You are on page 1of 7

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/311843070

Phương pháp tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiđáp ứng các điều kiện
môi trường

Article · January 2012

CITATIONS READS

0 1,694

1 author:

Thuan Thanh Nguyen


Dong An Polytechnic
7 PUBLICATIONS   88 CITATIONS   

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Thuan Thanh Nguyen on 07 March 2017.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐIỂM CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI CỦA PIN MẶT TRỜI
ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
A Maximum Power Point Tracking Approach for Adapting Changing Environmental Conditions

Trương Việt Anh Nguyễn Thanh Thuận


ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM CĐN Công nghệ cao Đồng An

TÓM TẮT
Bài báo trình bày phương pháp tìm điểm làm việc có công suất cực đại của pin mặt trời (MPPT) đáp ứng các
điều kiện môi trường thay đổi. Phương pháp mới đề xuất phân chia vùng làm việc trên đường đặc tuyến của
pin mặt trời thành ba vùng chính, gồm vùng bên trái điểm cực đại (MPP), vùng cực đại và vùng bên phải
điểm MPP. Bằng việc xác định điểm làm việc của pin mặt trời đang ở vùng nào đều có thể nhanh chóng đưa
pin vào làm việc ở điểm cực đại thông qua việc điều chỉnh độ rộng xung của mạch boost.

Kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho thấy phương pháp này đã tìm được điểm MPP nhanh hơn, ổn định
hơn và khắc phục được một số nhược điểm của giải thuật P&O (Perturb and Observe).

ABSTRACT
This paper presents the Maximum Power Point Tracking (MPPT) technique of Photovoltaic to adapt
changing enviromental conditions. The author uses the new method by dividing the working point on the
characteristics of solar cells into three major areas, including the left side of the maximum power point
(MPP), the maximum area and the right of the MPP area. By defining the working point of the solar cells are
in areas where we can quickly take the Photovoltaic to work at the MPP by adjusting duty pulse of the boost
circuit.

Results of Simulations and experimental measurements has shown that this method has found the MPP
faster, more stable and overcomes some disadvantages of the algorithm P & O.

1. GIỚI THIỆU trường. Nhiệm vụ của bộ MPPT là tìm và duy trì


Phát điện bằng pin quang điện (PV) ngày càng trở chế độ làm việc hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều
nên quan trọng bởi vì nó được xem là nguồn năng phương pháp MPPT đã được nghiên cứu để xác
lượng tái tạo có nhiều ưu điểm như không phát sinh định điểm làm việc tối ưu.
chi phí nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường,
đòi hỏi bảo trì ít và không phát ra tiếng ồn so với Trong [1], với kỹ thuật MPPT dùng bảng tra trên
các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, các module máy tính nên gặp nhiều khó khăn về bộ nhớ trong
PV khi làm việc với tổng trở tải không thích hợp bộ vi xử lý. Giải quyết vấn đề này, một số nghiên
vẫn có hiệu suất chuyển đối thấp, do đó, dò tìm cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm để chỉ ra
điểm công suất cực đại (MPPT) cho PV là điều cần quan hệ giữa điện áp làm việc tối ưu và điện áp hở
thiết trong một hệ thống PV. mạch của PV [2, 3] nhưng chỉ áp dụng được một số
loại PV nhất định vì quan hệ này phụ thuộc vào vật
Lượng điện năng tạo ra phụ thuộc vào điện áp hoạt liệu chế tạo, nhiệt độ môi trường. Các giải thuật
động của PV. Trên đặc tuyến V(I) và P(V) của mới [4,5] sử dụng kỹ thuật P&O (perturb and
PV tồn tại duy nhất một điểm mà ở đó công suất observe) hay cải tiến của P&O đẵ khắc phục được
phát của PV đạt cực đại (MPP), điểm MPP này nhược điểm nói trên. Tuy nhiên, công suất PV thu
thay đổi phụ thuộc vào bức xạ và nhiệt độ môi được bị dao động lớn và dễ tìm sai điểm MPP khi

1
bức xạ thay đổi. Ngoài ra, hiện nay các phương làm việc đã đi qua điểm MPP, khi đó giải thuật
pháp MPPT sử dụng logic mờ hay mạng Noron P&O sẽ đảo chiều (H.3). Vì vậy giải thuật này có
cũng được chú trọng phát triển nhưng độ phức tạp nhiều mặt hạn chế như luôn luôn giao động quanh
cao [6..9]. điểm MPP, đáp ứng chậm, và có thể đáp ứng sai
dưới các điều kiện môi trường thay đổi (H.4). Khi
Bài báo tập trung nghiên cứu xây dựng giải thuật bức xạ thay đổi PV chuyển đường đặc tuyến thấp
MPPT có tốc độ tìm điểm cực đại nhanh chóng và lên đặc tuyến cao. Khi đó ΔP = (Pk+1 - Pk) > 0 và
có khả năng đáp ứng dưới các điều kiện môi trường ΔV > 0, giải thuật tiếp tục tăng Vref làm cho điểm
thay đổi dựa trên những ưu điểm của phương pháp làm việc ngày càng xa điểm MPP.
P&O và phương pháp thực nghiệm.

