You are on page 1of 50

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU


Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển kinh tế cao, sản xuất hàng hóa phải đẩy mạnh
đòi hỏi phải thay đổi công nghệ sản xuất, chuyển hóa công nghệ, áp dụng công nghệ tự động hóa
vào sản xuất và đời sống xã hội.
Trước đòi hỏi thực tế của sản xuất và xã hội như vậy đòi hỏi ngành kỹ thuật phải có những
bước phát triển vượt bậc đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và xã hội bắt kịp xu thế xã hội.
Chúng em những sinh viên ngành kỹ thuật ngoài kiến thức đã được nắm bắt ở trường cần
phải có những kiến thức thực tế ngoài xã hội. Thời gian thực tập chính là cơ hội và thử thách
giúp chúng em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Thực tập là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập, đó là thời gian chúng em có thể hiểu
rõ và sâu hơn, thực tế hóa lý thuyết được học trong trường và được bổ xung những kiến thức
mới, có thêm kinh nghiệm trong công việc.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong quá
trình phát triển đó, điện năng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một dạng năng lượng đặc biệt, có
rất nhiều ưu điểm như: dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác (như cơ năng, hóa năng,
nhiệt năng…), dễ dàng truyền tải và phân phối… Do đó ngày nay điện năng được sử dụng rộng
rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,… tăng lên không ngừng. Để đảm bảo những nhu cầu to lớn đó,
chúng ta phải có một hệ thống cung cấp điện an toàn và tin cậy.
Với đề tài “Hệ thống cung cấp điện và hệ thống điện chiếu sáng trong doanh nghiệp”,
dưới sự hướng dẫn của thầy “ Nguyễn Quang Huy và anh, chị cán bộ kỹ thuật trong công ty
Doo Jung Việt Nam” tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt các công việc trong quá trình thực
tập.
Đến nay, về cơ bản em đã hoàn thành nội dung báo cáo này. Do trình độ và thời gian có hạn
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô
để bài làm này của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời giúp em nâng cao trình độ chuyên môn,
đáp ứng nhiệm vụ công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC TIÊU THỰC TẬP


Sinh viên sau khi hoàn thành khóa thực tập sẽ đạt được những tiêu trí sau:
*Về kiến thức:
- Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị
điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
- Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ
thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
- Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải điện xác định
(phân xưởng, 1 thiết bị máy móc,1 hộ dùng điện,..)
- Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các thiết bị điện.
Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong
lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của
ngành điện công nghiệp và dân dụng.
*Về kỹ năng:
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một
phân xưởng vừa và nhỏ.
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, điện chiếu sang,
điện máy móc, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự
động.
- Vận hành được các hệ thống điều tốc tự động
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện công nghệ hiện đại, nâng cao.
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch
điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

CÔNG TY TNHH DOO JUNG VIỆT NAM

Mã số thuế: 0500582194
Địa chỉ: Lô CN-B6 Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa - Xã Phú Nghĩa - Huyện Chương Mỹ - Hà Nội

 Tên giao dịch: D.J.VN LIMITED


 Giấy phép kinh doanh: 012043000312 - ngày cấp: 31/03/2008
 Ngày hoạt động: 27/03/2008
 Điện thoại: 0463 267 566 - Fax: 0463 267 565
 Giám đốc: SE JUN LIM
 Phó giám đốc: JUNG NAM JIN

Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất chổi cọ trang điểm.
Công ty là chi nhánh của Tập đoàn Doo Jung Products và có nhiều khách hàng tiềm năng trên thị
trường Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, HongKong, Brazil........

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

I. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý công ty.

DOOJUNG Vietnam Organization Chart

1. Giám đốc
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của
mình.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội
đồng thành viên.
- Khi đi vắng, Giám đốc ủy quyền lại cho Phó giám đốc thường trực thay mặt Giám
đốc giải quyết, điều hành mọi hoạt động của công ty .
2. Phó giám đốc
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự
phân công của Giám đốc.
- Phó Giám đốc được Giám đốc phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách một số phòng, Bộ phận, thực hiện các
nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực được Giám đốc phân công, uỷ quyền.
Những vấn đề vượt thẩm quyền phải báo cáo Giám đốc trước khi giải quyết;
- Chấp hành các quy định của Công ty và của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực
hoạt động do mình phụ trách.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác và nhiệm vụ cụ thể của
các phòng, Bộ phận được phân công phụ trách.
- Tham gia ý kiến về xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách, định hướng phát
triển của công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những vấn đề đã quyết định.
- Phối hợp với Phó giám đốc khác để chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến
lĩnh vực mình phụ trách
- Định kỳ báo cáo Giám đốc tình hình thực hiện chương trình công tác được
duyệt và kết quả công việc trong phạm vi được phân công
- Báo cáo Giám đốc chương trình đi công tác và các trường hợp vắng mặt không
điều hành công việc tại trụ sở.
- Chủ động tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khi có nhu cầu,
được sử dụng bộ máy các phòng, Bộ phận tại trụ sở chính, các đơn vị thành viên
không thuộc lĩnh vực mình phụ trách để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao
sau khi đã trao đổi thống nhất với lãnh đạo các đơn vị đó
- Đóng góp ý kiến, đề xuất những vấn đề có liên quan đến cơ chế quản lý, đào tạo
nghiệp vụ, tiếp nhận, phân công, điều chuyển, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ
- Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền trong phạm vi được phân công và uỷ
quyền. Được giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần xử lý gấp trong
trường hợp Giám đốc và Phó giám đốc thường trực đi vắng và phải báo cáo ngay
khi Giám đốc hoặc Phó giám đốc thường trực có mặt.
- Được quyền bảo lưu ý kiến khi có ý kiến trái với quyết định của Giám đốc trong
quá trình thực thi nhiệm vụ nhưng vẫn phải chấp hành quyết định của Giám đốc
- Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ phận sản xuất
Người quản lý: Phó giám đốc sản xuất
a. Văn phòng sản xuất.
- Lập báo cáo sản xuất theo ngày, tháng, năm.
- Lập kế hoạch sản xuất.
- Thông tin xuất hàng theo tuần, tháng

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Xác nhận ngày giao hàng của đơn hàng mới.


- Trao đổi thông tin với nhà máy Trung Quốc và khách hàng.
- Kiểm tra số lượng hàng xuất.
- Kiểm tra tình hình thực hiện đơn hàng.
b. Công nhân sản xuất.
Đứng đầu là tổ trưởng chuyền, tổ trưởng các bộ phận.
- Thao tác làm việc nhanh nhẹn, chăm chỉ, gọn gang, tính say mê, cẩn thận và trách
nhiệm cao trong công việc.
- Tra quản: Cho lông vào cốc, gõ cốc tạo hình dáng, gói vào miếng nilon cắt sẵn, và
tra vào ống quản.
- Lắp ráp: Bắn keo vào ống quản, để lên thanh gỗ trên bàn nhiệt, lấy và lắp cán vào
- Đóng gói: Chấm lông, chải lông, tỉa lại hình dáng, lau keo vệ sinh và đóng gói
- Khử trùng: Hàng thành phẩm được đóng gói, được khủ trùng đảm bảo chất lượng
vệ sinh an toàn khi sử dụng.
4. Bộ phận vật tư, nguyên vật liệu.
Người quản lý: Phó giám đốc vật tư.
a. Văn phòng vật tư.
- Lập báo cáo số lượng hàng hóa vật tư theo ngày, tháng, năm.
- Lập kế hoạch sản xuất các phẩm như cán, ống quản, lông phục vụ cho sản xuất.
- Thông tin nhập, xuất hàng theo tuần, tháng, năm.
- Trao đổi thông tin với nhà máy Trung Quốc, nhập nguyên vật liệu.
- Kiểm tra số lượng hàng nhập, xuất trong kho.
b. Công nhân vật tư
 Phòng đột dập.
- Chế tạo ra cán và ống quản sản phẩm.
 Phòng đánh bóng.
- Đánh bóng cán nhôm và ống quản từ phòng đột dập sản xuất ra.
 Phòng mạ.
- Mạ mầu ống quản, cán nhôm theo mầu sắc của từng loại sản phẩm. sau khi sản phẩm
được đánh bóng.
 Phòng ép nhựa
- Sản xuất ra cán sản phẩm với chất liệu là nhựa theo từng mẫu sản phẩm khác nhau.
 Phòng cán gỗ.
- Sản xuất ra cán sản phẩm với chất liệu là gỗ theo kích thước và kiểu dáng của từng
loại hàng.
 Phòng in logo.
- Sản phẩm được chuyển từ phòng mạ và phòng ép nhựa. phòng cán gỗ, in logo lên sản
phẩm theo tên của nhà sản xuất.
 Phòng nhuộm lông.
- Nhuộm lông tự nhiên(lông ngựa, lông cừu) lông nylon theo mầu sắc của từng loại sản
phẩm khác nhau.
- Tất cả sản phẩm được chuyển qua kho vật tư và cung cấp cho bộ phận sản xuất.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Khối hành chính, nhân sự.


