You are on page 1of 32

BÌA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Lời cảm ơn

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Giới thiệu

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG....................................................................................6
1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................6
1.2. Nội quy làm việc, sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung.6
1.2.1. Nội quy làm việc.............................................................................................6
1.2.2. sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung (A3)...........7
1.3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trung tâm..............................7
1.3.1. Chức năng của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung:.....................7
1.3.2. Nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều độ HTĐ miền Trung:.........................8
1.3.3. Nhiệm vụ của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung:.......................8
1.3.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng điều độ.......................................................10
1.3.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng phương thức...............................................15
1.3.6. Chức năng nhiệm vụ của phòng Công nghệ thông tin và SCADA...............16
1.3.7. trách nhiệm của Trung tâm...........................................................................20
1.4. Quan hệ giữa Điều độ miền Trung với Điều độ quốc gia, Điều độ lưới điện phân
phối và với các bộ phận có liên quan trong HTĐ miền Trung.........................................22
1.4.1. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................22
1.4.2. Điều độ hệ thống điện quốc gia được phân thành 03 cấp chính sau:.............23
1.4.3. Quan hệ giữa các bậc điều độ.......................................................................24
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN TRUNG............................25
2.1. Đặc điểm địa lý.......................................................................................................25
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội..........................................................................................25
2.2.1. Kinh tế..........................................................................................................25
2.2.2. Xã hội...........................................................................................................25
2.3. Đặc điểm nguồn điện của HTĐ miền Trung...........................................................26
2.3.1. Các loại nguồn điện......................................................................................26
2.3.2. Khả năng khai thác của các nhà máy điện....................................................27
2.4. Đặc điểm lưới điện từ 110kV - 500kV của HTĐ miền Trung.................................27

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2.5. Đặc điểm phụ tải hệ thống điện miền Trung...........................................................28


2.6. Sơ đồ kết dây cơ bản...............................................................................................29
2.7. Ưu điểm, nhược điểm của HTĐ miền Trung..........................................................30
2.7.1. Ưu điểm........................................................................................................30
2.7.2. Nhược điểm..................................................................................................30
CHƯƠNG 3. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ EMS..............................................................32
3.1. Chức năng chính của hệ thống EMS.......................................................................32

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG


1.1. Giới thiệu chung
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung được thành lập theo Quyết định số
696NL/TCCB-LĐ ngày 03/11/1994 của Bộ Năng Lượng (nay là Bộ Công Thương).
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Trung
tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia - Tập đoàn điện lực Việt Nam, có tư cách pháp nhân,
con dấu và tài khoản riêng, trụ sở chính đặt tại Thành phố Đà Nẵng.

Tên gọi đầy đủ: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung
Tên viết tắt: ĐĐMT
Tên giao dịch quốc tế: Central Regional Load Dispatch Centre
Tên giao dịch quốc tế viết tắt: CRLDC
Giám đốc: Hoàng Hữu Hội
Địa chỉ trụ sở chính: 80 Duy Tân, phường Hòa Thuận Đông, Quận Hải Châu, Thành phố Đà
Nẵng.
Điện thoại: +84-236-3630351
Fax: +84-236-3630333
Website: www.crldc.evn.vn
Email: info@crldc.evn.vn

1.2. Nội quy làm việc, sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm Điều độ HTĐ miền
Trung
1.2.1. Nội quy làm việc
Nội quy chung:
- Thời gian làm việc: Sáng 7h30 đến 11h30, chiều 13h00 đến 17h00
- Tuân thủ quy định chung cũng như những quy định riêng của từng phòng
- Không nên chạm vào những thiết bị mà không có sự giám sát hay cho phép từ người
giám sát/quản lý
- Trong quá trình thực tập không nên đi lại hay vào các phòng mà không được sự cho
phép của người quản lý trách trường hợp gây nhiễu thông tin ở những phòng quan
trọng
- Cấm hút thuốc ở trong phạm vi công ty

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- Tuân thủ bảo mật thông tin bao gồm:


o Ký cam kết bảo mật thông tin
o Chỉ vào mạng internet không vào mạng WLAN
o Tài liệu mà những người hướng dẫn đưa (trừ những thông tin mà EVN ban
hành) đa phần nằm trong phần bảo mật thông tin nên không được phát tán
o Không được chụp hình đăng lên mạng xã hội

1.2.2.sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung (A3)

Hình 1-1 Sơ đồ cấu trúc quản lý của A3

1.3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trung tâm.
1.3.1.Chức năng của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung:
Căn cứ theo Quyết định số 144/EVN/HĐQT-TCCB.LĐ ngày 12/05/1999; Quyết định số
173/EVN/HĐQT-TCCB-LĐ ngày 19/06/1999 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (nay là
Tập đoàn điện lực Việt Nam) và Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 10/11/2014 của Bộ Công
Thương: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung có chức năng sau:
- Lập phương thức hoạt động và chỉ huy vận hành hệ thống điện miền Trung từ các
khâu truyền tải đến phân phối điện năng theo quy trình nhiệm vụ và phân cấp điều độ
hệ thống điện Quốc gia đã được phê duyệt.
- Quản lý hệ thống SCADA (kiểm soát, điều khiển, thu thập và quản lý số liệu)/EMS (
hệ thống quản lý năng lượng) phục vụ sản xuất.
- Hoạt động tư vấn trong lĩnh vực lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên
cứu khả thi, thiết kế lắp đặt hệ thống rơle bảo vệ và tự động hoá hệ thống điện, hệ

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

thống SCADA/EMS và hệ thống máy tính chuyên dụng và các dịch vụ khác liên
quan đến tính toán hệ thống điện, thiết bị điện, ứng dụng tin học, điều khiển vào sản
xuất.
- Quản lý, thiết kế, lắp đặt, bảo quản, sửa chữa hệ thống thông tin viễn thông phục vụ
điều hành sản xuất kinh doanh trong hệ thống điện theo quy chế phân cấp của EVN.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất.
1.3.2.Nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều độ HTĐ miền Trung:
 Cung cấp điện an toàn, liên tục;
 Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ miền Trung;
 Đảm bảo chất lượng điện năng;
 Đảm bảo HTĐ miền Trung vận hành kinh tế nhất.
1.3.3.Nhiệm vụ của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung:
Căn cứ Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 10/11/2014 của Bộ Công Thương về việc ban hành
Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung
có các nhiệm vụ sau:.
Nhiệm vụ của cấp điều độ Hệ thống điện miền Trung:

1. Chấp hành sự chỉ huy của cấp điều độ HTĐ Quốc gia trong việc chỉ huy điều độ
HTĐ miền.
2. Chỉ huy điều độ HTĐ miền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định,
chất lượng đảm bảo và kinh tế.
3. Lập sơ đồ kết dây cơ bản HTĐ miền.
4. Căn cứ vào phương thức huy động nguồn của cấp điều độ HTĐ Quốc gia lập phương
thức vận hành HTĐ miền hàng ngày bao gồm:

o Dự kiến nhu cầu phụ tải của toàn HTĐ miền, phân bổ công suất và sản lượng cho
các CTĐL trong miền dựa theo phân bổ của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;
o Lập phương thức kết dây HTĐ miền trong ngày;
o Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng,
thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc
quyền điều khiển;
o Trình duyệt việc giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí
nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền
kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;
o Xem xét và thông qua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ lưới điện phân
phối đối với việc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và
đưa vào vận hành đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

