You are on page 1of 93

KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

TS. Đỗ Mai Trang

Bộ môn Kỹ thuật điện, điện tử


VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Nghệ an, tháng 9 năm 2020


NỘI DUNG HỌC PHẦN CHI TIẾT
Chương 1: Đại cương về mạch điện 1. Giải mạch điện ba pha không đối xứng
1. Khái niệm mạch điện Chương 4: Máy điện
2. Các đại lượng đặc trưng cho mạch điện
2. Khái niệm về máy điện
3. Mô hình mạch điện
3. Máy biến áp
4. Các định luật cơ bản
4. Máy điện không đồng bộ
5. Biến đổi tương đương mạch
5. Máy điện đồng bộ
6. Phương pháp giải mạch điện phức tạp
6. Máy điện một chiều
Chương 2: Mạch điện xác lập điều hòa
Chương 5: Khí cụ điện hạ áp
7. Dòng điện điều hòa
8. Biểu diễn dòng điện điều hòa 7. Nút nhấn
9. Dòng điện điều hòa qua các phần tử R, L, C 8. Rơ-le điện từ
10. Công suất mạch xác lập điều hòa 9. Rơ-le thời gian
11. Giải mạch điện xác lập điều hòa 10. Rơ-le Nhiệt
11. Công-tắc-tơ
Chương 3: Mạch điện ba pha
12. Áp-tô-mát
12. Khái niệm về dòng điện ba pha
13. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha Chương 6: Một số mạch điện dân dụng và công nghiệp
14. Công suất mạch điện ba pha
13. Mạch điện dân dụng
15. Giải mạch điện ba pha đối xứng
14. Mạch điều khiển động cơ điện
NỘI DUNG HỌC PHẦN CHI TIẾT
Chương 7: Linh kiện bán dẫn 1. Mạch ghép giữa các tầng
2. Mạch khuếch đại công suất
1. Chất bán dẫn
3. Bộ khuếch đại thuật toán và ứng dụng
2. Chuyển tiếp p - n
3. Điốt bán dẫn Chương 9: Kỹ thuật điện tử số
4. Transistor lưỡng cực 4. Hệ thống đếm và mã số
Chương 8: Kỹ thuật mạch điện tử 5. Đại số logic
5. Thiết lập chế độ làm việc cho các tầng khuếch đại dùng 6. Các hàm logic cơ bản
transistor
6. Tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ MẠCH ĐIỆN

1.1. Khái niệm mạch điện


1.2. Các đại lượng đặc trưng cho mạch điện
1.3. Mô hình mạch điện
1.4. Các định luật cơ bản
1.5. Biến đổi tương đương mạch
1.6. Phương pháp xếp chồng
1.7. Phương pháp giải mạch điện phức tạp
MỤC TIÊU HỌC TẬP CHUONG 1

Sau khi học xong Chương 1, sinh viên có khả năng:


- Trình bày được các khái niệm: mạch điện, các bộ phận của mạch điện, dòng điện, điện
áp, công suất, điện năng, nhánh, nút, vòng, các thông số R, L, C, các nguồn độc lập,
phụ thuộc;
- Áp dụng được các phương trình định luật Ohm, định luật Kirrchhoff 1 và Kirrchhoff 2
vào các mạch điện cụ thể;
- Áp dụng được các công thức biến đổi tương đương để biến đổi một đoạn mạch phức
tạp thành đơn giản;
- Giải được mạch điện bằng cách vận dụng các phương pháp dòng điện nhánh, dòng điện
mạch vòng, điện thể nút, nguyên lý xếp chồng.
1.1 KHÁI NIỆM MẠCH ĐIỆN
Mạch điện xoay chiều đơn giản
• Nguồn (máy phát đồng bộ đơn)

• Đường dây (dây dẫn), Phụ tải (bóng đèn)

• Điều khiển (công tắc, đồng hồ đo)


MẠCH ĐIỆN GIA ĐÌNH
MẠCH ĐIỆN HỆ THỐNG MÁY BƠM TỰ ĐỘNG
SƠ ĐỒ MẠCH NẠP PIN
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG 4-WAYS
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MÁY NƯỚC NÓNG
1.1 KHÁI NIỆM MẠCH ĐIỆN
1.1. Khái niệm mạch điện
Mạch điện là một hệ thống gồm các thiết bị điện, điện tử ghép lại thông qua
dây dẫn. Trong đó xảy ra các quá trình truyền đạt, biến đổi năng lượng hay tín
hiệu điện từ và được đo bởi các đại lượng dòng điện, điện áp.