Người quản lý: Giám đốc/ Phó Giám đốc.
A. Hành chính.
- Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các
thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng.
- Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công
ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình
- Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty.
- Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải
chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó.
- Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác,
kịp thời, an toàn.
- Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người lao
động
- Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực văn
phòng và công cộng.
- Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao
động trong toàn công ty theo quy chế.
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ và đột xuất,
cấp cứu tai nạn lao động.
- Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty.
- Là lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, hỏa
hoạn.
- Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự.
- Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ
phận duy trì thời gian làm việc.
- Làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong công ty.
- Đảm nhận việc cung cấp các nhu cầu phục vụ công tác văn phòng
- Đảm nhận công tác nấu cơm phục vụ bữa ăn công nghiệp
B. Nhân sự.
- Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
hướng dẫn thủ tục vào làm việc
- Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy
chế công ty.
- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.
- Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác
- Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, HĐ
lương, khoa học kỹ thuật
- Lưu trữ hồ sơ, sổ BHXH của CBCNV công ty
- Phụ trách Visa, Giấy phép lao động
- Theo dõi, ký kết hợp đồng lao động
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động
- Xây dựng và đăng ký Nội quy và các quy định của Công ty

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Quản lý hồ sơ thôi việc, xử lý vi phạm kỷ luật


- Tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho CBCNV hàng tháng
- Cuối tháng , tập hợp bảng chấm công của các phòng ban để tính lương cho
CBCNV
6. Kế toán.
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao
cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ,
điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty.
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị
trực thuộc.
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty.
- Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc,
giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công
tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh
toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo
phê duyệt của Giám đốc.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,
kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành
hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định
huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-
DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
- Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn
Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ
hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan
đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm
thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia
kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân,
thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực
hiện.
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết
toán theo đúng quy định.
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty.
- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
7. R&D, Marketing
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, các tiêu chuẩn chất lượng phòng QA.
- Tổng hợp báo cáo chất lượng
- Tham gia điều tra nguyên nhân hàng lỗi
- Tham gia đánh giá chất lượng nhà cung cấp
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra theo
đúng tiêu chuẩn khách hàng. Kiểm tra đảm bảo chất lượng xuất hàng.Trực
tiếp điều phối công việc cho các nhân viên QC kiểm tra chất lượng trên từng
công đoạn sản xuất. Đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng tiêu chuẩn được phê
duyệt. Lập các quy trình đảm bảo chất lượng và áp dụng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan truy tìm nguyên nhân xảy ra sự không phù
hợp và tìm phương pháp khắc phục, phòng ngừa.
- Tham gia quản lý giám sát các bộ phận thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Cập nhật các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, phương pháp kiểm
tra mới.
- Thu thập, phân tích các phản hồi của khách hàng trên cơ sở đó thúc đẩy toàn
bộ tổ chức nhận thức và cải tiến nhằm thoã mãn yêu cầu của khách hang. Trả
lời thắc mắc khiếu nại khách hàng.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TY
1. Đặc điểm chung về cung cấp điện và phân phối điện năng.
Nhà máy Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam là một nhà máy có qui mô gồm 3 phân
xưởng với tổng công suất 2000 KVA. Nguồn điện cấp cho nhà máy được lấy từ lưới điện
35KV cách nhà máy 150m, đường dây cấp điện cho nhà máy dùng loại dây trung thế.
Hệ thống điện nhà máy bao gồm tủ điện trung áp (35KV), trạm biến áp, máy phát điện,
tủ phân phối, các đường dây tải điện và các thiết bị khác (các thiết bị điều khiển, tụ bù,
thiết bị bảo vệ…) nối liền với nhau thành hệ thống nhất làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải
và phân phối điện năng.
Biểu đồ nhà máy có vòng tròn có diện tích bằng phụ tải tính toán của phân xưởng theo
tỷ lệ đã chọn.
Phụ tải nhà máy là phụ tải loại 2 nên điện áp nhà máy có 2 cấp sau:
+ Cấp điện áp 220V, 1 pha cung cấp điện cho các phụ tải chiếu sáng và 1 số thiết bị
máy móc sự dụng điện áp 220V.
+ Cấp điện áp 380V, 3 pha cung cấp điện cho thiết bị máy móc trong phân xưởng.
Trong phân xưởng chủ yếu là phụ tải loại 2 nên yêu cầu cung cấp điện cao, tuy nhiên
vẫn cho phép mất điện trong khi sửa chữa hoặc đóng nguồn dự điện dự phòng.
Phương án cấp điện là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành
khai thác và phát huy hiệu quả cấp điện. Để cấp điện an toàn phải tuân theo các điều kiện
sau:
+ Đảm bảo chất lượng điện năng
+ Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện về tính liên tục phù hợp với yêu cầu
của phụ tải.
+ Thận lợi cho việc lắp ráp vận hành, sửa chữa cũng như phát triển phụ tải.
+ An toàn cho người vận hành và máy móc
+ Có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật hợp lý.

2. Xác định phủ tải tính toán của các phân xưởng và toàn nhà máy
Phụ tải là số liệu ban đầu, để giải quyết những vấn đề tổng hợp về kinh tế, kỹ
thuật phức tạp xuất hiện khi thiết kế cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp hiện
đại. xác định phụ tải là giai đoạn đầu tiên của công tác thiết kế hệ thống cung cấp điện
nhằm mục đích lựa chọn kiểm tra các phần tử mang điện và biến áp theo phương pháp
phát nóng và các chỉ tiêu kinh tế.
Tính toán độ lệch và dao động điện áp lựa chọn thiết bị bù, thiết bị bảo vệ....

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3. Sơ đồ cung cấp điện và phân phối điện năng của nhà máy Doo Jung
a. Sơ đồ tổng mặt bằng cấp điện của nhà máy

Tổng mặt bằng cung cấp điện cho nhà máy

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4. Sơ đồ nguyên lý cấp điện của nhà máy

Sơ đồ nguyên lý cấp điện

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Trạm biến áp

Sơ đồ trạm biến áp và hệ thống nối đất

Sơ đồ đi dây trạm biến áp.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Để truyền tải công suất điện lớn từ đường dây trung thế đến nơi tiêu thụ, thì
giải pháp giảm điện áp để phù hợp với công suất thong số các thiết bị sử
dụng.
- Lượng công suất tải truyền càng lớn thì trạm càng lớn.
- Trạm biến áp gồm có tủ trung thế, máy biến áp, tủ phân phối, máy phát điện,
tủ hòa đồng bộ, hệ thống dây cáp điện.
- Trạm biến áp phân Xưởng hay Trạm biến áp phân phối: Nhận điện áp 35 KV
biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV => đây là trạm biến áp được dùng trong
mạng hạ áp 35(22)/0,4 KV.
- Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4KV.
- Công suất biểu kiến Trạm 2 x 1000KVA.

6. Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng

Trong chiếu sáng, vấn đề quan trọng nhất phải quan tâm là đáp ứng các yêu cầu về độ rọi
và hiệu quả của chiếu sáng đối với thị giác. Ngoài độ rọi, hiệu quả của chiếu sáng còn phụ thuộc
vào quang thông, màu sắc ánh sáng, sự lựa chọn hợp lý cùng sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo
tính kinh tế và mỹ quan hoàn cảnh. Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không bị loá mắt
- Không loá do phản xạ
- Không có bóng tối
- Phải có độ rọi đồng đều
- Phải đảm bảo độ sáng đủ và ổn định
- Phải tạo ra được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày.
Các hệ thống chiếu sáng bao gồm chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng kết
hợp (kết hợp giữa cục bộ và chung). Do yêu cầu thị giác cần phải làm việc chính xác, nơi mà các
thiết bị cần chiếu sáng mặt phẳng nghiêng và không tạo ra các bóng tối sâu thiết kế cho phân
xưởng thường sử dụng hệ thống chiếu sáng kết hợp.
Chọn loại bóng đèn chiếu sáng: gồm các loại: bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh
quang, đèn metan, đèn LED, đèn cao áp…… Xưởng sản xuất dùng đèn huỳnh quang, đèn cao
áp.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Hệ thống tủ điện chiếu sáng

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình ảnh thực tế tủ điện của nhà máy Doo Jung Việt Nam

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Xưởng sản xuất T1

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Xưởng sản xuất T2

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình ảnh thực tế


Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và lớp
bột huỳnh quang. Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ
(neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu. Tại xưởng sử dụng loại
đèn huỳnh quang có công suất 220v - 20w và 220V-40w

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

*Khu nhà phụ trợ A

Sơ đồ chiếu sáng

Hình ảnh thực tế bóng đèn đang sử dụng tại nhà máy

Không gian nhà máy là nơi phù hợp để sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn cao áp. Sử
dụng loại đèn cao áp metal ánh sáng trắng giúp đảm bảo nhiệm vụ chiếu sáng.
Điều kiện chiếu sáng công suất cao của bóng đèn cao áp giúp bóng đèn được ứng dụng
phổ thông trong các khu xưởng công nghiệp. Vị trí đèn chiếu sáng nhà xưởng luôn thích hợp với
loại bóng này. Khả năng phát quang rộng, công suất cao bảo đảm điều kiện chiếu sáng tốt nhất
cho nhà xưởng. Khu công nghiệp diễn ra các hoạt động sản xuất liên tục nên cần một loại bóng
có khả năng chịu nhiệt, chống rúng sốc tốt.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

*Khu nhà phụ trợ B

Sơ đồ chiếu sáng

Hình ảnh thực tế

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG III
TÌM HIỂU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN, KHÍ CỤ ĐIỆN
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Tủ điện trung thế

Tủ RMU trung thế hợp bộ ABB 35kV, 630A, 20kA được dùng trong các hệ thống phân
phối điện trung thế, các trạm compact substations.
*Tính năng kỹ thuật
- Điện áp lên đến 35 KV
- Chịu đựng dòng ngắn mạch đến 20kA
- Dòng định mức cho tải 630A
- Dòng định mức cho thanh góp 630A
- Giám sát từ xa thông qua GPRS….
*Lợi ích và ưu điểm
Kín hoàn toàn. Kích thước nhỏ gọn. Không bị sự cố bởi yếu tố môi trường: độ ẩm, bụi
bậm, hóa chất, hơi muối. Không cần bảo trì bảo dưỡng. Thiết kế dạng module có thể mở
rộng tùy ý
2. Máy biến áp
Máy biến áp hay máy biến thế, gọi là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng
lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết
qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ
cấp. Máy biến áp biến đổi điện áp từ 35 kv xuống 0.4 Kv.

3. Tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp
hay dân dụng nào. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và
thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị
mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt
ngay sau các trạm hạ thế (từ 35kV xuống 0.4kV-AC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt,
bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 1500A. Tủ được thiết
kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB
tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn
ATS.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4. Máy phát điện

*Các thành phần chính của một máy phát điện.


(1) Động cơ (6) Hệ thống xả
(2) Đầu phát (7) Bộ nạp ác quy
(3) Hệ thống nhiên liệu (8) Control Panel hay thiết bị điều khiển
(4) Ổn áp (9) Kết cấu khung chính
(5) Hệ thống làm mát
5. Tủ điện phụ tải

Nguồn điện từ tủ phân phối từ trạm biến áp phân bố đến các vùng tiêu thụ điện như: các
phòng làm việc, văn phòng, xưởng sản xuất, phòng máy……… nguồn chuẩn (1 pha 220VAC,

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3 pha 380VAC, tần số 50Hz). Các tủ điện phân phối hạ thế có chức năng chính là đóng cắt, bảo
vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.

Tủ điện hạ thế sử dụng tại công ty là 51 chiếc. Phân ra làm 3 nhóm chính là: Nhóm tủ
điện phân phối, nhóm tủ điều khiển và nhóm tủ điện động lực.
– Nhóm Tủ điện phân phối
Chức năng chính của nhóm tủ hạ thế này là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện
phụ tải.
– Nhóm Tủ điều khiển
Nhóm Tủ điều khiển gồm có Tủ điều khiển động cơ/máy bơm, Tủ điều khiển chiếu sáng,
Tủ điều khiển khả trình (PLC)… Chức năng của nó là điều khiển các thiết bị phụ tải theo 1 quy
trình cụ thể, nó có thể đứng độc lập hay đi kèm với các tủ điện động lực.

– Nhóm Tủ điện động lực


Tủ điện động lực có chức năng chính là đóng cắt các thiết bị phụ tải có công suất lớn. Tín
hiệu điều khiển là từ các bộ điều khiển khả trình như PLC, vi xử lý, máy tính… nó hay đi kèm
với các Tủ điện điều khiển.
6. Dây cáp điện

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 25


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Dây và cáp điện là sản phẩm phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tên quốc dân, tiêu dùng
của xã hội. Đồng hành cùng ngành điện lực, góp phần xây dựng các công trình, dự án điện .. Có
thể nói dây, cáp điện là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, chúng
ta hãy tìm hiểu khái niệm về dây, cáp điện.
* Khái niệm:
- Dây dẫn gồm một hay vài lõi dẫn điện , có thể có hoặc không có lớp vỏ cách điện. Ta thường
gọi là dây bọc hay dây trần.
- Cáp thì gồm các lõi dẫn điện ( vẫn có cáp một lõi , gọi là cáp đơn ), có lớp vỏ cách điện và
thêm các lớp vỏ bảo vệ nữa. Thường thì các lớp vỏ bảo vệ này nhằm tăng cường bảo vệ cáp chịu
được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước , tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.
* Công dụng:
Dây cáp điện dùng đề truyền tải điện (hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều khiển) hay dùng để
đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.
*Kí hiệu
Dây điện: trong thi công thường là dây đơn, 1 lớp cách điện. Ký hiệu : CV hoặc CE
Cáp: dây nhiều lõi, 1 lớp cách điện cho từng lõi và 1 lớp cho tồng. Kí hiệu CVV, CEV, CVE
(C:đồng, E:XLPE, V: PVC)
*Kết cấu:
- Ruột dẫn điện: Đồng (copper: Cu)
- Lớp cách điện: PVC hoặc XLPE
- Chất độn: sợi PP (Polypropylen)
- Băng quấn: băng không dệt
- Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE
- Giáp kim loại bảo vệ: DATA, DSTA, SWA…
- Lớp vỏ bọc ngoài: PCV, PE hoặc HPPE…
*Phân loại.
+ Phân loại theo kết cấu ruột dẫn:
- Dây điện dân dụng ruột dẫn cứng (một sợi cứng hoặc 7 sợi bện lại)
- Dây điện dân dụng ruột dẫn mềm (nhiều sợi mềm bện lại với nhau)
+ Phân loại theo số ruột dẫn điện:
- Dây đơn: Cu/PVC 1x….mm2
- Dây đôi: Cu/PVC/PVC 2x….mm2
- Dây ba ruột dẫn: Cu/PVC/PVC 3x….mm2
+ Phân loại theo hình dạng vỏ bọc:
- Dây dân dụng bọc tròn
- Dây dân dụng dạng oval

