĐK/Tổ TTLĐ
3.21 140 26
(không tham gia trực tiếp vào công
tác điều hành của ca trực).

3.22 Ôn tập và kiểm tra. 20 10 20 10

2.2 Tham gia giám sát thi công, đào tạo thực tế tại hiện trường và các
chương trình đào tạo vận hành thiết bị của nhà thầu
a) Đối tượng: toàn bộ các nhân viên vận hành tổ TTLĐ và Trưởng kíp TTĐK.
b) Thời gian đào tạo: 01 tháng (tương đương 176 tiết).
c) Nội dung đào tạo:
12

Thời lượng đào


tạo (tiết)
STT Nội dung đào tạo Trưởng
Tổ
kíp
TTLĐ
TTĐK

Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và theo dõi các hạng mục


1
thi công thực tế 60 60

2 Nghiên cứu các quy trình liên quan 20 20

Thực hành thao tác thiết bị không mang điện theo


3 quy trình công nghệ
76 76

Đào tạo sử dụng trang bị dụng cụ (máy đo, soi phát


nhiệt, đồng hồ vạn năng, mêgômét, ….) được trang
4 bị cho TBA 20 20

Tổng thời lượng đào tạo: 176 176

- Giảng viên: Cán bộ kỹ thuật/Chuyên gia của Nhà thầu cung cấp thiết bị
phối hợp với các cán bộ Ban/Phòng Kỹ thuật hoặc Ban/Phòng An toàn của đơn vị
quản lý vận hành đạt tiêu chuẩn giảng viên nội bộ cấp đơn vị.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ CHUẨN
BỊ SẢN XUẤT
- Tuân thủ chương trình khung đào tạo theo quy định tại mục 2.2 Hướng
dẫn này;
- Căn cứ chương trình khung và các nội dung liên quan khác phù hợp với
đặc thù của công trình, đưa vào phạm vi công việc của hợp đồng với nhà cung cấp
thiết bị các nội dung đào tạo chuyển giao công nghệ phù hợp, đảm bảo lực lượng
vận hành, sửa chữa có đủ kiến thức tiếp nhận và vận hành công trình, thiết bị;
thẩm tra kế hoạch, giám sát nội dung, tài liệu đào tạo và năng lực của giảng viên
của nhà thầu để đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo.
13

Phần 2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
VẬN HÀNH ĐƯỜNG DÂY 110kV

I. CÁC CHỨC DANH THAM GIA CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐƯỜNG
DÂY 110kV
Căn cứ các quy định hiện hành về công tác QLVH đường dây (ĐZ) 110kV,
các chức danh tham gia vận hành ĐZ 110kV bao gồm:

Thời
Chức Tiêu chuẩn tuyển gian đào
STT Nhiệm vụ*
danh dụng** tạo
(tháng)

Là nhân viên vận hành cấp


cao nhất tại Tổ QLVH ĐZ
110kV, chịu trách nhiệm
vận hành an toàn các ĐZ Đáp ứng các tiêu
Tổ trưởng
110kV thuộc phạm vi quản chuẩn bậc thợ của
1 Tổ QLVH 03
lý vận hành, đúng quy đơn vị quản lý vận
ĐZ 110kV
phạm, quy trình, quy định; hành.
thực hiện các nhiệm vụ
khác do cấp có thẩm quyền
quy định

Chịu sự chỉ huy, phân


Công nhân Đáp ứng các tiêu
công công việc của Tổ
quản lý vận chuẩn bậc thợ của
2 trưởng trong công tác 04
hành ĐZ đơn vị quản lý vận
QLVH ĐZ 110kV theo
110kV hành.
quy định.