Mạch điện bao gồm các bộ phận chính sau:


• Nguồn điện: là các thiết bị dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác
sang điện năng.
• Phụ tải: là các thiết bị biến điện năng thành các dạng năng lượng khác.
• Dây dẫn: là dây kim loại, thường làm bằng đồng hay nhôm, dùng để
truyền tải điện từ nguồn đến phụ tải.
1.1 KHÁI NIỆM MẠCH ĐIỆN
Kết cấu hình học của mạch điện
• Nhánh là một đoạn gồm những phần tử ghép nối tiếp với nhau, trong đó có
cùng một dòng điện chạy qua.
• Nút là giao điểm gặp nhau của ba nhánh trở lên.
• Vòng là một lối đi khép kín qua các nhánh.

Ví dụ 1.1:

Hình 1.1: Mạch điện có 3 nhánh, 2 nút A, B và 3 vòng


1.1 KHÁI NIỆM MẠCH ĐIỆN

Mạch điện sau có bao nhiêu nút và nhánh ?

R1 C R2

e1 L R3 e2
_ _
+ +

A. 3 nút, 5 nhánh C. 3 nút, 7 nhánh


B. 4 nút, 7 nhánh D. 4 nút, 5 nhánh
1.1 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CHO MẠCH ĐIỆN
1.2.1 Cường độ dòng điện

• Cường độ dòng điện i có trị số bằng tốc độ biến thiên của điện lượng q qua
tiết diện ngang của vật dẫn.
dq
i
dt

• Người ta quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các điện
tích dương.
• Đơn vị của cường độ dòng điện theo hệ SI là ampe (A) và ước số của nó:
mA, A
1.2 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CHO MẠCH ĐIỆN
1.2.2 Điện áp
• Theo lý thuyết tĩnh điện, điện thế tạo ra tại một điểm là công cần thiết để di chuyển
một điện tích +1 C đi từ điểm ở xa vô cực đến điểm khảo sát.

• Điện thế chênh lệch (hay hiệu điện thế) giữa hai điểm A, B được định nghĩa là:
VAB = VA - VB

U AB  VA  VB
u
• Thuật ngữ hiệu điện thế giữa 2 điểm A,B còn được gọi là điện áp giữa hai điểm A,B.

• Dòng điện i qua phần tử tải theo hướng từ đầu có điện thế cao (ký hiệu qui ước dùng
dấu “+”) về đầu có điện thế thấp hơn ( ký hiệu qui ước dùng dấu “-”).
1.2 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CHO MẠCH ĐIỆN
1.2.3 Công suất, điện năng Công suất (power) là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến
đổi năng lượng trong mạch điện, đo bằng tích của điện áp
với dòng điện chạy qua mạch điện.
• Công suất tức thời: là công suất tại một thời điểm t nào đó:
và là giá trị điện áp và dòng điện tức thời
Tại thời điểm t nào đó nếu thì phần tử tiêu thụ năng lượng
thì phần tử phát ra năng lượng
• Công tác dụng: còn gọi là công suất trung bình hay công suất tiêu thụ:
T
1
P =  p.dt
T0
Công suất tiêu thụ trên điện trở được xác định thông qua biểu thức:

Đơn vị của công suất là watt (W), mW, kW, MW.


1.1 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CHO MẠCH ĐIỆN
1.2.3 Công suất, điện năng

Điện năng (electrical energy) là năng lượng điện, được xác định bởi biểu
thức:

Đơn vị đo điện năng theo hệ SI là joule (J).


Đơn vị đo điện năng hay dùng trong thực tế: Wh (oát-giờ) hay
kWh (kilô-oát-giờ) 1 kWh = 103 Wh

Ví dụ 1.2:
Điện năng mà một bếp điện có công suất 2000 W tiêu thụ trong thời gian 15
phút là: E = 2000 W x 0,25 h = 500 Wh = 0,5 kWh = 1800000 J.
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ

Khi tính toán, một mạch điện thực tế gồm các phần tử thực (cuộn dây, tụ
điện, điện trở) được thay thế bằng một sơ đồ gọi là mô hình mạch điện (hay
sơ đồ mạch điện, hay sơ đồ thay thế,…) trong đó các phần tử thực được thay
thế bằng các phần tử lý tưởng
Phần tử lí tưởng có các thông số

• Điện trở
• Điện cảm
Phần tử thực tế
• Điện dung
• Nguồn dòng
• Nguồn áp
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.1 Điện trở (resistor)

Hình ảnh một số loại điện trở trong thực tế


1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.1 Điện trở (resistor)

• Điện trở đặc trưng cho hiện tượng tiêu tán năng lượng, biến điện năng thành
nhiệt năng của phần tử điện trở.