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 26


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Dây dân dụng bọc dính cách (dây sup)…


Tại công ty sử dụng các loại dây cáp điện sau.
CU/XLPE/PVC 1X300mm2 CU/XLPE/PVC 1X240mm2 CU/XLPE/PVC 1X120mm2
CU/XLPE/PVC 1X95mm2 CU/PVC/PVC 4X95mm2 CU/PVC/PVC 4X70mm2
CU/PVC/PVC 4X50mm2 CU/PVC/PVC 4X35mm2 CU/PVC/PVC 4X25mm2
CU/PVC/PVC 4X16mm2 CU/PVC/PVC 3X16+1x10mm2 CU/PVC/PVC 4X10mm2
CU/PVC/PVC 4X6mm2 CU/PVC/PVC 3x6+1x4mm2 CU/PVC/PVC 4X4mm2
CU/PVC/PVC 4X2.5mm2 CU/PVC 4X4mm2 CU/PVC 4X1.5mm2
CU/PVC 4X2.5mm2 CU/PVC 4X1mm2 CU/PVC 4X0.75mm2
CU/PVC/PVC 3x4+1x2.5mm2

7. ATS

Hình ảnh thực tế


Tủ ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy
phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự
chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.
Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi Điện
Lưới và Điện Máy bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi
có thể điều chỉnh.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 27


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chức năng hoạt động của tủ ATS:


Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, điện lưới mất pha, điện
lưới có điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được). Thời gian chuyển
đổi sang nguồn máy phát là 5 – 30 giây.
Khi điện lưới phục hồi, bộ ATS ngay lập tức chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy tự
động tắt sau khi chạy làm mát 1 -2 phút.
Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.Điều chỉnh được thời gian chuyển
mạch.Có hệ thống đèn chỉ thị.
Nguyên lý làm việc:

Hệ thống tự động chuyển mạch ATS (Automatic Transfer Switch) là hệ thống duy trì sự
hoạt động của tải khi mất điện nhờ chế độ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới điện sang
máy phát sau khi lưới mất điện. Tự động Khởi động/Dừng máy phát điện, tự động chuyển giữa
nguồn Lưới/Máy phát, đảm bảo cung cấp liên tục cho phụ tải khi điện áp lưới bị mất hoặc không
đảm bảo chất lượng. Khi điện áp lưới đảm bảo các giá trị định mức, tủ sẽ tự động đóng phụ tải
với lưới.

2 Máy phát công suất lớn 380 KVA dùng MCCB. Và ACB

Trạng thái làm việc bình thường:


- Tiếp điểm khởi động máy phát ở trạng thái tắt
- Tiếp điểm điều khiển vị trí ở vị trí nguồn ưu tiên
- Bộ bảo vệ điện áp ở trạng thái báo nguồn ưu tiên tốt.
Khi xảy ra sự cố mất điện:
- Bộ bảo vệ điện áp nhận biết trạng thái không tốt của nguồn ưu tiên và đóng tiếp điểm báo
về cho phần điều khiển trung tâm của ATS sau một khoảng thời gian được định bởi bộ bảo vệ
điện áp này.
- Khi ATS nhận lệnh báo nguồn ưu tiên mất thì đóng tiếp điểm ra lệnh khởi động máy phát.
- Sau khi máy phát khởi động thành công, nguồn được cấp về bộ bảo vệ điện áp máy phát, nếu
tốt, bộ bảo vệ này sẽ đóng tiếp điểm báo ATS và nhiệm vụ của ATS là ra lệnh đóng tiếp điểm ra
lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn từ máy phát. Lúc này tiếp điểm chạy máy phát vẫn phải được
duy trì để giữ máy phát chạy suốt thời gian nguồn ưu tiên mất.
Khi nguồn ưu tiên có lại:
- Bộ bảo vệ điện áp nguồn ưu tiên sẽ báoATS trạng thái nguồn ưu tiên tốt.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 28


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Sau một khoảng thời gian định bởi ATS, ATS sẽ ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn ưu tiên.
- Sau khi phần chuyển nguồn động lực chuyển về nguồn ưu tiên thành công ATS sẽ ra lệnh tắt
máy phát.
- Phần việc còn lại là nhiệm vụ của bản thân máy phát - thời gian chạy Cold down là bao nhiêu
thì tùy vào setup của máy phát
8. Hệ thống tụ bù
Công dụng
+ Nâng cao điện áp cho phụ tải (giảm tổn thất điện áp).
+ Giảm tổn thất điện năng.

Sơ đồ nguyên lý của 1 hệ thống tụ bù


Công thức tính dung lượng tụ bù
+ Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) của tải đó và hệ số công
suất (Cosφ) của tải đó : Giả sử ta có công suất của tải là P
+ Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 ( trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn )
+ Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ)
+ Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
+ Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.
Áp dụng thực tế tại nhà máy Doo Jung, ta có công suất tải là P = 1500 (KW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 29


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Qbù = 1500 x ( 0.88 – 0.33 ) = 825 (KVAr) ta chọn tổng công suất tụ bù là 800KVAr. Từ
số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất giả sử ta có tụ 50KVAr. Để bù
đủ cho tải thì ta cần 16 tụ bù có công suất 50KVAr.
Tổng công suất phản kháng là 50×16=800(KVAr).

9. Máy cắt tổng

Máy cắt không khí hay còn được gọi tắt là ACB (Air Circuit Breaker) là một thiết bị
dùng để đóng cắt bảo vệ quá tải và ngắn mạch. ACB thì có cấu trúc phức tạp về mặt kết cấu,
nhưng lại đơn giản về mặt công nghệ, giá thành thấp hơn so với VCB nhưng lại kích thước lớn
hơn. ACB đòi hỏi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nghiêm nhặt. Buồng dập hồ quang thường
chế tạo theo kiểu khí nén kết hợp với các tấm ngăn bằng thủy tinh hữu cơ, các lá thép xẻ rãnh
hình V và các cuộn dây tạo từ trường để kéo dài hồ quang. Máy cắt không khí ACB dùng đóng
cắt nguồn có công suất lớn với dòng cắt định mức 1500A

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 30


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

10. Aptomat (MCCB, CB)

Cấu tạo bên trong của CB


1. Vỏ hộp 4. Cơ cấu tác động cơ khí
2. Tiếp điểm 5. Móc bảo vệ
3. Bộ dập hồ quang
Aptomat là thiết bị đóng cắt ở điều kiện bình thường, aptomat có khả năng cho dòng điện
chạy qua và trong các điều kiện bất thường do ngắn mạch phải có khả năng chịu dòng điện trong
khoảng thời gian xác định và cắt chúng.
CB cho phép tác động bằng tay phu thuộc hoặc hoặc độc lập cũng như bằng cơ cấu tích
lũy năng lượng. CB cho phép tác động bằng tay, độn cơ hoặc bằng bộ nhã như hở mạch, quá
dòng, điện áp thấp, công suất hoặc dòng điện ngược. Hình dạng bên ngoài của một máy cắt phổ
biến.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 31


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

11. Contactor

Contactor là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ xa,
bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể
được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt
bằng nam châm điện. cuộn hút.

Tại công ty sử dụng 2 loại contactor của hang huyndai và ls. Vơi nhiều dải đóng cắt khác
nhau. tùy thuộc vào tải. Những năm gần đây người ta đã chế tạo loại công tắc tơ không tiếp
điểm, việc đóng ngắt công tắc tơ loại này được thực hiện bằng cách cho các xung điện để
khóa hoặc mở các van bán dẫn (thyristor, triac). Công tắc tơ có tần số đóng cắt lớn, có thể tới
1800 lần trong một giờ.

