You are on page 1of 20

ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN.

Ngành điện

Điện là một nguồn năng lượng quan trọng đối với nền kinh tế việt nam và đời sống của nhân dân. Do đó sự cần thiết
và vai trò của điện vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sản xuất, nguồn nhu cầu không thể thiết trong đời sống
sinh hoạt của con người. Điện năng cũng rất quan trọng với các lĩnh vực khác của đời sống như: nông nghiệp, công
nghiệp, y tế, giáo dục…Nhờ có điện năng mà các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy sản xuất ngày càng phát
triển; hệ thống tự động hóa và các ngành công nghiệp sản xuất phát triển không ngừng. Việc sử dụng điện năng giúp
cho hệ thống máy móc tại các nhà máy sản xuất hoạt động mang lại hiệu quả năng suất cao, giảm bớt sự tiêu tốn sức
lao động cũng như thời gian.

Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế, độc quyền tự nhiên trong ngành điện là cần thiết vì không thể có một doanh
nghiệp ngoài quốc doanh nào có đủ tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật để tham gia à Nhà nước buộc phải tự làm bằng cách
giao cho các doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty điện Việt Nam (EVN). Do EVN đầu tư quá lớn vào cơ sở hạ
tầng nên phải độc quyền kinh doanh trong một thời gian đủ để thu hồi vốn.
– Tận dung lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi chỉ có 1 nhà cung cấp điện duy nhất (chi phí trung bình càng giảm).
– Độc quyền điện còn có tác dụng phân phối lại thu nhập trong xã hội ( mức giá tăng theo hạn mức sử dụng)
– Nhà Nước chịu trách nhiệm quản lí và điều tiết để đảm bảo lợi ích của nhân dân,  đảm bảo tính công bằng và hiệu
quả.

ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN.

( chương trình điện khí hóa nông thôn )

Sự cần thiết:

-nâng cấp lưới điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

-tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển
nông nghiệp, góp phần phát triển mạnh các ngành, nghề thủ công.

-điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề dịch vụ nông nghiệp

Nếu để tư nhân cung cấp phần lớn điện năng thì Nhà Nước sẽ bị phụ thuộc vào tư nhân ( đặc biệt nếu nhà cung cấp
là doanh nghiệp nước ngoài). Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của
toàn dân tộc.

Mục tiêu của điện:

 Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi, và hải đảo của Việt Nam không chỉ góp phần xoá đói giảm
nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Điện khí hoá nông
thôn giúp người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác, nuôi trồng, tăng năng
suất  trồng trọt và chế biến nông lâm sản, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Điện cũng giúp cho các làng
nghề truyền thống sử dụng máy móc thay thế sức người, phát huy sản phẩm cổ truyền và mở rộng ngành nghề
mới. Các phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng phổ biến trong các gia đình nông dân, đã cải thiện đời
sống văn hoá, nâng cao dân trí, đem lại những lợi ích cơ bản và lâu dài cho các địa phương, làm cơ sở để xây dựng
nông thôn mới.

Phân tích thất bại thị trường:

Độc quyền :

Tổn thất phúc lợi xã hội Do tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu
biên (MR) bằng chi phí biên (MC) Chi phí biên (MC) của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và
luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình (AC) Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng
chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó. MC < AC MR = MC Tổn thất Tổn
thất phúc lợi xã hội E’ B’ E E’’ C’ B’’

Độc quyền sản xuất :

EVN đang quản lý hệ thống nhà máy phát điện gồm cả thủy điện và nhiệt
điện. Một số nhà máy điện được tiến hành cổ phần hóa như Vũng Áng, Phả Lại,
Cát Bà… trong đó có một số nhà máy do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng
những doanh nghiệp này mới chỉ có thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện.
Chính vì việc độc quyền sản xuất mà EVN đã sử dụng nguồn vốn khổng lồ
vào việc đầu tư mất cân đối. Có thể minh họa điều này bằng sự ra đời rất nhanh
trung tâm nhiệt điện rất lớn ở Phú Mỹ (gần 4.000MW) trong giai đoạn 19982003 trong khi miền Bắc
chẳng có thêm nguồn điện nào trong thời gian dài sau
khi NMNĐ Phả Lại 2 vào vận hành. Vì vậy mới có việc trong thời gian kỷ lục 2
năm, EVN đã phải gấp rút hoàn thành đường dây 500kV mạch 2 để tải điện từ
Nam ra Bắc, trong khi nếu đầu tư phát triển hài hòa thì có thể tránh khỏi việc
đầu tư tập trung quá nhiều vào lưới truyền tải lớn trong giai đoạn 2003-2006
như đã làm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đền độc quyền trong sản xuất chính bởi
việc đàm phán với EVN hết sức khó khăn. Nhiều nhà đầu tư cũng muốn đầu tư
vào lĩnh vực điện, nhưng họ sợ khi xây xong nhà máy thì nhà phân phối điện
độc quyền là EVN không mua, hay mua điện với giá quá rẻ. Vì vậy mới nói,
khâu truyền tải và phân phối độc quyền của EVN tất yếu sẽ dẫn tới khâu độc
quyền sản xuất điện
Độc quyền định giá:

Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp tham
gia, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả hợp
lý sẽ được khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, ở ngành điện khi người dân và các
doanh nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN định sẵn trong khi chất
lượng dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập.Có thể so sánh ngành điện với dịch vụ viễn thông
nhiều năm trước đây khi xảy ra tình trạng độc quyền, cước phí đắt đỏ. Nhưng chỉ mấy năm trở lại đây,
khi có nhiều nhà mạng cạnh tranh độc lập với nhau và thiếu đi sự hậu thuẫn của
nhà nước, người dân được hưởng dịch vụ tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Qua đó
có thể thấy, cũng nên duy trì một môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
để người dân có thể sử dụng nguồn điện đảm bảo hơn, giá cả hợp lý và hạn chế
tình trạng thiếu điện.
Độc quyền truyền tải và phân phối :

EVN còn nắm giữ chủ chốt khâu truyền tải và phân phối: vừa thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện, vừa thực hiện chức năng kinh
doanh công với chức năng phân phối điện. Mặc dù, khi nhận thấy khả năng
không thể tự đáp ứng cung cấp điện từ phía EVN cho nền kinh tế quốc dân,
chính phủ Việt Nam đã cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào
ngành điện. Nhưng cũng chính bởi cơ chế độc quyền cả 3 khâu mà gây ra cản
trở lớn cho các nhà đầu tư bên ngoài EVN.
Đơn cử như công ty AES, một công ty năng lượng lớn của Mỹ, đã phải mất
5 năm đàm phán với EVN để có một bản hợp đồng mua bán điện tại nhà máy
nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh). Còn đối với các nhà đầu tư trong
nước, việc đàm phán mua bán điện với EVN rất khó khăn và thường bị EVN
yêu cầu cắt giảm chi phí và đưa ra giá thành một cách bất hợp lý.
Ngay cả khi các công trình nguồn điện của các chủ đầu tư bên ngoài như
Petro Vietnam, TKV hay các chủ đầu tư khác đã vào vận hành, với chính sách
"điều độ tập trung" hay "điều tiết hợp lý", các nguồn điện của chủ đầu tư bên
ngoài thường không được huy động hết khả năng cung cấp của mình so với
năng lực của các nhà máy hoặc so với các nhà máy điện tương tự của EVN.

Hệ quả của độc quyền :

Cắt điện tràn lan, giá điện tăng cao:


-Tình trạng quản lý kém, gây ra nhiều thất thoát trong việc cung ứng điện, nhưng những khoản thất thoát này EVN
lại tính vào chi phí và đương nhiên là sẽ tăng giá bán để bù đắp lại các chi phí đó. Việc Bộ Công Thương trao quyền
cho EVN tự tính toán yếu tố đầu vào để làm căn cứ điều chỉnh giá bán điện càng khiến cho Tập đoàn này tăng cấp
độ độc quyền. Mới đây nhất, ngày 31/7, với sự chấp thuận của Bộ Công Thương, EVN đã công bố tăng 5% giá điện
và áp dụng ngay ngày 1/8 khiến dư luận rất bất ngờ không kịp chuẩn bị tâm lý. Chi phí, giá cả do EVN đưa ra, công
bố đều mang tính áp đặt một chiều. Giá điện qua các kỳ điều chỉnh còn mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở
khoa học, thiếu minh bạch, nên khó thuyết phục được sự đồng thuận của các khách hàng sử dụng điện.