5. Huy động các nguồn điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền theo
yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia hoặc kế hoạch đã được duyệt.
6. Điều chỉnh các nguồn công suất phản kháng (bao gồm cả các NMĐ và nguồn công
suất phản kháng của khách hàng nằm trong HTĐ miền), nấc phân áp của các máy
biến áp 220kV, 110kV và 66 kV trong HTĐ miền thuộc quyền điều khiển để giữ
điện áp các điểm nút quy định của HTĐ miền trong giới hạn cho phép.
7. Phối hợp với CTTTĐ, CTĐL và Điện lực tỉnh, thành phố thuộc HTĐ miền xác định
nơi đặt, ban hành phiếu chỉnh định, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các
bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số phù hợp yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Quốc
gia.
8. Trực tiếp chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong HTĐ miền.
9. Tính toán trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trong HTĐ miền (kể cả MBA của
NMĐ trong miền) thuộc quyền điều khiển. Cung cấp thông số tính toán ngắn mạch
(công suất ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch...) tại các nút có điện áp 66kV, 110kV
ứng với chế độ vận hành cực đại và cực tiểu. Cung cấp giới hạn và kiểm tra trị số
chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện phân phối thuộc quyền kiểm tra của
cấp điều độ HTĐ miền.
10. Phối hợp với cấp điều độ HTĐ Quốc gia tính toán tổn thất điện năng phục vụ công
tác điều độ HTĐ miền.
11. Lập phương thức, chỉ huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình mới
thuộc quyền điều khiển.
12. Quản lý vận hành hệ thống: SCADA/EMS, thông tin liên lạc, máy tính chuyên dụng.
13. Chỉ huy điều chỉnh tần số, điện áp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong
trường hợp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) tách khỏi HTĐ Quốc gia hoặc
được sự uỷ quyền của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.
14. Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong
HTĐ miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
15. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong toàn HTĐ miền, tham gia diễn tập sự cố toàn
HTĐ Quốc gia. Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện phân phối, các
NMĐ, các trạm điện thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.
16. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ miền.
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trưởng ca các NMĐ, Trưởng
kíp các trạm điện, ĐĐV lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ
HTĐ miền.
17. Tổng kết, báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và cấp điều độ HTĐ Quốc gia tình
hình sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm của HTĐ miền.
Tham gia đánh giá việc thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị.
18. Tham gia Hội đồng nghiệm thu các thiết bị và các công trình mới thuộc quyền điều
khiển hoặc theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc ĐĐQG.
19. Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý các tài liệu, quy trình liên quan đến
công tác điều độ HTĐ miền.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

20. Tham gia phân tích và tìm nguyên nhân các sự cố lớn trong lưới điện phân phối, tại
các NMĐ trong miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
21. Tham gia công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống thông
tin liên lạc và SCADA/EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ miền. Theo dõi tình vận
hành của HTĐ miền để đề xuất chương trình chống quá tải các trạm biến áp và
đường dây cấp điện áp 66kV, 110kV, 220kV.
22. Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và
chiến lược phát triển của HTĐ miền.

1.3.4.Chức năng nhiệm vụ của phòng điều độ


1.3.4.1. Chức năng
Thay mặt lãnh đạo Trung tâm Điều độ HTĐ miền trung trong công tác:
Chỉ huy, điều khiển thời gian thực hệ thống điện miền Trung để đảm bảo vận hành
an toàn, tin cậy, ổn định, chất lượng điện năng và kinh tế; tuân thủ các quy trình, quy phạm,
quy chuẩn kỹ thuật, quy định về vận hành hệ thống điện do cơ quan các cơ quan của EVN,
Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chỉ huy điều độ thời gian thực hệ thống điện miền
Trung và điều khiển thao tác xa các trạm biến áp 220kV trong HTĐ miền Trung.
Tham mưu giúp Giám Đốc Trung Tâm quản lý, điều hành công tác:
- Lập phương thức vận hành lưới cho tuần, ngày, lễ tết và đặc biệt;
- Quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt
động về an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn;
- Lập chương trình đào tạo Điều độ viên miền Trung và Điều độ viên phân phối trực
thuộc.
- Đối bộ phận an toàn:
Tham mưu giúp Giám đốc đơn vị quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp
nghiệp vụ về an toàn.
1.3.4.2. Nhiệm vụ
1. Chỉ huy điều khiển hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển bao gồm:
- Điều khiển điện áp trên HTĐ miền thuộc quyền điều khiển;
- Điều khiển tần số HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong trường hợp HTĐ miền
(hoặc một phần HTĐ miền) tách ra khỏi HTĐ quốc gia;
- Điều khiển công suất của các tổ máy phát của các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển
trong HTĐ miền (các tổ máy có công suất nhỏ dưới 30MW, các nhà máy công
suất lớn kết nối vào lưới trung áp);

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- Thao tác, xử lý sự cố HTĐ miền thuộc quyền điều khiển;


- Chủ trì diễn tập khởi động đen và khôi phục HTĐ miền Trung;
- Chủ trì thoả thuận phương án đóng điện nghiệm thu công trình mới thuộc quyền điền
khiển;
- Chủ trì phê duyệt chương trình kế hoạch chạy thử, nghiệm thu các công trình mới thuộc
quyền điều khiển (do có thay đổi tại Quy trình đóng điện lần đầu và chạy thử nghiệm thu
các công trình điện” của A0 ban hành kèm theo QĐ 73/ĐĐQG-QĐ, ngày 14/02/2020);
- Tham gia xem xét thỏa thuận đấu nối các công trình mới thuộc quyền điều khiển;
- Phối hợp với Cấp điều độ miền liên quan khi thao tác, xử lý sự cố đường dây truyền tải
liên kết các miền thuộc hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển;
- Thông báo cho Cấp điều độ phân phối tỉnh khi thực hiện quyền điều khiển của Cấp điều
độ miền làm ảnh hưởng chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối;
- Điều khiển phụ tải hệ thống điện miền;
- Thông báo nguyên nhân sự cố hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển và dự kiến thời
gian khôi phục cho Cấp điều độ phân phối tỉnh bị ảnh hưởng. Thông báo giảm mức cung
cấp điện do thiếu nguồn điện hoặc quá giới hạn truyền tải trên hệ thống điện miền thuộc
quyền điều khiển cho Cấp điều độ phân phối tỉnh.
2. Đăng ký dự kiến phương thức vận hành hệ thống điện miền tuần, ngày với Cấp điều độ
quốc gia. Lập phương thức vận hành hệ thống điện miền tuần, ngày dựa trên phương thức
vận hành đã được Cấp điều độ quốc gia phê duyệt.
3. Tổng kết, lập báo cáo tình hình vận hành ngày, tuần, tháng, quý năm của hệ thống điện
miền và các báo cáo khi có yêu cầu theo quy định. Lập báo cáo nhanh sự cố, báo cáo sự cố
theo quy định. Thu thập các báo cáo và phân tích sự cố trên hệ thống điện miền Trung.
4. Tham gia lập Phương án khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia có cấp điện
áp 220 kV thuộc quyền điều khiển.
5. Lập Phương án khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền có cấp điện áp 110kV và
trình Cấp điều độ quốc gia phê duyệt.
6. Lập và phê duyệt Phương án xử lý sự cố N-1 các phần tử quan trọng trong hệ thống điện
miền.
7. Lập báo cáo và thông báo về sự cố rã lưới trong hệ thống điện miền theo Quy trình xử lý
sự cố hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban
hành.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