Lưu ý:
*, **: Nhiệm vụ, tiêu chuẩn tuyển dụng các chức danh tham gia vận hành
ĐZ 110kV theo các quy định hiện hành của EVN và đơn vị quản lý vận hành.
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
Các chức danh tham gia công tác QLVH ĐZ 110kV phải được đào tạo, sát
hạch công nhận chức danh trước khi tham gia vào công tác vận hành hệ thống
điện theo đúng quy định pháp luật.
Thời gian đào tạo cụ thể như sau:
- Chức danh Tổ trưởng Tổ QLVH ĐZ 110kV: đào tạo tối thiểu 03 tháng,
trong đó yêu cầu:
14

+ Đối với người tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên: đã tham gia QLVH ĐZ
110kV ít nhất là 24 tháng;
+ Đối với công nhân QLVH ĐZ 110kV phải có bậc thợ từ bậc 5 trở lên.
- Chức danh công nhân quản lý vận hành ĐZ 110kV: thời gian đào tạo quy
định như sau: (i) đối với nhân sự mới tuyển dụng: 04 tháng (gồm 01 tháng đào tạo
lý thuyết (giai đoạn 1) và 03 tháng đào tạo thực tế (giai đoạn 2); (ii) đối với nhân
sự đã có kinh nghiệm vận hành: chỉ tham gia đào tạo thực tế 03 tháng trong giai
đoạn 2.
Chương trình đào tạo bao gồm 02 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 - Đào tạo lý thuyết và thực hành:
Nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành theo yêu cầu tiêu chuẩn bậc thợ của
các đơn vị quản lý vận hành (các Tổng công ty Điện lực miền).
- Đối tượng: nhân sự mới tuyển dụng cho chức danh công nhân vận hành;
- Thời gian đào tạo: 01 tháng;
- Địa điểm đào tạo: tại các Trường Cao đẳng Điện lực miền/các công ty điện
lực.
Giai đoạn 2 - Đào tạo vận hành thực tế:
Các học viên tìm hiểu kiến thức thực tế tại các đơn vị liên quan trực thuộc
phạm vi QLVH của các công ty điện lực; các ĐZ 110kV mới chuẩn bị đóng điện.
- Đối tượng đào tạo: Tổ trưởng Tổ TTLĐ, nhóm công nhân vận hành;
- Thời gian đào tạo: 03 tháng;
- Địa điểm đào tạo: Đội /Tổ QLVH ĐZ 110kV trong phạm vi quản lý vận
hành của đơn vị; các ĐZ 110kV mới chuẩn bị đóng điện.
15

Lưu đồ các giai đoạn đào tạo thực hiện như sau:
Thời gian thực hiện Lưu đồ thực hiện Đối tượng đào tạo

Giai đoạn 1:
Đào đào tạo lý thuyết và thực hành
theo yêu cầu tiêu chuẩn bậc thợ của Nhân sự mới tuyển
Thời gian đào tạo: dụng cho chức
các đơn vị quản lý vận hành.
01 tháng. danh Công nhân
vận hành

Giai đoạn 2:
Đào tạo thực tế tại Đội/Tổ QLVH
Thời gian đào tạo: Tổ trưởng Tổ
ĐZ 110kV trong phạm vi quản lý TTLĐ, nhóm Công
03 tháng. vận hành của đơn vị; Các ĐZ nhân vận hành.
110kV mới chuẩn bị đóng điện.

Thi chức danh vận hành Tổ trưởng Tổ


01 ngày TTLĐ, nhóm Công
nhân vận hành.

1. Chương trình đào tạo giai đoạn 1


1.1. Đào tạo lý thuyết và thực hành
- Nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống tương tự không phải
học những nội dung đã được đào tạo, sát hạch tại đơn vị.

Thời gian (tiết)


