You are on page 1of 46

Chương 2

Máy điện một chiều


2.1 Khái niệm, ứng dụng cuả ĐCĐMC
2.1.1 Khái niệm
Động cơ điện một chiều (ĐCĐMC) là loại động cơ biến năng lượng điện
một chiều thành cơ năng.
Ở ĐCĐMC, từ trường là từ trường không đổi để tạo ra từ trường không
đổi người ta dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện được tạo từ
dòng một chiều.

2
2.1.2. Ứng dụng
➢Trong thực tế, ĐCĐMC được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực

- Các bộ phận khởi động của ô tô, xe máy, máy kéo…

- Các hệ truyền động có công suất nhỏ như quạt điện, máy xay sinh tố,
động cơ bơm nước…
2.1.3. Ưu điểm
➢ĐCĐMC có phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng: Vì ĐCĐMC có thể điều chỉnh tốc độ thông qua
việc thay đổi Iư, Uư,  nên tốc độ động cơ có thể được điều chỉnh trong miền dưới và miền
trên so với tốc độ định mức.
➢Động cơ điện một chiều có dòng mở máy và mômen mở máy nhỏ có khả năng
𝑈
quá tải về mômen với 𝐼𝑚ở = ; 𝑖𝑚ở = 1,5 ÷ 2 𝑖đ𝑚 ; 𝑀 = 𝐾Φ𝐼ư (2.2)
𝑅ư

➢Mạch điều khiển đơn giản hơn so với các loại động cơ khác.
➢Do vậy, nó được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp yêu cầu có
momen mở máy lớn hoặc với yêu cầu điều chỉnh tốc độ chính xác, bằng phẳng,
phạm vi điều chỉnh rộng như ngành cán thép ốp, hầm mỏ…
2.1.4. Nhược điểm

➢Cần nguồn một chiều

➢Bảo quản của góp phức tạp

➢Dễ sinh tia lửa điện

➢Giá thành cao


2.2 Cấu tạo của máy điện một chiều
✓Stato(phần tĩnh)
✓Roto (phần ứng)
✓Cổ góp
✓Chổi than
2.2 Cấu tạo của máy điện một chiều
• Phần tĩnh (stato): Gắn với stato là các cực từ chính có dây quấn kích từ.
• Nhiệm vụ: Tạo từ trường kích thích DC
Roto
Roto của Máy điện một chiều gọi là phần ứng bao gồm lõi thép, dây
quấn phần ứng, cổ góp và chổi than
• Lõi thép phần ứng:
+ Dùng để dẫn từ.
+ Vật liệu: thép lá kỹ thuật điện 0,35 ÷ 0,5 mm.
+ Rãnh để đặt dây quấn.
• Dây quấn phần ứng:
+ Là phần sinh ra sức điện động và có dòng điện chạy qua.
+ Thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện.
• Nhiệm vụ của roto
- Tạo thành áp DC khi được quay bởi động cơ sơ cấp(lúc hoạt
động theo chế độ máy phát).
- Tạo ra cơ năng khi được cấp dòng DC qua dây quấn(lúc hoạt
động theo chế độ động cơ).
Cổ góp: gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng
hình trụ, gắn ở đầu trục roto, các đầu dây của phần tử nối với phiến
góp.
Chổi điện (chổi than): làm bằng than graphit. Các chổi tỳ chặt lên cổ
góp nhờ lò xo và giá chổi điện gắn trên nắp máy.
Nhiệm vụ: tạo liên lạc giữa phần ứng với mạch ngoài
Nguyên lý làm việc của máy phát điện DC
• Xét máy phát điện DC gồm khung dây (abcd), nam châm (N-S), chổi than,
cổ góp
• Sử dụng một động cơ sơ cấp kéo khung dây chuyển động
• KQ: Khung dây chuyển động cắt từ trường của nam châm, trên khung dây
sẽ cảm ứng s.đ.đ (theo định luật cảm ứng điện từ), chiều của s.đ.đ xác định
theo quy tắc bàn tay phải
• Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí của
phần tử thay đổi: thanh dẫn ở các cực từ trái
dấu với nửa vòng trước → Sđđ trong các
thanh dẫn đổi chiều.
• Nhờ có chổi điện đứng yên → chổi điện nối
với phiến góp của thanh dẫn đối diện →
chiều dòng điện ở mạch ngoài không đổi.
• Ta có máy phát điện một chiều: cực dương
và âm ở các chổi điện đối diện.
Nguyên lý của động cơ điện 1 chiều
• Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi than tiếp xúc với hai phiến góp 1
và 2, trong dây quấn phần ứng có dòng điện
• Hai thanh dẫn có dòng điện nằm trong từ trường sẽ chịu lực tác dụng làm
cho rôto quay, chiều lực xác định theo quy tắc bàn tay trái.
• Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí hai thanh dẫn và hai phiến góp 1
và 2 đổi chỗ cho nhau, đổi chiều dòng điện trong các thanh dẫn và chiều
lực tác dụng không đổi cho nên động cơ có Chiều quay không đổi
• Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt
từ trường và sinh ra sức điện động
cảm ứng Eư trong dây quấn rôto.
Phương trình điện áp động cơ điện
một chiều:
U = Eư + Rư Iư
Phân loại máy phát điện một chiều
• Quan sát hình vẽ để hiểu về mạch kích từ:
2.3 Phân loại máy điện một chiều
- Máy điện một chiều kích • Máy điện một chiều
từ độc lập: Dòng điện kích từ song song:
kích từ của máy lấy từ Dây quấn kích từ nối
nguồn điện khác, không song song với phần ứng
liên hệ với phần ứng của
máy

