You are on page 1of 190

yentung1003@gmail.

com
ĐẠIHỌC
TRƢỜNGĐẠI
TRƢỜNG HỌCKỸ
KỸTHUẬT
THUẬTCÔNG
CÔNGNGHIỆP
NGHIỆPTHÁI
THÁINGUYÊN
NGUYÊN
KHOA
KHOA ĐIỆN
ĐIỆN TỬ
******
******

BÀIGIẢNG
BÀI GIẢNG

ĐIỆNTRANG
TỬ Y BỊ ĐIỆNHỌC
SINH
NHÀ THÔNG
DÀNH CHO MINH
SV CHUY N NGÀNH:
( DÀNH CHOKSV CHUY
THU TN NGÀNH:
I N T K ) THU T I N )
M HP:
M HP:TEE522
ELE470

GV: ThS. PHẠM DUY KHÁNH


TS. ĐẶNG
GV:MÔN:
BỘ NGỌCĐIỆN
KỸ THUẬT TRUNG
TỬ
BỘ MÔN: KỸ THUẬT ĐIỆN

Thái Nguyên 02 - 2014


Thái Nguyên, 2020

Thái Nguyên 6 - 2017


Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ THÔNG MINH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NHÀ THÔNG MINH
1.1.1. Lịch sử ra đời của “smart home”
Nhu cầu và mong ước về một căn nhà tiện nghi có lẽ đ luôn tồn tại trong lịch sử
văn minh loài người. Nhà thông minh là một ví dụ điển hình công nghệ đ bắt kịp với
ý tưởng sẵn có của con người và giờ đây công nghệ ấy lại đi trước trong việc kiến tạo
ra những tiện nghi mới mẻ, biến trí tưởng tượng của con người thành hiện thực. Dưới
đây sẽ điểm qua những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của nhà thông minh
và hệ thống tự động hóa nhà ở.

Hình 1.1 Minh họa hình ảnh nhà thông minh thực tế
Tiền đề cho hệ thống tự động nhà thông minh chính là thiết bị điều khiển từ xa
không dây, được giới thiệu vào năm 1898 bởi Nikola Tesla, khi đó ông đ điều khiển
mô hình thu nhỏ của một chiếc thuyền bằng cách gửi đi sóng radio qua điều khiển từ
xa. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát triển bùng nổ của các thiết bị gia dụng, ví dụ như
máy hút bụi chạy bằng động cơ ra đời nằm 1901 và máy hút bụi chạy bằng điện xuất
hiện năm 1907. Hai thập kỷ tiếp theo là một cuộc cách mạng thiết bị gia dụng với sự
xuất hiện của tủ lạnh, máy sấy quần áo, máy giặt, bàn là và máy nướng bánh mì... Tuy
nhiên, trong thời kì này các thiết bị kể trên có giá thành rất đắt và là những món hàng
xa xỉ chỉ những gia đình giàu có mới có thể mua được.
1
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

ến những năm 1930, ý tưởng về tự động hóa nhà ở được khơi gợi lên, nhưng
phải đến năm 1966, hệ thống tự động hóa căn nhà đầu tiên mang tiên EchoIV mới
được phát triển bởi Jim Sutherland. Hệ thống này giúp chủ nhà lên danh sách mua
hàng, điều chỉnh nhiệt độ các phòng ở và bật/tắt các thiết bị gia dụng. Nhưng đáng tiếc
là hệ thống này chưa bao giờ được bán ra thị trường.
Năm 1969, bếp máy tính Honeywell ra đời. Chức năng của sản phẩm này là tạo
ra các công thức món ăn, nhưng chiếc bếp này đ không đạt được thành công về
thương mại do giá thành quá đắt đỏ. Bước ngoặt lớn đầu tiên đ xảy ra vào năm 1971
khi bộ vi xử lý ra đời, khiến cho giá các thiết bị điện tử giảm mạnh. iều này cũng
đồng nghĩa với việc mọi người có khả năng được tiếp cận với công nghệ dễ dàng hơn.
Nhờ có bước phát triển thần kì ấy, khái niệm “nhà thông minh” lần đầu tiên được đưa
ra vào năm 1984 bởi Hội Liên Hiệp Xây dựng Hoa Kỳ.
Trong suốt thập niên 90, công nghệ dành cho người cao tuổi đ là một chủ đề
được tập trung nghiên cứu, trong đó người ta cố gắng kết hợp giữa kỹ thuật hiện đại và
khoa học về tuổi già để tạo ra các công nghệ phục vụ cho người cao tuổi. Chính sự tập
trung nghiên cứu này cũng đóng góp vào việc phát triển các tiện nghi gia đình, thiết bị
gia dụng, điện tử điện lạnh. Trong khoảng thời gian này, nhu cầu kết nối các thiết bị
gia dụng cũng bắt đầu xuất hiện. Năm 1993, mạng lưới kết nối các thiết bị tại nhà
không dây đầu tiên được xây dựng bởi Fujieda.
ến cuối thế kỷ 20, thuật ngữ Domotics được sáng tạo và sử dụng để miêu tả
việc các sản phẩm đồ gia dụng được kết hợp với máy tính và robot, tạo thành một hệ
thống và phối hợp để quản lý các công việc trong gia đình. Năm 1998, Ngôi nhà Thiên
niên kỷ Interger milllennium house) được mở cửa trưng bày. Căn nhà mẫu này minh
họa cho việc một căn nhà có thể được tích hợp công nghệ như thế nào, với các hệ
thống sưởi ấm, quản lý đất trồng vườn, các thiết bị an ninh, chiếu sáng và cửa đều
được điều khiển tự động.
Mười năm sau, khi mạng Internet phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, người ta bắt
đầu đi vào nghiên cứu để tìm ra cách kết nối hệ thống điều khiển tự động hóa căn nhà
với mạng Internet. Hiroshi Kanma và các đồng sự đ đề xuất việc hệ thống được điều
khiển thông qua bluetooth vào năm 2003. Năm 2006, hệ thống mạng lưới phức hợp
các sản phẩm gia dụng được giới thiệu. Mạng lưới này sử dụng bluetooth hoặc mạng
điện thoại để gửi dữ liệu cho nhà cung cấp và truyền dẫn về căn nhà của người sử

2
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

dụng. Bằng cách thức này, người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà kể cả
khi ở bên ngoài.
Khi các thiết bị công nghệ dần có giá thành rẻ hơn, chúng cũng được tích hợp nhiều
hơn vào căn nhà của chúng ta. Cùng với sự phổ biến ấy, ngày càng có nhiều công ty
đầu tư vào việc nghiên cứu nâng cấp và phát triển các công nghệ này để chúng hoạt
động hiệu quả hơn và có giá thành rẻ hơn nữa.
Hiện nay, công nghệ tự động hóa nhà ở xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi, và chúng
ta thậm chí đôi khi còn chẳng nhận ra. Giờ đây, rất nhiều người trong chúng ta đ có
thể điều khiển ti vi, hệ thống sưởi, chuông báo động, đèn chiếu sáng, cửa ra vào từ
điện thoại thông minh và các bộ điều khiển. Với sự phát triển như vũ b o này, có thể
nói, những bước tiến hay thay đổi trong công nghệ nhà thông minh trong tương lai sẽ
không còn có bất kỳ giới hạn nào ngoài chính trí tưởng tượng của con người.
Tóm lại nhà thông minh là gì? Chúng ta có thể hiểu khái niệm đó một cách đơn
giản như sau: Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart
home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được
điều khiển, tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người trong thực hiện một hoặc
một số thao tác quản lý, điều khiển thiết bị điện gia dụng trong gia đình. Hệ thống điện
thông minh này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà hoặc
các ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Trong
căn nhà thông minh, tất cả các thiết bị từ phòng ngủ, phòng khách đến khuân viên
ngoài trời đều gắn các bộ điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện thoại di
động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà
hoạt động theo lịch đặt trước. Thêm vào đó, các đồ gia dụng có thể hiểu được ngôn
ngữ của nhau và có khả năng tương tác với nhau.

1.1.2. Tiêu chí chung về công nghệ của nhà thông minh
Thành phần của hệ thống nhà thông minh bao gồm các cảm biến cảm biến nhiệt
độ, cảm biến ánh sáng hoặc cảm biến đo cử chỉ), các bộ điều khiển hoặc máy chủ và
các thiết bị điện gia dụng đầu cuối thiết bị an ninh, hệ thống cửa, điều hòa, rèm mành,
hệ thống đèn, quạt thông gió, ti vi, bếp gas, bếp từ…) được kết nối với nhau. Tuy
nhiên để đánh giá chất lượng và sự hài lòng của một ngôi nhà thông minh đối với
người sử dụng cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

 Chỉ một nút bấm


3
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Thông thường để điều khiển tất cả các thiết bị trong nhà, bạn cần tới hàng chục
công tắc, thậm chí với căn nhà lớn hàng trăm công tắc. Với nhà thông minh hiện nay
bạn có thể điều khiển tất cả bằng một vài nút bấm trên màn hình cảm ứng của
smartphone hay máy tính bảng. Bạn cũng có thể điều khiển và kiểm soát ngôi nhà
thông qua giao diện trực quan 3D, ở đó các thiết bị được mô phỏng giống như đang sử
dụng thực tế, chỉ cần chạm vào thiết bị tương ứng trong màn hình để điều khiển.

 Chạm để điều khiển


Ví dụ sau giúp chúng ta hình dung được phần nào hoạt động của hệ thống: Khi
khách đến, chúng ta chỉ cần chạm vào “Tiếp khách” trên Smart phone, đèn phòng
khách bật sáng rực rỡ, rèm kéo lên, điều hòa giảm xuống độ mát sâu hơn, giảm âm
lượng nhạc phát… thông thường để làm được việc này bạn phải chạy khắp căn phòng
và bấm rất nhiều công tắc. Thật tiện nghi khi chỉ cần chạm vào một nút trên màn hình
cảm ứng. Một ví dụ khác khi đi ngủ, thay vì phải kéo rèm, đóng cửa, tắt điện, mò mẫm
đi lên giường, chỉ việc chạm vào “ i ngủ” trên điện thoại hoặc máy tính bảng, hệ
thống sẽ cthực hiện những điều này, đồng thời kích hoạt hệ thống an ninh, báo động
khi phát hiện xâm nhập trái phép. Một kịch bản thường gặp, trước khi trở về nhà từ cơ
quan, chỉ cần bấm “Về nhà”, bình nóng lạnh sẽ bật, hệ thống quạt thông gió, điều hòa
nhiệt độ sẽ khởi động… để khi chúng ta về đến nhà, tất cả đ sẵn sàng phục vụ. Không
chỉ bằng “ra lệnh”, hệ thống nhà thông minh còn chủ động “phục vụ” chủ nhân. Vào
mỗi buổi sáng, rèm cửa hé mở, hệ thống âm thanh phát những bản nhạc nhẹ nhàng ưa
thích, điều hòa tăng nhiệt độ để giúp chúng ta đỡ “lười” ra khỏi giường trong mỗi buổi
sáng.

 Ra lệnh bằng giọng nói


Không chỉ điều khiển trực tiếp trên smartphone, máy tính bảng, chúng ta có thể
điều khiển nhà mình bằng giọng nói của chính mình. Nhà thông minh hiện nay được
trang bị công nghệ trợ lý ảo, giúp giao tiếp với hệ thống trở nên thân thiện, không
cứng nhắc như một hệ thống điều khiển thông thường. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời
khi chúng ta ra lệnh bằng giọng nói và hệ thống đáp ứng điều đó ngay.

 Trải nghiệm với hệ thống ánh sáng thông minh


Hệ thống ánh sáng trong và ngoài ngôi nhà được chia thành nhiều khu vực, chỉ
những khu vực nào có người đèn mới được bật sáng và tự động tắt khi không có
người. Không những thế, hệ thống ánh sáng còn tự động điều chỉnh ở chế độ phù hợp
4
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

theo sở thích của gia chủ như: khi tiếp khách ánh sáng ở chế độ rực rỡ, tất cả các đèn
sáng lên, từ đèn trần, đèn hắt, đèn chùm, đèn tranh…

Hình 1.2 Hệ thống chiếu sáng thông minh


 Trải nghiệm với hệ thống điều khiển rèm mành

Với ngôi nhà thông minh, hệ thống rèm mành ngoài việc điều khiển từ xa, chế độ
đóng mở theo các kịch bản đặt trước, hệ thống còn cho phép điều khiển kết hợp với hệ
thống ánh sáng, âm thanh, giải trí đa phương tiện… theo các kịch bản mong muốn,
phù hợp trong các tình huống sử dụng trong thực tế như tiếp khách, xem phim, đi ngủ.
Ngoài ra hệ thống rèm thông minh còn tự động hoạt động theo thói quen của người
dùng, như buổi sáng rèm tự động kéo lên, đi ngủ rèm tự động đóng lại, hệ thống còn
phân biệt được nhu cầu ánh sáng của mùa đông, mùa hè khác nhau để tự động điều
chỉnh đóng mở cho phù hợp. Với giao diện điều khiển trực quan 3D, trên màn hình
cảm ứng người dùng có thể bấm trực tiếp vào rèm mành để điều khiển.

Hình 1.3 Hệ thống rèm mành thông minh


 Trải nghiệm hệ thống an ninh thông minh

5
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hệ thống an ninh trong ngôi nhà nắm giữ vai trò quan trọng, bảo vệ ngôi nhà
24/7, kiểm soát các nguy cơ cháy nổ rò rỉ khí gas, chập điện), bị xâm nhập trái phép…
Hệ thống này gồm các thiết bị kiểm soát vào ra ACS chuông cửa có hình kết hợp
kiểm soát vào ra bằng vân tay, m số, thẻ từ), cảm biến phát hiện người, cảm biến phát
hiện kính vỡ, cảm biến khói, hệ thống IP camera ghi hình, hàng rào điện tử...

 Trải nghiệm hệ thống kiểm soát môi trường


Môi trường không khí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe. Nhà thông
minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm,
nồng độ oxy đặt ở khắp các vị trí thích hợp trong ngôi nhà. Các thông số được chuyển
về hệ thống trung tâm để tính toán, đưa ra lệnh điều khiển tới các thiết bị điều hòa
nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió...

Hình 1.4 Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm môi trường


 Trải nghiệm hệ thống giải trí âm thanh đa vùng
Hệ thống âm thanh đa vùng của ngôi nhà thông minh giúp cho các khu vực khác
nhau trong nhà cùng 1 lúc có thể phát các nguồn nhạc khác nhau tùy theo sở thích của
từng người. Ở mỗi khu vực người dùng có thể lựa chọn phát nhạc theo sở thích của
mình mà không ảnh hưởng tới những người ở khu vực khác. Chủ nhân của ngôi nhà
thông minh có thể lựa chọn các chế độ phát nhạc theo các khoảng thời gian trong
ngày. Chẳng hạn vào buổi sáng hệ thống tự động phát các bản nhạc nhẹ giúp chủ nhân
ngôi nhà thư gi n khi bắt đầu một ngày mới, hoặc mỗi chiều đến đi ra khuân viên cây

6
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

xanh xung quanh nhà sẽ nghe thấy các âm thanh róc rách của tiếng nước chảy, tiếng
chim hót…

Hình 1.5 Hệ thống âm thanh đa vùng


 Trực quan với màn hình cảm ứng 3D
Nhà thông minh cho phép người dùng dễ dàng kiểm soát ngôi nhà thông qua một
giao diện trực quan 3D trên smartphone hay tablet, mà ở đó các thiết bị được mô
phỏng giống như đang sử dụng thực tế. Do đó, khi cần điều khiển các thiết bị trong
nhà, chủ nhân ngôi nhà chỉ cần bấm vào các thiết bị đó trên màn hình điều khiển là có
thể điều khiển được. Khi muốn mở rèm người dùng chỉ cần bấm vào rèm trên màn
hình cảm ứng, khi muốn điều khiển điều hòa người dùng bấm vào hình ảnh điều hòa.
Giao diện điều khiển 3D của các h ng hiện nay ngoài việc hỗ trợ điều khiển tương tác
các thiết bị trong phòng, nó còn hỗ trợ người sử dụng “di chuyển” từ phòng này sang
phòng khác như trong thực tế.

Hình 1.6 Giao diện hình ảnh 3D nhà thông minh


7
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Kịch bản ngữ cảnh thông minh


Một hệ thống nhà thông minh thường có rất nhiều kịch bản sẵn có, điều này làm
cho bạn đôi khi rất khó tìm kiếm các kịch bản để sử dụng. Một số h ng hiện nay như
Bkav SmartHome, Lumi SmartHome…, hệ thống chỉ hiển thị những kịch bản phù hợp
với thời điểm sử dụng hoặc những kịch bản bạn hay dùng trong thời điểm đó. Ví dụ
buổi sáng, màn hình cảm ứng chỉ hiện 4 nút: Buổi sáng, Thức dậy,Thể dục, Ra khỏi
nhà... để người sử dụng có thể tìm kiếm và vận hành nhanh nhất có thể mà không mất
nhiều thời gian.

 Kết nối không giới hạn


Người sử dụng có thể kiểm soát ngôi nhà của mình từ bất cứ đâu. Dù đang ở văn
phòng cơ quan, hay đang đi ra ngoài shopping…, hệ thống nhà thông minh sẽ giúp chủ
nhân ngôi nhà dễ dàng kiểm soát và điều khiển ngôi nhà từ thiết bị di động, máy tính
bảng thông qua kết nối Internet Wifi, 3G).

 Tiết kiệm năng lượng


Bên cạnh các tiêu chí về chất lượng mà một ngôi nhà thông minh đem lại sự tiện
nghi và thoải mái, cũng cần phải quan tâm đến chi phí năng lượng mà các thiết bị công
nghệ sử dụng. òi hỏi các nhà sản xuất phải quan tâm trong quá trình thiết kế các sản
phẩm công nghệ của mình sao cho năng lượng vận hành trên các hệ thống điều khiển
nhà thông minh tiêu tốn ít nhất. Bên cạnh đó các ngôi nhà thông minh nên phối hợp
lắp đặt các hệ thống lưới điện thông minh như: hệ thống điện mặt trời, sức gió…

1.1.3. Các hệ thống điều khiển thông minh và cơ chế thông minh
 Hệ thống điều khiển nhà thông minh

Hệ thống điều khiển thông minh đi kèm với các thiết bị, được cài đặt các chương
trình lập sẵn, giao tiếp với người sử dụng linh hoạt nhất không phụ thuộc vào khoảng
cách và vị trí, bao gồm những hệ thống sau:
 Hệ thống an ninh: Bao gồm các hệ thống cửa tự động, camera quan sát, đầu ghi
hình, bộ nhớ lưu trữ, bộ điều khiển trung tâm cho phép người sử dụng có thể nắm
được trực tiếp hay xem lại toàn bộ mọi hoạt động diễn ra ở các khu vực có thiết bị
kiểm soát. Hệ thống an ninh còn có thể báo động bằng còi, chiếu sáng, gọi điện đến
các số điện thoại cần thiết và có khả năng phong toả khu vực bị đột nhập.

8
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Hệ thống báo cháy cảm ứng khi có hiện tượng
cháy nồng độ khói, nhiệt độ), và thông báo bằng âm thanh loa, còi), đèn chiếu sáng.
Hệ thống chữa cháy tự động phun nước tại các nơi cần chữa cháy. Ở mức độ cao hơn,
hệ thống báo cháy, chữa cháy cho phép khoanh vùng và hướng dẫn phân luồng thoát
hiểm.
 Hệ thống đèn chiếu sáng: Bao gồm các loại đèn tích hợp các loại cảm biến, pin mặt
trời hoặc các loại đèn kết hợp với các công tắc thông minh.
 Hệ thống thiết bị nhiệt: Bao gồm điều hoà nhiệt độ, lò sưởi, bình đun nước nóng,
bếp…
 Hệ thống giải trí: Truyền hình, đầu DVD, máy nghe nhạc…
 Hệ thống mành rèm: Bao gồm các hệ thống mành rèm được thiết kế tích hợp với
các động cơ có điều khiển, gắn với các công tắc hành trình.
 Hệ thống cấp nước: Bao gồm các hệ thống máy bơm, ống cấp nước kết hợp với các
van điện từ, rơ le thời gian…cung câp nước cho nhà vệ sinh, sân vườn…
Tất cả các hệ thống thông minh trên có thể hoạt động theo lập trình hoặc cho phép
người sử dụng điều khiển từ xa, hoặc kiểm tra trạng thái thiết bị thông qua bộ điều
khiển từ xa remote control), điện thoại di động hay internet. Trong đó các thuật toán
điều khiển được lập trình trên các thiết bị như vi điều khiển, PLC…

 Cơ chế hoạt động nhà thông minh

Có thể phân chia làm 3 loại cơ chế hoạt động như sau:
 Cơ chế nhận dạng: Cơ chế nhận dạng cho phép ghi nhớ những đặc điểm được cài
đặt sẵn trong bộ nhớ. Trong trường hợp việc nhận dạng xảy ra không trùng khớp, hệ
thống sẽ từ chối phục vụ hoặc báo động. Ví dụ như cổng, cửa gara chỉ mở với những
xe có biển số đ đăng ký với hệ thống, cửa tự động nhận dạng vân tay chỉ mở với đúng
người; trong khoảng thời gian đêm, nếu có người lạ mặt trong phòng khách hệ thống
sẽ báo động…
 Cơ chế lập trình sẵn: Một số hệ thống thiết bị được thiết kế hoạt động theo lịch
trình nhất định. Ví dụ như bắt đầu từ 7h tối đèn vườn, đèn bảo vệ tự động bật sáng và
tắt vào thời điểm 5h sáng, 7h sáng tivi tại khu vực bếp tự động bật đúng chương trình
cài đặt để người ăn sáng có thể xem, 8h sáng vòi nước tưới vườn hoạt động trong 15
phút; 10h đêm các hệ thống cửa tự động an toàn sẽ đóng lại…

9
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Cơ chế cảm ứng: Cơ chế cảm ứng là một cơ chế linh hoạt, hoạt động trên sự biến
đổi trạng thái mà hệ thống cảm ứng ghi nhận để tự điều khiển phù hợp. Ví dụ: Tại cầu
thang, vệ sinh, đèn sẽ tự động bật khi có người và tự động tắt sau một thời gian nhất
định khi không có người; hệ thống báo động sẽ thông báo khi cửa có những chấn động
cơ học hơn mức bình thường do phá hoại, đột nhập), mái kính sẽ tự động đóng lại khi
có mưa, mành – rèm tự hoạt động ở trạng thái thích hợp nhất khi cảm ứng với ánh
nắng mặt trời, đèn tự động bật khi chiếu sáng tự nhiên không đủ…

1.1.4. Xu hƣớng phát triển của nhà thông minh trên thị trƣờng
Theo tiêu chí xếp hạng nhà thông minh của h ng nghiên cứu thị trường Gartner
mới công bố, các hệ thống nhà thông minh trên thế giới hiện nay đa phần thuộc nhóm
nhà tự động Home Automation. Cấp độ cao nhất của nhà thông minh là Connected
Home. ây là thế hệ nhà thông minh mà Gartner dự đoán tới những năm 2017 mới trở
nên phổ biến.
Trong vài năm gần đây, các đại gia công nghệ như Microsoft, Apple, Google,
Samsung... đang gấp rút tìm cách chiếm được "miếng bánh" lớn nhất trên thị trường
nhà thông minh. Như Google mua lại Nest h ng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông
minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong
các thiết bị của h ng hay gần đây nhất là Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng
nhà thông minh HomeKit.
Theo báo cáo của Zion Market Research, thị trường nhà thông minh toàn cầu đ
đạt giá trị khoảng 24,10 tỷ USD năm 2016 và dự kiến đạt 53,45 tỷ USD vào năm
2022, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 14,5 . Trong khi Bắc Mỹ và
châu u là những thị trường tiên phong, khu vực châu - Thái Bình Dương đang
chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể số các dự án nhà ở mới có triển khai nhà thông
minh, với nhu cầu "khổng lồ" về các thiết bị điều khiển tự động trong chiếu sáng, an
ninh và giải trí.
Thị trường nhà thông minh Việt Nam theo thống kê của Statista cho đến tháng
4/2018 đ đạt doanh thu khoảng 45 triệu USD. Các chuyên gia dự đoán con số này có
thể đạt mức 319 triệu USD từ nay đến 2022 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
CAGR) là 67 . ặc biệt, Statista đánh giá thị trường nhà thông minh Việt Nam có
tiềm năng rất lớn và quy mô lớn hơn cả Thái Lan.

10
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Cho đến nay qua trải nghiệm và quá trình nghiên cứu về nhà thông minh đ
không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy sản phẩm SmartHome trên thế giới nói chung và
tại Việt Nam nói riêng đ là hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh - Connected Home,
kết nối tất cả các loại thiết bị trong ngôi nhà, không chỉ điều khiển theo kịch bản mà
còn có thể thiết kế các kịch bản ngữ cảnh thông minh dựa vào thói quen, thời điểm và
mệnh lệnh trước đó của chủ nhà. Trong đó tại thị trường Việt Nam có thể kể đến là các
hãng Bkav SmartHome, Lumi SmartHome… đ có trước cả dự đoán của Gartner và
tiến một bước trước các "đại gia" công nghệ trên thế giới về nhà thông minh. Nói cách
khác, với sản phẩm SmartHome, chúng ta không phải là người theo đuôi, tiêu thụ công
nghệ của thế giới như hiện thực lâu nay mà hoàn toàn có thể trở thành người đi đầu về
xu hướng công nghệ. iều đó cho thấy người Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0
với Công nghệ Trí tuệ nhân tạo, Internet of Things...thì cơ hội tiếp cận với các ngôi
nhà thông minh với chi phí thấp là trong tầm tay và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bên cạnh sự phát triển của nhà thông minh trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì
ngoài mặt lợi ích đem lại như đ nói ở trên và chi phí lắp đặt thấp thì vẫn tồn tại những
mặt hạn chế mà mà không phải gia đình nào cũng có thể ứng dụng nhà thông minh vào
ngôi nhà của mình, do nhiều bộ phận người dân chưa thực sự nắm bắt được công nghệ
thông minh của các thiết bị, nên sẽ là trở ngại khi vận hành các thiết bị đó.