Giá điện có tăng, nhưng lại không bao giờ giảm. Nếu áp dụng cơ chế thị trường, thì giá phải có lúc tăng, lúc giảm.
Hơn nữa, việc dùng càng nhiều điện không được giảm giá, mà lại bị tăng giá cho thấy, khả năng yếu kém trong cấp
điện của EVN đang đổ gánh nặng vào người tiêu dùng.

Sự độc quyền khiến ngành điện phát triển chậm chạp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Vấn đề phá vỡ thế
độc quyền của ngành điện trở nên cấp thiết. Bởi, có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng được cung cấp dịch vụ
điện tốt hơn cho nhu cầu của người dân và phát triển đất nước.

Ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khi giá điện tăng làm cho ngân sách hộ gia đình bị giảm đi tương đối. Tiếp theo
nữa là việc tăng giá điện cũng sẽ dẫn đến sự tăng lên của các ngành sản xuất đầu vào làm cho mặt hàng này cũng
tăng giá theo. Sự cắt điện liên tục gây ra tổn thất cho hàng loạt các hoạt động công cộng, văn phòng công sờ và ảnh
hưởng đến hoạt động học tập của học sinh sin viên.

Biện pháp của chính phủ :

-tái cơ cấu lại ngành điện, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
trong ngành điện, thu hút sự tham gia của các thành phần trong xã hội vì một
nguyên lý cơ bản trong kinh tế là cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu, mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng.

Chính phủ kiểm soát giá điện chặt chẽ, chống độc quyền giá điện trong thời kỳ quá độ.
Thời gian từ nay đến khi có thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo, cần quản lý giá điện căn
cứ vào cấp độ phát triển thị trường điện cạnh tranh. Thủ tướng Chính phủ sẽ phải phê
duyệt giá bán lẻ bình quân và biểu giá điện khi lập và điều chỉnh giá điện cho toàn quốc
theo đề xuất của Bộ Công Thương. Thủ tướng Chính phủ không quy định giá phát điện, giá
bán buôn, các loại giá truyền tải, phân phối và giá dịch vụ hỗ trợ hệ thống điện. Các loại giá
này sẽ được thương thảo bởi các đơn vị có liên quan đang tham gia thị trường điện dưới
sự quản lý, giám sát của Bộ Công Thương.

Để tránh độc quyền áp giá điện bất hợp lý và tránh lũng đoạn, Chính phủ Việt Nam cần cân
nhắc điều chỉnh theo từng cấu phần (giá phát điện, giá truyền tải, giá phân phối và giá bán
lẻ). Đồng thời, cần hoàn thiện bộ tiêu chí về các chi phí cơ bản trong sản xuất, truyền tải và
phân phối điện; chính sách giá điện cần theo hướng đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu chính sách trong giá điện và
phải tiếp tục tăng cường cơ chế giám sát về điện và giá điện.

tách phần truyền tải sang Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, để chống độc quyền
trong truyền tải. Doanh nghiệp này không đặt mục tiêu kinh doanh lấy lợi nhuận, mà hoạt
động như một doanh nghiệp công ích, ai cũng có thể thuê truyền tải. Như vậy, mới xóa
được độc quyền.

Đánh giá chính sách của điện khí hóa nông thôn.
Đây là chính sách đúng đắn triển khai thực hiện hiệu quả theo phương châm nhà nước và nhân dân trung ương và
địa phương huy động nguồn lực to lớn của cả xã hội để tập trung cho sự nghiệp điện khí hóa nông thôn.

Đầu ra: Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, điện khí hoá nông thôn là một trong
những thành tựu quan trọng, nổi bật của Việt Nam từ ngày đất nước thống nhất, với tỷ lệ hộ dân có
điện tăng từ 2,5% vào năm 1975 lên tới 96% vào năm 2009 và 99,53% vào năm 2019. 

Tính riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện tính đến 31/12/2020 đạt
99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được sử dụng điện.

Đầu vào : EVN đã thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của hơn 6.000 xã, cung cấp điện

trực tiếp tới các hộ dân nông thôn. Sau khi tiếp nhận, EVN cải tạo đầu tư tối thiểu bình quân mỗi xã

khoảng 1,5 tỷ đồng, đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng điện ngay sau khi tiếp nhận và xây dựng kế

hoạch đầu tư cho mỗi xã khoảng 5-10 tỷ đồng hoàn chỉnh hệ thống điện.

Với tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có điện, việc chuyển cho EVN tiếp nhận và vận hành lưới

điện hạ áp nông thôn đã cho thấy sự đúng đắn, kịp thời trong việc thay đổi cơ chế, chính sách phù
hợp với thực tiễn. Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, tăng tỷ lệ hộ dân được cung cấp điện lên tới

99,18% đã góp phần thực hiện thành công chương trình nông thôn mới, đẩy mạnh tốc độ phát triển

kinh tế tại mọi vùng, miền của Tổ quốc.

Quá trình xây dựng phân tích đánh giá đạt tầm nhìn dài hạn và có hệ thống thực hiện thông qua một chương trình
tiếp cận từng bước. ưu tiên sử dụng điện cho sản xuất hơn là sinh hoạt sau khi có sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào
chính sách đổi mới và hỗ trợ tăng công suất điện đường dây 500kv chuyển dịch trọng tâm điện khí hóa vào hộ gia
đình.

Hiệu quả về quá trình tổ chức thực hiện ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã tích cực chỉ đạo
thực hiện việc đưa điện.

Hiệu quả về vai trò của EVN tập đoàn kinh tế nhà nước kết hợp chính sách hỗ trợ hằng năm của chính phủ đax
khẳng định được vai trò của mình tạo dông lực và điều kiện thuận lời cho các địa phương và nhân dân góp công góp
sức cho sự nghiệp điên khí hóa của đất nước.

CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC

Sự cần thiết:

-Tăng nguồn thu để đầu tư cho giáo dục dẫn đến , giúp cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thu hút được
nhiều sinh viên và mở ra nhiều nhóm ngành nghề đa dạng.

-Thực hiện phương thức quản trị đại học tiến tiến

-Tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài
chính và tài sản của đơn vị.

Mục đích.

-Thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học là tất yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời vận
động các nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục đại học.

-Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở ra, tạo cơ hội cho
các cơ sở giáo dục đại học nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử
dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện
thoại, văn phòng, công tác phí… sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh
phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và công nhân viên. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế này
còn góp phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn nhân lực.

-Việc thực hiện tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học sẽ giúp tăng nguồn thu đầu tư cho giáo dục. Khảo sát
các nước trên thế giới cho thấy, các cơ sở giáo dục đại học của các nước này nhận hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn
khác nhau, bao gồm: Kinh phí nhà nước phân bổ cho hoạt động, đặc biệt là giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Kinh
phí phân bổ cho nghiên cứu hoặc hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu từ các nguồn khác nhau (từ các bộ);

Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước

Đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân nhu cầu học tập của toàn dân.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hay mở rộng quan hệ liên kết phát triển nhà trường một cách vững chắc.
Ngoại tác tích cực :

-Tác động tích cực đến nguồn thu sự nghiệp của các trường đại học

-Tác động tích cực đến việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực tài chính của trường đại học.

Tác động tích cực đến thu nhập của cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường:

Ngoại tác tiêu cực:

 Việc tăng nguồn thu học phí chủ yếu để tăng thu nhập cho các giảng viên mà chưa chú trọng tăng chất
lượng đào tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trường học và ký túc xá. Nhiều cơ sở giáo dục đại học không
chú trọng việc tạo lập quỹ học bổng, chưa có chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học… sinh viên khó
khăn trong việc chi trả học phí.
Thông tin bất cân xứng :

Khi các trường đại học tự chủ tài chính thì sinh viên tham gia học sẽ không nắm rõ được mức học phí hợp lí và cần
thiết để đóng dẫn đến sẽ chi quá nhiều cho học phí vào những khoản thu không rõ ràng.

Nhiều cơ sở GDĐH công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do NSNN cấp
kinh phí giảm, dẫn đến tình trạng thu một số khoản sai quy định, lạm thu các khoản thu
ngoài quy định về thu học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.Dẫn đến học phí tăng quá
mức so với quy định,
Một số trường còn dựa vào lợi thế ngành để tăng học phí và tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà
chưa chú trọng đúng mức đến nâng cao chất lượng đào tạo là mục đích chính của tự chủ
đại học.
Giáo dục đại học là hàng hóa công không thuần túy vì nó không có tính cạnh tranh nhưng lại có tính loại trừ.Tính
loại trừ ở đây thể hiện ở chỗ khác với giáo dục phổ thông, thì giáo dục đòi hỏi những người phải có kiến thức và có
tiền thì mới được thụ hưởng.

