You are on page 1of 167

ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.

HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

GIỚI THIỆU

Giáo trình giải tích Mạng và Mô Phỏng Trên Máy Tính được biên soạn nhằm trang bị cho
sinh viên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Công Nghiệp, Mạng - Thiết bị và Nhà Máy
Điện và các ngành liên quan nhữg kiến thức cơ bản về lập mô hình và các phần tử trong hệ thống
điện, mô hình chế độ hệ thống, các phương pháp giải tích mạng điện và phương pháp mô hình
hoá và mô phỏng hệ thống điện trên máy tính. Giáo trình gồm 5 chương :
 Chương I : Giới thiệu chung về cấu trúc hệ thống điện trên quan điểm quản lý và
vận hành, các dạng chế độ của hệ thống, các dạng và các bước giải bài toán nghiên
cứu hệ thống điện.
 Chương II : Trình bày mô hình các phần tử trong hệ thống điện.
 Chương III : Đề cập đến mục đích, yêu cầu, sơ đồ và số liệu tính toán chế độ xác
lập lưới phân phối.
 Chương IV : Trình bày mô hình các phần tử của hệ thống điện và phương pháp tính
toán chế độ xác lập của lưới phân phối.
 Chương V : Giới thiệu một số phần mềm mô phỏng ứng dụng trong hệ thống điện.
Phụ lục 1 : Giới thiệu tổng quan về Matlab.
Phụ lục 2 : Bài giải các bài tập Chương IV.
Giáo trình do TS. Quyền Huy Ánh biên soạn theo sự phân công của bộ môn Điện Công
Nghiệp - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở tham khảo các
tài liệu của một số tác giả trong và ngoài nước và tài liệu từ Internet.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Điện Công Nghiệp - Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh theo địa chỉ : 01 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí
Minh, Tel: 08-8972455, Email: anhqh@hcmute.edu.vn hay anhspkt@yahoo.com.

TS. Quyền Huy Ánh 1


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

CHƯƠNG I
CÁC BÀI TOÁN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN

1.1. Khái niệm chung về hệ thống điện và lưới điện

Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết
bị khác (thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển, thiết bị đo lường và bảo vệ, thiết bị bù,…) được
liên kết với nhau thành một hệ thống với chức năng sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ
điện năng. Điện năng cung cấp cho các hộ phụ tải phải đảm bảo chất lượng điện năng và độ tin
cậy cung cấp điện với chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối điện thấp nhất.
1. Quản lý
Cơ quan quản lý hệ thống điện Việt Nam là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Sơ đồ
tổ chức công ty trình bày ở Hình 1.

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức EVN


2. Nguồn điện
a. Thuỷ điện
TS. Quyền Huy Ánh 2
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
 Thuỷ điện cột nước thấp : Hoà Bình, Thác Bà, Trị An.
 Thuỷ điện cột nước cao : Thác Mơ, Đa Nhim, Vĩnh Sơn.
Các nhà máy thuỷ điện có mức độ tự động hoá, thiết bị, công nghệ khác nhau. Có nhà máy đã
tự động hoá cao như Vĩnh Sơn, cũng có nhà máy sử dụng hệ thống điều khiển kích từ thuộc loại
hiện đại nhất trên thế giới như Hoà Bình. Bên cạnh đó, có nhiều nhà máy có các thiết bị của năm
60. Trong tương lai, các nhà máy với hệ thống điều khiển lạc hậu sẽ được nâng cấp thay thế bằng
các thiết bị hiện đại được chế tạo ở các nước tiên tiến.

b. Nhiệt điện
 Nhiệt điện than: lo phun than, tuabin cao áp. Riêng nhà máy Ninh Bình là tuabin trung
áp.
 Nhiệt điện dầu : công suất nhỏ, lò hơi trung áp. Các thiết bị của nhiệt điện than và dầu đã
lạc hậu, vận hành quá lâu, cần cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá.

c. Tuabin khí
Các tổ máy chủ yếu từ thế hệ F5 – F9. Nhà máy điện Phú Mỹ mới xây dựng có mức độ công
nghệ cao của thế giới. Đến nay tất cả các nhà máy mới có cá tổ tuabin khí, EVN đang triển khai
xây dựng các lò thu hồi nhiệt và tuabin hơi để tạo thành các cụm tuabin khí hỗn hợp để nâng cao
hiệu suất.
Bảng 1.1 Công suất thiết kế của các nhà máy điện và các nhà máy nhiệt điện (2003)
Tên nhà máy Công suất thiết kế (MW)
Nhà máy thuỷ điện 4154
Hoà Bình 1920
Thác Bà 120
Trị An 420
Đa Nhim – Sông Pha 167
Thác Mơ 150
Vĩnh Sơn 66
Ialy 720
Sông Hinh 70
Hàm Thuận – Đa Nhim 475
Thuỷ điện nhỏ 46
Nhà máy nhiệt điện than 1245
Phả Lại 1 440
Phả Lại 2 600
Uông Bí 105
Ninh Bình 100
Nhà máy nhiệt điện dầu (FO) 198
Thủ Đức 165
Cần Thơ 33
Tuabin khí (Khí + dầu) 2489
Bà Rịa 389
Phú Mỹ 2 -1 732
Thủ Đức 1090
Cần Thơ 128
Phú Mỹ 1 150
Diezen 288
TS. Quyền Huy Ánh 3
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Tổng công suất phát 8374
Bảng 1.2 Sản lượng điện sản xuất theo nguồn
Sản lượng điện sản xuất (triệu kWh)
Nguồn
2002 2003
Thuỷ điện 18.198 18.971
Nhiệt điện than 4.881 7.223
Nhiệt điện dầu (FO) 1.019 891
Tuabin khí (khí + đầu) 9.502 12.131
Diezel 92 45
IPP 20109 1.564
Tổng cộng 35.801 40.825

Hình 1.2. Tỷ lệ các thành phần phát điện năm 2002 và 2003
3. Lưới điện
a. Lưới điện cao thế
Hệ thống truyền tải Việt Nam bao gồm ba cấp điện áp: 500kV, 220kV và 110kV, được quản
lý và vận hành bởi bốn công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4 được phân chia theo khu vực địa lý.
Phạm vi quản lý của bốn công ty truyền tải (CTTĐ) được mô tả trong Bảng 1.3.

Bảng 1.3 Hệ thống truyền tải của EVN


CTTĐ 1 CTTĐ 2 CTTĐ 3 CTTĐ 4
Tổng chiều dài ĐZ 500kV (km) 406 586 355 183
Tổng chiều dài ĐZ 220kV (km) 1934 288 548 1879
Tổng chiều dài ĐZ 110kV (km) 15 736 1016 1311
Trạm biến áp 500kV Hà Tĩnh Đà Nẵng Pleiku Phú Lâm
Tổng dung lượng lắp đặt các TBA
450 450 450 1800
500kV (MVA)
Tổng số trạm 220kV 20 4 3 13
Tổng dung lượng lắp đặt các TBA
4000 376 501 4200
220kV (MVA)
Tổng số trạm 110kV 7 19 17 16
Tổng dung lượng lắp đặt các TBA
471 741 599 812
110kV (MVA)

b. Lưới phân phối

TS. Quyền Huy Ánh 4


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Do điều kiện lịch sử để lại, hiện nay, hệ thống lưới điện phân phối của Việt Nam bao gồm
nhiều cấp điện áp khác nhau, cả ở thành thị và nông thôn, do tám công ty điện lực thuộc EVN
quản lý.
Bảng 1.3 Lưới điện phân phối hệ thống điện Việt Nam
Khối lượng
Đường dây trung áp (km) 96.682.2
Đường dây hạ áp (km) 85.980
Trạm biến áp trung gian (MVA) 3.523
Trạm biến áp phân phối (MVA) 21.807

Bảng 1.4 Hệ thống phân phối theo phạm vi quản lý của các công ty điện lực (PC)
PC
Khối lượng PC Hà PC PC Hải PC Ninh
PC1 PC2 PC3 Đồng
quản lý Nội HCM Phòng Bình
Nai
Đường dây
44909 23790 20223 2312 4108 1876 2674 1306
trung thế (km)
Đường dây hạ
30664 42768 14743 8969 7198 1570 2961 326
thế (km)
Trạm biến áp
trung gian 1618 364 1063 187 44 260867 42 85
(MVA)
Trạm biến áp
phân phối 6123 5694 2814 2535 5349 1305 255
(MVA)

TS. Quyền Huy Ánh 5


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình1.3 Bản đồ phân vùng quản lý của các công ty điện lực
4. Điều độ

Hệ thống điện quốc gia được hình thành trên cơ sở thống nhất hệ thống điện các miền với
xương sống là đường dây truyền tải điện 500kV Bắc-Nam. Việc điều hành hệ thống điện quốc
gia được chia thành ba cấp điều độ:
 Điều độ HTĐ quốc gia
 Điều độ HTĐ miền (Bắc, Trung, Nam)
 Điều độ lưới điện phân phối
Trên cơ sở phân cấp này, hệ thống điều độ được tổ chức thành các trung tâm điều độ tương
ứng.
PHÂN CẤP QUYỀN ĐIỀU QUYỀN KIỂM
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
ĐIỀU ĐỘ KHIỂN TRA

TS. Quyền Huy Ánh 6


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
- Các NMĐ lớn. - Các nhà máy
- Hệ thống điện điện không thuộc
CƠ QUAN TRUNG TÂM
500kV. quyền điều khiển.
ĐIỀU ĐỘ
- Tần số hệ thống - Lưới điện 220kV
ĐIỀU ĐỘ - Điện áp các nút - Trạm phân phối
QUỐC GIA
chính. NMĐ lớn.
- Đường dây nối
NMĐ với HTĐ.

-Các NMĐ đã -Các trạm, ĐD


được phân cấp phân phối 110-
TRUNG TRUNG TRUNG theo quy định 66kV phân cấp
TÂM ĐIỀU TÂM ĐIỀU TÂM ĐIỀU riêng. cho điều độ lưới
ĐỘ MIỀN ĐỘ MIỀN ĐỘ MIỀN
TRUNG
-Lưới điện truyền điện phân phối
ĐIỀU ĐỘ BẮC (A1) NAM (A3)
MIỀN (A2) tải 220-110-66kV điều khiển.
-Công suất vô -Các hộ sử dụng
công NMĐ điện quan trọng
-Các NMĐ nhỏ, trong lưới điện
các trạm Diezel, phân phối
bù trong miền
-ĐIỀU ĐỘ -CÁC ĐIỀU -ĐIỀU ĐỘ -Các trạm, ĐD -Các trạm, đường
CTĐL HÀ ĐỘ ĐIỆN CTĐL TP. phân phối 110- dây phân phối
NỘI. LỰC TỈNH/ HỒ CHÍ 66kV phân cấp của khách hàng
-ĐIỀU ĐỘ THÀNH MINH. cho điều độ lưới điều khiển.
CTĐL PHỐ MIỀN -ĐIỀU ĐỘ điện phân phối
ĐIỀU ĐỘ HẢI TRUNG CTĐL điều khiển.
LƯỚI ĐIỆN PHÒNG. ĐỒNG NAI.
PHÂN
-Lưới điện phân
-CÁC ĐIỀU -CÁC ĐIỀU
PHỐI ĐỘ ĐIỆN ĐỘ ĐL.
phối.
LỰC TỈNH/ -Các trạm thuỷ
THÀNH điện nhỏ, các trạm
PHỐ diezel, trạm bù
trong lưới điện
phân phối.
Hình 1.4. Sơ đồ phân cấp điều độ hệ thống điện
5. Sản lượng điện
Sản lượng điện của hệ thống điện của Việt Nam qua các năm 2001 – 2006 trình bày ở Hình
1.5

TS. Quyền Huy Ánh 7


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 1.5. Sản lượng điện trong các năm 2001 – 2006
6. Quy hoạch phát triển
a. Về nhu cầu phụ tải
Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của
nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt sản lượng
từ 45 đến 50 tỷ kWh, dự báo năm 2010 đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản
lượng từ 160 – 200 tỷ kWh.
b. Về phát triển nguồn điện

Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nói trên, đảm bảo cung cấp điện an toàn,
chất lượng ổn định, hiệu quả, hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác tối đa nguồn năng
lượng có hiệu quả kinh tế như: thuỷ điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, các dạng
năng lượng mới…kết hợp với từng bước trao đổi điện hợp lý với các nước trong khu vực. Ưu
tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất
điện. Phát triển thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời…cho các khu vực xa lưới điện, miền núi,
biên giới, hải đảo.
Việc cân đối nguồn điện phải tính các phương án xây dựng với đầu tư chiều sâu và đổi mới
công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ điện
hiện đại đối với các nhà máy điện mới.
 Kết hợp với các nguồn điện đầu tư theo hình thức xây dựng nhà máy điện độc lập (IPPs),
nhà máy điện BOT, liên doanh và trao đổi điện với các nước láng giềng…để đáp ứng điện
cho từng khu vực và cho cả hệ thống điện.
 Tổng công suất các dự án được đầu tư theo hình thức BOT, IPPs, liên doanh…có nguồn
vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ không quá 20% công suất cực đại của hệ thống.
Cơ cấu nguồn điện phải tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nguồn
nguyên liệu, đảm bảo hiệu quả khai thác của hệ thống và đặc điểm của từng địa phương để chủ
động cung cấp điện theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân trong mùa
khô và mùa mưa, kể cả năm thuỷ điện ít nước, giờ cao điểm và giờ thấp điểm, đáp ứng nguồn
nước phục vụ nông nghiệp và tham gia chống lũ khi cần thiết.
 Đẩy mạnh các công trình nguồn điện theo kế hoạch và tiến độ đề ra.

TS. Quyền Huy Ánh 8


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
 Công suất, địa điểm và thời gian xây dựng các công trình nguồn điện sẽ được cấp có thẩm
quyền quyết định khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của từng dự án cụ thể.
c. Về phát triển lưới điện
Xây dựng lưới điện từ cao thế xuống hạ thế phải đồng bộ với nguồn điện. Khắc phục tình
trạng lưới điện không an toàn, lạc hậu, chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay.
d. Về cấp điện cho nông thôn miền núi
Đề ra các phương án giải quyết điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,
trong đó kién nghị các cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả. Đề án cần phân loại các vùng
cấp điện từ hệ thống điện quốc gia và các vùng cấp điện tại chỗ bằng các nguồn điện diezel, điện
gió, điện mặt trời, thuỷ điện nhỏ, địa nhiệt…Đối với vùng cấp điện từ hệ thống điện quốc gia
nhưng có thể phát triển nguồn tại chỗ có hiệu quả thì cần xem xét để phát triển các nguồn điện
này.
e. Về nguồn vốn đầu tư
Tổng công ty điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đáp ứng cho phát triển kinh tế, xã hội và
sinh hoạt của nhân dân. Tổng công ty điện lực Việt Nam được huy động mọi nguồn vốn để đầu
tư các công trình nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả (Vay vốn ODA, vay vốn tín dụng
trong và ngoài nước, vay tín dụng xuất nhập khẩu của người cung cấp thiết bị, vay vốn thiết bị
trả bằng hàng…) và tiếp tục thực hiện cơ chế Trung ương, địa phương, nhà nước và nhân dân
cùng làm để phát triển lưới điện nông thôn.
Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn và
lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: Nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng – xây dựng
- vận hành - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng – xây dựng –
chuyển giao - vận hành (BTO), liên doanh, Công ty cổ phần …
f. Về cơ cấu tài chính
Cho phép Tổng Công ty điện lực Việt Nam được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm đây
là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện.
Thực hiện tiến trình điều chỉnh giá điện hợp lý.
g. Về đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện
Tổng Công ty điện lực Việt Nam tiếp xúc xắp xếp cơ cấu tổ chức cải cách thủ tục hành
chính, phân cấp đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển điện
lực trong thời gian tới.
Tổng Công ty điện lực Việt Nam đầu tư đẩy mạnh ngành công nghệ chế tạo thiết bị điện
trong nước, trước hết tập trung chế tạo thiết bị trọn bộ cho lưới trung thế và hạ thế; tiến tới chế
tạo thiết bị trọn bộ cho lưới 110kV – 220kV, giảm dần thiết bị nhập từ nước ngoài.
Bộ công nghiệp, các ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và có các
quy định cụ thể theo thẩm quyền để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh điện
đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của đất nước.

1.2. Hoạt động của hệ thống


1. Chế độ làm việc và cân bằng công suất của hệ thống điện

TS. Quyền Huy Ánh 9


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Khi hệ thống điện hoạt động, tập hợp các quá trình xảy ra trong hệ thống điện (hay trong một
phần của hệ thống điện) và trạng thái xác định của nó trong một thời điểm hay trong một khoảng
thời gian nhất định được gọi là chế độ của hệ thống điện.
Chế độ của hệ thống điện được đặt trưng bằng các thông số chế độ, đó là: công suất tác dụng
P, công suất phản kháng Q, điện áp U, góc pha của điện áp θ, dòng điện I tại mọi thời điểm của
hệ thống điện. Các thông số này thay đổi theo thời gian theo sự thay đổi của nhu cầu phụ tải và
do các sự kiện bất thường khác như: ngắn mạch, hỏng hóc máy phát, đường dây tải điện,…
Chế độ xác lập là chế độ làm việc bình thường của hệ thống điện, trong đó các thông số chế
độ coi như không đổi.
Chế độ quá độ là chế độ trong đó các thông số chế độ biến đổi nhanh và mạnh. Chế độ quá
độ bình thường là chế độ xảy ra khi nhu cầu phụ tải biến đổi nhanh, còn chế độ quá độ sự cố là
chế độ xảy ra khi xuất hiện sự cố trong hệ thống điện. Sự cố này được nhanh chóng cô lập khỏi
hệ thống điện bởi hệ thống bảo vệ rơ le và tự động hoá nhằm bảo vệ thiết bị và chế độ làm việc
bình thường của các phần còn lại của hệ thống điện.
Do điện năng có đặc điểm là không thể dự trữ được nên tại mọi thời điểm vận hành phải luôn
đảm bảo điều kiện cân bằng công suất tác dụng và công suất phản kháng. Tần số là thước đo cân
bằng công suất tác dụng, còn điện áp là thước đo cân bằng công suất phản kháng.
Cân bằng công suất là điều kiện cần của chế độ xác lập, còn điều kiện đủ là điều kiện ổn định
tĩnh.
Khi làm việc bình thường, tốc độ quay điện của các máy phát điện bằng nhau ( bằng tốc độ
đồng bộ 2.50) và chúng có gia tốc như nhau (tức là cùng tăng hay cùng giảm khi có biến đổi
cân bằng công suất). Đây gọi là chế độ làm việc đồng bộ giữa các máy phát trong hệ thống điện.
Tuy nhiên, trong thực tế vận hành hệ thống điện luôn bị các dao động nhỏ, đó là sự biến đổi nhỏ
cân bằng công suất tác dụng. Các doa động này tác động lên cân bằng công suất cơ-điện ở trục
turbin của các tổ máy phát, làm cho tốc độ cơ học của turbin thay đổi. Nếu sau khi bị kích động
bởi dao động này, máy phát có khả năng hồi phục lại chế độ ban đầu thì máy phát có khả năng
ổn định tĩnh. Khả năng ổn định tĩnh của hệ thống điện phụ thuộc vào cấu trúc của nó và chế độ
làm việc. Hệ thống điện phải có độ dự trữ ổn định nhất định, nghĩa là công suất tải thực cực đại
trên một đường dây phải nhỏ hơn công suất cực đại mà đường dây có thể tải được theo điều kiện
ổn định tĩnh một khoảng ít nhất bằng độ dự trữ ổn định tĩnh.
Khi xuất hiện ngắn mạch trong hệ thống điện, cân bằng công suất biến đổi rất lớn và đột ngột
(gọi là dao động lớn). Nếu hệ thống điện trong trường hợp này vẫn phục hồi được chế độ ban đầu
thì hệ thống điện có khả năng ổn định động. Ổn định động, được đảm bảo nhờ cấu trúc hợp lý
của hệ thống, có tác dộng của hệ thống bảo vệ rơ le tác động nhanh và các thiết bị tự động
chống sự cố khác. Ổn định động là điều kiện làm việc lâu dài của hệ thống điện. Ổn định đóng
vai trò rất quan trọng vì nếu mất ổn định sẽ làm tan rã hệ thống điện (tất cả các tổ máy ngừng
hoạt động) và gây thiệt hại rất lớn về mọi mặt.
2. Mục đích hoạt động
Mục đích hoạt động của hệ thống điện là đảm bảo nhu cầu điện năng với chất lượng cao ngày
càng tăng của các hộ tiêu thụ, đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao cho bản thân ngành điện.
Mục đích này cần được quán triệt trong mọi hoạt động của hệ thống điện tử khâu qui hoạch
đến thiết kế vận hành.
Trong qui hoạch hệ thống điện, cần tìm được phương án phát triển tốt nhất cho giá thành sản
xuất, truyền tải và phân phối thấp nhất, xét trong thời gian dài.
TS. Quyền Huy Ánh 10
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Trong thiết kế phải tìm được giải pháp kỹ thuật tối ưu, thoả mãn mọi yêu cầu kỹ thuật nhưng
có giá thành hợp lý và tạo được điều kiện thuận lợi cho vận hành sau này.
Trong vận hành cần tổ chức tốt quản lý kỹ thuật, giám sát, điều khiển hoạt động của hệ thống
điện và lưới điện sao cho chất lượng điện năng và độ tin cậy cao, chi phí vận hành bao gồm: chi
phí nhiên liệu, tổn thất công suất và điện năng, chi phí sửa chữa khắc phục sự cố, chi phí bảo
quản,…nhỏ nhất. Kịp thời phát hiện các bất hợp lý về kinh tế và kỹ thuật mới phát sinh do tăng
phụ tải hay do thiết kế bị già hoá để có các biện pháp hoàn thiện lưới điện.
1.3. Các bài toán nghiên cứu hệ thống điện
Trong lĩnh vực tính toán phân tích hệ thống điện, theo đặc tính của bài toán kỹ thuật, có các
loại bài toán chính như sau:
Tìm thông số mạng bao gồm: xây dựng ma trận hệ số phương trình trạng thái xác lập của mạng,
các thông số tổng quát mạch thụ động như: tổng trở riêng và tương hỗ, điện dẫn,…
1. Giải tích chế độ xác lập của mạng khi cho thông số mạng phụ tải và nguồn. Các tính toán
này bao gồm tính toán chế độ làm việc (xác định phân bố vòng, áp phân bố công suất trong lưới
bằng cách giải các hệ phương trình chế độ xác lập), kể và không kể đến giới hạn điện áp, khả
năng tải của đường dây, chế độ bất đối xứng tạm thời và chế độ sự cố.
2. Tính toán quá trình quá độ trong mạng và thiết bị, bao gồm tính toán quá trình theo các
yêu cầu định trước, qui định cho thiết bị bảo vệ và tự động hoá, tính toán quá trình trong động cơ
đồng bộ với tốc độ không đổi, …
3. Tính toán ngắn mạch đối xứng và không đối xứng trong hệ thống điện để kiểm tra ổn định
động và ổn định nhiệt các phần tử hệ thống, cũng như xác định trị số đặt và độ nhạy của bảo vệ
rơ le khi xuất hiện sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện.
4. Tính toán chế độ đường dây dài thông số rải (đường dây siêu cao áp có chiều dài trên
300km) nhằm xác định phân bố áp dọc đường dây. Từ đó, định ra các biện pháp khắc phục các
hiện tượng như: điện kháng đường dây siêu áp có giá trị lớn làm giảm điện áp trong chế độ tải
cực đại và dẫn đến giảm độ ổn định tĩnh giữa các nhà máy điện và hệ thống điện hay giữa các
phần của hệ thống điện với nhau; ở chế độ tải cực tiểu hay không tải, công suất phản kháng do
đường dây này sinh ra có thể làm cho điện áp cuối đường dây tăng cao quá mức và phân bố điện
áp dọc đường dây không đều, gây nên nguy cơ tự kích thích máy phát.
5. Tính toán quá trình quá độ điện từ trong HTĐ bao gồm tính toán chuyển động của roto
máy phát đồng bộ, trong điều kiện tính và không tính đến tác động điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh
kích từ, tính toán chế độ khởi động không đồng bộ, đồng bộ hoá.
6. Tính toán ổn định tĩnh khi xuất hiện các dao động nhỏ (tăng tải, giảm áp,…) và ổn định
động khi xuất hiện các dao động lớn (ngắn mạch) trong hệ thống điện.
7. Tối ưu hoá chế độ vận hành HTĐ khi cho trước thành phần của các nhà máy. Ở đây, cần
xây dựng chương trình tối ưu hoá chế độ theo công suất tác dụng hay công suất phản kháng,
chương trình tối ưu hoá có kể đến tác dụng tương hỗ giữa phân boó công suất tác dụng và phản
kháng có kể đến các điều kiện ràng buộc.

8. Tối ưu hoá chế độ cùng một lúc với tối ưu hoá thành phần các nhà máy.
9. Dự báo và quy hoạch chế độ trong thời gian dài.

TS. Quyền Huy Ánh 11


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
10. Quy hoạch phát triển HTĐ bao gồm dự báo nhu cầu điện năng, tối ưu hoá phân bố thiết
bị điện và mạng điện.
Trong các bài toán nêu trên bài toán 1 và bài toán 2 là các bài toán cơ sở vì kết quả của các
bài toán này là số liệu ban đầu để giải các bài toán khác. Trong phạm vi của giáo trình này sẽ tập
trung giới thiệu hai bài toán này.
1.4. Các bước xây dựng chương trình giải bài toán nghiên cứu hệ thống điện
Hiện nay, việc giải các bài toán nghiên cứu hệ thống điện đều được thực hiện với sự trợ giúp
của máy tính do: các chương trình giải có tốc độ giải nhanh, tính tiện ích cao và đặc biệt có thể
tích hợp với các chức năng thu thập, giám sát và điều khiển hệ thống (SCADA). Về mặt nguyên
tắc, các chương trình giải toán được xây dựng tuân theo các bước cơ bản sau:
1. Thành lập các mô hình toán học, với yêu cầu phản ánh một cách tương đối đầy đủ các quá
trình nghiên cứu, và mang tính khả thi. Các bước xây dựng mô hình toán học bao gồm:
 Xác định mục đích, yêu cầu của mô hình.
 Xây dựng mô hình thay thế các phần tử hệ thống điện với độ phức tạp phụ thuộc yêu
cầu cụ thể.
 Xây dựng cấu trúc của hệ thống điện trên cơ sở nối kết các phần tử của hệ thống.
 Xây dựng tập thông số chế độ.
2. Xây dựng hay lựa chọn phương pháp giải.
3. Xây dựng thuật toán giải chi tiết.
4. Chọn ngôn ngữ thảo chương phù hợp.
5. Xây dựng giao diện người – máy tạo tính tiện ích cho chương trình.

CHƯƠNG II

TS. Quyền Huy Ánh 12


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

MÔ HÌNH CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1. Mô hình các phần tử thụ động


1. Đường dây
Tất cả các đường dây truyền tải trong hệ thống điện đều được đặc trưng bởi các thông số như:
điện trở, điện kháng, điện dung và điện dẫn. Điện kháng và điện dung là do ảnh hưởng của từ
trường và điện trường xung quanh dây dẫn. Những thông số này cần thiết để phát triển mô hình
đường dây truyền tải sử dụng trong phân tích hệ thống điện. Điện dẫn shunt giải thích dòng rò
chảy qua cách điện và ion hoá không khí. Dòng rò không đáng kể so với dòng trên đường dây
truyền tải, do đó có thể bỏ qua.
Tính toán chính xác mức độ ảnh hưởng của các thông số đường dây khá phức tạp nên trong
thực tế tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác của mô hình và mục đích nghiên cứu mà có thể sử
dụng mô hình đường dây hình  hay mô hình đường dây thông số rải.
a. Mô hình đường dây hình  : đối với các đường dây điện áp 110 kV và lớn hơn có chiều dài
l≤ 250 -300 km thường không xét đến sự phân bố đều của các thông số, đồng thời có thể sử dụng
các thông số tập trung là điện trở tác dụng, cảm kháng, điện dẫn tác dụng và dung dẫn của đường
dây trong khi phân tích chế độ xác lập của mạng điện. Tiện lợi nhất là dùng sơ đồ thay thế hình 
(Hình 2.1.a) gồm có tổng trở Z và tổng dẫn Y. Trong đó tổng trở Z = r1 + jx1 đặt tập trung ở giữa,
còn tổng dẫn Y = g1 + jb1 được chia thành hai phần bằng nhau và đặt ở hai đầu đường dây.
Z1  r1  jx1  (r0  jx0 ).l
 (2.1)
Y1  g1  jb1  ( g 0  jb0 ).l
Ở đây: r1, x1, g1 và b1 lần lượt là điện trở, cảm kháng, điện dẫn và dung dẫn của đường dây ();
r0, x0, g0 và b0 lần lượt là điện trở, cảm kháng, điện dẫn và dung dẫn ở một đơn vị chiều dài
(/km); l là chiều dài dây dẫn (km). Số liệu định hướng cho x0 và b0 trình bày ở Bảng 2.1.

Hình 2.1 Mô hình đường dây thông số tập trung


Mô hình hình  chỉ giới hạn mô phỏng một số trạng thái như chế độ xác lập, được sử dụng để
phân tích đáp ứng tần số. Để tăng mức độ chính xác của mô hình có thể sử dụng nhiều mô hình
phân đoạn đường dây hình  nối tiếp nhau (Hình 2.2), số lượng phân đoạn được xác định phụ
thuộc vào phạm vi dao động của tần số.

TS. Quyền Huy Ánh 13


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Bảng 2.1. Số liệu dịnh hướng cho x0 và b0
Điện áp, kV x0 /km b0 10-6, 1/km Q0 kVar/km

22 - Trên không 0.4 2.8


- Cáp 0.11 100

35 - Trên không 0.40 2.75


- Cáp 0.125 100

110 - Trên không 0.04 2.75 35


- Cáp 0.17 140

220 - Trên không 0.04 (1 sợi) 2.70 140


0.32 (2 sợi) 3.70 190
- Cáp 0.14

500 - Trên không 0.29 3.8 950

Để có thể mô hình đường dây hình  chính xác nhất, khoảng dao động tần số cực đại fmax được
cho bởi công thức sau:
Nv
f max  (2.2)
8l
Trong đó : N là số lượng mô hình phân đoạn đường dây hình  nối tiếp; v là tốc độ truyền sóng
(km/s) và l là chiều dài đường dây (km).
l
v (2.3)
L.C
Ở đây, L là điện kháng trên một đơn vị chiều dài (H/km); C là điện dung trên một đơn vị chiều
dài (F/km).