 Ký hiệu: R;

 Đơn vị: Ω (ohm)

• Điện dẫn đặc trưng cho độ dẫn điện của phần tử điện trở:

 Ký hiệu: G;

 Đơn vị: mho (1/ Ω ) hoặc S (Siemen)


1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
Ví dụ: Hãy tính độ dẫn điện G của các trị số điện trở sau: 1 , 2 , 4v, 6v,
8 , 10 
Lời giải:  Ký hiệu: G

 Đơn vị: mho (1/ Ω ) hoặc S (Siemen)

R () 1 2 4 6 8 10
G( S) 1 0,5 0,25 0,167 0,125 0,1

Nhận xét: Điện trở có trị số càng ………..thì điện dẫn có trị số càng…………….
Nói cách khác: Dây dẫn có điện trở càng…………thì nó dẫn điện càng…………
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.2 Điện cảm (inductor)

Hình ảnh một số loại phần tử điện cảm (cuộn cảm) trong thực tế
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.2 Điện cảm (inductor)

• Đặc trưng cho khả năng tích lũy năng lượng từ trường của phần tử mạch điện.
• Ký hiệu: L;
• Đơn vị: Henry (H); mH = 10-3H

di
uL = L
dt

• Trong đó: là dòng điện đi qua cuộn dây, là điện áp đặt giữa hai đầu cuộn dây, di/dt
chỉ là sự biến thiên của dòng điện theo thời gian.

• Lưu ý: trong mạch điện một chiều, điện áp giữa hai đầu cuộn dây bằng 0. Khi đó,
cuộn dây được xem như bị nối tắt.
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.2 Điện cảm (inductor)

Năng lượng tích lũy trong phần tử điện cảm


1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.3 Điện dung (capacitor)

Hình ảnh một số loại phần tử TỤ ĐIỆN trong thực tế


1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.3 Điện dung (capacitor)

• Đặc trưng cho hiện tượng tích phóng năng lượng điện trường.
• Ký hiệu: C; Đơn vị: Farad (F)

1
u C =  idt
C

• Trong đó: i là dòng điện “đi qua” tụ điện, uC là điện áp đặt giữa hai đầu tụ điện.

• Lưu ý: trong mạch điện một chiều, dòng điện qua hai đầu tụ điện bằng 0. Khi đó, tụ
điện được xem như bị hở mạch.
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.3 Điện dung (capacitor)

Năng lượng tích lũy trong phần tử điện dung:

Đơn vị năng lượng tích lũy: J


1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.4 nguồn điện áp độc lập (independent voltage sources)
• Là phần tử đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một điện áp trên hai
cực của nó. Điện áp của phần tử này không phụ thuộc vào giá trị dòng điện
cung cấp từ nguồn và có độ lớn bằng sức điện động của nguồn:
• Nguồn điện áp một chiều:

Ký hiệu:  Chiều của điện áp từ “+” sang “–”;

 Chiều của sức điện động ngược lại


(ngược chiều với điện áp của nguồn),
từ “-” sang “+”
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.4 Nguồn dòng điện độc lập (independent current sources)
• Là phần tử đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một dòng điện
cung cấp cho mạch ngoài. Dòng điện của phần tử này không phụ thuộc
vào điện áp trên hai cực của nguồn.
• Nguồn dòng điện một chiều:

Ký hiệu:
• J : là giá trị của nguồn dòng, đơn vị ampe (A)
• ↑ : chỉ chiều của dòng điện
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.6 Các loại nguồn phụ thuộc

Loại 1: Nguồn áp phụ thuộc (áp) Loại 2: Nguồn dòng phụ thuộc áp
Ký hiệu: VCVS (Voltage-Controlled Voltage Source) Ký hiệu : VCCS (Voltage-Controlled Current Source)

u2 = αu1 α : hệ số điều khiển


không thứ nguyên
Đơn vị đo của là Siemen (S) hoặc mho
1.3 MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC THÔNG SỐ
1.3.6 Các loại nguồn phụ thuộc

Loại 3: Nguồn dòng phụ thuộc dòng Loại 4: Nguồn áp phụ thuộc dòng
Ký hiệu : CCCS (Current Controlled Current Source) Ký hiệu : CCVS (Current Controlled Voltage Source)

   : Đơn vị là ohm
 : không thứ nguyên
BÀI TẬP NHÓM

Hãy lấy các ví dụ về nguồn dòng, nguồn áp độc lập và phụ thuộc ?

 Nguồn áp độc lập

 Nguồn dòng độc lập

 Nguồn áp phụ thuộc áp

 Nguồn dòng phụ thuộc áp

 Nguồn dòng phụ thuộc dòng

 Nguồn áp phụ thuộc dòng


BÀI TẬP NHÓM

Hãy lấy các ví dụ về nguồn dòng, nguồn áp độc lập và phụ thuộc ?
BÀI TẬP NHÓM

Có bao nhiêu loại nguồn phụ thuộc?