1.2. PHÂN LOẠI NHÀ THÔNG MINH


1.2.1. Phân loại nhà thông minh theo công năng thiết bị

Trên cơ sở vận dụng các tính năng của các thiết bị cấu thành nên hệ thống nhà thông
minh có thể chia nhà thông minh làm hai nhóm chính:

 Nhà ở dân dụng thông minh

Nhóm nhà ở dân dụng loại này gồm các ngôi nhà đ qua sử dụng hoặc mới xây
dựng có quy mô nhỏ, chi phí thấp được trang bị thêm một số thiết bị như: cảm biến
chuyển động; cảm biến nhiệt độ, độ ẩm; smart key, camera giám sát; rơ le thời gian…
bên cạnh những thiết bị điện có dây sẵn có của một ngôi nhà bình thường, cho phép
người sử dụng có những trải nghiệm về tính năng tự động và điều khiển từ xa của một
ngôi nhà thông minh nhưng ở mức độ đơn giản nhất như:
+ iều khiển từ xa việc đóng/mở cửa, màn che cửa sổ…
+ Tự động bật/tắt thiết bị chiếu sáng khi có người đi vào hoặc ra khỏi phòng.

11
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Tự động bật/tắt hệ thống tưới cây sân vườn, hệ thống chiếu sáng an ninh theo thời
gian cài đặt.
+ iều khiển từ xa việc bât/tắt nình nóng lạnh hay điều hòa… thông qua tin nhắn SMS
hoặc điện thoại từ cơ quan làm việc hoặc bên ngoài ngôi nhà thông quan điện thoại
thông thường….
Nhóm nhà ở dân dụng thông minh loại này phù hợp với các gia đình có thu nhập
thấp, với chi phí lắp đặt rẻ. Nhược điểm chưa có sự giám sát được của thiết bị điều
khiển trung tâm thông qua các giao thức truyền thông như: Bluetooth, RF hay mạng
viễn thông…; không hỗ trợ các tính năng bảo mật an toàn; không vận hành thiết bị
trong ngôi nhà thông qua máy tính bảng, smart phone…

 Nhà thông minh hiện đại

Nhóm nhà thông minh loại này bao gồm: Nhà xây hiện đại theo kiến trúc mới;
Biệt thự; Khách sạn… sử dụng các thiết bị đ được tích hợp sẵn của các h ng trên thị
trường như: Bkav Smart Home; Lumi Smart Home…do vậy sẽ thỏa m n được hầu hết
các tiêu chí về một ngôi nhà thông minh lý tưởng như đ nói ở trên. Tất cả các thiết bị
từ bóng đèn, công tắc, nút ấn, camera giám sát… cho đến bộ điều khiển trung tâm đều
được kết nối trong một mạng không dây khép kín thông qua các giao thức truyền
thông của công nghệ IOT. Những ngôi nhà này hoàn toàn thực hiện đồng bộ theo các
gói sản phẩm của các h ng trên thị trường tùy thuộc vào mục đích sử dụng cần đạt đến
mức độ nào mà sẽ có các gói sản phẩm tương ứng. Với nhóm nhà thông minh loại này
tất cả các trải nghiệm về điều khiển thiết bị điện từ tự động đến điều khiển từ xa hay
các tính năng an ninh bảo mật, vận hành theo kịch bản hay theo sở thích của người sử
dụng đều được đáp ứng tối đa chỉ thông qua các thiết bị hỗ trợ như: trợ lý ảo, máy tính
bảng, smart phone…Nhóm nhà ở thông minh hiện đại sẽ phù hợp với những gia đình
có thu nhập cao hơn và các thành viên trong ngôi nhà cũng có sự am hiểu nhất định về
công nghệ thiết bị mới có thể vận hành tối ưu đươc hệ thống.

1.2.2. Phân loại nhà thông minh theo yếu tố truyền thông
Căn cứ vào khả năng lắp đặt, vận hành và truyền thông tín hiệu của thiết bị điện
thông minh trong các ngôi nhà do các h ng trên thị trường sản xuất ta có thể chia nhà
thông minh thành các nhóm:

12
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Nhà thông minh truyền thông có dây

Tất cả các thiết bị điện trong ngôi nhà đều được kết nối với bộ điều khiển trung
tâm thông qua dây dẫn, đảm bảo sự tin cậy về tín hiệu khi vận hành dù ở khoảng cách
xa, tuy nhiên nếu số thiết bị sử dụng trong ngôi nhà lớn thì đường truyền khá cồng
kềnh và tính thẩm mỹ không cao. Do vậy trường hợp này chỉ phù hợp với nhà có kích
thước nhỏ, sử dụng thiết bị điện không nhiều.

 Nhà thông minh truyền thông không dây

Tất cả các thiết bị điện trong ngôi nhà đều được kết nối với bộ điều khiển trung
tâm bằng đường truyền không dây thông qua các giao thức: Bluetooth, Zigbee, Z-
wave, Wifi… Với cách thức này sẽ khắc phụ được những hạn chế của truyền thông có
dây là giảm được số lượng dây dẫn tới các thiết bị, tuy nhiên cũng gặp hạn chế về chất
lượng tín hiệu đường truyền nếu như các tín hiệu truyền thông không đảm bảo và một
đặc điểm cần phải quan tâm về khoảng cách truyền thông của mỗi giao thức không dây
đều rất giới hạn, nên cần phải có các bộ khuếch đại tín hiệu đi kèm mới đảm bảo được
tín hiệu từ bộ điều khiển trung tâm có thể gửi đến được tất cả các thiết bị điện trong
ngôi nhà. Nhóm nhà thông minh loại này đang trở thành xu thế chính trong thời đại
hiện nay.
1.3. CÁC GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG TỪ XA CHO NHÀ THÔNG MINH
1.3.1. Giao thức Bluetooth
Thuật ngữ "Bluetooth" là từ phiên âm tiếng Anh từ tiếng Scandinavia. Thuật ngữ
này bắt nguồn từ tên của một vị vua an Mạch ở thế kỷ thứ 10 - vua Harald Bluetooth.
Ông là người đ có công thống nhất các bộ tộc ở an Mạch thành một quốc gia thống
nhất. Ý tưởng sử dụng “Bluetooth” để đặt tên cho giao thức truyền dẫn không dây này
được đề xuất bởi Jim Kardach của Intel. Ông chính là người phát triển ra hệ thống giao
tiếp giữa di động và máy tính vào năm 1997. Ông đề xuất tên gọi này khi đang đọc
cuốn tiểu thuyết lịch sử về vua Harald Bluetooth “The Long Ships”, việc sử dụng tên
gọi Bluetooth thể hiện mong muốn thống nhất sự phân mảnh của các chuẩn kết nối do
các nhà sản xuất khác nhau phát triển lúc bấy giờ.
Logo Bluetooth chính là sự kết hợp từ tên gọi của vị vua này theo cổ ngữ Runes
(Hagall) (ᚼ ) (Bjarkan) (ᛒ )

13
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 1.7 Giải thích biểu tượng của Bluetooth


Bluetooth ra đời với mục đích "không dây hóa" chuẩn serial RS-232 thịnh hành
vào những năm 80-90 của thế kỷ trước và chuẩn hóa các giao tiếp serial.
Bluetooth về cơ bản là một giao tiếp bằng sóng radio ở băng tần 2.4 đến 2.48 GHz, rất
gần với chuẩn Wifi 2.4GHz hiện nay. Tuy nhiên, khác với Wifi hay các sóng radio
khác hoạt động ở 1 băng tần cố định, Bluetooth triển khai theo khái niệm "nhảy tần trải
phổ" Frequency Hopping Spread Spectrum), có nghĩa là băng tần hoạt động của
Bluetooth thay đổi liên tục với 79 kênh từ 2.400 GHz đên 2.480 GHz). iều này, về
mặt lý thuyết, đảm bảo Bluetooth chống lại việc nghe lén rất hiệu quả vì hacker phải
biết chính xác được kênh nào để nghe, mà kênh này lại thay đổi liên tục khoảng 800
lần mỗi giây) tùy vào sự đồng ý giữa 2 thiết bị đang giao tiếp với nhau.
Bluetooth thực hiện giao tiếp với nhau theo kiểu chủ-tớ Master-Slave) và thông
thường 1 chủ có thể nối với 7 thiết bị tớ cùng 1 lúc thành một hệ thống mạng mini. Dĩ
nhiên các thiết bị có thể đổi vai trò, tùy vào điều kiện tiếp nối. Ví dụ: 1 cái tai nghe
khởi đầu kết nối với điện thoại bắt buộc phải đóng vai Master, nhưng sau đó sẽ hoạt
động như là 1 Slave sau khi kết nối hoàn tất. Sau đó thông tin được truyền đi theo
phương thức chuyển gói Packet Switching) như hình dưới sau:

14
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 1.8 Minh họa việc truyền dữ liệu của Bluetooth


Giả sử ta có 1 mạng gồm 6 thiết bị, User 1 muốn gửi thông tin đến User 5, và
User 2 muốn gửi thông tin đến User 4. User 1 sẽ chia thông tin cần chuyển thành 5 gói
nhỏ 54321 và User 2 chia thông tin của mình thành 4 gói 4321. Các gói thông tin này
được truyền đến người nhận bằng đường truyền khác nhau, không nhất thiết là đi trực
tiếp User 1 => User 5 mà có thể qua đường User 1 => User 2 => User 4 => User 5.
Như vậy thông tin có thể truyền đi rất nhanh chóng. Sau khi tất cả các gói đ được
nhận ở điểm đến, chúng sẽ được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu.
Một điểm quan trọng của Bluetooth trong việc chuẩn hóa giao tiếp là yêu cầu về
sự tương thích cấu hình Bluetooth Bluetooth profile) giữa các thiết bị. Ví dụ: bạn
muốn chuyển tải hình ảnh giữa 2 điện thoại di động với nhau, bắt buộc bạn phải cài
cấu hình Basic Imaging Profile BIP).

Các chuẩn Bluetooth


 Bluetooth v1.0 và v1.0B
Phiên bản 1.0 và 1.0B có rất nhiều vấn đề và khiến các nhà sản xuất gặp khó
khăn để làm cho sản phẩm của mình tương thích.

 Bluetooth v1.1
ược phê chuẩn với tên gọi IEEE Standard 802.15.1-2002, các lỗi của phiên bản
1.0B được sửa chữa, thêm khả năng tiếp nhận các kênh không m hóa và có thể thông
báo sức mạnh tính hiệu.

 Bluetooth v1.2
Các cải tiến chính bao gồm tăng tốc quy trình tìm kiếm và kết nối với thiết bị, cải
tiến về tần số để tránh nhiễu, tốc độ truyền tải cao hơn so với v1.1 tăng lên 721kbit/s),
15
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

mở rộng kết nối đồng bộ và cải thiện chất lượng âm thanh, được phê chuản với tên gọi
IEEE Standard 802.15.1-2005.

 Bluetooth v2.0 + EDR


Phiên bản Bluetooth này ra mắt vào năm 2004 với việc ra đời Enhanced Data
Rate (EDR – Cải thiện Tốc độ Dữ liệu) để truyển tải dữ liệu nhanh hơn. Tốc độ dữ liệu
lý thuyết khoảng 3Mbit/s, trong khi tốc độ thực tế 2,1 Mbit/s. Ngoài ra, EDR còn cho
phép tiết kiệm năng lượng của thiết bị. Tên gọi “Bluetooth v2.0 + EDR” ngụ ý rằng
EDR là tính năng tùy chọn, các sản phẩm không hỗ trợ EDR thường ghi “Bluetooth
v2.0” hoặc thậm chí là “Bluetooth v2.0 without EDR” trên bảng thông số kỹ thuật.
 Bluetooth v2.1 + EDR
Ngày 26/7/2007, Bluetooth SIG đưa ra đặc điểm kỹ thuật chính cho phiên bản
2.1 + EDR: cho phép ghép nối bảo mật đơn giản để giúp các thiết bị Bluetooth tương
tác tốt hơn, nhằm cải thiện việc sử dụng và bảo mật, cũng như giảm điện năng tiêu thụ
ở chế độ tiêu thụ ít năng lượng.

 Bluetooth v3.0 + HS
Phiên bản Bluetooth 3.0 + HS được Bluetooth SIG công bố ngày 21/4/2009. Về
mặt lý thuyết chuẩn kết nối này có thể cung cấp đường truyền dữ liệu với tốc độ lên
đến 24Mbit/s, tuy nhiên không phải qua kênh Bluetooth. Thay vào đó, Bluetooth thiết
lập kênh kết nối và dữ liệu tốc độ nhanh được truyền tải qua kết nối 802.11. Thiết bị
Bluetooth không có hậu tố “+HS” High Speed – Tốc độ cao) sẽ không hỗ trợ truyền
tải dữ liệu tốc độ cao mà chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn truyền thống của Bluetooth.

 Bluetooth v4.0
Bluetooth SIG hoàn tất tiêu chuẩn chính của phiên bản 4.0, với tên gọi Bluetooth
Thông minh và áp dụng từ ngày 30/6/2010. Bluetooth v4.0 bao gồm Bluetooth Truyền
thống, Bluetooth Tốc độ cao HS) Và Bluetoth tiết kiệm năng lượng LE). Bluetooth
tiết kiệm năng lượng Bluetooth low energy – Bluetooth LE), còn được biết đến với
tên gọi Wibree, có giao thức kết nối mới nhằm nhanh chóng thiết lập liên kết đơn giản,
thay thế cho giao thức truyền thống của Bluetooth v1.0 và Bluetooth v3.0 nhắm đến
việc tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Việc lựa chọn giữa kết nối tiết kiệm năng lượng
và kết nối truyền thống tốn năng lượng hơn) do một chip chuyên dụng xử lý.

 Bluetooth v4.1
16
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Bluetooth v4.1 được Bluetooth SIG công bố chính thức vào ngày 4/12/2013
nhằm cải thiện khả năng hoạt động cũng như tăng cường hỗ trợ cho kết nối LTE, tăng
cường khả năng trao đổi dữ liệu tốc độ cao với dung lượng lớn và cho phép hỗ trợ
cùng lúc nhiều vai trò của thiết bị.
Bluetooth 4.1 cải thiện tình trạng chống chéo tín hiệu của Bluetooth 4.0 và mạng
4G. Bluetooth 4.1 sẽ tự động nhận diện và điều chỉnh băng tần để thực hiện tối đa sức
mạnh của mình.- Khả năng kết nối thật sự thông minh: Bluetooth 4.1 cho phép các nhà
sản xuất có thể xác định khoảng thời gian kết nối trở lại sau thời gian chờ trên các thiết
bị của họ giúp quản lý năng lượng của nó được tốt hơn và các thiết bị kết hợp sẽ điều
chỉnh năng lượng phù hợp.- Khả năng truyền dữ liệu: Các thiết bị Bluetooth 4.1 có thể
giao tiếp một cách độc lập mà không cần phải phụ thuộc vào trung tâm điều khiển.

 Bluetooth v4.2
Chuẩn Bluetooth 4.2 được phát hành vào ngày 02/12/2014 bởi tổ chức phát triển
Bluetooth SIG) với nhiều cải tiến quan trọng về bảo mật, tốc độ và nhiều tính năng
mới.
Bluetooth 4.2 có tốc độ truyền tải dữ liệu gấp 2.5 lần so với Bluetooth 4.1. Ngoài
ra dung lượng của dữ liệu truyền cũng được tăng lên giúp điện năng tiêu thụ của
Bluetooth tiết kiệm hơn và ít xảy ra lỗi trong quá trình kết nối.
ặc biệt Bluetooth 4.2 có tính bảo mật cao hơn giúp thiết bị khó bị tấn công hơn
và bạn có thể chia sẻ kết nối internet từ điện thoại đến thiết bị khác thông qua chuẩn
giao tiếp cao cấp IPv6.
Bluetooth 4.2 có thể được nâng cấp lên từ 4.0, 4.1 thông qua các bản cập nhật
firmware từ nhà sản xuất thiết bị. Tuy nhiên nếu phần cứng chip) không hỗ trợ
Bluetooth 4.2 thì sẽ không được hưởng tốc độ truyền dữ liệu cao của v4.2.

 Bluetooth v5.0
Bluetooth Special Interest Group đ chính thức thông qua Bluetooth v5.0 làm
phiên bản mới nhất vào tháng 12 năm 2016. Rất mạnh mẽ nếu so với người tiền nhiệm
phiên bản gần nhất Bluetooth 4.2 Low Energy), thì nhanh hơn gấp đôi với khoảng
cách kết nối lớn hơn 4 lần, và có thể truyền tải lượng dữ liệu hơn đến 8 lần so với
trước đây.

17
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Nếu các bạn muốn thông số cụ thể thì chúng ta đang nói tới tốc độ băng thông
2Mbps. Trong thực tế thì điều thể hiện tốc độ và độ ổn định của tín hiệu không dây
giúp cho việc update các firmware và data upload nhanh hơn rất nhiều.
Nhờ vào khả năng kết nối xa hơn vào khoảng 800 feet 240m) nếu không có vật
cản, các loa và tai nghe không dây của bạn sẽ hoạt động được ở khoảng cách xa nguồn
phát hơn rất nhiều so với Bluetooth 4.2 Low Energy. Ngoài ra còn thể áp dụng vào
công nghệ mạng lưới vạn vật kết nối internet (IOT) cụ thể hơn là tất cả các thiết bị
trong nhà gia dụng sẽ được kết nối với nhau tới internet như Camera quan sát, tủ lạnh
thông minh, smart tivi, bếp.

1.3.2. Giao thức X10


Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều kiểu nhà thông minh dựa trên những công
nghệ khác nhau. Tiêu biểu nhất phải kể đến công nghệ điều khiển thiết bị kĩ thuật số,
công nghệ sóng vô tuyến và công nghệ không dây wireless, 3G, Bluetooth..)

Hình 1.9 Minh họa kết nối thiết bị điện qua module của X10
Ra đời vào những thập niên 80 của thế kỷ 20, công nghệ truyền tín hiệu trên
đường dây điện được đầu tiên được nghiên cứu và phát triển tại Mỹ với dự án mang
tên X10, là công nghệ điều khiển thiết bị điện kỹ thuật số. Công nghệ X10 sử dụng
sóng mang tần số 120Khz và điện áp tín hiệu 4V để truyền tín hiệu điều khiển. Các sản

18
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

phẩm sử dụng công nghệ X10 có ưu điểm là dễ lắp đặt, giá thành thấp và không phải
đi thêm dây điều khiển, Các module X10 giao tiếp với nhau qua mạng điện trong nhà.
Nhà thông minh X10 được điều khiển hoàn toàn bằng m lệnh truyền trên cáp cấp
nguồn điện đến từng thiết bị. Theo nguyên tắc đặt m là một chữ cái từ A đến Z và chữ
số từ 1 đến 16. Người dùng có thể thiết lập 256 m lệnh dựa vào lượng ký tự và chữ
số. Mỗi m m lệnh có thể gán cho một hoặc nhiều thiết bị. Với các lệnh điều khiển
khác nhau như bật, tắt…). tuy nhiên các sản phẩm X10 có điểm yếu là chịu tác động
rất lớn của nhiễu đường truyền. Do X10 sử dụng tần số sóng mang cố định 120Khz
nên các can thiệp nhiễu quá lớn hoặc gần với tần số 120Khz đều làm cho các thiết bị
của X10 không thể điều khiển được bằng các bộ điều khiển. Do đó hệ thống sử dụng
công nghệ X10 cần phải có bộ lọc và tách riêng đường cấp nguồn cho thiết bị X10 để
đảm bảo độ ổn định của hệ thống trong quá trình sử dụng.
Dần dần, công nghệ X10 đ được cải tiến để sử dụng sóng radio nhiều hơn và
cho phép điều khiển ngôi nhà thông qua Internet. X10 tham gia vào mọi hệ thống điều
khiển trong tòa nhà như: Hệ thống điều hòa không khí, Hệ thống điều khiển ánh sáng,
Hệ thống điều khiển cổng vào/ra, Hệ thống điều khiển đảm bảo an toàn…
Hệ thống thiết bị của X10 bao gồm 1 bộ điều khiển từ xa nối với máy tính và 1
bộ nhận sóng radio để truyền và nhận tín hiệu X10. Từ tất cả các module lại có 1
module điều khiển đèn dây tóc để chỉnh độ sáng), 1 module điều khiển các thiết bị
khác như bình nước nóng, điều hoà, máy giặt… . Hệ thống còn có các bộ cảm ứng
chuyển động để bật đèn ở những chỗ thích hợp. Như cầu thang, nhà kho và module
chuông chỉ hoạt động khi cảm biến chuyển động phát hiện có người.
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống nhà thông minh X10 chính là mức giá thành
không quá đắt đỏ: người sử dụng có thể có một hệ thống tự động hoá hoàn chỉnh cho
nhà mình trên hệ thống đường điện nguồn cấp sẵn có của ngôi nhà, với chi phí chỉ trên
dưới 1000 USD. Tuy nhiên, tính bảo mật và an ninh của công nghệ này không cao, các
lệnh tín hiệu tương đối chậm, chỉ kiểm soát được tối đa 256 thiết bị điện. Chủ yếu phù
hợp với yêu cầu điều khiển các thiết bị gia dụng.
1.3.3. Giao thức ZigBee
ZigBee là một tiêu chuẩn mở toàn cầu cho công nghệ không dây được thiết kế để
sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp cho các mạng khu vực cá nhân
– PAN personal area network) được ZigBee Alliance phát triển vào năm 1998.

19
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

ZigBee hoạt động dựa trên thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 và
được sử dụng để tạo các mạng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu thấp, hiệu quả năng lượng
và kết nối mạng an toàn. Nó được sử dụng trong một số ứng dụng như hệ thống nhà
thông minh, hệ thống sưởi và làm mát và trong các thiết bị y tế…
ây là tiêu chuẩn sử dụng tín hiệu radio có tần số ngắn và cấu trúc với hai tầng
gồm tầng vật lý và địa chỉ MAC giống với tiêu chuẩn 802.15.4. Chúng ta có thể hiểu
nôm na Zigbee = ZigZag + Bee, dạng truyền thông ZigZag kiểu như tổ ong.
Nhờ vào đặc điểm truyền tải tín hiệu xa và ổn định nên Zigbee được sử dụng rất
rộng r i trong ngành công nghiệp tự động hóa đặc biệt là trong các hệ thống nhà thông
minh. Dưới đây là các ưu nhược điểm khi áp dụng ZigBee:

 Ưu điểm của ZigBee:


 Dễ dàng lắp đặt: Việc lắp đặt các thiết bị dùng ZigBee rất dễ dàng.
 Kết nối internet: Bạn có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị thông qua kết nối
Internet từ bất kỳ đâu trên thế giới. Giúp điều khiển nhà thông minh dễ dàng hơn.
 Tiết kiệm năng lượng: ZigBee tiêu tốn rất ít năng lượng cho nên sẽ giúp tiết kiệm
điện tối đa.
 Khả năng mở rộng cực lớn: Các thiết bị cùng hệ thống sẽ có thể kết nối với nhau
tạo nên 1 vùng phủ sóng cực lớn, giúp các thiết bị nhà thông minh kết nối với nhau dễ
dàng.
 Tính bảo mật: Sử dụng m hóa AES-128 mang đến độ bảo mật cao.
 Dễ dàng mở rộng: Zigbee có thể mở rộng tới 65.000 thiết bị trong cùng một hệ
thống.
 Nhược điểm của ZigBee:
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng ZigBee cũng có một số nhược điểm ví dụ như:
 Không thể phủ rộng hết toàn bộ nhà có diện tích quá rộng, chúng ta sẽ cần một
thiết bị hỗ trợ ZigBee Repeater để tăng độ phủ sóng.
 Không xuyên tường mạnh được, nếu nhà nhiều phòng thì sẽ bị giảm tín hiệu.
 ộ ổn định không bằng thiết bị đi dây. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm chung
của tất cả các loại sóng khác.
Khả năng truyền tín hiệu

20
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Với công nghệ Zigbee, tín hiệu có thể truyền xa tối đa 75m tính từ trạm phát. Dữ
liệu sẽ được truyền theo gói, mỗi gói tối đa 128 bytes và cho phép tải xuống tối đa 104
bytes. Tiêu chuẩn này hỗ trợ địa chỉ 64bit cũng như địa chỉ ngắn 16bit. Loại địa chỉ
64bit chỉ xác đinh được mỗi thiết bị có cùng một địa chỉ IP duy nhất. Khi mạng được
thiết lập, những địa chỉ ngắn có thể được sử dụng và cho phép hơn 65000 nút được
liên kết.
Tiêu chuẩn Zigbee và liên minh Zigbee

Tiêu chuẩn của Zigbee được bảo trợ bởi một nhóm liên minh Zigbee. Liên mình
này có hơn 150 thành viên và một trong số đó có ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định
tiêu chuẩn của Zigbee như là Ember, Honeywell, Invensys, Mitsubishi, Motorola,
Philips, và Samsung. Liên minh Zigbee có nhiệm vụ cân nhắc đến nhu cầu của người
sử dụng, nhà sản xuất và các nhà phát triển để có thể nâng cao tiêu chuẩn của Zigbee
hơn.
Các dải tần sóng hoạt động của Zigbee

Zigbee sẽ hoạt động ở một trong ba tầng sóng là:


 Dải 868 MHz cho khu vực Châu Âu và Nhật: Trong giải này chỉ có 1 kênh
kênh số 0) và tốc độ truyền khá thấp chỉ khoảng 20kb/s.
 Dải 915MHz ở khu vực Bắc Mỹ: Có 10 kênh tín hiệu với dải từ 1-10 và tốc
độ khoảng 40kb/s.
 Dải 2.4GHz sẽ ở các nƣớc còn lại: Có tới 16 kênh tín hiệu từ 11-26 và tốc độ
truyền tải rất cao tới 250kb/s.
Mô hình mạng Zigbee

Zigbee có ba dạng hình được hỗ trợ là dạng hình sao, dạng hình lưới và dạng
hình cây. Mỗi dạng đều có ưu nhược điểm riêng của mình và sẽ được sử dụng tùy vào
trường hợp khác nhau

Dạng hình sao Dạng hình cây Dạng hình lưới

21
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 1.10 Sơ đồ mạng lưới của sóng Zigbee


 Với dạng hình sao (Star network): các nút con sẽ liên kết với nút chủ ở vị trí
trung tâm.
 Với dạng hình lƣới (Mesh network): Mạng này có độ tin cậy cao, mỗi nút trong
mạng lưới đều có khả năng liên kết với các nút khác, cho phép tín hiệu truyền liên tục
trong mạng và bền vững. Nếu có sự cản trở thì hệ thống sẽ tự nhảy sang nút khác.
 Với dạng hình cây (Cluster network): Là một bản mở rộng của hình lưới và có
thể phủ sóng và mở rộng cao hơn.