• Máy điện một chiều kích từ


hỗn hợp: Gồm 2 dây quấn
• Máy điện một chiều kích từ, dây quấn kích từ song
song và dây quấn kích từ nối
kích từ nối tiếp: tiếp, trong đó dây quấn kích
Dây quấn kích từ mắc từ song song thường là chủ
nối tiếp với phần ứng yếu
Phân loại máy điện một chiều
Máy phát điện:
Theo phương pháp kích từ, máy điện
một chiều được phân thành:
1. Máy phát điện một chiều kích từ độc
lập
Phương trình mô tả máy phát điện một
chiều kích từ độc lập:
Eư = U + Rư Iư
Iư = I
2. Máy phát điện một chiều kích từ
song song.
Phương trình mô tả máy phát điện
một chiều kích từ song song:
Eư = U + Rư Iư
Iư = I+ Ikt//

3. Máy phát điện kích từ nối tiếp


Phương trình điện áp:
Eư = U + Iư(Rkt +Rư)
Iư = I = Iktnt
4. Máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp
Phương trình cân bằng điện áp:
Eư = U + Iư(Rktnt +Rư)
Iư = I + Ikt//= Int + Ikt//
Động cơ điện 1 chiều
1. Động cơ điện một chiều kích từ độc
lập
U = Eư + Rư Iư
Iư = I
2. Động cơ điện một chiều kích từ song
song
U = Eư + Rư Iư
I= Iư + Ikt//
3. Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp
U = Eư + Iư(Rktnt +Rư)
Iư = I = Iktnt

4. Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp


U = Eư + Iư(Rkt +Rư)
I= Iư + Ikt//= Int
2.4 Sức điện động phần ứng
a. Sức điện động thanh dẫn
• Khi rôto quay, các thanh dẫn phần ứng cắt từ trường, trong mỗi
thanh dẫn cảm ứng sđđ:

Btb - cường độ từ cảm trung bình dưới cực từ


v - vận tốc dài của thanh dẫn
l - chiều dài hiệu dụng thanh dẫn
b.Sức điện động phần ứng Eư
• Dây quấn phần ứng gồm nhiều phần tử nối tiếp nhau thành
mạch vòng kín. Các chổi điện chia dây quấn thành nhiều nhánh
song song. Sức điện động phần ứng bằng tổng các sức điện
động thanh dẫn trong một nhánh.
• Nếu số thanh dẫn của dây quấn là N, số nhánh song song là
2a (a là số đôi mạch nhánh), số thanh dẫn một nhánh N/2a,
sức điện động phần ứng:
• Nhận xét:
- Sđđ phần ứng tỷ lệ với tốc độ quay phần ứng n và từ thông
Φ dưới mỗi cực từ.
- Thay đổi trị số sđđ : Điều chỉnh tốc độ quay n, hoặc điều
chỉnh từ thông Φ bằng cách điều chỉnh dòng kích từ.
- Đổi chiều sđđ : Đổi chiều quay, hoặc đổi chiều dòng điện
kích từ
2.5 Động cơ điện một chiều.
• Phân loại động cơ điện một chiều
• Công suất trong động cơ một chiều
• Mở máy động cơ điện một chiều
• Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
• Đặc điểm các loại động cơ hay sử dụng
2.5.1 Công suất, công suất điện từ và mômen điện từ
a)Tổn hao công suất động cơ điện một chiều:
- P1: Công suất lưới điện: P1= U.I
(U: điện áp nguồn
I: Dòng điện chạy vào dây quấn phần ứng)
- Tổn hao mạch phần ứng:
ΔPư= I2ư.Rư
- Tổn hao trong mạch kích thích:
ΔPkt = I2kt.Rư
- Công suất điện từ: Pđt= Eư.Iư