Hình 2.2. Mô hình đường dây với nhiều phân đoạn hình 

Đối với mạng điện khu vực điện áp (110÷220 kV) do đã chú ý đến tiết diện tối thiểu hạn chế
vầng quang điện, trên sơ đồ thay thế thường bỏ qua thông số điện dẫn g1 (Hình 2.1.b). Còn mạng
điện địa phương chiều dài đường dây không vượt quá 80km và điện áp đường dây không vượt
quá 69kV đã bỏ qua tổng dẫn nên sơ đồ thay thế cho ở Hình 2.1.c. Riêng đối với đường dây cáp
điện áp Udd từ (6÷10) kV và thấp hơn cũng như đối với mạng điện một chiều (x0=0, b0=0) nên sơ
đồ thay thế là thuần trở (Hình 2.1.d)

TS. Quyền Huy Ánh 14


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
b. Mô hình đường dây thông số rải: mô hình này chỉ cần thiết trong khi tính chế độ xác lập của
các đường dây siêu cao áp (Udd ≥ 330 kV) có chiều dài lớn hơn 250 – 300km và có thể mô phỏng
nhiều trạng thái hoạt động của đường dây đặc biệt là hiện tượng truyền sóng và phản xạ sóng.

Mô hình này sử dụng thực tế để xác định số lượng các modul tương đương ( mỗi modul được
mô tả bởi công thức e+Zi) trên đường dây truyền tải. Ở đây e là điện áp trên đường dây và I là
dòng điện chạy trên đường dây. Điện áp và đòng điện đó được xuất phát từ một đầu của đường
dây và truyền trên đường dây đến cuối đường dây, thời gian truyền hết đường dây là τ = l/v (với l
là chiều dài đường dây). Tại cuối đường dây, sóng dòng và áp sẽ bị phản xạ trở lại.

Hình 2.3. Mô hình đường dây thông số rải với n phân đoạn hình 

Để thuận tiện trong tính toán, mô hình đường dây thông số rải được chia làm nhiều phân đoạn,
mỗi phân đoạn được thay thế bằng mô hình hình . Thành phần g chỉ tính cho đường dây có điện
áp rất cao từ 330kV trở lên.
2. Máy biến áp
Các máy biến áp thường được sử dụng trong các trạm là máy biến áp hai cuộn dây, máy biến
áp ba cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu. Đôi khi trong mạng điện còn có các máy biến áp điều
chỉnh bổ sung. Các máy biến áp này được sử dụng để tối ưu hoá chế độ làm việc của mạng và hệ
thống điện.
a. Mô hình máy biến áp hai cuộn dây
Đối với máy biến áp ba pha hai cuộn dây khi tính toán thường dùng sơ đồ thay thế hình Г với
bốn thông số đặc trưng cho quá trình tải điện qua nó là điện trờ rT, cảm kháng xT, điện dẫn gT và
dung dẫn kháng bT, trong đó:
Tổng trờ máy biến áp ZT phản ánh hiện tượng tổn thất công suất tác dụng do hiệu ứng Joule và
hiện tượng tổn thất công suất phản kháng do tổn từ trong hai cuộn dây:
ZT = rT + jxT (2.4)
Ở đây:
rT = r1 + r’2 ; (2.5)
xT = x1 + x’2 ; (2.6)
Với: r’2 và x’2 lần lượt là điện trở và cảm kháng của cuộn thứ cấp 2 đã qui đổi về cuộn sơ cấp
1.

TS. Quyền Huy Ánh 15


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 2.4. Mô hình máy biến áp tuyến tính hai cuộn dây
Tổng dẫn YT phản ánh hiện tượng tổn thất công suất trong lõi thép máy biến áp: phát nóng do
dòng Foucault và tổn hao gông từ.
YT = gT + jbT (2.7)
Với: gT và bT lần lượt là điện dẫn và dung dẫn của máy biến áp.
Có thể thay tổng dẫn YT bằng phụ tải S0
S0 = P0 + jQ0
Với: P0 là tổn hao không tải do dòng Foucalt và Q0 là tổn hao gông từ.
Các thông số nêu trên của máy biến áp, xác định từ thí nghiệm ngắn mạch (với dòng định
mức), và thí nghiệm không tải (với áp định mức), bao gồm: tổn thấy ngắn mạch PN, tổn thất
không tải P0, điện áp ngắn mạch UN% và dòng điện không tải I0%.
S 2 dm
PN = 3I2dm.rT = .rT (2.8)
U 2 dm
Suy ra:

rT 
 
PN kW .U 2 dm kV 2 .10 3
 (2.9)
 
S 2 dm kVA2
Đối với máy biến áp rT << xT, do đó có thể bỏ qua rT, vì thế:
I dm .xT
UN% = .100 (2.10)
U dm / 3
Từ đó:

xT =
 
U N %.U 2 dm kV 2 .10
 (2.11)
S dm kVA
Tổng dẫn máy biến áp xác định theo các lượng tổn hao không tải:

TS. Quyền Huy Ánh 16


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Q0
bT = (2.12)
U 2 dm
Ở đây, Q0 là tổn thất công suất phản kháng không tải.
I 0 %.S dm
Q0  kVar  (2.13)
100
Với máy biến áp lý tưởng không có tổng trở và đặc trưng bằng hệ số biến áp kT:
U 1' U 1
kT   (2.14)
U2 U2
Đối với máy biến áp công suất lớn YT = 0, bởi vì tổn thất không tải nhỏ.
b. Máy biến áp ba cuộn dây
Sơ đồ thay thế máy biến áp ba cuộn dây (Hình 2.5.a) có dạng hình sao. Khi cần tính đến lượng
tổn thất trong thép thì mô hình có dạng Hình 2.5.c.
Khi xác định các hệ số biến áp cần chú ý đến sự hiện hữu của sự điều chỉnh điện áp bằng các
đầu phân áp.
U 1dm  U 1 
kT 12 
U 2  U 2 
 (2.15)
U  U 1 
kT 13  1dm
U 3dm 

Ở đây: U1, U2 lần lượt là điện áp điểu chỉnh khi chuyển các đầu phân áp phía cao áp và
trung áp; dấu ± tuỳ thuộc vào đầu phân áp giảm áp hay tăng áp.

Hình 2.5 Mô hình biến áp ba cuộn dây tự ngẫu


Từ các đại lượng cho trước như: công suất định mức máy biến áp (Sdm), điện áp định mức các
cuộn dây cao áp, trung áp, hạ áp (U1dm, U2dm, U3dm), dòng điện không tải (I0%), tổn thất ngắn
mạch (P12, P13, P23), điện áp ngắn mạch (U12%, U23%, U13%), tổn thất không tải P0 lần lượt
xác định tổn thất ngắn mạch đối với từng cuộn dây:

TS. Quyền Huy Ánh 17


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
1 
P1  (P12  P13  P23 
2

P2  P12  P1  (2.16)
P3  P13  P1 


Điện áp ngắn mạch đối với từng cuộn dây:
1
U1 0 0  U12 0 0  U13 0 0  U 23 0 0 
2

U 2 0 0  U 12 0 0  U 1 0 0  (2.17)
U 3 0  U 13 0  U 1 0
0 0 0 


Từ đây, có thể xác định được các thông số máy biến áp ba cuộn dây (Z1, Z2, Z3) theo các công
thức (2.9) và (2.10) giống như máy biến áp hai cuộn dây, với lưu ý rằng Udm là điện áp định mức
của cấp điện áp mà điện trở hay điện kháng của máy biến áp được tính qui đổi về cấp điện áp
này.
c. Máy biến áp tự ngẫu
Máy biến áp tự ngẫu được sử dụng rộng rãi ở lưới điện từ 110kV trở lên. Trong các máy biến
áp tự ngẫu công suất các cuộn cao áp và cuộn trung áp bằng nhau và bằng công suất định mức
của máy biến áp. Còn công suất cuộn hạ áp nhỏ hơn cuộn cao áp. Máy biến áp tự ngẫu có hai đại
lượng công suất đặc trưng là công suất định mức Sdm và công suất mẫu Sm. Sdm là công suất lớn
nhất cho phép đi qua cuộn cao áp. Sm là công suất dùng để thiết kế cả ba cuộn dây. Giữa hai công
suất này có quan hệ như sau:
Sm =  Sdm (2.18)
U2
Ở đây:  là hệ số có lợi và  = 1- , với U1, U2 lần lượt là điện áp cuộn cao và trung áp.
U1

Đối với các máy biến áp tự ngẫu, các nhà chế tạo thường cung cấp: công suất định mức máy
biến áp (Sdm), công suất các cuộn dây cao, trung và hạ áp tính theo phần trăm công suất định mức
của máy biến áp (S1, S2, S3), điện áp định mức các cuộn dây cao áp, trung áp và hạ áp (U1dm,
U2dm, U3dm), dòng điện không tải (I0%) so với dòng điện định mức, tổn thất công suất khi không
tải (P0), tổn thất công suất giữa cuộn cao áp và cuộn trung áp khi ngắn mạch tính thưo dung
lượng định mức (P12), tổn thất công suất giữa cuộn cao áp và hạ áp, giữa cuộn trung áp và hạ áp
tính theo công suất mẫu (P’13, P’23), điện áp ngắn mạch (U12%, U23%,U13%). Để tính điện trở
từng cuộn dây, phải qui đổi tổn thất công suất trong các cuộn cao áp và hạ áp, trong các cuộn
trung áp và hạ áp về công suất định mức. Sau đó xác định tổn thất ngắn mạch đối với từng cuộn
dây:

P13  P'13 S dm / S m   P'13 /  2


2

2
(2.19)
P23  P'23 S dm / S m   P'23 /  2

TS. Quyền Huy Ánh 18


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
1
P1  P12  P13  P23 
2

P2  P12  P1  (2.20)
P3  P13  P1 

Điện áp ngắn mạch đối với từng cuộn dây:

1
U1 0 0  U12 0 0  U 13 0 0  U 23 0 0 
2

U 2 0 0  U 12 0 0  U 1 0 0  (2.21)
U 3 0  U 13 0  U 1 0
0 0 0 

Từ đây, có thể xác định được các thông số máy biến áp ba cuộn dây (Z1, Z2, Z3) theo các công
thức (2.9) và (2.10) giống như máy biến áp hai cuộn dây, với lưu ý rằng Udm là điện áp định mức
của cấp điện áp mà điện trở hay điện kháng của máy biến áp được tính qui đổi về cấp này và Sdm
là công suất định mức của máy biến áp.

Trong trường hợp máy biến áp tự ngẫu, nếu các đầu phân áp được bố trí ở cuộn cao và trung
áp thì:

U 1dm  U 1 
kT 12 
U 2  U 2 
 (2.22)
U 1dm  U 1 
kT 13 
U 3dm 

3. Tụ bù dọc
Trong tính toán, tụ bù mắc nối tiếp với đường dây (bù dọc) nhằm giảm điện kháng của đường
dây được thay bằng dung kháng, xác định theo biểu thức:
1 U 2 dmC
xl   x c    .10 3 () (2.23)
w.C QC
Ở đây: UdmC là điện áp định mức của bộ tụ (kV), QC là dung lượng định mức của bộ tụ (kVar), C
là điện dung của bộ tụ (F).
2.2. Mô hình nguồn
Trong tính toán chế độ xác lập, tuỳ theo vai trò và công suất của nhà máy điện trong hệ thống
điện mà mô hình nguồn điện sẽ được chọn lựa cho phù hợp.
1. Mô hình nguồn điện có công suất nhỏ
Mô hình này thường được áp dụng cho máy phát không có thiết bị điều chỉnh điện áp, tức là
các trạm phát điện công suất nhỏ. Mô hình này được đặc trưng bởi biểu thức:
PG  const 
 (2.24)
QG  const 

TS. Quyền Huy Ánh 19


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
2. Mô hình nguồn điện có công suất vừa và lớn
Đây thường là các nhà máy điện với điện áp phát được duy trì bởi thiết bị điều chỉnh điện áp
(AVR), việc duy trì điện áp được thực hiện bằng cách điều chỉnh công suất phản kháng nguồn
phát ra. Tất nhiên, khoảng điều chỉnh này có giới hạn, do giới hạn của dòng phản ứng và dòng
kích từ, cũng như điều kiện làm việc ổn định ở chế độ thiếu kích thích.
Mô hình nguồn điều khiển điện áp được đặc trưng bởi biểu thức:
U  const khi QG min  QG  QG max
PG  const ,  (2.25)
U  var khi QG  QG min hay QG  QG max
Giá trị giới hạn công suất phản kháng phải cực đại và cực tiểu xác định như sau:
QG max = min (Q(I)G max, Q(E)G max) (2.26)
(I)
Ở đây: Q G max là công suất phản kháng cực đại cho phép, tương ứng với điều kiện giá trị
dòng điện stator máy phát thoả điều kiện giới hạn IG  Icp = klIdm ; Q(E)G max là công suất phản
kháng phát cực đại cho phép tương ứng với điều kiện giá trị dòng điện rotor máy phát phải thoả
điều kiện giới hạn ig min  ig  igcp = kEigdm .
2
(l )  U   PG 
2
Q G max  S dm . k . l
   . cos 2  dm (2.27)
 U dm   Pdm 
EqcpU U 2 Xd  Xq U 2 Xd  Xq
QG( Emax
)
 . cos  G  . . cos 2 G  . (2.28)
Xd 2 X d .X q 2 X d .X q

Với  G xác định từ biểu thức sau:

EqcpU U 2 Xd  Xq
PG  . sin  G  . sin 2 G (2.29)
Xd 2 X d .X q
Đối với máy phát tubin hơi, Xd = Xq, thì:

QG( Emax
)

1
Xd

. kl2 .Eq2maxU 2  PG2 . X d2  U 2  (2.30)

Giá trị kE và kl phụ thuộc vào Icp và Eqcp:


kl' khi U G  1,05.U dm

kl   '  UG  (2.31)
kl  x U  1,05  khi U G  1,05.U dm
  dm 

x  4  5 là hệ số xác định bằng các điều kiện kỹ thuật và thử nghiệm nhiệt, kE và k’l tra ở sổ
tay, phụ thuộc loại máy phát, phương pháp làm nguội roto và thời gian quá tải.
PG U 
QG min  Q0  Q1  Q0   Q0  10QU  G  1 (2.32)
Pdm  U dm 

TS. Quyền Huy Ánh 20


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Ở dây: Q0, Q1, QU là các thông số đặt thiết bị hạn chế kích từ tối thiểu, trường hợp giá trị cụ
thể của thông số không biết có thể chọn như sau:
Q0 
 Q0'  0,1. Sdm  Q0'  


Q1  Q1'  0,1. S dm  Q0'   (2.33)
Q0  0,1.Sdm 

Với: Q’0 và Q’1 là công suất phản kháng phát tối thiểu, cho phép theo điều kiện phát sóng ở
điện áp định mức, ứng với PG = 0,4Pdm và PG = Pdm.
3. Mô hình máy bù đồng bộ và tụ bù
Đối với trường hợp máy bù đồng bộ, các biểu thức (2.25÷2.33) đều áp dụng được khi cho:
PG = 0
Đối với tụ bù ngang có dung lượng bù không đổi, biểu thức (2.24) áp dụng được khi cho:
PG = 0
Trong trường hợp tụ bù ngang làm việc ở điện áp U, các giá trị giới hạn được xác định như
sau:
2
 U  
Qmin  Qmin dm .  
 U dm  
2
(2.34)
 U  
Qmax  Qmax dm .  
U
 dm  
4. Mô hình nút cân bằng
Nút cân bằng phát sinh do tổn thất công suất trong lưới điện là không biết trước được khi tính
toán giải tích chế độ. Mô hình đối với nguồn điện được chọn làm nút cân bằng thì không đưa ra
các công suất phát mà chỉ đưa ra suất điện áp Ucb (thường chọn bằng điện áp định mức của mạng
điện Udm) và góc pha  cb của nó thường chọn không (  cb = 0). Giá trị  cb cần đưa ra để cố định
hệ trục mà theo đó tất cả các góc phát còn lại được xác định. Công suất phát của nút cân bằng sẽ
được xác định bằng điều kiện cân bằng công suất (theo P và theo Q) có tính đến công suất phụ
tải và tổn thất công suất trong mạng. Thường nút cân bằng được chọn là thanh góp công suất lớn
vô hạn hay nút nguồn có công suất lớn nhất.
2.3. Mô hình tải
Tuỳ theo tính chất của mạng điện và mục đích của việc tính toán chế độ, mô hình phụ tải điện
có thể có các dạng như sau:
1. Phụ tải được cho bằng công suất không đổi về giá trị
PL  const 
 (2.35)
QL  const 
Mô hình phụ tải này khá chính xác đối với các hệ thống điện có đủ các thiết bị điều chỉnh
điện áp (máy biến áp và máy biến áp tự ngẫu điều chỉnh điện áp dưới tải, máy biến áp điều chỉnh
đường dây, bộ tù bù điều khiển, máy bù đồng bộ,…). Thực tế cho phụ tải bằng công suất không
đổi là giả thiết rằng điện áp tại tất cả các nút bằng điện áp định mức của mạng điện.

TS. Quyền Huy Ánh 21


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
2. Phụ tải được mô hình hoá bằng tổng trở hay tổng dẫn không đổi
Z L  RL  jX L  const 
 (2.36)
YL  GL  jBL  const 
Mô hình này tương đương với việc cho phụ tải bằng các dạng đặc tính bậc hai:
PL  U 2GL 
 (2.37)
QL  U 2 BL 
Mô hình tải theo phương pháp này thường được sử dụng khi tính các quá trình quá độ điện cơ.
Tuy nhiên, mô hình này không đảm bảo độ chính xác cao của các kết quả nhận được, bởi vì
trong thực tế chính tổng trở và tổng dẫn của các phụ tải là hàm số của tần số và điện áp đặt vào.
3. Phụ tải được mô hình hoá bằng các đường đặc tính tĩnh
Trong chế độ xác lập, công suất tác dụng và phản kháng của tải là hàm theo điện áp và tần số
tại nút nối kết tải vào sơ đồ tính toán. Các quan hệ Pl(U,), Ql(U,) gọi là đặc tính tĩnh của tải.
Dạng các quan hệ này được xác định bằng thành phần của tải.
Tải hỗn hợp trong sơ đồ tính toán chế độ làm việc của HTĐ thường được mô tả bằng đa thức
bậc hai theo U và tuyến tính theo .
2
 U  U  
PL  Pdm 1  a p  b p  a p .  b p .   c p   (2.38)
 U dm  U dm  
2
 U  U  
QL  Qdm 1  aq  bq  aq .  bq .   cq   (2.39)
 U dm  U dm  

Ở đây: Δ là độ lệch tần số tương đối; ap, bp, cp, aq, bq, cq lần lượt là các hệ số đặc tính tĩnh
của tải.
Do quan hệ PL(U) gần như tuyến tính nên bp ≈ 0.
Các hệ số ap và cp chọn như sau:
+ ap = 0,9, cp = 1,2 đối với tải có đặc tính tổng quát;
+ ap = 0,6, cp = 1,5 đối với tải công nghiệp hay tải cực đại vào buổi sáng và cực tiểu vào
buổi tối;
+ ap = 1,2, cp = 0,7 đối với tải không phải là phụ tải công nghiệp lớn;
+ ap = 1,5, cp = 0,4 đối với tải chiếu sáng và tiêu dùng.
Đối với chế độ tải cực đại hay các chế độ gần với nó, ứng với cos 0 = 0,85 thì :
aq  15,3

bq  9,55 Với PL > 0,7.PLdmmax

cq  1,4 

TS. Quyền Huy Ánh 22


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
aq  14,35

bq  9,55  Với PL  0,7.PLdmmax

cq  1,4 

Đối với tải công suất lớn hơn 10÷20 MW, có thành phần hỗn hợp thì đặc tính Q1(U) có dạng:
2
 d a U  b  U   b  
Qt  Qdm  0  0 .  1  0    1  0   (2.40)
 tg t tgt U dm  tg t  U dm   tgt  
Trong trường hợp này, ở chế độ cực đại hay chế độ lân cận cực đại thì:
d0 = 4,2; a0 = -9,5; b0 = 5,3; c0 = -1,5
Khi PL  0,7.PLdmmax thì:
d0 = 3,6; a0 = -8,9; b0 = 5,3; c0 = -1,5
Lưu ý rằng cho Qdm = 0 sẽ dẫn đến phép toán chia không. Nếu (2.40) được đưa thẳng vào
chương trình tính thì nên gán cho Qdm một giá trị nhỏ.

TS. Quyền Huy Ánh 23


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

CHƯƠNG III
KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP
LƯỚI PHÂN PHỐI
3.1. Mục đích – yêu cầu
3.1.1. Mục đích
Tính toán chế độ xác lập lưới phân phối là xác định: phân bố dòng điện và dòng công suất
trên từng đoạn lưới, tính tổn thất điện áp và điện áp các nút, tính tổn thất công suất và tổn thất
điện năng để phục vụ quy hoạch, thiết kế và vận hành lưới điện.
Khi qui hoạch thiết kế, việc chọn các sơ đồ và các thiết bị phân phối như: dây dẫn, kháng
điện, thiết bị bù, thiết bị đóng cắt và bảo vệ… phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cụ thể là: có
khả năng tải công suất theo yêu cầu của phụ tải trong chế độ bình thường và sự cố, điện áp các
nút nằm trong rào điện thế qui định. ΔP và ΔA là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng tham gia vào
hàm mục tiêu kinh tế để lựa chọn phương án tối ưu.
Trong vận hành phải kiểm tra thiết bị về điều kiện kỹ thuật điều kiện phát sóng, điều kiện tổn
thất điện áp và điều kiện kinh tế. Nếu các điều kiện này bị vi phạm thì cần có biện pháp cải tạo
hay đề ra phương án vận hành điện lưới thích hợp.
3.1.2. Yêu cầu
Việc tính toán đúng tình trạng của lưới điện rất khó khăn do thiếu các cơ sở số liệu, cho nên
yêu cầu là tính gần đúng nhất có thể. Nếu tính không đúng sẽ dẫn đến đánh giá sai lưới điện, từ
đó dẫn đến tổn thất kinh tế tỏng vận hành cũng như quy hoạch, thiết kế.
3.2. Sơ đồ tính toán lưới phân phối
Trong lưới phân phối hiện đại, các trạm trung gian đều trang bị thiết bị điều áp dưới tải, điều
này cho phép tách lưới phân phối ra khỏi lưới truyền tải. Lưới phân phối được tính toán độc lập,
lấy đầu ra của MBA trung gian làm điểm nguồn với điện áp được biết trước.
Nếu MBA trung gian không có thiết bị điều áp dưới tải thì phải tính lưới phân phối cùng với
lưới truyền tải đến trạm khu vực có thiết bị điều áp dưới tải.
Trong một số bài toán cần xét đến ΔP và ΔA trong MBA nguồn như: bài toán bù, bài toán
giải tích có xét đến khả năng tải của MBA nguồn thì phải tính đến cơ sở MBA trung gian, điện
áp nguồn được chuyển về phía trước thông số MBA trung gian.
3.3. Các chế độ tính toán và nội dung tính toán
3.3.1 Các chế độ tính toán
Xét mạng phân phối có 3 phụ tải với tính chất và chế độ cực đại trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Chế độ tải cực đại của các phụ tải
Phụ tải Max sáng (kW) Max tối (kW) Max tuyệt đối

PT1: Công sở 50 20 50 (sáng)

PT2: xí nghiệp 2 ca 90 100 100 (tối)


PT3: Hộ dân 60 120 120 (tối)

TS. Quyền Huy Ánh 24


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 3.1 Mạng phân phối với 3 phụ tải


Chế độ cực đại sáng và tối của từng đoạn lưới và chế độ cực đại riêng của chúng (chế độ có
công suất lớn nhất trong hai chế độ) được trình bày ở bảng 2.3
Bảng 3.2 Chế độ tải cực đại của phụ tải
Đoạn lưới
0-1 1 -2 2-3 1-4
Chế độ
Cực đại sáng 200 140 90 60

Cực đại tối 240 120 100 120


Cực đại riêng 240 (tối) 140 (sáng) 100 (tối) 120 (tối)
Nhận thấy thời điểm xáy ra chế độ cực đại chung của toàn lưới phân phối không trùng với
chế độ cực đại riêng của từng đoạn lưới vì phụ thuộc chế độ cực đại của từng phụ tải.
để giản ước trong tính toán lưới phân phối có 3 phương pháp:
 Phương pháp 1: nếu lưới phân phối có ít nút phụ tải thì có thể coi chế độ cực đại của các
phụ tải là trùng nhau, nghĩa là coi chế độ cực đại của các phần tử lưới trùng với chế độ
cực đại chung của lưới phân phối. Khi đó ΔA, ΔP, ΔV, I đều cho kết quả lớn hơn thực tế,
nhưng sai số có thể chấp nhận được.
 Phương pháp 2: nếu lưới phân phối có nhiều phụ tải thì lấy chế độ cực đại riêng của các
phần tử lưới để tính toán và coi nó trùng với chế độ cực đại chung của lưới. Khi đó, tính
tổn thất điện năng và dòng điện cực đại sẽ đúng, còn tổn thất điện áp và tổn thất công
suất sẽ lớn hơn thực tế.
 Phương pháp 3: nếu lưới phân phối có những phụ tải mà các phương pháp 1&2 cho sai số
lớn hay lưới phân phối hạ áp thì lấy chế độ cực đại chung của lưới phân phối để tính toán.
Khi đó tính ΔP, ΔU sẽ chính xác nhưng Imax và ΔA nhỏ hơn thực tế.
3.3.2 Nội dung tính toán lưới phân phối
1. Tính dòng điện I hoặc dòng công suất P, Q lớn nhất đi qua mỗi phần tử để kiểm tra dây
dẫn và thiết bị lưới theo điều kiện phát sóng. Ở đây, cần tính chế độ cực đại riêng của từng đoạn
lưới.

TS. Quyền Huy Ánh 25


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
2. Tính tổn thất điện áp cực đại của toàn lưới và điện áp ở các nút tải. Trong quy hoạch
thiết kế, tổn thất điện áp dùng để lựa chọn hoặc kiểm tra dây dẫn, sơ đồ lưới điện. Trong vận
hành, tổn thất điện áp tính cho chế độ cực đại chung, chế độ cực tiểu chung của toàn lưới phân
phối. Đơn vị thời gian quy hoạch là năm, còn trong vận hành là năm hoặc mùa, quý…
Chế độ cực đại (cực tiểu) chung của lưới điện là chế độ có U, P của toàn lưới lớn nhất
(nhỏ nhất). Trong chế độ cực đại chung, công suất của phụ tải và công suất của đoạn lưới có thể
khác công suất cực đại của chúng.
3. Các chỉ tiêu kinh tế: mục đích của phần này là để xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho
tính kinh tế vận hành mạng. Các chỉ tiêu này bao gồm:
a. Chi phí truyền tải điện năng trong mạng
C   E
C (3.1)
E N
Ở đây:
+ C là tổng chi phí vận hành mạng:
C    vh .K (đồng/năm)

Với :  vh : hệ số vận hành, K là vốn đầu tư


+ E là tổng chi phí tổn thất điện năng trong mạng
 Pij2  Qij2 
E     2
.Rij . (3.2)
 U dm 
Với  là suất chi phí điện năng: Pij,Qij, Rij lần lượt là công suất tác dụng, công suất phản
kháng, điện trở của nhánh ij;  là thời gian tổn thất công suất cực đại.
+ EN là tổng năng lượng nhận được tại thanh góp trạm biến áp phân phối
E N  Tmax  PT max i  PT max Tmax

Với PT max  : Tổng công suất cực đại của các trạm, Tmax là thời gian sử dụng công suất cực
đại.
b. Giá trị tổng tổn thất công suất tác dụng
Giá trị tương đối tổng công suất tác dụng ( Pmax  ) trong chế độ tải cực đại tính theo phần
trăm (ΔPmax%) so với tổng tải của các trạm (PT max);
 P 
Pmax  %   max  .100 (3.3)
 PT max  
c. Giá trị tổng tổn thất năng lượng
Giá trị tương đối tổng tốn thất năng lượng trong năm (E) tính theo phần trăm (E%)
so với EN:
 E 
E %    .100 (3.4)
 E N 

TS. Quyền Huy Ánh 26


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
3.4. Số liệu đầu vào giải tích lưới phân phối
3.4.1. Sơ đồ thay thế của mạng phân phối điện
Khi tính toán chế độ xác lập lưới phân phối số liệu ban đầu được đề cập đến là sơ đồ thay thế
mạng điện được thiết kế hay khảo sát.
Chương 2 đã đề cập đến mô hình các phần tử trong hệ thống điện như: đường dây, máy biến
áp, tụ bù, … Nên từ sơ đồ mạng điện thực tế, có thể mô hình hoá mạng phân phối thành sơ đồ
thay thế để thuận lợi cho việc tính toán.
3.4.2. Thông số nút

Các nút của sơ đồ thay thế thường là thanh góp của các trạm biến áp, điểm kết nối (trong
trường hợp kết nối với trạm biến áp không thông qua máy cắt), điểm giữa của sơ đồ thay thế
MBA ba cuộn dây và biến áp tự ngẫu. Thông số các nút trong trường hợp tổng quát là: loại nút
(cân bằng, phát, tải), số thứ tự nút trong sơ đồ thay thế (N), suất điện áp (U), công suất tác dụng
phát (PG), công suất phản kháng (QG), công suất tác dụng tải (PL), công suất kháng tải (QL), công
suất phản kháng cực đại cung cấp cho mạng điện, từ các nút phát Qmax = QGmax – QL.

Nút cân bằng được khuyên chọn như sau:

 Trong tính toán chế độ ở giai đoạn lựa chọn phương án thông số kỹ thuật sơ đồ mạng,
nút cân bằng được chọn là thanh góp trung áp của trạm giảm áp. Điện áp tại thanh
góp này thường cao hơn giá trị định mức từ 5 – 10% nhằm đảm bảo mức điện áp có
thể chấp nhận được ở các nút xa nguồn nhất.

 Trong phân tích chế độ làm viẹc của mạng điện trong hệ thống, nút cân bằng được
chọn là thanh góp nhận diện của trạm giảm áp. Nút phát là nút cho trước suất điện áp
và công suất tác dụng của các máy phát. Đối với các nút này, đồng thời cũng phải xác
định giá trị Qmax = QGmax – QL. Trong quá trình tính toán, điện áp cảu các nút phát
không thay đổi, nếu trong thực tế công suất phản kháng do chúng cung cấp không
vượt quá Qmax. Nếu trong hệ thống xuất hiện thiếu hụt công suất phản kháng thì công
suất phản kháng phát cố định ở giới hạn Qmax = QGmax, còn điện áp UG được chuyển
vào vị trí ẩn số cần tìm. Trong số các nút phát phải kể đến các nút tương ứng với
thanh góp nhà máy trạm, trạm biến áp với máy bù đồng bộ.