8. Tổ chức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền,
tổ chức diễn tập khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền có cấp điện áp từ 110 kV
trở lên thuộc quyền điều khiển cho điều độ viên miền ít nhất 01 năm một lần.
9. Tham gia kiểm tra diễn tập khởi động đen và khôi phục hệ thống điện cho:
- Điều độ viên phân phối tỉnh thuộc miền;
- Trưởng ca các nhà máy điện, cụm nhà máy điện thuộc quyền điều khiển;
- Trưởng kíp hoặc trực chính các trạm điện thuộc quyền điều khiển trực tại trạm điện hoặc
trung tâm điều khiển trạm điện;
10. Tính toán, lập và quy định biểu đồ điện áp các nút 220, 110kV ngắn hạn thuộc quyền
điều khiển.
11. Dự báo phụ tải hệ thống điện miền ngắn hạn.
12. Lập phương thức vận hành ngắn hạn trên cơ sở phương thức dài hạn đã được phê duyệt.
13. Lập phiếu thao tác (giấy và điện tử) theo kế hoạch, đột xuất. Lập và phê duyệt phiếu
thao tác mẫu. Phối hợp với các Đơn vị để ban hành phiếu thao tác mẫu của Đơn vị quản lý
vận hành.
14. Lập phương thức vận hành hệ thống điện thuộc quyền điều khiển trong các dịp lễ, tết và
những ngày có yêu cầu đặc biệt.
15. Cùng với các bộ phận liên quan trong Cấp điều độ miền phối hợp với cấp điều độ phân
phối lập kế hoạch cắt điện và hạn chế công suất phụ tải khi có yêu cầu.
16. Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị trong hệ
thống điện miền.
17. Tham gia điều tra sự cố trong hệ thống điện miền, phân tích sự hoạt động của Rơ- le bảo
vệ và thiết bị tự động hóa trong quá trình xảy ra sự cố và đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
18. Tham gia nghiên cứu các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế
trong vận hành hệ thống điện miền.
19. Giám sát, điều khiển, thao tác và xử lý sự cố từ xa các thiết bị thuộc quyền điều tại TBA
220kV trong HTĐ miền Trung.
20. Đánh số thiết bị, cập nhật sơ đồ HTĐ, kiểm tra và ban hành sơ đồ đánh số thiết bị các
nhà máy điện và trạm biến áp theo phân cấp.
21. Hàng năm lập phương án, tổ chức thử nghiệm các chế độ vận hành cho các nhà máy
điện NLTT nói chung và thủy điện nhỏ nói riêng.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

22. Thu thập các số liệu quan trắc về khí tượng, thời tiết nắng, bức xạ, nhiệt độ, tốc độ
gió...) của các nhà máy điện NLTT nói chung và thủy điện nhỏ nói riêng để phục vụ công
tác dự báo ngắn hạn (giờ tới, ngày tới và tuần tới) và làm nguồn dữ liệu đầu vào cho hệ
thống SCADA/EMS nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng và quản lý vận
hành dạng năng lượng này đối với hệ thống điện.
23. Điều khiển xa AGC cho các NMĐ gió và mặt trời: Phòng Điều độ phối hợp phòng
Phương thức cung cấp thông tin và phối hợp với Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia và nhà
máy để thực hiện chuẩn bị cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thử nghiệm để A0 chủ trì dự báo
công suất phát.
24. Chủ trì thẩm định kế hoạch chạy thử nghiệm thu đối với các Công trình mới là nguồn
điện thuộc quyền điều khiển.
25. Giải quyết công tác thiết bị điện, lưới điện thuộc quyền điều khiển và kiểm tra. Lập kế
hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện, lưới điện tuần, ngày.
26. Tính toán kiểm tra chế độ vận hành, lập phương thức kết dây lưới truyền tải ngắn hạn
phục vụ xử lý sự cố, giải quyết các công tác sửa chữa về nguồn, lưới điện thuộc quyền điều
khiển và kiểm tra.
27. Tính toán chế độ lưới điện, tuần tới, ngày tới, cung cấp giới hạn vận hành lưới điện phục
vụ tính toán phân bổ công suất cho các nhà máy điện nhỏ nối lưới từ 110kV trở xuống trong
trường hợp quá tải lưới điện khu vực.
28. Kiểm tra, hướng dẫn thủ tục đóng điện nghiệm thu công trình mới theo Quy trình đóng
điện lần đầu và chạy thử nghiệm thu các công trình điện.
29. Xem xét phương án đóng điện của chủ đầu tư và chỉ huy đóng điện nghiệm thu các công
trình mới thuộc quyền điều khiển.
30. Kiểm tra và xác nhận các vấn đề liên quan đến điều độ vận hành quy định trong các hợp
đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện trong và ngoài ngành.
31. Biên soạn, cập nhật, hiệu chỉnh các Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện
thuộc quyền điều khiển; Quy trình phối hợp vận hành với các đơn vị khác và các quy trình,
quy định liên quan đến công tác điều độ vận hành HTĐ.
32. Lập phương án và diễn tập xử lý sự cố HTĐ hàng năm.
33. Cập nhật, theo dõi và lập báo cáo lỗi của hệ thống SCADA/EMS phục vụ điều độ vận
hành HTĐ.
34. Khai thác các ứng dụng EMS để phục vụ cho công tác điều độ vận hành HTĐ và đào
tạo điều độ viên miền.
35. Chủ trì khai thác, nâng cấp hệ thống mô phỏng đào tạo Điều độ viện (OTS).