 4

 1

 3

 5
BÀI TẬP NHÓM
Hình nào mô tả nguồn áp độc lập?

+
E _ u1 +
_ au 1 u2

a) b)

i2
u1 gu1 u2
J

c) d)
BÀI TẬP NHÓM
Hình nào mô tả nguồn dòng độc lập?

+
E _ u1 +
_ au 1 u2

a) b)

i2
u1 gu1 u2
J

c) d)
BÀI TẬP NHÓM
Hình nào mô tả nguồn áp phụ thuộc?

+
E _ u1 +
_ au 1 u2

a) b)

i2
u1 gu1 u2
J

c) d)
BÀI TẬP NHÓM
Hình nào mô tả nguồn dòng phụ thuộc?

+
E _ u1 +
_ au 1 u2

a) b)

i2
u1 gu1 u2
J

c) d)
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
1.4.1 Định luật Ohm
• Nhánh chỉ chứa phần tử điện trở:

Định luật Ôm U
I
R

• Nhánh chứa phần tử nguồn điện và điện trở:

A B U  E
Định luật Ôm I
R

• Sức điện động E sẽ lấy dấu dương “+” khi có chiều từ A đến B, ngược lại sẽ lấy
dấu âm “-”.
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
1.4.2 Các định luật kirchhoff

• Định luật Kirchhoff 1 (Định luật về dòng điện nút)


• Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng 0. Với dòng điện đi vào nút
mang dấu dương, dòng đi ra nút mang dấu âm.
n

• Phương trình định luật Kirchhoff 1: I


k 1
k 0

• Định luật Kirchhoff 2 (Định luật về điện áp vòng)


• Đi theo vòng kín với chiều tùy ý chọn thì tổng đại số các điện áp trên các
phần tử bằng 0. Với chiều của i, u, cùng chiều đi của vòng thì mang dấu
dương, ngược lại mang dấu âm.
n

• Phương trình định luật Kirchhoff 2: U


k 1
k 0
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
1.4.2 Các định luật kirchhoff
Chú ý: Nếu mạch có d nút, n nhánh thì ta có (d-1) phương trình định luật Kirchhoff 1 và
(n-d+1) phương trình định luật Kirchhoff 2.

Ví dụ 1.3: Cho mạch điện như hình, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 4 Ω, E1 = 2 V, E2 = 8


V, tìm dòng điện qua các nhánh I1, I2 và I3
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
1.4.2 Các định luật kirchhoff
Ví dụ 1.2:

Giải:

 Tại B: Theo định luật Kirchhoff 1 ta có:


I 1 - I2 - I 3 = 0 (1)
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
Ví dụ 1.2 (tiếp):
Giải:
 Tại B: Theo định luật Kirchhoff 1
ta có:
I1 – I2 – I3 = 0 (1)
I II

 Xét vòng kín I (ABDA) áp dụng định luật Kirchhoff 2 ta có:


UAB + UBD + UDA = 0
I1.R1 + I3.R3 – E1 = 0 (2)
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
Ví dụ 1.2 (tiếp):
Giải:
 Tại B: Theo định luật Kirchhoff 1
ta có:
I1 – I2 – I3 = 0 (1)
 Xét vòng kín I (ABDA) áp dụng định luật
Kirchhoff 2 ta có:

UAB + UBD + UDA = 0


I1.R1 + I3.R3 – E1 = 0 (2)

 Xét vòng kín II (BCDB) theo định luật Kirchhoff 2 ta có:


UBC + UCD + UDB = 0
I2.R2 + E2 – I3.R3 = 0 (3)
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
Ví dụ 1.2 (tiếp):
Giải:
 Tại B: Theo định luật Kirchhoff 1 ta
có:
I 1 – I 2 – I3 = 0 (1)
 Xét vòng kín I (ABDA) áp dụng định luật
Kirchhoff 2 ta có:

UAB + UBD + UDA = 0


I1.R1 + I3.R3 – E1 = 0 (2)
I1 – I 2 – I3  0               1
 Xét vòng kín II (BCDB) theo định luật 
Kirchhoff 2 ta có: I1.R 1  I3 .R 3 – E1  0    2 

UBC + UCD + UDB = 0 I 2 .R 2  E 2 – I3 .R 3  0    3
I2.R2 + E2 – I3.R3 = 0 (3)
 Giải hệ 3 phương trình (1), (2), (3) ta tìm được
dòng điện chảy qua các nhánh I1, I2, I3.
1.4 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN

Ví dụ 1.3: Cho mạch điện như hình, Tìm các dòng điện I1, I2, I3
Giải:
• Áp dụng định luật Kirchhoff 1 cho nút a:
I1  I 2  I3  0  I3  I1  I2 I1 2 a 6 I3
(1)
• Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho vòng I: I2
2.I1 + 4.I2 = 12 (2)
12 V I 4  II 8I1
• Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho vòng II:
-4.I2 + 6.I3 = 8I1 (3)
• Giải hệ phương trình (1), (2), (3) b

 I1  10A, I 2  2A, I3  12A


1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.1 Biến đổi tương đương mạch chứa điện trở mắc nối tiếp

n
Rtđ = R1 + R2 + R3 R = Rk
1

1.5.2 Biến đổi tương đương mạch chứa điện trở mắc song song

R 1.R 2 hay
R tđ =
R 1 +R 2
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH

Ví dụ 1.4: Cho mạch điện như Hình 1.18. Biết R1 = 5 Ω; R2 = 10 Ω; R3 = 40 Ω;


R4 = 50 Ω; E = 15 V. Hãy tìm I1 và U.

Áp dụng định lý chia


Giải: Dùng phép biến đổi tương: dòng:

R23 = R2 + R3 = 10 + 40 = 50

1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.3 Mạch chia dòng điện (định lý chia dòng)

Khi biết I, R1, R2. Tìm I1, I2

R2 R1
I1 = I. I 2 = I.
R1 + R 2 R1 + R 2

;
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.4 Mạch chia điện áp (cầu phân thế)

Khi biết U, R1, R2. Tìm I1, I2

R1 R2
U1 = U. U 2 = U.
R1 + R 2 R1 + R 2

;
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.5 Biến đổi tương đương điện trở mắc hình sao sang tam giác: y → ∆

Nếu các điện trở R1 = R2 = R3 = RY ta được RA = RB = RC = R∆ Vậy R∆ = 3.RY


1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.6 Biến đổi tương đương điện trở mắc tam giác sang hình sao : ∆ → y

M M

P N P N

R
Nếu RA = RB = RC = R∆ ta được R1 = R2 = R3 = RY, Do đó: RY =
3
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.7 Biến đổi tương đương nguồn sức điện động nối tiếp

n
E tđ  E1  E 2  E 3 E tđ =  E k
1

1.5.8 Biến đổi tương đương nguồn dòng mắc song song

n
J tđ =  J k
1

J tđ  J1  J 2  J 3
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.9 Định lý Thevenin và Norton
Mạch tuyến tính có một hoặc nhiều nguồn điện áp: Nguồn dòng điện có thể được thay
thế bằng một nguồn điện áp nối tiếp với một điện trở (định lý Thevenin) hoặc một nguồn
dòng điện song song với một điện trở (định lý Norton)

Định lý Thevenin và Norton áp dụng cho những mạch thỏa mãn các điều kiện sau:

 Mạch cần thay thế là mạch tuyến tính, chứa điện trở và nguồn.
 Nguồn phụ thuộc, nếu có, trong phần mạch nào thì chỉ phụ thuộc các đại lượng
nằm trong phần mạch đó

Uth : nguồn điện áp tương đương Thevenin, và


JN : nguồn dòng điện tương đương Norton
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
• Định lý Thevenin
Một mạch tuyến tính phức tạp có thể được thay thế bằng một mạch đơn giản chỉ
gồm một nguồn điện áp Uth và một điện trở Rth mắc nối tiếp.
Mạch tuyến tính phức tạp

Biến đổi tương đương theo Định lý Thevenin


Mạch thay thế Thevenin
Uth : điện áp hai đầu mạch khi để hở mạch tại A,B
Rth : điện trở nhìn từ hai đầu mạch khi triệt tiêu các nguồn độc lập bên trong mạch
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
• Định lý Thevenin

Cách xác định Uth :

Bước 1: Tách bỏ nhánh R cần khảo sát ra khỏi mạch.


Bước 2: Xác định điện áp hở mạch tại hai đầu mạch A,B
Khi đó:
hở mạch
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
• Định lý Thevenin

Cách xác định Rth :

Trường hợp 1: Mạch cần thay


thế không chứa nguồn phụ
thuộc:
Mạch tuyến Mạch tuyến
tính chứa tính chứa
nguồn phụ nguồn phụ
Trường hợp 2: Mạch cần thay thuộc thuộc

thế chứa nguồn phụ thuộc:


U th Nguyên tắc triệt tiêu nguồn độc lập:
R th 
I nm • Nguồn điện áp: nối tắt
• Nguồn dòng điện: hở mạch
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
• Định lý Thevenin
1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
• Định lý Norton
Một mạch tuyến tính phức tạp có thể được thay thế bằng một mạch đơn giản chỉ
gồm một nguồn dòng điện JN và một điện trở RN mắc song song.
Trong đó
JN : có giá trị bằng dòng điện ở hai đầu mạch khi nối tắt, và
RN : điện trở nhìn từ hai đầu mạch khi triệt tiêu các nguồn độc lập bên trong mạch