Biện pháp chính phủ:

-Các cơ sở giáo dục Đại học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong
giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố
định trong học phí của cơ sở giáo dục ĐHCL, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí.

- Bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính cho các trường đại học cần quan tâm đến
công tác quản lý nhà nước, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo đúng luật pháp.
Các trường cũng cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm
bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của
từng người lao động.
Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút
người có năng lực, có trình độ. Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ
sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, nên tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các
nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài.
Thứ ba, song song với việc tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực tự chủ tài chính, Nhà nước cần ban hành đầy
đủ các quy định về chuẩn mực chất lượng đào tạo và tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo. Các quy định
này cần từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng
đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Trong quá trình đào tạo cần yêu cầu các cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất lượng như đổi mới
giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo thông qua các cơ quan quản lý nhà nước cũng như thông qua các
tổ chức kiểm định độc lập.
Hiệu quả của chính sách:

Đầu vào : Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động
thường xuyên NSNN giao đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm, theo quy định của
Chính phủ. Nhờ tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi và thực hiện cơ chế tự chủ, thu nhập và đời sống của
người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước được nâng lên. Trong đó, thu nhập tăng thêm của
cán bộ, viên chức bình quân khoảng từ 0,5 đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc của đơn vị. Riêng một số đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực giáo dục đại học tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động đã thực hiện chi trả thu nhập tăng
thêm cho người lao động khoảng 2 - 3 lần, như Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh...
Đầu ra :
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO

Phát triển nhà ở xã hội là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội; vừa có tính cấp bách, vừa là công
việc lâu dài; vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp thúc
đẩy phát triển thị trường bất động sản nói riêng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nói chung, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hàng loạt
quy định, chính sách liên quan đến quá trình hoàn thiện, phát triển thị trường nhà ở được xem như
chìa khóa mở rộng cánh cửa nhà ở xã hội cho cả người dân và doanh nghiệp… 
Bối cảnh dịch Covid-19 và việc triển khai gói phục hồi kinh tế gần 350 nghìn tỷ đồng trong năm
2022 - 2023 càng tạo áp lực và động lực cho sự phát triển nhà ở xã hội thời gian tới ở nước ta...
 

Mục tiêu:

Phát triển nhà ở xã hội là chính sách đa mục tiêu, cả kinh tế và xã hội. Tăng cung nhà ở xã hội là điều
kiện hàng đầu bảo đảm quyền công dân có nhà ở, quyền được bảo đảm an sinh xã hội và sống xứng
đáng với phẩm giá con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Xây dựng nhà ở xã hội không đòi hỏi
vốn lớn, phù hợp với năng lực xây dựng của các doanh nghiệp và tư nhân trong nước, cho phép đẩy
mạnh xã hội hóa huy động vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng và người dân; trực tiếp góp phần
vào bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và kích cầu tiêu dùng của người dân
và doanh nghiệp; tạo động lực phát triển liên ngành xây dựng, sản xuất vật liệu, nội thất, tranh thủ
được nguồn nguyên vật liệu giá rẻ đang tồn đọng trên thị trường, cũng như thu hút lao động nhàn rỗi
đang gia tăng từ các khu công nghiệp gặp khó khăn về thị trường phải thu hẹp sản xuất…
Sự cần thiết

- Tăng cường quỹ nhà ở xã hội là trực tiếp đáp ứng nhu cầu nhà ở của hàng chục triệu hộ gia
đình cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khắp cả nước; tạo nơi ăn, chốn ở mới
cho cho hàng chục ngàn hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án
phát triển kinh tế - xã hội theo các quy hoạch quốc gia và địa phương đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; tạo điều kiện nhà ở để "an cư lạc nghiệp" cho hàng trăm nghìn lao động từ
nông thôn ra thành thị làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, công
trường; bố trí nhà ở cho các cặp gia đình trẻ "tách hộ" khỏi nhà bố mẹ để ra ở riêng, cũng như
việc đáp ứng nhu cầu nhà ở khác cho những người có nhu cầu nhà ở gắn với quá trình xê dịch
địa điểm làm việc, nơi công tác, học tập, chữa bệnh và nghỉ dưỡng dài hạn hoặc đơn thuần
chỉ là để cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, không gian sống của mình….
phân tích thất bại thị trường:

Phi hiệu quả của ngoại tác tích cực :

Nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia,
ở mỗi địa phương. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe và trí tuệ, trong đó “an
cư” lại là yếu tố nền tản giúp con người đạt được hai mục tiêu sức khỏe và trí tuệ. Đảm bảo chỗ ở ổn
định và phù hợp tạo điều kiện cho con người an tâm học hành, tái sản xuất sức lao động, tăng khả năng
tham gia vào quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Và ngược lại,
nếu chỗ ở không được đảm bảo thì người lao động sẽ có tâm lý bất an, chất lượng cuộc sống giảm sẽ
làm giảm chất lượng lao động, phát sinh các tệ nạn xã hội làm tăng chi phí xã hội. Do đó, đáp ứng nhu
cầu nhà ở cho con người vừa mang lại lợi ích cá nhân, vừa tạo ra lợi ích cho xã hội, đó chính là ngoại tác
tích cực và nhà ở là hàng hóa khuyến dụng cần được cung cấp. nhà đầu tư chỉ tập trung vào nhóm khách
hàng có khả năng chi trả ngay, khả năng chi trả cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, và sẽ
không cung cấp hoặc cung cấp quá ít nhà ở cho nhóm người không có khả năng chi trả hoặc khả năng chi
trả thấp, đó chính là nhóm NTNT. Đây chính là tính phi hiệu quả của thị trường do ngoại tác tích cực, và
vì vậy, thị trường nhà ở là thị trường không đầy đủ.

Thị trường thông tin bất cân xứng:

Thiếu thông tin rõ ràng về đội tượng được nhận trợ cấp. Những người hỗ trợ chính sách nhà ở không
được cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng hỗ trợ dẫn đến hỗ trợ sai đối tượng trong khi người thực
sự khó khăn thì lại không được hưởng chính sách.

Thiếu thông tin về thị trường bất động sản :

Nhu cầu nhà ở bao gồm nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư kinh doanh vừa có tính chất phát triển,
vừa có tính chất đầu cơ. Làn sóng nhập cư và tốc độ đô thị hóa như trên phân tích sẽ làm tăng nhu cầu
tiêu dùng và dẫn đến tăng giá cả nhà đất, nhưng nhu cầu kinh doanh và đầu cơ sẽ dẫn đến sự phát triển
quá nóng của thị trường và tạo ra các cơn sốt ảo, đẩy giá cả nhà đất tăng cao và cao hơn nhiều so với giá
trị thực của nó và so với khả năng chi trả của người mua.

Khả năng chi trả người thuê

Thất bại thị trường thể hiện sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả đã dẫn đến hệ quả giá nhà cao hơn
rất nhiều so với khả năng chi trả của NTNT, và do đó, các giải pháp điều tiết của nhà nước để sửa chữa
thất bại thị trường là thực sự cần thiết, tuy nhiên các giải pháp của nhà nước trong thời gian qua là chưa
hiệu quả và chưa giải quyết được các vấn đề trên thị trường nhà ở.
Phân tích hiệu quả của chương trình hỗ trợ nhà ở:.

Phạm vi ảnh hưởng của chương trình hỗ trợ tiền thuê nhà cho NTTT:
Phân tích hiệu quả chương trình

Đầu vào : chi phí cho chương trình : 3,4 triệu người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động
quay lại thị trường lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà tối đa 3 tháng, với 2 mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng và 1
triệu đồng/tháng. Kinh phí được chi từ gói hỗ trợ 6.600 tỷ đồng.

Đầu ra:

Tác động tích cực của chương trình đến doanh nghiệp tư nhân : Do tác động của dịch Covid-19 đã có sự dịch
chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh gây ra nguy cơ
thiếu hụt lao động cho khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tư nhân tại các
khu vực kinh tế trọng điểm. Gói hỗ trợ 6.600 tỷ đồng tiền thuê nhà cho người lao động sẽ giữ chân người lao động
thu hút người lao động quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất.

Tác động tích cực đến hiệu ứng thu nhập của người lao động : khi chính phủ đưa ra gói hỗ trợ chi phí thuê nhà 6.600tỷ
gây ra hiệu ứng thu nhập khoản trợ cập này khiến người lao động tiết kiệm chi phí sinh hoạt sử dụng vào khoản chi phí
khác hay dư ra một khoản tiết kiệm.