1.3.4. Giao thức Z-wase

Z-Wave là một giao thức truyền thông không dây được phát triển bởi Zensys
vào năm 2001, sau 7 năm thì Sigma Designs đ mua độc quyền công nghệ này.

Giống như Zigbee, Z-Wave bao gồm một mạng lưới sử dụng sóng vô tuyến năng
lượng thấp để gio tiếp. Chủ yếu được sử dụng để kết nối thiết bị thắp sáng tự động, hệ
thống sưởi, hệ thống bảo mật và một số thiết bị thông minh khác. Không giống như
Zigbee, Z-Wave không phải là một hệ thống mở và do đó nó chỉ dành cho khách hàng
của Zensys và Sigma Designs. Mặc dù điều này ban đầu có vẻ như là một hạn chế,
nhưng nó thực sự là một trong những thế mạnh lớn nhất của giao thức này. Một trong
những lợi thế quan trọng nhất của một hệ thống khép kín là an toàn. Mỗi mạng Z-
Wave và các sản phẩm của mạng đều có ID duy nhất được sử dụng liên lạc với trung
tâm điều khiển và nhờ ID này mà bổ sung thêm mức độ an toàn khác vượt qua mức
hóa hóa AES-128.

 Ưu điểm của Z-Wave:

 Quá trình giao tiếp tin cậy và an toàn

 Cài đặt thiết bị đơn giản

 Tiêu thụ ít điện năng

 Có thể điều khiển từ xa hoặc cục bộ

 Nhược điểm của Z-Wave:

 Chỉ hỗ trợ 232 nút, ít hơn đáng kể so với 65.000 nút được hỗ trợ bởi giao thức
Zigbee

22
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Tương đối chậm, chỉ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 100Kb/giây

 Khoảng cách truyền tín hiệu khoảng 30m


1.3.5. Giao thức Wifi

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống truy cập internet không dây.
Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Wifi là
công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng và một số thiết
bị thông minh khác như Smartwatch.

Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi

ể tạo được kết nối Wifi nhất thiết phải có Router (bộ thu phát), Router này
lấy thông tin từ mạng Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển nó sang tín hiệu vô
tuyến và gửi đi, bộ chuyển tín hiệu không dây (adapter) trên các thiết bị di động thu
nhận tín hiệu này rồi giải m nó sang những dữ liệu cần thiết. Quá trình này có thể
thực hiện ngược lại, Router nhận tín hiệu vô tuyến từ Adapter và giải m chúng rồi gởi
qua Internet.

Hình 1.11 Minh họa thu phát tín hiệu Wifi


Một số chuẩn kết nối Wifi hiện nay

23
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 1.12 Thống kê một số chuẩn kết nối Wifi


 Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là IEEE
802.11. Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng tầng 2.4
GHz.
 Chuẩn 802.11b
Vào tháng 7/1999, chuẩn IEEE 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến 11 Mbps.
Chuẩn này cũng hoạt động tại băng tần 2.4 GHz nên cũng rất dễ bị nhiễu từ các thiết bị
điện tử khác.
 Chuẩn 802.11a
Song song với quá trình hình thành chuẩn b, chuẩn IEEE 802.11a phát ở tần số cao
hơn là 5 GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác. Tốc độ xử lý của chuẩn
đạt 54M bps tuy nhiên chuẩn này khó xuyên qua các vách tường và giá cả của nó hơi
cao.
 Chuẩn 802.11g
Chuẩn IEEE 802.11g có phần hơn so với chuẩn b, tuy nhiên nó cũng hoạt động ở tần
số 2.4 GHz nên vẫn dễ nhiễu. Chuẩn này có thể xử lý tốc độ lên tới 54 Mbps.
 Chuẩn 802.11n
Ra mắt năm 2009 và là chuẩn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự vượt trội hơn so với
chuẩn b và g. Chuẩn kết nối IEEE 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300Mbps, có
thể hoạt động trên cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. Chuẩn kết nối này đ và đang dần
thay thế chuẩn IEEE 802.11g với, phạm vi phát sóng lớn hơn, tốc độ cao hơn và giá
hợp lý.

24
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Chuẩn 802.11ac
Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013, hoạt động ở băng tầng 5 GHz.
Chuẩn ac có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao nhất lên đến 1730
Mpbs. Do vấn đề giá thành cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này chưa phổ
biến dẫn đến các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu do thiết bị phát.
 Chuẩn 802.11ad
ược giới thiệu năm 2014, chuẩn wifi IEEE 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến
70 Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz. Nhược điểm của chuẩn này là sóng tín hiệu
khó có thể xuyên qua các bức tường, đồng nghĩa với việc chỉ cần Router khuất khỏi
tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối tới Wifi được nữa.
 Chuẩn 802.11ax
Wi-Fi 6 là bản cập nhật mới nhất cho chuẩn mạng không dây. Wi-Fi 6 dựa trên tiêu
chuẩn IEEE 802.11ax, với tốc độ nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và hiệu suất năng
lượng được cải thiện tốt hơn so với các kết nối không dây trước đây. Tên gọi mới Wifi
6 này sẽ chính thức được áp dụng từ năm 2019.
Tất cả các chuẩn WiFi trên Việt Nam đều có sử dụng. Tuy nhiên, hai chuẩn phổ
biến nhất hiện nay là IEEE 802.11g và IEEE 802.11n và được sử dụng nhiều nhất
vẫn là IEEE 802.11n, hoạt động ở 2 dải tần 2.4 GHz và 5 GHz.

Hình 1.13 Phạm vi hoạt động của các chuẩn Wifi phổ biến hiện nay

25
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ VI ĐIỀU KHIỂN THÔNG DỤNG CHO
BÀI TOÁN NHÀ THÔNG MINH
2.1. HỌ VI ĐIỀU KHIỂN PIC
2.1.1. Giới thiệu về vi điều khiển PIC
Vi điều khiển viết tắt là Micro- Controller là mạch tích hợp trên một chip có thể
lập trình được, dùng để điều khiển các hệ thống. Theo yêu cầu của người lập trình bộ
vi điều khiển có thể thực hiện đọc, ghi, lưu trữ dữ liệu, xử lý thông tin thực hiện đóng
mở một cơ cấu nào đó trong hệ thống.
Trong các thiết bị điện tử bộ vi điều khiển có mặt trong các thiết bị: ti vi, tủ lạnh,
máy giặt, đầu đọc lase, điện thoại… Trong các hệ thống sản xuất tự động, bộ vi điều
khiển có mặt trong các bài toán điều khiển cánh tay Robot, các hệ thống đo lường
giám sát…
Một trong các loại vi điều khiển có thể kể đến là họ vi điều khiển PIC, PIC là chữ
viết tắt của “Programmable Intelligent Computer” là sản phẩm của h ng General
Instrument đặt cho dòng sản phẩm đầu tiên của họ là PIC 1650. Thời điểm đó PIC
dùng để giao tiếp với thiết bị ngoại vi cho máy chủ 16 bit CP1600, vì vậy người ta gọi
PIC với tên là “Peripheral Interface Controller”, tức là bộ điều khiển giao tiếp ngoại vi.
Ngày nay có rất nhiều dòng PIC được sản xuất với hàng loạt module ngoại vi được
tích hợp sẵn như: PWM, ADC, USART…với bộ nhớ chương trình từ 512 word đến
32k word.
Các kí hiệu của vi điều khiển PIC:
 PIC 12xxxx: độ dài lệnh 12 bit
 PIC 16xxxx: độ dài lệnh 16 bit
 PIC 18xxxx: độ dài lệnh 18 bit
C là loại PIC có bộ nhớ EFROM chỉ có 16C84 là EFPROM)
F là loại PIC có bộ nhớ FLASH
LF là loại PIC có bộ nhớ FLASH hoạt động ở điện áp thấp
Ngoài ra còn có một số vi điều khiển có kí hiệu xxFxxx là EFPROM, nếu có thêm chữ
A ở cuối là FLASH, ví dụ như: PIC16F877 là loại EFPROM, PIC16F877A là loại
FLASH. Ngoài ra còn có một dòng vi điều khiển PIC mới là dsPIC. Ở Việt Nam phổ
biến nhất là các họ vi điều khiển PIC do h ng Microchip sản xuất.
Tùy thuộc vào các ứng dụng thực tế mà lựa chọn loại vi điều khiển PIC cho phù
hợp, trước hết cần chú ý đến số chân của PIC cần dùng cho bài toán ứng dụng là bao
26
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

nhiêu. Có nhiều vi điều khiển PIC với số lượng chân khác nhau, thậm chí có vi điều
khiển chỉ có 8 chân, ngoài ra còn có các loại có 28, 40, 44…chân. Ngoài ra cũng nên
chọn loại vi điều khiển PIC có bộ nhớ FLASH để có thể nạp xóa chương trình được
nhiều lần. Tiếp theo cần chú ý đến khối chức năng được tích hợp sẵn trên vi điều
khiển, các chuẩn giao tiếp bên trong. Cuối cùng cần quan tâm đến bộ nhớ chương trình
mà vi điều khiển cho phép. Trong giáo trình này tập trung tìm hiểu chính về vi điều
khiển PIC 16F877A.
2.1.2. Vi điều khiển PIC 16F877A
Vi điều khiển PIC 16F877A là loại vi điều khiển 16 bit tầm trung của h ng
Microchip, là loại vi điều khiển có kiến trúc Havard, sử dụng tập lệnh kiểu RISC
Reduced Instruction Set Computer) với chỉ 35 lệnh cơ bản, tất cả các lệnh được thực
hiện trong một chu kỳ lệnh trừ các lệnh rẽ nhánh.

Hình 2.1 Hình ảnh vi điều khiển PIC 16F877A


 Sơ đồ chân vật lý:
Vi điều khiển PIC 16F877 A bao gồm 40 chân vật lý được bố trí như Hình 2.1
dưới đây.

Hình 2.2 Sơ đồ chân vật lí của vi điều khiển PIC 16F877A


27
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Chân MCLR/VPP (1):


+ MCLR: là ngõ vào reset tích cực mức thấp.
+ VPP: khi lập trình cho PIC sẽ đóng vai trò là ngõ vào nhận điện áp lập trình.
 Chân RA0/AN0 (2):
+ RA0: xuất/ nhập tín hiệu số
+ AN0: ngõ vào tương tự của kênh 0
 Chân RA1/AN1 (3):
+ RA1: xuất/ nhập tín hiệu số
+ AN1: ngõ vào tương tự của kênh 1
 Chân RA2/AN2/VREF-/CVREF (4):
+ RA2: xuất/ nhập tín hiệu số
+ AN2: ngõ vào tương tự của kênh 2
+ VREF-: ngõ vào điện áp chuẩn (thấp) của bộ A/D
+ CVREF: điện áp tham chiếu VREF ngõ ra của bộ so sánh
 Chân RA3/AN3/VREF+ (5):
+ RA3: xuất/ nhập tín hiệu số
+ AN3: ngõ vào tương tự của kênh 3
+ VREF+: ngõ vào điện áp chuẩn (cao) của bộ A/D
 Chân RA4/TOCKI/C1OUT (6):
+ RA4: xuất/ nhập tín hiệu số
+ TOCKI: ngõ vào xung clock bên ngoài cho Timer0
+ C1OUT: ngõ ra bộ so sánh 1
 Chân RA5/AN4/SS/C2OUT (7):
+ RA5: xuất/ nhập tín hiệu số
+ AN4: ngõ vào tương tự của kênh 4
+ SS: ngõ vào lựa chọn SPI phụ
+ C2OUT: ngõ ra bộ so sánh 2
 Chân RE0/RD/AN5 (8):
+ RA0: xuất/ nhập tín hiệu số
+ RD: điều khiển đọc Port tớ song song
+ AN5: ngõ vào tương tự của kênh 5
 Chân RE1/WR/AN6 (9):
+ RE1: xuất/ nhập tín hiệu số
+ RW: điều khiển ghi Port tớ song song
+ AN6: ngõ vào tương tự của kênh 6
 Chân RE2/CS/AN7 (9):
+ RE2: xuất/ nhập tín hiệu số

28
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ CS: chip chọn lựa điều khiển Port tớ song song


+ AN7: ngõ vào tương tự của kênh 7
 Chân VDD (11, 32): chân nguồn +5V cấp cho vi điều khiển
 Chân VSS (12, 31): chân nguồn 0V cấp cho vi điều khiển
 Chân OSC1/CLKI (13): là ngõ vào kết nối với dao động thạch anh hoặc ngõ vào
nhận xung clock từ bên ngoài.
+ OSC1: ngõ vào dao động thạch anh
+ CLKI: ngõ vào nguồn xung bên ngoài
 Chân OSC2/CLKO (14): là ngõ ra dao động thạch anh hoặc ngõ ra cấp xung
clock.
+ OSC2: ngõ ra dao động thạch anh
+ CLKO: ngõ ra cấp xung clock
 Chân RC0/T1OCO/T1CKI (15):
+ RC0: xuất/ nhập tín hiệu số
+ T1OSO: ngõ rabộ dao động Timer1
+ T1CKI: ngõ vào xung clock bên ngoài Timer1
 Chân RC1/T1OSI/CCP2 (16):
+ RC1: xuất/ nhập tín hiệu số
+ T1OSI: ngõ vào bộ dao động Timer1
+CCP2: ngõ vào Capture2, ngõ ra Compare2, ngõ ra PWM2
 Chân RC2/CCP1 (17):
+ RC2: xuất/ nhập tín hiệu số
+CCP1: ngõ vào Capture1, ngõ ra Compare1, ngõ ra PWM1
 Chân RC3/SCK/SCL (18):
+ RC3: xuất/ nhập tín hiệu số
+ SCK: ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ/ngõ ra của chế độ SPI
+ SCL: ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ/ngõ ra của chế độ I2C
 Chân RD0/PSP0 (19):
+ RD0: xuất/ nhập tín hiệu số
+ PSP0: dữ liệu Port tớ song song
 Chân RD1/PSP1 (20):
+ RD1: xuất/ nhập tín hiệu số
+ PSP1: dữ liệu Port tớ song song
 Các chân RD2/PSP2 (21); RD3/PSP3 (22); RD4/PSP4 (27); RD5/PSP5 (28);
RD6/PSP6 (29); RD7/PSP7 (30) chức năng tƣơng tự chân (19), (20).
 Chân RC4/SDI/SDA (23):
+ RC4: xuất/ nhập tín hiệu số

29
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ SDI: chân dữ liệu vào SPI


+ SDA: xuất/nhập dữ liệu I2C
 Chân RC5/SDO (24):
+ RC5: xuất/ nhập tín hiệu số
+ SDO: chân dữ liệu ra SPI
 Chân RC6/TX/CK (25):
+ RC6: xuất/ nhập tín hiệu số
+ TX: chân truyền dữ liệu không đồng bộ USART
+ CK: chân xung nhịp truyền thông đồng bộ USART
 Chân RC7/RX/DT (26):
+ RC7: xuất/ nhập tín hiệu số
+ RX: chân nhận dữ liệu không đồng bộ USART
+ DT: chân dữ liệu truyền thông đồng bộ USART
 Chân RB0/INT (33):
+ RB0: xuất/ nhập tín hiệu số
+ INT: ngõ vào nhận tín hiệu ngắt ngoài
 Chân RB1 (34); RB2 (35); RB4 (37), RB5 (38): xuất/ nhập tín hiệu số
 Chân RB3/PGM (36):
+ RB3: xuất/ nhập tín hiệu số
+ PGM: chân cho phép lập trình ICSP điện áp thấp
 Chân RB6/PGC (39):
+ RB6: xuất/ nhập tín hiệu số
+ PGC: chân clock khi lập trình ICSP và gỡ rối mạch
 Chân RB7/PGD (40):
+ RB7: xuất/ nhập tín hiệu số
+ PGD: chân dữ liệu khi lập trình ICSP và gỡ rối mạch
2.1.3. Trình dịch CCS cho vi điều khiển PIC 16F877A

CCS là trình biên dịch dùng ngôn ngữ C lập trình cho vi điều khiển. ây là ngôn
ngữ lập trình bậc cao, giúp người sử dụng lập trình nhanh và thuận lợi hơn so với sử
dụng ngôn ngữ Assembly.
CCS chứa rất nhiều hàm chức năng phục vụ cho các bài toán và có rất nhiều giải
pháp lập trình khác nhau cho cùng một vấn đề đặt ra với tốc độ thực thi và độ dài
chương trình khác nhau. Sự tối ưu là do kĩ năng lập trình của mỗi người sử dụng.
Dưới đây sẽ trình bày một số cú pháp, câu lệnh và kiểu dữ liệu thông dụng để lập
trình cho vi điều khiển trong bài toán nhà thông minh sử dụng ở các chương tiếp theo.

30
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Chỉ thị tiền xử lý


1) #include:
- Cú pháp: #include<Filename>
Filename: tên file cho thiết bị *.h, *.c . Chỉ định đường dẫn cho trình biên địch, luôn
phải có để khai báo chương trình viết cho vi điều khiển nào và phải luôn đặt ở dòng
đầu tiên trong chương trình.
VD: #include<16F877A.H> // khai báo viết chương trình cho vi điều khiển
PIC16F877A
2) #define:
- Cú pháp: #define Name Text
Name: tên biến
Text : chuỗi hay số
VD : #Define A 1234 // định nghĩa cho biến A có giá trị 1234
3) #bit:
- Cú pháp: bit Name = X.Y
Name: tên biến
X: biến C 8,16,32…bit) hay hằng số địa chỉ thanh ghi
Y: vị trí của bit trong X
VD : #Bit TMR1IF = 0x0B.2;
4) #byte :
- Cú pháp: #byte Name = X
Name: tên biến
X: địa chỉ
Gán tên biến Name cho địa chỉ X , Name thường dùng để gán cho các thanh ghi
VD : #Byte portB = 0x06;
5) #use:
- Cú pháp: #use delay(clock = Speed)
Speed: tốc độ dao động của thạch anh
Có chỉ thị này chúng ta mới dùng được hàm delay_ms hoặc delay_us
VD: #use delay(clock = 2000000);
 Các hàm trễ (delay)
1) delay_ms(Time)

31
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Time: giá trị thời gian cần tạo trễ


VD : delay_ms 1000); // trễ 1s
2) delay_us(Time)
Time: giá trị thời gian cần tạo trễ
VD : delay_us 1000); // trễ 1ms
Hàm delay này không sử dụng bất cứ Timer nào cả mà chỉ là 1 nhóm lệnh vô nghĩa
thực hiện trong khoảng thời gian định sẵn.
 Các hàm vào/ra tín hiệu số (Digital)
1) Output_low(pin) – Output_high(pin)
Thiết lập mức 0v low) hoặc 5v high) cho các chân của PIC
VD : output_low(pin_D0) ; // đưa chân D0 về mức 0 0v)
output_high(pin_C1) ; // đưa chân C1 lên mức 1 (5v)
2) Output_bit(Pin,value)
Pin: tên chân của PIC
Value: giá trị 0 hay 1
VD: output_bit(pin_C0,1);
3) Output_X(value)
X: tên các port trên vi điều khiển PIC
Value: giá trị 1 byte
VD: output_B(255);// đưa các chân từ B0 đến B7 lên mức 1
4) Input_X( )
X: tên các port trên trên vi điều khiển PIC
Hàm này trả giá trị 8 bit là giá trị hiện hữu của port đó
VD: n = input_A( );
5) Set_tris_X(value)
X: tên chân (A – E)
Value: là giá trị 8 bit điều khiển vào ra cho các chân của PIC
1: nhập dữ liệu; 0: xuất dữ liệu
VD: set_tris_B 0); // tất cả các chân của portB là ngõ ra
set_tris_A(0xf0); // định cấu hình cho port A là 1111 0000 có nghĩa là từ chân
A7 – A4 là tín hiệu đi vào vi điều khiển, từ chân A3 – A0 là tín hiệu đi ra vi điều
khiển.

32
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Các hàm phục vụ ngắt (Interrupt)


enable_interrupts( Level)
Level:
+GLOBAL: cho phép ngắt toàn cục
+INT_TIMER0: ngắt do tràn Timer0
+INT_TIMER1: ngắt do tràn Timer1
+INT_TIMER2: ngắt do tràn Timer2
+INT_RB: có thay đổi 1 trong các chân RB4 RB7
+INT_EXT: ngắt ngoài trên chân RB0
Chú ý: sau khi có khai báo trên thì để vào chương trình ngắt cần khai báo.
#INT_...
VD:
#INT_TIMER1
void ngắt_Timer1 )
{
//chương trình ngắt viết ở đây.
}
 Các hàm điều chế độ rộng xung (CCP-PWM)
SETUP_CCPx(Mode);
Dùng trước hết để thiết lập chế độ hoạt động hay vô hiệu hoá tính năng CCP.
x: tên chân CCP trên chip với PIC 16F877A đó là các chân RC1-CCP2 ; RC2-CCP1)
Mode: CCP_PWM bật chế độ PWM)
SET_CCPx_DUTY(value)
x: tên chân CCP trên chip
Value: giá trị 8 hay 16 bit
- Chỉ ghi 10 bit giá trị vào thanh ghi CCPx, nếu value chỉ có 8 bit thì sẽ được dịch
thêm 2 bit nữa để đủ 10 bit nạp vào CCPx. Tuỳ độ phân giả mà giá trị của value không
phải lúc nào cũng đạt tới giá trị 1023.
 Truyền thông RS232 I/O
 #use rs232
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
Baud: tốc độ truyền thông giữa PIC và PC.

33
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Xmit: chân phát tín hiệu


Rcv: chân nhận tín hiệu
 Hàm getch(): hàm nhận 1 ký tự từ bộ đệm nhận dữ liệu ngõ vào cổng truyền thông.
Ví dụ: a = getch ); // biến a sẽ chứa ký tự được đọc vào từ bộ đệm
 Hàm putch(): hàm đưa ra 1 ký tự ra bộ đệm dữ liệu ngõ ra cổng truyền thông.
Ví dụ: putch a); // biến a sẽ được gửi đi
 Các lệnh cơ bản lập trình PIC
 Lệnh if/else
+ Lệnh “if”: lệnh này chỉ thực hiện lệnh trong dấu ngoặc nhọn khi điều kiện đúng, nếu
không sẽ kết thúc chuyển sang lệnh tiếp theo.

Hình 2.3 Lưu đồ thuật toán lệnh “If”

+ Lệnh “if/else”: lệnh này kiểm tra điều kiện có đúng không, nếu đúng thực hiện 1 và
kết thúc, nếu sai chạy tiếp chương trình thực hiện 2 và kết thúc.

Hình 2.4 Lưu đồ thuật toán lệnh “If/else”

34
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Lệnh “if/else if”: lệnh này kiểm tra điều kiện 1có đúng không, nếu đúng thì thực
hiện 1 sau đó kết thúc lệnh, nếu sai tiếp tục kiểm tra điều kiện 2 có đúng không, nếu
đúng thực hiện 2 sau đó kết thúc. Còn nếu cả hai điều kiện đều không đúng thì kết thúc
và không thực hiện gì.

Hình 2.5 Lưu đồ thuật toán lệnh “If/else if”


 Lệnh lặp While(): lệnh while thực hiện theo chiều đúng, nếu chương trình không có
điều kiện sai thì sẽ không có END xảy ra lúc đó được gọi là vòng lặp tuần hoàn
thường sử dụng là while(1) hoặc while(true).

Hình 2.6 Lưu đồ thuật toán vòng lặp“While”


 Lệnh lặp Do While(): lệnh Do while là thực hiện trước rồi kiểm tra điều kiện sau,
nếu đúng thì quay lại thực hiện tiếp vòng lặp đến khi điều kiện sai thì kết thúc chương
trình.

35
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.7 Lưu đồ thuật toán vòng lặp“Do While”


 Các kiểu dữ liệu lập trình cho PIC
Kiểu Kích cỡ Unsigned Signed
Int1 Số 1 bit 0 hoặc 1) 0 đến 1 Không có
Int8 Số nguyên 1 byte 8 bit) 0 đến 255 -128  127
Int16 Số nguyên 16 bit 0 đến 65535 -32768  32767
Int32 Số nguyên 32 bit 0 đến 4294967295 -2147483648  2147483647
Float32 Số thực 32 bit -1.5 x 1045 đến 3.4 x 1038

Có 4 cách khai báo cho dữ liệu:


+ int1 a; // biến a là kiểu dữ liệu 1 bit chỉ có hai giá trị 0 hoặc 1.
+ signed int8 b; // biến b là kiểu số nguyên 8 bit có dấu.
+ Unsigned int8 c; // biến c là kiểu số nguyên 8 bit không dấu.
+ float d; // biến d là kiểu số số thực có dấu và chỉ lấy được 2 số thập phân sau dấu
phẩy.
 Một số toán tử trong lập trình cho PIC
Toán tử Giải thích
Toán tử gán =) Sử dụng cho các phép gán giá trị ví dụ: a =1;
Toán tử số học +, -, *, /,%) Sử dụng cho các phép tính toán thông thường
Toán tử tăng giảm ++, -) Cách ghi gọn ví dụ như: a++; tức là a=a+1
Toán tử quan hệ ==, !=, >, <, >=, <=) Sử dụng cho phép só sánh
Sử dụng so sánh cho các cổng logic khi có nhiều
Toán tử logic !, &&, ||)
điều kiện một lúc.
Toán tử xử lý bit (&, |, ^, ~, <<, >>) Tính toán logic số học và dịch dữ liệu

36
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

2.2. Tổng quan về Arduino


2.2.1. Giới thiệu về Arduino
Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với
nhau và với các thiết bị ngoại vi trong một môi trường thuận lợi, giúp người sử dụng
dễ tiếp cận cả về thiết bị phần cứng lẫn phần mềm lập trình. Phần cứng bao gồm board
mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lí AVR Atmel 8 bit hoặc ARM
Atmel 32 bit. Các module hiện nay của Arduino được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp
USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O digital tương thích với nhiều board mở rộng
khác nhau.
Arduino chính thức thường sử dụng các dòng chip mega AVR, đặc biệt là
ATmega168, ATmega328, ATmega1280 và Atmega2560. Tuy nhiên tất cả có một
điểm chung là tất cả các bo mạch của Arduino đều có thể lập trình thông qua phần
mềm Arduino IDE.