JN =
Inm
RN = Rth

Hình 1.27. Biến đổi tương đương theo Định lý Norton


1.5 BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG MẠCH
1.5.10 Biến đổi tương đương nguồn điện áp mắc nối tiếp với điện trở thành nguồn dòng
điện

Hình 1.30 Biến đổi tương đương nguồn điện áp thành nguồn dòng điện và ngược lại

Áp dụng định lý Thevenin và Norton ta được:


E
E = J.R J=
R
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện nhánh
Trong một mạch điện phức tạp, trên mỗi nhánh có một dòng điện chạy qua, các dòng điện nhánh có mối liên
hệ với nhau tại các nút (theo định luật Kirchhoff 1) và tại các vòng (theo định luật Kirchhoff 2).
Phương pháp dòng điện nhánh bao gồm 3 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tùy ý chọn chiều dòng điện trong các nhánh và chiều đi của các vòng. Biểu diễn
chiều các dòng điện nhánh và chiều các vòng trên hình vẽ.
Bước 2: Xác định số nút n và số nhánh m. Viết m phương trình sau đây:
Viết (n – 1) phương trình Kirchhoff 1 cho (n – 1) nút;
Viết (m – n + 1) phương trình Kirchhoff 2.
Bước 3: Giải hệ m phương trình ở bước 2 để tìm cường độ các dòng điện nhánh hoặc các
thông số khác theo yêu cầu của bài toán.
Lưu ý: Nếu mạch có n nút, m nhánh thì ta có thể viết (n – 1) phương trình định luật
Kirchhoff 1 và (m – n + 1) phương trình định luật Kirchhoff 2 độc lập với nhau.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 1.7: Cho mạch điện như Hình 1.31. Biết E1 = 10 V, E2 = 5 V, R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω,


R3 = 5 Ω.Tính dòng điện trên các nhánh.

Hình 1.31
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện nhánh
Chọn tùy ý chiều dòng điện trên các nhánh
Giải

Chọn tùy ý chiều vòng Mạch điện có 2 nút

Mạch điện có 3 nhánh

Bước 1: Chọn chiều các dòng điện nhánh I1, I2, I3 và chiều đi của các vòng (I), (II) như
hình vẽ.

Bước 2: Mạch điện đã cho có 2 nút và 3 nhánh. Như vậy chúng ta cần lập 1 phương trình
Kirchhoff 1 và 2 phương trình Kirchhoff 2.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện nhánh

Áp dụng định luật Kirchhoff 1 tại nút A ta có:


I1  I 2  I3  0 (1)

Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho vòng (I) và


vòng (II) ta có:
I1R1  I3 R 3  E1   0  2I1  5I3  10 (2)
I 2 R 2  I3 R 3  E 2   0  3I 2  5I3  5 (3)

Bước 3: Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được:

55 15 40
I1   A  ; I 2    A  ; I3   A  trong đó I1 và I3 có chiều như đã chọn trên hình vẽ,
31 31 31
còn I2 có chiều ngược lại với chiều đã chọn.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện mạch vòng
Trong một mạch điện phức tạp bao gồm nhiều vòng thì trên mỗi vòng độc lập chúng ta có thể tưởng tượng
ra một dòng điện chạy khép kín gọi là dòng điện mạch vòng. Khi đó dòng điện trên mỗi nhánh là tổng đại
số các dòng điện mạch vòng chạy trên đó, độ sụt áp trên mỗi phần tử do dòng điện mạch vòng gây ra được
chi phối bởi định luật Kirchhoff 2.

Phương pháp dòng điện mạch vòng bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định số nút n và số nhánh m để suy ra số vòng độc lập là (m – n + 1). Tùy ý chọn chiều các
dòng điện mạch vòng trong các vòng độc lập và biễu diễn các dòng điện đó trên hình vẽ. Vòng độc lập là một
vòng không chứa các vòng khác trong nó.
Bước 2: Viết (m – n + 1) phương trình Kirchhoff 2 cho các vòng độc lập theo chiều đã chọn.
Bước 3: Giải hê ̣ phương trình dòng điện mạch vòng gồm (m – n + 1) phương trình vừa thiết lâ ̣p, chúng ta
tìm được các dòng điê ̣n vòng.
Bước 4: Tính cường độ dòng điê ̣n các nhánh theo các dòng điê ̣n vòng bằng cách tùy ý chọn chiều các dòng
điện nhánh, rồi lấy tổng đại số các dòng điện mạch vòng chạy qua nhánh. Sau đó xác định các thông số khác
của mạch mà bài toán yêu cầu.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện mạch vòng
Ví dụ 1.8: Cho mạch điện như Hình 1.32. Biết E1 = 10 V, E2 = 5 V, R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 6 Ω.
Xác định dòng điện trên các nhánh.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện mạch vòng
Ví dụ 1.8: Cho mạch điện như Hình 1.32. Biết E1 = 10 V, E2 = 5 V, R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 6 Ω.
Xác định dòng điện trên các nhánh.