Hạn chế : Mặt hạn chế: chương trình triển khai còn chậm chưa giải ngân hết gói hỗ trợ đến tay người lao động, Kết
quả giải ngân đầu tư công 5 tháng đạt 22-23% so với dự toán năm, khá thấp so với kế hoạch nhưng vẫn cao hơn chút so
với cùng kỳ 2021.

CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ

MỞ BÀI:

Việt Nam đang đối mặt với làn sóng bùng phát thứ 4 của dịch bệnh Covid-19, song được đánh giá là một trong
những nước có số ca tử vong thấp nhất ở châu Á trong thời điểm hiện nay và cũng là nước duy nhất đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế dương ở Đông Nam Á trong năm vừa qua. Để đạt mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa đảm bảo ổn
định sản xuất và đời sống người dân trước tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã ứng phó bằng nhiều biện pháp hành
chính và kinh tế. Một số thành công nhất định của Chính phủ đã dành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và
sự ủng hộ của toàn dân, mặc dù vậy cũng có một số ý kiến hay đề xuất điều chỉnh xoay quanh các biện pháp như
hiện nay. Chẳng hạn như việc thành lập Quỹ vắc-xin là nhằm mục đích sớm có đủ kinh phí mua vắc-xin, nhưng
cũng có ý kiến cho rằng nên sớm cho phép tiêm phòng dịch vụ để giảm áp lực tài chính công, ngược lại cũng có ý
kiến cho rằng tiêm phòng dịch vụ sẽ là không công bằng trong tiếp cận. Vậy, vấn đề đặt ra là nên tiêm phòng miễn
phí hay tiêm phòng dịch vụ vắc-xin, Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc đảm bảo người dân tiếp cận vắc-xin
nhằm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng? Từ góc độ kinh tế học khu vực công, bài viết sẽ lý giải các bất ổn của thị
trường theo tiêu chí hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội gắn với mục tiêu miễn dịch cộng đồng để làm rõ vai trò
điều tiết của Nhà nước và cơ sở lựa chọn chương trình tiêm phòng miễn phí hay tiêm phòng dịch vụ.

=> Vietnam is facing the 4th wave of outbreaks of the Covid-19 epidemic, but is considered to be one of the
countries with the lowest number of deaths in Asia at the moment and is also the only country to achieve this.
positive economic growth in Southeast Asia in the past year. In order to achieve the dual goal of both
repelling the epidemic and ensuring the stability of production and people's lives in the face of the epidemic,
the Government has responded with many administrative and economic measures. Certain successes of the
Government have won the attention of the international community and the support of the entire population,
although there are also some comments or suggestions for adjustment around current measures. . For
example, the establishment of a Vaccine Fund is aimed at having enough funds to buy vaccines soon, but
there are also opinions that should soon allow vaccination services to reduce public financial pressure, on the
contrary also There is an opinion that vaccination services would be unfair in access. So, the question is
whether to vaccinate for free or vaccinate with vaccine service, what role does the State play in ensuring
people's access to vaccines to achieve the goal of herd immunity? From the perspective of public sector
economics, the article will explain the instability of the market according to the criteria of economic efficiency
and social justice associated with the goal of herd immunity to clarify the regulatory role of the Government.
The country and facility chooses a free vaccination program or a service vaccination.

Chương trình tiêm phòng vacxincovid 19

Sự cần thiết của chương trình :

-Bảo vệ sức khỏe

- Ngăn ngừa covid 19

 -phát triển kháng thể để chống lại các biến chứng nặng do COVID-19 gây ra.

-Tăng khả năng miễn dịch với covid 19 và các biến chủng của virut covid

-Ngăn ngừa bị tử vong - đặc biệt là những người đã tiêm mũi nhắc lại.

=> -Protect health

- Preventing covid 19

-Develop antibodies to fight severe complications caused by COVID-19.

-Increase immunity to covid 19 and variants of the covid virus

-Prevents death - especially those who have had their booster shot.

Mục tiêu của chương trình.

-Tiêm vắc-xin trên diện rộng có thể giúp tăng mức độ miễn dịch của cộng đồng. Nói cách khác, khi phần lớn dân số
đã nhiễm bệnh và qua khỏi hoặc là đã được tiêm phòng vắc-xin, thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể tìm thấy đủ số
lượng cá thể để có thể lây nhiễm, tồn tại, nhân lên và tiếp tục lây nhiễm.

=> Vaccination on a large scale can help increase the level of immunity in the community. In other words,
when the majority of the population has been infected and either recovered or has been vaccinated, the
pathogen will not be able to find enough individuals to be able to infect, survive, multiply, or reproduce. up
and continue to infect.

Thất bại thị trường :

Các bất ổn thị trường được đề cập đến theo hai tiêu chí: Không hiệu quả và không công bằng. Thị trường
không đạt hiệu quả, còn gọi là thất bại thị trường, là tình huống thị trường phân bổ nguồn lực không đạt
tối đa hóa phúc lợi xã hội và gây ra các tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền, thông tin bất cân xứng,
ngoại tác, hàng hóa khuyến dụng - phi khuyến dụng và hàng hóa công,… Thị trường không đảm bảo công
bằng là tình huống thị trường phân bổ nguồn lực không như nhau cho các đối tượng có tình trạng ban
đầu giống nhau bao gồm tình trạng kinh tế, bẩm sinh, sức khỏe, rủi ro,… Hệ quả mà các bất ổn thị
trường gây ra là tình trạng sản xuất hay tiêu dùng dưới mức hay quá mức tối ưu của xã hội và từ đó gây
ra tổn thất phúc lợi xã hội. 
 
Vắc-xin là một loại hàng hóa đặc biệt bởi vì có tính khan hiếm cao, đồng thời tính khuyến dụng cũng rất
cao, hai tính chất đặc biệt này không chỉ hiện hữu ở từng quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Thị
trường vắc-xin sẽ không hiệu quả nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào của Nhà nước, hệ quả là nhu cầu
cung ứng sẽ dưới mức hay quá mức ở các phân khúc thị trường khác nhau, nhu cầu tiêm phòng cũng sẽ
quá ít hay quá nhiều ở các nhóm dân cư khác nhau, từ đó vắc-xin không được phân bổ đồng đều giữa
các nước khác nhau và mỗi quốc gia sẽ khó đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Nếu không có điều tiết
của Nhà nước, thị trường vắc-xin sẽ có các vấn đề bất ổn sau đây:

Thông tin bất cân xứng :

Thiếu thông tin về về thông tin bệnh lí, bệnh di truyền của bệnh nhân:

Có hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân
hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định
của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát
tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế.

Cụ thể : khi thực hiện tiêm chủng phòng dịch/ bệnh thì bác sĩ thiếu thông tin về bệnh nền của bệnh nhân do bệnh
nhân không cung cấp và do sự bất cẩn của y bác sĩ không kiểm tra khám tổng quát trước khi tiêm phòng dẫn đến
những hệ lụy khó lường.

Mỗi loại vacxin khi đi tiêm chủng, đội ngũ bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh, tiêm phòng luôn phải cẩn trọng kiểm tra
sức khỏe tình trạng của bệnh nhân khi thực hiện khám chữa bệnh/tiêm chủng để đảm bảm tính hiệu quả và tránh
nhũng trường hợp xấu xảy ra do bệnh nhân có bệnh nền trong cơ thể mà bác sĩ không khám tổng quát trước khi thực
hiện các thủ thuật trong tiêm phòng.

Ví dụ với vacxin covid 19:

Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn
10%, tiếp đó là tiểu đường lớn hơn 7%. Số còn lại đứng đầu trong danh sách là người mắc bệnh hô hấp mãn tính,
còn ở người bình thường là 0,9%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch là cao
nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.

Vắc xin không ngăn ngừa cho người bệnh tim mạch khỏi nhiễm COVID-19, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm khả năng
mắc bệnh nghiêm trọng và giảm khả năng dẫn đến tử vong. Do đó, tất cả người bệnh có bệnh tim mạch đều được
bảo vệ khi tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy người bệnh cần chấp nhận việc tiêm chủng khi được đề nghị.

Ví dụ : tại tỉnh Lâm đồng khi tiến hành tiêm phòng dịch covid19 Cả 2 ca bệnh trên đều tử vong sau 36 giờ tiêm vắc-
xin Covid-19, không có biểu hiện mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở, sốc phản vệ... ăn uống, sinh hoạt bình thường,
không có biểu hiện phản ứng sau tiêm chủng trong 24 giờ đầu.Cả hai trường hợp tử vong đều mắc bệnh lý nền từ lâu
như: Viêm phổi/ung thư phổi/suy tim độ III, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy kiệt, nhiễm trùng đường ruột; tăng
huyết áp giai đoạn 3, đái tháo đường type II.