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


2.1. Mô tả hệ thống
DC
PV TẢI
DC

Duty
Ipv
P(k) = Xác định Vref Bộ phát
Vpv V(k)xI(k) Vref PWM

Vlow
So sánh
Vhigh

H.1. Sơ đồ khối hệ thống PV có MPPT

Công suất của PV được xác định bằng tích số của H.3. Giải thuật P&O
hai giá trị IPV và VPV. Bộ MPPT xác định giá trị
điện áp Vref (hoặc độ rộng xung) nhằm điều khiển
bộ biến đổi năng lượng DC-DC sao cho điện áp DC
đặt lên tải thay đổi để thay đổi được công suất tiêu
thụ phù hợp với công suất cực đại của PV.

2.2. Phân tích giải thuật P&O truyền thống

H.4. Giải thuật P&O tìm sai điểm MPP

2.3. Giải thuật đề xuất


a. Vùng làm việc hiệu quả của PV
H.2. Độ dốc dP/dV của PV Nếu chia đặc tuyến của pin mặt trời thành ba vùng
như H.5, vùng bên trái điểm MPP (vùng 1), vùng
Xét H.2, giải thuật P&O vốn dựa vào quan hệ V-P MPP (vùng 2) và vùng bên phải điểm MPP (vùng
của PV, bên trái điểm cực đại (MPP) dP/dV > 0, 3). Các giá trị VLOW và VHIGH được xác định dựa
trong khi ở bên phải điểm MPP, dP/dV < 0. Nếu trên phương pháp thực nghiệm. Theo [2,3] VMPP ≈
điện áp vận hành của PV được đi theo hướng (0.75÷0.85)VOC. Nhưng để đo được VOC, cần phải
dP/dV > 0, điều này cho thấy PV đang đi đến điểm ngắt PV ra khỏi hệ thống, nên chi phí mạch động
MPP, ngược lại nếu đi theo hướng dP/dV < 0, điểm lực tăng, thất thoát công suất cũng như dao động
2
công suất, cũng có thể dùng pin mẫu để xác định giúp cho hệ thống làm việc ổn định, hay độ giao
điện áp VOC nhưng không chính xác và làm giá động công suất và điện áp nhỏ. Chẳng hạn nếu như
thành hệ thống tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo để ΔP > 0 và ΔV > 0 chứng tỏ rằng công suất pin mặt
điểm MPP luôn nằm trong vùng 2, có thể chọn: trời có thể cung cấp hơn nữa, giải thuật sẽ tăng giá
VLOW ≤ 0.75VOC.ref & VHIGH ≥ 0.85VOC.ref trị Vref bằng cách giảm độ rộng xung để đẩy công
Trong đó: VOC.ref là điện áp hở mạch tại nhiệt độ suất PV đến điểm làm việc mới có công suất cao
chuẩn của PV do nhà sản xuất cung cấp. hơn điểm làm việc cũ.
Start

b. Xây dựng giải thuật điều khiển Set VHIGH, VLOW

Sau khi xác định được điện áp làm việc VPV của hệ
Sense V(k), I(k)
thống, cần so sánh với hai giá trị VLOW và VHIGH để
xác định giá trị Vref theo các quy luật sau: P(k) = V(k)xI(k)

- Vùng 1: VPV < VLOW, tăng nhanh VREF với gia Delay P(k)&I(k) by k-1
instant P(k-1), V(k-1)
số lớn để nhanh chóng đưa PV vào vùng 2
ΔP=P(k) - P(k-1)
- Vùng 2: VLOW < VPV < VHIGH, thực hiện dò ΔV=V(k) - V(k-1)

điểm MPP với gia số nhỏ, để tránh độ dao động YES NO


V(k) < VLOW
công suất lớn
- Vùng 3: VPV > VHIGH, giảm nhanh VREF với gia
V(k) > VHIGH
YES NO
NO YES
ΔP = 0
số lớn để nhanh chóng đưa PV trở lại vùng 2 YES NO
ΔP > 0
YES NO YES NO
ΔV > 0 ΔV > 0