Dưới đây là danh sách các mạch Arduino khác nhau hiện có trên thị trường:
 Các bo mạch sử dụng vi điều khiển ATMEGA328

Số đầu
Nguồn Tốc độ Giao diện lập
Tên mạch I/O số vào PWM UART
hoạt động Xung trình
Analog
Arduino USB qua
Uno R3 5V 16 MHz 14 6 6 1 ATMega16U2
Arduino
USB qua
Uno R3 5V 16 MHz 14 16 14 4
ATMega16U2
SMD
Red Board 5V 16 MHz 14 6 6 1 USB qua FTDI
Arduino
Pro 3.3v/8 3.3 V 8 MHz 14 6 6 1 FTDI
MHz
Arduino
Pro 5v/16 5V 16 MHz 14 6 6 1 FTDI
MHz
Arduino
5V 16 MHz 14 8 6 1 FTDI
mini 05
Arduino
Pro mini 3.3 V 8 MHz 14 8 6 1 FTDI
3.3v/8mhz
Arduino
5V 16 MHz 14 6 6 1 FTDI
Ethernet
Arduino
3.3 V 8 MHz 14 8 6 1 FTDI
Fio

37
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

ilyPad
Arduino
3.3 V 8 MHz 14 6 6 1 FTDI
328 bo
mạch chính
LilyPad
Arduino
3.3 V 8 MHz 9 4 5 0 FTDI
328 mạch
đơn giản

 Các bo mạch sử dụng vi điều khiển ATMEGA32u4

Nguồn Tốc độ Số đầu vào Giao diện


Tên mạch I/O số PWM UART
hoạt động Xung Analog lập trình
Arduino
Leonardo 5V 16 MHz 20 12 7 1 USB
Pro micro
5V/16MHz 5V 16 MHz 14 6 6 1 USB
LilyPad
Arduino
USB 3.3 V 8 MHz 14 6 6 1 USB

 Các bo mạch sử dụng vi điều khiển ATMEGA2560

Số đầu
Nguồn Tốc độ Giao diện lập
Tên mạch I/O số vào PWM UART
hoạt động Xung trình
Analog
Arduino
USB qua
Mega 5V 16 MHz 54 16 14 4
ATMega16U2B
2560 R3
Mega Pro
3.3 V 8 MHz 54 16 14 4 FTDI
3.3V
Mega Pro
5V 8 MHz 54 16 14 4 FTDI
5V

 Các bo mạch sử dụng vi điều khiển AT91SAM3X8E

Số đầu
Nguồn Tốc độ Giao diện lập
Tên mạch I/O số vào PWM UART
hoạt động Xung trình
Analog
Arduino
Mega 3.3 V 84 MHz 54 12 12 4 USB
2560 R3

38
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

2.2.2. Tìm hiểu về Arduino Uno R3


Arduino Uno R3 là một board mạch vi điều khiển được phát triển bởi
Arduino.cc, một nền tảng điện tử m nguồn mở chủ yếu dựa trên vi điều khiển AVR
Atmega328P.
Phiên bản hiện tại của Arduino Uno R3 đi kèm với giao diện USB, 6 chân đầu
vào analog, 14 cổng kỹ thuật số I / O được sử dụng để kết nối với các mạch điện tử,
thiết bị bên ngoài. Trong số 14 cổng I / O có 6 chân đầu ra xung PWM cho phép các
nhà thiết kế kiểm soát và điều khiển các thiết bị mạch điện tử ngoại vi một cách trực
quan.

Hình 2.8 Hình ảnh Arduino Uno R3


Arduino Uno R3 được kết nối trực tiếp với máy tính thông qua USB để giao tiếp
với phần mềm lập trình IDE, tương thích với Windows, MAC hoặc Linux Systems,
tuy nhiên, Windows thích hợp hơn để sử dụng. Các ngôn ngữ lập trình như C và C ++
được sử dụng trong IDE.

 Sơ đồ chân của Arduino Uno


♦ Digital: Các chân I/O digital chân số 2 – 13 ) được sử dụng làm chân nhập,
xuất tín hiệu số thông qua các hàm chính: pinMode(), digitalWrite(), digitalRead().
iện áp hoạt động là 5V, dòng điện qua các chân này ở chế độ bình thường là 20mA,
cấp dòng quá 40mA sẽ phá hỏng vi điều khiển.
♦ Analog : có 6 chân Input analog (A0 – A5), độ phân giải mỗi chân là 10 bit 0
– 1023 ). Các chân này dùng để đọc tín hiệu điện áp 0 – 5V mặc định) tương ứng với
1024 giá trị, sử dụng hàm: analogRead().

39
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

♦ PWM : các chân được đánh số 3, 5, 6, 9, 10, 11; có chức năng cấp xung PWM
(8 bit) thông qua hàm: analogWrite().
♦ UART: Atmega328P cho phép truyền dữ liệu thông qua hai chân 0 RX) và
chân 1 (TX).

Hình 2.8 Hình ảnh Arduino Uno R3

 Cấp nguồn cho Arduino Uno

Có hai cách cấp nguồn chính cho bo mạch Uno: cổng USB và jack DC.
Giới hạn điện áp cấp cho Uno là 6 – 20V. Tuy nhiên, dải điện áp khuyên dùng là
7 – 12 V tốt nhất là 9V). Lý do là nếu nguồn cấp dưới 7V thì điện áp ở „chân 5V‟ có
thể thấp hơn 5V và mạch có thể hoạt động không ổn định; nếu nguồn cấp lớn hơn 12V
có thể gấy nóng bo mạch hoặc phá hỏng.
Các chân nguồn trên Uno:
- Vin: chúng ta có thể cấp nguồn cho Uno thông qua chân này. Cách cấp nguồn
này ít được sử dụng.
- 5V: Chân này có thể cho nguồn 5V từ bo mạch Uno. Việc cấp nguồn vào chân
này hay chân 3.3 V đều có thể phá hỏng bo mạch.
- 3.3V: Chân này cho nguồn 3.3 V và dòng điện maximum là 50mA.
- GND: chân nối mass.

40
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

2.2.3. Các nhóm cấu trúc lệnh cơ bản


Thông thường các chương trình lập trình cho Arduino được viết trên phần mềm
Arduino IDE với ngôn ngữ C++.
Cấu trúc một chương trình trong Arduino IDE:
Một chương trình hiển thị trên cửa sổ giao diện của Arduino IDE được gọi
là Sketch. Một Sketch được tạo từ hai hàm cơ bản là setup() và Loop():
Setup(): hàm này được gọi khi một Sketch khởi động, được sử dụng để khởi tạo biến,
đặt các chế độ chân nhận hay xuất tín hiệu, khởi động một thư viện... Hàm Setup() chỉ
chạy một lần khi cấp nguồn hoặc Reset mạch.
Loop(): sau khi khởi tạo hàm Setup(), hàm Loop() sẽ được khởi tạo và thiết lập các
giá trị ban đầu. Hàm Loop() tạo các vòng lặp liên tục, có cho phép sự thay đổi và đáp
ứng, chức năng tương tự như vòng lặp While trong ngôn ngữ C. Hàm Loop() sẽ điều
khiển toàn bộ chương trình.
Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

41
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Một số hàm hay sử dụng:


+ Hàm pinMode(): thiết lập một chân cụ thể là chân nhận hay xuất tín hiệu.
Cú pháp: pinMode(pin, mode):
Trong đó: pin là chân sẽ được thiết lập; mode là một trong các chế độ INPUT.
OUTPUT.
Giá trị trả về : không có
Ví dụ 3:

+ Hàm digitalRead(): thiết lập đọc giá trị từ một chân digital.
Cú pháp: digitalRead(pin)
Trong đó: pin là chân digital đọc tín hiệu
Giá trị trả về : HIGH hoặc LOW
Ví dụ 4:

+ Hàm digitalWrite(): thiết lập ghi giá trị ra một chân digital.
Cú pháp: digitalWrite(pin, value)
Trong đó: pin là chân digital ghi tín hiệu
value: HIGH hoặc LOW
Giá trị trả về: không có
Ví dụ 5:

42
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Hàm analogRead(): thiết lập đọc giá trị từ một chân analog.
Cú pháp: analogRead(pin)
Trong đó: pin là chân analog muốn đọc dữ liệu
Giá trị trả về: là giá trị 10 bit tương ứng từ 0-1023.
Ví dụ 6:

+ Hàm analogWrite(): thiết lập ghi một giá trị tương tự PWM wase) tới một chân
PWM.
Cú pháp: analogWrite(pin,value)
Trong đó: pin là chân PWM muốn ghi dữ liệu
value: số nguyên trong khoảng 0255
Giá trị trả về: không có.
Ví dụ 7:

+ Hàm delay(): tạm dừng chương trình trong một khoảng thời gian.
Cú pháp: delay(ms)
Trong đó: ms là giá trị thời gian tạm dừng chương trình tính bằng đơn vị mini giây
Giá trị trả về: không có.

43
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Ví dụ 8:

44
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN
CHO NHÀ THÔNG MINH
3.1. MỘT SỐ MODULE CẢM BIẾN ỨNG DỤNG CHO NHÀ THÔNG MINH
3.1.1. Module cảm biến độ ẩm không khí (HR202)
Mô-đun cảm biến độ ẩm rất nhạy cảm với độ ẩm môi trường xung quanh.
iều chỉnh biến trở trên HR202 có thể được thay đổi độ nhạy phát hiện độ ẩm. Giả
sử bạn chỉnh ngưỡng độ ẩm 60 , khi độ ẩm đạt đến ngưỡng 60 thì đèn xanh trên
module sẽ sáng để báo và đầu ra của module (OUT) sẽ lên mức cao.
 Thông số kỹ thuật của cảm biến độ ẩm HR202

Hình 2.1 Module cảm biến độ ẩm HR202


iện áp sử dụng: DC3.3-5V - Thứ Tự Chân:
+ VCC: Nguồn hoạt động 3.3-5VDC
+ GND: Nối mát
+ DO: Tín hiệu Digital 0, 1 (Chế độ ban đầu ở mức thấp 0, khi phát hiện độ ẩm lên
mức cao 1)
+ AO: ầu ra Analog
 Code chương trình mô phỏng giữa module HR202 với vi điều khiển PIC16F877A

45
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.2 Mô phỏng hoạt động Module cảm biến độ ẩm HR202 trên Proteus 7

Hình 2.3 Lập trình Module cảm biến độ ẩm HR202 trên Pic C-complier
Code:
#include <16f877a.h>
#device adc=10
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP, NOCPD, NOWRT
#use delay(clock=20000000)
#include <lcd_4bit.c>
float voltage,t,h;
void hien_thi()
{
t=read_adc();o
voltage=5*t/1024;
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar,"DIEN AP: %3.2f ",voltage);
h=-47.65*voltage+290.63;
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"DO AM: %3.2f ",h);
}
void main()
{
lcd_init();
set_tris_a(0xff);
setup_adc(adc_clock_internal);
setup_adc_ports(AN0);
set_adc_channel( 0 );
while (true)
{
hien_thi();
}
46
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

}
3.1.2. Module cảm biến khí Gas và CO (MQ2)
Cảm biến khí ga MQ2 là một trong những loại cảm biến được sử dụng để nhận
biết: khí gas, i-butan, Propane, Methane , Alcohol, Hydrogen, Smoke.... ược thiết kế
với độ nhạy cao, thời gian đáp ứng nhanh. Gía trị đọc được từ cảm biến sẽ được đọc về
từ chân Analog của vi điều khiển.

Hình 2.4 Module cảm biến khí Gas MQ2


 Thông số kỹ thuật của cảm biến khí Gas MQ2

 Nguồn hoạt động: 5VDC


 Dòng: 150mA
 Tính hiệu tương tự analog)
 Hoạt động trong thời gian dài, ổn định
 Thứ tự chân:

Chân Tính năng

VCC Nguồn

GND GND

AO Analog

DO Digital

 Code chương trình mô phỏng giữa module MQ2 với vi điều khiển PIC16F877A

47
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.5 Mô phỏng hoạt động Module cảm biến khí Gas MQ2 trên Proteus 7

Hình 2.6 Lập trình Module cảm biến khí Gas MQ2 trên Pic C-complier
Code:
#include <16f877a.h>
#device adc=10
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP, NOCPD, NOWRT
#use delay(clock=20000000)
#include <lcd_4bit.c>
48
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

float voltage, t, Rs, Ro;


void hien_thi()
{
t=read_adc();
voltage=5*t/1024;
Rs=(5-voltage)/voltage;
Ro=Rs/0.098;
lcd_putcmd(line_1);
lcd_putchar(" NHA THONG MINH");
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar," KHI GA: %3.2f ",Ro);
}
void main()
{
lcd_init();
set_tris_a(0xff);
setup_adc(adc_clock_internal);
setup_adc_ports(AN0);
set_adc_channel( 0 );
while (true)
{
hien_thi();
}
}
3.1.3. Module cảm biến mưa (V2)

Cảm biến mưa sử dụng để phát hiện mực nước, trời mưa hay các môi trường có
nước. Mạch cảm biến mưa được đặt ngoài trời để kiểm tra có mưa hay không, qua đó
truyền tín hiệu đóng cắt relay. Module có thể điều điều chỉnh độ nhạy bằng biến trở.
Khi cảm biến khô ráo trời không mưa), chân DO của module cảm biến mưa sẽ được giữ ở
mức cao 5V-12V). Khi có nước trên bề mặt cảm biến trời mưa), đèn LED màu đỏ sẽ sáng
lên, chân DO được kéo xuống thấp 0V).

49
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.7 Module cảm biến mưa V2


 Thông số kỹ thuật của cảm biến mưa

VCC: iện áp nguồn 5VDC


GND: Nối mát
DO: Tín hiệu ra Digital
AO: Tín hiệu ra Analog
Led báo nguồn Màu xanh)
Led cảnh báo mưa Màu đỏ)

Sơ đồ chân nối giữa cảm biến mưa với Arduino Uno

Cảm biến mưa Arduino Uno


GND GND
VCC 5V
DO Digital 6

Hình 2.8 Kết nối vật lý giữa Module cảm biến mưa V2 với Arduino Uno

50
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến mưa V2 với vi điều khiển Arduino Uno

Hình 2.9 Mô phỏng hoạt động giữa cảm biến mưa với Arduino Uno trên Proteus 7

Hình 2.10 Lập trình cảm biến mưa V2 trên phần mềm Arduino-IDE

Code:
#include <LiquidCrystal.h>
51
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

LiquidCrystal lcd(12, 11, 5, 4, 3, 2);


int PIN_INPUT = 6;
int LED = 10;
void setup()
{
pinMode(LED, OUTPUT);
pinMode(PIN_INPUT,INPUT);
lcd.begin(16, 2);
Serial.begin(9600);
}
void loop()
{
int value = digitalRead(PIN_INPUT);
if (value == HIGH)
{
// Cảm biến đang không mưa
lcd.setCursor(1,0);
lcd.print("NHA THONG MINH");
lcd.setCursor(1,1);
lcd.print("DANG KHONG MUA");
digitalWrite(LED, LOW);
} else
{
lcd.setCursor(1,0);
lcd.print("NHA THONG MINH");
lcd.setCursor(4,1);
lcd.print("DANG MUA");
digitalWrite(LED, HIGH);
}
delay(1000);
}

52
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến mưa V2 với vi điều khiển PIC16F877A

Hình 2.11 Mô phỏng hoạt động giữa cảm biến mưa V2 với PIC16F877Atrên Proteus 7

Hình 2.12 Lập trình cảm biến mưa V2 trên phần mềm PicC-Complier
Code:
#include <16f877a.h>
#device adc=10
#use delay(clock=20M)

53
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

#include <lcd_4bit.c>
#fuses HS,NOWDT,NOPROTECT,NOLVP
//============================================================
=================
#bit CB =0x06.4
int adc;
void hienthi()
{
set_adc_channel(0);
adc=read_adc() ;
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar,"GIA TRI : %3u ",adc);
}
//============================================================
==================
#INT_RB
void rb_isr()
{
if(cb==0)
{
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"DANG MUA ");
output_high(pin_C0);
}
else
{
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"KHONG MUA ");
output_low(pin_C0);
54
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

}
}
void main()
{
set_tris_b(0xf1);
enable_interrupts(INT_RB);
enable_interrupts(int_ext);
enable_interrupts(GLOBAL);
setup_adc_ports(AN0);
setup_adc(ADC_CLOCK_INTERNAL);
lcd_init();
while(true)
{
hienthi();
}
}
3.1.4. Cảm biến nhiệt độ (LM35 hoặc DS18B20)

 Cảm biến nhiệt độ LM35

Cảm biến nhiệt độ LM35 là loại cảm biến Analog, đo nhiệt độ và đưa ra chân Vout
một giá trị điện áp tương ứng với giá trị nhiệt độ đo được.

Vcc

Vout
GND

Hình 2.13 Cảm biến nhiệt độ LM35


55
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Thông số kĩ thuật của LM35


ơn vị nhiệt độ:°C
ộ chính xác ±0.5°C tại 25°C
Giới hạn đo từ -55°C đến 150°C
Vcc – Nguồn hoạt động từ 3-5.5VDC
Vout – Tín hiệu đầu ra Analog Nhiệt độ thay đổi tuyến tính: 10mV/°C)
GND – Nối mát
LM35 có hiệu năng cao, công suất tiêu thụ 60uA
 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến LM35với vi điều khiển PIC16F877A

Hình 2.14 Mô phỏng hoạt động của cảm biến LM35 với PIC16F877A trên Proteus 7

Hình 2.15 Lập trình cảm biến LM35 với PIC16F877A trên Pic C-complier

56
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Code:
#include <16f877a.h>
#device adc=10
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP, NOCPD, NOWRT
#use delay(clock=20000000)
#include <lcd_4bit.c>
//#include<lcd.c>
float nhiet_do;
void hien_thi()
{
nhiet_do=read_adc();
nhiet_do=nhiet_do*0.4656+1;//quy doi nhiet do voi nhiet do thuc te(t=t*0.48+1)
lcd_putcmd(line_1);
lcd_putchar(" NHA THONG MINH");
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"NHIET DO: %3.2f ",nhiet_do);
}
void main()
{
lcd_init();
set_tris_a(0xff);
setup_adc(adc_clock_internal);
setup_adc_ports(AN0);
set_adc_channel( 0 );
while (true)
{
hien_thi();
}
}
 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến LM35với vi điều khiển Arduino Uno

Hình 2.16 Mô phỏng hoạt động giữa LM35 với Arduino Uno trên Proteus 7
57
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.17 Lập trình cảm biến LM35trên phần mềm Arduino-IDE
Code:
#include <LiquidCrystal.h>
#define FLOAT_POINT_SIZE 1
LiquidCrystal lcd(12, 11, 5, 4, 3, 2);
float adc,dienap,nhietdo;
char txt[]="";
void setup()
{
pinMode(A0, INPUT);
lcd.begin(16, 2);
txt[0]=223;
Serial.begin(9600);

}
void loop()
{
adc=analogRead(A0);
dienap=(adc*5)/1024;
nhietdo=dienap*100;
lcd.setCursor(1,0);
lcd.print("NHA THONG MINH");
lcd.setCursor(1,1);
lcd.print("TEMP: ");
lcd.print(nhietdo, FLOAT_POINT_SIZE);
lcd.print(txt);
lcd.print("C");
}

58
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Cảm biến nhiệt độ DS18B20


ây là cảm biến nhiệt số 1-Wire DS18B20 mới nhất. Trả về giá trị nhiệt độ ở độ
C với độ chính xác 9-12bit, -55 tới 125 độ C +/- 0.5 độ). Mỗi cảm biến có 1 m
Serial duy nhất, cho phép giao tiếp một số lượng lớn cảm biến trên cùng một bus dữ
liệu, do vậy rất hiệu quả cho phần lớn dự án về đo đạc phân tích nhiệt độ.

Hình 2.18 Cảm biến nhiệt độ DS18B20

 Thông số kĩ thuật của DS18B20


ơn vị nhiệt độ:°C
ộ chính xác ±0.5°C tại 25°C
Giới hạn đo từ -55°C đến 150°C
VDD – Nguồn hoạt động từ 3-5.5VDC
DQ – Tín hiệu đầu ra Digital
GND – Nối mát
 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến DS18B20 với vi điều khiển
PIC16F877A

59
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.19 Mô phỏng hoạt động của cảm biến DS18B20 với PIC16F877A trên Proteus
7

60
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.20 Lập trình cảm biến DS18B20 với PIC16F877A trên Pic C-complier
Code:
#include <16f877a.h>
#device ADC=10 ///do phan gia ADC 10 bit
#use delay(clock=20M)
#include <lcd_4bit.c>
#include "1wire.c"
#include "DS18B20.c"
#fuses HS,NOWDT,NOPROTECT,NOLVP
float voltage,t;
void hienthi()
{
t=ds18b20_read();
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar,"NHA THONG MINH");
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"NHIET DO: %3.1f ",t);
}
void main()
{
lcd_init();
while(true)
{
hienthi();
}
}

61
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến DS18B20 với vi điều khiển Arduino Uno

Hình 2.21 Mô phỏng hoạt động giữa DS18B20 với Arduino Uno trên Proteus 7

Hình 2.22 Lập trình cảm biến DS18B20 trên phần mềm Arduino-IDE
Code:
#include <LiquidCrystal.h>
#define DS18B20_PIN 4
#define FLOAT_POINT_SIZE 1
// LCD module connections (RS, E, D4, D5, D6, D7)
LiquidCrystal lcd(12, 11, 10, 9, 8, 7);
int raw_temp;
float temp;

62
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

char txt[]="";
void setup(void) {
lcd.begin(16, 2);
txt[0] = 223; // Put degree symbol (°)
lcd.setCursor(2, 0);
lcd.print("TEMPERATURE");
}
void loop(void) {
if(ds18b20_read(&raw_temp)) {
temp = raw_temp / 16; // Convert temperature raw value into degree Celsius
(temp in °C = raw/16)
lcd.setCursor(4, 1);
lcd.print(temp,FLOAT_POINT_SIZE);
lcd.print(txt);
lcd.print("C");
}
delay(1000);
}
3.1.5. Module cảm biến chuyển động (HC-SR501)

Module Cảm Biến Chuyển ộng HC-SR501 là cảm biến có khả năng nhận biết
được một vật di chuyển vào vùng mà cảm biến hoạt động, nó cho phép tự động mở tất
cả các loại đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, cửa tự động, quạt điện, máy giặt tự động, các
khu vực hành lang của biệt thự, khách sạn...

Hình 2.23 Cảm biến chuyển động HC-SR501

 Thông số kỹ thuật của cảm biến chuyển động HC-SR501


- Vcc : iện áp hoạt động : 4.5V - 20VDC
- OUT : Tín hiệu đầu ra Digital: 3.3V DC

63
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

- GND: Nối mát


- Thời gian trễ: điều chỉnh trong khoảng 0.3 giây ~ 18 giây
- Có 2 chế độ hoạt động:
+ L) không lặp lại kích hoạt
+ H) lặp lại kích hoạt
- Phạm vi cảm biến: góc hình nón dưới 120 độ, trong phạm vi 7 mét
Chú ý: Việc lập trình cảm biến chuyển động cũng giống như cách lập trình cảm biến
mưa …

3.1.6. Module cảm biến ánh sáng (cảm biến quang trở)

Module cảm biến ánh sáng quang trở có tích hợp sẵn opamp và biến trở so sánh mức
tín hiệu giúp cho việc nhận biết tín hiệu trở nên dễ dàng, sử dụng để nhận biết hay bật
tắt thiết bị theo cường độ ánh sáng môi trường.

Hình 2.24 Cảm biến ánh sáng quang trở


 Thông số kỹ thuật của cảm biến ánh sáng quang trở
- Vcc : Nguồn nuôi: 3.3 - 5VDC
- Sử dụng quang trở CDS.
- DO: Tín hiệu ra Digital
- AO: Tín hiệu ra Analog
- GND: Nối mát
 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến ánh sáng quang trở với vi điều khiển
PIC16F877A

64
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.25 Mô phỏng hoạt động của cảm biến ánh sáng quang trở với PIC16F877A
trên Proteus 7

Hình 2.26 Lập trình cảm biến ánh sáng quang trở với PIC16F877A
trên Pic C-complier
Code:
#include <16f877a.h>
#device adc=10
#use delay(clock=20M)
#include <lcd_4bit.c>
#fuses HS,NOWDT,NOPROTECT,NOLVP
int adc;
#INT_TIMER1
VOID NGAT_TIMER0()
65
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

{
SETUP_CCP1(ccp_pwm);
SETUP_TIMER_2(T2_DIV_BY_4,255,1);
set_pwm1_duty(adc);
}
void hienthi()
{
set_adc_channel(0);
adc=read_adc() ;
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar," NHA THONG MINH");
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"GIA TRI ADC : %3u ",adc);
}
void main()
{
setup_timer_1(T1_INTERNAL|T1_DIV_BY_8);
set_timer1(499);
enable_interrupts(INT_TIMER1);
enable_interrupts(GLOBAL);
setup_adc_ports(AN0);
setup_adc(ADC_CLOCK_INTERNAL);
lcd_init();
while(true)
{
hienthi();
}
}
 Code chương trình mô phỏng giữa cảm biến ánh sáng quang trở với Arduino Uno

Hình 2.27 Mô phỏng hoạt động giữa cảm biến ánh sáng quang trở với Arduino Uno
trên Proteus 7
66
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.28 Lập trình cảm biến ánh sáng quang trở trên phần mềm Arduino-IDE
Code:
#include <LiquidCrystal.h>
LiquidCrystal lcd(12, 11, 5, 4, 3, 2);
int adc,dienap,nhietdo;
void setup()
{
pinMode(A0, INPUT);
lcd.begin(16, 2);
}
void loop()
{
adc=analogRead(A0);
lcd.setCursor(1,0);
lcd.print("NHA THONG MINH");
lcd.setCursor(1,1);
lcd.print("QUANG TRO:");
lcd.print(adc);
}
3.1.7. Module cảm biến vật cản hồng ngoại (E3F-DS30C4)

Cảm Biến vật cản hồng ngoại E3F-DS30C4 dùng ánh sáng hồng ngoại để xác
định khoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt
thu và phát tia hồng ngoại theo tần số riêng biệt. Cảm biến có thể dễ dàng chỉnh
khoảng cách cảnh báo mong muốn thông qua biến trở, ngõ ra cảm biến nên thêm 1
trở treo lên nguồn ở chân output khi sử dụng.