Thiếu thông tin về tay nghề trình độ của bác sĩ dẫn đến nhiều hệ lụy cho người khám chữa bệnh.

Một con số thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay về khiếu kiện của người bệnh cho thấy, trong gần 6.000 cuộc
gọi đến đường dây nóng các BV, Sở Y tế, Bộ Y tế, thì có tới 28% số cuộc gọi phản ánh về những sai sót quy trình
chuyên môn. Việc không tìm hiểu rõ thông tin về bác sĩ cũng như tay nghề trình độ chuyên môn của bệnh nhân và
các cơ sở bệnh viên y tế khám chữa bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

Ví dụ: Trong quá trình khám chữa bệnh và tiêm phòng covid19 nhiều bác sĩ đã không chuẩn đoán đúng bệnh nền
của bệnh nhân, tắc trách trong vấn đề đảm bảo sức khỏe trước khi tiêm phòng tạ nhiều địa phương  hệ thống cơ sở y
tế chưa thực hiện xét nghiệm, y bác sĩ chưa có năng lực phiên giải kết quả. Đến khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng
nặng như khó thở, sốc mới được phát hiện, kết quả điều trị kém hiệu quả dẫn đến tiêm phòng vacxin kém hiệu quả.

Thiếu thông tin về vacxin :

Một trong những nguyên nhân tỉ lệ dân số không muốn tiêm phòng ở các nước rất cao là do chưa tin
vào tác dụng miễn dịch của vắc-xin, nhất là các biến chủng mới, e dè việc nghiên cứu phát triển được
thực hiện trong thời gian ngắn, lo sợ các triệu chứng phụ hay sốc phản vệ sau tiêm, rủi ro tính mạng,
chờ quan sát kết quả tiêm phòng hay chờ một số loại vắc-xin khác,... càng làm tăng nguy cơ nhiễm
bệnh - được gọi là lựa chọn ngược. Ngoài ra, nguyên nhân còn do sử dụng cách chữa trị bằng cỏ cây
như một số loại cúm khác, theo tục lệ địa phương,... như ở Philippines, Ấn Độ,... - được gọi là tâm lý
ỷ lại. Đây chính là vấn đề của bất cân xứng thông tin, nếu không có điều tiết của Nhà nước thì tỉ lệ
tiêm phòng sẽ dưới mức mong muốn và không đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Tình trạng tỉ lệ
tiêm phòng thấp đã dẫn đến hai xu hướng trái ngược: khủng hoảng thừa ở các nước sản xuất và
khủng hoảng thiếu ở các nước nhập khẩu và do đó, vắc-xin được rao bán với các mức giá khác nhau
trên các trang mạng. Nếu không có điều tiết của Nhà nước, nhóm dân số có tâm lý hoang mang lo
lắng và có khả năng chi trả sẽ tự tiếp cận các nguồn mua bán trên thay vì chờ đợi chương trình tiêm
phòng quốc gia, kết quả có thể lựa chọn ngược: người mua mua được vắc-xin nhưng nguồn gốc
không rõ ràng hoặc hiệu quả thấp và rủi ro đạo đức: người bán không giao vắc-xin vì không có hoặc
giao vắc-xin giả hay hiệu quả thấp.
 

Độc quyền cung cấp vacxin:

Nga là nước duy nhất trên thế giới có 3 loại vắc-xin và cũng là nước đầu tiên công bố vắc-xin được
cấp phép và phân phối; kế đến là Anh, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ và Trung Quốc. Nguồn cung khan hiếm
này khởi nguồn từ đại dịch Covid-19 toàn cầu và tính khẩn cấp đẩy lùi dịch bệnh, khả năng đầu tư
nghiên cứu phát triển và khả năng thành công của mỗi quốc gia, do đó, chỉ có một số ít quốc gia sản
xuất được và có quyền sở hữu trí tuệ. Đặc tính của mỗi loại vắc-xin cũng khác nhau về mức độ hiệu
quả, thời gian giữa các lần tiêm, độ tuổi được tiêm,… Theo đánh giá ở một số nước, Moderna,
Sputnik và Pfizer đạt hiệu quả phòng Covid-19 cao nhất (trên 90%), kế đến là Sinopharm và
Novavax (trên 70%), Johnson & Johnson và AstraZeneca (trên 60%) do sự xuất hiện của các biến thể
mới của SARS-CoV-2. Đồng thời, việc sản xuất vắc-xin, chẳng hạn như loại mRNA, đòi hỏi nguồn
vốn lớn, công nghệ đặc biệt, nguyên liệu đặc biệt, lao động trình độ cao. Với các đặc điểm trên, có
thể thấy, thị trường vắc-xin có tính độc quyền cao, nếu không có điều tiết của Nhà nước thì vắc-xin
sẽ có giá thương mại rất cao và chỉ được phân phối đến các nước giàu. 

Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng như hiện nay, việc thúc đẩy sản
xuất và phân phối vaccine (vắc xin) là giải pháp cấp bách. Trên thế giới có nhiều cách
tiếp cận vaccine như thông qua những cơ chế thương mại, mua trực tiếp, thông qua
viện trợ, nhập khẩu song son, bắt buộc chuyển giao bằng sáng chế và tự sản xuất
Vaccine. Mỗi cơ chế sẽ có những thuận lợi và bất lợi rất khác nhau. Tùy theo điều
kiện mỗi quốc gia mà cách thức áp dụng cũng khác nhau.

Các loại thuốc Vaccine của Pfizer, Oxford-AstraZeneca, Moderna, BioTech, Sinovac,
Covax, Sputnik đang thể hiện tính hiệu quả. Trong đó, Vaccine của hãng AstraZeneca
đang được sử dụng rộng rãi. Việc thương lượng trực tiếp với các hãng dược phẩm
hàng đầu để nhập khẩu thuốc là một bước đi chiến lược trong việc tiếp cận nguồn
thuốc trực tiếp. Theo đó, Việt Nam có thể thành lập các Ủy ban chuyên trách để
thương lượng và đàm phán với từng công ty để có thể tiếp cận với những sáng chế
mới nhất của những công ty riêng lẽ, từ đó kết hợp những nguồn lực độc lập này.

Độc quyền về giá cả:

 Hệ quả của thất bại thị trường : Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do,
giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị
trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người cung ứng quyết định.

Cụ thể : Liên minh Vaccine do tổ chức phi chính phủ Oxfam phát hành cho biết vaccine
của Pfizer và Moderna đang được chào bán cho các chính phủ với mức giá cao hơn đến 41 tỷ USD so với
chi phí sản xuất ước tính.Theo liên minh này, việc nguồn vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới hiện vẫn
rất khan hiếm là do hậu quả của tình trạng độc quyền. Số liệu từ báo cáo của Liên minh Vaccine cho thấy
giá vaccine ngừa COVID-19 luôn “nhảy múa.” Tờ The Financial Times ngày 1/8 đưa tin hai hãng dược
phẩm Pfizer và Moderna của Mỹ đã nâng giá bán vaccine ngừa COVID-19 trong các hợp đồng cung cấp
gần đây nhất cho Liên minh châu Âu (EU).

Ngoại tác tích cực: Tiêm vắc-xin không chỉ có tác dụng bảo vệ cho người được tiêm mà còn cho cả
người chưa được tiêm và khi dân số được tiêm đạt đến một tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra miễn dịch cộng
đồng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho trường hợp Israel, cứ mỗi 20% tỉ lệ người
từ 16 - 50 tuổi được tiêm thì tỷ lệ người dưới 16 tuổi chưa được tiêm bị nhiễm giảm đi 50%. Đây
chính là ngoại tác tích cực, do đó, vắc-xin là hàng hóa khuyến dụng, nếu không có điều tiết của Nhà
nước thì tỉ lệ dân số thực hiện tiêm phòng sẽ rất thấp và kết cục sẽ không đạt mục tiêu miễn dịch
cộng đồng. Một cuộc khảo sát vào tháng 5/2021 ở Philippines cho thấy, có đến 68% người được hỏi
là không chắc chắn hoặc không muốn tiêm. Mỹ là một trong những nước sản xuất thành công và tiêm
phòng miễn phí cho toàn dân nhưng chỉ có 32% dân số được tiêm phòng đầy đủ và 47% được tiêm
lần 1, có 25% người được hỏi từ chối tiêm vắc-xin. Ở Việt Nam, tỉ lệ người dân được hỏi đồng ý
tiêm phòng là khá cao (98%), mặc dù vậy, đây là kết quả khảo sát vào thời điểm đang rất khan hiếm
vắc-xin vì nhập về chưa nhiều và đang trong thời gian đầu làn sóng dịch bệnh lây lan mạnh, chủ
trương được tiêm phòng miễn phí. Giả sử trong tình trạng tương đồng như các nước hoặc thực hiện
tiêm phòng dịch vụ, tỉ lệ này sẽ thấp hơn rất nhiều, bởi vì một tỉ lệ dân số sẽ thay đổi ý kiến khi
không có khả năng chi trả hay không sẵn sàng tự chi trả cho tiêm phòng dịch vụ.     