Nút tải là thanh góp trạm biến áp cung cấp điện cho tải. Trong tính toán, giá trị gần đúng ở
các nút tải là điện áp danh định, công suất tác dụng, công suất phản kháng. Điện áp thực tại các
nút tải sẽ được xác định sau quá trình tính toán.

Tất cả các nút của sơ đồ tính toán phải được đánh số thứ tự.

Điện kháng shunt trong sơ đồ thay thế có thể thay thế bằng tải phản kháng QL, có giá trị bằng
công suất định mức của điện kháng, còn tụ bù có thể thay bằng nguồn phát công suất phản kháng
QG, có giá trị bằng công suất tụ bù.
3.4.3. Thông số nhánh
Các nhánh của sơ đồ thay thế bao gồm nhánh đường dây và nhánh biến áp. Nhánh được mã
hoá bằng một cặp số thứ tự nút, mà giữa các nút này có tồn tại nhánh: nút đầu nhánh và nút cuối
nhánh. Nhánh hướng từ nút đầu nhánh đến cuối nhánh. Dòng công suất truyền tải trên nhánh
nhận giá trị dương khi đi vào nhánh.

TS. Quyền Huy Ánh 27


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Bảng 3.3 Thông số nút


Tải Phát Tụ bù
Biên
Mã độ Góc
nút điện pha  PL QL PG QG Qmin Qmax QC
Loại áp |V|
nút
Nút
cân 1 U 0 - - + + - - -
bằng
Nút
2 U + - - PG QG Qmin Qmax QC
phát
Nút
0 + + PL QL - - - - -
tải
Ghi chú: dấu ‘ – ‘ không nhập, dấu ‘ + ‘ giá trị cần xác định.
Thông số của nhánh, ngoại trừ số thứ tự đầu nhánh và nút cuối nhánh, còn bao gồm điện trở
R, điện kháng X, một nửa dung dẫn 1/2B của đường dây, hệ số biến áp của nhánh điện áp kT (đối
với đường dây kT = 1). Hệ số biến áp danh định được định nghĩa là tỷ số điện áp danh định phía
hạ áp và điện áp danh định phía cao áp:
U Ln
kTn  1 (3.5)
U Hn
Đối với máy biến áp ba cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu kT là tỷ số điện áp phía hạ và cao,
phía hạ và trung, trung và cao; bằng cách này kT  1. Trong trường hợp tỷ số biến áp không theo
danh định, cần phải chọn tỷ số biến áp tương ứng của cuộn dây hạ áp (trung áp) và cuộn dây cao
áp thích hợp.
Thông số ban đầu của nhánh được trình bày trong Bảng 3.4
Bảng 3.4 Thông số nhánh

Thông số
nt nr R X (1/2)B kT
Loại nhánh

số thứ tự số thứ tự
Nhánh đường dây nút đầu nút cuối Giá trị thông số 1
nhánh nhánh

số thứ tự số thứ tự
Giá trị
Nhánh biến áp nút đầu nút cuối Giá trị thông số 0
thông số
nhánh nhánh

TS. Quyền Huy Ánh 28


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
3.5. Kết quả tính toán
3.5.1. Kết quả tính toán tại các nút
 Nút cân bằng: công suất tác dụng PG, công suất phản kháng QG, điện áp UG và góc
pha G =0
 Nút tải: công suất tác dụng PL, công suất phản kháng QL, điện áp UL và góc pha L
 Nút phát: công suất tác dụng PG, công suất phản kháng QG, điện áp UG và góc pha G
 Nút tụ bù: công suất phản kháng QC, điện áp UC và góc pha C
3.5.2. Kết quả tính toán tại các nhánh
 Dòng công suất trên nhánh ij: công suất tác dụng PG, công suất phản kháng QG, điện
áp UG và góc pha G =0
 Dòng điện trên nhánh : Iij.
 tổn thất trên nhánh: tổn thất công suất tác dụng Pij, tổn thất công suất phản kháng
Qij.
 Tổng tổn thất công suất tác dụng P , tổng tổn thất công suất phản kháng Q.

TS. Quyền Huy Ánh 29


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

CHƯƠNG IV
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
CHẾ ĐỘ XÁC LẬP CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI

4.1. Giới thiệu


Trong các chương trước các thành phần chính trong hệ thống điện đã giới thiệu. Chương này
bàn về phân tích trạng thái ổn định của một hệ thống điện trong suốt quá trình vận hành bình
thường. Hệ thống điện được giả thiết rằng đang vận hành ở điều kiện cân bằng và nó được trình
bày ở dạng mạng một pha. Mạng điện chứa hàng trăm nút và các nhánh với tổng trở xác định
được chuyển về hệ đơn vị tương đối.
Phương trình mạng điện có thể được thiết lập một cách có hệ thống dưới nhiều hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, phương pháp điện áp nút là phương pháp thích hợp nhất cho việc phân tích
nhiều hệ thống điện. Thiết lập phương trình mạng điện ở dạng tổng dẫn nút dẫn đến hình thành
hệ các phương trình đại số tuyến tính dạng phức dưới dạng dòng điện nút. Tuy nhiên, trong hệ
thống điện, thành phần công suất được quan tâm nhiều hơn dòng điện. Vì thế, hệ phương trình
dưới dạng công suất là hệ phương trình phi tuyến và được giải bằng kỷ thuật lặp. Nghiên cứư
phân bố công suất hay nghiên cứu phân bố phụ tải là cơ sở cho việc phân tích và thiết kế hệ
thống điện. Điều này cần thiết cho việc quy hoạch, vận hành, kế hoạch mua bán điện các dạng
năng lượng điện một cách kinh tế. Thêm vào đó, phân tích phân bố công suất là cần thiết cho các
phân tích khách như nghiên cứu ổn định động và ổn định tĩnh.
Chương này hướng dẫn thiết lập ma trận tổng dẫn nút của phương trình điện áp nút, và một
hàm MATLAB có tên là ybus được viết cho việc tính toán và thiết lập ma trận tổng dẫn nút. Tiếp
theo, giới thiệu hai kỹ thuật lặp được sử dụng có tên là phương pháp Gauss-Seidel và Newton-
Raphson để giải phương trình đại số phi tuyến. Các phương pháp này dùng để giải các bài toán
phân bố công suất. Ba chương trình : Ifgauss, Ifnewton và decouple đã được viết để giải các bài
toán phân bố công suất bằng các phương pháp Gauss-Seidel, Newton Graphson và phương pháp
phân lập Jacobi, sẽ được giới thiệu lần lượt.
4.2. Các đại lượng cơ bản
4.2.1. Công suất phức
Giá trị hiệu dụng của điện áp V của v(t) = Vm cos(t + v) và giá trị hiệu dụng dòng điện của
i(t) = Im cos(t + i) được biểu diễn ở Hình 4.1 là:
V = |V|  v và I = |I|  i.

Hình 4.1. Sơ đồ pha và tam giác công suất của tải cảm (chậm pha PF )
Biếu thức VI* là:

TS. Quyền Huy Ánh 30


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
VI* = |V||I|  v - i = |V||I|  
= |V||I|cos + j|V||I|sin
Phương trình ở trên định nghĩa một lượng phức mà thành phần thực của nó là công suất thực P
và công suất phản kháng Q. Vì vậy, công suất phức ký hiệu bởi S được cho bởi công thức:
S = VI* =P + jQ (4.1)

Độ lớn của S, | S i | P 2  Q 2 là công suất biểu kiến; đơn vị là VA, KVA, MVA. Công suất
biểu kiến cho một nhiệt lượng trực tiếp và được dùng như là đơn vị định mức của thiết bị công
suất. Công suất biểu kiến là thành phần quan trọng của các công ty điện, từ khi các công ty điện
cung cấp cả công suất trung bình và biểu kiến cho người tiêu dùng.
Công suất phản kháng Q là dương khi góc  giữa điện áp và dòng (góc tổng trở) là dương (khi
tổng trở là cảm và I trễ pha so với V). Q à âm khi  (khi tổng trở là dung và I sớm pha hơn V) và
được biểu diễn ở Hình 4.2.

Hình 4.2 Sơ đồ pha và tam giác công suất của tải dung (sớm pha PF)
Nếu tổng trở tải là Z thì:
V = ZI (4.2)
Thay V vào (4.1) tìm được:
S = VI* = ZI.I* = R|I|2 + jX|I|2 (4.3)
Từ (4.3), nhận thấy công suất phức S và tổng trở Z có cùng góc pha. Vì góc của công suất và
góc tổng trở cùng một góc tam giác, góc của tổng trở còn được gọi là góc của công suất.
Tương tự thay I từ (4.2) vào (4.1) tìm được:
V .V * | V |2
S  VI *   * (4.4)
Z* Z
Từ (4.4), tổng trở của công suất phức S được cho bởi:
| V |2
Z (4.5)
S*

TS. Quyền Huy Ánh 31


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
4.2.2. Phân bố công suất phức
Cho 2 nguồn áp lý tưởng được nối bởi một dây có tổng trở Z = R + jX  được biểu diễn ở
hình 4.3

Hình 4.3 Hai nguồn áp được nối với nhau


Với điện áp V1 = |V1| 1 và V2 = |V2| 2. Giả thiết chiều của dòng điện là :
| V1 | 1  | V2 |  2 | V1 | |V |
I12   1    2  2  
| Z |  |Z| |Z|
Công suất phức S12 được cho bởi:
| V | |V | 
S1  V1 I 12* | V1 |  1  1    1  2    2 
| Z | |Z| 
2
|V | | V || V |
 1   1 2    1   2
|Z| |Z|
Vì vậy, công suất thực và công suất phản kháng là:
| V1 |2 | V || V |
P12  cos   1 2 cos(   1   2 ) (4.6)
|Z | |Z|
| V1 |2 | V || V |
Q12  sin   1 2 sin(   1   2 ) (4.7)
|Z | |Z|
Đường dây truyền tải có thành phần điện trở rất nhỏ so với điện kháng.
Giải thiết R = ) (Z = X  900):
| V1 || V2 |
P12  sin( 1   2 ) (4.8)
X
| V1 |
Q12  | V1 |  | V2 | cos( 1   2 ) (4.9)
X
Khi R = 0, không có tổn thất trên đường dây truyền tải và công suất thực phát đi bằng công
suất thực nhận. Từ các kết quả trên, đối với hệ thống năng lượng với tỷ lệ R/X nhỏ, cần lưu ý các
hệ quả chú ý sau:
1. Phương trình (4.8) cho thấy chênh lệch của 1 và 2 ảnh hưởng nhiều đến phân bố công suất
thực, trong khi chênh lệch của biên độ điện áp ảnh hưởng không đáng kể. Cho nên, phân bố

TS. Quyền Huy Ánh 32


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
công suất trên đường dây truyền tải được quyết định bởi sự chênh lệch góc pha của điện áp
đầu cuối (P12 tỷ lệ với sin) với  = 1 - 2. Nếu V1 sớm pha hơn V2,  dương và phân số
công suất từ nút 1 sang nút 2.
2. Giả thiết R = 0, công suất lớn nhất theo lý thuyết (khả năng mang tải) tồn tại khi  = 900 và
công suất lớn nhất được truyền đi theo công thức:
| V1 || V2 |
Pmax  (4.10)
X
3. Để việc duy trì trạng thái ổn định quá độ, hệ thống truyền tải luôn hoạt động với góc pha
của tải  nhỏ. Tương tự, từ (4.9) phân bố công suất phản kháng được quyết định bởi chênh
lệch biên độ điện áp (Q tỷ lệ với |V1| - |V2|).
Ví dụ 4.1:
Hai nguồn áp V1 = 120 -5 và V2 = 100  0 được nối bởi một đường dây ngắn có tổng trờ Z
= 1 + j7 , được biểu diễn ở Hình 4.3. Xác định công suất thực và phản kháng nhận và phát của
mỗi nguồn, tổn thất công suất trên đường dây:
120  50  1000 0
I 12   3.315  110.02 0 A
1  j7

1000 0  120  50
I 21   3.13569.980 A
1  j7
S12  V1 I12*  376.2  105.02 0  97.5 W  j 363.3 Var
*
S 21  V2 I 21  313.5   69.980  107.3 W  j 294.5 Var
Tổn thất được cho bởi:
S L  S12  S 21  9.8 W  j 68.8 Var
Từ các kết quả trên, nhận thấy khi P1 âm và P2 dương, nguồn 1 nhận 97.5W và nguồn 2 phát
107.3W và tổn thất công suất thực trên đường dây là 9.8W. Tổn thất công suất thực có thể kiểm
tra bởi công thức:
PL  R | I 12 | 2  (1)(3.135) 2  9.8 W
Tương tự, khi Q1 dương và Q2 âm, nguồn 1 phát 363.3 var và nguồn 2 nhận 294.5 var, và tổn
thất công suất phản kháng trên đường dây là 68.6 var. Tổn thất công suất phản kháng có thể kiểm
tra bởi công thức:
QL  X | I 12 | 2  (7)(3.135) 2  68.8 W
4.3. Ma trận tổng dẫn nút
Để hiểu phương trình điện áp nút, xét hệ thống điện đơn giản ở Hình 4.4, ở đây tổng trở được
mô tả trong hệ đơn vị tương đối và đơn giản không xét đến thành phần điện trở. Từ đây, việc giải
bài toán được dựa trên định luật Kirrchoff về dòng điện, tổng trở được chuyển sang dạng tổng
dẫn, ví dụ:
1 1
yij  
Z ij rij  jxij

TS. Quyền Huy Ánh 33


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.4 Sơ đồ tổng trở của một hệ thống điện đơn giản

Hình 4.5 Sơ đồ tổng dẫn của hệ thống điện Hình 4.4


Sơ đồ được vẽ lại ở hình 4.5 dưới dạng tổng dẫn và các nguồn áp được chuyển đổi thành
nguồn dòng. Nút 0 (thường là nút trung tính) được xem là nút chuẩn.
Áp dụng định luật Kirrchoff về dòng điện cho nút 1 đến nút 4:

TS. Quyền Huy Ánh 34


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
I 1  y10V1  y12 (V1  V2 )  y13 (V1  V3 )
I 2  y 20V2  y12 (V2  V1 )  y 23 (V2  V3 )
0  y 23 (V3  V2 )  y13 (V3  V1 )  y34 (V3  V4 )
0  y34 (V4  V3 )
Sắp xếp lại các phương trình theo thứ tự biến:
I1  ( y10  y12  y13 )V1  y12V2  y13V3 )
I 2   y12V1  ( y 20  y12  y 23 )V2  y 23V3 )
0   y13V1  y 23V2  ( y13  y 23  y34 )V3  y34V4 )
0   y34V3  y34V4 )
Đặt:
Y11  y10  y12  y13
Y22  y 20  y12  y 23
Y33  y13  y 23  y34
Y44  y34
Y12  Y21   y12
Y13  Y31   y13
Y23  Y32   y 23
Y34  Y43   y34 Y 12
 Y 21
  y 12

Phương trình nút được viết gọn lại như sau:


I1  Y11V1  Y12V2  Y13V3  Y14V4
I 2  Y21V1  Y22V2  Y23V3  Y24V4
I 3  Y31V1  Y32V2  Y33V3  Y34V4
I 4  Y41V1  Y42V2  Y43V3  Y44V4
Trong hệ trên không có sự liên kết giữa nút 1 và nút 4, vì vậy Y14 = Y41 = 0; tương tự:
Y24 = Y42 = 0
Mở rộng mối quan hệ trên cho hệ thống n nút, phương trình điện áp nút dưới dạng ma trận như
sau:
 I 1  Y11 Y12 Y1i Y1n  V1 
 I  Y  
 2   21 Y22 Y2i Y2 n  V2 
       
   
 I i  Yi1 Yi 2 Yii Yin  Vi 
       
    
 I n  Yn1 Yn 2 Yni Ynn  Vn 
hay:
Ibus = YbusVbus

TS. Quyền Huy Ánh 35


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Với Ibus là vector dòng vào nút (ví dụ nguồn dòng bên ngoài), dòng này mang dấu (+) nếu đi
theo chiều vào nút và ngược lại. Vbus là vector điện áp nút được xác định so với nút chuẩn. Ybus
được xem là ma trận tổng dẫn nút, thành phần đường chéo của mỗi nút là tổng các tổng dẫn nối
với nút đó, được gọi là tổng dẫn riêng ví dụ:
n
Yii   yij , j i (4.13)
j 0

Các thành phần còn lại gọi là tổng dẫn tương hỗ giữa các nút, ví dụ:
Yij = Yji = -yij (4.14)
Khi các giá trị dòng được biết, từ (4.12) có thể tìm được áp của n nút:
Vbus = Ybus-1Ibus (4.15)
Ma trận nghịch đảo của ma trận tổng dẫn được gọi là ma trận tổng trở nút Zbus. Ma trận tổng
dẫn được xác định khi mạng có một nút được chọn làm nút cơ sở cho các nút khi thiết lập ma
trận tổng dẫn.
Có thể nhận thấy rằng ma trận tổng dẫn có các phần tử đối xứng qua đường chéo, và chỉ cần
lưu phần tam giác trên của ma trận tổng dẫn nút. Trong một hệ thống điện tiêu chuẩn, mỗi nút
được nối với vài nút gần đó. Do vậy, có nhiều thành phần tổng dẫn tương hỗ trong ma trận tổng
dẫn bằng không. Vì vậy, ma trận tổng dẫn rất thưa (sparse), và với kỹ thuật xử lý số học có thể
tính ma trận nghịch đảo của nó một cách hiệu quả. Vì vậy, có thể nâng cao tốc độ tính toán, tăng
khả năng lưu trữ và làm giảm sai số do làm tròn. Tuy nhiên, khi sử dụng Zbus cho phân tích ngắn
mạch có thể được tính toán trực tiếp bằng phương pháp xây dựng thuật toán mà không cần
nghịch đảo ma trận.
Từ (4.13) và (4.14), ma trận tổng dẫn nút của ví dụ trong hình (4.5) có thể viết như sau:
 j8.50 j 2.50 j 5.00 0 
 j 2.50  j8.75 j 5.00 0 
Ybus  
 j 5.00 j 5.00  j 22.5 j12.50 
 
 0 0 j12.50  j12.50
Một hàm có tên là: Y = ybus(zdata) được viết cho việc thiết lập ma trận tổng dẫn nút. Zdata là
dữ liệu về các nhánh và chứa ở 4 cột. Hai cột đầu cho biết số thứ tự của 2 đầu của các nhánh và 2
cột còn lại chứa giá trị của điện trở và điện kháng của nhánh trong hệ đơn vị tương đối. Hàm này
trả về ma trận tổng dẫn nút. Thuật toán cho chương trình tổng dẫn nút là rất đơn giản và cơ bản
cho chương trình hệ thống điện. Vì vậy, trình bày ở đây cho người đọc nghiên cứu và hiểu
phương pháp giải. Trong chương trình, tổng trở nhánh được chuyển về dạng tổng dẫn. Giá trị Y
được cho ban đầu là 0. Trong vòng lặp đầu tiên, dữ kiện của các nhánh sẽ được tìm, và nhập các
giá trị tổng dẫn tương hổ. Cuối cùng sau một số vòng lặp, khi các dữ kiện nhánh đã được xác
định để tìm những thành phần nối tới một nút, và các thành phần tổng dẫn riêng (thành phần
đường chéo) sẽ được xác định.
Dưới đây là một chương trình để xây dựng ma trận tổng dẫn nút:
function[y] = ybus(zdata)
nl = zdata(: ,1); nr = zdata(: ,2) ; R = zdata(: ,3) ; X = zdata(: ,4) ;
nbr = length(zdata(: ,1) ; nbus = max((max(nl) , max(nr)) ;
Z = R + j*X ; % điện trở nhánh
y = ones(nbr ,1) ./Z; % điện dẫn nhánh
TS. Quyền Huy Ánh 36
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Y = zeros(nbus ,nbus) ; % khởi tạo Y từ không
for k =1:nbr ; % thành lập các phần tử ngoài đường chéo
if nl(k) > 0 & nr(k) > 0
Y(nl(k) ,nr(k)) = Y(nl(k) , nr(k)) – y(k) ;
Y(nl(k) ,nr(k)) = Y(nl(k) , nr(k)) ;
end
end
for n = 1:nbus % thành lập các thành phần trên đường chéo
for k = 1:nbr
if nl(k) = = n | nr(k) = = n
Y(n ,n) = Y(n, n) + y(k) ;
else, end
end
end
Ví dụ 4.2:
Giá trị nguồn áp trong ví dụ Hình 4.4 là E1 = 1.1  00 và E2 = 1.0  00. Dùng hàm
Y=ybus(zdata) để thiết lập ma trận tổng dẫn nút. Tìm ma trận tổng trở nút bằng cách nghịch đảo,
tính toán điện áp nút.
Chuyển 2 nguồn áp trên thành nguồn dòng:
I1 = 1.1/j1.0 = -j1.1 pu
I2 = 1.0/j0.8 = -j1.25 pu
Viết các lệnh sau:
% From To R X
Z= [0 1 0 1.0
0 2 0 0.8
1 2 0 0.4
1 3 0 0.2
2 3 0 0.2
3 4 0 0.08]
Y = ybus(z) % ma trận tổng dẫn nút
Ibus = [-j*1.1 ; -j*1.25 ; 0 ; 0] ; % vector dòng các nút
Zbus = inv(Y) % ma trận tổng trở nút
Vbus = Zbus*Ibus
Kết quả như sau:
Y=
0 – 8.50i 0 + 2.50i 0 + 5.00i 0 + 0.00i
0 + 2.50i 0 – 8.75i 0 + 5.00i 0 + 0.00i
0 + 5.00i 0 + 5.00i 0 – 22.50i 0 + 12.50i
0 + 0.00i 0 + 0.00i 0 + 12.50i 0 – 12.50i
TS. Quyền Huy Ánh 37
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Zbus=
0 + 0.50i 0 + 0.40i 0 + 0.450i 0 + 0.450i
0 + 0.40i 0 + 0.48i 0 + 0.440i 0 + 0.440i
0 + 0.45i 0 + 0.44i 0 + 0.545i 0 + 0.545i
0 + 0.45i 0 + 0.44i 0 + 0.545i 0 + 0.625i
Vbus=
1.0500
1.0400
1.0450
1.0450
Giải phương trình Ibus = YbusVbus bằng cách nghịch đảo là không hiệu quả. Không cần
thiết tính ma trận nghịch đảo của Ybus. Thay vào đó trong MATLAB, giải phương trình tuyến
tính AX=B có thể được thực hiện bằng cách chia ma trận với dấu \ (ví dụ: X = A \ B). Cách thực
hiện này giúp giảm thời gian thực hiện và tăng độ chính xác của kết quả. Nó nhanh hơn từ 2 đến
3 lần.
Trong ví dụ 4.2, tính toán trực tiếp bằng câu lệnh Vbus = Ibus / Y
4.4. Giải các phương trình đại số phi tuyến tính
Các cách giải lặp thông thường nhất cho việc giải phương trình đại số phi tuyến là các
phương pháp Gauss-Seidel và Newton-Graphson. Phương pháp Gauss-Seidel, Newton-Graphson
được giới thiệu cho phương trình một ẩn và sau đó mở rộng cho các phương trình n ẩn.
4.4.1. Phương pháp Gauss-Seidel
Phương pháp này được hiểu như là phương pháp thay thế liên tiếp. Để minh hoạ, xem xét
cách giải phương trình phi tuyến sau:
f(x) = 0 (4.16)
Phương trình này có thể được viết lại như sau:
x = g(x) (4.17)
(0)
Nếu x là giá trị được gán ban đầu của biến x, phương trình lặp được viết như sau:
 
x (1)  g x ( 0)
 (4.18)
 
x ( k 1)  g x ( k )
Quá trình giải kết thúc khi sự chênh lệch giữa x(k+1) và xk nhỏ hơn giá trị sai số yêu cầu:
| x ( k 1)  x ( k ) |  (4.19)
Ở đây  là sai số yêu cầu.
Ví dụ 4.3:
Sử dụng phương pháp Gauss-Seidel để giải phương trình sau:
f(x) = x3 - 6x2 + 9x – 4 = 0
Viết lại phương trình trên như sau:

TS. Quyền Huy Ánh 38


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
1 6 4
x   x 3  x 2   g ( x)
9 9 9
Dùng lệnh plot của MATLAB để vẽ hàm g(x) với x trong khoảng 0 đến 4.5, (Hình 4.6).
Điểm giao giữa g(x) và x là nghiệm của phương trình f(x). Từ hình 4.6 có thể thấy nghiệm của
phương trình là 1 và 4. Thực vậy có 1 nghiệp lặp ở x = 1. Dùng giải thuật Gauss-Seidel, và ước
lượng giá trị ban đầu:
x(0) = 2
Từ (4.18), thực hiện bước lặp đầu tiên:
x(1) = g(2) = 2.2222
Ở bước lặp thứ 2:
x(2) = g(2.2222) = 2.5713
Và các kết quả các bước lặp kế tiếp lần lượt là: 2.8966, 3.3376, 3.7398, 3.9568, 3.9988 và
4.000. Quá trình lặp được thực hiện đến khi sự thay đổi của biến đạt đến giá trị sai số yêu cầu.
Có thể thấy rằng phương pháp Gauss-Seidel cần nhiều bước lặp để đạt được sự hội tụ hay đạt
đến giá trị sai số yêu cầu và điều này không đảm bảo sự hội tụ. Trong ví dụ này, giá trị được gán
ban đầu được nằm ở giữa 2 nghiệm, quá trình đạt hội tụ có hình ziggag để đạt được một trong2
nghiệm. Trong thực tế nếu giá trị gán ban đầu nằm ở ngoài vùng này, khi x(0) = 6, quá trình giải
sẽ phân kỳ. Để đạt được sự hội tụ, đặc biệt đối với trường hợp tổng quát, thì rất khó. Vì vậy, nó
không là phương pháp thông dụng được sử dụng.

Hình 4.6 Minh hoạ phương pháp Gauss-Seidel


Các lệnh dưới đây trình bày quá trình giải phương trình với giá trị gán đầu tiên là x(0) = 2:
dx = 1 ; % Độ thay đổi biến được cài ở giá trị cao
x=2; % Giá trị ban đầu
iter = 0 ; % Đếm số lần lặp
disp(‘iter g dx x’) % Hiển thị kết quả
while abs(dx) >=0.001 & iter <100 % Kiểm tra hội tụ
iter = iter + 1 ; % Số bước lặp
g = -1/9*x^3 + 6/9*x^2 + 4/9 ;
dx = g - x ; % Độ thay đổi biến
x = x + dx ; % Tính xấp xỉ
fprintf(‘%g’ ,iter), disp([g, dx, x])

TS. Quyền Huy Ánh 39


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Kết quả các bước lặp như sau:
iter g dx x
1 2.2222 0.2222 2.2222
2 2.5173 0.2951 2.5173
3 2.8966 0.3793 2.8966
4 3.3376 0.4410 3.3376
5 3.7398 0.4022 3.7398
6 3.9568 0.2170 3.9568
7 3.9988 0.0420 3.9988
8 4.0000 0.0012 4.0000
9 4.0000 0.0000 4.0000
Trong vài trường hợp, nhằm gia tăng tốc độ hội tụ sử dụng hệ số gia tăng 
x ( k 1  x ( k )   [ g ( x ( k ) )  x ( k ) ] (4.20)
Nếu = 1.25, bắt đầu với giá trị gán ban đầu x(0) = 2, và sử dụng (4.20), bước lặp đầu tiên là:
1 6 4
g (2)   (2) 3  (2) 2   2.2222
9 9 9
(1)
x  2  1.25[2.2222  2]  2.2778
Bước lặp thứ hai là:
1 6 4
g (2.2778)   (2.2778) 3  (2.2778) 2   2.5902
9 9 9
( 2)
x  2.2778  1.25[2.5902  2.2778]  2.6683
Giá trị sau các bước lặp kế tiếp lần lượt là: 3.0801, 3.1831, 3.7238, 4.0084, 3.9978 và 4.0005.
Ảnh hưởng của việc sử dụng hệ số gia tăng tốc độ hội tụ được trình bày ở Hình 4.7. Cần chú ý
rằng không chọn hệ số tăng tốc độ hội tụ quá lớn khi bước lặp quá lớn. Điều này có thể gia tăng
thêm số bước lặp hay thậm chí kết quả giải là phân kỳ.
Trong phần mềm MATLAB của ví dụ 4.3, thay thế câu lệnh trước câu lệnh cuối cùng thành:
x = x + 1.25*dx để minh hoạ cho ảnh hưởng của việc gia tăng tốc độ hội tụ và chạy chương
trình.

