You are on page 1of 3

PHÒNG GDĐT SƠN TRÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ II

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH MÔN: VẬT LÍ - KHỐI 9


NĂM HỌC: 2023 - 2024

PHẦN I: LÝ THUYẾT:
1/ Nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
2/ a/ Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam
châm quay.
b/ Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc
có nam châm quay.
c/ Máy phát điện biến đổi dạng năng lượng nào thành dạng năng lượng nào?
3/ a/ Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
b/ Nêu cách xác định dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên
tác dụng từ của chúng.
4/ a/ Nêu cách nhận biết được Ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện 1 chiều và xoay
chiều qua các kí hiệu trên dụng cụ
b/ Số chỉ của Ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị nào của cường độ dòng điện và
hiệu điện thế xoay chiều.
5/ a/ Giải thích vì sao có sự hao phí điện trên đường đường dây tải điện.
b/ Viết công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện và phát biểu thành lời nội
dung công thức trên.
c/ Có những cách nào làm giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện? Nêu cách tốt
nhất để làm giảm hao phí điện năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Giải thích.
6/ a/ Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.
b/ Viết công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây của máy biến áp. Phát biểu
thành lời nội dung công thức trên.
c/ Khi nào có máy hạ thế, khi nào có máy tăng thế.
d/ Ở nhà máy điện và ở nơi tiêu thụ, người ta đặt máy tăng thế hay hạ thế?
e/ Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng công thức U1/U2= n1/n2
để tính toán.
7/ a/ Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. Vẽ hình.
b/ Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT
8/ a/ Nêu đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Vẽ hình
b/ Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT
PHẦN II: BÀI TẬP:
1/ Các bài tập về máy biến thế; công suất hao phí; thấu kính
BÀI TẬP THAM KHẢO:
Bài 1: Người ta muốn tải một công suất điện 500000(w) từ nhà máy điện đến một khu dân
cư cách nhà máy 20(km).Hiệu điện thế ở hai đầu dây tải điện à 10000(v),cứ 1(km) dây dẫn
có điện trở là 0,5( ).
a.Tính công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây?
b. Để giảm công suất hao phí đi 4 lần thì cần tăng hiệu điện thế trước khi tải điện đi bao
nhiêu lần ? Hiệu điện thế ở hai đầu dây lúc đó là bao nhiêu ?
Bài 2: Một máy biến thế dùng để hạ hiệu điện thế từ 110000V xuống 5000V. Cuộn sơ cấp
có 22 000 vòng. Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp ?
Bài 3: Đặt phía trên 1 chậu nước hình trụ một điểm sáng S. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ
điểm sáng S đến mặt nước hợp với mặt nước 1 góc α (00 < α < 900). Cho tia IK khúc xạ vào
mặt nước và tia IR phản xạ vào không khí.
Bài 4: Một vật sáng AB cao 4cm đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 24cm, AB
vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính thu được ảnh A’B’. Biết
rằng AB đặt cách thấu kính 72cm.
a.Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ, cho biết đặc điểm của ảnh A’B’.
b. Dựa vào hình vẽ ở câu a và kiến thức hình học, tìm độ cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ
A’B’ đến thấu kính.
Bài 5: Một vật sáng AB cao 2(cm) đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 24(cm), AB
vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính thu được ảnh A’B’. Biết
rằng AB đặt cách thấu kính 16(cm).
a.Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ, cho biết đặc điểm của ảnh A’B’.
b. Dựa vào hình vẽ ở câu a và kiến thức hình học, tìm độ cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ
A’B’ đến thấu kính.
Bài 6: Một vật sáng AB cao 2(cm) đặt trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12(cm), AB
vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính thu được ảnh A’B’. Biết
rằng AB đặt cách thấu kính 36(cm).
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kỳ, cho biết đặc điểm của ảnh A’B’.
b. Dựa vào hình vẽ ở câu a và kiến thức hình học, tìm độ cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ
A’B’ đến thấu kính.
Làm các bài tập trong sách bài tập gồm:
Bài 42-43.1;42-43.2; 42-43.4
Bài 44-45.1; 44-45.2; 44-45.3
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI LÝ THUYẾT:
1/ • Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều là:
- Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi.
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.
2/a/ • Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện
tượng cảm ứng điện từ:
• Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây
dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là
rôto.
b/ • Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên
(tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu
nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
c/ Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
3/ a/ • Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác
dụng sinh lí.
b/ • Phát hiện được dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa
trên tác dụng từ của chúng, bằng cách cho dòng điện qua nam châm điện:
+ Nếu nam châm điện chỉ hút hoặc chỉ đẩy thanh nam châm thì dòng điện đó là
dòng điện một chiều.
+ Nếu nam châm điện hút, đẩy thanh nam châm liên tục thì dòng điện đó là dòng
điện xoay chiều.
4/ a/ Cách nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay
chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ:
- Ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~).
- Ampe kế và vôn kế một chiều có kí hiệu DC (hay -) hoặc các chốt nối dây có dấu
(+) và dấu (-).
b/ • Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí
hiệu AC (hay ~). Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường
độ dòng điện xoay chiều.
5/ a/ • Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn, vì dây dẫn có điện trở. Do
đó, có một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và tỏa nhiệt trên đường dây tải
điện.
b/ Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện:
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương
hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
c/ • Biện pháp để làm giảm hao phí trên đường dây tải điện thường dùng là tăng hiệu
điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện.
6/ a/ • Nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
• Máy biến áp là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay
chiều. Bộ phận chính của máy biến áp gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn
trên một lõi sắt (hoặc thép silic).
b/ Công thức máy biến thế: .
• Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến áp bằng tỉ số giữa số
vòng dây của mỗi cuộn dây đó
c/ Khi hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp
(U1>U2), ta có máy hạ thế, còn khi U1<U2 ta có máy tăng thế.
d/ Máy biến thế dùng để truyền tải điện năng đi xa. Từ nhà máy điện người ta đặt máy
tăng thế còn ở nươi tiêu thụ đặt máy hạ thế.
e/ Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp: Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng
cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy
biến áp, dòng điện xoay chiều này gây ra ở lõi sắt một từ trường biến thiên, từ trường biến
thiên này xuyên qua cuộn dây thứ cấp tạo ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp một hiệu điện thế
xoay chiều.

You might also like