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

36. Chủ trì diễn tập chuyển đổi phòng điều khiển dự phòng định kỳ theo quy định.
37. Tham gia đào tạo, bồi huấn và kiểm tra sát hạch Trưởng ca NMĐ hoặc Trung tâm điều
khiển NMĐ, Trưởng kíp các trạm điện hoặc Trung tâm điều khiển trạm điện, ĐĐV lưới
điện phân phối thuộc quyền điều khiển của điều độ HTĐ miền Trung.
38. Đào tạo Điều độ viên miền và phối hợp đào tạo Kỹ sư phương thức hệ thống điện miền
39. Đề xuất và tham gia thực hiện các chương trình sáng kiến cải tiến kỹ thuật và các ứng
dụng nâng cao hiệu quả phục vụ công tác điều hành hệ thống điện
40. Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm
41. Nhiệm vụ bộ phận an toàn (KSAT)
- Chủ trì phối hợp các phòng bộ phận xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, quy định về
công tác an toàn;
- Chủ trì hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy định, việc thực hiện kế hoạch
về công tác an toàn của các đơn vị;
- Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến các chính sách, chế độ, quy chuẩn, tiêu chuẩn,
quy chế, quy trình về công tác an toàn của Nhà nước, của EVN;
- Chủ trì lập kế hoạch kỹ thuật AT-VSLĐ, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,
phòng chống cháy nổ trong toàn Trung tâm;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật an toàn và công
tác quản lý các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn của đơn vị;
- Tham gia điều tra, phân tích đánh giá, thống kê, báo cáo sự cố hệ thống điện và các vụ
TNLĐ theo đúng quy định của Nhà nước, của EVN;
- Theo dõi, đánh giá việc tuân thủ các quy định, quy trình trong công tác điều hành hệ thống
điện;
- Tham gia thực hiện công tác AT-VSLĐ, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,
phòng chống cháy nổ. Đề xuất lãnh đạo đơn vị biện pháp khắc phục các tồn tại về
AT-VSLĐ;
- Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn, tham gia, phối hợp
với các phòng/bộ phận trong công tác thi đua khen thưởng hoặc kỷ luật có liên quan đến
công tác an toàn;
- Tham mưu lãnh đạo và trực tiếp thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn;
- Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực an toàn,
VSLĐ, phòng chống cháy nổ cho CBCNV của đơn vị.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

42. Thực hiện các công tác liên quan đến ISO 9001-2015 và ISO 27001-2013.
43. Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Giám đốc.
1.3.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng phương thức
1.3.5.1. Chức năng
Lập kế hoạch vận hành HTĐ, tính toán chỉnh định, kiểm tra các hệ thống rơle bảo vệ
và tự động trên toàn HTĐ miền Trung thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra; nghiên cứu
các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong vận hành hệ thống điện
miền.
1.3.5.2. Nhiệm vụ
1. Lập phương thức vận hành HTĐ tháng, năm theo các quy định hiện hành.
2. Lập, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tính toán chế độ vận hành, tính toán ổn
định, tính toán ngắn mạch và dự báo phụ tải điện của HTĐ miền Trung.
3. Đánh giá an ninh cung cấp điện, lập kế hoạch vận hành hệ thống điện và vận hành thị
trường điện tháng, năm theo các quy định hiện hành.
4. Tính toán xác định dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện và đàm phán các hợp đồng dịch
vụ phụ trợ trong hệ thống điện.
5. Tham gia cùng EVNNLDC thiết lập sơ đồ nguyên lý chung cho hệ thống chống sự cố
toàn HTĐ
6. Tính toán và phân tích trào lưu công suất hệ thống điện cho các phương thức vận hành hệ
thống điện miền Trung.
7. Tính toán và đánh giá độ tin cậy, ổn định hệ thống điện miền theo các kế hoạch vận hành.
8. Đánh giá ảnh hưởng việc đấu nối các công trình mới.
9. Tính toán khởi động các công trình nhà máy điện thuộc quyền điều khiển và lưới điện
66kV, 110kV, 220kV.
10. Thiết lập sơ đồ kết dây cơ bản HTĐ miền Trung.
11. Tính toán và ban hành phiếu chỉnh định Rơ-le và thiết bị tự động và các bộ tự động
chống sự cố trong hệ thống điện miền Trung thuộc quyền điều khiển . Kiểm tra, thông qua
các trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện truyền tải đối với các thiết bị bảo vệ Rơ-le của
khách hàng và đơn vị liên quan thuộc quyền điều khiển. Theo dõi, phân tích hoạt động của
các hệ thống Rơ-le bảo vệ và tự động trên và có các thay đổi kịp thời.
12. Thiết lập sơ đồ nguyên lý chung cho hệ thống chống sự cố toàn hệ thống điện miền.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

13. Tính toán lượng công suất sa thải chung cho hệ thống điện hợp nhất và phân bổ lượng
công suất này cho từng hệ thống điện miền nhằm đảm bảo ổn định tần số hệ thống điện
miền. Ban hành phiếu chỉnh định hệ thống thiết bị sa thải phụ tải theo tần số cho từng Công
ty Điện lực nhằm đảm bảo ổn định tần số HTĐ.
14. Thu thập thông tin và tổ chức điều tra sự cố trong hệ thống điện miền Trung, phân tích
sự hoạt động của Rơ-le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố; đưa ra các biện pháp
tăng tính chọn lọc, tăng sự làm việc chắc chắn và tin cậy của Rơ-le bảo vệ, thiết bị tự động.
15. Tổng hợp tình hình hoạt động của hệ thống Rơ-le bảo vệ và tự động của toàn bộ hệ
thống điện để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị thích hợp nhằm nâng cao độ ổn định.
16. Quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các ứng dụng EMS thuộc hệ thống
SCADA/EMS, Quản lý, vận hành hệ thống Fault Recorder, hệ thống bảo vệ diện rộng Wide
Area Protection của miền theo phân cấp.
17. Thực hiện, kiểm chứng và xác nhận các thử nghiệm sau khi đóng điện lần đầu cho các
nguồn phát điện nhằm xác nhận khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Thông tư/quy định
và công tác công nhận vận hành thương mại (COD).
18. Tham gia biên soạn, cập nhật, hiệu chỉnh các Quy trình, Quy định và các tài liệu khác
phục vụ công việc của Trung tâm.
19. Thực hiện các công tác liên quan đến ISO 9001-2015 và ISO 27001-2013.
20. Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Giám đốc.

1.3.6.Chức năng nhiệm vụ của phòng Công nghệ thông tin và SCADA
1.3.6.1. Chức năng
Tham mưu giúp Giám đốc quản lý điều hành công tác:
- Xây dựng, nâng cấp, phát triển và quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống giám
sát, điều khiển và thu thập dữ liệu HTĐ (hệ thống SCADA/EMS) miền Trung và
HTĐ Quốc gia;
- Xây dựng, nâng cấp, phát triển và quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
công nghệ thông tin (CNTT) quản trị doanh nghiệp, xây dựng và triển khai thực hiện
các quy trình, quy định quản lý hệ thống an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC
27001:2013;
- Xây dựng, nâng cấp, phát triển và quản lý vận hành, bảo trì bão dưỡng các hệ thống:
hệ thống viễn thông dùng riêng; hệ thống nguồn năng lượng mặt trời, hệ thống nguồn
tự dùng 48VDC và nguồn UPS, hệ thống các GTU/GW tại Trung tâm và tại các
TBA;

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- Xây dựng chương trình đào tạo và kiểm tra các chức danh tham gia công tác điều độ
và công tác vận hành trong hệ thống điện.