Hình 4.7 Minh hoạ phương pháp Gauss-Seidel dùng hệ số gia tăng tốc độ hội tụ
Sau đây, xét hệ n phương trình với n biến:
f1 ( x1 , x 2 ,, xn )  c1
f 2 ( x1 , x 2 ,, xn )  c 2
(4.21)

f n ( x1 , x 2 ,, xn )  c n

TS. Quyền Huy Ánh 40


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Sắp xếp lại hệ phương trình trên như sau:
X1=c1 + g1( x1,x2,…,xn)
X2=c2 + g2( x1,x2,…,xn) (4.22)
……………………….
Xn=cn + gn( x1,x2,…,xn)
Quá trình lặp được bắt đầu với các giá trị biến độc lập ban đầu được gán các giá trị (x1(0),
x2 , …, xn(0)), kết quả phương trình (4.22) là 1 giá trị xấp xỉ mới (x1(1), x2(1), …xn(1)). Trong
(0)

phương pháp Gauss-Seidel, giá trị được cập nhật của biến được tính toán trong phương trình
trước đó được sử dụng để tính ở hệ phương trình tiếp sau. Ở cuối của quá trình lặp, các giá trị
tính toán của tất cả các biến được kiểm tra 1 lần nữa với giá trị nghiệm trước đó. Khi tất cả các
nghiệm thay đổi trong khoảng chính xác yêu cầu thì kết quả giải là hội tụ, ngược lại quá trình lặp
khác phải được tiếp tục thực hiện. Tốc độ hội tụ thường tăng bằng một hệ số gia tăng thích hợp,
và quá trình lặp trở thành:
Xi(k+1)= xi(k) + α(xicul(k+1) – xi(k)) (4.23)
4.4.2. Phương pháp Newton-Raphson
Phương pháp thông dụng nhất được sử dụng giải bài toán phương trình đại số phi tuyến là
phương pháp Newton-Raphson. Phương pháp của Newton là một quá trình xấp xỉ nghiệm trên cơ
sở giá trị khởi tạo ban đầu chưa biết và sử dụng khai triển chuỗi Taylor mở rộng. Xét bài toán
một nghiệm sau:
f(x) = c (4.24)
Nếu x(0) là giá trị xấp xỉ ban đầu của quá trình giải bài toán, và Δx(0) là sai số từ quá trình giải
thì:
f(x(0) +Δ x(0))=c
Khai triển Taylor phía tría của phương trình trên theo x(0):
0  0 
 df  1 d2 f 
 
f x 0 
   x 0    2  x   
0 2
 ...  c
 dx  2!  dx 
Giả sử rằng sai số Δ x(0) là rất nhỏ, không xét đến thành phần bậc cao hơn, kết quả như
sau:
0 
0   df 
c    x0
 dx 
Với
Δ c(0) = c – f(x(0))
Thay Δ x(0) với giá trị gán ước lượng sẽ cho kết quả trong quá trình xấp xỉ thứ hai:

TS. Quyền Huy Ánh 41


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
c 0 
x 1  x 0   0   x 0   x 0 
 df 
 
 dx 
0  c 0 
x  0 
 df 
 
 dx 
Liên tục sử dụng áu trình của giải thuật Newton-Graphson:
Δ c(k) =c – f(x(k)) (4.25)

c k 
x k   k  (4.26)
 df 
 
 dx 
X(k+1)= x(k) + Δ x(k) (4.27)
Phương trình (4.26) có thể sắp xếp lại như sau:
Δ c(k) = j(k) Δ x(k) (4.28)
Với
k 
k   df 
j  
 dx 
Mối quan hệ trong (4.28) chỉ ra rằng phương trình phi tuyến f(x)-c =0 được xấp xỉ bằng
đường tiếp tuyến với đường cong ở điểm x(k). Vì vậy, phương trình được hình thành từ sự thay
đổi nhỏ của biến. Giao của đường tiếp tuyến với trục x chính là giá trị x(k+1). Điều này được minh
hoạ ở ví dụ 4.4.
Ví dụ 4.4:
Sử dụng phương pháp Newton-Graphson để tìm nghiệm của phương trình cho ở ví dụ 4.3, với
giá trị gán ban đầu là x(0) = 6. Lệnh vẽ trong MATLAB được sử dụng để vẽ hàm f(x)= x3 – 6x2
+9x – 4 trong khoảng 0 đến 6 được vẽ ở hình 4.8. Giao của f(x) với trục x là nghiệm của phương
trình. Từ hình 4.8, hai nghiệm của phương trình là 1 và 4, thực vậy, có 1 nghiệm x=1 là nghiệm
kép. Hình 4.8 là hình mô tả phương pháp Newton-Graphson. Giá trị gán ban đầu x(0)=6, ngoại
suy dọc theo đường tiếp tuyến với giao điểm của nó với trục x và ta được giá trị xấp xỉ kế tiếp.
Điều này được tiếp tục đến khi giá trị x kế tiếp đủ dừng.
Quá trình phân tích được cho bởi giải thuật Newton-Graphson:
df  x 
 3x 2  12 x  9
dx
Δ c(0)=c-f(x(0))=0 - [(6)3-6(6)2+9(6)-4]= - 50

TS. Quyền Huy Ánh 42


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.8 Hình minh hoạ giải thuật Newton-Graphson


0 
 df  2
   36  126  9  45
 dx 
c 0  50
x 0   0    1.1111
 df  45
 
 dx 

Vì vậy giá trị ở bước lặp cuối cùng là:


X(1)= x(0)+Δ x(0)= 6-1.1111 = 4.8889
Kết quả của các bước lặp lần lượt là:
13.4431
x 2   x 1  x 1  4.8889   4.2789
22.037
2.9981
x 3   x 2   x 2   4.2789   4.0405
12.5797
0.3748
x 4   x 3  x 3  4.4050   4.0011
9.4914
0.0095
x 5   x 4   x 4   4.0011   4.0000
9.0126
Nhận thấy rằng phương pháp của Newton hội tụ nhanh hơn phương pháp Gass-Seidel. Phương
pháp có thể hội tụ đến một nghiệm khác biệt với một giá trị ban đầu hay phân kỳ nếu giá trị gán
ban đầu không đủ tiến đến nghiệm.
Chương trình dưới đây tính và cho ra kết quả theo giải thuật Newton-Graphson:
dx=1; % Độ thay đổi biến được cài ở giá trị cao
x=input(‘nhập giá trị ban đầu ->’); % Giá trị biến ban đầu
iter = 0; % Đếm số lần lặp
disp(‘iter Dc J dx x’) % Đếm số lần lặp
while abs(dx)>=0.001 & iter <100 % Kiểm tra độ hội tụ

TS. Quyền Huy Ánh 43


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
iter = iter +1 % Số lần lặp
Dc=0-(x^3 – 6*x^2 + 9*x - 4) % Độ dư
J = 3*x^2 – 12*x + 9; % Đạo hàm
dx = Dc/J; % Độ thay đổi biến
x = x + dx; % Tính xấp xỉ
fprintf(‘%g’, iter) , ([Dc, J, dx, x])
end
Kết quả là:
Nhập giá trị gán ban đầu --> 6
Iter Dc J dx X
1 -50.0000 45.0000 -1.1111 4.8889
2 -13.4431 22.0370 -0.6100 4.2789
3 -2.9981 12.5797 -0.2383 4.0405
4 -0.3748 9.4914 -0.0395 4.0011
5 -0.0095 9.0126 -0.0011 4.0000
6 -0.0000 9.0000 -0.0000 4.0000

Sau đây, xét hệ phương trình n nghiệm được cho ở (4.21). Khai biên Taylor vế trái của các
phương trình theo giá trị ban đầu và không quan tâm đến các thành phần bậc cao, tìm được các
phương trình sau:
( 0) (0) (0)
(0)  f  (0)  f  (0)  f  (0)
( f1 )   1  x1   1  x2     1  xn  c1
 x1   x2   xn 
( 0) ( 0) (0)
(0)  f  (0)  f  (0)  f  (0)
( f2 )   2  x1   2  x2     2  xn  c2
 x1   x2   xn 

(0) (0) (0)
(0)  f  (0)  f  (0)  f  (0)
( fn )   n  x1   n  x2     n  xn  cn
 x1   x2   xn 
Hay viết dưới dạng ma trận như sau:
(0)
 f ( 0 )  f1 
(0)
 f1  
c1  ( f1 )( 0)  
1
       x ( 0) 
    x1   x2   xn   
1

   (0) (0) (0)   
c  ( f )( 0 )   f 2   f 2   f 2    ( 0) 
     
  x1 
 2 2
   x1   x2   xn   
    
         
   (0) (0)
  
(0) 
cn  ( f n )   f n 
( 0 )  f n 

 f  
   n   x1 
( 0)
 
 x1   x2   xn  
Viết gọn lại:

TS. Quyền Huy Ánh 44


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Δ c(k) = J(k) Δ x(k)

Hay

Δ x(k) =[J(k)]-1Δ c(k) (4.29)

Vậy giải thuật Newton-Graphson giải hệ phương trình n biến trở thành:

X(k+1) = x(k) + Δ x(k) (4.30)


Với:
x1k   c1   f 1 k  
 k    k  
x c 2   f 2  
x k    2  Và c k    (4.31)
 
   
x nk   c   f  k  
 n n 

 f ( k )  f1 
(k )
 f1  
(k )

 1       
 x1   x2   xn  
 (k ) (k ) (k ) 
 f 2   f 2   f 2  
       
J (k )   x1   x2   xn   (4.32)

     
 (k ) (k ) (k ) 
 f n   f n   f n  
       
 x1   x2   xn  
J(k) được gọi là ma trận Lacobi. Các thành phần của ma trận này là các giá trị đạo hàm ở x(k).
Giả thiết rằng J(k) tồn tại ma trận nghịch đảo trong suốt qua trình lặp. Phương pháp Newton-
Graphson, được dùng để giải hệ phương trình phi tuyến, giảm qua trình giải bằng một hệ các
phương trình tuyến tính để xác định các giá trị cỉa thiện độ chính xác của quá trình xấp xỉ.
Giải phương trình (4.29) băng cách nghịch đảo là không hiệu quả. Không cần thiết xác định
giá trị ma trận nghịch đảo J(k). Thay vào đó , có thể giải trực tiấp bằng phương pháp khai triển
tam giác. Trong MATLAB, giải phương trình tuyến tính ΔC=JΔX được giải bằng phép toán tử
phía (\) ma trận (ví dụ ΔX=J\ΔC) mà dựa trên cơ sở của nền tảng giải thuật khai triển tam giác và
khử Gauss.
Ví dụ 4.5:
Dùng phương pháp Newton-Graphson để tìm giao điểm của các đường cong:
x12 + x22=4
e x1  x 2  1

TS. Quyền Huy Ánh 45


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.9 Các đồ thị của phương trình ở và dụ 4.5


Từ hình vẽ, cho thấy giao điểm của 2 đường cong trên. Giá trị này là (1,-1.7) và (-1.8,
0.8).
Kết quả lấy đạo hàm từng phần tử trong ma trận Jacobi như sau:
2 x1 2 x2 
J  x 
e 1 
1

Chương trình dùng giải thuật Newton-Graphson giải hệ trên như sau:
Iter = 0 ; % Đếm số lần lặp
x=input(‘Nhập giá trị ban đầu, col. Vector[x1;x2]->’);
Dx=[1;1]; % Độ thay đổi biến được cài ở giá trị cao
C=[4;1];
disp(‘inter DC Jacobian matrix Dx x’); % Hiển thị kết quả
while max(abs(Dx))>=0.0001 & iter <10 % Kiểm tra độ hội tụ
iter = iter+1 % Đếm số lần lặp
f = [x(1)^2+x(2)^2;exp(x(1))+x(2)]; % Các hàm số
DC = C - f % Số dư
J=[2*x(1) 2*x(2) exp(x(2)) 1]; % Ma trận Jacobian
Dx=J\DC % Độ thay đổi biến số
x=x+Dx; % Tính xấp xỉ
fprintf(‘%g’,iter) , disp([DC, J, Dx, x]) % Kết quả
end
Khi chạy chương trình, người sử dụng cần nhập giá trị gán ban đầu, ở đây thử với giá trị gán
ban đầu là [0.5;-1].
Nhập giá trị gán ban đầu, col. Vector [x1; x2]-->[0.5;-1].

TS. Quyền Huy Ánh 46


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Iter ΔC Jacobian matrix Δx x


1 2.7500 1.0000 -2.0000 0.8034 1.3034
0.3513 1.6487 1.0000 -0.9733 -1.9733
2 -1.5928 2.6068 -3.9466 -0.2561 1.0473
-0.7085 3.6818 1.0000 -0.2344 -1.7389
3 -0.1205 2.0946 -3.4778 -0.0422 1.0051
-0.1111 2.8499 1.0000 0.0092 -1.7296
4 -0.0019 2.0102 -3.4593 -0.0009 1.0042
-0.0025 2.7321 1.0000 0.0000 -1.7296
5 -0.0000 2.0083 -3.4593 -0.0000 1.0042
-0.0000 2.7296 1.0000 -0.0000 -1.7296

Sau 5 bước lặp, bài toán hội tụ với x1=1.0042 và x2=-1.7296 với độ chính xác 0.0001. Bắt đầu
với giá trị gán [-0.5;1], mà gần với một nghiệm khác hơn, kết quả là: x1=-1.8163 và x2= 0.9374.
Ví dụ 4.6:
Bắt đầu với giá trị gán ban đầu x1=1, x2=1, x3=1 giải hệ phương trình sau bằng phương pháp
Newton-Graphson:
x12 - x22 +x32 =11
x1x2 + x22 +3x3 = 3
x1 – x1x3 +x2x3 = 6
Lấy đạo hàm các hàm trên, kết quả nhận được và thể hiện dưới dạng ma trận Jacobian như
sau:
2 x1  2 x2 2 x2 

J   x2 x1  2 x 2  3 

1  x3 x3  x1  x 2 
Chương trình dưới đậy để giải hệ phương trình trên bằng thuật Newton-Graphson :
Dx=[10;10;10]; % Độ thay đổi thông số được cài đặt ở giá trị cao
X=[1;1;1]; % Giá trị ban đâu
C=[11;3;6];
iter =0; % Đếm số lần lặp
while max(abs(Dx))>=.0001& ter<10; % Kiểm tra độ hội tụ
iter = iter+1 % Số lần lặp
F=[x(1)^2-x(2)^2+x(3)^2 % Các hàm số
x(1)*x(2)+x(2)^2-3*x(3)
x(1) – x(1)*x(3) +x(2)*x(3)] ;
DC=C - F % Dư số
J=[2*x(1) -2*x(2) 3*x(3) % Ma trận Jabicoan
x(2) x(1)+2*x(2) -3
1-x(3) x(3) -x(1)+x(2)]
Dx=J\DC % Độ thay đổi biến số
x=x+Dx % Tính xấp xỉ
end

TS. Quyền Huy Ánh 47


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Kết quả sau bước lặp đầu tiên là:
DC = J=
10 2 -2 2
4 1 3 -3
5 0 1 0
Dx = x=
4.750 5.750
5.000 6.000
5.250 6.250
Sau 6 bước lặp, quá trình hội tụ với x1 = 2.0000, x2 = 3.0000, và x3 = 4.0000.
Phương pháp Newton-Graphson nâng cao quá trình hội tụ (hội tụ bậc 2) khi ở gần nghiệm.
Tuy nhiên, số hàng giải trong mỗi quá trình lặp nhiều hơn. Tuy nhiên, một hạn chế rất quan trọng
là thông thường quá trình lặp không hội tụ với giad trị gán ban đàu chọn tuỳ ý.
4.5. Tính toán phân bố công suất
Nghiên cứu phân bố công suất tức phân bố dòng tải, là 1 phần rất quan trọng trong phân tích
hệ thống điện. Nó rất cần thiết để quy hoạch, vận hành kinh tế, và điều khiển hệ thống điện hiện
hữu cũng như quy hoạch mở rộng trong tương lai. Nội dung của bài toán là xác định các giá trị
biên độ và góc pha của điện áp của mỗi nút và giá trị công suất tác dụng và phản kháng trên mỗi
đường dây.
Để giải bài toán phân bố công suất, hệ thống được giả thiết rằng đang vận hành ở điều kiện
cân bằng và mô hình 1 pha có thể được sử dụng. Bốn thông số được kết hợp tại mỗi nút, đó là
gái trị áp V, góc pha , công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q. Các nút trong một hệ
thống thông thường được phân thành ba loại sau:
 Nút cân bằng: Chỉ có một nút cân bằng trong một hệ thống. Đây là nút được lấy làm nút
chuẩn, tại đó giá trị biên độ áp và góc pha đã biết. Nút này sẽ bỳ trừ sự khác biệt giữa
công suất phát của các nút khác và công suất tải cùng với tổn thất công suất trong mạng.
 Nút phụ tải: Ở các nút này các giá trị P và Q đã xác định. Biên độ áp và góc pha là biến
chưa biết. Các nút này còn được gọi là các nút P-Q.
 Nút nguồn còn được gọi là nút điều chỉnh điện áp. Ở các nút này, các giá trị P, V là xác
định. Giá trị góc pha của áp và Q cần được tìm. Giới hạn của Q cũng đã xác định. Các nút
này được gọi là các nút P-V.
Dưới đây trình bày cách xây dựng phương trình phân bố công suất.
Xem xét một nút của hệ thống điện ở Hình 4.10. Đường dây truyền tải được thể hiện ở mô
hình  với tổng trở được chuyển về dạng tổng dẫn ở hệ đơn vị cơ bản MVA.
Áp dụng Định luật Kirchoff về dòng điện tại nút này:
Ii = yioVi+yi1(Vi – V1)+yi2(Vi – V2)+…+yin(Vi - Vn) (4.33)
= (yi0+yi1+yi2+…+yin)Vi - yi1V1 – yi2V2 - …-yinVn
hay

TS. Quyền Huy Ánh 48


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
n n
I i  Vi  yij   yijV j ji (4.34)
j 0 j 1

Hình 4.10 nút tiêu biểu của hệ thống điện


Công suất P và Q của nút i là:
*
Pi  jQi  Vi I i (4.35)
Hay
* Pi  jQi
Ii  *
(4.36)
Vi
Thay Ii vào phương trình (4.24):
n n
Pi  jQi .

*
 V i  yij   yijVi , j 1 (4.37)
Vi j 0 j 1

Từ mối quan hệ trên, mô hình toán học của bài toán phân bố công suất có dạng hệ phương
trình đại số phi tuyến:
Vi = g(Vi), i=1,n
Hệ phương trình này cần được giải bằng phương pháp lặp.
4.6. Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Gauss-Seidel
Trong nghiên cứu phân bố công suất, cần giải hệ phương trình phi tuyến (4.37) với 2 ẩn chưa
biết ở mỗi nút. Trong phương pháp Gauss-Seidel, phương trình (4.37) được giải để tìm Vi với
các bước lặp như sau:

TS. Quyền Huy Ánh 49


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Pi sch  jQisch n
  yijV j( k )
. ( K 1) Vi ( k ) j 1
Vi  n
j 1 (4.38)
y
j 0
ij

Với yij là tổng dẫn trong hệ tương đối, Psch và Qsch là công suất tác dụng và phản kháng trong
hệ đơn vị tương đối. Theo định luật Kirchoff, dòng vào nút i được giả thuyết mang dấu (+), vì
thế với công suất tác dụng và phản kháng Psch và Qsch đi vào nút, như các nút nguồn, mang dấu
(+). Với nút phụ tải công suất tác dụng và phản kháng đi ra từ nút, Psch và Qsch khi đó mang dấu
(-). Nếu (4.37) được giải với ẩn là Pi và Qi thì:
*
 . 

 * ( k ) . ( k ) n n

. (k ) 

Pi ( k 1)  R V i V i  yij   yij V j  , j 1 (4.39)
 
 
j 0 j 1
 
 
*
 . 

 * ( k ) . ( k ) n n

. (k ) 

Qi( k 1)   I V i V i  yij   yij V j  , j 1 (4.40)
 
 
j 0 j 1
 
 
Phương trình phân bố công suất thường được mô tả với các thành phần của ma trận tổng dẫn.
Khí đó, thành phần tổng dẫn phía trên và phía dưới của đường chéo chính của ma trận tổng dẫn.
n
Ybus là Yij = -yij và thành phần tổng dẫn riêng Yij   yij , khi đó (4.38) trở thành:
j 0

Pi sch  jQisch
  yijV j( k )
* (k )
. ( K 1) j 1
Vi  Vi (4.41)
Yii

*
 . 

 (k ) . (k ) n

*  YijV j( k )  ,
Pi ( k 1)  R V i V i Yii   j 1
 j 1 (4.42)
  
  j 1  
 
*
 . 
 (k )  . (k ) n 
*  YijV j( k )  ,
Qi( k 1)  R V i V i Yii   j 1
 j 1 (4.43)
  
  j 1  
 
Yii bao gồm tổng dẫn so với đất của đường dây hay bất ký các tổng dẫn hổ cảm khác so với
đất. Trong phần (4.8), một mô hình máy biến áp với tỷ số thay đổi, bao gồm cả ánh hưởng của
bộ đổi nấc sẽ được giới thiệu.

TS. Quyền Huy Ánh 50


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Từ đấy cả 2 thành phần của điện áp được tìm so với nút chuẩn, có 2(n-1) phương trình phải
được giải bằng phương pháp lặp. Dưới điều kiện vận hành bình thường, biên độ áp các nút có giá
trị trong khoảng 1 trong hệ đơn vị tương đối hay có giá trị của nút chuẩn. Biên độ áp ở các nút tải
có phần thấp hơn giá trị áp nút chuẩn, tuỳ thuộc vào yêu cầu công suất kháng, nhưng ngược lại
điện áp tại các nút nguồn đôi khi cao hơn. Tương tự, góc pha của các nút tải thấp hơn góc pha
chuẩn trong trường hợp nhận công suất tác dụng, và ngược lại góc pha của các nút nguồn có thể
cao hơn giá trị chuaqản tuỳ thuộc vào tổng số lượng công suất tác dụng đi vào nút. Vì thê, với
phương pháp Gauss-Seidel, ước lượng giá trị điện áp gán ban đầu là 1.0+j0.0 cho các biến điện
áp là hoàn toàn phù hợp, và bài toán hội tụ phù hợp với trạng thái vận hành thực của hệ thống.
Với nút P-Q giá trị công suất tác dụng và phản kháng Psch và Qsch đã biết. Bắt đầu bằng việc
ước lượng gía trị gán ban đầu, từ (4.41) tính được các thành phần thực và phức của điện áp. Với
các nút điều khiển điện áp (nút P-V) thì Psch và Viđã có, từ (4.43) tính được Qi(k+1), và sau đó
dùng (4.41) để tính Vi(k+1). Tuy nhiên, từ giá trịVi đã biết, chỉ có thành phần ảo của Vi(k+1) và
được giữ lại, và thành phần thực đã được lựa chọn để thoả điều kiện:

e    f
( k 1) 2
i i 
( k 1) 2
 Vi
2
(4.44)

hay:

2

ei( k 1)  V1  f i ( k 1)  2
(4.45)

Ở đây: ei(k+1) và fi(k+1) lần lượt là thành phần thực và ảo của Vi(K+1) trong quá trình lặp.
Tốc độ hội tụ được gia tăng bằng cách sử dụng hệ số gia tăng tốc độ hội tụ với sự xấp xỉ
nghiệm ở mỗi bước lặp.

Vi ( k 1)  Vi ( k )   Vical
(k )
 Vi ( k )  (4.46)
Ở đây: α là hệ số gia tăng tốc độ hội tụ. Giá trị này tuy thuốc vào hệ thống. Đối với các hệ
thống thông thường α được chọn vào khoảng 1.3 đến 1.7.
Giá trị áp được cập nhật tức thì thế giá trị trước đó trong quá trình giải tuần tự các phương
trình. Quá trình này được tiếp tục thực hiện đến khi các thành phần thực và ảo của áp tại các nút
giữa 2 bước lặp liên tiếp đạt được sai số yêu cầu, nghĩa là:
ei(k+1) – ei(k)  (4.47)
fi(k+1) – fi(k) 
Để sai số công suất nhỏ và chấp nhận được, dung sai của cả 2 thành phần điện áp phải thật
nhỏ. Độ chính xác điện áp trong khoảng 0.00001 đến 0.00005 pu là thích hợp. Trong thức tế,
phương pháp xác định quá trình giải hoàn thành là dựa trên chỉ số chính xác được chọn cho sai
số công suất. Quá trình lặp tiếp tục thực hiện khi giá trị lớn nhất của phần tử P và Q hơn giá
trị yêu cầu. Độ chính xác công suất thông thường là 0.001pu. Khi một bài toán hội tụ, công suất
tác dụng và phản kháng của nút chuẩn được tính từ (4.42) và (4.43).

TS. Quyền Huy Ánh 51


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
4.7. Tính tổn thất và phân bố công suất trên đường dây
Sau khi thực hiện xong quá trình tính toán điện áp thanh cái bằng phương pháp lặp, bước kế
tiếp là tính toán phân bố công suất và tổn thất trên đường dây. Xem xét đường dây nối 2 nút i và
j trong Hình 4.11.

Hình 4.11 Mô hình đường dây truyền tải để tính phân bố công suất trên đường dây.

Dòng trên đường dây Iij, đo tại nút i và chiều (+) từ i sang j được tính như sau:
Iij = Ii + Ii0 = yij(Vi - Vj)+ yi0Vi (4.48)
Tương tự cho trường hợp dòng Iji đo tại nút j và chiều dương từ j đến i:
Iji = - Ii + Ij0 = yij(Vj – Vi)+ yj0Vj (4.49)
Công suất phức Sij từ nút i đến j và Sji từ nút j đến nút i là:
. . *
S ij  V i I ij (4.50)
. . *
S ji  V j I ji (4.51)
Tổn thất công suất trên đường dây i-j là tổng đại số các thành phần công suất được xác định từ
(4.50) và (4.51):
. . .
 S ij  S ij  S ji (4.52)
Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Gauss-Seidel được minh hoạ bằng hai ví
dụ dưới đây.

TS. Quyền Huy Ánh 52


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Ví dụ 4.7:
Một hệ thống điện 3 nút đơn giản được vẽ dưới dang sơ đồ đơn tuyến trình bày ở hình 4.12
với máy phát điện ở nút 1. Biên độ áp tại nút 1 được điều chỉnh đến 1.05pu. Phân bố phụ tải tại
nút 2 và 3 như trên hình vẽ. Tổng trở đường dây được cho trong hệ đơn vị tương đối với công
suất cơ bản là 100MVA và thành phần điện dẫn phản kháng của đường dây được bỏ qua.

Hình 4.12. Sơ đồ một sợi của ví dụ 4.7 (tổng trở trong hệ đợ vị tương đối với
công suất cơ bản là 100MVA)
a. Dùng phương pháp Gauss-Seidel, xác định góc pha của điện áp tại nút 2 và nút 3, độ
chính xác là 4 con số thập phân (1x10-4).
b. Tìm công suất tác dụng và phản kháng nút chuẩn.
c. Xác định công suất truyền và tổn thất công suất trên đường dây. Vẽ sơ đồ phân bố
công suất và chỉ ra hướng của luồng công suất trên đường dây.
a. Chuyển tổng trở đường dây sang dạng tổng dẫn:
1
y12   10  j 20
0.02  j 0.04
Tương tự, y13=10-j30 và y23=16-j32. Tổng dẫn của các đường dây được ghi ở Hình 4.13. Ở nút
tải (nút P-Q), phụ tải tiêu thụ ở dạng phức và chuyển về hệ đơn vị tương đối như sau:
. sch
S2  
256.6  j110.2  2.566  j1.102 pu
100

. sch
S3  
138.6  j 45.2  1.386  j 0.452 pu
100

TS. Quyền Huy Ánh 53


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.13. Sơ đồ một sợi của ví dụ 4.7, sau khi chuyển về dạng tổng dẫn trong
hệ đơn vị tương đối với công suất cơ bản là 100MVA
Từ Hình 4.13, để tính toán bằng tay sử dụng biểu thức (4.38), với nút 1 là nút
chuẩn. Bắt đầu với việc ước lượng giá trị gán ban đầu: V2(0) = 1.0 + j0.0 và V3(0) =
1.0 + j0.0, V2 và V3 được tính từ (4.38) như sau:
P2sch  jQ2sch
 y12V1  y 23V3( 0 )
* (0)
. (1)
V2  V2
y12  y 23
 2.566  j1.102
 10  j 201.05  j 0  16  j 321.0  j 0
1.0  j 0

26  j 52
 0.9825  j 0.0310

P3sch  jQ3sch
 y13V1  y 23V2(1)
* (0)
. (1)
V3  V3
y12  y 23
 1.368  j 0.452
 10  j 301.05  j 0  16  j 320.9825  j 0.0310
1  j0

26  j 62
 1.0011  j 0.0353

TS. Quyền Huy Ánh 54


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Với bước lặp thứ 2 thì:


 2.566  j1.102
. (2)
 10  j 201.05  j 0   16  j 321.0011  j 0.0353
0.9825  j 0.0310
V2 
26  j52
 0.9816  j 0.0520

 1.368  j 0.452
. (2)
 10  j 301.05  j 0  16  j 320.9816  j 0.052
1.0011  j 0.0353
V3 
26  j 62
 1.0008  j 0.0459
Quá trình được tiếp tục và bài toán hội tụ với độ chính xác 1x10-4 trong hệ đơn vị tương đối
sau 7 bước lặp được cho dưới đây:
. ( 3) . ( 3)
V 2  0.9808  j 0.0578 V 3  1.0004  j 0.0488
. (4) . ( 4)
V 2  0.9803  j 0.0594 V 3  1.0002  j 0.0497
. (5) . ( 5)
V 2  0.9801  j 0.0598 V 3  1.0001  j 0.0499
. (6) . (6)
V 2  0.9801  j 0.0599 V 3  1.0000  j 0.0500
. (7 ) . (7 )
V 2  0.9800  j 0.0600 V 3  1.0000  j 0.0500
Kết quả cuối cùng như sau:
.
V 2  0.9800  j 0.0600  0.98183  3.5035 0 pu
.
V 3  1.000  j 0.0500  1.00125  2.8624 0 pu

b. Với các giá trị áp tại tất cả các nút đã biết, công suất taị nút chuẩn được theo biểu thức
(4.37):
*
P1  jQ1  V 1 V1  y12  y13    y12V2  y13V3 
 1.05[1.05(20 - j50) - (10 - j20)(0.98 - j0.06) - (10 - j30)(1.0 - j0.05)]
 4.095 - j1.890
Hay công suất tác dụng và phản kháng là P1= 4.095 pu = 409.5MW và Q1 = 1.890 pu=
189MVar.
c. Để tìm dòng công suất, trước tiên tìm dòng trên đường dây. Không quan tâm đến thành
phần dung kháng của đường dây thì:

TS. Quyền Huy Ánh 55


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
.
. .

I 12  y12 V 1  V 2   10  j 201.05  j 0  0.98  j 0.06  1.9  j 0.8
 
. .
I 21   I 12  1.9  j 0.8
.
. .

I 13  y13 V 1  V 3   10  j 301.05  j 0  1.0  j 0.05  2.0  j1.0
 
. .
I 31   I 13  2.0  j1.0
.
. .

I 23  y 23 V 2  V 3   16  j 320.98  j 0.06  1.0  j 0.05  0.64  j 0.48
 
. .
I 32   I 23  0.64  j 0.48
Phân bố công suất của các đường dây như sau:
. *
S 12  V1 I 12  1.05  j 0.01.9  j 0.8  1.995  j 0.84 pu
 199.5MW  j84.0MVar
. . *
S 21  V 2 I 21   0.98  j 0.06  1.9  j 0.8  1.91  j 0.67 pu
 191.0MW  j 67.0MVar
. *
S 13  V 1 I 13  1.05  j 0.0 2.0  j1.0  2.1  j1.05 pu
 210.0MW  j105.0MVar
. . *
S 31  V 3 I 31  1.0  j 0.05 2.0  j1.0  2.05  j 0.90 pu
 205.0MW  j 90.0MVar
. . *
S 23  V 2 I 23  0.98  j 0.06 0.656  j 0.48  0.656  j 0.432 pu
 65.6MW  j 43.2MVar
. . *
S 32  V 3 I 32  1.0  j 0.050.64  j 0.48  0.664  j 0.448 pu
 66.4MW  j 44.8MVar
Và tổn thất trên đường dây là:
. . .
 S 12  S 12  S 21  8.5MW  j17.0MVar
. . .
 S 13  S 13  S 31  5.0MW  j15.0MVar
. . .
 S 23  S 23  S 32  0.8MW  j1.60MVar
Sơ đồ phân bố công suất được vẽ trên hình 4.14, với ký hiệu  là hướng công suất tác dụng
và => là hướng công suất phản kháng, giá trị trong ngoặc là tổn thất công suất tác dụng và phản
kháng trên đường dây.