Chọn tùy ý chiều


dòng điện chạy trong
vòng

Mạch điện có ………..nhánh?


Có ………phương trình được viết theo định luật Kirchhoff 2
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp dòng điện mạch vòng
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
Trong một mạch điện phức tạp bao gồm nhiều nút thì trên mỗi nút có một điện thế. Sự chênh lệch điện thế
giữa các nút tạo ra các dòng điện nhánh và chúng liên hệ với nhau thông qua biểu thức của định luật Ohm.
Tại mỗi nút, các dòng điện nhánh, và do đó, các điện thế nút sẽ có giá trị tuân theo định luật Kirchhoff 1.
Phương pháp điện thế nút bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chọn một nút (thường là nút có nhiều nhánh nhất) làm nút gốc và cho điện thế nút đó bằng không.
Bước 2: Viết phương trình định luật Kirchhoff 1 cho các nút (trừ nút gốc) sử dụng các điện thế nút. Trước
hết, chọn tùy ý chiều các dòng điện nhánh, sau đó, viết biểu thức các dòng điện nhánh dạng:
VA  VB
I AB 
R AB

và cuối cùng viết phương trình định luật Kirchhoff 1 cho các nút thông qua các điện thế nút. Nếu mạch có n
nút thì sẽ có (n – 1) phương trình cần viết. Các phương trình này gọi là phương trình điện thế nút.
Bước 3: Giải (n – 1) phương trình vừa viết để tìm được các giá trị điện thế của (n – 1) nút. Đó cũng chính là
giá trị điện áp của các nút so với nút gốc.
Bước 4: Tính cường độ các dòng điện nhánh thông qua biểu thức định luật Ohm (1.48). Từ đó xác định các
thông số khác của mạch mà bài toán yêu cầu.
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
Ví dụ 1.9: Cho mạch điện như Hình 1.33. Biết E1 = 10 V, E2 = 5 V, R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 6
Ω. Tính cường độ dòng điện trên các nhánh.

Hình 1.33
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
Ví dụ 1.9: Cho mạch điện như Hình 1.33. Biết E1 = 10 V, E2 = 5 V, R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 6
Ω. Tính cường độ dòng điện trên các nhánh.

Hình 1.33
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp điện thế nút
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN
1.6.1 Phương pháp xếp chồng
Trong một mạch điện tuyến tính có nhiều nguồn, mọi tín hiệu u(t) và i(t) của mạch điện
điều có thể được biểu diễn bằng tổng đại số các tín hiệu đó do từng nguồn độc lập tác
động sinh ra khi các nguồn độc lập khác bị ngắt.

Phương pháp xếp chồng được thực hiện theo 3 bước:


Bước 1: Chọn tùy ý chiều dòng điện trên các nhánh và biểu diễn chúng trên hình vẽ.
Bước 2: Tính cường độ dòng điện trên nhánh do từng nguồn tác động gây ra bằng cách:
Cho lần lượt mỗi nguồn tác động làm việc riêng rẽ trong khi ngắt bỏ các nguồn khác và
tính dòng điện nhánh trong mỗi lần tác động đó. Cho các nguồn khác lần lượt bật lên và tắt
tất cả các nguồn còn lại theo nguyên tắc: ngắn mạch nguồn áp và hở mạch nguồn dòng.
Bước 3: Tính cường độ dòng điện qua các nhánh bằng cách tính tổng đại số các cường độ
dòng điện qua nhánh đó do tác động riêng rẽ của từng nguồn. Từ đó xác định các thông số
khác của mạch điện theo yêu cầu của bài toán.
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN

Ví dụ 1.12: Cho mạch điện như hình vẽ Hình 1.36. Biết R1 = 3 Ω; R2 = 3


Ω; R3 = 3 Ω; E1 = 45 V; E3 = 18 V. Hãy xác định cường độ dòng điện I2.
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN

Ví dụ 1.12: Cho mạch điện như hình vẽ Hình 1.36. Biết R1 = 3 Ω; R2 = 3


Ω; R3 = 3 Ω; E1 = 45 V; E3 = 18 V. Hãy xác định cường độ dòng điện I2.