Nghiên cứu sản xuất trong lĩnh vực y tế : nghiên cứu sản xuất vacxin.

Hệ quả của thất bại thị trường :có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ
y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất
định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin mRNA phòng Covid-19 tại Việt Nam. Được sự
hỗ trợ của Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học
Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Với năng lực
sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.
Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vắc xin phòng
Covid-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus) VinBioCare cũng được
Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vắc xin phòng Covid-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vắc xin
trong tương lai để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam.Với việc tự chủ được sản xuất trong nước,
giá vắc xin do VinBioCare sản xuất dự kiến sẽ rẻ hơn so với sản phẩm cùng phân khúc đang được chào bán trên thị
trường. Đặc biệt, VinBioCare sẽ cung cấp vắc xin phòng Covid-19 cho Việt Nam với giá chỉ có chi phí, không tính
lợi nhuận trong suốt thời gian chống dịch.

Hàng hóa công cộng:  việc thụ hưởng lợi ích của dịch vụ y tế không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng
dịch vụ mà có những loại dịch vụ kể cả những người không trả tiền cũng có thể được hưởng các lợi ích này. Chính
do tính chất nêu trên, nhiều loại dịch vụ y tế không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho người cung ứng sẽ không
khuyến khích được việc cung ứng các loại dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo cung đáp ứng đủ cho cầu, rất cần có sự
can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng.

Ngoài ra, khi thị trường là không hiệu quả, vắc-xin cũng sẽ không được phân phối công bằng giữa các
quốc gia hay giữa các nhóm dân số trong cùng một quốc gia. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết đã đàm phán
đặt mua 170 triệu liều vắc-xin để tiêm chủng phòng Covid-19 cho khoảng 70% dân số trong năm 2021.
Tuy nhiên, nguồn cung vắc-xin hiện giờ khá khan hiếm. Trong tình trạng khan hiếm vắc-xin và nhu cầu
tăng cao, giả sử nếu có tiêm phòng dịch vụ, vắc-xin sẽ là hàng hóa thương mại và giá cả sẽ được áp đặt
theo thị trường độc quyền. Khi đó, nếu không có điều tiết của Nhà nước, một tỉ lệ lớn vắc-xin sẽ được
phân bổ trước đến tiêm phòng dịch vụ và chỉ có nhóm dân số có khả năng chi trả và khả năng chi trả cao
tiếp cận được vắc-xin.
 
Một rào cản vô hình sẽ được hình thành, chẳng hạn như nhận đặt lịch tiêm phòng sắp xếp theo thứ tự và
phải chờ đợi rất lâu, thông tin lịch trình vắc-xin sẵn có không chắc chắn, thông báo hết vắc-xin khi đến
ngày tiêm phòng,... tương tự như đã xảy ra trong trường hợp vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 trước đây, vô
hình trung sẽ cản trở việc tiếp cận tiêm phòng của nhóm dân số không có khả năng chi trả hay khả năng
chi trả thấp. Đây cũng chính là bất ổn của thị trường, thị trường sẽ không thể đảm bảo công bằng về giá
cả hay bình đẳng về cơ hội tiếp cận tiêm phòng cho tất cả các nhóm dân số. Nếu nhóm dân số này cùng
với nhóm dân số có tâm lý chủ quan trước dịch bệnh hay tâm lý e dè việc tiêm phòng là đủ lớn thì tiêm
phòng dịch vụ sẽ không thể đảm bảo đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian ngắn nhất.

Cụ thể : Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội cho biết tính đến hết tháng 9-2021, Chính phủ và các địa phương đã
chi khoảng 18.100 tỉ đồng để mua các loại vắc xin ngừa COVID-19 về tiêm cho người dân cả nước. Theo đó,
TPHCM Toàn bộ người dân trên 18 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 Thành phố không còn ràng buộc
vào các đối tượng và cố gắng tăng nhanh độ phủ của vắc xin, cố gắng trong tháng 8, tiêm được 2/3 số lượng người
dân trên 18 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.

Để hạn chế những thất bại của thị trường, chính phủ cần :

Vắc-xin là hàng hóa đặc biệt có tính khan hiếm và tính khuyến dụng, thị trường vắc-xin hay dịch vụ tiêm
phòng sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế vì các bất ổn của thị trường liên quan đến độc quyền, ngoại
tác, thông tin bất cân xứng; đồng thời, thị trường cũng không đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc-xin
hay dịch vụ tiêm phòng; do đó, rất cần vai trò can thiệp của Nhà nước để hạn chế hay giải quyết các bất
ổn của thị trường. Nhà nước có thể giải quyết vấn đề của thị trường bằng nhiều giải pháp khác nhau,
trong đó chương trình tiêm phòng quốc gia được xem là giải pháp hữu hiệu hướng đến thực hiện tiêm
phòng toàn dân đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Chương trình tiêm phòng vắc-xin được thực hiện bởi
Chính phủ sẽ hạn chế được tình trạng giá cao do độc quyền, người dân không sẵn sàng tiêm phòng do
thông tin bất cân xứng về vắc-xin, không tiếp cận được dịch vụ tiêm phòng do các rào cản, không sẵn
lòng chi trả hay không có khả năng chi trả cho dịch vụ tiêm phòng,… làm ảnh hưởng đến mục tiêu miễn
dịch cộng đồng.
 

Chính phủ có thể thực hiện chương trình tiêm phòng bằng cách cung cấp dịch vụ miễn phí hay có thu
tiền. Chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ đảm bảo công bằng xã hội hơn và đạt mục tiêu
miễn dịch cộng đồng, ngược lại chương trình tiêm phòng miễn phí cho một lượng dân số và có thu tiền
trên một lượng dân số sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực tế khó có thể có một chương trình hoàn
hảo đáp ứng đồng thời tất cả các mục tiêu, vì vậy cần xác định rõ đâu là mục tiêu ưu tiên. Với ba mục
tiêu y tế - hiệu quả - công bằng, mục tiêu y tế chắc chắn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong tình
hình dịch bệnh như hiện nay, do đó, chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ là lựa chọn tốt nhất,
vì đảm bảo được mục tiêu y tế đạt miễn dịch cộng đồng và cả mục tiêu công bằng tiếp cận dịch vụ tiêm
phòng.
 

Mặc dù vậy, thực hiện chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân cần nguồn vắc-xin và nguồn lực
tài chính rất lớn. Cơ sở lập luận của các ý kiến đề xuất triển khai chương trình tiêm phòng dịch vụ sẽ
làm tăng nguồn lực tài chính tư nhân, góp phần làm giảm áp lực gánh nặng ngân sách và tăng khả
năng tiếp cận nguồn cung vắc-xin từ các hãng dược. Tuy nhiên, hiện vắc-xin chưa đủ cung cấp cho
Chính phủ các nước theo chương trình COVAX, chương trình hỗ trợ giữa các quốc gia hay đơn hàng
của các Chính phủ. Như vậy, ngay cả khi có đủ nguồn lực tài chính tăng lên nhờ vào chương trình
tiêm phòng dịch vụ thì liệu rằng đã sẵn có vắc-xin tiêm phòng không? Chính phủ cũng đã thành lập
Quỹ vắc-xin và đến nay cũng đã huy động được đóng góp rất lớn từ doanh nghiệp và các cá nhân,
nguồn quỹ này cùng với nguồn ngân sách Nhà nước sẽ được sử dụng để mua vắc-xin cho toàn dân.
Vì vậy, chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân là khả thi và chương trình tiêm phòng dịch vụ là
chưa cần thiết vào thời điểm hiện tại và có thể được xem xét vào một thời điểm phù hợp. 
 