12. Rơ le nhiệt

Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải,
thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng ở điện áp xoay chiều đến 500 V, tần số
50Hz, loại mới Iđm đến 150A điện áp một chiều tới 440V. Rơle nhiệt không tác động tức thời
theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn phải cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc
từ khoảng vài giây [s] đến vài phút, nên không dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Muốn bảo vệ
ngắn mạch thường dùng kèm cầu chảy

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 32


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

13. Biến dòng:

Máy biến dòng điện là một máy biến áp dùng để biến đổi dòng điện sơ cấp ở mọi cấp điện áp
thành dòng điện thứ cấp có trị số bé (thường là 5A hoặc 1A) để cung cấp cho các dụng cụ đo
lường, bảo vệ rơle và tự động hoá.

14. Rơ le điện áp (relay trung gian):

Là loại khí cụ điện, rơ le dùng để điều khiển đóng cắt hoặc báo tín hiệu bảo vệ an toàn trong
quy trình vận hành, hoạt động của 1 thiết bị điện mạch thứ nhất trong hệ thống điện.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 33


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

14. Bảo vệ mất pha PMR:

- Bảo vệ mất pha, ngược pha

15. Bộ điều khiển:

- PLC

PLC (Program Logical Controller) (hay bộ điều khiển Logic có thể lập trình được), là một
thiết bị điều khiển đa năng được dùng rộng rãi trong công nghiệp để điều khiển hệ thống theo
một chương trình được viết bởi người sử dụng. Nhờ họat động theo chương trình nên PLC có thể
được ứng dụng để điều khiển nhiều thiết bị máy móc khác nhau. Chỉ cần thay đổi chương trình
điều khiển và cách kết nối thì ta đã có thể dùng chính PLC đó để điều khiển thiết bị, hay máy
móc khác. Cũng như vậy, nếu muốn tay đổi quy luật hoạt động của máy móc, thiết bị hay hệ
thống sản xuất tự động, rất đơn giản, chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển. Các đối tượng mà
PLC có thể điều khiển được rất đa dạng, từ máy bơm, máy cắt, máy khoan, lò nhiệt…đến các hệ
thống phức tạp như : băng tải, hệ thống chuyển mạch tự động (ATS), thang máy, dây chuyền sản
xuất…v.v PLC có thể điều khiển theo các quy luật khác nhau đối với các đối tượng của nó

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 34


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

16. Thiết bị chỉ thị:

- Đồng hồ tương tự

- Đồng hồ số

17. Đèn cao áp

18. Đèn huỳnh quang

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 35


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

*cấu tạo của đèn huỳnh quang:

Mạch điện của đèn HQ: Nguồn điện xoay chiều 220V sẽ có 2 dây: 1 nóng, 1 trung tính.
Các thành phần:

- Công tắc: để ngắt dòng điện vào bóng: Ngắt cực nóng thì ổn nhưng cắt cực âm sẽ làm cho
đèn lờ mờ trong bóng tối.

- Chấn lưu: Chấn lưu chỉ là một cuộn dây, trong quá trình khởi động, chấn lưu tạo ra một suất
điện động tự cảm, kết hợp với Unguồn tạo ra điện áp Ukđ = 400v xuất hiện phóng điện giữa 2
cực của đèn, ở chế độ xác lập, điện áp hầu hết rơi trên chấn lưu,2 đầu bóng chỉ còn khoảng 40v.
nếu là chấn lưu điện từ thì phải có tắcte còn nếu là chấn lưu điện tử thì khống cần tắc te
- Tắc te: gồm 2 lá kim loại đặt gần nhau trong bóng thủy tinh có ít không khí. Do đó điện thế
của 2 lá kim loại là 220v. Người ta thiết kế để chỉ cần khoảng 170v là điện phóng qua 2 lá kim
loại của tắc te làm nó nóng lên và chạm vào nhau. Lúc này tắc te nối cho dòng điện đi qua chấn
lưu, qua 2 sợi tóc của bóng đèn huỳnh quang và đốt nóng nó lên tạo điện tử tự do trong ống đèn
huỳnh quang. Hai lá kim loại của tắc te khi chạm vào nhau rồi thì bị nguội đi và lại tách nhau ra.
Lúc này trong ống đèn huỳnh quang có điện tử tự do nên điện trở của ống đèn giờ nhỏ hơn điện
trở của tắc te và dòng điện đi qua ống đèn làm đèn sáng lên. Điện thế hai đầu đèn bây giờ chỉ còn
khoảng 100v (đối với đèn 1,2m) hay khoảng 60v (đối với đèn 60 hoặc 30cm)(do chấn lưu làm
giảm đi). Điện thế này không đủ để cho tắc te phóng điện tiếp nữa nên đèn sáng bình thường.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 36


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

19. Công tắc, nút ấn

20. Quạt trần

Quạt điện là thiết bị điện cơ nên có ba phần chính là:

- Động cơ điện

- Cánh quạt

- Bộ phận điều khiển

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 37


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

21. Động cơ điện

Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ. Máy
điện dùng để chuyển đổi ngược lại (từ cơ sang điện) được gọi là máy phát điện hay dynamo. Cơ
năng này được sử dụng để, chẳng hạn, quay bánh công tác của bơm, quạt hoặc quạt đẩy, chạy
máy nén, nâng vật liệu,vv… Các động cơ điện được sử dụng trong dân dụng (máy xay, khoan,
quạt gió, máy bơm……. ) và trong công nghiệp. Đôi khi động cơ điện được gọi là “sức ngựa”
của ngành công nghiệp vì ước tính, động cơ sử dụng khoảng 70% của toàn bộ tải điện trong
ngành công nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện:

Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor)
được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stator
được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor
và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen.

Phần lớn các động cơ điện họat động theo nguyên lý điện từ, nhưng loại động cơ dựa trên
nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng điện áp cũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà
các động cơ điện từ dựa vào là có một lực lực cơ học trên một cuộn dây có dòng điện chạy qua
nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật lực Lorentz và vuông góc với cuộn
dây và cả với từ trường.

Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay,
phần chuyển động được gọi là rotor, và phần đứng yên gọi là stator.

Điều khiển động cơ điện:

Đa số động cơ điện không đồng bộ có thể điều khiển tốc độ bằng cách đổi kiểu đấu nối
(sao, tam giác); Một số loại motor giảm tốc có thể điều khiển bằng các biến tần. Các động cơ
bước phải sử dụng một bộ điều khiển riêng

Ứng dụng của động cơ điện:

Ngày nay động cơ điện được dùng trong hấu hết mọi lĩnh vực, từ các động cơ nhỏ dùng
trong lò vi sóng để chuyển động đĩa quay, hay trong các máy đọc đĩa, đến các đồ nghề như máy
khoan, hay các máy gia dụng như máy giặt, sự hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông
gió cũng dựa vào động cơ điện. Ở nhiều nước động cơ điện được dùng trong các phương tiện vận
chuyển, đặt biệt trong các đầu máy xe lửa. stator và rotor của một động cơ điện 3 pha.
Trong công nghệ máy tính: Động cơ điện được sử dụng trong các ổ cứng, ổ quang (chúng là các
động cơ bước rất nhỏ).

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 38


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phân loại động cơ điện

a. Động cơ một chiều

Động cơ một chiều, như tên gọi cho thấy, sử dụng dòng điện một chiều . Động cơ một
chiều được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt yêu cầu mô men khởi động cao hoặc yêu cầu
tăng tốc êm ở một dải tốc độ rộng.

Hình ảnh động cơ 1 chiều

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 39


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

b. Động cơ xoay chiều

Động cơ xoay chiều (AC) sử dụng dòng điện đổi chiều theo chu kỳ. Một động cơ xoay
chiều có hai phần điện cơ bản: một “stato” và một “rôto”.