TS. Quyền Huy Ánh 56


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.14. Sơ đồ phân bố công suất của ví dụ 4.7 (MW và Mvar)

Ví dụ 4.8:
Cho một hệ thống điện với 3 nút như hình 4.15 với các máy phát ở các nút 1 và 3. Áp ở nút 1
được điều chỉnh ở 1.05 pu, ở nút 3 là 1.04 pu với công suất phát là 200MW. Phụ tải tại nút 2 là
400MW và 250MVar. Tổng trở đường dây được cho ở hệ đơn vị tương đối với công suất cơ bản
là 100MVA, và không quan tâm đến thành phần dung dẫn của đường dây. Bằng phương pháp
Gauss-Seidel tính phân bố công suất của hệ thống bao gồm phân bố công suất và tổn thất của
đường dây.

Hình 4.15. Sơ đồ một sợi của ví dụ 4.8 (trong hệ đơn vị tương đối với công suất aơ bản là
100MVA)

Tổng trở của đường dây được chuyển về dạng tổng dẫn là y12 = 10-j20, y13 = 10-j30 và y23=
16-j32. Công suất phụ tải và công suất phát chuyển về hệ đơn vị tương đối như sau:

TS. Quyền Huy Ánh 57


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
. sch  400  j 250
S2   4.0  j 2.5 pu
100
200
P3sch   2.0 pu
100
Vì nút 1 được chọn là nút chuẩn. Bắt đầu với giá trị xấp xỉ gán ban đầu là V2(0) = 1.0+j0.0 và
V3(0)=1.04+j0.0, V2 và V3 được tính từ (4.38) như sau:
P2sch  jQ2sch . . (0)
 y12 V 1  y23 V 3
* (0)

V2(1)  V2
y12  y23
4.0  j 2.5
 10  j 20 1.05  j 0   16  j 32 1.04  j 0 
1.0  j 0

 26  j52 
 0.97462  j 0.042307
Nút 3 là nút điều chỉnh điện áp với biên độ áp và công suất tác dụng đã xác định. Từ (4.40),
tính công suất phản kháng tại nút 3 như sau:

 * (0) 
 
Q3(1)   I V 3 V3( 0) y13V1  y 23V2(1)  
 
 1.04  j 026  j 62 
  I 1.04  jo  
  10  j 301.05  j 0  16  j 320.97462  j 0.042307  
 1.16
Giá trị Q3(1) được xem như là Q3sch cho quá trình tính điện áp tại nút 3. Điện áp phức của nút 3,
ký hiệu V3(1), được tính như sau:
P3sch  jQ3sch . (1)
 y13V1  y 23 V 2
* (0)

VC(31)  V3
y13  y 23
2.0  j1.16
 10  j 301.05  j 0  16  j 320.97462  j 0.042307 
1.04  j 0

26  j 62
 1.03783  j 0.005170
Từ V3 là không đổi, chie có phần thực của Vc3(1) là thay đổi, ví dụ, f3(1) = -0.005170, và
phần thực của nó được tính lại như sau:

e3(1)  1.042  0.0051702  1.039987


Nên :
  0.00517 
V3(1)  1.039987  j 0.005170  3(1)  arctg  
 1.039987 

TS. Quyền Huy Ánh 58


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Sau bước lặp thứ 2, thì:
P2sch  jQ2sch
* (1)
 y12V1  y23V3(1)
. (2)
V2  V2
y12  y23
 4.0  j 2.5
 10  j 201.05  16  j 321.039987  j 0.005170
0.97462  j 0.042307

26  j52
 0.971057  j 0.043432

 * (1) 

Q3( 2)   I V 3 V3(1)  y13  y23   y13V1  y23V2( 2)  
 
 1.039987  j 0.005170  10  j 301.05  j 0  
  I 1.039987  j 0.005170 
 16  j 320.971057  j 0.043432 
 1.38796

P3sch  jQ3sch
 y13V1  y23V2( 2)
* (1)
. (2)
V C3  V3
y13  y23
2.0  j1.38796
 10  j 301.05  16  j 320.971075  j 0.043432
1.039987  j 0.00517

26  j 62
 1.03908  j 0.00730
Từ V3 là giữ không đổi ở 1.04pu, chỉ phần thực của Vc3(2) là thay đổi, f3(2)= -0.00730, và
phần thực được tính lại như sau:
e3( 2)  1.042  0.007302  1.039974
hay
. (2)
V 3  1.039974  j 0.00730
Quá trình tính được tiếp tục và bài toán hội tụ với độ chính xác là 1x10-5pu sau 7 bước lặp như
sau:
. ( 3) . ( 3)
( 3)
V 2  0.97073  j 0.04479 Q 3  1.42904 V 3  1.03996  j 0.00833
. (4) . ( 4)
( 4)
V 2  0.97065  j 0.04533 Q 3  1.44833 V 3  1.03996  j 0.00873
. ( 5) . (5)
(5)
V 2  0.97062  j 0.04555 Q 3  1.45621 V 3  1.03996  j 0.00893
. (6) . (6)
(6)
V 2  0.97061  j 0.04565 Q 3  1.45947 V 3  1.03996  j 0.00900
. (7) . (7)
(7)
V 2  0.97061  j 0.04569 Q 3  1.46082 V 3  1.03996  j 0.00903

TS. Quyền Huy Ánh 59


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Kết quả cuối cùng là:
.
V 2  0.97168  2.69480 pu
.
S 3  2.0  j1.46177 pu
.
V 3  1.04  0.4980 pu
.
S 1  2.1842  j1.4085 pu
Phân bố công suất và tổn thất trên đường dây được tính như ví dụ 4.77, và kết quả tính ở MW
và MVar như sau:
. . .
S 12  179.362  j118.734 S 21  170.97  j101.947  S 12  8.39  j16.79
. . .
S 13  39.06  j 22.118 S 31  38.88  j 21.569  S 13  0.183  j 0.548
. . .
S 23  229.03  j148.05 S 32  238.88  j167.746  S 23  9.85  j19.69
Sơ đồ phân bố công suất trình bày ở hình 4.16. Với ký hiệu  là hướng công suất tác dụng
và=> là hướng công suất phản kháng giá trị trong ngoặc là tổn thất công suất tác dụng và phản
kháng trên đường dây.

Hình 4.16. Sơ đồ phân bố công suất của ví dụ 4.8 (đơn vị là MW và MVar )


4.8. Máy biến áp với bộ đổi nấc
Trong phần 4.2 đã chướng minh rằng phân bố công suất tác dụng truyền tải trên đường dây tuỳ
thuộc vào góc pha điện áp của hai đầu, và công suất phản kháng truyền trên đương dây tuỳ thuộc
vào độ khác biệt biên độ áp của hai đầu. Công suất tác dụng và công suất phản kháng có thể
được điều chỉnh bằng cách sử dụng máy biến áp có bộ thay đổi nấc và các máy áp điều áp.

TS. Quyền Huy Ánh 60


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Trong máy biến áp thay đổi nấc, khi tỷ số biến áp ở giá trị danh định, máy biến áp có thể được
đặc trưng bằng tổng dẫn nối tiếp yt trong hệ đơn vị tương đối. Khi nấc MBA ở vị trí khác, lúc
này thành phần tổng dẫn thay đổi ở cả hai phía của MBA, và giá trị tổng dẫn này phải được tính
lại bao gồm cả ảnh hưởng của vực thay đổi tỉ số biến áp thay đổi. Xét một MBA có tổng dẫn yt
nối tiếp với một biến áp lý tưởng tượng trưng cho bộ máy thay đổi nấc với tỷ số là 1:a như Hình
4.17. yt là giá trị tổng dẫn tương đương máy biến áp khi chưa có bộ đổi nấc trong hệ đơn vị
tương đối và a là tỷ số biến áp của bộ đổi nấc, vị trí nấc thay đổi cho phép điều chỉnh điện áp
trong khoảng thường là ±10%. Trong trường hợp có sự thay đổi góc pha máy biến áp thì a là mtj
số phức. Giả thiết tồn tại nút x giữa phần thay đổi tỷ số biến áp và phần tổng tương đương của
máy biến áp. Khi đó, công suất phức giữa hai bên máy biến áp lý tưởng là giống nhau, và nếu
điện áp đi qua với góc pha mang dấu (+) thì giá trị dòng sẽ đi qua với góc pha mang dâud (-). Vì
vậy, với giả thiết chiều của dòng như hình vẽ, thì:
. .1 .
Vx  V j (4.53)
a
. * .
I i  a I j (4.54)

Hình 4.17. Máy biến áp với bộ đổi nấc có tỷ số là a:1


Dòng Ii được tính như sau:
.
I i  yt Vi  Vx 

Thay Vx, theo biểu thức (4.53) vào phương trònh nêu trên:
. . yt .
I i  yt V i  V j (4.55)
a
Tương tự từ (4.54)
. 1.
I j   . Ii
a
.
Thay V i theo biểu thức (4.55) vào phương trình nêu trên:
. yt . yt .
Ij  .
Vi 2
V j (4.56)
a a
Viết (4.55) và (4.56) dưới dạng ma trận, kết quả như sau:

TS. Quyền Huy Ánh 61


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
 yt  V. 
 .   yt   i 
I i   a  
    (4.57)
.   
 I j   yt yt   . 
   .  
a  V j 
2
 a
Trong trường hợp a là số thực, một mô hình  như Hình 4.18 sẽ biểu diễn ma trận tổng
dẫn nút (4.57). Trong mô hình , phía bên trái thay thế cho phần không có bộ đổi nấc và phía bên
phải tương ứng với phần thay đổi nấc của máy biến áp.

Hình 4.18. Sơ đồ tương đương của máy biến áp có bộ thay đổi nấc
4.9. Các chương trình tính phân bố công suất
Một vài chương trình đã được viết để giải bài toán phân bố công suất của một hệ thống điện
thực tế. Mỗi phương pháp giải bao gồm 4 chương trình. Chương trình cho phương pháp Gauss-
Seidel là Ifgauss, trước đó đã tính Ifybus, busout và lineflow. Các chương trình Ifybus, busout và
lineflow được viết để dùng với hơn 2 chương trình tính phân bố. Đó là các chương trình
Ifnewton cho phương pháp Newton-Raphson và decouple cho phương pháp phân lập Jacobi.
Dưới đây mô tả ngắn gọn các chương trình được sử dụng để giải bài toán phân bố công suất bằng
phương pháp Gauss-Seidel.
Ifybus: chương trình này yêu cầu các thông số đường dây và máy biến áp và đặc tính của bộ
đổi nấc máy biến áp được nhập vào file tên là linedata. Nó sẽ chuyển các tổng trở về dạng tổng
dẫn và tính ma trận tổng dẫn nút. Chương trình này được viết cho cả trường hợp các đường dây
song song nhau.
Ifgauss: chương trình tính phân bố công suất băng phương pháp Gauss-Seidel và yêu cầu các
file tên busdata và linedata. Nó được thiết kế để sử dụng các đơn vị công suất của phụ tải và
máy phát là MW và MVar, điện áp nút trong hệ đơn vị tương đối, và góc pha ở độ. Công suất
được chuyển đổi về hệ đơn vị tương đối với công suất cơ bản đã được chọn. Công suất phản

TS. Quyền Huy Ánh 62


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
kháng của máy phát được duy trì trong khoảng giới hạn của máy phát tại nút điều khiển điện áp.
Việc phát công suất phản kháng của máy phát vượt giới hạn của nó nếu điện áp quá cao hay quá
thấp. Sau vài bước lặp ( 10 lần lặp trong phương án Gauss ), công suất phản kháng tính toán tại
nút máy phát được xác định. Nếu một giới hạn của công suất phản kháng bị vượt quá thì, biên độ
điện áp sẽ được điều chỉnh bằng các nấc từ 0.5% đến ± 5% để cung cấp công suất phản kháng
đáp ứng các giới hạn đó.
bosout: Chương trình xuất các kết quả tại các nút dưới dạng bảng kê. Kết quả nút xuất bao
gồm biên độ và góc pha điện áp, công suất tác dụng và phản kháng của máy phát và phụ tải, và
công suất phản kháng của tụ bù hay cuộn kháng MVar. Tổng công suất phát và tổng công suất
phụ tải cũng bao gồm cả hình vẽ sơ đồ dạng đơn giản.
lineflow: Đây là chương trình xuất các kết quả của đường dây. Nó được viết để thể hiện công
suất tác dụng và phản kháng đi vào đầu đường dây và tổn thất trên đường dây cũng như công
suất tại mỗi nút. Nó cũng bao gồm tổn thất công suất tác dụng và phản kháng của cả hệ thống.
Phần cuối của chương trình này cũng có hình vè hệ thống dưới dạng đơn giản.
4.10. Phần chuẩn bị dữ liệu
Để thực hiện viếc phân tích phân bố công suất bằng phương pháp Gass-Seidel trong môi
trường MATLAB, các biến nhập vào phải được định nghĩa: công suất cơ bản MVA, sai số công
suất, hệ số gia tăng tốc độ hội tụ, số bước lặp tối đa. Các tên cho các biến này là: basemva,
accuracy, accel, và maxiter, ví dụ:

basemva = 100; accuracy = 0.001;


accel = 1.6 ; maxiter = 80.
Bước đầu tiên cho quá trình nhập dữ liệu là thực hiện đánh số các nút. Các nút được đánh số
theo thứ tự tuần tự. Mặc dù việc đánh số theo thứ tự tuần tự, các nút nhập vào không cần được
nhập vào theo thứ tự. Thêm vào đó, các file dừ liệu đi kèm cũng được yêu cầu.
File dữ liệu nút - busdata: dữ liệu yêu cầu cho mỗi nút được nằm trên mỗi hàng. Thông tin
được yêu cầu hình thành ma trân được gọi là busdata. Cột 1: số thứ tự của nút. Cột 2 là mã của
nút tương ứng. Cột 3 và 4 là biên độ áp ở hệ đơn vị tương đối và góc pha (độ). Cột 5 và 6 là công
suất phụ tải MW, MVar, MVar cực tiểu và MVar cực đại của máy phát. Cột cuối cùng là giá trị
MVar của tụ bù. Mã nút của cột 2 được dùng để xác định loại nút: nút phụ tải, nút điều khiển
điện áp, và nút chuẩn, ký hiệu như sau:
 1 để chỉnh nút chuẩn. Chỉ cần thông tin cho nút này là biên độ áp và góc pha của nó.
 0 dùng cho nút phụ tải. Các phụ tải được nhập là dương trong đơn vị MW và MVar. Với
nút này, điệ áp ước lượng gán ban đầu phải được cho. Thường là gán tuần tự 1 và 0 cho
biên độ áp và góc pha. Nếu biên độ áp và góc pha của nút này đã có, chúng sẽ được dùng
để gán cho bắt đầu tính toán thay cho phần gán 1 và 0.
 2 dùng chỉ nút điều chỉnh điện áp. Với nút này, cần nhập các thông tin: biên độ áp, công
suất phát MW, và giới hạn cực tiểu và cực đại của công suất phản kháng.
File dữ liệu đường dây – linedata: Các đường dây được xác định bằng phương pháp một cặp
nút, Thông tin được yêu cầu tạo một ma trận được gọi là linedata. Cột 1 và 2 là số thứ tự của 2
đầu nút của đường dây. Cột 3 đến cột 5 chứa: điện trở đường dây, điện kháng đường dây, và một
nửa của dung dẫn đường dây trong hệ đơn vị tương đối tương ứng với công suất cơ bản đã chọn
TS. Quyền Huy Ánh 63
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
(MVA). Cột cuối cùng cho việc cài đặt nấc phân áp của máy biến áp; với đường dây cột này
được nhập 1. Các đường dây có thể nhập theo thứ tự hay sắp xếp bất kỳ chỉ riêng đối với phần
dữ liệu MBA, số nút phía bên trái của cột dữ liệu được chọn làm phía có bộ đổi nấc của máy
biến áp.
Một hệ thống 30 nút của IEEE được chọn để minh hoạ cho quá trình nhập dữ liệu, và chạy
chương trình phân bố công suất theo phương pháp Gass-Seidel.
Ví dụ 4.9:
Hình 4.19 là một phần của hệ thống điện của công ty cung cấp điện Mỹ được dùng cung cấp
cho các khu công nghiệp được chọn làm tiêu điểm cho các phương pháp phân tích và chương
trình máy tính giải các vấn đề của hệ thống điện. Dùng chương trình Ifgauss để tính phân bố
công suất bằng phương pháp Gauss-Seidel. Nút 1 được chọn làm nút cơ sở với điện áp được điều
chỉnh đến 1.06  00 pu.
Dữ liệu của nút điều chỉnh điện áp là:

DỮ LIỆU NÚT ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP

Tên nút Biên độ điện áp CSMVar CSMVar


min max
2 1.043 -40 50
5 1.010 -40 40
8 1.010 -10 40
11 1.082 -6 24
13 1.071 -6 24

Dữ liệu bộ đổi nấc MBA:

DỮ LIỆU MBA

Vị trí MBA trong HT Nấc điều chỉnh (pu)


4-12 0.932
6-9 0.978
6-10 0.969
28-27 0.968
Dữ liệu của tụ bù (MVar):

DỮ LIỆU TỤ BÙ

Vị trí tụ bù trong HT CS phát (MVar)

10 19
24 4.3

TS. Quyền Huy Ánh 64


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 65


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Dữ liệu máy phát và phụ tải trong chương trình MATLAB trình bày dưới dạng ma trận là
busdata.
Code 0, code 1, và code 2 được sử dụng để chỉ nút phụ tải, nút slack, nút điều chỉnh điẹn áp.
Các gia trị cho basemva, accuracy, accel và maxiter phải được cho trước. Cột cuối cùng phải là 1
cho đường dây, hay giá trị nấc điều chỉnh điện áp ở hệ đơn vị tương đối cho máy biến áp có bộ
đổi nấc. Các chương trình được sử dụng là: Ifbus, Ifgauss, và lineflow. Một lệnh diary được sử
dụng để lưu dữ lỉệu xuất vào một file đã được tạo cho mục đích lưu này. Dữ liệu phân bố công
suất và các lệnh thực hiện như sau:
Clear % xoá tất cả các biến từ vùng làm việc
Basemva = 100; accuracy = 0.001; accel = 1.8; maxiter = 100;
% IEEE 30-BUS TEST SYSTEM ( American Electric Power)
% Bus Bus Voltage Angle ---Load--- --Generator-- Injected
% No code Mag Degree MW Mvar MW Mvar Qmin Qmax Mvar
Busdata=
1 1.06 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0
[1
2 2 1.043 0.0 21.7 12.7 40.0 0.0 -40 50 0
3 0 1.0 0.0 2.4 1.2 0.0 0.0 0.0 0 0
4 0 1.06 0.0 7.6 1.6 0.0 0.0 0 0 0
5 2 1.01 0.0 94.2 19.0 0.0 0.0 -40 40 0
6 0 1.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0
7 0 1.0 0.0 22.8 10.9 0.0 0.0 0 0 0
8 2 1.01 0.0 30.0 30.0 0.0 0.0 -30 40 0
9 0 1.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0
10 0 1.0 0.0 5.8 2.0 0.0 0.0 -6 24 19
11 2 1.082 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0
12 0 1.0 0 11.2 7.5 0 0 0 0 0
13 2 1.071 0 0 0.0 0 0 -6 24 0
14 0 1 0 6.2 1.6 0 0 0 0 0
15 0 1 0 8.2 2.5 0 0 0 0 0
16 0 1 0 3.5 1.8 0 0 0 0 0
17 0 1 0 9.0 5.8 0 0 0 0 0
18 0 1 0 3.2 0.9 0 0 0 0 0
19 0 1 0 9.5 3.4 0 0 0 0 0
20 0 1 0 2.2 0.7 0 0 0 0 0
21 0 1 0 17.5 11.2 0 0 0 0 0
22 0 1 0 0 0.0 0 0 0 0 0
23 0 1 0 3.2 1.6 0 0 0 0 0
24 0 1 0 8.7 6.7 0 0 0 0 4.3
25 0 1 0 0 0.0 0 0 0 0 0
26 0 1 0 3.5 2.3 0 0 0 0 0
27 0 1 0 0 0.0 0 0 0 0 0
28 0 1 0 0 0.0 0 0 0 0 0
29 0 1 0 2.4 0.9 0 0 0 0 0

TS. Quyền Huy Ánh 66


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
30 0 1 0 10.6 1.9 0 0 0 0 0];

TS. Quyền Huy Ánh 67


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
% Line data
% Bus bus R X 1/2 B 1 for lines code or
% nl nr p.u. p.u. p.u. tap setting value
Linedata =[ 1 2 0.0192 0.0575 0.02640 1
1 3 0.0452 0.1852 0.02040 1
2 4 0.0570 0.1737 0.01840 1
3 4 0.0132 0.0379 0.00420 1
2 5 0.0472 0.1983 0.02090 1
2 6 0.0581 0.1763 0.01870 1
4 6 0.0119 0.0414 0.00450 1
5 7 0.0460 0.1160 0.01020 1
6 7 0.0267 0.0820 0.00850 1
6 8 0.0120 0.0420 0.00450 1
6 9 0.0 0.2080 0.0 0.978
6 10 0 .5560 0 0.969
9 11 0 .2080 0 1
9 10 0 .1100 0 1
4 12 0 .2560 0 0.932
12 13 0 .1400 0 1
12 14 .1231 .2559 0 1
12 15 .0662 .1304 0 1
12 16 .0945 .1987 0 1
14 15 .2210 .1997 0 1
16 17 .0824 .1923 0 1
15 18 .1073 .2185 0 1
18 19 .0639 .1292 0 1
19 20 .0340 .0680 0 1
10 20 .0936 .2090 0 1
10 17 .0324 .0845 0 1
10 21 .0348 .0749 0 1
10 22 .0727 .1499 0 1
21 22 .0116 .0236 0 1
15 23 .1000 .2020 0 1
22 24 .1150 .1790 0 1
23 24 .1320 .2700 0 1
24 25 .1885 .3292 0 1
25 26 .2544 .3800 0 1
25 27 .1093 .2087 0 1
28 27 0 .3960 0 0.968
27 29 .2198 .4153 0 1
27 30 .3202 .6027 0 1
29 30 .2399 .4533 0 1
8 28 .0636 .2000 0.0214 1
6 28 .0169 .0599 0.065 1];

TS. Quyền Huy Ánh 68


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Ifybus % Thành lập ma trận tổng dẫn nút
Ifnewton % Giải phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson
Busout % In kết quả dòng công suất trên màn hình
Lineflow % Tính và hiển thị công suất trên đường dây và tổn thất
Các chương trình Ifgauss, busout, và lineflow sau đó xuất các kết quả sau 34 bước lặp bằng
phương pháp Gauss-Seidel và sai số công suất cực đại là 0.000951884, dưới dạng cột như sau:

Power Flow Solution by Gauss-Seidel Method


Maximum Power Mismatch = 0.000951884
No. of Iteration = 34
Bus Voltage Angle ------Load------ ---Generation--- Injected
No. Mag. Degree MW MVar MW Mvar Mvar

1 1.060 0.000 0.000 0.000 260.950 -17.010 0.000


2 1.043 -5.496 21.700 12.700 40.000 48.826 0.000
3 1.022 -8.002 2.400 1.200 0.000 0.000 0.000
4 1.013 -9.659 7.600 1.600 0.000 0.000 0.000
5 1.010 -14.380 94.200 19.000 0.000 35.995 0.000
6 1.012 -11.396 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
7 1.003 -13.149 22.800 10.900 0.000 0.000 0.000
8 1.010 -12.114 30.000 30.000 0.000 30.759 0.000
9 1.051 -14.432 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
10 1.044 -16.024 5.800 2.000 0.000 0.000 19.000
11 1.082 -14.432 0.000 0.000 0.000 16.113 0.000
12 1.075 -15.301 11.200 7.500 0.000 0.000 0.000
13 1.071 -15.300 0.000 0.000 0.000 10.406 0.000
14 1.043 -16.190 6.200 1.600 0.000 0.000 0.000
15 1.038 -16.276 8.200 2.500 0.000 0.000 0.000
16 1.045 -15.879 3.500 1.800 0.000 0.000 0.000
17 1.039 -16.187 9.000 5.800 0.000 0.000 0.000
18 1.028 -16.881 3.200 0.900 0.000 0.000 0.000
19 1.025 -17.049 9.500 3.400 0.000 0.000 0.000
20 1.029 -16.851 2.200 0.700 0.000 0.000 0.000
21 1.032 -16.468 17.500 11.200 0.000 0.000 0.000
22 1.033 -16.455 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
23 1.027 -16.660 3.200 1.600 0.000 0.000 0.000
24 1.022 -16.829 8.700 6.700 0.000 0.000 4.300
25 1.019 -16.423 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
26 1.001 -16.835 3.500 2.300 0.000 0.000 0.000
27 1.026 -15.913 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
28 1.011 -12.056 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
29 1.006 -17.133 2.400 0.900 0.000 0.000 0.000
30 0.994 -18.016 10.600 1.900 0.000 0.000 0.000
Total 283.400 126.200 300.950 125.098 23.300

TS. Quyền Huy Ánh 69


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Line Flow and Losses
--Line-- Power at bus & line flow --Line loss-- Transformer
From to MW Mvar MVA MW Mvar tap
1 260.950 -17.010 261.504
2 177.743 -22.140 179.177 5.461 10.517
3 83.197 5.125 83.354 2.807 7.097

2 18.300 36.126 40.497


1 -172.282 32.657 175.350 5.461 10.517
4 45.702 2.720 45.783 1.106 -0.519
5 82.990 1.704 83.008 2.995 8.178
6 61.905 -0.966 61.913 2.047 2.263

3 -2.400 -1.200 2.683


1 -80.390 1.954 80.414 2.807 7.079
4 78.034 -3.087 78.095 0.771 1.345

4 -7.600 -1.600 7.767


2 -44.596 -3.239 44.713 1.106 -0.519
3 -77.263 4.432 77.390 0.771 1.345
6 70.132 -17.624 72.313 0.605 1.181
12 44.131 14.627 46.492 0.000 40686 0.932

5 -94.200 16.995 95.721


2 -79.995 6.474 80.256 2.995 8.178
7 -14.210 10.467 17.649 0.151 -1.687

6 0.000 0.000 0.000


2 -59.858 3.229 59.945 2.047 2.263
4 -69.527 18.805 72.026 0.605 1.181
7 37.537 -1.915 37.586 0.368 -0.598
8 29.534 -3.712 29.766 0.103 -0.558
9 27.687 -7.318 28.638 0.000 1.593 0.978
10 15.828 0.656 15.842 -0.000 1.279 0.969
28 18.840 -9.575 21.134 0.060 -13.085

7 -22.800 -10.900 25.272


5 14.361 -12.154 18.814 0.151 -1.687
6 -37.170 1.317 37.193 0.368 -0.598
8 -30.000 0.759 30.010
6 -29.431 3.154 29.599 0.103 -0.558
28 -0.570 -2.366 2.433 0.000 -4.368
9 0.000 0.000 0.000
6 -27687 8.911 29.086 0.000 1.593
11 0.003 -15.653 15.653 0.000 0.461
10 27.731 6.747 28.540 -0.000 0.811
10 -5.800 17.000 17.962

TS. Quyền Huy Ánh 70


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

6 -15.828 0.623 15.40 -0.000 1.279


9 -27.731 -5.936 28.359 -0.000 0.811
20 9.018 3.569 9.698 0.081 0.180
17 5.347 4.393 6.920 0.014 0.037
21 15.723 9.846 18.551 0.110 0.236
22 7.582 4.487 8.811 0.052 0.107

11 0.000 16.113 16.113


9 -0.003 16.114 16.114 0.000 0.461

12 -11.200 -7.500 13.479


4 -44.131 -9.941 45.237 0.000
13 -0.021 -10.274 10.274 0.000 0.132
14 7.852 2.428 8.219 0.074 0.155
15 17.852 6.968 19.164 0.217 0.428
16 7.206 3.370 7.955 0.053 0.112

13 0.000 10.406 10.406


12 0.021 10.406 10.406 0.000 0.132

14 -6.200 -1.600 6.403


12 -7.778 -2.273 8.103 0.074 0.155
15 1.592 0.708 1.742 0.006 0.006

15 -8.200 -2.500 8.573


12 -17.634 -6.540 18.808 0.217 0.428
14 -1.586 -0.702 1.734 0.006 0.006
18 6.009 1.741 6.256 0.039 0.079
23 5.004 2.963 5.815 0.031 0.063

16 -3.500 -1.800 3.936


12 -7.152 -3.257 7.859 0.053 0.112
17 3.658 1.440 3.931 0.012 0.027

17 -9.000 -5.800 10.707


16 -3.646 -1.413 3.910 0.012 0.027
10 -5.332 -4.355 6 .885 0.014 0.037
18 -3.200 -0.900 3.324
15 -5.970 -1.661 6.197 0.039 0.079
19 2.779 0.787 2.888 0.005 0.010
19 -9.500 -3.400 10.090
18 -2.774 -0.777 2.881 0.005 0.010
20 -6.703 -2.675 7.217 0.017 0.034
20 -2.200 -0.700 2.309
19 6.720 2.709 7.245 0.017 0.034
10 -8.937 -3.389 9.558 0.081 0.180
21 -17.500 -11.200 20.777

TS. Quyền Huy Ánh 71


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
10 -15.613 -9.609 18.333 0.110 0.236
22 -1.849 -1.627 2.463 0.001 0.001

22 0.000 0.000 0.000


10 -7.531 -4.380 8.712 0.052 0.107
21 1.850 1.628 2.464 0.001 0.001
24 5.643 2.795 6.297 0.043 0.067

23 -3.200 -1.600 3.578


15 -4.972 -2.900 5.756 0.031 0.063
24 1.771 1.282 2.186 0.006 0.012

24 -8.700 -2.400 9.025


22 -5.601 -2.728 6.230 0.043 0.067
23 -1.756 -1.270 2.174 0.006 0.012
25 -1.322 1.604 2.079 0.008 0.014

25 0.000 0.000 0.000


24 1.330 -1.590 2.073 0.008 0.014
26 3.520 2.372 4.244 0.044 0.066
27 -4.866 -0.786 4.929 0.026 0.049

26 -3.500 -2.300 4.188


25 -3.476 -2.306 4.171 0.044 0.066

27 0.000 0.000 0.000


25 4.892 0.835 4.963 0.026 0.049
28 -18.192 -4.152 18.660 -0.000 1.310
29 6.178 1.675 6.401 0.086 0.162
30 7.093 1.663 7.286 0.162 0.304