TT Nội dung Bậc Bậc
thấp cao

I Phần lý thuyết 30 30

1. Giới thiệu hệ thống điện Việt Nam 2 2

Hệ thống điện 3 pha trung tính nối đất và trung tính 2 2


2.
cách đất

3. Tính toán thông số đường dây 110 kV 2 3

4. Bảo vệ chống sét và nối đất cho đường dây 110kV 2 3


16

Tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong mạng 2 3
5.
điện

Tổn thất điện áp và phương pháp điều chỉnh điện áp 2 3


6.
trong mạng điện 110kV

7. Kỹ thuật thi công đường dây 110kV 7 5

8. Quản lý, vận hành và sửa chữa đường dây 110kV 7 5

9. Phiếu công tác, phiếu thao tác 2 2

Kỹ thuật an toàn trong QLVH và xây lắp đường dây 2 2


10.
tải điện trên không

II Phần thực hành 70 70

1. Công tác kiểm tra định kỳ đường dây 110kV 5 5

2. Kỹ tuật leo trên cột điện 5 5

3. Kỹ thuật thử điện, nối đất di động 10 5

4. Kỹ thuật thay cách điện trên đường dây 13 10

5. Đo nhiệt độ mối nối, khóa néo, tiếp xúc đầu cốt lèo 5 7

Kiểm tra khoảng cách, độ võng dây dẫn bằng máy 5 5


6.
LECOM CHM6000

Kỹ thuật ép nối và táp bảo dưỡng dây dẫn ở đường dây 10 10


7.
110kV

Chỉ huy nhóm công tác căng dây lấy độ võng trong 1 2 8
8
khoảng néo đường dây 110kV

Đo điện trở nối đất và điện trở suất cho đường dây và 5 5
9
trạm biến áp

Phương án tổ chức thi công thay dây chống sét, dây 5 5


10
dẫn 3 pha 01 khoảng néo

11 Kỹ thuật và táp bảo dưỡng dây dẫn đường dây 110kV 3 3

12 Giới thiệu một số dụng cụ thi công chuyên dùng 2 2

Tổng: 100 100

Yêu cầu đối với giảng viên:


17

- Là giảng viên nội bộ của đơn vị;


- Công nhân bậc thợ cao hướng dẫn cho các học viên trong quá trình tham
gia đi thực tế ca trực.
1.2. Huấn luyện an toàn điện
Chương trình huấn luyện an toàn điện tuân thủ theo Thông tư số 05/2021/TT-
BCT ngày 02/8/2021 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về
an toàn điện. Nội dung huấn luyện an toàn điện theo đề cương chi tiết của đơn vị
quản lý vận hành.
Nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống tương tự không phải
học những nội dung đã được đào tạo, sát hạch tại đơn vị.

Thời
gian huấn luyện
STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN (giờ)

Tổng số

I Huấn luyện chung 8

Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho


1 2
hệ thống điện.

Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành


công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu
cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị
2 công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh 2
công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn
trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và
đóng điện trở lại.

Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt


điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm
3 2
tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển
cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.

Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự


4 cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn 1
nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
18

Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,


quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an
5 1
toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công
việc của người lao động.

II Huấn luyện cụ thể 8

Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây


1 2
dẫn điện

An toàn khi: Kiểm tra đường dây dẫn điện; làm việc
trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang
2 3
điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an
toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao;

An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt
3 điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng 3
ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.

III Huấn luyện thực hành 6

Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các


1 trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc 2
phù hợp với công việc của người lao động

Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn


2 1
điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.

Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm
3 3
an toàn phù hợp với công việc của từng chức danh.

IV Kiểm tra bài viết và vấn đáp 2

Tổng: 24

Giảng viên huấn luyện an toàn điện:


- Người huấn luyện phần lý thuyết phải có trình độ từ đại học trở lên phù
hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong
lĩnh vực liên quan;
- Người huấn luyện phần thực hành có trình độ tối thiểu từ cao đẳng trở lên,
có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn
luyện;
- Giáo trình đào tạo: sử dụng tài liệu đào tạo theo quy định của pháp luật và
EVN.
19

2. Đào tạo giai đoạn 2 (đào tạo tại Đội QLVH ĐZ 110kV)
Trên cơ sở kiến thức được đào tạo tại giai đoạn 1, các học viên sẽ được rèn
luyện kỹ năng, tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn tại Đội QLVH lưới
điện cao thế 110kV để sẵn sàng đảm nhận công tác quản lý vận hành, sửa chữa
ĐZ 110kV. Tại giai đoạn này, dưới sự hướng dẫn của các công nhân có bậc thợ
cao nhiều kinh nghiệm, học viên sẽ được tìm hiểu, đào tạo thực tế các nội dung
liên quan đến nhiệm vụ được giao tại đơn vị QLVH ĐZ 110kV. Chương trình đào
tạo chi tiết trong giai đoạn này theo đề cương đào tạo được phê duyệt của đơn vị
QLVH ĐZ 110kV.

You might also like