Stato là bộ phận đứng yên và rôto là bộ phận quay, làm quay trục của động cơ. Ưu điểm
chính của động cơ một chiều so với động cơ xoay chiều là dễ điều khiển tốc độ hơn động cơ
xoay chiều. Bù lại, động cơ xoay chiều có thể được lắp thêm bộ điều khiển biến đổi tần số, tuy
nhiên dù thiết bị này giúp cải thiện việc điều khiển tốc độ nhưng chất lượng điện lại giảm. Động
cơ cảm ứng (còn gọi là động cơ không đồng bộ hoặc dị bộ) là động cơ phổ biến nhất trong công
nghiệp vì sự chắc chắn và ít yêu cầu về bảo trì hơn. Động cơ cảm ứng xoay chiều rẻ tiền (chỉ
bằng một nửa hoặc non nửa giá của động cơ một chiều cùng công suất) và có hệ số tỷ lệ công
suất: trọng lượng cao (gấp đôi tỷ lệ công suất: trọng lượng của động cơ một chiều)

Động cơ soay chiều không đồng bộ 3 pha

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 40


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG IV:
CÁC SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ
I. Các sự cố khi vận hành hệ thống chiếu sáng tại nhà máy Doo Jung

1. Đối với đèn huỳnh quang

- Hai đầu đèn đỏ và thân đèn không sáng, đèn sáng mờ

- Đèn chớp nhiều lần rồi mới sáng hẳn.

- Khi bật lên tắc te không đỏ, đèn không chớp hay sáng.

- Đèn đang sáng thì tắt đi hoặc mới mở lên thì chớp chớp vài cái rồi tắt hẳn (hay xảy ra
với đèn chấn lưu điện tử)

2. Đối với đèn cao áp:

- Đèn cao áp không sáng, thay bóng đèn tốt vẫn không sáng

- Bóng đèn có lúc phát sáng, lúc không

- Bóng đèn mới nhưng phát ra ánh sáng ngả màu xanh nhạt

-Bóng đã phát sáng tốt, nhưng phụt tắt sau khoảng 30 phút

- Khởi động được nhưng liên tục ngắt, rồi tự khởi động lại

- Đèn nhấp nháy thấy rõ bằng mắt thường

3. Đối với hệ thống điện

- Mất điện đột ngột

- Mất pha.

- Tăng, giảm áp đột ngột

- Tăng, giảm áp kéo dài

- Biến tần, trượt tần, méo hài

-Nhiễu trên đường dây

- Đảo pha

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 41


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4. Các sự cố đối với cáp lực

Có thể phân ra thành các dạng sau: sự cố ngắn mạch, chạm đất, hở mạch và trong một số
trường hợp có thể xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều hơn các sự cố trên

II. Cách xử lý các sự cố khi vận hành hệ thống chiếu sáng tại nhà máy Doo Jung

a. Đối với đèn huỳnh quang.

- Khi bật lên tắc te không đỏ, đèn không chớp hay sáng. Nguyên nhân thường do tắc-te
đã hỏng, không phóng điện được. Cũng có thể do các tiếp điểm bị hở khi chỉ cần vừa
chạm tay vào bóng đèn hoặc tắc-te là nó bắt đầu sáng lên. Kiểm tra lại chân của tắc-te
xem đã gắn chắc chưa. Nếu gắn chắc rồi thì hỏng ở tắc-te ta thay cái mới.
- Đèn chớp chớp. Có ba khả năng gây ra hiện tượng nà
+ Do tắc-te bị hỏng nên khi đèn đã phát sáng rồi, tự tắc-te lại mồi sáng trở lại làm đèn
chớp chớp.
+ Bóng đèn đã hết tuổi thọ nên không còn khả năng phóng điện ổn định, đèn sẽ tắt rồi
tắc-te lại mồi sáng nên đèn chớp chớp. Nếu thấy hai đầu bóng đèn đã ngả màu đen thì khả
năng này rất lớn. Ta nên thay bóng mới.
+ Điện thế yếu cũng là nguyên nhân, khi điện thế yếu thì dòng điện không đủ để phóng
điện ổn định qua đèn, đèn sẽ tắt rồi con chuột lại mồi sáng nên đèn chớp chớp. Kiểm tra
lại nguồn cấp cho đèn.
- Hai đầu đèn đỏ và thân đèn không sáng. Hiện tượng này do tắc-te hỏng gây ra hai cực của
tắc-te chạm vào nhau và không rời ra nữa. Thay tắc-te mới.
- Đèn chớp nhiều lần rồi mới sáng hẳn. Hiện tượng này do tắc-te không thích hợp với bóng
đèn, thời gian mồi ban đầu không đủ làm nóng hai dây tóc nên đèn khó phóng điện. Thay
tắc-te loại phù hợp
- Sự cố ở chấn lưu điện tử. Khi dùng chấn lưu điện tử thì không gặp rắc rối với tắc te
nhưng có thể gặp tình trạng hỏng chấn lưu: đèn đang sáng thì tắt đi hoặc mới mở lên thì
chớp chớp vài cái rồi tắt hẳn. Khi đó ta thay chấn lưu mới.
c. Đối với đèn cao áp
- Đèn cao áp không sáng, thay bóng đèn tốt vẫn không sáng:
+ Tính năng ngắt an toàn của ballast hoạt động bình thường, nên dòng điện ra đèn đã bị
ngắt. Cắm điện lại xem bóng đèn có sáng không. Lưu ý, bóng metal halide (ánh sáng
trắng) nếu đã phát sáng trước đó cần có thời gian nguội bớt trước khi khởi động lại.

+Kiểm tra lắp bóng đèn metal halide đúng công suất của ballast. Nếu không đúng thì lắp
lại bóng đèn phù hợp.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 42


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Kiểm tra điện áp nguồn đúng với dải điện áp ghi trên nhãn chấn lưu. Nếu đã xảy ra quá
điện áp, cầu chì trong ballast đã đứt, cần phải thay chấn lưu khác.
+ Ngắt điện nguồn, đo điện trở giữa 2 điểm tiếp xúc của đui đèn với đất điện trở phải rất
lớn. Nếu không, có thể đui đèn, dây nối đui đèn, hoặc vỏ thiết bị có vấn đề. Kiểm tra tất
cả các mối nối, dây dẫn, vít siết, các điểm tiếp xúc trong bộ đèn cao áp. Có thể có dây
mỏng, hoặc điểm tiếp xúc với nhau không tốt, gây rò rỉ hoặc ngắn mạch.
- Bóng đèn có lúc phát sáng, lúc không:
Có thể lúc này đèn phát sáng, lúc khác thì không. Đây là hiện tượng đặc trưng của
bóng đèn sắp hỏng hoặc sử dụng sai dây dẫn điện, hoặc bóng đèn không phù hợp. Nên
kiểm tra để thay bóng tranh trường hợp đang sử dụng thì bóng không sáng nữa.
- Bóng đèn mới nhưng phát ra ánh sáng ngả màu xanh nhạt:
Công suất ballast nhỏ hơn công suất của bóng đèn cao áp, nên bóng đèn cao áp bị thiếu
“năng lượng”, nhiệt độ màu ánh sáng ngả về màu “xanh”. Thí dụ bóng 70W dùng chấn
lưu 35W thì ánh sáng đổi màu xanh nhạt.
- Bóng đã phát sáng tốt, nhưng phụt tắt sau khoảng 30 phút:
+ Tính năng ngắt cuối tuổi thọ của tăng phô cao áp được kích hoạt, ngắt điện ra đèn. Có
thể đèn sắp hỏng, gây ra hiện tượng chỉnh lưu hoặc điện áp tăng/giảm bất thường. Thay
bóng đèn cao áp mới. Bật điện lại để chắc chắn cả bộ đèn cao áp hoạt động bình thường.
+ Chắc chắn không lắp nhầm bóng sợi đốt hoặc halogen có cùng hình dáng với bóng
metal halide (thông thường bóng PAR sẽ trông gần giống với HCI-PAR). Thay bóng đèn
ngay nếu phát hiện lắp nhầm, vì sự cố có thể làm hỏng chấn lưu rất nhanh.
- Khởi động được nhưng liên tục ngắt, rồi tự khởi động lại:
+ Kiểm tra điện áp nguồn có ổn định không, phù hợp với điện áp cho phép của tăng phô
cao áp hay không. Nếu điện áp ổn định, hãy nghĩ đến việc thay ballast có điện áp phù hợp
với điện áp nguồn.
+ Kiểm tra bộ đèn có lắp trong khu vực có nhiệt độ cao bất thường không (lò hơi, lò sấy).
Chu kỳ sáng - tắt khoảng 2 - 4 giờ. Di chuyển bộ đèn sang vị trí mát hơn, hoặc thông gió
cho khu vực, hoặc chuyển hướng nguồn nhiệt ảnh hưởng đến bộ đèn cao áp.
+ Nếu đây là bộ downlight, kiểm tra xem có bóng đèn phụ nào đang phát sáng đồng thời
không. Tháo bóng đèn phụ xem bộ đèn chính hoạt động bình thường không. Nếu đúng
thế, thì sửa chữa bộ cảm biến trên mạch đèn phụ. Liên hệ với nhà sản xuất để biết bóng
đèn phù hợp. Một số trường hợp hãn hữu, điện trở dây dẫn làm giảm điện áp mồi đèn.
Thay dây dẫn phù hợp.
- Đèn nhấp nháy thấy rõ bằng mắt thường:

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 43


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Chắc chắn không lắp nhầm bóng sợi đốt hoặc halogen có cùng hình dáng với bóng
metal halide (thông thường bóng PAR sẽ trông gần giống với HCI-PAR). Thay bóng đèn
ngay nếu phát hiện lắp nhầm, vì sự cố có thể làm hỏng chấn lưu rất nhanh.
+ Chắc chắn bộ đèn không lắp với bộ điều chỉnh độ sáng (dimmer). Trong một số trường
hợp, mạch điều chỉnh độ sáng gây nhấp nháy bóng đèn metal halide. Tháo bỏ mạch điều
chỉnh độ sáng ngay lập tức.
d. Đối với hệ thống cung cấp điện
- Mất điện đột ngột : Nguồn điện bị mất đột ngột, điện áp ngay lập tức giảm còn 0V.
Nguyên nhân chủ yếu thường là do hoạt động cắt điện của công ty điện lực, sự cố quá tải
làm nhảy Áp-tô-mát, sự cố đứt, chạm chập trên đường dây dẫn điện…

- Điện áp giảm thấp đột biến trong một thời gian rất ngắn do cắt giảm, sự cố ở trạm máy
biến áp và máy phát điện, các sự cố trên đường dây truyền tải điện, nhưng đại đa số là do
đóng ngắt các thiết bị phụ tải trên đường dây điện sinh ra để khắc phục ta cũng sử dụng
ổn áp để ổn đinh điện áp.
- Tăng áp kéo dài điện áp tăng cao kéo dài từ vài phút đến cả ngày do sự tăng cường thiết
bị phát điện hòa vào điện lưới, sự cắt giảm thiết bị phụ tải, các sự cố trên đường dây
truyền tải điện. Gây hư hỏng nặng cho môtơ và các thiết bị điện, điện tử khácăng nguy cơ
cháy nổ.
- Giảm áp kéo dài điện áp giảm thấp kéo dài từ vài phút đến cả ngày do cắt giảm, sự cố ở
trạm máy phát, sự tăng thêm phụ tải, các sự cố trên đường dây truyền tải điện. Sự cố làm
thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do nhiệt độ phát sinh tăng cao. Nguy cơ gây cháy nổ…
- Biến tần do máy phát điện không ổn định, do chất lượng nguồn điện không đảm bảo…
Sự thay đổi tần số điện dẫn hệ thống bị đụng (crashes), hư thiết bị.
- Nhiễu tạp trên đường dây điện, các tần số cao xuất hiện trong nguồn điện gây ra bởi các
bộ EMI, các nguồn phát ra sóng hài như biến thế, mô-tơ điện, thiết bị HVAC (hệ thống
điện lạnh, thông gió) vận hành …Sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và
nguy cơ cháy nổ, âm thầm diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện.Ngoài ra,
nhiễu trên đường dây làm giảm chất lượng nguồn điện, ảnh hưởng nhiều đến những thiết
bị cần nguồn điện chuẩn và chất lượng cao
- Mất pha. Là do sự cố nguồn cấp, hoặc sự cố về dây dẫn. làm hư dỏng các thiết bị motor,
quạt, đèn….. ngắt tải ra khỏi lười điện và tiền hành kiểm tra khoang vùng sửa chữa.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 44


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

e. Các sự cố đối với cáp lực


Các sự cố đối với cáp lực có thể phân ra thành các dạng sau: sự cố ngắn mạch, chạm
đất, hở mạch và trong một số trường hợp có thể xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều hơn các sự cố
trên.
Đối với các sự cố trình bày như trên là rất phức tạp, phải dùng các phương pháp khác
nhau, cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để có thể xác định được vị trí sự cố và sửa
chữa một cách chính xác. Người thực hiện phép đo phải thực hiện các bước kiểm tra, phán
đoán sự cố để chọn phương pháp đo phù hợp, tổng hợp theo các bước sau:

- Cô lập cáp khỏi vận hành, tiếp đất.

- Phân tích sự cố và đo điện trở cách điện.

- Định vị sơ bộ sự cố.

- Định tuyến cáp.

- Xác định chính xác điểm sự cố.

- Tiến hành sửa chữa.

- Thí nghiệm sau khi sửa chữa.

- Đóng điện trở lại.

III. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp điện chiếu
sang
1. Nâng cao chất lượng của thiết bị vận hành: Sử dụng các thiết bị có chất lượng vận
hành tốt (lưu ý: thiết bị cũ, vận hành lâu ngày hay thiết bị mới nhưng có chất
lượng thấp vẫn gây ra suất hư hỏng cao) và có tính tự động hóa cao. Lên kế hoạch
và từng bước thay thế các thiết bị có suất hư hỏng cao bằng các thiết bị mới và có
suất hư hỏng thấp.
2. Trong thiết kế, mua sắm, lắp đặt cần sử dụng các vật tư, thiết bị và áp dụng các
giải pháp phù hợp với điều kiện vận hành hệ thống điện nhằm giảm bớt các sự cố
có tác nhân từ bên ngoài, ví dụ như :Sử dụng dây bọc cách điện để ngăn ngừa các
sự cố do tiếp xúc với các vật thể khác.Lắp đặt các chống sét đường dây...
3. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành trên lưới
để ngăn ngừa sự cố chủ quan. Trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho công tác
quản lý vận hành, bảo dưỡng như xe thang, thiết bị kiểm tra phát nóng .Đào tạo để
nâng cao kiến thức và tay nghề cùng tính kỷ luật cho nhân viên vận hành.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 45


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

IV. Các lỗi hỏng hay gặp của động cơ không đồng bộ 3 pha sủ dụng trong nhà
máy.

Động cơ điện 3 pha hoạt động trong điều kiện không thuận lợi như : Điện áp không
ổn định, tải nặng, môi trường bụi và ẩm ướt. v.v…thì tuổi thọ của cuộn dây STATOR
giảm nhanh chóng.