1.3.6.2. Nhiệm vụ
1. Quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS;
- Chủ trì xử lý sự cố đối với hệ thống SCADA/EMS;
- Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp, phát triển; quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị phần cứng, phần mềm của hệ thống SCADA/EMS, các thiết bị đầu cuối (RTU) tại
Trung tâm và các trạm biến áp;
- Thực hiện công tác thỏa thuận kết nối SCADA/EMS; triển khai lắp đặt, đấu nối, cài đặt,
cấu hình, kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu các thiết bị kết nối với hệ thống
SCADA/EMS tại trung tâm và các thiết bị đầu cuối RTU;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu SCADA, xây dựng và cập nhật các màn hình hiển thị sơ đồ HTĐ
miền Trung theo yêu cầu của công tác vận hành, chủ trì xử lý hoặc phối hợp với các đơn vị
quản lý vận hành xử lý sai số SCADA;
- Lập và cập nhật hồ sơ quản lý thiết bị trong hệ thống SCADA/EMS;
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS;
- Thực hiện quản lý vận hành, kiểm tra, giám sát thiết bị, phát hiện và xử lý sự cố, lập báo
cáo sự cố, báo cáo vận hành định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất đối với hệ thống
SCADA/EMS.
2. Quản lý vận hành hệ thống viễn thông dùng riêng (viễn thông điều độ);
- Chủ trì xử lý sự cố, tiếp nhận và làm đầu mối xử lý sự cố đối với hệ thống viễn thông dùng
riêng;
- Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp, phát triển; quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị phần cứng, phần mềm của hệ thống viễn thông dùng riêng, bao gồm nhưng không
hạn chế các hệ thống: tổng đài điều độ, tổng đài văn phòng, mạng viễn thông đường trục
của EVNNLDC; mạng kênh SCADA; mạng kênh nhấc thẳng về cơ quan EVNNLDC, về
Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung; các thuê bao PSTN kết nối vào hệ thống mạng viễn
thông của trung tâm;
- Quản lý vận hành, xử lý sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, cập nhật hiệu chỉnh nâng cấp hệ thống
tổng đài điều độ và thiết bị máy ghi âm công nghiệp kèm theo, tổng đài văn phòng, hệ thống
cáp mạng điện thoại nội bộ và các thuê bao PSTN;
- Thực hiện công tác thỏa thuận kết nối viễn thông dụng riêng, triển khai lắp đặt, đấu nối,
cài đặt, cấu hình, kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu các thiết bị kết nối với hệ

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

thống viễn thông. Lập và cập nhật hồ sơ quản lý thiết bị trong hệ thống viễn thông dùng
riêng;
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý vận hành hệ thống viễn thông dùng riêng;
- Thực hiện quản lý vận hành, kiểm tra, giám sát thiết bị, phát hiện và xử lý sự cố, lập báo
cáo sự cố, báo cáo vận hành định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất đối với hệ thống
viễn thông dùng riêng;
3. Quản lý vận hành hệ thống Công nghệ thông tin quản trị doanh nghiệp
- Chủ trì xử lý sự cố hệ thống CNTT Quản trị doanh nghiệp;
- Đầu mối triển khai và xử lý sự cố đối với các chương trình phần mềm dùng chung trong
EVN, các ứng dụng tự xây dựng, phát triển; hệ thống Email, website;
- Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp, phát triển; quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị phần cứng, phần mềm của hệ thống CNTT quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo các
yêu cầu tác nghiệp, yêu cầu triển khai các ứng dụng dùng chung của EVN, các ứng dụng tự
phát triển cũng như các yêu cầu khác từ công tác sản xuất kinh doanh của trung tâm;
- Quản lý vận hành, xử lý sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, cập nhật hiệu chỉnh nâng cấp hệ thống
các thiết bị máy tính chủ, switch, router, firewall, wifi, ... phù hợp với nhu cầu công việc và
các yêu cầu, biện pháp an toàn thông tin;
- Lập và cập nhật hồ sơ quản lý thiết bị trong hệ thống CNTT quản trị doanh nghiệp;
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý vận hành hệ thống CNTT quản trị doanh
nghiệp;
- Thực hiện quản lý vận hành, kiểm tra, giám sát thiết bị, phát hiện và xử lý sự cố, lập báo
cáo sự cố, báo cáo vận hành định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất đối với hệ thống
CNTT quản trị doanh nghiệp;
4. Quản lý vận hành hệ thống Nguồn (Máy phát điện, nguồn năng lượng mặt trời, UPS
và tủ nguồn 48VDC);
- Chủ trì xử lý sự cố hệ thống nguồn;
- Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp, phát triển; quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị trong hệ thống nguồn điện của trung tâm nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp nguồn
điện cho các thiết bị phụ tải quan trọng có yêu cầu được cung cấp điện liên tục, bao gồm
nhưng không hạn chế các thiết bị thuộc hệ thống SCADA/EMS, hệ thống tổng đài, mạng
viễn thông dụng riêng và mạng LAN/WAN/Internet, các thiết bị CNTT thuộc hệ thống
mạng văn phòng, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp cho các phòng điều khiển;
- Lập và cập nhật hồ sơ quản lý thiết bị trong hệ thống nguồn;

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý vận hành hệ thống nguồn.
- Thực hiện quản lý vận hành, kiểm tra, giám sát thiết bị, phát hiện và xử lý sự cố, lập báo
cáo sự cố, báo cáo vận hành định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất đối với hệ thống
nguồn;
5. Công tác khác
- Tổ chức, lập kế hoạch kiểm tra, khắc phục sự cố và phối hợp quản lý vận hành các hệ
thống SCADA/EMS, hệ thống tổng đài điều độ, hệ thống viễn thông dùng riêng, hệ thống
nguồn UPS cũng như các hệ thống phụ trợ có liên quan nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt
động ổn định, liên tục, tin cậy đảm bảo khả năng thao tác xa các TBA không người trực
thuộc phạm vi điều khiển, thao tác xa của Trung tâm;
- Đầu mối xây dựng, triển khai thực hiện các quy trình, quy định quản lý hệ thống an toàn
thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013; chủ trì xây dựng hoặc áp dụng các chính
sách, quy trình, quy định về công nghệ thông tin, an toàn thông tin, chính sách bảo mật phù
hợp với các quy định của pháp luật, của ngành và của các đơn vị có thẩm quyền;
- Quản lý tài sản thông tin được giao theo quy định; nhận diện, đánh giá rủi ro và lập
phương án giảm thiểu rủi ro đối với các tài sản thông tin được giao quản lý;
- Đầu mối thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác an toàn thông tin, chủ trì và phối hợp
với NLDC, với các đơn vị chuyên trách trong công tác xử lý sự cố, ngăn chặn nguy cơ đe
dọa an toàn thông tin;
- Phối hợp Phòng Tổng hợp xử lý sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, hệ thống hội nghị truyền hình,
hệ thống camera an ninh, hệ thống kiểm soát cửa ra vào dùng thẻ từ của Trung tâm;
- Biên soạn tài liệu đào tạo và kiểm tra chức danh kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện miến,
hệ thống điện phân phối tỉnh, và các chức danh tham gia công tác vận hành tại trạm điện,
nhà máy điện và Trung tâm điều khiển;
- Tham gia biên soạn, cập nhật, hiệu chỉnh các Quy trình, quy định và các tài liệu khác phục
vụ công việc của Trung tâm.
6. Thực hiện các công tác liên quan đến ISO 9001-2015 và ISO 27001-2013.
7. Thực hiện các công tác khác do Giám đốc giao theo chức năng của phòng.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

1.3.7.trách nhiệm của Trung tâm.