28 0.000 0.000 0.000


27 18.192 5.463 18.994 -0.000 1.310 0.968
8 0.570 -2.003 2.082 0.000 -4.368
6 -18.780 -3.510 19.106 0.060 -13.085
29 -2.400 -0.900 2.563
27 -6.093 -1.513 6.278 0.086 0.162
30 3.716 0.061 3.764 0.034 0.063
30 -10.600 -1.900 10.769
27 -6.932 -1.395 7.064 0.162 0.304
29 -3.682 -0.537 3.722 0.034 0.063
Total loss 17.594 22.233
TS. Quyền Huy Ánh 72
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
4.11. Chương trình tính phân bố công suất bằng phương pháp Newton – Raphson
Do độ hội tụ bậc hai, phương pháp này có chất lượng tính toán cao hơn phương pháp Gauss-
Seidel và ít bị phân kỳ với những bài toán phức tạp. Với một hệ thống lớn, phương pháp
Newton-Raphson hiệu quả và thực tế hơn. Số bước lặp để giải bài toán độc lập với kích thước
của hệ thống, nhưng yêu cầu tính toán hàm ở mỗi bước lặp nhiều hơn. Công suất tác dụng và
biên độ áp được cho trước cho các nút điểu khiển điện áp, các chương trình phân bố công suất
được thiết lập ở dạng toạ độ cực. Với các loại của hệ thống điện trong hình 4.10, dòng vào nút i
được cho bởi (4.34). Phương trình này có thể được viết dưới dạng ma trận tổng dẫn nút như sau:
n
I i   YijV j (4.58)
j 1

Chuyển sang dạng toạ độ cực:


n
I i   Yij V j  ij   j  (4.59)
j 1

Công suất phức tại nút i là:



Pi  jQi  V i I i (4.60)
Thay Ii từ (4.59) Vào (4.60), ta được:
n
Pi  jQi  Vi   i  Yij V j  ij   j  (4.61)
j 1

Tách phần thực và phần ảo:


n
Pi   Vi V j Yij cos ij   i   j  (4.62)
j 1
n
Qi   Vi V j Yij sin  ij   i   j  (4.63)
j 1

Phương trình (4.62)và (4,63)thiết lập nên một tập các phương trình đại số phi tuyến tính với
các biến độc lập nhau, biên độ áo trong hệ đơn vị tương đối, góc pha trong hệ đơn vị radian. Ở
đây, tồn tại 2 phương trình cho mỗi nút phụ tải là (4.62) và (4.63). Khai triển Taylor 2 phương
trình (4.62) và (4.63) theo các biến gán ban đầu và không xét các phần tử bậc cao hơn, sắp xếp
các kết quả dưới dạng phương trình tuyến tính như sau:
 P2( k ) P2( k ) P2( k ) P2( k ) 
   
  2  n  | V2 |  | V2 | 
 P2( k )            2( k ) 
   (k )  
    Pn Pn( k ) Pn( k ) Pn( k )    
 P ( k )        (k ) 
 n  | V2 |  | V2 |  n
 n( k )    (2k ) (k ) (k )
 
 Q2   Q2 Q2 Q2 Q2    | V2( k ) | 
(k )

      
2  n  | V2 |  | V2 |    
    
 Qn( k )            | Vn( k ) | 
 (k ) 
 Qn Qn( k ) Qn( k ) Qn( k ) 
 
  2  n  | V2 |  | V2 | 

TS. Quyền Huy Ánh 73
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Trong chương trình trên, nút 1 là nút cơ sở. Ma trận Jacobian cho mối quan hệ tuyến tính hoá
giữa sự thay đổi nhỏ góc điện áp i(k) và biên độ áp Vi(k) với sự thay đổi nhỏ công suất tác
dụng và công suất phản kháng Pi(k) và Qi(k). Các phần tử của ma trận Jacobian là đạo hàm từng
phần của (4.62) và (4.63), được tính ở i(k) và Vi(k). Có thể viết rút gọn như sau:
P   J 1 J 2   
Q    J   (4.64)
   3 J 4   V 
Với nút điều chỉnh điện áp, biên độ áp đã được cho trước. Vì vậy, nếu có m nút trong hệ thống
là nút điều chỉnh điện áp, tồn tại m phương trình và tương ứng có m cột trong ma trận Jacobian
bị khử. Tương tự có (n-1) ẩn công suất tác dụng và (n-1-m) ẩn công suất phản kháng và ma trận
Jacobian là ma trận bậc (2n-2-m)x(n-1) và J1 là ma trận bậc (n-1)x(n-1), J2 là ma trận bậc (n-
1)x(n-1-m), J3 là ma trận bậc (n-1-m)x(n-1) và J4 là ma trận (n-1-m)x(n-1-m).
Thành phần đường chéo và ngoài đường chéo của J1 là:
Pi
  Vi V j Yij sin  ij   i   j  (4.65)
 i j 1
Pi
  Vi V j Yij sin  ij   i   j , (ji) (4.66)
 j
Thành phần đường chéo và ngoài đường chéo của J2 là:
Pi
 2 Vi Yij cos  ij   V j Yij cos ij   i   j  (4.67)
 Vi j i

Pi
 Vi Yij cos ij   i   j , (ji) (4.68)
Vj

Thành phần đường chéo và ngoài đường chéo của J3 là:


Qi
  Vi V j Yij cos ij   i   j  (4.69)
 i j 1

Qi
  Vi V j Yij cos ij   i   j , (ji) (4.70)
 j
Thành phần đường chéo và ngoài đường chéo của J4 là:
Qi
 2 Vi Yij sin  ii   V j Yij sin  ij   i   j  (4.71)
 Vi j 1

Qi
  Vi Yij sin  ij   i   j , (ji) (4.72)
Vj
Các Pi(k) và Qi(k) là hiệu của giá trị cần tính và giá trị được tính,còn được gọi là phần tư
công suất, được tính như sau:
Pi(k) =Pisch – Pi(k) (4.73)
(k) sch (k)
Qi =Qi – Qi (4.74)
Giá trị xấp xỉ cho bước lặp kế tiếp của điện áp nút là:
i(k+1) =ik +ik (4.75)
(k+1) (k) (k)
Vi = Vi +Vi  (4.76)

TS. Quyền Huy Ánh 74


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Các bước giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson như sau:
1. Với nút phụ tải, với Pisch và Qisch được biết trước, giá trị biên độ áp và góc pha của nó
được gán bằng giá trị của nút cơ sở hay 1.0 và 0.0, nghĩa là Vi(0)= 1.0 và i(0) = 0.0.
Với nút điều chỉnh điện áp, đã có Vivà Pisch , góc pha được gán bằng góc pha của nút
cơ sở, hay 0.0, nghĩa là i(0) = 0.0.
2. Với nút phụ tải Pik và Qik được tính bằng (4.62) và (4.63) và Pi(k) và Qi(k) được tính
bằng (4.73) và (4.74).
3. Với nút điều chỉnh điện áp, Pik và Qi(k) được tính tương ứng bằng (4.62) và (4.73).
4. Các thành phần của ma trận Jacobian (J1, J2, J3 và J4) được tính bằng các phương trình
(4.65) đến (4.72).
5. Phương trình tuyến tính (4.64) được giải trực tiếp bằng phương pháp khai triển tam giác
hay phương pháp khử Gauss.
6. Biên độ áp và góc pha mới được tính từ (4.75) và (4.76).
7. Quá trình lặp được tiếp tục cho đến khi phần dư công xuất nhỏ hơn độ chính xác yêu cầu,
nghĩa là:
Pi(k)  (4.77)
Qi(k) 
Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson được minh hoạ bằng ví
dụ dưới đây:
Ví dụ 4.10:
Tính toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson cho hệ thống điện cuả ví dụ
4.8.
Các tổng trở đường dây được chuyển về dạng tổng dẫn: y12 = 10 – j20, y13 = 10 – j13, và
y23 = 16 – j32. Thiết lập được ma trận tổng dẫn như sau:
20  j 50  10  j 20  10  j 30

Ybus =  10  j 20 26  j 52  16  j 32 
 10  j 30  16  j 32 26  j 62 
Chuyển ma trận tổng dẫn sang toạ độ cực với góc pha được tính bằng radian, ta có:
53.85165  1.9029 22.360682.0344 31.622781.8925 
Ybus =  22.360682.0344 58.13777  1.1071 35.777092.0344 
 31.622781.8925 35.777092.0344 67.23095  1.1737
Từ (4.62) và (4.63), viết phương trình công suất tác dụng tại nút 2 và 3, và phương trình công
suất phản kháng tại nút 2 là:
2
P2 = V 2 V1 Y21 cos( 21   2   1 )  V2 Y22 cos  22  V 2 V3 Y23 cos( 23   2   3 ) (4.77.a)
2
P3 = V3 V1 Y31 cos( 31   3   1 )  V3 V2 Y32 cos( 32   3   2 )  V3 Y33 cos  23 (4.77.b)
2
Q2 = - V2 V1 Y21 sin( 21   2   1 )  V2 Y22 sin  22  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 ) (4.77.c)
2
Q3 = - V3 V1 Y31 sin( 31   3   1 )  V3 V2 Y32 sin( 32   3   2 )  V3 Y33 sin  23 (4.77.d)

TS. Quyền Huy Ánh 75


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Các phần tử của ma trận Jacobian được tính bằng lấy đạo hàm của các phương trình trên theo
2, 3 và V2 như sau:
P2
= V2 V1 Y21 sin( 21   2   1 )  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 )
 2
P2
=  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 )
 3
P2
= V1 Y21 cos( 21   2   1 )  2 V2 Y22 cos  22  V3 Y23 cos( 23   2   3 )
 V2
P3
=  V3 V2 Y32 cos( 32   3   2 )
 2
P3
=- V3 V1 Y31 sin( 31   3   1 )  V3 V2 Y32 sin( 32   3   2 )
 3
P3
= V3 Y23 cos( 32   3   2 )
 V2
Q2
= V2 V1 Y21 cos( 21   2   1 )  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 )
 2
Q2
=  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 )
 3
Q2
= V1 Y21 sin( 21   2   1 )  2 V2 Y22 sin  22  V3 Y23 sin( 23   2   3 )
 V2
Chuyển đổi công suất phụ tải và công suất phát về hệ đơn vị tương đối, ta có:
S 2sch  
400  j 250  4.0  j 2.5 pu
100
200
P3sch   2.0 pu
100
Điện áp nút chuẩn là V1= 1.050 pu, và biên độ áp nút thứ 3 là V3=1.04 pu. Bắt đầu với
việc ước lượng giá trị bán ban đầu V2(0)=1.0, 2(0) = 0.0, và 3(0) = 0.0, phần dư công suất được
tính từ (4.73) và (4.74):
P2(0) = P2sch – P2(0) = -4.0 – (-1.14) = -2.86 (Từ(4.77.a) ta có P2(0)=-1.14)
P3(0) = P3sch – P3(0) = 2.0 –(0.5616) = 1.4384
Q2(0) = Q2sch – Q2(0) = -2.5 – (-2.28) = -0.220
Tính các phần tử ma trận Jacobian với các giá trị gán ban đầu, hệ phương trình tuyến tính
của bước lặp đầu tiên là:
24.86000   2 
( 0)
 2.8600 54.28000  33.28000
1.4384    33.28000 66 .04000  16.64000   ( 0) 
    3 
 0.2200  27.14000 16.64000 49.72000   V2( 0) 
 
Giải phương trình ma trận trên, điện áp nút mới sau bước lặp đầu tiên là:
2(0)=-0.045263 2(1)=0+(-0.045263)=-0.045263
(0)
3 =-0.007718 3(1)=0+(-0.007718)=-0.007718

TS. Quyền Huy Ánh 76


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

V2(0)=-0/026548 V2(1)=1+(-0.026548)=0.97345
Góc pha điện áp tính bằng Radian. Ở bước lặp thứ hai, tìm được:

21.302567   2 
(1)
 0.099218 51.724675  31.765618
0.021715    32.981642  
   65.656383  15.379086  3(1) 
48.103589   V2(1)
 0.050914  28.538577 
17.402838 


2(1)=-0.001795 2(2)=-0.045263+(-0.001795)=-0.04706
3(1)=-0.000985 3(2)=-0.007718+(-0.000985)=-0.00870
V2(1)=-0.001767 V2(2)=-0.973451+(-0.001767)=0.971684
Ở bước lặp thứ ba, tìm được:

21.147447   2 
( 2)
 0.000216  51.596701  31.693866
0.000038    32.933865  
   65.597585  15.351628  3( 2) 
47.954870   V2( 2)
 0.0000143  28.548205 
17.396932
 

2(2)=-0.000038 2(3)=-0.047058+(-0.000038)=-0.04706
3(2)=-0.0000024 3(3)=-0.008703+(-0.0000024)=-0.008705
V2(2)=-0.0000044 V2(3)=-0.971684+(-0.0000044)=-0.97168
Quá trình giải là hội tụ sau 3 bước lặp với sai số công suất cực đại là 2.5x10-4 với
V2=0.97168-2.6960 và V3=1.04-0.49880. Từ (4.62) và (4.63)ta thiết lập phương trình tính
công suất phản kháng nút 3, công suất tác dụng và phản kháng nút chuẩn như sau:

2
P1= V2 Y11 cos 11  V1 V2 Y12 cos(12   1   2 )  V1 V3 Y13 cos(13   1   3 )
2
Q1=- V1 Y11 sin 11  V1 V2 Y12 sin(12   1   2 )  V1 V3 Y13 sin(13   1   3 )
Sau khi thế vào, tìm được:
Q3=1.4617 pu hay Q3=146.17Mvar
P1=2.1842 pu P1=218.42MW
Q1=1.4085 pu Q1=140.85Mvar
Cuối cùng, phân bố công suất trên đường dây được tính tương tự như tính phân bố công suất
trên đường dây trong phần phương pháp Gauss-Seidel đã được trình bày trong ví dụ 4.8 và sơ đồ
phân bố công suất trình bày ở Hình 4.16.
Một chương trình có tên là Ifnewton đã được viết để tính phân bố công suất bằng phương pháp
Newton-Raphson cho những hệ thống điện trong thực tế. Trước đó cần thêm phương trình
Ifybus. Các chương trình busout và lineflow được dùng để in kết quả phân bố phụ tải và phân bố
công suất trên đường dây. Quy cách định dạng tương tự như chương trình dùng phương pháp
Gauss-Seidel.

TS. Quyền Huy Ánh 77


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Ifnewton là chương trình tính phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson và
chương trình này yêu cầu các tập tin busdata và linedata đã mô phỏng ở phần 4.10. Nó được viết
để nhập trực tiếp công suất phụ tải và công suất phát tính bằng MW và MVar, điện áp nút ở hệ
đơn vị tương đối, góc pha được tính bằng độ. Công suất phụ tải và máy phát được chuyển về hệ
đơn vị tương đối bằng công suất cơ bản MVA được chọn. Công suất phản kháng của máy phát
được duy trì trong khoảng giới hạn của máy phát tại nút điều khiển điện áp. Việc phát công suất
phản kháng của máy phát vượt quá giới hạn của nó nếu điện áp quá cao hay quá thấp. Sau vài
bước lặp, công suất phản kháng tính toán tại các nút máy phát sẽ được xác định. Nếu một giới
hạn nào đó đạt được,biên độ áp sẽ được điều chỉnh theo các nấc từ 0.5% đến ±5% để đưa công
suất phản kháng yêu cầu về trong giới hạn định trước đó.
Ví dụ 4.11:
Tính phân bố công suất của hệ thống 30 nút của IEE-30 bằng phương pháp Newton-Raphson.
Dữ liệu cần, tương tự như ví dụ 4.9 với các lệnh như sau:
Clear % xoá tất cả các biến từ vúng làm việc
Basemva=100; accuracy=0.001; maxiter=12;
Busdata=(tương tự ví dụ 4.9)
Linedata=(tương tự ví dụ 4.9)
Ifybus % thành lập ma trận tổng dẫn nút
Ifnewton % giải phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson
busout % in kết quả dòng công suất trên màn hình
lineflow % tính và hiển thị công suất trên đường dây và tổn thất
Chương trình ifnewton sau 4 bước lặp và sai số công suất cực đại là 7.5489x10-07 cho kết quả
như sau:

Power Flow Solution by the Newton-Raphson Method


Maximum Power mismatch=7.5489e-07
No. of iterations=4
Bus Voltage Angle ----Load---- --Genneration-- Injected
No. Mag Degree MW Mvar MW Mvar Mvar
1 1.060 0.000 0.000 0.000 260.998 -17.021 0.00
2 1.043 -5.497 21.700 12.700 40.000 48.822 0.00
3 1.022 -8.004 2.400 1.200 0.000 0.000 0.00
4 1.013 -9.661 7.600 1.600 0.000 0.000 0.00
5 1.010 -14.381 94.200 19.000 0.000 35.975 0.00
6 1.012 -11.398 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
7 1.003 -13.150 22.800 10.900 0.000 0.000 0.00
8 1.010 -12.115 30.000 30.000 0.000 30.826 0.00
9 1.051 -14.434 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
10 1.044 -16.024 5.800 2.000 0.000 0.000 19.00
11 1.082 -14.434 0.000 0.000 0.000 16.119 0.00
12 1.057 -15.302 11.200 7.500 0.000 0.000 0.00
13 1.071 -15.302 0.000 0.000 0.000 10.423 0.00
14 1.042 -16.191 6.200 1.600 0.000 0.000 0.00
15 1.038 -16.278 8.200 2.500 0.000 0.000 0.00

TS. Quyền Huy Ánh 78


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
16 1.045 -15.880 3.500 1.800 0.000 0.000 0.00
17 1.039 -16.188 9.000 5.800 0.000 0.000 0.00
18 1.028 -16.884 3.200 0.900 0.000 0.000 0.00
19 1.025 -17.052 9.500 3.400 0.000 0.000 0.00
20 1.029 -16.852 2.200 0.700 0.000 0.000 0.00
21 1.032 -16.468 17.500 11.200 0.000 0.000 0.00
22 1.033 -16.455 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
23 1.027 -16.662 3.200 1.600 0.000 0.000 0.00
24 1.022 -16.830 8.700 6.700 0.000 0.000 4.30
25 1.019 -16.424 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
26 1.001 -16.842 3.500 2.300 0.000 0.000 0.00
27 1.026 -15.912 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
28 1.011 -12.075 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
29 1.006 -17.136 2.400 0.900 0.000 0.000 0.00
30 0.995 -18.015 10.600 1.900 0.000 0.000 0.00
Total 283.400 126.200 300.998 125.144 23.30
Phần dữ liệu tính được xuất bằng chương trình lineflow tương tự như trong ví dụ 4.9 và sai số
công suất như đã viết ở trên của phương pháp Newton-Raphson.
4.12. Chương trình tính phân bố công suất bằng phương pháp lập Jacobi.
Đường dây truyền tải hệ thống điện có tỷ số X/R rất lớn. Với hệ thống điện, độ thay đổi P rất
nhỏ khi thay đổi biên độ áp và thay đổi nhiều khi thay đổi góc pha . Tương tự như vậy, công
suất kháng thay đổi rất ít khi thay đổi góc pha và thay đổi nhiều nhất khi thay đổi biên độ áp và
chủ yếu phụ thuộc vào biên độ áp. Vì vậy, rất hợp lý nếu xem xét các phần tử J2 và J3 trong ma
trận Jacobi bằng 0. Vì vậy, (4.64) trở thành:
P   J 1 0   
Q   0   (4.78)
   J 4   V 
hay
 P 
P  J 1    
   (4.79)

 Q 
Q  J 4  V     V (4.80)
 V 
(4.79) và (4.80) đã chỉ ra rằng phương trình ma trận đã được tách thành hai phương trình riêng
biệt nhau, vì thế nó yêu cầu ít thời gian giải hơn nếu giải phương trình (4.64). Thêm váo đó, sự
đơn giản hoá này loại bỏ quá trình tính toán lại J1 và J4 trong mỗi bước lặp. Quá trình này đã sinh
ra các phương trình phân lập công suất, được Stott và Alsac phát triển. Thành phần J1 được mô tả
ở (4.65) có thể viết lại như sau:
n
Pi
  Vi V j Yij sin  ii   i   j   Vi Y ii sin  ii
2

 i j 1

Thay thế phần tử đầu tiên của phương trình trên bằng –Qi được cho ở phương trình (4.63), tìm
được:
Pi 2 2
 Qi  V Yii sin  ii  Qi  Vi Bii
 i

TS. Quyền Huy Ánh 79


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Với Bii=Yiisinii là phần ảo của thành phần đường chéo trong ma trận tổng dẫn. Bii là tổng
các tổng dẫn tất cả các phần tử nối vào nút i. Trong một hệ thống điện thông thường, tổng dẫn
riêng Bii>>Qi, vì vậy có thể bỏ qua thành phần Qi. Đơn giản hơn, giả thiếtVi2=Vi, thì:
Pi
  Vi Bii (4.81)
 i
Ở điều kiện vận hành bình thường, j - i là rất nhỏ. Vì thế, giả thiết ii - i + j  ii, các phần
tử ngoài đường chéo của J1 trở thành:
Pi
  Vi V j Bii
 i
Để rút gọn, xemVj1 thì:
Pi
  Vi Bij (4.82)
j
Tượng tự, các phần tử của J4 được mô tả ở (4.71) có thể viết lại như sau:
n
Qi
  Vi Yii sin  ii   Vi V j Yij sin  ii   i   j 
 Vi j 1

Thay thế -Qi cho bởi phương trình (4.63) vào các thành phần thứ hai của phương trình trên,
tìm được:
Qi
  Vi Yii sin  ii  Qi
 Vi
Tương tự, khi Bii =Yiisini >>Qi, có thể bỏ qua Qi, và rút gọn (4.71) như sau:
Qi
  Vi Bii (4.83)
 Vi
Tương tự trong (4.72), giả thiết ii - j + j  ij thì:
Qi
  Vi Bij (4.84)
Vj
Với các kết quả trên, các phương trình (4.79) và (4.80) có thể viết như sau:
P
  B '  (4.85)
Vi
Q
  B ''  V (4.86)
Vi
Ở đây: B’ và B’’ là các phần ảo của ma trận tổng dẫn nút Ybus. Và các phần tử của ma trận này
là không đổi, chúng chỉ cần 1 lần dùng phương pháp khai triển tam giác để bắt đầu quá trình lặp.
B’ có bậc là (n-1). Các nút điều chỉnh điện áp có Vi và Pi xác định và tìm Qi, tương ứng số
hàng và cột của ma trận Ybus cũng bị khử. =Vi, Vì vậy bậc của ma trận B’’ là (n-1-m), với m là
số nút điều chính điện áp. Vì vậy, trong giải thuật tính phân bố công suất này, số gia lần lượt của
biên độ áp và góc pha lần lượt là:
1 P
 
   B '
V
(4.87)

Q
 
 V   B ''
1

V
(4.88)

TS. Quyền Huy Ánh 80


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Phương pháp này yêu cầu bước lặp nhiều hơn phương pháp Newton-Raphson, nhưng thời gian
cần cho mỗi bước lặp rất ít, vì vậy quá trình tính sẽ rất nhanh. Phương pháp này rất hữu dụng
trong phân tích ngẫu nhiên khi mà hay tính toán phân bố công suất để điều kiện trực tuyến hệ
thống.
Ví dụ 4.12:
Tính phân bố công suất bằng phương pháp phân lập Jacobi cho hệ thống trong ví dụ 4.8.
Ma trận tổng dẫn của HT đã được tính ở ví dụ 4.10 là:
20  j 50  10  j 20  10  j 30

Ybus   10  j 20 26  j 52  16  j 32
 10  j 30  16  j 32 26  j 62 
Trong hệ thống này, chọn nút 1 là nút chuẩn (nút cân bằng) và ma trận B’ để đánh giá góc pha
2 và 3 là:
 52 32 
B'  
32  62
Ma trận nghịch đảo của ma trận trên là:
 0.028182  0.014545
B'1  
 0.014545  0.023636
Từ (4.62) và (4.63), tính được :
2
P2 = V 2 V1 Y21 cos( 21   2   1 )  V2 Y22 cos  22  V 2 V3 Y23 cos( 23   2   3 )
2
P3 = V3 V1 Y31 cos( 31   3   1 )  V3 V2 Y32 cos( 32   3   2 )  V3 Y33 cos  23
2
Q2 = - V2 V1 Y21 sin( 21   2   1 )  V2 Y22 sin  22  V2 V3 Y23 sin( 23   2   3 )
Công suất phụ tải và công suất phát phát ở đợn vị tượng đối là:
(400  j 250)
S 2sch    4.0  j 2.5 pu
100
200
P3sch   2.0 pu
100
Điện áp nút chuẩn là V1=1.050 pu, và biên độ điện áp nút 3 làV3=1.04 pu. Giá trị gán cho
bước lặp đầu tiên là V3(0)=1.0, 2(0)=0.0, và 3(0)=0.0, phần dư công suất được tính theo (4.73)
và (4.74) như sau:
P2(0) = P2sch – P2(0) = - 4.0-(-1.14)= -2.86
P3(0) = P3sch – P3(0) =2.0 = (0.5616) = 1.4384
Q2(0) = Q2sch – Q2(0) =-2.5-(-2.28) = -0.22
Thuật toán phân lập Jabico ở (4.87) trở thành:
  2.8600 
 2( 0)    0. 028182  0 . 014545  1.0   0.060486
 (0)      
 3   0.014545  0.023636   1.4384   0.008909
 1.04 
Với nút 3 là nút điêug chỉnh điện áp, tương ứng hàng và cột trong ma trận B’ đã bị khử tìm
được:
B’’=[ -52 ]
Từ (4.88), tính được:

TS. Quyền Huy Ánh 81


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
  1   22 
V2        0.0042308
 52   1.0 
Điện áp nút sau bước lặp đầu tiên là:
2(0)= - 0.060483 2(1)= 0+(-0.060483) = -0.060483
2(0)= - 0.008989 3(1)= 0+(-0.008989) = - 0.008989
V2(0)= - 0.0042308 V2(1)=1+(-0.0042308)=-0.995769
Góc pha tính ở radian. Quá trình tiếp tục đến khi độ dư công suất chính xác yêu cầu.
Kết quả được thể hiện dưới dạng cột trong bảng sau:

Ite
2 3 V2 P2 P3 Q2
r
1 -0.060482 -0.008909 0.995769 -2.860000 1.438400 -022000
2 -0.056496 -0.007952 0.965274 0.175895 -0.070951 -1.579042
3 -0.044194 -0.008690 0.965711 0.640309 -0.457039 0.021948
4 -0.044802 -0.008986 0.972985 -0.021395 0.001195 0.365249
5 -0.047665 -0.008713 0.973116 -0153368 0.112899 0.006657
6 -0.047614 -0.008645 0.971414 0.000520 0.002610 -0.086136
7 -0.046936 -0.008702 0.971333 0.035980 -0.026190 -0.004067
8 -0.046928 -0.008720 0.971732 0.000948 -0.001411 0.020119
9 -0.047087 -0.008707 0.971762 -0.008442 0.006133 0.001558
10 -0.047094 -0.008702 0.971966 -0.000470 0.000510 -0.004688
11 -0.047057 -0.008705 0.971660 0.001971 -0.001427 -0.00500
12 -0.047054 -0.008706 0.971681 0.000170 -0.000163 0.001087
13 -0.047063 -0.008706 0.971684 -0.000458 0.000330 0.000151
14 -0.047064 -0.008706 0.971680 -0.000053 0.000048 -0.000250

Chuyển góc pha về độ, kết quả tính toán như sau: V2=0.97168-2.6960 và V3 = 1.04-
0.49880. Sử dụng biểu thức (4.62) và (4.63) trong ví dụ 4.10, công suất phản kháng của nút 3 và
công suất thực và phản kháng ở nút chuẩn là:
Q3=1.4617 pu
P1 =2.1842 pu
Q1=1.4085 pu
Phương pháp phân lập Jacobi để giải và dụ này cần 14 bước lặp với sai số công suất cực đại là
2.5x10-4 pu so với phương pháp lặp Newton-Raphson chỉ cần 3 bước lặp tỷ số X/R của đường
dây truyền tải lớn nhất trong ví dụ này là 3. Với những hệ thống của tỷ số X/R cao hơn số bước
lặp để hội tụ ít hơn. Tuy nhiên, số bước lặp là 1 hàm của kích thước hệ thống điện.
Cuối cùng, tính toán phân bố công suất trên đường dây được tính tương tự như cách trong
phần phương pháp Gass-Seidel được mô tả trong ví dụ 4.7, sơ đồ phân bố công suất được trình
bày trong hình 4.16.
Chương trình có tên là decouple được viết để giải bài toán phân bố công suất băng phương
pháp này cho các hệ thống điện trong thực tế. Chương trình này cũng cần chương trình Ifbus.
Các chương trình busout và lineflow được dùng để in các kết quả phân bố phụ tải và phân bố
công suất trên đường dây. Dưới đây mô tả ngắn gọn chương trình decouple:
decouple là chương trình tính toán phân bố công suất bằng phương pháp phân lập Jacobi và
cần thêm các tập tin busdata và linedata đã mô tả ở phần 4.10. Nó được viết để nhập trực tiếp

TS. Quyền Huy Ánh 82


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
công suất phụ tải và công suất phát tính bằng MW và MVar, điện áp nút ở hệ đơn vị tương đối,
góc pha được tính bằng độ. Công suất phụ tải và máy phát được truyền về hệ đơn vị tương đối
bằng công suất cơ bản MVA được chọn. Công suất phản kháng của máy phát được duy trì trong
khoảng giưói hạn của máy phát tại nút điều khiển điện áp. Việc phát công suất phản kháng của
máy phát vượt quá giới hạn của nó nếu điện áp quá cao hay quá thấp. Sau vài bước lặp, sự thay
đổi được tính toán tại nút máy phát được kiểm tra. Nếu đạt tới 1 giới hạn nào đó, biên độ điện áp
sẽ được điều chỉnh bằng các nấc từ ±0.5% đến ±5% để đưa công suất phản kháng trở lại bên
trong các giới hạn đó.
Ví dụ 4.13:
Tính phân bố công suất của hệ thống thử nghiệm 30 nút IEEE-30 bằng phương pháp phân lập
Jacobi.
Dữ liệu cần tương tự như trong ví dụ 4.9 với các lệnh như sau:
clear % Xoá tất cả các biến từ vùng làm việc
basemva = 100; accuracy = 0.001; maxiter = 20;
busdata = [tương tự ví dụ 4.9];
linedata = [tương tự ví dụ 4.9];
Ifybus % thành lập ma trận tổng dẫn nút
Ifnewton % giải phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson
busout % in kết quả dong công suất trên màn hình
lineflow % tính và hiển thị công suất trên đương dây và tổn thất
Chương trình decouple cho kết quả sau 15 bước lặp và sai số công suất cực đại là 0.00919582
như sau:
Power Flow Solution by the Fast Decoupled Method
Maximum Power mismatch = 0.000919582
No, of iterations = 15
Bus Voltage Angle ----Load---- --Genneration-- Injected
No. Mag Degree MW Mvar MW Mvar Mvar
1 1.060 0.0005 0.000 0.000 260.998 -17.021 0.00
2 1.043 -5.497 21.700 12.700 40.000 48.822 0.00
3 1.022 -8.004 2.400 1.200 0.000 0.000 0.00
4 1.013 -9.662 7.600 1.600 0.000 0.000 0.00
5 1.010 -14.381 94.200 19.000 0.000 35.975 0.00
6 1.012 -11.398 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
7 1.003 -13.149 22.800 10.900 0.000 0.000 0.00
8 1.010 -12.115 30.000 30.000 0.000 30.828 0.00
9 1.051 -14.434 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
10 1.044 -16.024 5.800 2.000 0.000 0.000 19.00
11 1.082 -14.434 0.000 0.000 0.000 16.120 0.00
12 1.057 -15.303 11.200 7.500 0.000 0.000 0.00
13 1.071 -15.303 0.000 0.000 0.000 10.421 0.00
14 1.042 -16.198 6.200 1.600 0.000 0.000 0.00
15 1.038 -16.276 8.200 2.500 0.000 0.000 0.00
16 1.045 -15.881 3.500 1.800 0.000 0.000 0.00
17 1.039 -16.188 9.000 5.800 0.000 0.000 0.00
18 1.028 -16.882 3.200 0.900 0.000 0.000 0.00
19 1.025 -17.051 9.500 3.400 0.000 0.000 0.00

TS. Quyền Huy Ánh 83


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
20 1.029 -16.852 2.200 0.700 0.000 0.000 0.00

21 1.032 -16.468 17.500 11.200 0.000 0.000 0.00


22 1.033 -16.454 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
23 1.027 -16.661 3.200 1.600 0.000 0.000 0.00
24 1.022 -16.829 8.700 6.700 0.000 0.000 4.30
25 1.019 -16.423 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
26 1.001 -16.840 3.500 2.300 0.000 0.000 0.00
27 1.026 -15.912 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
28 1.011 -12.057 0.000 0.000 0.000 0.000 0.00
29 1.006 -17.136 2.400 0.900 0.000 0.000 0.00
30 0.995 -18.014 10.600 1.900 0.000 0.000 0.00
Total 283.400 126.200 300.998 125.145 23.30

Kết quả phân bố phụ tải của hệ thống bằng lệnh lineflow tương tự ví dụ 4.9 với sai số công
suất của phương pháp này đã được nói ở trên.