67
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.29 Cảm biến vật cản hồng ngoại E3F-DS30C4


 Thông số kỹ thuật của cảm biến vật cản hồng ngoại E3F-DS30C4
- Nguồn điện cung cấp: 6 ~ 36VDC.
- Khoảng cách phát hiện: 5 ~ 30cm.
- Có thể điều chỉnh khoảng cách qua biến trở.
- Dòng kích ngõ ra: 300mA.
- Ngõ ra dạng NPN cực thu hở giúp tùy biến được điện áp ngõ ra, trở treo lên áp
bao nhiêu sẽ tạo thành điện áp ngõ ra bấy nhiêu.
- Có led hiển thị ngõ ra màu đỏ.
Quy ƣớc màu dây của cảm biến:
1.Nâu: VCC
2.Xanh dương: GND
3. en: OUT
Chú ý: Việc lập trình cảm biến vật cản hồng ngoại cũng giống như cách lập trình cảm
biến mưa hay cảm biến chuyển động…

3.2. Một số module truyền thông từ xa cho nhà thông minh

3.2.1. Module bluetooth (HC06)

Module thu phát bluetooth HC-06 cho phép dễ dàng kết nối với máy tính, HC-06
được sử dụng như 1 cổng COM ảo, việc truyền nhận với COM ảo sẽ giống như truyền
nhận dữ liệu trực tiếp với UART trên module HC06.

68
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, giao tiếp với vi điều khiển chỉ bằng 2 chân Tx và
Rx), module bluetooth HC06 sẽ giúp bạn thực hiện các dự án truyền dẫn và điều khiển
từ xa một cách dễ dàng. iểm khác biệt so với module HC05 đó là HC06 chỉ có thể
chạy được 1 chế độ Slave khác với HC05 có thể hoạt động với chế độ Mater hoặc
Slave). iều này có nghĩa là người sử dụng không thể chủ động kết nối từ vi điều
khiển đến các thiết bị ngoại vi, mà thay vào đó cách kết nối là phải sử dụng thiết bị
ngoại vi điện thoại thông minh, máy tính laptop) để dò tín hiệu kêt nối buletooth mà
HC06 phát ra. Sau khi bắt tay pairing) thành công mới có thể gửi tín hiệu từ vi điều
khiển đến các thiết bị ngoại vi này và ngược lại.

Hình 2.30 Module truyền thông bluetooth HC06


 Thông số kỹ thuật của module bluetooth HC06
- iện áp hoạt động: 3.3 ~ 5VDC.
- iện áp giao tiếp: TTL tương thích 3.3VDC và 5VDC.
- Baudrate UART có thể chọn được: 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400, 57600,
115200
- Dải tần sóng hoạt động: Bluetooth 2.4GHz
- Sử dụng CSR mainstream bluetooth chip, bluetooth V2.0 protocol standards.
- Dòng điện khi hoạt động: khi Pairing 30 mA, sau khi pairing hoạt động truyền nhận
bình thường 8 mA
- Cấu hình Slave mặc định, không thay đổi được
- Giao tiếp: UART TX,RX)
- Bảo mật: m hóa và chứng thực
69
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

- Cấu hình mặc định:


+ Tốc độ baud 9600, N, 8, 1
+ Mật khẩu: 1234
 Code chương trình mô phỏng truyền thông giữa module bluetooth HC06 với vi điều
khiển PIC16F877A

Hình 2.31 Mô phỏng hoạt động của module HC06 với PIC16F877A trên Proteus 7

Hình 2.32 Lập trình module HC06 với PIC16F877A trên Pic C-complier

70
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Code:
#include <16F877a.h>
#device ADC=10
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP, NOCPD, NOWRT
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
#include <lcd_4bit.c>
#int_RDA
void RDA_isr(void)
{
char cmd = getc();
switch (cmd)
{
case '1':
output_high(pin_D0);
break;
case '2':
output_low(pin_D0);
break;
case '3':
output_high(pin_D1);
break;
case '4':
output_low(pin_D1);
break;
case '5':
output_high(pin_D2);
break;
case '6':
output_low(pin_D2);
break;
case '7':
output_high(pin_D3);
break;
case '8':
output_low(pin_D3);
break;
}
}
void main()
{
lcd_init();
enable_interrupts(GLOBAL);
enable_interrupts(INT_RDA);
while(true)
{
}
}

71
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình mô phỏng truyền thông giữa module bluetooth HC06 với
Arduino Uno

Hình 2.33 Mô phỏng hoạt động của module HC06 với Arduino Uno trên Proteus 7

Hình 2.34 Lập trình module HC06 trên phần mềm Arduino-IDE

72
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

3.2.2. Module thu phát sóng RF315 MHz (PT2272 và PT2262)


ể truyền thông tín hiệu từ xa giữa các thiết bị điện trong một số ứng dụng
thường dùng như: khóa xe ô tô, xe máy, điều khiển thiết bị chiếu sáng, cửa cuốn trong
các ngôi nhà… người ta sử dụng sóng RF315MHz hoặc RF433MHz, đây là các dải tần
số được nhiều nhà sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử trên thế giới sử dụng để chế tạo
các bộ thu phát RF. Bởi vậy, có thể cho phép chúng ta sử dụng xen lẫn sản phẩm của
các h ng khác nhau cho cùng một ứng dụng.
 Module phát sóng RF315 MHz sử dụng ICPT2262

Hình 2.35 Hình ảnh module phát sóng RF315MHz PT2262

Sơ đồ nguyên lý của mạch phát sóng RF sử dụng IC PT2262 được thể hiện trên
Hình 2.36. Trong đó các chân từ A0A7 là các chân khai báo dữ liệu của bộ m truyền
thông phía module phát. Tùy thuộc vào giá trị của các chân này là 0 khi các chân đó
được đấu với GND – mức thấp) hoặc 1 khi các chân đó được đấu với VCC – mức cao)
mà có thể tổ hợp được tối đa 28=256 bộ m truyền thông phía module phát. Các chân
D0D3 tương ứng với 4 nút ấn trên panel điều khiển, mỗi khi ấn nút ấn nào thì chân
tương ứng được đưa lên mức 1, khi đó sẽ bổ sung thêm 4 bít địa chỉ cho module phát
vào bộ m truyền thông và lúc này module sẽ phát ra sóng RF tương ứng gửi đến
module thu bộ m 12 bit) này.
 Thông số kỹ thuật của module phát sóng RF315MHz PT2262
- IC encoding: PT2262.
- Tần số: 315Mhz.
- iện áp cung cấp: 3V - 12VDC Cấp càng cao truyền càng xa).
- Dòng điện tiêu thụ: 3 - 45 mA
73
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

- Công suất truyền: 32mW


- Kênh truyền tín hiệu: 4 kênh.
- Oscillation Mode: SAW
- Trở dao động: 4.7M
- Mã hóa: 8bit.
- Kích thước: 36 * 24 * 5 mm

Hình 2.36 Sơ đồ nguyên lý làm việc của module phát sóng RF315MHz PT2262
 Module thhu sóng RF315 MHz sử dụng ICPT2272

Hình 2.37 Hình ảnh module thu sóng RF315MHz PT2272

Sơ đồ nguyên lý của mạch thu sóng RF sử dụng IC PT2272 được thể hiện trên
Hình 2.38. Trong đó tín hiệu gửi từ module phát được truyền tới anten ANT bên
module thu, sau đó tín hiệu này được khuếch đại qua IC LM358 và được đưa đến chân
giải m 14 của IC PT2272, từ đó quyết định đưa tín hiệu điều khiển thiết bị đến một
74
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

trong các chân từ 1013 của IC PT2272 tương ứng với mỗi m của bên module phát
gửi đến. Cần chú ý rằng mỗi module thu trong trường hợp này chỉ giải m ra được 4
bộ m (12 bit) tương ứng với khả năng điều khiển 4 thiết bị điện riêng biệt.

Hình 2.38 Sơ đồ nguyên lý làm việc của module thu sóng RF315MHz PT2272

 Thông số kỹ thuật của module thu sóng RF315MHz PT2272


- iện áp hoạt động: 5VDC.
- Tần số hoạt động: 315Mhz.
- Dòng điện tiêu thụ khi ở trạng nghỉ: 4.5mA.
- ộ nhạy: -105dB.
- IC giải m : PT2272-T4/L4/M4.
- Kích thước: 41 x 23 x 7mm.
- Anten mắc thêm: dài 23cm, đơn lõi, có thể cuộn tròn.
Sơ đồ chân:
VT: Chân trạng thái, có tín hiệu sóng sẽ kích lên mức 1.
D3: Chân Digital Data out 3
D2: Chân Digital Data out 2
D1: Chân Digital Data out 1
D0: Chân Digital Data out 0
5V: Chân cấp nguồn 5VDC
GND: Chân nối mát
Ngoài ra còn có 1 lỗ ký hiệu ANT là chân nối anten ngoài

75
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Sự khác nhau giữa các loại IC PT2272:


- PT2272-M4: Khi nút ấn trên module thu sóng RF315MHz PT2272-M4 được
kích hoạt nó sẽ không nhớ trạng thái, trong một thời điểm kích chỉ giữ 1 trạng thái
của 4 bit dữ liệu nút ấn và khi nhả tay không kích nữa thì giá trị 4 bit trở về 0.
- PT2272-L4: Loại này sẽ kích nhớ trạng thái, trong thời điểm kích chỉ nhớ 1 trạng
thái của 4 bit, khi không kích 4 bit vẫn giữ trạng thái cũ và nếu kích tiếp theo sẽ
lưu trạng thái mới của 4 bit nút ấn.
- PT2272-T4: Loại này sẽ kích nhớ trạng thái, 4 bit hoạt động độc lập, trong thời
điểm kích nhớ trạng thái của từng bit, không kích vẫn giữ trạng thái, kích tiếp theo
sẽ chỉ thay đổi trạng thái của bit bị tác động.

3.2.3. Module truyền dẫn wifi nội bộ Arduino Ethernet shield (W5100)

Arduino Ethernet Shield W5100 sử dụng chip W5100 cho tốc độ và khả năng
kết nối ổn định nhất, bộ thư viện đi kèm và phần cứng với cách kết nối dễ dàng
khiến cho việc kết vối Arduino với Ethernet đơn giản, thích hợp để làm các ứng
dụng điều khiển thiết bị qua Ethernet, Ethernet Controller...
IC điều khiển W5100 trên Arduino Ethernet Shield có thể thực hiện truyền dữ
liệu thông qua 2 giao thức là TCP và UDP. Số đường truyền dữ liệu song song tối đa
là 4. ây chính là điểm mạnh của W5100 so với Microchip ENC28J60. Khả năng
truyền song song cùng lúc 4 luồng dữ liệu giúp board có khả năng nhận dữ liệu từ
internet với tỉ lệ lỗi thấp hơn nguyên nhân thường là do mất dữ liệu trên đường truyền
hoặc do thời gian truyền vượt quá giới hạn – time out).
Ứng dụng:
- iều khiển , cập nhật dữ liệu của thiết bị qua internet.
- Thu thập dữ liệu từ xa dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm .....).
- Các ứng dụng về IoT.

Hình 2.39 Module truyền dẫn wifi nội bộ Arduino Ethernet shield

76
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Thông số kỹ thuật của module Arduino Ethernet shield


- Hoạt động tại điện áp 5V được cấp từ mạch Arduino)
- Chip Ethernet: W5100 với buffer nội 16K
- Tốc độ kết nối: 10/100Mb
- ể sử dụng phải có board mạch Arduino đi kèm, kết nối với mạch Arduino qua
cổng SPI.

Hình 2.40 Lập trình điều khiển giữa Arduino Ethernet shield với moule RF315MHz

trên phần mềm Arduino-IDE

Code:
#include <SPI.h>
#include <Ethernet.h>
#include <RCSwitch.h>
int i, giaTri[7];
int temperature = 0;
byte mac[] = { 0xCE, 0xAD, 0xBE, 0xEF, 0xFE, 0xEF };
byte ip[] = { 192, 168, 1, 178 };
byte gateway[] = { 192, 168, 1, 1 }; // khai báo IP của mạng truy cập
byte subnet[] = { 255, 255, 255, 0 };
EthernetServer server(80); //server port
unsigned long address = 0b0101010101010101; // địa chỉ module RF thứ nhất
unsigned long address1 = 0b0101010101010111; // địa chỉ module RF thứ hai
String readString;
RCSwitch mySwitch = RCSwitch();
void setup()// khoi tao
{
77
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Ethernet.begin(mac, ip, gateway, subnet);


server.begin();
mySwitch.enableTransmit(7); // chân 7 của Ethernet Shiel gửi dữ liệu cho RF
}
void loop()// chuong trinh chinh
{
EthernetClient client = server.available();
if (client)
{
while (client.connected())
{
if (client.available())
{
char c = client.read();
if (readString.length() < 100)
{
readString += c;
}
if (c == '\n')
{
if (readString.indexOf("/TB1") >0)
{
mySwitch.send((address << 8) | 0b00000011, 24);
}
if (readString.indexOf("/TB2") >0)
{
mySwitch.send((address << 8) | 0b00001100, 24);
}
if (readString.indexOf("/TB3") >0)
{
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00000011, 24);
}
if (readString.indexOf("/TB4") >0)
{
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00001100, 24);
}
readString="";
}
}
}
}
}

3.2.4. Module thu phát wifi ESP8266 NodeMCU Lua CP2102

Module thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua là kit phát triển dựa trên nền
chip Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt là có thể sử dụng trực tiếp
trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code, điều này khiến việc sử dụng và
lập trình các ứng dụng trên ESP8266 trở nên rất đơn giản. Kit RF thu phát Wifi
ESP8266 NodeMCU Lua được dùng cho các ứng dụng cần kết nối, thu thập dữ liệu và
78
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

điều khiển qua sóng Wifi, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến IoT. Kit RF thu phát
Wifi ESP8266 NodeMCU Lua sử dụng chip nạp và giao tiếp UART mới và ổn định
nhất là CP2102 có khả năng tự nhận Driver trên tất cả các hệ điều hành Window và
Linux, đây là phiên bản nâng cấp từ các phiên bản sử dụng IC nạp giá rẻ CH340.

Hình 2.41 Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102

 Thông số kỹ thuật của module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102


- Chip: ESP8266EX
- WiFi: 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n
- iện áp hoạt động: 3.3V - iện áp vào: 5V thông qua cổng USB
- Số chân I/O: 11 tất cả các chân I/O đều có Interrupt/PWM/I2C/One-wire, trừ chân
D0)
- Số chân Analog Input: 1 điện áp vào tối đa 3.3V)
- Bộ nhớ Flash: 4MB
- Giao tiếp: Cable Micro USB
- Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2
- Tích hợp giao thức TCP/IP
- Lập trình trên các ngôn ngữ: C/C++, Micropython, NodeMCU – Lua

79
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.42 Hình ảnh các chân của module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102

 Code chương trình ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 truyền thông qua wifi với các
thiết bị

Hình 2.43 Lập trình truyền thông wifi của ESP8266 NodeMCU trên phần mềm
Arduino-IDE

80
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Code:
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <ESP8266WebServer.h>
ESP8266WebServer sv(80);
int count=0;
void setup() {
///////////ESP8266 tu phat wifi/////////////////////////////////////
WiFi.mode(WIFI_AP_STA);
WiFi.softAP("KTD2020","12345678");
////////esp8266 nhan internet he thong de phat wifi///////
WiFi.begin("InternetHT","trungcsktd");
while(WiFi.waitForConnectResult()!= WL_CONNECTED)
delay(100);
Serial.begin(115200);
Serial.println(WiFi.localIP());
sv.on("/count",[]{
Serial.println(String("Co nguoi truy cap: ")+ count++);
sv.send(200,"text/plain",String("so truy cap: ")+ count);
});
sv.begin();
}
void loop() {
sv.handleClient );// duy tri sư song cho server
}
3.3. Các phần mềm lập trình code cho vi điều khiển

3.3.1. Cách tạo Project với phần mềm PicC-Complier cho họ vi điều khiển PIC

Trong giáo trình này sẽ hướng dẫn sử dụng trình biên dịch CCS 4.114 để lập
trình cho họ vi điều khiển PIC, ở đây minh họa sử dụng PIC 16F877A.
Sau khi cài đặt xong phần mềm để tạo một Project cho một bài toán nào đó ta
thực hiện lần lượt các bước dưới đây:
+ Trước tiên khởi động CCS thông qua việc ấn biểu tượng PicC-Complier trên
màn hình Desktop như Hình 2.44 và sau đó xuất hiện cửa sổ trình duyệt CCS như
Hình 2.45.

81
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Biểu tƣợng trình


duyệt CCS

Hình 2.44 Biểu tượng trình duyệt CCS trên Desktop

Hình 2.45 Cửa sổ trình duyệt CCS

+ Tiếp theo vào Project  PIC Wizard. Sau khi lưu Project lại, cửa sổ giao
diện PIC Wizard sẽ hiện ra. Tại đây, người sử dụng có thể thiết lập, cấu hình các
chức năng cho dòng PIC lựa chọn để đáp ứng yêu cầu của Projetct.

82
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Chọn loại vi
điều khiển và
tần số hoạt động

Cấu hình và khởi


tạo các chức năng
cho VĐK sử dụng

Hình 2.46 Cửa sổ cấu hình vi điều khiển PIC trong Project

+ Sau khi việc cấu hình hoàn tất, ấn vào OK, giao diện lập trình cho Project sẽ hiện
ra:

Thanh công cụ

Khối giao diện cho


ngƣời lập trình

Khối báo kết quả của trình biên dịch

Hình 2.47 Cửa sổ lập trình và biên dịch trong trình duyệt CCS

+ Sau khi đ lập trình xong nội dung chương trình cho bài toán yêu cầu, bước tiếp theo
là biên dịch chương trình bằng cách ấn vào Complie trên thanh công cụ và chọn Build
All, khi đó sẽ mở ra cửa sổ như Hình 2.48 dưới đây:

83
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.48 Cửa sổ báo lỗi khi hoàn tất biên dịch trong trình duyệt CCS

Nếu tại vị trí khối báo kết quả của trình biên dịch không báo lỗi gì, tức là chúng
ta đ hoàn thành việc biên dịch chương trình, sau đó là có thể nạp code cho vi điều
khiển.

3.3.2. Cách tạo Project với phần mềm Arduino-IDE cho họ vi điều khiển Arduino

Trong giáo trình này sẽ hướng dẫn sử dụng trình biên dịch ARDUINO IDE 1.8.7
để lập trình cho họ vi điều khiển Arduino, ở đây minh họa sử dụng Arduino Uno.
Sau khi cài đặt xong phần mềm để tạo một Project cho một bài toán nào đó ta
thực hiện lần lượt các bước dưới đây:
+ Trước tiên khởi động trình duyệt thông qua việc ấn biểu tượng Arduino trên
màn hình Desktop như Hình 2.49 và sau đó xuất hiện cửa sổ trình duyệt Arduino IDE
như Hình 2.50.
+ Tiếp theo vào File trên thanh công cụ, chọn Save as…thực hiện đặt tên Project
và lựa chọn đường dẫn để lưu File, như vậy là kết thúc quá trình tạo một Project mới.

84
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.49 Biểu tượng Arduino IDE trên Desktop

Hình 2.50 Cửa sổ trình duyệt Arduino IDE

+ Nếu cần biên dịch và xuất file .hex từ một Project đ có sẵn, ví dụ ở đây ta sử
dụng một Project mẫu trong phần mềm Arduino IDE 1.8.7 với tên Project Blink như
Hình 2.51.
+ Sau khi đ mở một Project ta thực hiện biên dịch và kiểm tra lỗi ta được cửa sổ
Hình 2.52.
85
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.51 Project mẫu Blink trong thư mục Examples

Hình 2.52 Trình biên dịch và soát lỗi code của Project

+ ể tìm file .hex của trình biên dịch vào File, sau đó chọn Preferences sẽ hiển
thị cửa sổ như Hình 2.53 và tích tại mục complation rồi ấn OK.
+ Sau đó Build lại Project một lần nữa, quan sát ở cửa sổ phía dưới khối biên
dịch và báo lỗi) thấy xuất hiện đường link chứa file .hex vừa xuất ra. Từ đó sẽ tìm
được đường dẫn để lấy file .hex như Hình 2.54.
86
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.53 Cấu hình chức năng trong thư mục Preferences

Hình 2.54 Đường link đến file .hex sau khi biên dịch Project

3.4. Một số phần mềm lập trình giám sát điều khiển và truyền thông

ể giám sát hoạt động giữa bộ điều khiển trung tâm vi điều khiển) đến các thiết
bị điện trong ngôi nhà thông minh thông qua các thiết bị ngoại vi như: máy tính bảng,
smart phone…ở đây sử dụng một số phần mềm m nguồn mở trên các webside để xây
dựng giao diện điều khiển và giám sát chúng.
87
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

3.4.1. Phần mềm mã nguồn mở Mit App Inventor

Xây dưng giao diện điều khiển giám sát trên Mit App Inventor là phương pháp
khá đơn giản. ây là ứng dụng lập trình m nguồn mở được Google và đại học MIT
triển khai và hỗ trợ.
iểm nổi bật của App Inventor là nó cho phép vừa thiết kế giao diện và có thể
ứng dụng trực tiếp trên chiếc smart phone với trình duyệt Android. Tất cả các công
đoạn viết phần mềm đều thông qua giao diện đồ họa trực quan theo kiểu WYSIWYG
What you see is what you get) mà không cần người sử dụng phải sử dụng tới một
đoạn m nào. Các chỉ dẫn trên màn hình đủ dễ hiểu để có thể tiến hành viết phần mềm
ngay mà không nhất thiết phải xem qua các bản hướng dẫn sử dụng.
Tuy có cách dùng đơn giản nhưng App Inventor khá "hào phóng" khi cho phép
truy xuất đến các chức năng thường dùng của smart phone như: chức năng tự động
nhắn tin, xác định vị trí hiện tại qua GPS và kể cả giao tiếp với các ứng dụng trên nền
web như Amazon, Facebook hay Twitter.
Dưới đây sẽ trình bày các bước hướng dẫn sử dụng để có thể lập trình một giao
diện điều khiển và giám sát nhà thông minh thông qua sóng Bluetooth trên App
Inventor như sau:
Vào trang web “APP INVENTOR”  MIT APP INVENTOR  Create
apps! trang web sẽ truy cập mặc định theo gmail đang sử dụng của máy tính) 
Allow  continue  projects (trên Tabar)  Start new project Lưu
“NHATHONGMINH_KT ” làm tên Project) , sau đó trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ
giao diện “Creen1” là cửa sổ để thao tác gắn các nút ấn…
 Trên cửa sổ “Creen1”
+ Bên cửa sổ trái “ User interface” chọn “ List picker”  Trên mục Properties bên
phải cửa sổ màn hình vào “Text” gán tên nút ấn, ví dụ: nút ấn “ TÌM THIẾT BỊ” {
phần này nhằm tạo nút ấn để khi điện thoại kết nối với thiết bị thực qua module
Bluetooth… }.
+ Tiếp tục bên cửa sổ trái “ User interface” chọn “Lable”  Trên mục “Properties”
bên phải cửa sổ màn hình vào “Text” gán tên nh n, ví dụ: Nh n “ H THỐNG NHÀ
THÔNG MINH” { phần này nhằm tạo tên của mô hình điều khiển}.
+ Tiếp tục bên cửa sổ trái “User interface” chọn “Lable”  Trên mục “Properties”
bên phải cửa sổ màn hình vào “Text” ta xóa kí tự trong “Text”, để khi có thông tin từ
88
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

vi điều khiển gửi lên thì mới hiển thị.{ phần này nhằm tạo vùng chứa dữ liệu gửi từ vi
điều khiển lên như: thông tin nhiệt độ, nồng độ khí gas từ các cảm biến…}.
+ ể chọn ảnh nền cho giao diện:  Trên mục “Properties” bên phải cửa sổ màn
hình vào “Back ground image”, sau đó chọn ảnh nền và ấn chọn OK.
+ ể tạo khung chứa các nút ấn điều khiển: Bên cửa sổ trái “User interface” chọn
“Lay out”  Chọn “Table Arrangement” , sau đó sửa số hàng, số cột cho phù hợp
với khung để tạo giao diện. {Thông thường cột: 3, hàng: 8}.
+ ể lấy các nút ấn thì tại “User interface” chọn: “Button” và thay đổi thuộc tính
các nút ấn, cần bao nhiêu nút ấn điều khiển thiết bị thì lấy bấy nhiêu, sau đó sắp đặt
sao cho hợp lý trong khung vừa chọn ở bước trên.
+ ể cập nhật thông tin liên tục từ vi điều khiển lên máy điện thoại hoặc ngược lại
chọn “SENSOR”  Clock. Chú ý sau khi gắp thả vào khung Creen thì ngoài khung
Creen phía dưới sẽ xuất hiện giao diện của Clock1.
+ ể giao tiếp qua Bluetooth chọn “Connectivity”  “Bluetooth Client”. Chú ý sau
khi gắp thả vào khung Creen thì ngoài khung Creen phía dưới sẽ xuất hiện giao diện
của Bluetooth Client1.
 Để viết Code cho các nút ấn…. ta thực hiện:
+ Vào “Blocks” trên thanh Tabar phía bên phải:
Bước 1: Tại cửa sổ “Blocks”  “List Picker1”, lấy “When List Picker1. Before
picking do” màu vàng 1) và kéo ra cửa sổ “Viewer”  lấy “SET LIT PICKER
1.ELEMENTS To” màu xanh 2) và đặt 2) vào lòng của 1).
Bước 2: Vào “Bluetooth Client 1” lấy “Bluetooth Client 1.Addresses And Names”
màu xanh 3), sau đó lấy 3) đặt vào 2).
{Việc kết nối (1), (2), (3) nhằm mục đích để hiển thị các thiết bị kết nôi với giao diện
trên điện thoại qua Bluetooth}
Bước 3: vào tiếp “LIST PICKER1” lấy “When LIST PICKER1. After picking do”
màu vàng 1), tiếp tục lấy “set Listpicker1.selection to”màu xanh 2) và đưa 2) vào
(1).
Tiếp tục vào “Bluetooth Client 1” lấy “Call. Bluetooth Client 1.Connect address”
màu tím 3), đưa 3) vào 2).
Tiếp tục vào “LIST PICKER1” lấy “Listpicker1.selection” màu xanh 4), đưa 4)
vào (3).