1. Chấp hành sự chỉ huy của Cấp điều độ quốc gia trong quá trình điều độ, vận hành hệ
thống điện miền.
2. Chỉ huy điều khiển hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển bao gồm:
- Điều khiển điện áp trên hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển;
- Điều khiển tần số hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) trong trường
hợp hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) tách khỏi hệ thống điện quốc
gia;
- Điều khiển công suất các tổ máy phát của nhà máy điện thuộc quyền điều khiển trong hệ
thống điện miền;
- Thao tác, xử lý sự cố hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển;
- Khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền;
- Phối hợp với Cấp điều độ miền liên quan khi thao tác, xử lý sự cố đường dây truyền tải
liên kết các miền thuộc hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển;
- Thông báo cho Cấp điều độ phân phối tỉnh khi thực hiện quyền điều khiển của Cấp điều
độ miền làm ảnh hưởng chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối;
- Điều khiển phụ tải hệ thống điện miền;
- Thông báo nguyên nhân sự cố hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển và dự kiến thời
gian khôi phục cho Cấp điều độ phân phối tỉnh bị ảnh hưởng. Thông báo giảm mức cung
cấp điện do thiếu nguồn điện hoặc quá giới hạn truyền tải trên hệ thống điện miền thuộc
quyền điều khiển cho Cấp điều độ phân phối tỉnh.
3. Đăng ký dự kiến phương thức vận hành hệ thống điện miền với Cấp điều độ quốc gia.
Lập phương thức vận hành hệ thống điện miền dựa trên phương thức vận hành đã được Cấp
điều độ quốc gia phê duyệt.
4. Thực hiện tính toán, kiểm tra theo yêu cầu vận hành hệ thống điện miền bao gồm:
- Tính toán các chế độ vận hành hệ thống điện miền ứng với những phương thức cơ bản của
từng thời kỳ và theo các yêu cầu đặc biệt khác;
- Tính toán, kiểm tra và ban hành phiếu chỉnh định Rơ-le bảo vệ trên lưới điện 220 kV, 110
kV (bao gồm các thiết bị có cấp điện áp 110 kV/220 kV và các lộ tổng đầu ra/vào các phía
còn lại của máy biến áp 110 kV, 220 kV) thuộc quyền điều khiển; tính toán, kiểm tra và
thông qua các trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện miền đối với các thiết bị rơle bảo vệ
của khối máy phát - máy biến áp của các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển, các đường

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

dây và trạm biến áp 220 kV, 110 kV của khách hàng đấu nối vào lưới điện thuộc quyền điều
khiển;
- Cung cấp cho Cấp điều độ phân phối tỉnh các số liệu sau: thông số tính toán ngắn mạch tại
các nút điện áp 110 kV ứng với chế độ vận hành cực đại và cực tiểu; giới hạn chỉnh định
Rơ-le bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối;
- Kiểm tra các trị số chỉnh định Rơ-le bảo vệ và tự động của các thiết bị trên lưới điện phân
phối thuộc quyền kiểm tra;
- Tham gia đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối các công trình điện mới vào hệ thống điện
thuộc quyền điều khiển.
5. Phối hợp với Đơn vị quản lý vận hành thuộc hệ thống điện miền xác định nơi đặt, ban
hành phiếu chỉnh định, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của hệ thống tự động sa
thải phụ tải theo tần số, điện áp phù hợp yêu cầu của Cấp điều độ quốc gia.
6. Chủ trì phân tích, xác định nguyên nhân các sự cố trong hệ thống điện miền thuộc quyền
điều khiển và đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
7. Quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS, hệ thống máy tính chuyên dụng, hệ thống viễn
thông, thông tin được trang bị cho Cấp điều độ miền.
8. Tổng kết, lập báo cáo tình hình vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,
hàng năm của hệ thống điện miền; báo cáo theo quy định.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

1.4. Quan hệ giữa Điều độ miền Trung với Điều độ quốc gia, Điều độ lưới điện phân
phối và với các bộ phận có liên quan trong HTĐ miền Trung.
1.4.1.Cơ cấu tổ chức

Hình 1-2 Sơ đồ tổ chức của A0

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Hình 1-3 Phân cấp điều độ trên hệ thống điện Quốc gia
1.4.2.Điều độ hệ thống điện quốc gia được phân thành 03 cấp chính sau:
1. Cấp điều độ quốc gia là cấp chỉ huy, điều độ cao nhất trong công tác điều độ hệ thống
điện quốc gia. Cấp điều độ quốc gia do Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm
nhiệm.
2. Cấp điều độ miền là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp
của Cấp điều độ quốc gia. Cấp điều độ miền do các Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền
Bắc, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền
Trung đảm nhiệm.
3. Cấp điều độ phân phối
- Cấp điều độ phân phối tỉnh là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện phân phối trên địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của Cấp điều độ
miền tương ứng. Cấp điều độ phân phối tỉnh do đơn vị điều độ trực thuộc Tổng công ty
Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công
ty Điện lực tỉnh đảm nhiệm;
- Cấp điều độ phân phối quận, huyện là cấp chỉ huy điều độ hệ thống điện phân phối quận,
huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều
độ của Cấp điều độ phân phối tỉnh. Tùy theo quy mô lưới điện phân phối tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, cơ cấu tổ chức, mức độ tự động hóa và nhu cầu thực tế, các Tổng

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

công ty Điện lực lập đề án thành lập cấp điều độ phân phối quận, huyện trình Tập đoàn
Điện lực Việt Nam phê duyệt.
1.4.3.Quan hệ giữa các bậc điều độ
1. Nhân viên vận hành cấp trên có quyền đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận
hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ
không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh
vận hành.
2. Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới không có quyền thay đổi lệnh điều độ
khi chưa được sự đồng ý của nhân viên vận hành cấp trên. Trường hợp không đồng ý với
lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên, có thể kiến nghị với lãnh đạo của cấp điều độ
có quyền điều khiển. Trong lúc chờ đợi trả lời, nếu nhân viên vận hành cấp trên vẫn yêu
cầu thực hiện không chậm trễ lệnh điều độ thì lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới
không được ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp lệnh
điều độ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị.
3. Quan hệ giữa lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành với nhân viên vận hành:
- Lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành có quyền ra lệnh cho nhân viên vận hành dưới
quyền mình nhưng lệnh đó không được trái với lệnh của nhân viên vận hành cấp trên và quy
chuẩn, quy trình, quy định hiện hành;
- Khi lệnh của lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì
nhân viên vận hành cấp dưới có quyền không thi hành và thông báo lại với nhân viên vận
hành cấp trên trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị quy
định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
- Khi có đầy đủ lý do cho thấy nhân viên vận hành của mình không đủ năng lực vận hành
thì lãnh đạo trực tiếp có thể đình chỉ tạm thời công tác của nhân viên vận hành trong ca trực
đó, tự mình đảm nhiệm trách nhiệm xử lý sự cố hoặc chỉ định người khác thay thế, thông
báo cho nhân viên vận hành cấp trên biết. Nhân viên vận hành bị đình chỉ công tác chỉ được
phép rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với người thay thế.
4. Nghiêm cấm tất cả những người không có nhiệm vụ vào phòng điều khiển, trừ
lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm hoặc lãnh đạo trực tiếp của đơn vị.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN TRUNG


2.1. Đặc điểm địa lý
HTĐ miền Trung trải dài trên 13 tỉnh, thành phố bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, ĐăkNông và một phần Bình Thuận.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1.Kinh tế
Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí
chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2
khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án
hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi
thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được
quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Các
cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên
Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không được hoạt động
hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp - chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các
doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu tư.
2.2.2.Xã hội
Hiện tại, vùng Trung Bộ có diện tích 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả
nước) với số dân 26.460.660 người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước), mật độ dân số
bình quân 175 người/km².