- P2: Công suất hữu ích tại cửa ra của động cơ


- Hiệu suất của động cơ: = P2/P1
b) Công suất điện từ và mômen điện từ
• Mômen điện từ tỷ lệ với dòng điện phần ứng Iư và từ thông Φ.
• Thay đổi mômen điện từ: Phải thay đổi dòng điện phần ứng Iư
hoặc thay đổi dòng điện kích từ Ikt.
• Đổi chiều mômen điện từ: Phải đổi chiều hoặc dòng điện phần
ứng hoặc dòng điện kích từ
2.5.1 Mở máy động cơ điện một chiều
• Dòng điện phần ứng :

• Khi mở máy, tốc độ n = 0 → sức phản điện Eư = kEnΦ = 0,


dòng điện phần ứng lúc mở máy:

• Do điện trở Rư rất nhỏ → dòng điện Iư lúc mở máy rất lớn, có
thể gấp 20÷30 lần Iđm làm hỏng cổ góp và chổi điện. Dòng điện
phần ứng lớn kéo theo dòng điện mở máy Imở lớn, làm ảnh
hưởng đến lưới điện.
• Vì vậy phải sử dụng các phương pháp mở máy động cơ một
chiều ( Imở = 1,5÷2 Iđm )
1. Dùng biến trở mở máy
• Biến trở mở máy được mắc vào
mạch phần ứng như hình vẽ.
Dòng điện mở máy lúc có biến trở
mở máy là

• Lúc bắt đầu mở máy, biến trở Rmở để ở vị trí có trị số lớn nhất,
trong quá trình mở máy, tốc độ tăng lên, sđđ Eư tăng, và điện
trở mở máy phải giảm đến không, lúc đó quá trình mở máy kết
thúc.
2. Giảm điện áp đặt vào phần ứng
Dùng nguồn một chiều điều chỉnh được đặt vào phần ứng

𝑈 − 𝐸ư
𝐼ư =
𝑅ư

→Eư = 0 → U giảm thì Iư giảm

Phương pháp này được dùng nhiều trong thực tế


2.5.2 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
• Phương trình tốc độ:

• Các phương pháp muốn điều chỉnh tốc độ :


1. Mắc điện trở điều chỉnh vào mạch phần ứng.
- Khi thêm điện trở vào mạch phần ứng, tốc độ giảm.
- Do dòng điện phần ứng lớn nên tổn hao công suất trên điện trở
điều chỉnh lớn.
- Phương pháp này chỉ sử dụng ở động cơ công suất bé
2. Thay đổi điện áp U:
Dùng nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp cung cấp điện cho
động cơ. Phương pháp này được sử dụng nhiều
3. Thay đổi từ thông:
Thay đổi từ thông bằng cách thay đổi dòng kích từ. Để thay đổi dòng
kích từ, người ta mắc thêm Rđc vào mạch kích từ.
Khi điều chỉnh tốc độ, kết hợp các phương pháp Ví dụ phương pháp
thay đổi từ thông với phương pháp thay đổi điện áp thì phạm vi điều
chỉnh rất rộng, đây là ưu điểm lớn của động cơ điện một chiều
2.5.3 Động cơ điện một chiều kích từ song song
• Sơ đồ nối dây:
• Mở máy, dùng biến trở Rmở.
• Điều chỉnh tốc độ dùng biến trở Rđc
để thay đổi Ikt, do đó thay đổi từ thông
Φ. Phương pháp này sử dụng rất
rộng rãi, song cần chú ý khi giảm từ
thông Φ, có thể dòng điện phần ứng Iư
tăng quá trị số cho phép, vì thế cần có
bộ phận bảo vệ, cắt động cơ khỏi lưới
điện khi từ thông giảm quá nhiều
2.5.4 Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp
• Sơ đồ nối dây:
• Mở máy ta dùng Rmở.
• Điều chỉnh tốc độ ta dùng các phương
pháp:
1. Mắc điện trở điều chỉnh vào mạch phần
ứng.
2. Thay đổi điện áp U
3. Thay đổi từ thông bằng điện trở Rđc
Nhưng cần chú ý khi điều chỉnh từ thông
phải mắc biến trở điều chỉnh song song với
dây quấn kích từ nối tiếp
2.5.5 Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp
Sơ đồ nối dây
• Các dây quấn kích từ có thể nối thuận (từ
trường của chúng cùng chiều nhau) làm tăng
từ thông, hoặc nối ngược (từ trường của
chúng ngược nhau) làm giảm từ thông
• Khi nối thuận: các động cơ làm việc nặng nề,
dây quấn kích từ nối tiếp là dây quấn kích từ
chính, còn dây quấn kích từ song song là phụ
và được nối thuận. Dây quấn kích từ song
song bảo đảm cho tốc độ động cơ không
tăng quá lớn khi mômen nhỏ
• Động cơ kích từ hỗn hợp có dây quấn kích từ nối tiếp là kích từ
phụ và nối ngược, có đặc tính cơ rất cứng như đường 4, nghĩa
là tốc độ quay
• Khi mômen quay tăng, dòng điện phần ứng tăng, dây quấn kích
từ song song làm tốc độ n giảm một ít, nhưng vì có dây quấn
kích từ nối tiếp nối ngược làm giảm từ thông trong máy, sẽ tăng
tốc độ động cơ lên như cũ.
• Ngược lại, khi nối thuận, sẽ làm cho đặc tính của động cơ mềm
hơn, mômen mở máy lớn hơn, thích hợp với các máy ép, máy
bơm, máy nghiền, máy cán hầu như không đổi khi mômen thay
đổi.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Một động cơ điện kích từ hỗn hợp, điện áp định mức Uđm=220V,
dòng định mức Iđm=94A, điện trở dây cuốn kích từ song song
Rkt//=338, điện trở dây cuốn phần ứng và kích từ nôi tiếp
Rư+Rnt=0,17, số đôi nhánh a=1, số đôi cực từ p=2, số thanh dẫn
N=372, tốc độ n=1100vòng/phút.
Tính sức điện động Eư, từ thông, công suất điện từ, momen điện
từ?
Bài tập 2:
Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số:

• Công suất định mức Pđm = 10kW

• Điện áp định mức Uđm = 220V

• Hiệu suất  = 0,86

• Dòng điện kích từ định mức Ikt = 2,26 A

• Điện trở phần ứng Rư = 0,178 .

Tính dòng điện mở máy trực tiếp. Để giảm dòng điện mở máy
xuống bằng 2 lần dòng điện định mức, tính điện trở mở máy Rmở
• Động cơ một chiều kích từ song song dùng điện trở mở máy:
Bài 3
Một động cơ điện kích từ nối tiếp, điện áp định mức Uđm=110V, dòng điện định
mức Iđm=26A, tốc độ định mức 1500v/p. điện trở phần ứng và dây cuốn kích từ nối
tiếp Rư+Rnt=0,3.

Hãy tính sức điện động phần ứng, công suất điện từ và mô men điện từ của động
cơ?

Tính điện trở mở máy để dòng điện mở máy bằng 2 lần dòng định mức?
Bài tập 4
Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp điện áp định mức
Uđm=220V, dòng điện định mức Iđm=502A, hiệu suất định mức =0,905;
điện trở dây cuốn kích từ song song Rkt//=50, tổn hao cơ, sắt từ và phụ
là 4136W.

Tính công suất điện động cơ tiêu thụ; công suất định mức động cơ; tổng
tổn hao trên các điện trở phần ứng, điện trở kích từ nối tiếp và dây cuốn
kích từ phụ?
Bài tập 5:
Một động cơ một chiều kích thích song song có các số liệu:
Uđm= 220V, Rư=0.4Ω, Iđm =52, rkt=110Ω, tốc độ không tải n0=1100v/p.
Biết rằng khi không tải nếu bỏ qua dòng không tải thì Eư0=Uđm.
Khi làm việc định mức hãy tìm:
- Sức điện động phần ứng
- Tốc độ động cơ
- Công suất điện từ và mô men điện từ
Bài tập 6
Một động cơ điện một chiều kích từ song song có công suất định mức Pđm = 25kW;
điện áp định mức Uđm=120V; điện trở dây cuốn kích từ song song Rkt=15, điện trở
Rư=0,02; số đôi mạch nhánh song song a=4; số cực từ =8; tổng số thanh dẫn N=300;
tốc độ quay n=1500 vòng/phút; hiệu suất 0,8.

a. Tính công suất động cơ tiêu thụ, sức điện động Eư và từ thông ?

b. Khi sử dụng động cơ làm máy phát, Nếu tốc độ quay không đổi, Ikt không đổi, tính
điện áp đầu cực máy phát khi dòng điện giảm xuống đến giá trị 75A.
Bài 7(tổng hợp)
Một động cơ điện một chiều kích từ song song Pđm = 12kW, điện
áp định mức Uđm = 220V, tốc độ định mức nđm = 685 vg/ph, dòng
điện định mức Iđm = 64A, dòng điện kích từ định mức Iktđm = 2A,
điện trở phần ứng Rư = 0,821 . Động cơ kéo tải có mômen cản
không đổi. Để giảm tốc độ, dùng hai phương pháp sau:
a) Thêm điện trở phụ Rp = 0,7  vào mạch phần ứng. Tính tốc độ
và hiệu suất của động cơ ở tình trạng này.
b) Giảm điện áp dặt vào động cơ. Tính tốc độ và hiệu suất lúc U =
176,6V. Có nhận xét gì về hiệu suất trong hai phương pháp đã sử
dụng.
Giả thiết bỏ qua tổn hao cơ và phụ, và trong hai trường hợp trên
giữ từ thông không đổi.

You might also like