89
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

{ Việc kết nối (1), (2), (3),(4) nhằm mục đích cho phép kết nối với thiết bị nào qua
Bluetooth }.
Bước 4: vào “Clock” lấy “When.clock1.timer do” màu vàng(1).
Tiếp tục vào “Built in”  “Control”  lấy “if.then” màu vàng 2), thả 2) vào lòng
(1).
Tiếp theo vào “Bluetooth Client 1” lấy “Bluetooth Client 1.isconnected” màu xanh
3), sau đó đặt 3) vào “if” của 2)
Vào “Set Lable 2”  lấy “Set Lable 2.text to” màu xanh 4) sau đó đặt 4 )vào
“then” của 2)
Vào “Bluetooth Client 1” lấy “Call.Bluetooth Client 1.Receivetext number of
bytes” màu tím 5) đặt vào lòng 4), sau đó tiếp tục lấy “Call.Bluetooth Client
1.Bytes Available to Receive” màu tím 6) đặt vào lòng 5).
{Bước 4 mục đích để tạo tràn timer, mỗi lần tràn timer sẽ hiển thị thông số nhiệt độ,
khí gas…nhận được từ cảm biến thông qua vi điều khiển gửi lên trên giao diện}.
Bước 5: Viết Code cho các nút ấn
+ Tạo Button 1: “ON PLV” ta thực hiện như sau:
Vào “Button 1”  lấy “ When. Button 1. Click do” màu vàng 1),
Vào “Bluetooth Client 1” lấy “Call. Bluetooth Client 1. Sent Text text” màu tím
2), đặt 2) vào 1).
Vào “Built in”  “Text”  lấy cái đầu tiên màu hồng 3), sau đó điền ký tự để truyền
thông ví dụ như: 1 hoặc 2, 3…
ể tạo code cho các nút còn lại tại cửa sổ Block ta chuột phải vào code của ”Button
1” chọn “Duplicate” và sửa các thuộc tính cho các nút tiếp theo.
Chú ý: Để căn chỉnh các khung chữ ra giữa màn hình ta kích chuột trái vào màn hình
“Creen1” sau đó đến mục “AlignHorizontal” chọn “center”
 Để down chƣơng trình giao diện về điện thoại ta thực hiện:
Vào “Build” trên Tabar  App (save. Apk to my computer) , sau đó trang web tự
down load và tạo ra file.apk, tiếp tục copy File.apk này vào điện thoại.

90
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.55 Cửa sổ lập trình giao diện trên Mit App Inventor

Hình 2.56 Giao diện điều khiển và giám sát thiết bị điện trên Mit App Inventor
Project 1: Xây dựng Project sử dụng vi điều khiển PIC 16F877A phối hợp với module
thu phát sóng Bluetooth HC06 để điều khiển đóng cắt thiết bị điện trong nhà thông
minh và được giám sát thông qua giao diện trên App Inventor.

91
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông giữa các module:

App Inventor + mart phone

Module Bluetooth HC06

Bo mạch PIC 16F877A

Rơ le (5VDC)

Hình 2.57 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông của Project 1
sử dụng Mit App Inventor
92
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Sơ đồ kết nối vật lý giữa các module:

Vcc(5VDC)
VDD
Vss GND
RC7/RX Khối nguồn
(DC)
RC6/TX
Rơ le 1
RD0
Rơ le 2 Vcc
RD1
Rơ le 3 GND
RC2
Rơ le 4 TXD
RC3
RXD
PIC 16F877A
Module Bluetooth HC06

App
Inventor

Smart phone

Hình 2.58 Sơ đồ kết nối vật lý các module trong Project 1

 Code lập trình điều khiển Project 1 trên Pic C - Complier

Hình 2.59 Lập trình điều khiển Project 1 trên phần mềm Pic C -Complier

93
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Code:
#include <16F877a.h>
#fuses nowdt, hs, noput, noprotect, nodebug, nobrownout, nolvp, nocpd, nowrt
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
#define Rơ le 1 PIN_D1
#define Rơ le 2 PIN_C2
#define Rơ le 3 PIN_D0
#define Rơ le 4 PIN_C3
// NGAT NOI TIEP RDA
#int_RDA
void RDA_isr(void)
{
char cmd = getc();
switch (cmd)
{
case '1':
output_high(Rơ le 1);
break;
case '2':
output_low(Rơ le 1);
break;
case '3':
output_high(Rơ le 2);
break;
case '4':
output_low(Rơ le 2);
break;
case '5':
output_high(Rơ le 3);
break;
case '6':
output_low(Rơ le 3);
break;
case '7':
output_high(Rơ le 4);
break;
case '8':
output_low(Rơ le 4);
break;
case 'c':
output_high(Rơ le 1);
output_high(Rơ le 2);
output_high(Rơ le 3);
output_high(Rơ le 4);
break;
case 'd':
output_low(Rơ le 1);
94
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

output_low(Rơ le 2);
output_low(Rơ le 3);
output_low(Rơ le 4);
break;
}
}
void init(void)
{
output_low(Rơ le 1);
output_low(Rơ le 2);
output_low(Rơ le 3);
output_low(Rơ le 4);
set_pwm1_duty(255);
set_tris_b(0xFF);
set_tris_a(0x01);
set_tris_d(0xff);
set_tris_c(0x80);
set_tris_e(0x00);
enable_interrupts(global);
enable_interrupts(INT_RDA);
ext_int_edge(H_TO_L);
}
void main()
{
while(true)
{
}
}
 Code lập trình giao diện giám sát Project 1 trên Mit App Inventor

95
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

3.4.2. Phần mềm mã nguồn mở Blink App

Blynk là một ứng dụng chạy trên hệ điều hành iOS và Android để điều khiển và
giám sát thiết bị thông qua internet. Blynk không bị ràng buộc với những phần cứng cụ
thể nào cả, thay vào đó nó hỗ trợ phần cứng cho bạn lựa chọn như Arduino, Raspberry
Pi, ESP8266 và nhiều module phần cứng phổ biến khác.
Những lý do nên sử dụng Blynk:
– Dễ sử dụng: việc cài đặt ứng dụng và đăng ký tài khoản trên smart phone rất đơn
giản cho cả IOS và Android
– Chức năng phong phú: Blynk hỗ trợ rất nhiều chức năng với giao diện đẹp và thân
thiện, chúng ta chỉ việc kéo thả đối tượng và sử dụng nó.
– Không phải lập trình ứng dụng: nếu không có kiến thức về lập trình app cho Android cũng
như IOS thì Blynk là một ứng dụng tuyệt vời để giúp người sử dụng khám phá thế giới IoTs.
– iều khiển, giám sát thiết bị ở bất kì đâu thông qua internet với khả năng đồng bộ
hóa trạng thái và thiết bị.
Dưới đây sẽ hướng dẫn cách tạo tài khoản Blynk trên smart phone và cấu hình
thuộc tính của một số biểu tượng thiết bị:

96
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Vào trình duyệt App Store trên hệ điều hành iOS hoặc trình duyệt CH Play
trên hệ điều hành Android để tải phần mềm Blynk.

Hình 2.60 Biểu tượng của phần mềm Blynk trên smart phone
+ Ấn vào biểu tượng Blynk như Hình 2.60, sẽ xuất hiện cửa sổ khởi tạo tài
khoản mới hoặc đang nhập tài khoản đ có như Hình 2.61.

Hình 2.61 Giao diện khởi tạo và đăng nhập tài khoản Blynk
+ Sau khi đăng nhập tài khoản sẽ xuất hiện cửa sổ chính của phần mềm Blynk
như Hình 2.62.

97
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.62 Cửa sổ chính của Blynk


+ Tiếp theo chọn New Project để tạo mới một Project, sau đó đặt tên cho Project và
cuối cùng chọn Create Project như Hình 2.63.

Hình 2.63 Khởi tạo một Project mới trên phần mềm Blynk

98
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Sau khi chọn Craete Project thì trang chủ của Blynk sẽ gửi về Email Email
này đã dùng để đăng ký tài khoản Blynk) của người thao tác một m Auth Token (cần
lưu lại m này để phục vụ cho việc lập trình trên Arduino IDE).
+ Tiếp theo trên cửa sổ mới xuất hiện ta vuốt màn hình smart phone từ cạnh phải
sang trái sẽ xuất hiện cửa sổ để lấy các biểu tượng linh kiện như Hình 2.64. Cần sử
dụng biểu tượng nào ta ấn chọn vào biểu tượng đó, nó sẽ xuất hiện ra cửa sổ chính và
ta ấn vào biểu tượng để xây dựng các thuộc tính cho đối tượng như Hình 2.65.
+ Sau khi thực hiện chọn và cấu hình thuộc tính cho các đối tượng trên Blynk
xong ta sẽ được giao diện hoàn chỉnh như Hình 2.66. ể kết nối với đối tượng thực ta
chỉ việc ấn vào biểu tượng tam giác trên góc phải màn hình.

Hình 2.64 Cửa sổ các biểu tượng linh kiện trên phần mềm Blynk

Hình 2.65 Cấu hình thuộc tính biểu tượng nút ấn trên phần mềm Blynk

99
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.66 Giao diện hoàn chỉnh của một Project trên phần mềm Blynk

Hình 2.67 Phương thức giao tiếp giữa thiết bị phần cứng và phần mềm Blynk

Project 2: Xây dựng Project sử dụng module ESP8266 phối hợp với module thu phát
sóng RF315MHz để điều khiển đóng cắt đa thiết bị điện trong nhà thông minh qua
mạng Internet; đồng thời đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường thông qua module DHT11
và được giám sát thông qua giao diện trên App Blynk.

100
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông giữa các module:

Mạng Internet

Blynk servers Module


Module ESP8266 DHT11

Blynk App

Module phát
RF315MHz (data)

Module thu Module thu


RF315MHz (Bộ 1) RF315MHz (Bộ 2)

Hình 2.68 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông của Project 2 sử dụng App Blynk
101
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Sơ đồ kết nối vật lý giữa các module:

3V Vcc
G GND
G D6 Data
Module DHT11
Vin D3
Module ESP8266 Vcc
GND
Data
Vcc(5VDC) Module phát RF315MHz
(Data)
GND
Khối nguồn
(DC)

GND GND
5V 5V
Rơ le 1 D0 D0 Rơ le 5
Rơ le 2 D1 D1 Rơ le 6
Rơ le 3 D2 D2 Rơ le 7
Rơ le 4 D3 D3 Rơ le 8

Module thu RF315MHz Module thu RF315MHz


(Bộ 1) (Bộ 2)

Hình 2.69 Sơ đồ kết nối vật lý các module trong Project 2

 Code chương trình viết cho module ESP8266 trên Arduino IDE cho Project 2:

Hình 2.70 Lập trình ESP8266 giao tiếp qua Blynk trên phần mềm Arduino IDE
102
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Code:
#define BLYNK_PRINT Serial
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>
#include <ESP8266WiFi.h>
#include "DHT.h"
#include <RCSwitch.h>
unsigned long address = 0b0101010101010111; // mã hóa địa chỉ module RF thu
thứ nhất
unsigned long address1 = 0b1101010101010111 // mã hóa địa chỉ module RF thu
thứ hai
RCSwitch mySwitch = RCSwitch();
char auth[] = "MAAQnDyjr0ieOJ3k6YPSW_AkxqsnUzQD";
char ssid[] = "InternetHT";
char pass[] = "trungcsktd";
WidgetLED ketnoi(V0);
WidgetLED led1(V2);
WidgetLED led2(V4);
WidgetLED led3(V6);
WidgetLED led4(V8);
//////////////////////////////////
WidgetLED led5(V10);
WidgetLED led6(V12);
WidgetLED led7(V14);
WidgetLED led8(V16);
BlynkTimer timer;
#define DHTPIN D6
#define DHTTYPE DHT11
DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);
void blinkLedWidget()
{
if (ketnoi.getValue())
{
ketnoi.off();
}
else
{
ketnoi.on();
}
}
/////////CHUONG TRINH LAM VIEC VOI MODULE THU RF315 THU NHAT///////////
BLYNK_WRITE(V1)
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D0,pinValue);
mySwitch.send((address << 8) | 0b00110000, 24);
if (digitalRead(D0))
{
led1.off();
103
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

} else
{
led1.on();
}
}
BLYNK_WRITE(V3)
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D1,pinValue);
mySwitch.send((address << 8) | 0b11000000, 24);
if (digitalRead(D1))
{
led2.on();

} else
{
led2.off();
}
}
BLYNK_WRITE(V5)
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D2,pinValue);
mySwitch.send((address << 8) | 0b00001100, 24);
if (digitalRead(D2))
{
led3.off();
} else
{
led3.on();
}
}
BLYNK_WRITE(V7)
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D4,pinValue);
mySwitch.send((address << 8) | 0b00000011, 24);
if (digitalRead(D4))
{
led4.off();
} else
{
led4.on();
}
}
/////////CHUONG TRINH LAM VIEC VOI MODULE THU RF315 THU HAI/////////////////
BLYNK_WRITE(V9)
{
104
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

int pinValue = param.asInt();


digitalWrite(D5,pinValue);
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00110000, 24);
if (digitalRead(D5))
{
led5.off();
} else
{
led5.on();
}
}
BLYNK_WRITE(V11)
{
//int pinValue = param.asInt();
//digitalWrite(D6,pinValue);
// mySwitch.send((address1 << 8) | 0b11000000, 24);
// if (digitalRead(D6))
// {
// led6.off();
// } else
// {
// led6.on();
// }
}
BLYNK_WRITE(V13) //
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D7,pinValue);
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00001100, 24);
if (digitalRead(D7))
{
led7.off();
} else
{
led7.on();
}
}
BLYNK_WRITE(V15)
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D8,pinValue);
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00000011, 24);
if (digitalRead(D8))
{
led8.off();
} else
{
led8.on();
105
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

}
}
void setup()
{
Serial.begin(9600);
Blynk.begin(auth, ssid, pass);
mySwitch.enableTransmit(D3);
timer.setInterval(1000L, blinkLedWidget);
pinMode(D0,OUTPUT);
digitalWrite(D0,HIGH);
pinMode(D1,OUTPUT);
digitalWrite(D1,HIGH);
pinMode(D2,OUTPUT);
digitalWrite(D2,HIGH);
pinMode(D4,OUTPUT);
digitalWrite(D4,HIGH);
////////////////////////////////
pinMode(D5,OUTPUT);
digitalWrite(D5,HIGH);
pinMode(D6,OUTPUT);
digitalWrite(D6,HIGH);
pinMode(D7,OUTPUT);
digitalWrite(D7,HIGH);
pinMode(D8,OUTPUT);
digitalWrite(D8,HIGH);
dht.begin();
}
void loop()
{
Blynk.run();
timer.run();
float h = dht.readHumidity();
float t = dht.readTemperature();
Blynk.virtualWrite(V17, h);
Blynk.virtualWrite(V18, t);
Serial.println(h);
}
3.4.3. Phần mềm mã nguồn mở MQTT-Dash
Phần mềm MQTT Message Queuing Telemetry Transport) là một giao thức gởi
dạng publish/subscribe sử dụng cho các thiết bị Internet of Things với băng thông
thấp, độ tin cậy cao và khả năng được sử dụng trong mạng lưới không ổn định. MQTT
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: giám sát hệ thống dầu khí, hệ thống kinh
doanh, ... Trong đó có thể kể đến những ứng dụng của MQTT trong các bài toán điều
khiển và giám sát thiết bị điện thông minh thông qua hệ điều hành Android trên smart
phone trong những năm gần đây.
106
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Các khái niệm đáng chú ý trong giao thức MQTT:


Trong một hệ thống sử dụng giao thức MQTT, nhiều client kết nối tới một server
Trong MQTT, server được gọi là MQTT Broker). Mỗi client sẽ đăng ký theo dõi các
kênh thông tin topic) hoặc gửi dữ liệu lên kênh thông tin đó. Quá trình đăng ký này
gọi là “subscribe” và hành động một client gửi dữ liệu lên kênh thông tin được gọi là
“publish”. Mỗi khi kênh thông tin đó được cập nhật dữ liệu dữ liệu này có thể đến từ
các client khác) thì những client nào đ đăng ký theo dõi kênh này sẽ nhận được dữ
liệu cập nhật đó.
Message: Message còn được gọi là “message payload”, có định dạng mặc định là
plain-text chữ viết người đọc được), tuy nhiên người sử dụng có thể cấu hình thành
các định dạng khác.
Topic: Topic có thể coi như một “đường truyền” logic giữa 2 điểm là publisher và
subscriber. Về cơ bản, khi message được publish vào một topic thì tất cả những
subscriber của topic đó sẽ nhận được message này.
Dưới đây sẽ hướng dẫn cách tạo tài khoản MQTT và cấu hình thuộc tính của một
dự án:
+ Trước hết truy cập trang web www.cloudmqtt.com. Khi cửa sổ trang web đ mở ra
ta kích chọn “Plans” và lựa chọn một trong các gói truy cập server của MQTT (bao
gồm cả gói không mất phí hoặc gói mất phí). Sau khi đăng ký tài khoản xong ta ấn
Login để kích hoạt, khi đó sẽ hiển thị như cửa sổ dưới đây:

Hình 2.71 Cửa sổ chính của CloudMQTT

107
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ ể thêm dự án mới trên Server ta ấn vào “Create New Instance” và tại mục
“Select a plan and name” điền các thông tin về tên dự án, vùng truy cập server, gói
truy cập và ấn “Create”. Sau khi hoàn tất các thao tác trên, sẽ hiện tên của dự án vừa
tạo trên cửa sổ chính, chẳng hạn như dự án “Nha thong minh Wifi” đ có sẵn.
+ Trong mỗi một dự án đ tạo, ta cần quan tâm các thông tin như Hình 2.72 để
phục vụ lập trình cho cho vi điều khiển và ứng dụng của MQTT trên Android.

Các thuộc tính cần


phục vụ cho lập trình
trên vi điều khiển

Hình 2.72 Cửa sổ thuộc tính của dự án trên CloudMQTT

+ Sau đó trên Smart phone hệ điều hành Android) ta cài đặt ứng dụng “MQTT
Dash”.
+ Ấn chọn biểu tượng “MQTT Dash” như Hình 2.73, khi đó sẽ hiển thị cửa sổ
như Hình 2.74 để đăng ký tên Project và cài đặt các thuộc tính giao tiếp với server của
MQTT đ tạo ở phần trên Hình 2.72).

Hình 2.73 Giao diện MQTT Dash trên hệ điều hành Android

108
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 2.74 Cài đặt tên và thuộc tính của Project trên MQTT Dash

+ Sau khi đ tạo xong Project trên MQTT Dash, ta ấn vào biểu tượng dấu +) ở
phía trên góc phải của cửa sổ như Hình 2.75, từ đó lựa chọn các đối tượng Text/
Button…) tùy theo ý tưởng của người thiết kế và cấu hình các thuộc tính cho đối
tượng.

Hình 2.75 Cài đặt tên và thuộc tính cho các đối tượng trên MQTT Dash

Project 3: Xây dựng Project sử dụng module ESP8266 phối hợp với module thu phát
sóng RF315MHz để điều khiển đóng cắt đa thiết bị điện nhà thông minh qua mạng
Internet; đồng thời đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường thông qua module DHT11 và được
giám sát thông qua giao diện trên MQTT Dash.
109
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông giữa các module:

Mạng Internet

MQTT servers Module


Module ESP8266 DHT11

MQTT Dash

Module phát
RF315MHz (data)

Module thu Module thu


RF315MHz (Bộ 1) RF315MHz (Bộ 2)

Hình 2.76 Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông của Project 3 sử dụng MQTT Dash
110
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình viết cho module ESP8266 trên Arduino IDE cho Project 3:

Hình 2.77 Lập trình ESP8266 giao tiếp qua MQTT trên phần mềm Arduino IDE
Code:
#include <ESP8266WiFi.h>
#include "DHT.h"
#include <PubSubClient.h>
#define DHTPIN D1
#define DHTTYPE DHT11
DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);
#include <RCSwitch.h>
unsigned long address = 0b0101010101010111;
unsigned long address1 = 0b1101010101010111;
RCSwitch mySwitch = RCSwitch();
void nhandl(char * tp, byte * nd, unsigned int length)
{
String topic(tp);
String noidung= String((char*)nd);
noidung.remove(length);
Serial.println(topic);
Serial.println(noidung);
if(topic=="TB1")
{
if(noidung=="1")
mySwitch.send((address << 8) | 0b11000000, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address << 8) | 0b11000000, 24);
}
else if(topic=="TB2")
{
111
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

if(noidung=="1")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00110000, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00110000, 24);
}
else if(topic=="TB3")
{
if(noidung=="1")
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b11000000, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b11000000, 24);
}
else if(topic=="TB4")
{
if(noidung=="1")
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00110000, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address1 << 8) | 0b00110000, 24);
}
else if(topic=="TB5")
{
if(noidung=="1")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00000011, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00000011, 24);
}
else if(topic=="TB6")
{
if(noidung=="1")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00001100, 24);
if(noidung=="0")
mySwitch.send((address << 8) | 0b00001100, 24);
}
}
WiFiClient c;
PubSubClient MQTT("soldier.cloudmqtt.com", 11060, nhandl, c);
void setup() {
Serial.begin(9600);
WiFi.begin("InternetHT", "trungcsktd");
mySwitch.enableTransmit(D3);
dht.begin();
pinMode(D2, OUTPUT);
while (1)
{
delay(100);
if (WiFi.status() == WL_CONNECTED)
break;
}
112
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Serial.println("Da vao duoc internet");


digitalWrite(D2,HIGH);
while (1)
{
delay(500);
if (MQTT.connect("THIET BI", "xszfwark", "zGExRah4pyPd"))
break;
}
Serial.println("Da vao duoc MQTT");
MQTT.subscribe("TB1");
MQTT.subscribe("TB2");
MQTT.subscribe("TB3");
MQTT.subscribe("TB4");
MQTT.subscribe("TB5");
MQTT.subscribe("TB6");
}
void loop() {
float h = dht.readHumidity();
float t = dht.readTemperature();
MQTT.loop();
MQTT.publish("ND", String(t).c_str());
MQTT.publish("DA", String(h).c_str());
delay (1000);
}

113
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

CHƢƠNG 4
ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG
4.1. ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
4.1.1. Đặt bài toán
Hệ thống chiếu sáng nhà thông minh bao gồm hệ thống chiếu sáng trong nhà, hệ
thống chiếu sáng sân vườn và hệ thống chiếu sáng an ninh...Trong đó các thiết bị chiếu
sáng có nhiều kịch bản để bật/tắt và có nhiều phương thức điều khiển khác nhau tùy
thuộc nhu cầu của người sử dụng. Dưới đây tập trung thiết kế điều khiển thiết bị chiếu
sáng trong nhà bằng nút ấn thông qua giao diện Mit App Inventor trên Smart phone
hoặc bằng giọng nói tiếng Việt sử dụng sóng Bluetooth kết hợp với công cụ tìm kiếm
bằng giọng nói trên Google.
Giả sử căn hộ có 4 phòng gồm: Phòng khách (TB1), phòng ngủ(TB2), phòng
sinh hoạt chung (TB3) và bếp (TB3). Yêu cầu bài toán điều khiển như sau:
+ Bật/tắt bóng đèn mỗi phòng riêng biệt thông qua giọng nói bằng tiếng Việt.
+ Bật/tắt bóng đèn tất cả các phòng thông qua phát âm một lần bằng giọng nói
tiếng Việt.
+ iều khiển bóng đèn mỗi phòng (TB1, TB2, TB3, TB4) trên Mit App Inventor
thông qua nút ấn như Hình 3.1.