Dân số Diện tích Mật độ


Stt Tên Tỉnh
(người) (km²) (km²)

1 Quảng Bình 895.43 8.065,3 111

2 Quảng Trị 632.375 4.739,8 133

3 Thừa Thiên Huế 1.283.000 4.902,4 231

4 Tp Đà Nẵng 1.134.310 1.284.9 828

5 Quảng Nam 1.840.000 10.438 149

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 25


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

6 Quảng Ngãi 1.231.697 5.135,2 253

7 Bình Định 1.487.009 6.066,2 252


8 Phú Yên 961.152 5.023,4 180
9 Khánh Hòa 1.231.107 5.137,8 238
10 Kon Tum 561.742 9.674,18 58
11 Gia Lai 1.541.829 15.510,9 99
12 Đắk Lắk 2.127.000 13.030,5 143
13 Đắk Nông 637.907 6.509,27 98
Bảng 1: thông số cơ bản của các tỉnh
2.3. Đặc điểm nguồn điện của HTĐ miền Trung
Tính đến thời điểm hiện tại HTĐ miền Trung có tổng 182 NMĐ nối lên lưới 110kV, 220kV
với tổng công suất khoảng 11,200MW, bao gồm:
• 57 NMĐ nối vào lưới điện 220kV với tổng công suất khoảng 6900 MW.
• 55 NMĐ nối vào lưới điện 110kV có công suất đặt trên 30 MW với tổng công suất
khoảng 2800 MW.
• 70 NMĐ thuộc quyền điều khiển của A3 với tổng công suất khoảng 1520 MW.
• Ngoài ra còn có một số NMĐ nối vào lưới điện phân phối với tổng công suất 3140
MW (ĐMT farm 38MW(3 NM), ĐMTMN 2435 MW, TĐ 660 MW (109NM).Bx
điều khiển.
2.3.1.Các loại nguồn điện
Với các nhà máy trong HTĐ miền Trung có 04 loại Nguồn chiếm tỉ lệ như sau:
• Nhà máy thủy điện chiếm tỷ lệ cao nhất 50%.
• Nhà máy điện mặt trời chiếm tỷ lệ 14 %.
• Nhà máy nhiệt điện chiếm tỷ lệ 2 %.
• Nhà máy điện gió chiếm tỷ lệ 17 %.
• ĐMTMN chiếm 17%.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 26


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Hình 2-4 Tỷ lệ cơ cấu nguồn


2.3.2.Khả năng khai thác của các nhà máy điện
Các nguồn năng lượng hiện tại đang kết nối với lưới là nhà máy thủy điện, nhiệt điện và nhà
máy năng lượng tái tạo:
- Nguồn năng lượng thủy điện cần có địa hình thuận lợi (diện tích hồ chứa, độ dốc, ảnh
hưởng đến dân sinh, thủy lợi, …). Nên hiện nay các nguồn điện sắp được khai thác hết.
- Nguồn năng lượng tái tạo: do khả năng công nghệ dự báo còn hạn chế và tính bất ổn từ
môi trường dẫn đến nguồn năng lượng tái tạo khó kiểm tra. Đối với hệ thống điện cho phép
chiếm tối đa 20% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống ( hiện nay, Năng lượng tái tạo
chiếm 16,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống) . Nên khả năng khai thác tiếp tục
điện mặt trời còn khá ít cần có sự tham gia phát triển các nhà máy điện khác. Mới có thể
khai thác tiếp nguồn năng lượng tái tạo.
- Các nguồn nhiên liệu như sinh khối, điện rác, … Các loại hình này khó phát triển mạnh
phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu, ý thức của người dân. Nên xu hướng phát triển sẽ thiên về
nhà máy nhiệt điện. Vì tính ổn định, dễ thực hiện thao tác điều khiển, không cần điều kiện
địa hình đặc thù. Các nhà máy nhiệt điện mới phát triển như: cá voi xanh, …
2.4. Đặc điểm lưới điện từ 110kV - 500kV của HTĐ miền Trung
Lưới điện cấp điện áp 500KV miền Trung kết nối với lưới điện Việt Nam thông qua
các trạm biến áp 500kV
 06 trạm 500kV: 6450MW
o Công suất tổ: 450MW, 600MW, 900MW.
 T500 Đà nẵng: 900 MW
 T500 Thạnh Mỹ: 900 MW
 T500 Dốc Sỏi: 1050 MW
 T500 Pleiku: 1350MW

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 27


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

 T500 Pleiku 2: 900 MW


 T500 Đăk Nông: 1350 MW
- 25 trạm 220kV: 8000MW
o Công suất tổ : 125MW, 250MW.
- 149 trạm 110kV: 8340MW
o Công suất tổ: 10MW, 15MW, 25MW, 40MW, 63,MW, 100MW.
Hệ thống truyền tải của lưới điện miền Trung chủ yếu là các đường dây và trạm biến
áp 220kV, 110kV bao gồm:
- 115 mạch đường dây 220 kV với tổng chiều dài khoảng 5090 km.
- 345 mạch đường dây 110 kV với tổng chiều dài 5340 km.
2.5. Đặc điểm phụ tải hệ thống điện miền Trung
Phụ tải 3 Miền: phụ tải vận hành hệ thống điện Quốc Gia Tuần 25/2022

Quốc gia Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

SL tuần (MWh) 5,459,138 2,485,859 535,677 2,437,602

SLTB ngày
779,877 355,123 76,525 348,229
(MWh)

Pmax (MW) 39,725 17,455 4,509 18,559

Pmin (MW) 24,135 11,475 2,314 9,993


Bảng 2: Phụ tải 3 miền
Phụ tải bao gồm số liệu điện mặt trời mái nhà ước tính;
Phụ tải miền Nam bao gồm sản lượng bán cho Campuchia ở cấp điện áp 220kV
(sản lượng điện tuần dự kiến là 12,031 MWh, Pmax không quá 250 MW).
 Phụ tải của HTĐ miền Trung chiếm tỷ lệ khoảng 10% so với phụ tải của HTĐ Quốc gia.
 Phụ tải của HTĐ miền Trung chiếm tỷ lệ khoảng 20% so với phụ tải của HTĐ Miền Bắc,
HTĐ Miền Nam.
 Theo thống kê phụ tải của HTĐ miền Trung thường đạt công suất cực đại vào khoảng
tháng 6, 7 hàng năm.
o Tính đến thời điểm hiện tại phụ tải max của miền Trung là 4,125
MW (ngày 10/06/2022) và min là 1,528 MW (ngày 03/02/2022).
o Hiện nay, Sản lượng bình quân ngày khoảng 74 triệu kWh; sản lượng
ngày cao nhất đạt 80,6 triệu kWh (10/06/2022).

