You are on page 1of 7

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP: MÁY ĐIỆN 1

PHẦN 1: KHÁI NHIỆM MÁY ĐIỆN:

A. LÝ THUYẾT:
1. Hãy nêu định nghĩa và phân loại máy điện ?
2. Hãy nêu định luật cảm ứng điện từ trong máy điện ?
3. Hãy giải thích bằng nguyên lý và công thức tại sao ở chế độ máy phát điện cơ năng
biến thành điện năng ?
4. Hãy giải thích bằng nguyên lý và công thức tại sao ở chế độ máy phát điện cơ năng
biến thành điện năng ?
B. BÀI TẬP:
Bài số 1. Cho mạch từ nhƣ hình vẽ sau:

Bảng1: Bảng đƣờng cong từ hóa (B = f (H):


B(T) 0 1.28 1.48 1.58 1.62 1.66 1.68 1.69 1.7
H(A/m) 0 800 1600 2400 3200 4000 4800 5600 6400
Biết : N = 550 vòng, φ = 560μWb, S = 4cm2. Tính dòng điện trong cuộn dây. Biết đƣờng
cong từ hóa cho ở bảng 1.
Bài số 2. Cho mạch từ nhƣ hình vẽ sau:

TRANG 1/7
Bảng 2: Bảng đƣờng cong từ hóa (B = f (H):
B (T) 0 0.28 0.45 0.51 0.65 0.72 0.78 0.83 0.88
1
B (T) 0 1.02 1.34 1.48 1.53 1.58 1.6 1.62 1.63
2
H(A/m) 0 800 1600 2400 3200 4000 4800 5600 6400
a. Biết : N = 1500 vòng, φ = 520μWb, S = 8cm2. Tính dòng điện trong cuộn dây. Biết lõi
số 1, 2 có đƣờng cong từ hóa B1 = f(H), B2 = f(H) cho ở bảng.
b. Ngƣời ta cắt 1 khe hở không khí dày 2mm ở lõi số 2. Tính dòng điện trong cuộn dây
để φ = 520μWb.
PHẦN 2: MÁY BIẾN ÁP:

A. LÝ THUYẾT:
1. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp. Công thức tính suất điện
động E1, E2, tỉ số MBA 1 pha và MBA 3 pha.
2. Hãy xây dựng mô hình toán học máy biến áp.
3. Chế độ không tải và ngắn mạch máy biến áp là gì ?
4. Xây dựng sơ đồ thí nghiệm chế độ không tải và ngắn mạch máy biến áp, mục đích thí
nghiệm này là gì?
5. Vẽ giản đồ vector máy biến áp 1 pha trong trƣờng hợp tải mang tính cảm .
6. Trình bày giản đồ năng lƣợng của máy biến áp.
7. Công thức tính hiệu suất máy biến áp. Đối với các máy biến áp công nghiệp thì hiệu
suất đạt cực đại khi nào.
8. Trình bày độ thay đổi điện áp của máy biến áp. Vẽ giản đồ biểu diễn độ thay đổi điện
áp theo đặc tính tải.
9. Hãy vẽ sơ đồ đấu dây của máy biến áp 1 pha sau I/I – 0; I/I – 6.
10. Hãy vẽ sơ đồ đấu dây của máy biến áp ba pha sau Y/Y – 0; Y/Y – 2; Y/Y – 8; Y/Y –
10; Y/Y – 12; Y/ – 1; Y/ – 3; Y/ – 5; Y/ – 7; Y/ –9; Y/ –11; /Y – 1; /Y –3;
/Y –5; /Y –7; /Y –9; /Y –11; / – 0; / –2; / –4; / –6; / –8; / –10.
11. Trong trƣờng hợp tải của MBA 3 pha không đối xứng thì thành phần dòng điện thứ tự
không ảnh hƣởng nhƣ thế nào trong trƣờng hợp đấu Y/Y và /Y.
12. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp tự ngẫu. Sơ đồ đấu dây
MBA tự ngẫu 1 pha và 3 pha.
13. Các loại máy biến áp đặc biệt và công dụng.
14. Các điều kiện vận hành song song máy biến áp. Các trƣờng hợp vận hành song song
máy biến áp không thõa mán điều kiện.