Hình 1.36 (E1) Hình 1.36 (E3)


Gợi ý giải: Bước 3: Xếp chồng kết quả: Cường độ dòng điện
Bước 1: Cho nguồn điện áp E1 tác động, khi đó nguồn điện áp trên nhánh qua R2 bằng tổng đại số các dòng điện
E3 sẽ ngắn mạch. Tính dòng điện I21 trên nhánh qua R2
qua nhánh đó do tác động riêng rẽ của từng nguồn
Bước 2: Cho nguồn điện áp E3 tác động, khi đó nguồn điện áp E1 và E3:
E1 sẽ ngắn mạch. Tính dòng điện I23 trên nhánh qua R2 I2 = I21) + I23
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1.1. Hãy trình bày các khái niệm mạch điện, dòng điện, điện áp.
1.2. Hãy viết biểu thức định luật Ohm cho đoạn mạch chứa nguồn và nêu quy tắc xác định dấu của các đại
lượng trong phương trình.
1.3. Hãy phát biểu định luật Kirchhoff về dòng điện và định luật Kirchhoff về điện áp.
1.4. Hãy trình bày về mối quan hệ của các dòng điện trong các nhánh của đoạn mạch mắc song song và
viết công thức chia dòng.
1.5. Hãy trình bày về mối quan hệ của các điện áp trên các phần tử của đoạn mạch mắc nối tiếp và viết
công thức chia áp.
1.6. Hãy trình bày các phương pháp biến đổi tương đương cho đoạn mạch chứa điện trở mắc hình sao,
hình tam giác.
1.7. Hãy trình bày các định lý Thevenin và Norton.
1.8. Hãy trình bày các bước phân tích mạch điện bằng phương pháp dòng điện nhánh.
1.9. Hãy trình bày các bước phân tích mạch điện bằng phương pháp dòng điện mạch vòng.
1.10. Hãy trình bày các bước phân tích mạch điện bằng phương pháp điện thế nút.
1.11. Hãy trình bày các bước phân tích mạch điện bằng phương pháp xếp chồng. 80
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.12. Cho mạch điện như Hình 1.37. Xác định cường độ dòng điện i.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.13. Cho mạch điện như Hình 1.38. Xác định cường độ dòng điện I.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.14. Cho mạch điện như Hình 1.39. Biết R1 = 7 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 2 Ω, R4 = 3 Ω, R5 =


6 Ω, R6 = 12 Ω, J = 8 A. Hãy tính công suất tiêu thụ trên điện trở R5.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.15. Cho mạch điện như Hình 1.40. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 8 Ω, J = 5 A, E = 25


V. Hãy tìm các dòng điện I1, I2, I3.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.16. Cho mạch điện như Hình 1.41. Biết R1 = 300 Ω, R2 = 97 Ω, E = 1 V. Hãy tính U0.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1.17. Cho mạch điện như Hình 1.42. Biết R 1 = 2 Ω, R2 = R3 = R4 = 3 Ω, R5 = R6 = 5 Ω, E
= 9 V. Hãy tìm dòng điện I.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.18. Cho mạch điện như Hình 1.43. Biết E1 = 4 V, E2 = 3 V, E3 = 7 V, R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω,


R3 = 6 Ω. Hãy tìm dòng điện I1, I2, I3.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.19. Cho mạch điện như Hình 1.44. Biết E1 = 24 V, E2 = 12 V, J = 1 A, R2 = 4 Ω, R1 =


R3 = R4 = R5 = 4 Ω. Hãy tìm dòng điện qua R2.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.20. Cho mạch điện như Hình 1.45. Biết E1 = 15 V, J = 2 A, R1 = 3 Ω, R2 = 10 Ω, R3 =


6 Ω, R4 = 8 Ω. Hãy tìm dòng điện qua R4.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.21. Cho mạch điện như Hình 1.46. Biết E = 12 V, R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 6 Ω. Hãy tìm
dòng điện I1, I2, I3.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Tài liệu đọc thêm chương 1

1. Lê Văn Bảng, Giáo trình lý thuyết mạch điện, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.
2. Phạm Thị Cư, Lê Minh Cường, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Mạch điện 1, Nxb Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
3. Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ thuật điện, Nxb Khoa học & kỹ thuật, 2007.
4. Trần Tùng Giang, Lê Thị Thanh Hoàng, Mạch điện, Nxb Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, 2013.
5. Charles K. Alexander, Matthew N.O. Sadiku, Fundamentals of Electric Circuits, 5th
Edition, Mc Graw Hill, 2012.
6. James A. Svoboda, Richard C. Dorf, Introduction to electric Circuits, 9th Edition,
Wiley, 2013.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

You might also like