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 28


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Hình 2-5 Biểu đồ Phụ tải HTĐ Miền Trung:


Đồ thị phụ tải HTĐ miền Trung có dạng nhấp nhô, có độ dốc rất lớn:
 Thấp điểm ngày của HTĐ miền Trung thường rơi vào khoảng từ 2h - 4h,
 cao điểm sáng từ 9h - 11h và cao điểm tối từ 17h - 21h hàng ngày, nhìn chung
phụ tải của HTĐ miền Trung phân bố không đồng đều ở các tỉnh thành.

2.6. Sơ đồ kết dây cơ bản.


(i) MC 112 tại Trạm 220kV Thạnh Mỹ, MC 100 tại Trạm 110kV Cam Ranh, MC 172 tại
Trạm 110 kV Bù Đăng là các điểm máy cắt thường mở

- Điểm mở 1: MC 112 ở Trạm 220kV Thạnh Mỹ thường mở để tách 2 thanh góp ra


vận hành riêng trong sơ đồ hệ thống 2 thanh góp có thanh góp vòng, vì lý do 2 MBA
AT1 và AT2 có tỉ số biến đổi khác nhau nên không thể vận hành song song 2 TG này
được.

- Điểm mở 2: MC 100 ở Trạm 110kV Cam Ranh thường mở để mở mạch vòng =>
giải quyết tình trạng quá tải do nguồn NLTT phát lên ở phía miền Nam do A2 điều
khiển.

- Điểm mở 3: MC 172 ở Trạm 110kV Bù Đăng thuộc quyền điều khiển của A2: mục
đích để mở vòng phân chia, tách vùng quản lý của A3 và A2. (TBA 110kV Đắk
Nông do A3 điều khiển => TBA 110kV Bù Đăng do A2 điều khiển).

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 29


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

(ii) Tại trạm 110kV AyunPa:


- MC 172 tại Trạm 110kV AyunPa thường xuyên đóng; (i) Tùy tình hình vận hành
thực tế hàng ngày từ 08h00 đến 14h00 để khai thác nguồn NLTT mở vòng 110kV tại
MC 172 tại trạm AyunPa; (ii) Trường hợp quá tải ĐD 220kV T220 Chư Sê – T500
Pleiku 2, mở vòng 110kV tại MC 175 tại Trạm 220kV Chư Sê (chỉ mở vòng khi A0
yêu cầu).

2.7. Ưu điểm, nhược điểm của HTĐ miền Trung.


2.7.1. Ưu điểm
Địa lý:
- Nằm giữa HTĐ miền Bắc và Nam nên có thể nhận điện từ nhiều nguồn khác nhau nên hạn
chế thời gian mất điện khi có sự cố hay công tác.
Lưới Điện:
- Có kết lưới linh hoạt, khép vòng, đường dây chủ yếu vận hành mạch vòng – tăng độ tin
cậy cung cấp điện.
- Vận hành ổn định, đảm bảo chất lượng điện năng khi vận hành ở chế độ kết dây cơ bản.
- Trạm 110 có MBA làm việc song song tương đối nhiều: nâng cao tính kinh tế, linh hoạt
khi vận hành.
- Đưa vào vận hành nhanh chóng các trung tâm Điều khiển và trạm biến áp không người
trực: nâng cao hiệu quả đầu tư và năng suất lao động, tận dụng chức năng TĐH; giảm bớt
đầu mối trong công tác Điều độ và đơn giản thủ tục khi thao tác các thiết bị.
Nguồn Điện:
- Có nhiều nhà máy điện trong miền có công suất lớn (P nguồn > Ptải) do đó đáp ứng phụ tải
HTĐ miền và truyền lên HTĐ quốc gia.
- Có nhiều nhà máy phát và thu Q tốt như A Lưới, A Vương, Sông Tranh 2, Sông Bung 4,
Sê San 3, Sê San 4, Buôn Kuốp, Pleikrông.
- Các năm gần đây, tỉ trọng nhà máy NLTT (gió, mặt trời) thâm nhập cao – tăng nguồn điện
cho HTĐ MT – gọt đỉnh phụ tải vào cao điểm ngày, Có khả năng thu phát Q tốt, đáp ứng
nhanh.
2.7.2.Nhược điểm
Điều kiện tự nhiên:
- Miền Trung có địa hình đồi núi, giáp với biển, hàng năm xảy ra các thiên tai, lũ
lụt nên xác suất sự cố xảy ra nhiều, gây cản trở việc vận hành hệ thống.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 30


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- Địa hình dài và hẹp nên có một số đường dây tương đối dài => tổn thất điện
năng đường dây lớn
Nguồn:
- Mặc dù nguồn lớn hơn tải nhưng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh thành
đặc biệc là các nhà máy ĐMT, ĐG tập trung số lượng lớn tại các khu vực có nguồn
năng lượng sơ cấp lớn (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Tây Nguyên) → gây quá
tải các đường dây và MBA nội miền, liên miền và lưới điện 500kV.
- Các nhà máy NLTT phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên có thể thay đổi công suất
nhà máy đột ngột dẫn đến khó khăn trong công tác điều độ đồng thời gây quá tải cục
bộ lưới điện ở các khu vực. ( khó khăn trong việc dự báo công suất phát, lập kế hoạch
huy động nguồn điện, điều chỉnh tần số).
- Điện mặt trời mái nhà chiếm 17% tổng công suất đặt NĐ trong HTĐ miền
Trung. Gây khó khăn cho công tác vận hành hệ thống điện ( công tác dự báo công
suất , công tác thu thập dữ liệu chính xác, công tác sa thải nguồn ĐMTMN).
- Mở vòng để khai thác nguồn NLTT – giảm độ tin cậy cung cấp điện..
- NLTT qua inverter sinh sóng hài gây phát nóng các TB điện.
- Nguồn điện mặt trời áp mái thâm nhập lưới cao, gây hiện tượng công suất ngược
tại các MBA và đường dây, ảnh hưởng đến hoạt động của rơ le bảo vệ, không đáp
ứng đủ mức sa thải phụ tải của rơ le F81 (rơ le sa thải phu tải) theo quy định (mức
49,0Hz – 48,0Hz: 5%, 47,8Hz và 47,4Hz: 10%, 47,6Hz: 15%).
Phụ tải
- Đồ thị phụ tải ngày nhấp nhô và có độ dốc lớn. Chênh lêch công suất max và
min lớn nên phải huy động thêm nguồn để đáp ứng đỉnh tải gây lãng phí chi phí đầu
tư.
- Phụ tải phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, vùng miền -> Quá điện áp khu
vực, quá tải đường dây truyền tải, MBA, làm tăng tổn thất điện năng
- Một số phụ tải chỉ nhận được từ một đường dây hoặc một máy biến áp ( giảm độ
tin cậy cung cấp điện)

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 31


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG 3. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ EMS.


3.1. Chức năng chính của hệ thống EMS
- Hệ thống quản lý năng lượng EMS (viết tắt theo tiếng Anh: Energy Management
System) là hệ thống phần mềm quản lý năng lượng để vận hành tối ưu hệ thống điện.

GVHD: TS. Lê Hồng Lâm 32

You might also like