Increase Increase
Increase Decrease Decrease Decrease
Vref with Vref with
Vref with Vref with Vref with Vref with
small small
big error big error small error small error
error error

Return

H.6. Giải thuật đề xuất

H.7 mô tả giải thuật đề xuất trong môi trường


Matlab & Simulink.
H.5. Ba vùng làm việc của PV

Giải thuật mới dò điểm MPPT được trình bày tại


H.6, vì sự phân chia vùng dò nên tín hiệu dò bằng
cách so sánh P(k) và P(k-1) chỉ diễn ra khi VPV
trong vùng 2, ngoài vùng này, tín hiệu dò bộ MPPT
sẽ sử dụng sai số giữa VPV với VLOW hoặc VHIGH.
Nhờ đó hạn chế được việc tìm sai điểm MPP khi
bức xạ thay đổi một khoảng lớn (các hiện tượng
bóng đổ, bóng che do mây).

Nếu điểm làm việc của PV đang ở vùng 1, xa điểm


MPP thì dù khi đó P(k) < P(k-1) do bức xạ mặt trời
giảm, giải thuật vẫn tăng Vref.(H.6).

Khi PV đang làm việc ở vùng 2, nếu có sự thay đổi H.7. Giải thuật xây dựng trong Matlab & Simulink
trong số gia công suất, giải thuật sẽ điều chỉnh giá
trị VREF (độ rộng xung) với gia số nhỏ, điều này
3
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Để thực hiện mô phỏng, tác giả sử dụng thông số
của pin MSX 60
Khi bức xạ thay đổi không liên tục:

H.11. Công suất PV thu được tương ứng với điện


áp vận hành của PV khi bức xạ thay đổi nhanh

Thông thường đối với các bộ MPPT, người ta vẫn


H.8. Điện áp PV
thường cài đặt trước giá trị Vref hoặc độ rộng xung
chuẩn, giá trị này thường là giá trị cực đại tiêu
chuẩn của PV, việc cài đặt này nhằm nhanh chóng
đưa PV vào hoạt động ở MPP. Tuy nhiên khi cài
đặt giá trị ban đầu này bộ MPPT sử dụng giải thuật
P&O có thể phát hiện sai điểm MPP.

Trong H.12 giải thuật P&O phát hiện sai điểm MPP
H.9. Công suất PV thu được và tiếp tục làm giảm điện áp Vref trước khi tăng trở
lại ở giây thứ 95. Trong khi giải thuật đề xuất đã
H.8. cho thấy điện áp pin mặt trời khi sử dụng giải khắc phục được nhược điểm này và công suất thu
thuật đề xuất nhanh chóng làm việc tại điện áp có được từ PV lớn hơn giải thuật P&O (H.13).
công suất cực đại (khoảng 40s) trong khi giải thuật
P&O có tốc độ dò tìm chậm hơn (khoảng 170s).
Công suất tương ứng thu được của giải thuật đề
xuất lớn hớn giải thuật P&O (H.9)

Khi bức xạ thay đổi liên tục:

H.12. Điện áp MPP so với giải thuật P&O

H.10. Điện áp PV khi bức xạ thay đổi nhanh

H.10 cho thấy điện áp PV luôn hoạt động trong


vùng cực đại và công suất PV thu được lớn hơn giải H.13. Công suất PV thu được tương ứng với
thuật P&O khi bức xạ thay đổi nhanh (H.11). điện áp làm việc (Vset = 17V)

4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


H.14 mô tả một hệ thống PV gồm pin quang điện
15W, qua bộ MPPT dùng công nghệ mạch boost và
kết nối với tải trở có công suất định mức là
4
20W/220V. Đồ thị công suất phát của hệ thống PV
lần lượt được trình bày tại H.15 từ 14:00 – 15:00
ngày 25/2/2012 và tại H.19 từ 7:00 – 18:00 ngày
02/3/2012.

H.18. Tốc độ tìm VPV 15h ngày 25/02/2012

H.17 cho thấy điện áp VPV luôn hoạt động tại giá trị
tối ưu và H.18 cho thấy tốc độ dò tìm giá trị điện áp
tối ưu của giải thuật khoảng 7.5s.

H.14. Mô hình thực nghiệm

H.19. Công suất PV thu được ngày 02/03/2012

H.19 cho thấy trong một ngày tiêu biểu pin mặt trời
luôn hoạt động tại những điểm có công suất cực
đại, công suất của pin luôn giao động quanh điểm
có công suất lớn nhất. H.19 cũng cho thấy được
công suất pin mặt trời thu được phụ thuộc vào
H.15. Công suất PV thu được 14h ngày 25/02/2012 lượng bức xạ trong ngày.