Đợt dịch thứ 4 đã và đang diễn biến quá nhanh và phức tạp, trong khi nguồn vắc-xin còn tương đối
hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc chờ đợi vắc-xin từ đơn đặt hàng hay ngoại giao của Chính phủ và hỗ
trợ từ các nước về đến Việt Nam, người dân cần nghiêm túc thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế
và các hướng dẫn khác để tình hình dịch bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, vắc-xin
được sử dụng đã được WHO thẩm định, khuyến cáo và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu
hành nên khi vắc-xin sẵn có, người dân cần thực hiện tiêm phòng ngay, không nên có tâm lý lựa
chọn, chờ đợi mà bỏ qua cơ hội tiêm chủng sớm làm ảnh hưởng đến miễn dịch của cá nhân và của cả
cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cần sớm có vắc-xin do Việt Nam sản xuất. Hiện nay, một số loại
vắc-xin sản xuất trong nước đang trong quá trình thử nghiệm, cùng với ý kiến của hội đồng khoa học,
hội đồng y khoa chúng ta cần mời thêm chuyên gia nước ngoài thẩm định. Trong trường hợp vắc-xin
đảm bảo an toàn, có thể cân nhắc bỏ qua một số công đoạn trong quy trình phê duyệt để có thể đưa
vào sử dụng nhằm sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.

VACXIN NÊN MIỄN PHÍ HAY THU TIỀN :

Dịch vụ tiêm phòng miễn phí hay có thu tiền được gọi là chương trình tiêm phòng quốc gia hay chương
trình tiêm phòng dịch vụ. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình tiêm phòng quốc gia cho 9
nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử
dụng vắc-xin phòng Covid-19 và Bộ Y tế đang thực hiện phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 về các địa
phương. Làn sóng lây nhiễm tăng cao của đợt dịch thứ 4 đã làm tăng nhanh nhu cầu vắc-xin của cá nhân
và quốc gia, làm tăng áp lực gánh nặng ngân sách Nhà nước khi thực hiện chương trình tiêm phòng quốc
gia đảm bảo nhanh và trên diện rộng để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, vì vậy, thực tế đã có các
ý kiến khác nhau về tiêm phòng miễn phí và dịch vụ. Có nhóm ý kiến cho rằng nên sớm cho phép thực
hiện tiêm phòng dịch vụ để đạt hiệu quả từ giảm áp lực tài chính công, tự do lựa chọn loại vắc-xin theo
nhu cầu và khả năng chi trả của doanh nghiệp và người dân, từ đó người dân có thể thực hiện tiêm
phòng và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Ngược lại, cũng có nhóm ý kiến cho rằng chỉ nên thực hiện
tiêm phòng miễn phí toàn dân để đảm bảo công bằng theo khả năng chi trả và bình đẳng về cơ hội tiếp
cận vắc-xin nhằm khuyến khích người dân thực hiện tiêm phòng và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. 
 

Những quan điểm này mặc dù đều hướng đến đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nhưng cho thấy khó
có thể vừa đạt mục tiêu hiệu quả, vừa đạt mục tiêu công bằng. Nếu triển khai tiêm phòng dịch vụ, người
dân được chọn loại vắc-xin tương ứng với nhu cầu và khả năng chi trả, chi phí vắc-xin được trang trải
bằng nguồn tài chính công và tài chính cá nhân, khi đó nguồn tài chính càng lớn thì quốc gia càng dễ tiếp
cận được nguồn cung từ các hãng dược; nhưng ngược lại, sau khi tiếp cận được nguồn cung từ các hãng
dược thì tiêm phòng dịch vụ không đảm bảo được công bằng giữa các nhóm dân số như đã mô tả.
Ngược lại, nếu thực hiện tiêm phòng miễn phí toàn dân, người dân có cơ hội như nhau trong tiếp cận
dịch vụ tiêm phòng và không có bất kỳ phân biệt nào theo khả năng chi trả; nhưng như vậy, chi phí vắc-
xin chỉ được trang trải duy nhất từ nguồn tài chính công rất hạn hẹp, do đó, càng khó tiếp cận được
nguồn cung từ các hãng dược.
 
Như vậy, chương trình tiêm phòng nên miễn phí hay có thu tiền? Chương trình nào sẽ tốt hơn?
 

Vắc-xin có tính khan hiếm nên có tính cạnh tranh, nếu liều vắc-xin này được tiêm phòng cho người dân
này sẽ làm giảm một liều vắc-xin có thể dùng để tiêm phòng cho người khác. Bên cạnh đó, vắc-xin được
tiêm phòng miễn phí theo các nhóm đối tượng ưu tiên như hiện nay hoặc nếu vắc-xin là hàng hóa
thương mại được tiêm phòng dịch vụ thì có tính loại trừ, chỉ những người dân thuộc nhóm đối tượng ưu
tiên hoặc có khả năng chi trả mới được tiêm phòng; hoặc nếu tiêm phòng miễn phí toàn dân thì có tính
không loại trừ. Và do đó, vắc-xin không là hàng hóa công thuần túy nhưng vắc-xin tạo ra ngoại tác tích
cực như mô tả trong mục 2. Chính vì vậy, chương trình tiêm phòng dù là miễn phí hay dịch vụ đều cần
được thực hiện bởi Chính phủ nhằm đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, đó chính là mục tiêu miễn
dịch cộng đồng.
 

Theo Kinh tế học, đánh giá một chương trình nào nên thực hiện phân tích theo hai tiêu chí: hiệu quả
kinh tế và công bằng xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định theo tổng lợi ích ròng người tiêu dùng và
người cung cấp bao gồm cả lợi ích ngoại tác, lợi ích ròng có thể được hiểu là chênh lệch giữa lợi ích và
chi phí. Trong trường hợp tiêm phòng vắc-xin, lợi ích người dân có được là giá trị chênh lệch giữa lợi ích
từ tiêm phòng và chi phí tiêm phòng, lợi ích người cung cấp là chênh lệch giữa doanh thu tiêm phòng và
chi phí cung cấp. Chương trình đạt hiệu quả là chương trình có tổng lợi ích ròng lớn nhất, bao gồm lợi
ích người dân, người cung cấp và ngoại tác. Công bằng xã hội được hiểu rằng những người có hoàn cảnh
ban đầu như nhau sẽ được đối xử như nhau và có hoàn cảnh ban đầu khác nhau sẽ được đối xử khác
nhau, nghĩa là tất cả người dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng như nhau khi tiếp cận dịch vụ tiêm
phòng và nếu người dân có thu nhập, cuộc sống hay nguy cơ dịch bệnh như nhau sẽ có cơ hội tiếp cận
dịch vụ tiêm phòng như nhau.

Trường hợp 1: Tiêm phòng miễn phí cho các nhóm ưu tiên (Qg), tiêm phòng có thu tiền cho nhóm dân
số còn lại và không có điều tiết của Nhà nước (QgQm). Tính đến thời điểm hiện tại, lượng vắc-xin đang
có hoặc sắp được chuyển giao sẽ đủ tiêm miễn phí 2 liều cho 20% dân số thuộc nhóm ưu tiên tương ứng
lượng Qg. Giả sử rằng sau khi kết thúc chiến dịch tiêm phòng miễn phí và không có giải pháp điều tiết
của Nhà nước, 80% dân số còn lại sẽ tiêm phòng dịch vụ, khi đó giá tiêm phòng sẽ là Pm, kết quả là chỉ
có một lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng QgQm, lợi ích ròng sẽ là OAGH và lợi ích ngoại tác
là aQm. 
 

Trường hợp 2: Tiêm phòng miễn phí cho các nhóm ưu tiên (Qg), tiêm phòng có thu tiền cho nhóm dân
số còn lại và có điều tiết của Nhà nước (QgQc). Giả sử Nhà nước điều tiết dịch vụ tiêm phòng bằng kiểm
soát giá, khi đó giá tiêm phòng là Pc, kết quả lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng QgQc, lợi ích
ròng OAE và lợi ích ngoại tác bQc.
 

Trường hợp 3: Tiêm phòng miễn phí hoàn toàn. Giả sử tỉ lệ dân số tiêm phòng đạt miễn dịch cộng đồng
được tiêm phòng miễn phí, khi đó lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng Qd, lợi ích ròng (OAE-
EIJ) và lợi ích ngoại tác cQd.
 