TRANG 2/7
1. Hai chức năng của các máy biến áp đo lƣờng?
Máy biến áp đo lƣờng (P.T.) đƣợc mắc song song hay nối tiếp với tải? Máy biến dòng
(C.T.) đƣợc mắc nhƣ thế nào? Chú ý gì cần phải đƣợc quan tâm khi làm việc với máy
biến dòng? Ký hiệu trên bản vẽ
Một vài ƣu điểm khi sử dụng máy biến áp ba pha thay vì sử dụng ba máy biến áp một pha
là gì? Khuyết điểm?

B. BÀI TẬP:

Bài số 1. Cho 1 MBA lý tƣởng 50KVA, 400/2000V. Cung cấp 40KVA ở điện áp 2000V
cho 1 tải có HSCS = 0,8 (trễ).
a. Tính tổng trở tải.
b. Tính tổng trở tải quy về sơ cấp.
Bài số 2. Cho 1 MBA lý tƣởng cung cấp 10KVA cho 1 tải có Zt = 2-320  . Tổng trở
tải quy về sơ cấp là: Z't = 32-320 

a. Tính tỷ số biến áp; dòng điện, điện áp sơ cấp và thứ cấp.


b. Nếu chọn pha U2 làm gốc. Tính dòng phức, áp phức sơ cấp và thứ cấp.
Bài số 3. Cho 1 MBA lý tƣởng có tỷ số vòng dây 200/500; phía sơ cấp đấu vào nguồn
220V; máy cung cấp 10KVA cho tải.
a. Tính áp tải, dòng sơ cấp và dòng thứ cấp.
b. Tính tổng trở tƣơng đƣơng nhìn từ nguồn.
Bài số 4. Cho 1 MBA 1 pha 50kVA, 2400/600V. Cho TN và đƣợc kết quả nhƣ sau:
+ TN không tải (dụng cụ đo phía hạ áp): 600V, 3.34A, 484W.
+ TN ngắn mạch (dụng cụ đo phía cao áp): 76.4V, 20.8A, 754W.
a. XĐ các thông số tƣơng đƣơng của MBA.
b. Hãy tính các đại lƣợng :
+ Dòng điện không tải và điện áp ngắn mạch phần trăm.
+ Tổn hao trong lõi thép và đồng định mức.
+ Hệ số công suất không tải và ngắn mạch.
+ Điện áp ngắn mạch tác dụng và phản kháng phần trăm.

TRANG 3/7
Bài số 5. Cho 1 MBA 10KVA, 2400/240V. Tiến hành TN ngắn mạch đƣợc kết quả sau:
Un = 138V; In = 4,17A; Pn = 202W.
a. Tính Rn, Xn quy về sơ cấp.
b. Tính % biến thiên điện áp khi phát tải định mức với HSCS = 0,866(trễ)
PHẦN 3: MÁY ĐIỆN 1 CHIỀU:

A. LÝ THUYẾT:
1. Cấu tạo máy điện một chiều. Kể tên các phần của mạch từ, mạch điện của một
máy phát DC
2. Mặt phẳng trung tính của một máy phát DC là gì?
3. Giải thích tại sao sức điện động đƣợc sinh ra trong rotor là sức điện động xoay
chiều?
4. Cấu tạo máy điện một chiều. Chức năng của cổ góp?
5. Tại sao trong phần ứng máy phát điện một chiều có nhiều rãnh, mỗi rãnh có
nhiều thanh dẫn.
6. Cho biết các loại kích từ của máy phát điện một chiều. Ứng dụng.
7. Mục đích của biến trở kích từ là gì?
8. Kể tên các yếu tố quyết định độ lớn của sức điện động đƣợc sinh ra trong máy
điện DC? Yếu tố nào là thay đổi?
9. Mục đích của cực từ phụ là gì? Dây quấn cực từ phụ đƣợc mắc nhƣ thế nào?
10. Cực từ phụ trong máy điện một chiều: vị trí, chức năng và cách đấu dây quấn cực
từ phụ.
11. Cách thay đổi sức điện động và đổi chiều sức điện động máy điện DC.
12. Cách thay đổi moment điện từ và đổi chiều moment điện từ máy điện DC.
13. Khi một máy phát DC cung cấp cho tải, điện áp đầu cực của máy phát không bằng
sức điện động đƣợc sinh ra. Tại sao?
14. Vẽ mạch cân bằng của phần ứng máy phát DC. Các phƣơng trình cơ bản của máy
phát DC?
15. Phân biệt sức điện động, điện áp định mức, điện áp trên tải, dòng điện định mức,
dòng điện không tải, dòng điện trên tải của máy phát DC?
16. Đƣờng cong từ hóa của máy phát điện một chiều chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu
tố gì?
17. Đối với máy phát điện một chiều kích từ độc lập và kích từ song song, khi mạch
từ chƣa bão hòa, phải điều chỉnh thông số gì để giữ điện áp không đổi khi tải
tăng?
18. Đặc tuyến không tải và tải máy phát điện DC (từng loại kích từ)?
TRANG 4/7
19. So sánh đặc tính tải của các loại máy phát một chiều: kích từ nối tiếp, kích từ độc
lập và kích từ song song. Ứng dụng của từng loại máy phát
20. Máy phát một chiều kích từ hỗn hợp, Giải thích:
21. Điện áp trên đầu cực của máy phát kích từ song giảm khi tải tăng? Giải thích.
22. So sánh hiệu suất của máy phát một chiều kích từ độc lập và hiệu suất của máy
phát một chiều nam châm vĩnh cửu cùng công suất.
23. Chiều quay của động cơ điện một chiều đƣợc thay đổi nhƣ thế nào? Cách đảo
chiều quay của động cơ DC kích từ song song
24. Phƣơng trình điện áp cơ bản của động cơ DC? Nó khác phƣơng trình điện áp của
máy phát nhƣ thế nào?
25. Nếu điện trở của biến trở cuộn dây kích từ song song đƣợc tăng, tốc độ của động
cơ nhƣ thế nào?
26. Tại sao độ điều chỉnh tốc độ của động cơ kích từ nối tiếp thì kém hơn độ điều
chỉnh tốc độ của động cơ kích từ song song?
27. Tại sao để hở kích từ của một động cơ kích từ song song đang chạy không tải thì
rất nguy hiểm?
28. Các phƣơng pháp để điều chỉnh tốc độ của động cơ điện một chiều?
29. Tốc độ cơ bản của động cơ kích từ song song đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào? Có
thể giảm tốc độ dƣới tốc độ cơ bản bằng cách thay đổi điện trở của biến trở kích
từ song song đƣợc không?
30. Tại sao động cơ kích từ nối tiếp không đƣợc vận hành khi không tải?
31. Tại sao động cơ kích từ nối tiếp có momen khởi động lớn hơn động cơ kích từ
song song có cùng công suất?
32. So sánh độ điều chỉnh tốc độ của động cơ kích từ hỗn hợp với:
a. Động cơ kích từ nối tiếp.
b. Động cơ kích từ song song.
33. So sánh momen khởi động của động cơ kích từ nối tiếp với momen khởi động
của động cơ kích từ song song.
34. Nêu một vài ứng dụng của:
a. Động cơ kích từ song song.
b. Động cơ kích từ nối tiếp.
35. Cách đảo chiều quay của động cơ một chiều kích từ song song
36. Kể tên các phƣơng pháp điều khiển tốc độ của động cơ điện một chiều.
37. Hãm động năng động cơ điện một chiều