5. KẾT LUẬN
Bài báo đề xuất giải thuật MPPT mới đáp ứng các
điều kiện môi trường thay đổi. Kết quả mô phỏng
và thực nghiệm cho thấy khi sử dụng giải thuật đề
xuất pin mặt trời luôn hoạt động tại những điểm có
H.16. Tốc độ tìm công suất 14h ngày 25/02/2012 công suất cực đại. Kết quả so sánh với giải thuật
P&O cho thấy giải thuật đề xuất có tốc độ tìm điểm
H.16 cho thấy sau khoảng 7.5s pin mặt trời hoạt MPP nhanh hơn, độ giao động công suất nhỏ hơn
động ở điểm có công suất cực đại công suất tối ưu và giải thuật đã khắc phục được nhược điểm tìm sai
thu được vào khoảng 12W. Công suất thu được này điểm MPP của giải thuật P&O khi điều kiện bức xạ
có giá trị gần giá trị Ppeak của PV do nhà sản xuất thay đổi nhanh.
cung cấp. Lúc này hiệu suất đạt 80%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ibrahim, H. E.-S. A. and Houssiny, F. F.,
“Microcomputer Controlled Buck Regulator for
Maximum Power Point Tracker for DC Pumping
System Operates from Photovoltaic System,”
Proceedings of the IEEE International Fuzzy
Systems Conference, August 22-25,Vol. 1, pp. 406-
H.17. VPV của PV 15h ngày 25/02/2012
411 (1999).
5
[2] Jawad Ahmad, and Hee-Jun Kim “A Voltage
Based Maximum Power Point Tracker for Low Bảng thông số của pin mặt trời MSX60:
Power and Low Cost Photovoltaic Applications” Đặc tính Thông số Đặc tính Thông số
World Academy of Science, Engineering and Công suất Điện áp hở
60 W 21.1 V
Technology 60 2009 đỉnh (PP) mạch (VOC)
[3] Masoum, Mohammad A. S. Dehbonei, Điện áp Hệ số nhiệt độ 80-90
17.1 V
đỉnh (VPP) của VOC mV/oC
Hooman, “Design, Construction and Testing of a
Dòng điện Hệ số nhiệt độ
Voltage-based Maximum Power Point Tracker 3.5 A 3 mA/oC
đỉnh (IPP) của ISC (KI)
(VMPPT) for Small Satellite Power Supply” Ảnh hưởng
Dòng ngắn -0.38
SSC99-XII-7 3.8 A nhiệt độ lên
mạch (ISC ) W/oC
[4] Enslin, J. H. R. and Snyman, D. B., “Simplified công suất
Feed-Forward Control of the Maximum Power
Pont in PV Installations” Proceedings of the IEEE Bảng thông số của pin mặt trời thực nghiệm:
International Conference on Power Electronics
Motion Control, Vol.1, pp. 548-553 (1992).
[5] Sree Manju B, Ramaprabha R, Mathur B.L
“Design and Modeling of Standalone Solar
Photovoltaic Charging System” International
Journal of Computer Applications (0975 – 8887)
Volume 18– No.2, March 2011
[6] Mayssa Farhat, Lassâad Sbita “Advanced Fuzzy
MPPT Control Algorithm for Photovoltaic
Systems ” Science Academy Transactions on
Renewable Energy Systems Engineering and
Technology Vol. 1, No. 1, March 2011
[7] Mohamed Salhi, Rachid El-Bachtri “Maximum
Mô hình thực nghiệm
Power Point Tracker using Fuzzy Control for
Photovoltaic System” International Journal of
Research and Reviews in Electrical and Computer
Engineering (IJRRECE) Vol. 1, No. 2, June 2011,
ISSN: 2046-5149
[8] R. Belaidi, M. Fathi, A. Haddouche, A.
Chikouche, G. Mohand Kaci and Z. Smara, “ Study
and Simulation of a Mppt controller based on
Fuzzy logic controller for photovoltaic system”
IGEC-VI-2011-208
[9] Theodoros L. Kottas, Athanassios D. Karlis,
“New Maximum Power Point Tracker for PV
Arrays Using Fuzzy Controller in Close
Cooperation With Fuzzy Cognitive Networks” IEEE
TRANSACTIONS ON ENERGY CONVERSION,
VOL. 21, NO. 3, SEPTEMBER 2006

View publication stats

You might also like