4.12. Bài tập


BT4.1. Một hệ thống điện trình bày ở Hình 4.20. Các máy phát ở nút 1 và nút 2 được thể hiện
bằng các nguồn dòng tương đương và điện kháng mắc song song trong hệ đơn vị tương đối với
công suất cơ bản là 100VA. Đường dây được thể hiện bằng sơ đồ hình  với các cảm kháng nối
tiếp và các cảm kháng mắc shunt cũng được trình bày trong hệ đơn vị tương đối với công suất cơ
bản là 100MVA. Phụ tải tại nút 3 và 4 được cho trong đơn vị MW và MVar.

a. Giả sử biên độ điện áp của nút 3 và 4 la 1 pu, chuyển phụ tải về tổng trở töông
ñoái. Và chuyển các tổng trở của mạng điện về dạng tổng dẫn và thiết lập ma trận tổng
dẫn nút.
b. Dùng hàm Y=ybus (zdata) để tính ma trận tổng dẫn. Phát biểu hàm xtada là một
ma trận chứa các thông số nút, đường dây, kháng, tụ.....(xem ví dụ 4.2)

TS. Quyền Huy Ánh 84


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Hình 4.20

TS. Quyền Huy Ánh 85


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
BT 4.2. Một hệ thống điện trong hình 4.21. Giá trị là tổng trở trong đơn vị tương đối với
công suất cơ bản là 100 MA. Dòng đi vào nút 1 và 2 là:
I1= 1.38-j2.72pu
I2=0.69 – j1.36pu
a. kiểm tra, xác định ma trận tổng dẫn nút.
b. Dùng hàm Y=ybus(z data) để tính ma trận tổng dẫn. Phát biểu hàm zdata là một
ma trận chứa các thông số nút, điện trở và điện kháng đường dây. (Xem ví dụ 4.2). Viết
lệnh MATLAB cần thiết để tính các điện thế nút.

Hình 4.21

BT4.3 Dùng phương pháp Guass – Seidel để tìm lời giải của phuơng trình sau
x1 + x1x2 = 10
x1 + x2 =6
với các số ước tính ban đầu
a. x1(0) = 1 và x2(0) = 1
b. x1(0) = 1 và x2(0) = 2
Tiếp tục lặp cho đến │  X1(k)│ và │  X2(k)│nhỏ hơn 0.001

BT4.4 Một phương trình đa thức bậc 4: x4 - 21 x3 + 147 x2 - 379 x +252 = 0


a. Sử dụng phương pháp Newton – Raphson và tính toán bằng tay tìm ra một
nghiệm của phương trình đa thức. Bắt đầu bằng số dự đoán ban đầu x(0) = 0 và tiếp tục
cho tới │  x(k)│<0.001
b. Viết chương trình MATLAB để tìm nghiệm của phương trình đa thức trên bằng
phương pháp Newton – Raphson, sau đó nhập số dự đoán ban đầu. Cho ứng dụng với số
dự đoán ban đầu là 0,3,6,10.

TS. Quyền Huy Ánh 86


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
c. Kiểm tra đáp số việc ứng dụng hàm số MATLAB r = roots(A), với A là một
vector hằng chứa các hệ số đa thực trong sự giảm công suất.

BT4.5 sử dụng phương pháp Newton – Raphson và tính toán bằng tay để tìm lời giải của
phương trình sau:
x12 – x1 – x2 = 3
x12 + x22 = 41
a. Bắt đầu với các giá trị ban đầu: x1(0) = 2, x2(0) = 3. Hoàn thành sau ba bước lặp.
b. Viết chương trình MATLAB để tìm lời giải phương trình trên bằng phương pháp
Newton – Raphson Chương trình phải nhập được số dự đoán ban đầu và chạy chương
trình với số dự đoán ban đầu trên.

BT 4.6. Trong hệ thống năng lượng ở Hình 4.22, nút 1 là một nút chuẩn với V1 = 1.0<0o
trong đơn vị tương đối và nút 2 là một tải với S2 = 280 MW + j60 MVar. Trở kháng dây tương
đối với công suất cơ bản 100MVA là Z=0.02 + j0.04.
a. Sử dụng phương pháp Gauss-Seidel, tính V2, với giá trị ban đầu V2 = 1.0 +j0.0 và
thực hiện 4 bước lặp.
b. Nếu sau vài bước lặp, giá trị điện áp tại nút 2 hội tụ tới V2 = 0.90 – j0.10, tính S1
và tổn thất công suất, công suất tác dụng và phản kháng trên đường dây.

Hình 4.22
BT 4.7. Hình 4.23 trình bày sơ đồ đơn tuyến của một hệ thống công suất ba thanh góp với
nút 1 là nút phát. Điện thế ở nút 1 là V1 = 1.0<00 trong hệ đơn vị tương đối. Các tải ở nút 2 và 3
được ghi trên sơ đồ: Các trở kháng đường dây được biểu diễn trong hệ đơn vị tương đối với công
suất cơ bản là 100MA. Điện trở và điện dung của đường dây được bỏ qua khi tính bằng tay.
a. Sử dụng phương pháp Gauss-Seidel và tính giá trị ban đầu V2(0) = 1.0+j0 và V3(0)=1.0+j0,
tính V2 và V3. tính giá trị sau hai bước lặp.

b. Sau một vài bước lặp, giá trị điện áp nút hội tụ đến:
V2 = 0.90 – j0.10pu
V3 = 0.95 – j0.05pu
Tính dòng trên các nhánh, tổn thất đường dây và công suất tác dụng và công suất phản kháng
của nút cân bằng. Xây dựng biểu đồ dòng công suất và ciều của dòng trên các nhánh.

c. Kiểm tra lời giải dòng công suất, sử dụng chương trình lfgauss và các chương trình yêu
cầu khác(xem ví dụ 49). Sử dụng độ chính xác công suất là 1.00001 và hệ số gia tốc là 1.0

TS. Quyền Huy Ánh 87


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Hình 4.23

BT 4.8. Hình 4.24 biểu thị sơ đồ đơn tuyến của một hệ thống công suất ba nút với các nút
phát là nút 1 và 3. Điện thế ở nút 1 là V1 = 1.025<00 trong hệ đơn vị tương đối. Biên độ điện áp ở
nút 3 được cố định tại 1.03 pu với công suất tác dụng phát là 300MW. Tải ở nút 2 gồm 400MW
và 200MVar. Các trở kháng dây được tính toán với công suất cơ bản là 100MVA. Bỏ qua điện
trở dây và dung dẫn của đường dây khi tính bằng tay.

Hình 4.24
a. $Sử dụng phương pháp Gauss-Seidel và giá trị ban đầu V2(0) = 1.03+j0 và giữ │V3 │=
1.03pu, tính giá trị pha của V2 và V3. Sau hai bước lặp.

b.Nếu sau một vài bước lặp, điện thế ở nút hội tụ tới:
V2 = 1.001234<-2.10 = 1.000571 – j0.0366898pu
V3 = 1.03<1.365810 = 1.029706 + j0.0246u

TS. Quyền Huy Ánh 88


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Xác định dòng trên các nhánh, tổn thất công suất, công suất tác dụng và công suất phản
kháng của nút cân bằng. Xây dựng biểu đồ dòng công suất và biểu thị chiều của dòng trên các
nhánh.
c. Kiểm tra bài giải trào lưu công suất, sử dụng chương trình lfgauss và các chương trình theo
yêu cầu khác (xem ví dụ 4.9).

BT 4.9. Sơ đồ đơn tuyến của một hệ thống công suất 4 nút như Hình 4.25. Điện kháng được
tính trong hệ đơn vị tương đối với công suất cơ bản có đơn vị MVA. Các máy biến thế T1 và T2
có các đầu phân áp lần lượt 0.8:1 và 1.25:1. Tìm ma trận tổng dẫn nút.

Hình 4.25

BT 4.10. Trong hệ thống 2 nút như Hình 4.26, nút 1 là một nút cân bằng với V1 = 1.0<00pu.
Một tải 150MW và 50MVar được cung cấp từ nút 2. Tổng dẫn đường dây là Y12 = 10<-73.740 pu
với công suất cơ bản là 100MVA. Biểu thức công suất tác dụng và phản kháng tại nút 2 như sau:
P2 = 10│V2││V1│cos(106.260 -  2 +  1) + 10│V2│2cos(-73.740)
Q2 = 10│V2││V1│sin(106.260 -  2 +  1) + 10│V2│2sin(-73.740)
Sủ dụng phương pháp Newton – Raphson để biên độ điện áp và góc pha của nút 2. Bắt đầu
bằng giá trị ban đầu │V2 │(0)= 1.0 pu và  2(0)= 00. Tính kết quả sau hai lần gặp.

V1= 1.0<00
Hình 4.26

4.11. Hình 4.27 trình bày hệ thống 2 nút, nút 1 là một nút cân bằng với V1 = 1.0<00 pu. Một
tải 100MW và 50MVar cung cấp từ nút 2. Trở kháng đường dây là Z12 = 0.12 + j0.16 pu với
công suất cơ bản là 100MVA. Sử dụng phương pháp Newton – Raphson, tính biên độ điện áp và
góc pha của nút 2. Bắt đầu của │V2 │(0) = 1.0 và  2(0)= 00. Tính kết quả sau hai lần gặp.

TS. Quyền Huy Ánh 89


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

V1 = 1.0<00
Hình 4.27
BT 4.12. Hình 4.28 trình bày sơ đồ đơn tuyến của một hệ thống công suất 3 nút với phát điện
tại nút 1 và 2. Điện thế tại nút 1 và V1 = 1.0<00 pu. Biên độ điện áp tại nút 2 cố định tại 1.05pu
với công suất tác dụng phát là 400MW. Một tải 500MW và 400 MVar cung cấp từ nút 3. Điện
dẫn đường dây được tính với công suất cơ bản là 100MVA. Bỏ qua điện sở dây và điện dung khi
tính bằng tay.

Hình 4.28
a. Chứng tỏ rằng biểu thức công suất tác dụng tại nút 2 và công suất phản kháng tại nút 3 là:
P2 = 40│V2││V1│cos(900 -  2 +  1) + 20│V2││V3│cos(900 -  2 +  3)
P3 = 20│V3││V1│cos(900 -  3 +  1) + 20│V3││V2│cos(900 -  3 +  2)
Q3 = -20│V3││V1│sin(900 -  3 +  1) - 20│V3││V2│sin(900 -  3 +  2) + 40│V3│2
b.Sử dụng phương pháp Newton – Raphson, bắt đầu từ giá trị ban đầu V2(0) = 1.0 + j0 và V3(0)
= 1.0 +j0, giữ │V2│=1.05 pu, tính giá trị pha của V2 và V3. Tính kết quả sau 2 lần lặp
c. Kiểm tra lời giải dòng công xuất cho bài toán 4.12 bằng cách sử dụng chương trình lfnewton
và các chương trình theo yêu cầu khác. Giả định giới hạn công suất phản kháng của nút điều
chỉnh điện áp ( nút #2) trong khoảng từ 0 đến 600MVar.

Bài 4.13. Như bài tập 4.12


a. Giải phân bố công suất dùng thuật toán phân lập nhanh. Tính kết quả sau 2 lần
lặp.

TS. Quyền Huy Ánh 90


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
b. Kiểm tra lời giải phân công suất cho bài toán 4.12 sử dụng thuật toán phân lập và
các chương trình theo yêu cầu khác. Giả định giới hạn công suất phản kháng của nút điều
áp (nút # 2) trong khoảng từ 0 đến 600MVar.

BT 4.14. Lưới hệ thống có 26 nút của một công ty điện gia dụng được trình bày ở Hình 4.29.
Tính phân bố công suất bằng các phương pháp sau:
a. Phương pháp Gauss-Seidel. (xem ví dụ 4.9)
b. Phương pháp Newton – Raphson. (xem ví dụ 4.11)
c. Phương pháp phân lập nhanh. (xem ví dụ 4.13)
Dữ liệu tải như sau:

Hình 4.29
Biên độ điện áp, công suất phát và giới hạn công suất phản kháng cho nút điều áp được
trình bày ở dạng bảng dưới đây. Thanh góp là một thanh góp có điện áp được cố tịnh tại V1 =
1.025<00, được coi là nút cân bằng.

TS. Quyền Huy Ánh 91


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Thông số tải
Thứ tự Tải Thứ tự Tải
nút MW MVar nút MW MVar
1 51.0 41.0 14 24.0 12.0
2 22.0 15.0 15 70.0 31.0
3 64.0 50.0 16 55.0 27.0
4 25.0 10.0 17 78.0 38.0
5 50.0 30.0 18 153.0 67.0
6 70.0 29.0 19 75.0 15.0
7 0.0 0.0 20 48.0 27.0
8 0.0 0.0 21 46.0 23.0
9 89.0 50.0 22 45.0 22.0
10 0.0 0.0 23 25.0 12.0
11 25.0 15.0 24 59.0 27.0
12 89.0 48.0 25 28.0 13.0
13 31.0 15.0 26 40.0 20.0

Thông số phát
Giới hạn công suất phản
Biên độ Công suất
Thứ tự nút kháng MVar
điện áp phát MW
Min Max
1 1.025
2 1.020 79.0 40.0 250.0
3 1.025 20.0 40.0 150.0
4 1.050 100.0 40.0 80.0
5 1.045 300.0 40.0 160.0
26 1.0 60.0 15.0 50.0

Công suất phản kháng MVar của các tụ mắc song song được lắp đặt tại trạm và các đầu phân
áp của máy biến áp được cho trong bảng dưới đây:
Tụ mắc song song Đầu phân áp
Đầu lựa
Thứ tự nút MVar Trạm
chọn
1 4.0 2-3 0.960
4 2.0 2-13 0.960
5 5.0 3-13 1.017
6 2.0 4-8 1.050
11 1.5 4-12 1.050
12 2.0 6-19 0.940
15 0.5 7-9 0.950
19 5.0

TS. Quyền Huy Ánh 92


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Thông số đường dây và máy biến áp


Th Th R. X, 1/2 Th Th R. X, 1/2
ứ tự ứ tự pu pu B,pu ứ tự ứ tự pu pu B,pu
nút nút nút nút
0.0 0.0 0.03 10. 22. 0.0 0.0 0.00
1 2.0 005 048 00 0 0000 069 298 5
18. 0.0 0.0 0.06 11. 25. 0.9 0.0 0.01
1 0 013 110 00 0 0000 600 270 0
0.0 0.5 0.05 11. 26. 0.0 0.0 0.00
2 3.0 014 013 00 0 0000 165 970 4
0.0 0.0 0.01 12. 14. 0.0 0.0 0.00
2 7.0 103 586 80 0 0000 327 802 0
0.0 0.0 0.03 12. 15. 0.0 0.0 0.00
2 8.0 074 321 90 0 0000 180 598 0
13. 0.0 0.0 0.02 13. 14. 0.0 0.0 0.00
2 0 035 967 50 0 0000 046 271 1
26. 0.0 0.1 0.00 13. 15. 0.0 0.0 0.00
2 0 323 967 00 0 0000 116 610 0
13. 0.0 0.0 0.00 13. 16. 0.0 0.0 0.00
3 0 007 054 05 0 0000 179 888 1
0.0 0.0 0.00 14. 15. 0.0 0.0 0.00
4 8.0 008 240 01 0 0000 069 382 0
12. 0.0 0.0 0.01 15. 16. 0.0 0.0 0.00
4 0 016 207 50 0 0000 209 512 0
0.0 0.0 0.09 16. 17. 0.0 0.0 0.00
5 6.0 069 300 90 0 0000 990 600 0
0.0 0.0 0.00 16. 20. 0.0 0.0 0.00
6 7.0 053 306 10 0 0000 239 585 0
11. 0.0 0.0 0.00 17. 18. 0.0 0.0 0.03
6 0 097 570 01 0 0000 032 600 8
18. 0.0 0.0 0.00 17. 21. 0.2 0.4 0.00
6 0 037 222 12 0 0000 290 450 0
19. 0.0 0.0 0.04 19. 23. 0.0 0.1 0.00
6 0 035 660 50 0 0000 300 310 0
21. 0.0 0.0 0.02 19. 24. 0.0 0.1 0.00
6 0 050 900 26 0 0000 300 250 2
0.0 0.0 0.00 19. 25. 0.1 0.2 0.00
7 8.0 012 069 01 0 0000 190 249 4
0.0 0.0 0.02 20. 21. 0.0 0.1 0.00
7 9.0 009 429 50 0 0000 657 570 0
12. 0.0 0.0 0.02 20. 22. 0.0 0.0 0.00
8 0 020 180 00 0 0000 150 366 0
10. 0.0 0.0 0.00 21. 24. 0.0 0.1 0.00
9 0 010 493 10 0 0000 476 510 0
12. 0.0 0.0 0.01 22. 23. 0.0 0.0 0.00
10 0 024 132 00 0 0000 290 990 0
19. 0.0 0.2 0.00 22. 24. 0.0 0.0 0.00
10 0 547 360 00 0 0000 310 880 0
20. 0.0 0.0 0.00 23. 25. 0.0 0.1 0.00
10 0 066 160 10 0 0000 987 168 0

TS. Quyền Huy Ánh 93


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

CHƯƠNG V
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
5.1. Khái niệm chung:
Mô hình mô phỏng ngày càn được sử dụng nhiều để phân tích và đoán trước những đáp ứng,
diễn biến của một hệ thống kĩ thuật. Đối với những ứng dụng liên quan đến máy công cụ và hệ
thống điều khiển, những quá trình sản xuất tự động hoặc sự cơ khí hóa của một trung tâm phân
phối, mô hình mô phỏng đang được dùng để kiểm tra thiết kế và những thủ tục hoạt động theo kế
hoạch.

Mô hình mô phỏng là trung tâm của việc thiết kế những hệ thống điều khiển bởi vì đối với
những hệ thống thiết bị công nghiệp lớn, vấn đề này này chưa được biết đến hoặc không tồn tại,
và không có bất kỳ hệ thống phân tích, thiết kế thích hợp nào có thể đạt được. Mô phỏng có thể
là một phương cách duy nhất xây dựng vắn tắt những thiết bị vật lý mà bản thân nó và những thí
nghiệm trên nó sẽ phản ánh hệ thống thực.

Có nhiều phương pháp thực hiện mô hình các hệ thống mà không bao gồm mô phỏng. Mô
phỏng thường cần thiết trong các trường hợp sau đây:
- Mô hình rất phức tạp với nhiều biến và nhiều thành phần tương tác với nhau.
- Các quan hệ giữa các biến số cơ bản là không quyết định.
- Mô hình chứa nhiều biến ngẫu nhiên.
- Để quan sát ngõ ra của mô hình trong không gian ba chiều.

5.2. Các thuật ngữ:


5.2.1 Hệ thống:
Hệ thống là một hệ tồn tại và hoạt động theo thời gian và không gian. Một hệ thống được coi
là một thực thể, sự tồn tại của thực thể này được duy trì thông qua sự tác động qua lại giữa các
thành phần của nó.
5.2.2Tương đồng:
Một hệ thống này được gọi là tương đồng với một hệ thống kia khi các đặc điểm, các tính
chất, hoặc các quá trình xảy ra trong hệ thống này thì cũng xảy ra trong hệ thống kia.
Tương đồng được phân ra thành nhiều loại và sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần phân loại
phương pháp mô hình hóa.
Lý thuyết tương đồng cho phép từ những tính chất biết trước của một hiện tượng được phân
tích, có thể nhận thức được môt nhóm lớn các hiện tượng, về ý nghĩa này hay ý nghĩa khác,
tương đồng với hiện tượng đầu tiên.
Lý thuyết tương đồng được ứng dụng khi:
- Tìm kiếm tương tự các quan hệ, các phụ thuộc và giải các bài toán cụ thể.
- Xử lí các kết quả thí nghiệm và thử nghiệm cảc các thiết bị kỹ thuật khi kết quả được
trình bày dưới dạng phụ thuộc tổng quát.
- Thực hiện các mô hình, tức là các thiết bị thể hiện các hiện tượng trong các thiết bị ban
đầu, thường là có khối lượng lớn, phức tạp hơn về mặt cấu trúc và mắc hơn so với mô
hình.

5.2.3 Mô hình

TS. Quyền Huy Ánh 94


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Mô hình là mô tả vật lý, toán học hay luận lý của một hệ thống thực, một thực thể, một hiện
tượng hay một quá trình.
Mô hình thường mô tả đơn giản một hệ thống ở một vài điểm riêng biệt theo thời gian và
không gian, nhằm làm gia tăng sự hiểu biệt của con ngừoi về hệ thống thực.
Một mô hình có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng trợ giúp con người hiểu biểt về hệ
thống nhiều hay ít. Vì tất cả mô hình được xây dựng theo cách đơn giản hóa hệ tống thực và như
vậy một số chi tiết nào đó bị loại ra, nên cần có sự hài hòa về mức độ chi tiết của mô hình. Nếu
có quá ít chi tiết trong mô hình thì sẽ không nhận biết dược những yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau có
thể xảy ra trong hệ thống thực và kết quả là mô hình, nó có thể trở nên rất phức tạp, không làm
phát triển trình độ hiểu biết sâu sắc hơn mà con người tìm kiểm và thật sự cản trở quá trình
nghiên cứu.
Có thể xây dựng một mô hình từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, hoặc từ
ngoài vào trong. Nếu một người theo đuổi với một sự phát triển liên tục về mô hình thì không
sớm thì muộn, người đó sẽ đạt được một trình độ hiểu biết thấu đáo tương ứng.
Điều quan trọng cần lưu ý là nếu một người xây dựng một mô hình với dự định bắt chước nó,
thì mỗi bước thay đổi chi tiết phải tương đối nhỏ, và mỗi lần thay đổi phải thực hiện mô phỏng
lại.

5.2.4. Mẫu ban đầu


Mẫu ban đầu là loại, dạng hay ví dụ ban đầu của một hệ thống và được sử dụng như một mô
hình cho các giai đoạn kế tiếp hay cuối cùng.

5.2.5 Mô hình hóa: là việc ứng dụng các phương pháp luận có tính tiêu chuẩn, chính xác hay
cấu trúc để tạo ra và hiệu lực hóa mô hình.

5.2.6. Mô phỏng:
Mô phỏng là sự vận động của một mô hình như cách hoạt động theo thời gian và không gian
bên trong hệ thống thực mà mô hình này đại diện. Vì vậy, mô phỏng cho phép nhận biệt được sự
tạc động qua lại bên trong hệ thống thực nhờ sự tách biệt theo thời gian hoặc không gian.

Một cách tổng quát, mô phỏng là sự lặp lại và phát triển của mô hình. Một người xây dựng
một mô hình, mô phỏng nó, nghiên cứu quá trình mô phỏng, sửa đổi mô hình và tiếp tục mô
phỏng cho đến khi thu được một mức đổ hiểu biết đầy đủ từ mô hình.

Mô hình và mô phỏng là một ngành khoa học giúp cho con người hiểu biết thêm về sự tương
tác giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cũng như toàn bộ hệ thống. Mức độ hiểu biết thu
được từ ngành khoa học này lớn tới mức hiếm khi đạt được thông qua bất kỳ ngành khoa học nào
khác.

Các dạnh mô phỏng cơ bản là mô phỏng liên tục và mô phỏng rời rạc. Cho dù sự vật có liên
tục hay rời rạc thì vấn đề về chỉ là sự cảm nhận người quan sát theo một khung thời gian nhất
định. Điều này tương tự các điện tử hoạt động có thể được xem như các hạt ha sóng tùy thuộc
vào cách chọn để xem xét chúng.
Mô phỏng liên tuẹc là quá trình mô phỏng chỉ thực sự đạt được với một máy tính tương tự.
Khi sử dụng một máy tính số, có thể gần như trực tiếp thực hiện được mô phỏng liên tục bằng
cách thực hiện các bước lặp về thời gian nhỏ tới mức để không có sự chuyển tiếp trong hệ thống
giữa những bước thời gian. Điều trước tiên đối với mô phỏng liên tục là phải có dòng thời gian
liên tục và quá trình mô phỏng thực hiện theo từng bước gia tăng thời gian.

TS. Quyền Huy Ánh 95


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Mô phỏng rời rạc là một kỹ thuật mà ở đó, quá trình mô phỏng được cải tiến dần lên theo
từng thời điểm mà dùng thời gian tăng lên liên tục như trong mô phỏng liên tục.
Đặc tính giới hạn của hầu hết các mô hình được xây dựng là chúng không biến đổi về bản
chất. Chúng là những mô hình đại diện cho một điều gì đó tại một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên,
hệ thống thực tế thì có thay đổi. Thực tế thường xuyên thay đổi qua những ảnh hưởng lẫn nhau
của chúng ta đôi với nó, và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành phần của nó. Vấn đề ở đây là
làm sao chúng ta có thể tin là có thể xây dựng được những mô hình thực tế sinh động không biến
đổi và mong đợi chúng giúp chúng ta hiểu iết hơn về một phạm vi rất có giới hạn.
Vấn đề này được giải quyết bởi một quá trình được gọi là mô phỏng động (Dynamic
Modeling), đây là hình thức của mô phỏng vận hành trong thời gian thực. Mô phỏng động vận
hành trên thời gian thực đã được thu hẹp theo hướng giúp chúng ta nhìn thấy được sự tiến triển
theo thời gian trong quá trình xây dựng mô hình.
Toàn bộ quá trình mô phỏng bao gồm ba giai đoạn chủ yếu (Hình 5.1):
 Thiết kế mô hình (Model design)
 Thực thi mô hình (Model execution)
 Phân tích thực thi mô hình (Execution analsis)

Thiết kế mô hình

Thực thi mô hình Phân tích mô hình

Hình 5.1

5. Giới thiệu phần mềm MATLAB

5.3.1 Tìm hiểu về công ty MATHWORKS


Công ty MATHWORKS được thành lập vào năm 1984 là một công ty hàng đầu về việc cung
cấp và phát triển phần mềm kĩ thuật cho máy tính. Công ty có hơn 500 nhân viên đang làm việc
cho hai văn phòng chính ở Mỹ và Anh quốc.
Mọi chi tiết về việc tổ chức, nhân sự và đào tạo phát triển xin xem thêm tại địa chỉ Website:
http:/www.Mathworks.com/

5.3.2. Giới thiệu


MATLAB là một chương trình viết cho máy tình PC nhằm hỗ trợ cho các tính toán khoa học
và kỹ thuật với các phần tử cơ bản là ma trận trên máy tính cá nhân do công ty “The Mathworks”
viết ra
Thuật ngữ MATLAB có được là do hai từ MATRIX và LABORATOR ghép lại. Đây là phần
mềm tương tác dựa trên cơ sở các phép toán ma trận ở mức cao và rất hiệu quả để giải và minh
họa các bài toán về khoa học kĩ thuật. Phiên bản MATLAB đầu tiên co Cleve Moler viết bằng
ngôn ngữ Fortran trong nhiều năm. Chương trình MATLAB hiện nay được viết bằng ngôn ngữ C
bởi MathWorks Inc.