Hình 3.1 Giao diện điều khiển thiết bị bằng giọng nói tiếng Việt sử dụng sóng
Bluetooth kết hợp công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trên Google

114
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

4.1.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực


 Sơ đồ khối hệ thống
Reset Tạo xung

Module Vi điều khiển


UART Điều khiển
HC06 PIC 16F877A
Rơ le

Khối nguồn

Mit App Inventor


(Smart phone WiFi Google Server
Android)

Ngƣời phát âm
(tiếng Việt)

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống điều khiển thiết bị bằng giọng nói tiếng Việt sử dụng sóng
Bluetooth kết hợp công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trên Google
Thuyết minh hệ thống: Khi muốn bật/tắt thiết bị điện nào đó TB1, TB2, TB3, TB4)
ta thực hiện các bước sau:
+ Trước hết người điều khiển hệ thống phải đảm bảo Smart phone đ được kết
nối 3G và bật chế độ giao tiếp Bluetooth với các thiết bị.
+ Tiếp theo ấn chọn biểu tượng kết nối Bluetooth đ xây dựng trên giao diện Mit
App Inventor cho Smart phone hệ điều hành Android), để dò tìm module Bluetooth
HC06 đ kết nối cứng trên mạch điều khiển.
+ Trước mỗi lần phát âm tiếng Việt để điều khiển thiết bị nào đó, người điều
khiển ấn chọn biểu tượng “mic kết nối” trên giao diện Mit App Inventor. Khi đó âm
thanh nhận được qua Smart phone sẽ gửi đến công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trên
Google (Google server), lúc này Google server sẽ so sánh cụm âm thanh nhận được
với cụm từ khóa bật/tắt thiết bị đ được lập trình sẵn trên Mit App inventor, nếu đúng
sẽ gửi về một m ký tự tới chân RC7 của vi điều khiển thông qua sóng Bluetooth do
module HC06 phát ra. Tiếp đó vi điều khiển sẽ gửi tín hiệu mức cao đến một trong các
chân (RC0, RC1, RD0, RD1) để điều khiển thiết bị tương ứng bên mạch lực. Ngoài ra

115
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

người điều khiển có thể vận hành hệ thống bằng cách ấn trực tiếp nút ấn trên giao diện
Mit App Inventor Hình 3.1) để điều khiển các thiết bị TB1, TB2, TB3, TB4).
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

GND

VCC
Khối nguồn
(5VDC) TH1 Kênh Rơ le 1 TB1
RC0
VCC VDD

RC1 TH2 Kênh Rơ le 2 TB2


GND VSS

RXD RC6 Kênh Rơ le 3 TB3


RD0 TH3
GND
TXD RC7
TH4 Kênh Rơ le 4 TB4
RD1
GND
VCC Mạch điều khiển Mạch lực 4 kênh
(PIC 16F877A)
Module Bluetooth
HC06
Hình 3.3 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực điều khiển 4 kênh
sử dụng sóng Bluetooth
 Sơ đồ minh họa nguyên lý hoạt động của một kênh Rơ le trong mạch lực

VCC
D1
TH1 5 2 NC
1 C L()
C1 D2 4 3 NO
R1 IC PC817
Rơ le 1
GND TB1
R2
Q1
N
C2

GND
Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một kênh Rơ le trong mạch lực
 Code chương trình viết cho PIC 16F877A trên Pic C – Complier
include <16F877a.h>
#device ADC=8
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP, NOCPD, NOWRT
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
116
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

#include <lcd_4bit.c>
#define TB1 PIN_D0
#define TB2 PIN_D1
#define TB3 PIN_C1
#define TB4 PIN_C0
float nhietdo;
int1 a=0,b=0,c=0,d=0;
#int_RDA
void RDA_isr(void)
{
char cmd = getc();
switch (cmd)
{
case '1':
output_high(TB1);
break;
case '2':
output_low(TB1);
break;
case '3':
output_high(TB2);
break;
case '4':
output_low(TB2);
break;
case '5':
output_high(TB3);
break;
case '6':
output_low(TB3);
break;
case '7':
output_high(TB4);
break;
case '8':
output_low(TB4);
break;
case '9':
{
output_high(TB1);
output_high(TB2);
output_high(TB3);
output_high(TB4);
}
break;
case '0':
{
output_low(TB1);
117
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

output_low(TB2);
output_low(TB3);
output_low(TB4);
}
break;
case 'a':
a=~a;
if(a==1)
{
output_high(TB1);
}
if(a==0)
{
output_low (TB1);
}
break;
case 'b':
b=~b;
if(b==1)
{
output_high(TB2);
}
if(b==0)
{
output_low (TB2);
}
break;
case 'c':
c=~c;
if(c==1)
{
output_high(TB3);
}
if(c==0)
{
output_low (TB3);
}
break;
case 'd':
d=~d;
if(d==1)
{
output_high(TB4);
}
if(d==0)
{
output_low (TB4);
}
118
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

break;
}
}
void init(void)
{
a=0;
b=0;
c=0;
d=0;
enable_interrupts(GLOBAL);
enable_interrupts(INT_RDA);
}
void main()
{
init();
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar,"DK QUA GIONG NOI ");
while(true)
{
}
}
 Code chương trình viết giao diện cho bài toán trên Mit App Inventor

119
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

120
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

4.2. Điều khiển thông minh cho hệ thống rèm mành chắn nắng và cửa tự động
4.2.1. Đặt bài toán
Trong nhà thông minh thì hệ thống rèm mành chắn nắng và cửa tự động là một
trong các thiết bị không thể thiếu, đảm bảo khả năng tránh nắng và bảo vệ không gian
trong ngôi nhà. Các chuyển động trong hệ thống này thông thường được thực hiện nhờ
cơ cấu như: động cơ một chiều gắn hộp số giảm tốc, công tắc hành trình, bánh răng,
đai xích... Hiện nay, các hệ thống này có thể được điều khiển bằng một trong hai cách
sau:
+ Hệ thống vận hành tự động lấy tín hiệu điều khiển từ các loại cảm biến như:
cảm biến chuyển động, cảm biến quang, cảm biến hồng ngoại... gửi trực tiếp đến các
kênh Rơ le để đóng/cắt điện cho động cơ một chiều. Trường hợp này, chỉ thực hiện các
chuyển động đơn giản nên phù hợp với một số tình huống như: hệ thống cửa kính
trượt trong nhà, hệ thống rèm mành một chuyển động...

121
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Hệ thống được phối hợp cả chế độ vận hành tự động và chế độ điều khiển từ xa
thông qua các giao diện giám sát trên Smart phone, máy tính bảng... Trường hợp này,
có thể điều khiển linh hoạt từ xa các hệ thống rèm mành và cửa với các kịch bản khác
nhau như: mở cửa cổng từ xa khi ô tô về gần đến nhà, mở hệ thống rèm mành với
cường độ ánh sáng khác nhau...
Dưới đây minh họa bài toán thiết kế hệ thống điều khiển cửa kính trượt được khống
chế bằng hai công tắc hành trình với yêu cầu sau đây:
+ Tự động mở cửa khi có người đi qua cảm biến hồng ngoại và sẽ đóng lại sau
khoảng thời gian trễ là 15s.
+ iều khiển việc đóng mở cửa từ xa thông qua nút ấn được thiết kế trên giao
diện phần mềm Mit App Inventor sử dụng sóng Bluetooth như Hình 3.5.

Hình 3.5 Giao diện điều khiển cửa trượt từ xa thông qua sóng Bluetooth
và phần mềm Mit App inventor
4.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực
 Sơ đồ khối hệ thống

122
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Reset Tạo xung

Module Vi điều khiển Mạch cầu H


UART Đ/C
HC06 PIC 16F877A BTS7960 một chiều

Mit App Inventor Khối nguồn Cảm biến


hồng ngoại
(Smart phone
Android)

Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống điều khiển từ xa động cơ của hệ thống cửa trượt
Thuyết minh hệ thống: Tín hiệu điều khiển từ cảm biến hồng ngoại hoặc nút ấn trên
giao diện Mit App Inventor sẽ được gửi đến vi điều khiển cụ thể cảm biến hồng ngoại
gửi đến chân RB0 của vi điều khiển và tín hiệu điều khiển từ Mit App Inventor sẽ
được gửi đến chân RC6 và RC7 của vi điều khiển thông qua truyền thông Bluetooth).
Sau đó, mạch điều khiển trung tâm sẽ gửi các mức logic ngược nhau ra các chân RD2
và RD3, thông qua hai công tắc hành trình tín hiệu điều khiển tiếp tục được gửi đến
các chân RPWM và LPWM của mạch cầu H BTS7960), từ đó mạch vầu H sẽ điều
khiển động cơ một chiều chuyển động thuận/ ngược kéo cửa trượt hoạt động theo hành
trình tương ứng.
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

123
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Cảm biến hồng ngoại


E3F-DS30C4

VCC GND OUT

VCC +
B+
Khối nguồn GND 24VDC
(5VDC) -
RB0 L_EN B-
VCC VDD

RC5 R_EN -
GND VSS M-
DC
Motor
RXD RC6
RD2 RPWM
GND M+
+
TXD RC7
RD3 LPWM
GND
Mạch cầu H
VCC Mạch điều khiển (BTS7960)
Module Bluetooth (PIC 16F877A)
HC06

C NO NC GND C NO NC
Công tắc hành Công tắc hành
trình 1 trình 2

Hình 3.7 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực điều khiển động cơ cửa trượt
sử dụng sóng Bluetooth và cảm biến hồng ngoại
 Code chương trình viết cho PIC 16F877A trên Pic C – Complier
#include <16F877a.h>
#device ADC=10
#fuses nowdt, hs, noput, noprotect, nodebug, nobrownout, nolvp, nocpd, nowrt
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
#include <lcd_4bit.c>
#define RPWM PIN_D2
#define LPWM PIN_D3
#define HN PIN_C4
#define REN_LEN PIN_C5
int1 d=0;
#INT_EXT
124
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

void EXT_ISR()
{ delay_ms(500);
d=1;
}
//=======================/
#int_RDA
void RDA_isr(void)
{
char cmd = getc();
switch (cmd)
{
case 'a':
output_low(RPWM);
output_high(LPWM);
break;
case 'b':
output_low(LPWM);
output_high(RPWM);
break;
}
}

void main()
{
set_tris_b(0xf1);
enable_interrupts(INT_RB);
enable_interrupts(int_ext);
enable_interrupts(GLOBAL);
setup_adc(ADC_CLOCK_DIV_2);
lcd_init();
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar,"HE THONG CUA TU XA ");
while(true)
{
if(d==1)
{
output_high(pin_D0); // mo cua
output_low(pin_d1);
delay_ms(10000);
output_low(pin_d0); // dong cua
output_high(pin_d1);
d=0;
}
}
}

125
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình viết giao diện cho bài toán trên Mit App Inventor

4.3. Điều khiển thông minh cho hệ thống điều hòa không khí

4.3.1. Đặt bài toán

Hiện nay việc trang bị điều hòa không khí cho mỗi ngôi nhà không còn xa lạ với
mỗi chúng ta, các hệ thống điều hòa có thể được lắp đặt dạng đơn dàn nóng và dàn
lạnh riêng biệt cho từng phòng) hoặc hệ thống điều hòa trung tâm một dàn nóng kết
hợp với nhiều dàn lạnh điều hòa không khí cho các phòng). Việc cài đặt các thông số
của điều hòa như: nhiệt độ, tốc độ quạt gió, cài đặt thời gian bật/tắt… đ được tích hợp
sẵn trên các Panel điều khiển cho mỗi phòng hoặc thông qua các màn hình điều khiển
trung tâm gắn tường của cả hệ thống. Tuy nhiên với ngôi nhà thông minh, để đem lại
những cảm giác tiện lợi hơn nữa cho người sử dụng, ngoài việc điều khiển điều hòa
thông qua các thiết bị cố định như trên, việc điều khiển điều hòa từ xa ở bất cứ nơi nào
trong ngôi nhà là xu thế thiết yếu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó các nhà sản xuất
phần mềm đ phối hợp cung cấp thêm các giao diện giám sát thiết bị trên các App mã
nguồn mở cho từng dòng sản phẩm tương ứng, để có thể cài đặt các giao diện Panel
điều khiển điều hòa trên Smart phone, máy tính bảng…rất thuật tiện cho việc sử dụng.
Ngoài ra nhà thông minh cũng cần được trang bị các tính năng bật/tắt điều hòa bằng
giọng nói hay qua các tin nhắn SMS điện thoại… điều này sẽ đem lại sự trải nghiệm
thoải mái và tiện ích hơn nữa cho cuộc sống của chúng ta.
Dưới đây minh họa bài toán thiết kế điều khiển bật/tắt hệ thống gồm 4 điều hòa
riêng biệt trong mỗi phòng của ngôi nhà thông qua cuộc gọi điện thoại mạng viễn
thông. Yêu cầu bài toán như sau:
126
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Hệ thống điều khiển thiết bị thông qua module giải m âm thanh DTMF MT8870.
+ Người sử dụng có thể dùng điện thoại ở bất cứ nơi nào như ở: cơ quan, siêu thị... để
bật/tắt điều hòa ở nhà thông qua cuộc gọi về máy điện thoại đ lắp cố định với hệ
thống sử dụng mạng viễn thông.

Hình 3.8 Hình ảnh module giải mã âm thanh DTMF MT8870

4.3.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực

Reset Tạo xung

Module Vi điều khiển


DTMF MT8870 Rơ le Điều hòa
PIC 16F877A
Jack cắm
(3.5mm)
tai nghe

Khối nguồn
Điện thoại
ở nhà

Mạng viễn thông Điện thoại


bên ngoài

Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống điều khiển bật/tắt điều hòa từ xa qua mạng viễn thông

127
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Thuyết minh hệ thống: Giả sử khi người sử dụng đang ở cơ quan làm việc, trước khi
về đến nhà mong muốn hệ thống điều hòa H) ở nhà đ được bật sẵn, lúc này người
sử dụng chỉ cần nhấc điện thoại và gọi về số máy điện thoại đ được gắn trực tiếp trên
hệ thống điều khiển ở nhà. Cần chú ý, điện thoại gắn cố định với hệ thống điều khiển ở
nhà để ở chế độ tự trả lời cuộc gọi và chế độ âm bàn phím. Sau khi hai điện thoại đ
được kết nối qua mạng viễn thông thì người sử dụng sẽ ấn các phím số: 1,2,3... trên
bàn phím điện thoại của mình để điều khiển bật/tắt từng điều hòa riêng biệt ở nhà.
Hoạt động đó có thể được giải thích như sau: thông qua điện thoại đ lắp cố định với
hệ thống điều khiển ở nhà thì module DTMF MT8870 sẽ nhận được tín hiệu âm thanh
bàn phím gửi đến từ điện thoại của người sử dụng và giải m âm thanh để phát ra bộ
mã 4 bít dạng số trên các chân: Q1, Q2,Q3, Q4. Sau đó tín hiệu này được gửi đến các
chân RC1, RC2, RC3, RC4 của vi điều khiển, với chương trình đ được lập trình sẵn
thì vi điều khiển sẽ xuất tín hiệu điều khiển ra các chân: RD1, RD2, RD3, RD4 để
điều khiển các rơ le tương ứng với mỗi điều hòa.
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

Khối nguồn
(5VDC)
VCC VDD GND

VCC
GND VSS
RD1 TH1 Kênh Rơ le 1 ĐH1
GND
VCC ĐH2
RC2 TH2 Kênh Rơ le 2

Q4 RD7
RD0 TH3 Kênh Rơ le 3 ĐH3
Q3 RD6

RC3 TH4 Kênh Rơ le 4 ĐH4


Q2 RD5

Q1 RD4 Mạch lực 4 kênh


Module DTMF
MT8870
Mạch điều khiển
(PIC 16F877A)

Hình 3.10 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực điều khiển bật/tắt điều hòa từ
xa qua mạng viễn thông sử dụng module DTMF MT8870

128
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Code chương trình viết cho PIC 16F877A trên Pic C – Complier
#include <16F877a.h>
#fuses HS,NOWDT,NOPROTECT,NOLVP
#use delay(clock=20m)
#use rs232(baud=9600, xmit=PIN_C6, rcv=PIN_C7,bits=8)
#define use_portb_lcd TRUE
#include <lcd.c>
#define BNL1 PIN_D1
#define BNL2 PIN_C2
#define BNL3 PIN_D0
#define BNL4 PIN_C3
#define Q4 PIN_D7
#define Q3 PIN_D6
#define Q2 PIN_D5
#define Q1 PIN_D4
int1 a=0,b=0,c=0,d=0;
void hienthi()
{
if (a==1)
{
output_high(BNL1);
lcd_gotoxy(3,2);
lcd_putc("1");
}
else
{
output_low(BNL1);
lcd_gotoxy(3,2);
lcd_putc("0");
}
if (b==1)
{
output_high(BNL2);
lcd_gotoxy(7,2);
lcd_putc("1");
}
else
{
output_low(BNL2);
lcd_gotoxy(7,2);
lcd_putc("0");
}
if (c==1)
{
output_high(BNL3);
lcd_gotoxy(11,2);
lcd_putc("1");
}
129
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

else
{
output_low(BNL3);
lcd_gotoxy(11,2);
lcd_putc("0");
}
if (d==1)
{
output_high(BNL4);
lcd_gotoxy(15,2);
lcd_putc("1");
}
else
{
output_low(BNL4);
lcd_gotoxy(15,2);
lcd_putc("0");
}
// CHUONG TRINH GIAO TIEP VOI MODULE DTMF MT8870
if((input(Q4)==1) && (input(Q3)==0) && (input(Q2)==0) && (input(Q1)==0))
{
a=1;
break;
}
if((input(Q4)==0) && (input(Q3)==1) && (input(Q2)==0) && (input(Q1)==0))
{
a=0;
break;
}
if((input(Q4)==1) && (input(Q3)==1) && (input(Q2)==0) && (input(Q1)==0))
{
b=1;
break;
}
if((input(Q4)==0) && (input(Q3)==0) && (input(Q2)==1) && (input(Q1)==0))
{
b=0;
break;
}
if((input(Q4)==1) && (input(Q3)==0) && (input(Q2)==1) && (input(Q1)==0))
{
c=1;
break;
}
if((input(Q4)==0) && (input(Q3)==1) && (input(Q2)==1) && (input(Q1)==0))
{
c=0;
break;
130
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

}
if((input(Q4)==1) && (input(Q3)==1) && (input(Q2)==1) && (input(Q1)==0))
{
d=1;
break;
}
if((input(Q4)==0) && (input(Q3)==0) && (input(Q2)==0) && (input(Q1)==1))
{
d=0;
break;
}
}
void main()
{
lcd_init();
lcd_gotoxy(1,1);
lcd_putc(" TB1 TB2 TB3 TB4 ");
while(true)
{
hienthi();
}
}
4.4. Điều khiển thông minh cho hệ thống bình nóng lạnh

4.4.1. Đặt bài toán

Hiện nay mỗi căn hộ luôn trang bị tối thiểu ít nhất 1 bình nóng lạnh (BNL) để
cung cấp nước nóng phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mỗi gia đình. Hầu hết các
bình nóng lạnh được vận hành bằng việc bật/tắt trực tiếp tại chỗ thông qua Aptomat
gắn cố định. Tuy nhiên với các hộ gia đình mà các thành viên đi làm về muộn, muốn
có nước ấm ngay để tắm thì cũng phải chờ mất một khoảng thời gian để bình nóng
lạnh hoạt động, điều này đôi khi cũng gây cảm giác không như ý muốn, đặc biệt vào
những ngày mùa đông. Do vậy một giải pháp không thể bỏ qua để khắc phục những
nhược điểm trên đối với một ngôi nhà thông minh đó là việc tự động bật/tắt bình nóng
lạnh theo thời gian cài đặt của chủ ngôi nhà hoặc thông qua hệ thống điều khiển từ xa
dùng Wifi hoặc mạng viễn thông. Dưới đây sẽ minh họa bài toán điều khiển bật/tắt
bình nóng lạnh từ xa sử dụng mạng viễn thông, trên cơ sở tin nhắn điện thoại SMS.
Yêu cầu bài toán như sau:
+ Giả sử một căn hộ có 4 bình nóng lạnh riêng cho từng phòng, yêu cầu bật/tắt bình
nóng lạnh từng phòng từ xa thông qua tin nhắn điện thoại SMS của chủ nhân ngôi nhà
giả sử đang ở cơ quan làm việc) gửi về mạch điều khiển được đặt cố định tại nhà.
131
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Mạch điều khiển sử dụng module SIM900A làm nhiệm vụ truyền thông tín hiệu.

Hình 3.11 Hình ảnh module Sim900A


4.4.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực

Module Module Arduino Bình nóng


Rơ le
SIM900A Uno lạnh
Khe cắm
Sim điện
thoại

Khối nguồn

Sim điện
thoại

Mạng viễn thông Điện thoại


bên ngoài

Hình 3.12 Sơ đồ hệ thống điều khiển bật/tắt bình nóng lạnh từ xa qua tin nhắn SMS
của mạng viễn thông
Thuyết minh hệ thống: Cũng giống như việc điều khiển điều hòa từ xa, giả sử người
sử dụng đang ở cơ quan làm việc, khi về nhà mong muốn bình nóng lạnh đ có sẵn
nước nóng, lúc này người sử dụng chỉ cần dùng điện thoại từ cơ quan nhắn tin SMS
với các cú pháp đ được thiết lập tới số điện thoại của sim được lắp cố định trên
module SIM900A ở nhà cùng với mạch điều khiển. Khi đó thông qua kênh truyền
UART, tín hiệu từ module SIM900A sẽ được truyền thông hai chiều với mạch
Arduino Uno cụ thể các chân 0 và 1 của Arduino Uno sẽ nối với chân 5VR và 5VT
của SIM900A). Thông qua chương trình đ được lập trình sẵn trên Arduino Uno,

132
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

người sử dụng có thể bật/tắt bình nóng lạnh các phòng một cách độc lập thông qua các
Rơ le. Ngoài ra hệ thống này còn cho phép người sử dụng kiểm soát được các thao tác
điều khiển của mình về thiết bị đ được thực hiện hay chưa thông qua các tin nhắn
phản hồi đảm bảo chắc chắn thiết bị đ được bật/tắt.
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

Khối nguồn
(5VDC)
VCC VCC GND

VCC
GND GND
13 TH1 Kênh Rơ le 1 BNL1

GND
12 TH2 Kênh Rơ le 2 BNL2
VCC

5VR 1(TX) 11 TH3 Kênh Rơ le 3 BNL3

5VT 0(RX) 10 TH4 Kênh Rơ le 4 BNL4

Module
SIM900A Mạch lực 4 kênh
Module
Arduino Uno

Hình 3.13 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực điều khiển bật/tắt BNL từ xa
qua mạng viễn thông sử dụng module SIM900A
 Code chương trình viết cho Arduino Uno trên phần mềm Arduino IDE
const String myphone = "0982252710";
const int RELAY1 = 13;
const int RELAY2 = 12;
const int RELAY3 = 11;
const int RELAY4 = 11;
String RxBuff = "";
int Index_Lamp_On = -1;
int Index_Lamp_Off = -1;
void Gsm_Init();
void Gsm_MakeCall(String phone);
void Gsm_MakeSMS(String phone,String content);
/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void setup() {
Serial.begin(9600);
digitalWrite(RELAY1, LOW);
pinMode(RELAY1, OUTPUT);
133
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

digitalWrite(RELAY2, LOW);
pinMode(RELAY2, OUTPUT);
digitalWrite(RELAY3, LOW);
pinMode(RELAY3, OUTPUT);
digitalWrite(RELAY4, LOW);
pinMode(RELAY4, OUTPUT);
delay(10000);
Gsm_Init();
Gsm_MakeCall(myphone);
Gsm_MakeSMS(myphone,"Connecting Sim900A");
}
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void loop()
{
delay(1000);
Index_Lamp_On = RxBuff.indexOf("BNL1_ON");
if(Index_Lamp_On >= 0)
{
Index_Lamp_On = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY1, HIGH);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA BAT BNL1");
}
else
{
Index_Lamp_Off = RxBuff.indexOf("BNL1_OFF");
if(Index_Lamp_Off >= 0)
{
Index_Lamp_Off = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY1, LOW);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA TAT BNL1");
}
}
//////////////////////////////////////////////////////////////////////// ////////////////
delay(1000);
Index_Lamp_On = RxBuff.indexOf("BNL2_ON");
if(Index_Lamp_On >= 0)
{
Index_Lamp_On = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY2, HIGH);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA BAT BNL2");
}
else
{
Index_Lamp_Off = RxBuff.indexOf("BNL2_OFF");
if(Index_Lamp_Off >= 0)
134
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

{
Index_Lamp_Off = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY2, LOW);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA TAT BNL2");
}
}
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
delay(1000);
Index_Lamp_On = RxBuff.indexOf("BNL3_ON");
if(Index_Lamp_On >= 0)
{
Index_Lamp_On = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY3, HIGH);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA BAT BNL3");
}
else
{
Index_Lamp_Off = RxBuff.indexOf("BNL3_OFF");
if(Index_Lamp_Off >= 0)
{
Index_Lamp_Off = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY3, LOW);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA TAT BNL3");
}
}
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
delay(1000);
Index_Lamp_On = RxBuff.indexOf("BNL4_ON");
if(Index_Lamp_On >= 0)
{
Index_Lamp_On = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY4, HIGH);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA BAT BNL4");
}
else
{
Index_Lamp_Off = RxBuff.indexOf("BNL4_OFF");
if(Index_Lamp_Off >= 0)
{
Index_Lamp_Off = -1;
RxBuff = "";
digitalWrite(RELAY4, LOW);
Gsm_MakeSMS(myphone,"DA TAT BNL4");
}
135
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

}
}
///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void serialEvent() {
while (Serial.available()) {
char inChar = (char)Serial.read();
RxBuff += inChar;
if(RxBuff.length()>= 128)
{
RxBuff = "";
}
}
}
///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void Gsm_Init()
{
Serial.println("ATE0");
delay(2000);
Serial.println("AT+IPR=9600");
delay(2000);
Serial.println("AT+CMGF=1");
delay(2000);
Serial.println("AT+CLIP=1");
delay(2000);
Serial.println("AT+CNMI=2,2");
delay(2000);
}
/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void Gsm_MakeCall(String phone)
{
Serial.println("ATD" + phone + ";");
delay(10000);
Serial.println("ATH");
delay(2000);
}
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
void Gsm_MakeSMS(String phone,String content)
{
Serial.println("AT+CMGS=\"" + phone + "\"");
delay(3000);
Serial.print(content);
Serial.print((char)26);
delay(5000);
}
4.5. Điều khiển thông minh hệ thống báo tự động sự cố rò rỉ khí Gas

4.5.1. Đặt bài toán

136
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Nguy cơ cháy nổ luôn là vấn đề tiềm ẩn đe dọa đối với mỗi ngôi nhà, một trong
các nguyên nhân gây ra vấn đề đó có thể kể đến là hiện tượng rò rỉ khí Gas. Khi lượng
khí Gas rò rỉ với nồng đồ lớn, sẽ gây hiện tượng chập cháy do phát sinh tia lửa điện
khi bật/tắt các thiết bị điện trong ngôi nhà. Chính vì thế một ngôi nhà thông minh phải
kiểm soát được tình huống này, đem lại sự yên tâm cho chủ nhân của ngôi nhà đó.
Dưới đây tập trung thiết kế bài toán điều khiển giải trừ sự cố rò rỉ khí Gas, trong đó Sử
dụng cảm biến khí Gas (MQ2) để đo nồng độ khí Gas với yêu cầu cụ thể của bài toán
như sau:
+ Tự động phát hiện và báo sự cố khí Gas khi quá nồng độ cho phép thông qua còi báo
động, hiển thị nồng độ khí Gas và lời cảnh báo sự cố trên LCD.
+ Tự động phát lệnh bật hệ thống quạt thông gió trong ngôi nhà.
+ Ngoài ra, nếu nồng độ khí Gas vẫn tiếp tục tăng sẽ ngắt rơ le trung gian cấp điện
xoay chiều cho toàn hệ thống điện của ngôi nhà tránh gây cháy nổ do tia lửa điện bắt
vào khí Gas rò rỉ, đến khi sự cố được giải trừ thì tự động đóng Rơ le trung gian trở lại
để cấp điện cho ngôi nhà hoạt động bình thường trong điều kiện có người giám sát).