Qua so sánh các trường hợp trên có thể thấy, trường hợp 2 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vì có giá trị lợi
ích ròng lớn nhất, nhưng lượng dân số thực hiện tiêm phòng cũng thấp hơn và do đó lợi ích ngoại tác
cũng thấp hơn trường hợp 3 và không đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Ngược lại, trường hợp 3 đảm
bảo công bằng xã hội cao nhất vì lượng dân số được tiêm phòng miễn phí là lớn nhất và lợi ích ngoại tác
cũng cao nhất nên đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Kết luận và một số khuyến nghị


 

Vắc-xin là hàng hóa đặc biệt có tính khan hiếm và tính khuyến dụng, thị trường vắc-xin hay dịch vụ tiêm
phòng sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế vì các bất ổn của thị trường liên quan đến độc quyền, ngoại
tác, thông tin bất cân xứng; đồng thời, thị trường cũng không đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc-xin
hay dịch vụ tiêm phòng; do đó, rất cần vai trò can thiệp của Nhà nước để hạn chế hay giải quyết các bất
ổn của thị trường. Nhà nước có thể giải quyết vấn đề của thị trường bằng nhiều giải pháp khác nhau,
trong đó chương trình tiêm phòng quốc gia được xem là giải pháp hữu hiệu hướng đến thực hiện tiêm
phòng toàn dân đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Chương trình tiêm phòng vắc-xin được thực hiện bởi
Chính phủ sẽ hạn chế được tình trạng giá cao do độc quyền, người dân không sẵn sàng tiêm phòng do
thông tin bất cân xứng về vắc-xin, không tiếp cận được dịch vụ tiêm phòng do các rào cản, không sẵn
lòng chi trả hay không có khả năng chi trả cho dịch vụ tiêm phòng,… làm ảnh hưởng đến mục tiêu miễn
dịch cộng đồng.
 

Chính phủ có thể thực hiện chương trình tiêm phòng bằng cách cung cấp dịch vụ miễn phí hay có thu
tiền. Chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ đảm bảo công bằng xã hội hơn và đạt mục tiêu
miễn dịch cộng đồng, ngược lại chương trình tiêm phòng miễn phí cho một lượng dân số và có thu tiền
trên một lượng dân số sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực tế khó có thể có một chương trình hoàn
hảo đáp ứng đồng thời tất cả các mục tiêu, vì vậy cần xác định rõ đâu là mục tiêu ưu tiên. Với ba mục
tiêu y tế - hiệu quả - công bằng, mục tiêu y tế chắc chắn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong tình
hình dịch bệnh như hiện nay, do đó, chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ là lựa chọn tốt nhất,
vì đảm bảo được mục tiêu y tế đạt miễn dịch cộng đồng và cả mục tiêu công bằng tiếp cận dịch vụ tiêm
phòng.
 

Mặc dù vậy, thực hiện chương trình tiêm phòng miễn phí toàn dân cần nguồn vắc-xin và nguồn lực tài
chính rất lớn. Cơ sở lập luận của các ý kiến đề xuất triển khai chương trình tiêm phòng dịch vụ sẽ làm
tăng nguồn lực tài chính tư nhân, góp phần làm giảm áp lực gánh nặng ngân sách và tăng khả năng tiếp
cận nguồn cung vắc-xin từ các hãng dược. Tuy nhiên, hiện vắc-xin chưa đủ cung cấp cho Chính phủ các
nước theo chương trình COVAX, chương trình hỗ trợ giữa các quốc gia hay đơn hàng của các Chính phủ.
Như vậy, ngay cả khi có đủ nguồn lực tài chính tăng lên nhờ vào chương trình tiêm phòng dịch vụ thì liệu
rằng đã sẵn có vắc-xin tiêm phòng không? Chính phủ cũng đã thành lập Quỹ vắc-xin và đến nay cũng đã
huy động được đóng góp rất lớn từ doanh nghiệp và các cá nhân, nguồn quỹ này cùng với nguồn ngân
sách Nhà nước sẽ được sử dụng để mua vắc-xin cho toàn dân. Vì vậy, chương trình tiêm phòng miễn phí
toàn dân là khả thi và chương trình tiêm phòng dịch vụ là chưa cần thiết vào thời điểm hiện tại và có thể
được xem xét vào một thời điểm phù hợp. 
 
Đợt dịch thứ 4 đã và đang diễn biến quá nhanh và phức tạp, trong khi nguồn vắc-xin còn tương đối hạn
chế. Vì vậy, bên cạnh việc chờ đợi vắc-xin từ đơn đặt hàng hay ngoại giao của Chính phủ và hỗ trợ từ các
nước về đến Việt Nam, người dân cần nghiêm túc thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế và các hướng
dẫn khác để tình hình dịch bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, vắc-xin được sử dụng đã
được WHO thẩm định, khuyến cáo và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành nên khi vắc-xin sẵn
có, người dân cần thực hiện tiêm phòng ngay, không nên có tâm lý lựa chọn, chờ đợi mà bỏ qua cơ hội
tiêm chủng sớm làm ảnh hưởng đến miễn dịch của cá nhân và của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta
cần sớm có vắc-xin do Việt Nam sản xuất. Hiện nay, một số loại vắc-xin sản xuất trong nước đang trong
quá trình thử nghiệm, cùng với ý kiến của hội đồng khoa học, hội đồng y khoa chúng ta cần mời thêm
chuyên gia nước ngoài thẩm định. Trong trường hợp vắc-xin đảm bảo an toàn, có thể cân nhắc bỏ qua
một số công đoạn trong quy trình phê duyệt để có thể đưa vào sử dụng nhằm sớm đạt được miễn dịch
cộng đồng.

Đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm vacxin

Đầu vào:
Chi phí xây dựng các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ
như:
Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú gồm các phòng chờ, phòng khám và điều trị, phòng
cấp cứu, phòng nghiệp vụ, phòng hành chính, khu vệ sinh. Khối chữa bệnh nội trú gồm
phòng bệnh nhân, phòng nghiệp vụ, phòng sinh hoạt của nhân viên, phòng vệ sinh. Khối
kỹ thuật nghiệp vụ gồm phòng mổ, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, xét nghiệm, thực
nghiệm, phòng giải phẫu bệnh lý, khoa dược… Khối hành chính, quản trị gồm bếp, kho,
xưởng, nhà để xe, nhà giặt, nhà thường trực… Chi phí trang thiết bị y tế hiện đại và đồng
bộ phục vụ khám, chữa bệnh, phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân viên, bệnh nhân.
Tiếp nhận hơn 219 triệu liều vacxin phòng covid19.
Đầu ra: 
Số lượng bệnh viện được đầu tư xây dựng gia tăng, chất lượng trang thiết bị và
nguồn nhân lực tăng. Từ đó nhiều người được nhận hỗ trợ về sức khỏe thông qua việc
khám và chữa bệnh hằng năm tăng lên. Chất lượng y tế tăng lên có tác động tích cực đến
niềm tin của bệnh nhân đối với các bệnh viện tại các tỉnh lẻ, giảm áp lực cho các bệnh
viện tuyến đầu.
 
- Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta mũi 1 là 100%, mũi 2 là
99,8%, mũi 3 là 50,2%. Đối với người từ 12-17 tuổi, mũi 1 là 99,8%, mũi 2 là 95,1%. Việt Nam cũng
đang đẩy mạnh triển khai tiêm mũi 3 tại các địa phương và chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng Covid-
19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đến nay, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử-chiến dịch tiêm
vaccine phòng Covid-19 đã vượt mức đề ra, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của
nhân dân, đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới... Việt Nam đã thực hiện thành công chiến
lược vaccine "đi sau-về trước" với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6
nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.
 
Tiêu chí:
 Tỷ lệ người dân được khám chữa bệnh ngày càng tăng theo từng năm
 Chất lượng bệnh viện tại Việt Nam tăng lên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới.
 Cụ thể, tính đến tháng 11 năm 2020, gần 42.000 người dân đã sử dụng các dịch vụ
lâm sàng mới được triển khai ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, qua đó làm
giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân vượt tuyến. Khi được khảo sát, bệnh nhân tại các bệnh viện
này đều thể hiện mức độ hài lòng cao với chất lượng dịch vụ y tế được thụ hưởng, con số
đó là 81,3% ở tuyến tỉnh và 88,5% ở tuyến huyện. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong và thương tật
giảm, số người được cứu chữa có thể sống tiếp và có khả năng lao động tốt hơn sẽ đóng
góp được cho nền kinh tế thêm nhiều năm nữa trong tương lai

Đầu ra : tính đến hết năm 2021, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của nước
ta vượt mốc 150 triệu liều. Nhờ đó, 100% người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 75 triệu người)
đã được tiêm ít nhất 1 liều và 90% người trên 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng
COVID-19.

You might also like