MATLAB được viết nguyên bản để cung cấp dễ dàng quyền truy cập đến phần mềm ma trận
bởi những dự án LINKPACK và EISPACK.
TS. Quyền Huy Ánh 96
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

MATLAB rất dễ sử dụng vì một số vấn đề và các giải thuật được được diễn tả bằng các biểu
thức toán học, không càn phải lập trình phực tạp như các ngôn ngữ khác. Các ứng dụng diển
hình của MATLAB, bao gồm:
- Toán học và các phép toán .
- Phát triển thuật toán.
- Thu thập dữ liệu.
- Lập mô hình và mô phỏng.
- Phân tích dữ liệu và các phép tính số học.
- Nghiên cứu khoa học và kĩ thuật đồ họa.
- Các ứng dụng bao gồm việc xây dựng giao diện người sử dụng dạng đồ
thị.
MATLAB được điều khiển bởi các tập lệnh, tác động qua bàn phím. Nó cũng cho phép mộ
khả năng lập trình với cú pháp thông dịch lệnh còn gọi là Script file. Các lệnh hay bộ lện của
MATLAB lên đén số hàng trăm và ngày càng được mởi rộng bởi các phần Toolbox (các hộp
công cụ) hay thông qua các hàm ứng dụng được xây dựng từ người sử dụng. MATLAB có hơn
25 Toolbox để trợ giúp cho việc khảo sát những vấn đề có liên quan, các hộp công cụ này rất
quan trong đối với hầu hết người sử dụng MATLAB. Các hộp công cụ bao gồm xử lí tín hiệu,
thiết kế hệ thống điều khiển, tái tạo hệ thống động lực, nhận dạng hệ thống và các lĩnh vực khác.
Toolbox Simulink là phần mở rộng của MATLAB, sử dụng để mô phỏng các hệ thống động học
một cách nhanh chóng và tiện lợi.
MATLAB 3.5 trở xuống hoạt động trong môi trường MS-DOS. MATLAB từ phiên bản
MATLAB 4.0 trở lên hoạt động trong môi trường WINDOWS. Năm 2002 đã có phiên bản
MATLAB 6.1. Việc cài đặt MATLAB dễ dàng và cần chú ý việc dùng thêm vào hộp công cụ
chuyên ngành hay công cụ trợ giúp liên kết phần mềm này với một vài ngôn ngữ cấp cao khác.
Trong các trường đại học, MATLAB trở thành công cụ dạy học cho tất cả các khoa học đại
số tuyến tính mở đầu, cũng như các khóa nâng cao trong nhiều lĩnh vực. Trong công nghiệp,
MATLAB được sử dụng để nghiên cứu và giải quyết việc thiết kế thực tế và các vấn đề toán học.
Hệ thống MATLAB gồm 5 phần chính:
 Môi trường làm việc của MATLAB: đây là tập hợp các công cụ và phương tiện trợ giúp
người sử dụng để sử dụng các hàm và tập tin của MATLAB. Rất nhiều trong số những
công cụ này là giao diện ngừoi sử dụng dạng đồ thị. Nó bao gồm màn hình nền, cửa sổ
lệnh, soạn thảo, sửa lỗi, trình duyệt các tập tin và các công cụ tìm kiếm.
 Thư viện hàm toán học của MATLAB: dây là tập hợp rất lớn các giải thuật tính toán từ
những hàm cơ bản như tính tổng, sin, cos, và các phép tính số học phức tạp, tới những
hàm phức tạp hơn như nghịch đảo ma trận, hàm Bessel, phép biến đổi Fourier.
 Ngôn ngữ MATLAB: đây là ngôn ngữ ma trận ở mức cao với đặc điểm lệnh điều
khiển, hàm, cấu trục dữ liệu, vào ra, và lập trình hướng đối tượng.
 Đồ họa: Đây là phương tiện mở rộng để hiển thị vectơ và ma trận ở dạng đồ thị, cũng
như chú thích và in những đồ thị này. Nó bao gồm những hàm cao cấp dùng để hiển thị
dữ liệu hai chiều và ba chiều, xử lý ảnh, hoạt hình, và trình diễn đồ họa. Nó cũng có
những hàm cấp thấp cho phép người sử dụng tùy biến hình dạng các đồ thị cũng như
xây dựng hoàn chỉnh các ứng dụng giao diện người sử dụng dạng đồ thị.
 Giao diện ứng dụng chương trình trên MATLAB(API): đây là các phương tiện dùng để
gọi thủ tục của MATLAB, đọc và viết tập tin MAT, gọi MATLAB như là phương tiện
tính toán. Ngoài ra, các phương tiện này còn cho phép người sử dụng viết những
chương trình C và Fortran có khả năng tương tác với MATLAB.

5.3.4. Các hộp công cụ của MATLAB


TS. Quyền Huy Ánh 97
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Một trong những đặc tính quan trọng của MATLAB trong mô phỏng là người mô phỏng có
quyền truy cập thẳng đến phạm vi rộng của những công cụ MATLAB cơ bản để tổng hợp, phân
tích và tiến hành tối ưu hóa trong lúc mô phỏng. Những công cụ này bao gồm các hộp công cụ
ứng dụng của MATLAB. Đây là tập hợp những tập tin có phần mở rộng .M để làm việc trên
những phần đặc biệt của vấn đề.
Các hộp công cụ không chỉ là tập hợp của các hàm hữu ích, chúng diễn tả sự cố gắng của một
vài nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong những lĩnh vực như: điều khiển, xử lý tín hiệu,
đồng nhất hệ thống và các lĩnh vực khác. Vì vậy, các hộp công cụ của MATLAB cho phép bạn
“đứng trong vai” của các nhà khoa học tầm cỡ thế giới.
Tất cả các hộp công cụ được xây dựng trực tiếp bằng cách sử dụng MATLAB. Điều này có
một vài liên hệ rất quan trọng cho người sử dụng:
 Mỗi hộp công cụ xây dựng trên những con số chắc chắn, độ chính xác cao và những
năm kinh nghiệm trong MATLAB.
 Người sử dụng nhận được sự giao tiếp trực tiếp và sự tích hợp nhanh chóng với công cụ
SIMULINK với bất kì hộp công cụ khác mà tự bạn có thể.
 Vì tất cả các hộp công cụ được viết trong mã của MATLAB nên có được những thuận
lợi của hệ thống mở của MATLAB. Người sử dụng có thể kiểm tra những tập tin có
phần mở rộng .M, thêm vào chúng hay tạm thời dùng chúng đẻ tạo các hàm riêng của
mình.
 Mỗi hộp công cụ đều có thể sử dụng trên bất kì cấu hình máy tính nào, mà ở đó đã chạy
chương trình MATLAB.
Một vài hộp công cụ chuyên dụng có liên quan đến kỹ thuật như: Simulink,
SimPowerSystem, Communication Toolbox, The Control System Toolbox, The Optimization
Toolbox, The Patial Differential Equation Toolbox (PDE), The Signal Processing Toolbox, The
Statistics Toolbox, Digital Signal Processing Blockset (DSP), Image Processing Toolbox....

5.3.4 Giới thiệu hộp công cụ Simulink


Simulink là phần chương trình mở rộng của MATLAB nhằm mục đích mô hình hóa, mô
phỏng và khảo sát các hệ thống động học. Giao diện đồ họa trên màn hình của Simulink cho
phép thể hiện hệ thống dưới dạng sơ đồ tín hiệu với các khối chức năng quen thuộc. Simulink
cung cấp cho người sử dụng một thư viện rất phong phú, có sẵn với số lượng lớn các khối chức
năng cho các hệ tuyến tính, phi tuyến và gián đoạn. Hơn thế, người sử dụng cũng có thể tạo nên
các khối riêng của mình.
Sau khi đã xây dựng mô hình của hệ thống cần nghiên cứu, bằng cách ghép các khối cần thiết
thành sơ đồ cấu trúc của hệ, có thể khởi động quá trình mô phỏng. Trog quá trình mô phỏng có
thể trích tín hiệu tại vị trí bất kì của sơ đồ cấu trúc và hiện thị đặc tính của tín hiệu đó trên màn
hình. Hơn thế nữa, nếu có nhu cầu, có thể cất giữ các đặc tính đó vào môi trường nhớ (ví dụ: cất
giữ lên đĩa cứng) việc nhập hoặc thay đổi tham số cảu tất cả các khỗi cũng có thể thực hiện rất
đơn giản bằng cách nhập trực tiếp hay thông qua MATLAB.
Simulink được tích hợp trong MATLAB, cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cật trực
tiếp đến một dãy các công cụ phân tích để hoàn thiện thiết kế của mình.

5.3.5 Giới thiệu hộp công cụ SimPowerSystem


1. Giới thiệu SimPowerSystem
Hệ thống điện là tổ hợp các mạch điện và các thiết bị cơ điện như động cơ và máy phát. Các
kĩ sư làm việc trong lãnh vực này, thường xuyên được yêu cầu nâng cao hiệu năng của hệ thống.
Các yêu cầu nhằm gia thăng đáng kể hiệu suất đã khiến cho các kĩ sư năng lượng cần phải sử
dịng các thiết bị điện tử công suất và các khái niệm điều khiển hệ thống phức tạp. Điều này trở
thành gánh nặng đối với các công cụ phân tích và kỹ thuật cổ điển. Hơn nữa sự khó khăn đối với
TS. Quyền Huy Ánh 98
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
các nhà phân tích là các hệ thống điện thường là hệ phi tuyến tính và vì vậy con đường duy nhất
để có thể hiểu các hệ này chỉ có thể thông qua mô phỏng.
SimPowerSystem được thiết kế để cung cấp công cụ thiết kế hiện đại cho phép các nhà khoa
học và các kỹ sư nhanh chóng và dễ dàng xây dựng các mô hình mô phỏng hệ thống điện. Công
cụ này sử dụng môi trường Simulink, cho phép xây dựng mô hình chỉ bằng các thao tác “nhấp
chuột” và “kéo lê”. Không chỉ sơ đồ mạch được vẽ một cách nhanh chóng mà sự phân tích mạch
còn bao gồm các tương tác trong các lãnh vực cơ, nhiệt, điều khiển và các lãnh vực khác. Khả
năng này có được là do các phần tử của hệ thống điện cho các tương tác mô phỏng với Simulink
đã có sẵn trong thư viện mô hình. Vì Simulink sử dụng MATLAB như công cụ tính toán nên các
hộp công cụ của MATLAB có thể được sử dụng bởi người thiết kế.
Người sử dụng sẽ nhanh chóng tìm thấy hộp công cụ SimPowerSystem và đưa vào làm việc.
Các thư viện chứa các mô hình của các thiết bị năng lượng điện hình như: máy biến áp, đường
dây, máy điện, và các thiết bị điện tử công suất. Các mô hình này được xây dựng từ các lý thuyết
cơ bản và được chứng minh có hiệu lực trên cơ sở các thí nghiệm của phòng Thí Nghiệm và Mô
Phỏng Các Hệ Thống Năng Lượng (Power Systems Testing and Simulation Laboratory), một cơ
quan dịch vụ công cộng rộng lớn ở Bắc Mỹ, đặt tại Canada. Các khả năng của hộp công cụ đẻ
mô hình hóa và mô phỏng lưới điện được trình bày trong các tập tin minh họa (Demo). Và đối
với người sử dụng, muốn cập nhật kiến thức về lý thuyết hệ thống năng lượng, có thể tự đào tạo
thông qua phương pháp học theo tình huống.

2. Các thư viện của SimPowerSystem


Thư viện chính của SimPowerSystem tổ chức các khối của nó thành các thư viện tương ứng
với tác động của chúng. Để kích hoạt cửa sổ Powerlib, trong cửa sổ lệnh của MATLAB, có thể
đánh dòng lệnh powerlib. Cửa sổ Powerlib hiển thị các thư viện khối và tên

TS. Quyền Huy Ánh 99


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 100


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 101


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 102


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 103


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 104


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 105


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 106


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 107


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 108


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 109


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 110


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 111


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 112


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 113


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 114


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 115


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 116


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 117


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 118


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 119


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 120


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 121


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 122


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 123


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 124


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 125


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

4. Các Demo của SimPowerSystem


Nhằm mục đích minh hoạ, hướng dẫn, giúp người sử dụng làm quen với mô hình và mô
phỏng, các Demo của SimPowerSystem bao trùm rất nhiều lãnh vực được các nhà nghiên cứu và
phân tích hệ thống điện quan tâm.
Các Demo được trình bày trong SimPowerSystem, được chia làm 6 nhóm:
a. Nhóm ví dụ minh hoạ đơn giản bao gồm
 Lọc tuyến tính (linear filter)
 Phân tích quá độ (Transient Analysis)
 Biến áp tuyến tính (Linear Transformer)
 Máy biến áp bảo hoà ba pha (Three Phase Saturable Transformer)
 Bảo hoà máy biến dòng điện (Current Transformer Saturation)
 Thiết bị chống sét xoay chiều (AC Surge Arrester)
 Đường dây một pha (Single Phase Line)
 Đường dây ba pha (Three Phase Line)
b. Nhóm ví dụ minh hoạ liên quan đến thiết bị điện tử công suất bao gồm:
 Chỉnh lưu một pha (Single Phase Ractifiers)
 Chỉnh lưu ba pha (Three Phase Ractifiers)
 Bộ biến đổi dùng Thyristor (Thyristor Converter)
 Công tắc lý tưởng (Ideal Switch)
 Bộ biến đổi dùng Mosfet (Mosfet Converter)
 Bộ biến đổi GTO Buck (GTO Buck Converter)
 Bộ biến đổi điều chỉnh độ rộng xung (DC/DC and DC/AC PWM Converters)
 Bộ biến đổi điều chỉnh độ rộng xung ba pha (Three Phase PWM Converters)
 Cầu phổ dụng trong bộ biến đổi PWM (Universal Bridge in DC-AC PWM
Converter)
c. Nhóm ví dụ minh hoạ liên quan đến máy điện bao gồm:
 Máy phát điện đơn giản (Simplified Altemator)
 Máy điện đồng bộ (Synchronous Machine)
 Máy điện không đồng bộ (Asynchronous Machine)
 Máy điện đồng bộ từ tính vĩnh cửu (Permanent Magnet Synchronous Machine)
 Tuốc bin hơi và hệ thống điều tốc (Steam Turbine and Governor System)
 Máy điện và dòng tải (Machines and Load Flow)
 Máy điện đồng bộ và bộ điều chỉnh (Synchronous Machine and Regulator)
d. Nhóm ví dụ minh hoạ liên quan đến truyền động điện bao gồm:
 Khởi động động cơ một chiều (Starting of a DC Motor)
 Bộ truyền động động cơ DC sử dụng bộ tạo xung Fed (Chopper Fed DC Motor
Drive)
 Bộ truyền động động cơ AC sử dụng điều khiển vector (AC Motor Drive –
Vector Control)
e. Nhóm ví dụ minh hoạ liên quan đến mạng năng lượng bao gồm:
 Mạng một pha bù nối tiếp (Single Phase Series Compensated Network)
 Mạng ba pha bù nối tiếp (Three Phase Series Compensated Network)
 Hệ thống truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC Transmission System)
 Đóng lại một pha của đường dây ba pha (Single Pole Reclosing of a Three Phase
Line)

TS. Quyền Huy Ánh 126


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
f. Nhóm ví dụ minh hoạ liên quan đến đo lường và điều khiển
5.4. Giới thiệu phần mềm Powerword
Powerwold là một sản phẩm mô phỏng hệ thống điện được thiết kế với sự tương tác ở mức
độ cao và thuận tiện sử dụng. Việc mô phỏng có khả năng phân tích những thiết bị quan trọng,
nhưng cũng có thể được sử dụng để giải thích cho những ai không thiên về lĩnh vực kỹ thuật
thông qua sự tương tác và giao diện đồ hoạ. Với phiên bản 11.0 sự mô phỏng có tác động mạnh
hơn, trực quan hơn và dễ hiều hơn cho người sử dụng.
Powerwold là sản phẩm hợp thành bởi những dữ liệu trên thực tế. Là trung tâm giải pháp trào
lưu công suất hoàn thiện để giải quyết hệ thống đến 100000 nút.
Đây là hệ thống giả lập khá hữu ích và được xem những tiêu chuẩn, kết hợp với phép phân
tích trào lưu công suất của hệ thống điện.
Cũng giống như những sản phẩm thương mại hiện có. Tuy nhiên, sự mô phỏng cho phép sử
dụng để hình dung được hế thống thông qua những đồ hoạ màu trên hệ thống mô hình sơ đồ đơn
tuyến với đầy đủ chế độ phóng to thu nhỏ và có khả năng di chuyển cả màn hình.
Hơn thế nữa, mô hình hệ thống có thể thay đổi hoặc kéo toàn bộ màn hình mà những phần
mềm khác không diện được hoặc sơ đồ đơn tuyến được xây dựng từ những mô hình phần tử,
thiết bị riêng rẽ với trình soạn thoả đồ hoạ thân thiện.
Đầy đủ tính năng xây dựng, sửa chữa mô hình, thực hiện các quá trình mô phỏng với sự mô
phỏng của phương trình diễn ra như đang xảy ra trong qua trình truyền tải điện. Hệ thống điện
tập hợp các phẩn tử của hệ thống gồm: Tụ bù ngang, máy phát hoặc đường dây truyền tải,…gán
thêm vào thanh cái. Đường dây truyền tải mới được thiết lập tuỳ thuộc vào sơ đồ với thao tác
đơn giản và trực quan.
Trong quá trình mô phỏng hệ thống điện trên mô hình, chương trình sử dụng rất nhiều phần
đồ hoạ và hoạt ảnh cần thiết làm cho dễ hiểu hơn những đặc điểm, những vấn đề, những ràng
buộc của hệ thống.
Chương trình mô phỏng có khả năng giait quyết hệ thống đến 100000 nút. Chương trình cũng
chưa được tất cả các công cụ cần thiết để tính toán vận hành kinh tế, phân tích kinh tế sự giao
dịch vùng, tính toán hệ số phân phối truyền tải điện, phân tích ngắn mạnh và phân tích các sự cố
bất thường. Tất cả các nét đặc trương và những công cụ trên đường sử dụng một cách dễ dàng
thông qua sự nhất quán với giao diện trực quan nhiều màu sắc.
Giải lập là trung gian cung cấp sự thuận lợi cho tiến trình mô phỏng hệ thống năng lượng với
bất kể thời gian nào tuỳ thuộc vào phụ tải, máy phát và bảng liệt kê, biểu đồ phụ tải biến đổi theo
thời gian ra lệnh và điều khiển kết quả thay đổi trong hệ thống điện, hình dung được qua trình
xảy ra trên hệ thống. Chức năng mô phỏng sử dụng trong các ví dụ để làm sáng tỏ những vấn đề
để kế hoạch trong mạng điện trở nên phù hợp hơn.
Phần mềm Powerwold version 11.0 chạy tố trên các dòng Windows 95/98/2000/XP và
NT3.5 và những hệ điều hành mới sau này.

TS. Quyền Huy Ánh 127


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

G
TS. Quyền Huy Ánh 128
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Ghi chú:
 Bus number: Nhập một số duy nhất nằm trong khoảeg từ 1 đến 99999 để xác định số nút.
 Nominal Voltage: Điện áp danh định của nút tính bằng đơn vị KV.
 Bus name: Nhập duy nhất một dãy kí tự gồm có 8 kí tự để xác định tên nút.
 Zone number: Nhập một số nằm trong khoảng từ 1 dến 999 để xác định số của vùng nút.
 Voltage (pu), Angle (degrees): biên độ và góc pha điện áp tính bằng đơn vị tương đối
2. Bước 2: Chèn máy phát vào thanh cài hệ thống và nhập các thông số đưòng dây

 Chọn Insert -> Gểnatỏ từ trình đơn chính hoặc nhấp vào biểu tượng trên thanh công
cụ chèn
 Di chuyển chuột đến gần thanh cài mà máy phát sẽ gắn vào
 Nhấp chuột trái, hộp thoại thông số của máy phát xuất hiện
 Nhập các thông số cho máy phát

TS. Quyền Huy Ánh 129


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 130


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 131


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 132


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 133


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 134


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 135


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 136


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 137


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
Chương trình ETAP
5.5.1. ETAP PowerStation
ETAP PowerStation là chương trình do công ty ETAP Power Technologies phát triển. Đây là
chương trình tổng hợp đầy đủ các công cụ phân tích được sử dụng bởi những ký sư trên toán thế
giới để thiết kế, bảo trì, và vận hành hệ thống điện. ETAP PowerStation được phat triển dưới sự
giám của chương trình bảo đảm chất lượng và được sử dụng bởi phần lớn những thiết bị ứng
dụng trong lĩnh vực hạt nhân ở Mỹ. ETAP PowerStation có thể dễ dàng nâng cấp để trở thành
quản trị năng lượng theo thời gian thức để giám sát, mô phỏng, điều khiển, và tối ưu hệ thống
điện. Năm 2003, đã ra đời ETAP PowerStation Version 4.7.
Các modul của PowerStation bao gồm:
 Ngắn mạch (Short-Circuit)
 Công suất phụ tải (Load Flow)
 Động cơ tăng tốc (Motor Acceleration)
 Ổn định qua độ (Transient Stability)
 Hài (Harmonics)
 Công suất phụ tải một chiều(DC Load Flow)
 Ngắn mạch DC (DC Short Circuit)
 Nạp và xả pin (Pattery Sizing & Discharge)
 Đánh giá độ tin cậy (Reliabiliti Assessment)
 Kéo cáp (Cable Pulling)
 Hệ thống nối đất (Ground Gird Systyms)
 Hệ thống sơ bộ (Panel Systems)
 Phân bố công suất tối ưu
 Định cỡ biến áp (Transformer Sizing)
 Đánh giá thông số (Parameter estimation)
 Thiết bị kết hợp (Device Coordination)
 Hệ thống cáp raceway (Cable Raceway Systems)
 Chuyển đổi dữ liệu (Data Exchange)
 Khởi động máy phát (generator start-up)
 Mô hình động do người sử dụng định nghĩa (user-define dynamic model)
 Quản trị hệ thống điện (Powerstation Management System-PSMS)
5.5.2. Etap Powerstation Manabement System (PSMS)
PSMS là một phần mềm ứng dụng quản trị năng lượng thông minh nhằm giám sát, mô
phỏng, điều khiển, và tối ưu vận hành của hệ thống điện. Người vận hành, kỹ sư và giám đốc có
thể đồng thời truy suất dữ liệu theo thời gian thực. PSMS được sử dụng rông rãi trong công
nghiệp, năng lượng, và nhà máy điện, cho phép người vận hành, kỹ sư, và giám đốc vận hành hệ
thống điều khiển của họ. Bàn điều khiển PSMS được xem như trạm làm việc có khả năng sử
dụng dữ liệu thời gian thực để nghiên cứu hoạt động của hệ thống điện và thử nghiệm các giữ
liệu qua khứ. Các modul của PSMS bao gồm:
 Gám sát cao cấp (Advanced Monitoring)
 Phân tích sử dụng và gia điện năng (Emergv Usare & Cost Analysis)
 Mô phỏng theo thời gian thức (Real-Time Simulator)
 Giám sát điều khiển (Supervisory Control)
 Lặp lại sự kiện (Event Playback)
 Sa thải phụ tải thông minh (Intelligent Load Shedding)

TS. Quyền Huy Ánh 138


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
5.5.3. Khảo sát Etap PowerStation Demo 4.0
5.5.3.1. Giới thiệu
ETAP PowerStation là một chương trình 32 biết được phát triển trên nền nhứng hệ điều hành
Microsoft Window 98SE, NT SP6, 2000SP2, Me, và XP. Chương trình này cho phép thực hiện
những điều chỉnh trên sơ đồ đơn tuyến, chay mô phỏng trên hệ thống nghiên cứu và thể hiện các
kết quả nghiên cứu bằng đồ thị.
Ngoài ra chương trình con có những đặc tính và những khả năng bao gồm giải các bài toán
tính trào lưu công suất, ngắn mach, phân tích hệ thống ống đặt cáp ngầm, phối hợp thiết bị bảo
vệ và hệ thống nối đất. Những môđun phân tích khác như khởi động động cơ, sóng hài, phân bố
dòng công suất DC, ngắn mạch DC, dung lượng nguồn dự trữ DC, dòng công suất tối ưu, độ tin
cậy. Định giá ổn định hệ thống.
Giao diện giữa người nghiên cứu với Power Station như hình hoạ sau:

5.5.3.2. Cài đặt phần mềm Etap Power Station


Những yêu cầu phần cứng tối thiểu: Intel Pentium II,RAM 128 MB, đĩa cứng con trống 500
MB, độ phân giải màn hình 1024x768, có ổ đĩa CD-ROM.
Những yêu cầu về hệ điều hành tối thiểu: Microsoft Window 98SE, Microsoft Window Me,
Microsoft Window XP, Microsoft Window NT 4.0, Microsoft Window 2000.
5.5.3.3. Bản vẽ Etap Powerstation
1. Chế độ soạn thảo
Ở đây có thể thêm, xoá, di chuyển và kết nối các phần tử, phóng to, thu nhỏ, hiển thị lưới
hoặc không, thay đổi chính thức phần tử, quay các phần tử, thay đổi biểu tượng, hiển thi hoặc
không hiển thị các thiết bị bảo vệ, nhập thuộc tính cho các phần tử, thiết lập trạng thái của
chương trình…

TS. Quyền Huy Ánh 139


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Khi tiến hành hoàn hoả trên sơ đồ đơn tuyến, phải ở trên độ Edit mode (chế độ xoạn thảo)
với cấu hình trạng thái được đặt ở chế độ mặc định hay còn gọi là Normal. Chế độ lưới và chế độ
kiểm tra liên tục sẽ tắt đi. Khi mở (kích hoạt ) một sơ đồ đơn tuyến hiện hữu, mặc nhiên nó sẽ
được mở với các thuộc tính, với những gì đã được lưu lần trước đó, các chế độ (soạn thảo, phân
tích ngắn mạch, chạy mô phỏng động cơ,.v.v..), các cấu hình trạng thái, các tuỳ chọn hiển thị,
kích thước khi xem vào vị trí xem.
a. Thanh trình đơn
File Edit View Project Library Defaults Tools RevControl Window Macros Hepl
Thanh trình đơn chứa đựng các tuỳ chọn. Mỗi tuỳ chọn kích hoặc một danh sách những lệnh
liên quan đến file, in ấn, chuyến đổi cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu, đối tượng OLE, các chế độ
của đề án, thư viện, phông chữ mặc định…

TS. Quyền Huy Ánh 140


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 141


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 142


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 143


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
c. Xem danh sách công việc

Project view là một nhánh hình cây biểu thị cho việc hiẻn thị, cấu hình, các trường hợp cần
quan tâm, thư viện, và các phần tử trong đề án. Tại đây, ta có thể tạo mới cũng như quản lý các
cấu hình sau:
 Sơ đồ đơn tuyến.
 Hệ thống cáp ngầm U/G.
 Hệ thống lưới ngầm.
 Dumpster.
 Cấu hình trạng thái.
 Các trường hợp đặc biệt.
Đồng thời ta có thể truy cập tới tất cả các thư viện và phần tử có trong đề án.
d. Thanh công cụ soạn thảo
Thanh công cụ soạn thảo được tích cực khi đang ở chế độ soạn thảo. Có thể kích hoặc kích
kép để lựu chọn, kéo rê và thả các phần tử AC, DC vào sơ đồ đơn tuyến.

TS. Quyền Huy Ánh 144


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 145


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 146


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 147


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 148


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 149


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 150


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 151


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 152


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 153


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 154


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 155


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 156


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 157


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 158


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 159


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 160


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 161


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 162


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

TS. Quyền Huy Ánh 163


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

Đôi khi trên một đường kết nối có một hoặc nhiều thiết bị bảo vệ dạng ẩn. Nếu yhu gon bớt
đường kết nối thì các thiết bị bảo vệ sẽ bị dồn nén lại như hai chấm nhỏ liền kề nhau. Trong
trường hợp này, nếu thao tác một trong các phương pháp trên, điều này sẽ làm cho tất cả các thiết
bị ẩn đi trên đường kết nối này. Để tránh điều này nên kéo dài đường kết nối, xem hình minh hoạ
bên dưới:

5.5.3.5. Những hạn chế của bản Demo


Bản Demo của ETAP PowerStation là bản sao của phiên bant thương mại với những hạn chế
nhất định, các tính năng còn lại sẽ được mở khoá tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. Những
hạn chế của bản Demo được liệt kê như sau:
 Giai đoạn thử nghiệm cho bản Demo là 60 ngày.
 Những lưới điện ví dụ có thể được sửa đổi nhưng chúng không lưu trữ được.
 Không thể xây dựng lưới điện mới.
 Số nút trong sơ đồ đơn tuyến là 10 nút AC và 10 nút DC.
 Các phần tử mới có thể được thêm vào sơ đồ tuyến tính ngoại trừ những bảng biểu
phần tử một pha.
 Bảng điều khiển hiện hành có một vài giới hạn như: bảng tóm lược bị vô hiệu hoá,
không có bảng báo cáo trong khi in ấn, không có cửa sổ dùng để truy cập nhanh như
thư viện và số mạch điện có giưói hạn.

TS. Quyền Huy Ánh 164


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
 Hệ thống ống dây điện ngầm (USG) có thể chứa tối đa hai hệ thống, mỗi hệ thống
chứa tối đa hai ống dẫn/vị trí. Có thể chứa tối đa hai nguồn nhiệt bên ngoài.
 Các hàm có liên quan đến xuất- nhập bị vô hiệu hoá.
 Việc thêm và sao chép bên trong thư viện bị vô hiệu hoá.
 Sự lựu chọn thư viện bị giới hạn bởi một vài mô hình mẫu từ những nhà sản xuất
khác nhau.
 Các vấn đề liên quan đến luống công suất tải, ngắn mạch (ANSI & IEC), và (UGS)có
thể thực thi trong bản Demo.
 Gia tốc động cơ (động & tĩnh), phân tích sóng hài (luồng công suất tải & phân tích về
tần số), phân tích quá độ, tối ưu hoá luồng công suất, luồng tải DC, ngắn mạch DC,
đánh giá độ tin cậy, những mô hình động của người dùng (UDM) và lưới điện ngầm
đều bị vô hiệu hoá.

TS. Quyền Huy Ánh 165


ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính

MỤC LỤC

Trang
Chương I: Các bài toán nghiên cứu hệ thống điện
1.1. Khái niệm chung về hệ thống điện và lưới điện……………………………………………..2
1.2. Hoạt động của hệ thống………………………………………………………………………9
1.3. Các bài toán nghiên cứu hệ thống điện……………………………………………………..10
1.4. Các bước xây dựng chương trình giải bài toán nghiên cứu hệ thống điện………………….11
Chương II: Mô hình các phần tử trong hệ thống điện
2.1. Mô hình các phần tử thụ động ................................................................................................12
2.2. Mô hình nguồn ........................................................................................................................18
2.3. Mô hình tải ..............................................................................................................................20
Chương III: Khái quát về tính toán chế độ xác lập của lưới phân phối
3.1. Mục đích yêu cầu ....................................................................................................................23
3.2. Sơ đồ tính toán lưới phân phối ................................................................................................23
3.3. Các chế độ tính toán và nội dung tính toán .............................................................................23
3.4. Số liệu đầu vào để giải tích lưới phân phối.............................................................................26
Chương IV: Mô hình và phương pháp tính toán chế độ xác lập của lưới phân phối
4.1. Giới thiệu ................................................................................................................................29
4.2. Các đại lượng cơ bản ..............................................................................................................29
4.3. Ma trận tổng dẫn nút ...............................................................................................................32
4.4. Giải phương trình đại số tuyến tính ........................................................................................37
4.5. Tính toán phân bố công suất ...................................................................................................47
4.6. Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Gauss-Seidel .........................................48
4.7. Tính toán tổn thất và phân bố công suất trên đường dây ........................................................51
4.8. Máy biến áp với bộ đổi nấc.....................................................................................................59
4.9. Các chương trình phân bố công suất .......................................................................................61
4.10. Phần chuẩn bị dữ liệu ............................................................................................................62
4.11. Chương trình tính phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson ........................71
4.12. Chương trình tính phân bố công suất bằng phương pháp phân lập Jacobi ...........................77
Chương V: Giới thiệu một số phần mềm mô phỏng ứng dụng trong hệ thống điện
5.1. Khái niệm chung .....................................................................................................................91
5.2. Các thuật ngữ ..........................................................................................................................91
TS. Quyền Huy Ánh 166
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM GT Giải Tích Mạng và Mô Phỏng trên Máy Tính
5.3. Giới thiệu phần mềm MATLAB .............................................................................................93
5.4. Giới thiệu phần mềm Powerword .........................................................................................123
5.5. Giới thiệu phần mềm ETAP..................................................................................................133
Phụ lục A : Giới thiệu MATLAB
Phụ lục B : Bài giải bài tập chương IV

TS. Quyền Huy Ánh 167

You might also like