Sau đây là một số sự cố thường gặp của động cơ điện và cách để khắc phục chúng:
Động cơ không thể khởi động
Đây là một trong những sự cố phổ biến nhất của động cơ điện. Sự cố này có thể được
xảy ra do một cầu chì bị ngắt hoặc do sự cố của nguồn cung cấp điện. Để khắc phục vấn đề
này, trước tiên, hãy kiểm tra các nguồn cung cấp điện. Nếu nguồn điện vẫn hoạt động tốt,
hãy làm nguội động cơ và làm sạch các bộ phận của chúng. Bạn có thể sử dụng một máy nén
khí để làm sạch nó. Trong trường hợp động cơ điện vẫn không khởi động ngay cả sau khi đã
được làm sạch và bật lại nguồn điện, hãy xem xét đến việc thay thế chúng.
Động cơ bị quá nóng
Tình trạng quá nóng của động cơ có thể là do hệ thống thông gió lâu ngày không
được bảo trì hoặc nguồn cung cấp không khí làm mát kém. Để khắc phục vấn đề này, hãy
làm sạch các cánh quạt bị bụi bẩn tích tụ. Nếu các hệ thống quạt làm mát vẫn hoạt động tốt,
thì vấn đề có thể xảy ra là do lỗi của động cơ. Khi đó, bạn cần tham khảo ý kiến một người
thợ chuyên nghiệp để sửa chữa hoặc thay thế động cơ.
Động cơ điện hoạt động gây ra tiếng ồn và rung mạnh
Tiếng ồn quá lớn là một dấu hiệu của các sự cố của động cơ điện. Tiếng ồn của động
cơ thường liên quan đến hiện tượng rung của động cơ, nó gây ra hư hỏng cho cuộn dây và
vòng bi. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn thường là do một liên kết trục bị lỗi hay do sự mất cân
bằng trong hệ thống điện hoặc cơ học. Để khắc phục sự cố này, hãy kiểm tra các vòng bi bị
hư hỏng, lắp lỏng và các liên kết trục.
Bảo trì động cơ điện thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các sự cố trên. Một số bước
bảo trì động cơ điện cơ bản bao gồm làm sạch bụi bẩn, bôi trơn các vòng bi và cách điện cho
cuộn dây. Hãy thực hiện chúng bất cứ khi nào cần thiết.
V. Cách kiểm tra cuộn dây động cơ điện 3 pha:
Khi cuộn dây của động cơ điện 3 pha bị ngắn mạch, dưới tác động của dòng điện
ngắn mạch rất lớn, nhanh chóng động cơ điện 3 pha sẽ bốc khói. Sự phát nóng cục bộ sẽ
làm cho một trong số các cuộn dây sẽ bị cháy.
Trường hợp cuộn dây có nhiều vòng thì khi số vòng dây bị chập mạch ít thì động
cơ có thể quay thêm một thời gian ngắn nữa. Ngay lúc này thì động cơ điện có tiếng ù rất
lớn, dòng điện 3 pha không cân bằng, tốc độ quay giảm, có hiện tượng nóng cục bộ.
Ngừng, tháo động cơ điện ra:

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 46


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra bên ngoài: khi tháo động cơ điện ra thì thấy chổ cách điện bị cháy xém, ngửi
thấy mùi khét, khi dùng tay sờ thấy được chổ chập mạch rất nóng.
- Dùng Mega-ohm đo điện trở cách điện giữa hai cuộn dây pha bất kỳ. Nếu điện trở cách
điện gần như bằng 0 thì chứng tỏ hai pha đã chạm điện.
- Dùng VOM để thang đo X1, X10, X100 nếu đo các đầu đều lên 0 là hư. Còn nếu là
động cơ 1 pha vì có 2 cuộn riêng biệt đo từng cuộn có giá trị nào khác 0 thì còn được, 3
pha thì đo 3 cuộn.
- Với động cơ 3 pha roto lồng sóc bác tách các đầu dây riêng ra, dùng VOM (điện tử càng
tốt) đo điện trở (R) từng cuộn , kết quả 3 cuộn tương đương nhau là ok (động cơ lớn khi
đo điện trở (R) nó cho kết quả bằng 0 vì vậy phải dùng đồng hồ Mili Ohm, Micro Ohm
kế hoặc dùng phương pháp Volt/ampere mới đo được), sau đó dùng mêgaohm đo cách
điện giữa 3 cuộn dây với nhau và 3 cuộn với vỏ, kết quả không nhỏ hơn 0,5 Mega Ohm
là ok.

Sửa chữa :
Sự cố chập mạch của cuộn dây phần lớn là do bị bung mối hàn ở đệm cách điện
tam giác giữa các cuộn pha gây ra. Có thể dùng dòng điện hoặc máy sấy tóc làm cho lớp
sơn tẩm cuộn dây bị mềm đi. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dùng tách vòng dây có sự cố ở
đầu cuộn dây để sửa chữa, tẩm sấy chất cách điện mới và tăng thêm đệm lót vào chổ chập
mạch.
Động cơ điện 3 pha bị hỏng cách điện
Phần lớn sự cố trong động cơ điện là xảy ra là do hỏng cách điện của cuộn dây
stator và dây quấn.
Hiện tượng :
Động cơ điện 3 pha đang làm việc thì có mùi khét, có khói bốc lên kèm theo động
cơ điện nóng dữ dội. Đó là cách điện cuộn dây của động cơ điện bị hỏng gây ra chạm
mạch bối dây với vỏ hoặc giữa các bối dây pha với nhau, chạm chập vòng dây trong một
bối dây.
Nguyên nhân:
Cách điện bị ẩm ướt.
Cuộn dây bị bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bụi kim loại.
Va chạm cơ học làm xước cách điện bối dây.
Trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn cách điện như : Axit, kiềm.
Động cơ điện bị quá tải lâu dài làm cho cách điện bị dòn.
Lão hóa lớp cách điện.

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 47


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kiểm tra phát hiện và sửa chữa :

Trường hợp cuộn dây bị ẩm.


Kiểm tra bằng Mega ohm. Chú ý khi dùng Mega ohm :
Động cơ điện sử dụng điện áp định mức tới 500 V thì dùng ohm kế 500 V.
Động cơ điện sử dụng điện áp cao (tới 6.000 V) thì dùng ohm kế từ 1.000 V- 2.500 V.
Khi đo điện trở cách điện giữa pha với vỏ và pha với pha nhỏ hơn 0.4 Mega ohm và thấp
hơn 0.5 Mega ohm đối với cuộn dây rotor của động cơ điện ruột quấn thì cách điện của
động cơ điện bị ẩm cần sấy lại cuộn dây.
Dùng khí nén (áp suất nhỏ hơn 4 kg/cm2) thổi sạch bụi. Khi thổi có thể tháo rời rotor ra
khỏi stator để tiện kiểm tra có các vết xước hỏng cách điện do va chạm cơ học. Tùy theo
mức độ nặng hay nhẹ để quyết định quét lớp sơn cách điện hoặc tẩm lại cuộn dây.
Trường hợp đã xác định là không có chạm chập pha với vỏ hoặc pha với pha mà động cơ
điện vẫn có hiện tượng kêu và quá nóng cục bộ. Khi đo dòng điện 3 pha thấy mất cân
bằng ngay cả khi không tải. Đây là nguyên do chạm chập vòng dây.
Trường hợp bị bụi bẩn :
Có nhiều cách như :
Bằng đèn điện, bằng khí nóng, tẩm sơn bằng cách dội hoặc quét.v.v...
Hiện đại như : Tẩm sấy trong lò chân không có áp lực.
Thực tế trong sửa chữa người ta thường dùng : Dòng điện chạy trực tiếp trong cuộn dây
của động cơ điện, sấy bằng dòng cảm ứng gián tiếp,v.v...

___________________________________________________________________________

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 48


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, em nhận thấy thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế là
một giai đoạn hết sức quan trọng nhất là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Được sự quan tâm
giúp đỡ, chỉ dạy nhiệt tình của thầy giáo “Nguyễn Quang Huy và anh chị cán bộ kỹ thuật
trong công ty Doo Jung Việt Nam” đã giúp đỡ em nắm bắt được thực tế, cũng cố hoàn thiện
kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình
hình thực tế công tác.
Dưới góc độ là sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá chung
và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác lăp đặt, sửa chữa các dụng cụ chiếu
sáng dựa trên cơ sở những ưu, nhược điểm. Từ đó, đề xuất ,một số ý kiến, nguyện vọng nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác.
Tuy vậy, do khả năng và trình độ có hạn, thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm
thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thưc tập của em không thể tránh khỏi những sai sót
nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý kịp thời của thầy giáo, để báo cáo của em
được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo “Nguyễn Quang Huy và anh, chị cán
bộ kỹ thuật công ty Doo Jung Việt Nam”đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày 04 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Tuấn Thịnh

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 49


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Về thái độ, ý thức của sinh viên:


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Về đạo đức, tác phong:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Về năng lực chuyên môn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Kết luận :
Nhận xét: ………………………………………………………………………
5. Đánh giá bằng điểm: ( /10 ) Điểm bằng chữ: .......... / Mười

…………….., ngày tháng năm ……


Giảng viên hướng dẫn

SV: LÊ TUẤN THỊNH – MSV:0934040010 Page 50

You might also like