TRANG 5/7
38. Vẽ sơ đồ nguyên lý các loại động cơ một chiều: kích từ độc lập, kích từ nối tiếp,
kích từ song song, kích từ hỗn hợp. Ứng dụng
39. Nguyên lý hoạt động máy phát DC và nguyên lý hoạt động động cơ DC.
40. Đặc tính tốc độ, momen và cơ của động cơ DC (từng loại kích từ)
B. BÀI TẬP:
Bài số 1. Máy phát điện một chiều có Pđm= 85 kW, Uđm= 230 V, tốc độ nđm = 1470
vg/ph, hiệu suất ɳđm = 0,895. Tính dòng điện, moment cơ và tổng tổn hao công suất
của máy phát này ở chế độ định mức.
Bài số 2. Một máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp, thanh dẫn N = 300, điện áp hai
đầu cực của máy 110V, khi dòng tải 100A, phần ứng máy quay với tốc độ 1500v/p.
Xác định độ lớn của từ thông dƣới mỗi cực của máy, biết tông trở dây quấn phần ứng
và kích từ là 0.1, số cực 2p = 4 và số đôi mạch nhánh a = 1.
Bài số 3. Một máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp có dòng điện mạch ngoài I =
25A, điện áp 220V, hiệu suất điện 0,92. Tính:
a. Tổng trở Rƣ + Rkt.
b. Sức điện động phần ứng Eƣ.
Bài số 4. Máy phát điện một chiều kích từ song song có công suất định mức Pđm =
25kW, điện áp định mức Uđm = 115V, điện trở dây quấn kích từ song song Rkt =
12,5Ω, Rƣ = 0,02Ω, số đôi mạch nhánh song song a = 2, số cực 2p = 4, tổng số thanh
dẫn N = 300, tốc độ quay n = 1300 vg/ph.
a. Tính sức điện động Eƣ và từ thông Φ.
b. Khi Ikt là hằng số, tính điện áp đầu cực máy phát khi dòng điện giảm xuống đến
giá trị I = 80 A (bỏ qua phản ứng phần ứng).
Bài số 5. Động cơ điện một chiều kích từ độc lập, dây quấn phần ứng dạng sóng đơn có
số thanh dẫn N = 800, điện trở Rƣ = 0,4 Ω, số cực 2p = 4, từ thông dƣới mỗi cực từ Φ
= 0,05Wb, và số đôi mạch nhánh a = 1, điện áp đặt vào động cơ U = 500 V, dòng
điện phụ tải I = 100 A. Tính :
a. Tốc độ quay.
b. Moment quay.
Bài số 6. Một động cơ điện một chiều kích từ song song công suất định mức P đm = 5,5
kW, Uđm = 110 V, Iđm = 58 A, nđm = 1470 vg/ph. Điện trở phần ứng Rƣ = 0,15 Ω, điện
trở mạch kích từ Rkt = 137 Ω, điện áp giáng trên chổi than 2∆Utx = 2 V. Tính sức điện
động phần ứng, dòng điện phần ứng và moment điện từ.
Bài số 7. Một động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có Rƣ = 0,215Ω; Rkt = 0,08Ω;
điện trở cực từ phụ Rp = 0,05 Ω. khi dòng điện và vận tốc đầy tải là 82A, n = 600v/p,
điện áp định mức là 600V. Hãy tính:
1. Sức điện động Eƣ; công suất điện từ và moment lúc đầy tải.
TRANG 6/7
2. Sức điện động Eƣ; Pđt; vận tốc và moment khi dòng là: a/ 95A; b/ 40A.
3. Dòng điện mở máy Imm và Điện trở mở máy Rmm sao cho Mmm = 200%Mđm.
Bài số 8. Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp có Rƣ = 0,06Ω; Rkt// = 125Ω; Rktnt
= 0,04Ω khi làm việc với điện áp U = 250V, dòng điện I = 200A, mômen định mức
Mđt = 696Nm. Hãy tính:
1. Công suất động cơ điện tiêu thụ.
2. Sức điện động Eƣ; Pđt và n của động cơ trong 2 trƣờng hợp: a/ rẽ ngắn; b/ rẽ dài.
PHẦN 4: THỰC HÀNH

A. An toàn và nội quy phòng xưởng:


1. Các tác dụng của dòng điện với con ngƣời.
2. Phƣơng pháp bảo vệ, phòng tránh điện giật?
3. Các phƣơng pháp sơ cứu ngƣời bị điện giật?.
4. Nội quy và quá trình vệ sinh phòng xƣởng?
B. Thực hiện:
1. Lắp đặt mạch điện máy phát DC kích từ song song trên panel: Khảo sát dòng kích
từ, dòng nguồn, dòng ứng khi thay đổi Rkt.
2. Lắp đặt mạch điện động DC kích từ song song trên panel: Khảo sát dòng kích từ,
dòng ứng, dòng tải và áp tải khi thay đổi Rkt.

TRANG 7/7

You might also like