4.5.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực

Reset Tạo xung


Ngắt
nguồn HT

Còi báo
Rơ le động
Vi điều khiển
Cảm biến khí Gas
PIC 16F877A Hệ thống
(MQ2) quạt gió
LCD

Khối nguồn

Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống tự động giải trừ sự cố rò rỉ khí Gas


Thuyết minh hệ thống: Giả sử các thiết bị trong nhà đang hoạt động bình thường, do
nguyên nhân nào đó khí Gas trong phòng bếp bị rò rỉ và lan ra khắp các phòng. Ngay
lập tức cảm biến khí Gas MQ2) sẽ thu nhận và gửi tín hiệu về vi điều khiển. Trường
hợp nếu nồng khí Gas vượt quá ngưỡng cài đặt thứ nhất ví dụ: 150 là ngưỡng nồng
137
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

độ khí Gas chưa nguy hiểm đến cháy nổ) trong chương trình điều khiển thì vi điều
khiển sẽ xuất tín hiệu ra các chân RC0 và RC2 để điều khiển còi báo động báo hiệu
cho chủ nhân ngôi nhà biết và bật hệ thống quạt thông gió các phòng nhằm làm giảm
nồng độ khí Gas, đồng thời hiển thị nồng độ khí Gas trên LCD để chủ nhân ngôi nhà
biết. Nếu nồng độ khí Gas vẫn tiếp tục tăng vượt ngưỡng cài đặt thứ 2 ví dụ: 430 là
ngưỡng nồng độ khí Gas có thể gây ra cháy nổ khi bật/tắt các thiết bị điện), lúc này vi
điều khiển gửi tín hiệu ra chân RC1 đóng rơ le trung gian cắt nguồn AC cấp điện tổng
cho cả hệ thống chú ý trường hợp này giả sử nguồn tín hiệu là nguồn một chiều được
cấp từ pin dự phòng và cả Pin dự phòng cùng mạch điều kiển được đặt trong hộp kín
tránh tiếp xúc với khí Gas). ến khi sự cố rò rỉ khí Gas được giải trừ thì mạch điều
khiển sẽ phát lệnh để đóng tự động hệ thống nguồn AC cấp điện trở lại bình thường
cho ngôi nhà.
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

Khối nguồn
(5VDC)
VCC VDD GND

VCC
GND VSS
RD1 TH1 Kênh Rơ le 1 P. SHC
GND
RC2 TH2 Kênh Rơ le 2 P. Ngủ
VCC
RD0 TH3 Kênh Rơ le 3 P. Khách
A0 RA0
RC3 TH4 Kênh Rơ le 4 P. Bếp
Cảm biến khí Gas
(MQ2) RC1 TH5 Kênh Rơ le 5 Nguồn AC

RC0 TH6 Kênh Rơ le 6 Còi BĐ

RC2 TH7 Kênh Rơ le 7 Quạt gió

Mạch điều khiển Mạch lực 7 kênh


(PIC 16F877A)

Hình 3.15 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực mô hình tự động giải trừ sự cố
rò rỉ khí Gas
 Code chương trình viết cho vi điều khiển PIC 16F877A trên phần mềm PicC-
Complier
138
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

#include <16F877a.h>
#device ADC=10
#fuses nowdt, hs, noput, noprotect, nodebug, nobrownout, nolvp, nocpd, nowrt
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7,bits=8)
#include <lcd_4bit.c>
#define phong_SHC PIN_D1
#define phong_ngu PIN_C2
#define phong_khach PIN_D0
#define phong_bep PIN_C3
#define Nguon_AC PIN_C1
#define Coi_bao_dong PIN_C0
#define Quat_thong_gio PIN_C2
float khigas;
// NGAT NOI TIEP RDA
#int_RDA
void RDA_isr(void)
{
char cmd = getc();
switch (cmd)
{
case '1':
output_high(phong_SHC);
break;
case '2':
output_low(phong_SHC);
break;
case '3':
output_high(phong_ngu);
break;
case '4':
output_low(phong_ngu);
break;
case '5':
output_high(phong_khach);
break;
case '6':
output_low(phong_khach);
break;
case '7':
output_high(phong_bep);
break;
case '8':
output_low(phong_bep);
break;
case 'c':
output_high(phong_SHC);
output_high(phong_ngu);
139
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

output_high(phong_khach);
output_high(phong_bep);
break;
case 'd':
output_low(phong_SHC);
output_low(phong_ngu);
output_low(phong_khach);
output_low(phong_bep);
break;
}
}
void init(void)
{
output_low(phong_SHC);
output_low(phong_ngu);
output_low(phong_khach);
output_low(phong_bep);
output_low(Nguon_AC);
output_low(Coi_bao_dong);
output_low(Quat_thong_gio);
lcd_init();
enable_interrupts(global);
enable_interrupts(INT_RDA);
}
// chuong trinh con doc nong do khi gas
void khi_gas()
{
setup_adc(adc_clock_internal);
set_adc_channel( 0 );
setup_adc_ports(AN0);
khigas=read_adc();
khigas=(khigas*0.48-7.8);
if (khigas>=150)
{output_high(Coi_bao_dong);
output_high(Quat_thong_gio);
delay_ms(200);}
else{
output_low(Coi_bao_dong);
output_low(Quat_thong_gio);
delay_ms(5000);
{output_low(Nguon_AC);}}
if (khigas>=430)
{
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar," TAT HE THONG ");
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar," RO RI GAS ");
output_high(Nguon_AC);
140
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

delay_ms(100); }
else
{
lcd_putcmd(line_1);
Printf(lcd_putChar," NHA THONG MINH ");
lcd_putChar(223);
lcd_putcmd(line_2);
Printf(lcd_putChar,"KHI GAS: %3.1f ",khigas);
}
}
void main()
{
setup_adc(ADC_CLOCK_DIV_2);
init();
while(true)
{

khi_gas();
}
}

4.6. Điều khiển thông minh hệ thống cảnh báo an ninh

4.6.1. Đặt bài toán

Hệ thống cảnh báo an ninh đối với mỗi ngôi nhà thông minh hiện nay luôn là
điều thiết yếu, nó tự động thông báo cho chủ nhân được biết mỗi khi có người đột
nhập vào khu vực không gian của ngôi nhà thông qua các các thiết bị như: còi báo
động, hệ thống đèn chớp an ninh và gửi thông báo đến điện thoại của chủ nhân ngôi
nhà… Dưới đây minh họa bài toán cảnh báo an ninh khi có người đột nhập mở cửa
chính của ngôi nhà với các yêu cầu cụ thể như sau:

+ Phát hiện người tự ý mở cửa thông qua cặp module thu và module phát hồng ngoại
được gắn trực tiếp trên mép hai cảnh cửa của ngôi nhà.

+ Tự động báo động bằng còi báo và đèn chớp khi có người tự ý mở cửa.

+ ồng thời gửi tin nhắn tới số điện thoại của chủ nhân ngôi nhà với lời cảnh báo đ
được cài đặt mặc định “CO NGUOI DOT NHAP”.

141
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 3.16 Hình ảnh module phát và module thu sóng hồng ngoại 38Khz

4.6.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực

Module Module
thu IR 38Khz phát IR 38Khz

Đèn chớp an ninh


Module Module Arduino Rơ le
SIM900A Uno
Còi báo động
Khe cắm
Sim điện
thoại

Khối nguồn
Sim điện
thoại

Mạng viễn thông Điện thoại


Chủ nhà

Hình 3.17 Sơ đồ hệ thống cảnh báo an ninh khi có người đột nhập
mở cửa của ngôi nhà sử dụng module thu phát sóng hồng ngoại
Thuyết minh hệ thống: Giả sử module phát và module thu sóng hồng ngoại được lắp
trên hai cánh cửa ở vị trí đối xứng nhau và đảm bảo khi hai cánh cửa được khép lại,
sóng hồng ngoại từ module phát phải truyền được sang module thu. Khi cửa đóng lại,
module thu sóng hồng ngoại nhận được tín hiệu từ bên module phát, lúc này chân Data
của module thu sẽ trả mức logic 1 và khi có người đột nhập mở cửa thì module thu sẽ
142
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

không nhận được tín hiệu nên chân Data sẽ trả mức logic 0. Tín hiệu từ chân Data của
module thu hồng ngoại sẽ được gửi đến chân số 10 của Arduino Uno, thông qua
chương trình đ được cài đặt sẵn tín hiệu điều khiển từ Arduino Uno sẽ được xuất ra
các chân 12 và 13 điều khiển hai kênh rơ le tương ứng cấp điện cho hệ thống còi báo
động có người đột nhập và hệ thống đèn chớp an ninh. Ngoài ra thông qua module
Sim900A hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn vào máy điện thoại của chủ nhân ngôi nhà
với câu cảnh báo “CO NGUOI DOT NHAP” để chủ nhân ngôi nhà được biết và có
phương án xử lý.
 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

Khối nguồn Mạch lực 2 kênh


(5VDC)
VCC VCC GND

VCC
GND GND
13 TH1 Kênh Rơ le 1 Đèn chớp

GND
12 TH2 Kênh Rơ le 2 Còi BĐ
VCC

5VR 1(TX)
GND GND
5VT 0(RX) Vcc Vcc
K
10 Data Data
Module
SIM900A Module Module
Module thu IR phát IR
Arduino Uno

Hình 3.18 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực cảnh báo an ninh sử dụng
module thu phát sóng hồng ngoại
 Code chương trình viết cho Arduino Uno trên phần mềm Arduino IDE
const String myphone = "0982252710";
const int RELAY1 = 13;
const int RELAY2 = 12;
int cambienIR = 10;
String RxBuff = "";
int Index_Lamp_On = -1;
int Index_Lamp_Off = -1;
void Gsm_Init();

143
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

void Gsm_MakeCall(String phone);


void Gsm_MakeSMS(String phone,String content);
void setup() {
Serial.begin(9600);
pinMode(cambienIR, INPUT);
digitalWrite(RELAY1, LOW);
pinMode(RELAY1, OUTPUT);
digitalWrite(RELAY2, LOW);
pinMode(RELAY2, OUTPUT);
delay(10000);
Gsm_Init();
Gsm_MakeCall(myphone);
Gsm_MakeSMS(myphone,"Connecting…");
}
void loop()
{
int trangthai = digitalRead(cambienIR);
if (trangthai == HIGH)
{
digitalWrite(RELAY1, HIGH);
digitalWrite(RELAY2, HIGH);
Gsm_MakeSMS(myphone,"CO NGUOI DOT NHAP");
}
}
void serialEvent() {
while (Serial.available()) {
char inChar = (char)Serial.read();
RxBuff += inChar;
if(RxBuff.length()>= 128)
{
RxBuff = "";
}
}
}
void Gsm_Init()
{
Serial.println("ATE0");
delay(2000);
Serial.println("AT+IPR=9600");
delay(2000);

144
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Serial.println("AT+CMGF=1");
delay(2000);
Serial.println("AT+CLIP=1");
delay(2000);
Serial.println("AT+CNMI=2,2");
delay(2000);
}
void Gsm_MakeCall(String phone)
{
Serial.println("ATD" + phone + ";");
delay(10000);
Serial.println("ATH");
delay(2000);
}
void Gsm_MakeSMS(String phone,String content)
{
Serial.println("AT+CMGS=\"" + phone + "\"");
delay(3000);
Serial.print(content);
Serial.print((char)26);
delay(5000);
}
4.7. Điều khiển thông minh cho hệ thống tƣới nƣớc khuôn viên cây xanh

4.7.1. Đặt bài toán

ể đánh giá chất lượng của một căn biệt thự hay khách sạn thì tiêu chí về khoảng
trống cho khuân viên cây xanh luôn là một trong các yếu tố quan trọng khi thiết kế xây
dựng. Tuy nhiên diện tích vườn hoa cây cảnh trong khuân viên lớn, việc tưới tiêu sẽ
khó khăn hơn. Chính vì vậy việc điều khiển hệ thống tưới tiêu thông minh sẽ trở nên
cần thiết hơn đối với mỗi căn biệt thự hay khách sạn, giúp giảm nhân công và đảm bảo
sự kiểm soát tối thiểu về độ ẩm cũng như sự giám sát việc vận hành hệ thống bơm
nước tưới tiêu khuân viên cây xanh xung quanh một cách hợp lý nhất. Dưới đây giới
thiệu một bài toán công nghệ về hệ thống điều khiển hệ thống tưới nước thông minh
cho khuân viên cây xanh với các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Giám sát độ ẩm đất thông qua module cảm biến độ ẩm đất tích hợp IC LM393.
+ Mạch điều khiển sử dụng module ESP8266 để điều khiển hệ thống bơm tưới nước
cây xanh từ xa qua mạng internet.
145
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

+ Giám sát thông tin độ ẩm đất, trạng thái đóng mở hệ thống bơm nước thông qua
phần mềm m nguồn mở App Blynk.
+ Cho phép cài đặt thời gian bơm nước tưới cây xanh thông qua giao diện thiết kế trên
App Blynk.

Hình 3.19 Hình ảnh module cảm biến độ ẩm đất sử dụng IC LM393

4.7.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực

Module cảm biến độ ẩm


đất (IC LM393)

Module Khởi động Bơm


Khối nguồn Rơ le
ESP8266 từ nƣớc
internet

Blynk App Blynk


Server (Smart phone)

Hình 3.20 Sơ đồ hệ thống điều khiển giám sát bơm nước tưới tiêu cây xanh
sử dụng module cảm biến độ ẩm IC LM393

Thuyết minh hệ thống: Hệ thống bơm nước tưới cây xanh vận hành thông qua hai chế
độ. Chế độ vận hành thứ nhất là thông qua cảm biến độ ẩm đất, khi độ ẩm đất đất giảm
vượt ngưỡng cài đặt thì tín hiệu Anlaog từ chân A0 của cảm biến sẽ được gửi đến chân
A0 của ESP8266, với chương trình đ lập trình sẵn tại chân D0 của ESP8266 sẽ xuất
tín hiệu Digital điều khiển kênh Rơ le 1 cấp điện cho cuộn hút của khởi động từ và cho
146
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

phép hệ thống bơm bắt đầu hoạt động. ồng thời thông qua cặp tiếp điểm phụ thường
hở của khởi động từ, gửi tín hiệu về chân D1 của ESP8266 báo trạng thái của hệ thống
bơm đ hoạt động lên giao diện giám sát của App Blynk. Chế độ vận hành thứ hai, đây
là chế độ điều khiển bơm cưỡng bức không phụ thuộc vào độ ẩm đất, người vận hành
có thể sử dụng App Blynk trên Smart phone để có thể cài đặt hẹn giờ khoảng thời gian
hoạt động của bơm nước trong ngày, để tưới cây xanh theo nhu cầu sử dụng. Ngoài
trạng thái làm việc của hệ thống bơm nước thì thông số về độ ẩm đất cũng được hiển
thị trên giao diện của App Blynk.

 Sơ đồ khối kết nối mạch điều khiển và mạch lực

Module
Khối nguồn ESP 8266
(5VDC)
VCC VCC

GND GND
D0 TH1 Kênh Rơ le 1

GND
VCC D1 Cặp tiếp điểm Khởi
phụ thƣờng hở động từ
A0 A0
Module cảm biến
độ ẩm (IC LM393)
Hệ thống
bơm

Hình 3.21 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch lực hệ thống bơm nước tưới cây
xanh giám sát từ xa qua internet
 Code chương trình viết cho module ESP8266 trên phần mềm Arduino IDE
#define BLYNK_PRINT Serial
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>
#include <ESP8266WiFi.h>
char auth[] = "5qLOCpmM4iUSrVH939xVfzDEWiUwotPQ";
char ssid[] = "VIETTEL-885D";
char pass[] = "longtranhhodau";
WidgetLED ketnoi(V0); //Led bao ket noi ESP8266 da thanh cong
WidgetLED led1(V2); //Led bao khoi dong tu da dong
BlynkTimer timer;
int value,real_value;
int trangthai,trangthai1;
147
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

void blinkLedWidget()
{
if (ketnoi.getValue())
{
ketnoi.off();
}
else
{
ketnoi.on();
}
trangthai = digitalRead(D1); // Doc trang thai tiep diem phu cua khoi dong tu
trangthai1 = digitalRead(D0); // Doc trang thai chan kich role
if ((trangthai == HIGH)&&(trangthai1 == HIGH))
{
led1.on();
}
else
{
led1.off();
}
doc_do_am ();
}
void doc_do_am ()
{
for(int i=0;i<=9;i++)
{
real_value+=analogRead(A0);
}
value=real_value/10;
int percent = map(value, 350, 1023, 0, 100);
Blynk.virtualWrite(V6, 100+percent);

if(percent<50)
{
digitalWrite(D0,HIGH);
}
}
BLYNK_WRITE(V1) //Dieu khien bom nuoc qua hen gio tren App Blynk
{
int pinValue = param.asInt();
digitalWrite(D0,pinValue);
}
void setup()
{
Serial.begin(9600);
Blynk.begin(auth, ssid, pass);
timer.setInterval(1000L, blinkLedWidget);
pinMode(D0,OUTPUT);
148
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

digitalWrite(D0,HIGH);
pinMode(D1,INPUT);
}
void loop()
{
Blynk.run();
timer.run();
}

149
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

CHƢƠNG 5
TÌM HIỂU MỘT SỐ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG
5.1. SẢN PHẨM CỦA HÃNG LUMI SMART HOME – VIỆT NAM

Lumi Việt Nam đ hình thành và phát triển từ năm 2012 với sản phẩm đầu tiên
là giải pháp nhà thông minh do các thế hệ cựu sinh viên của ại học Bách khoa Hà
Nội thực hiện. Ứng dụng Lumi Life là một ứng dụng hỗ trợ điều khiển từ xa các thiết
bị thông minh do Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam nghiên cứu và phát triển, chạy trên
hệ điều hành Androi và iOS. Ứng dụng Lumi Life cho phép điều khiển và cập nhập
trạng thái các thiết bị thông minh trong ngồi nhà thông qua mạng Lan và Internet.
Bằng việc sử dụng Ứng dụng Lumi Life người dùng dễ dàng sử dụng thiết bị, đặt lịch
hoạt động cho thiết bị, đặt lịch hoạt động cho thiết bị, kích hoạt kịch bản cho thiết bị,
cài đặt và kích hoạt kịch bản riêng. Ứng dụng của Lumi Life áp dụng các chuẩn kết
nối phổ biến hiện nay như Wi-Fi, 3G. ây cũng là một trong các thương hiệu của Việt
Nam sản xuất có uy tín về các thiết bị nhà thông minh. ến nay giải pháp nhà thông
minh của Lumi đ trải qua hàng chục phiên bản, liên tục cải tiến và hoàn thiện. Trong
suốt quá trình đó đội ngũ kỹ sư của Lumi được sự hợp tác, hỗ trợ của các chuyên gia
đến từ các h ng cung cấp linh kiện hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Hà Lan, ài
Loan, Singapore…
+ Texas Instruments Mỹ) – Cung cấp vi điều khiển
+ Fair Child Mỹ) – Cung cấp diode, transitor
+ Panasonic Nhật) – Cung cấp tụ điện áp cao
+ Vishay Semiconductor Mỹ) – Cung cấp diode, transistor
+ NXP Semiconductor(Hà Lan) – Cung cấp Transistor
+ Songchuan(Singapore) – Cung cấp Role…
Các thiết bị Lumi được kết nối với nhau qua một hệ thống truyền thông không
dây Zigbee. Người sử dụng sẽ ra lệnh cho các thiết bị điện hoạt động bằng chính giọng
nói của mình; giám sát chúng trên điện thoại hoặc máy tính bảng thông qua App của
h ng hoặc chạm điều khiển trên các công tắc cảm ứng hiện đại, sang trọng. Ngoài ra
với ứng dụng của Lumi, ngôi nhà còn được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo tiên
tiến nhất trên thế giới qua việc sử dụng loa thông minh Amazon Echo Dot, loa Milo
thông minh…
150
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 4.5 Một số ứng dụng thông minh của LUMI Smart Home
5.1.1. Các thiết bị chính của hãng LUMI smart home
a. Bộ điều khiển trung tâm Zigbee của Lumi smart home (Home Controller-HC)
Trong nhà thông minh smarthome một thiết bị không thể thiếu được đó chính là
bộ điều khiển trung tâm Lumi (HC). Bộ điều khiển trung tâm Lumi được kết nối với
các thiết bị điện thông minh khác trong ngôi nhà thông qua mạng không dây Zigbee,
còn người dùng sẽ tương tác với các thiết bị điện thông minh qua thiết bị HC trung tâm
bằng các thiết bị di động có kết nối WiFi hoặc 3G.

151
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 4.5 Bộ điều khiển trung tâm của LUMI Smart Home

Hình 4.5 Cách thức hoạt động của Bộ điều khiển trung tâm Lumi.
Thông số kỹ thuật:
- Model: ZC-Z1
- Kiểu dáng: Vuông
- Màu sắc: Trắng
- Nguồn: 5VDC-1A, cổng Micro USB
- Kết nối internet: cổng LAN
- Kết nối với thiết bị khác do HUBL quản lý: giao thức Zigbee
- Số lượng thiết bị được điều khiển đảm bảo làm việc ổn định: 200 thiết bị
b. Công tắc cảm ứng của Lumi smart home
Là loại công tắc cảm ứng thông minh sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung,
công nghệ không dây Zigbee, mặt kính cường lực, chống xước, chống va đập, kết hợp
với vòng tròn tỏa sáng LED bao quang tạo nên sự tinh tế, sang trọng, đẳng cấp.
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Lumi.
- Kiểu dáng: Hình vuông và hình chữa nhật.
- Màu sắc: Trắng hoặc đen
- Kích thước mặt hình vuông: 95 x 95 mm, Chữ nhật: 121,5 x 80mm.
- Điện áp: 220V – 50Hz.
- Chức năng: Đóng ngắt thiết bị.
- Số kênh điều khiển: 1-2-3-4 nút.
- Công suất tiêu thụ điện không tải: <1W.
- Công suất đầu ra mỗi kênh / tổng công suất: 1000W/2500W.
- Viền xung quanh được phủ lớp mạ nhôm hoặc đồng.

152
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Công tắc cảm ứng Lumi dùng để điều khiển trực tiếp các thiết bị điện trong nhà
như : điều hòa, quạt,đèn chiếu sáng, rèm,… Với công tắc cảm ứng thông minh của
Lumi, bạn có thể cài đặt rất nhiều kiểu bật/tắt cho các thiết bị trong nhà như: Tạo ngữ
cảnh bật/tắt, tạo nhóm đảo chiều không cần dây nối, tạo Rule cho thiết bị. Ví dụ: Bạn
có thể tạo cảnh bằng cách sử dụng 1 nút công tắc bật/tắt toàn bộ thiết bị trong nhà, chỉ
cần 1 nốt chạm trực tiếp như công tắc cơ hoặc trên điện thoại, bạn đ hoàn toàn bật/tắt
tất cả thiết bị điện trong ngôi nhà. Tương tự với những ngữ cảnh: tiếp khách, ăn tối, đi
làm về… cho các thiết bị trong gia đình.
ế âm tường công tắc cảm ứng của Lumi được thiết kế tương thích với đế âm
tường có sẵn của ngôi nhà. Vì vậy, không cần phải đục đẽo tường, giữ nguyên được
hiện trạng ngôi nhà của bạn và rút ngắn thời gian lắp đặt các thiết bị.

Hình 4.5 Hình ảnh công tắc cảm ứng của LUMI Smart Home

Hình 4.5 Sơ đồ đấu dây công tắc cảm ứng của LUMI Smart Home
c. Cảm biến cửa của Lumi smart home

153
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Cảm biến cửa có nhiệm vụ phát hiện đóng mở cửa trái phép, kích hoạt hệ thống các
thiết bị nào như: còi hú, đèn xoáy, mở rèm, bật đèn sáng … đồng thời cảnh báo lên ứng dụng
trên Smart phone hoặc máy tính bảng. Cảm biến sử dụng công nghệ không dây Zigbee - tiêu
chuẩn 802.15.4 bảo mật cao. Ngoài ra trong một số tình huống theo nhu cầu của người sử
dụng mà cảm biến cửa gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm kích hoạt các ngữ cảnh đ
được thiết lập sẵn ví dụ như sau: khi chúng ta đi làm về, cửa được mở ra, cảm biến của
phát hiện sự kiện mở cửa sẽ gửi thông báo cho bộ điều khiển trung tâm. Hệ thống sẽ kích hoạt
điều khiển bật một số đèn trong nhà. Khi đ vào trong nhà cửa được đóng lại thì hệ thống lại
kích hoạt một ngữ cảnh khác : bật tivi, bật hệ thống âm thanh, bật tắt các hệ thống đèn…

Hình 4.5 Hình ảnh cảm biến cửa của LUMI Smart Home
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn cung cấp: Pin: CR2477 3V, dung lượng 1.000mAh
- Truyền thông: Zigbee 2.4Ghz.
d. Bộ điều khiển hồng ngoại của Lumi smart home
Thay vì điều khiển điều hòa, tivi qua remote cầm tay, cảm biến hồng ngoại Lumi
sẽ giúp người sử dụng có thể điều khiển thiết bị qua smart phone hoặc máy tính bảng
như: bật/ tắt chuyển kênh tivi, tăng/ giảm nhiệt độ điều hòa, quạt điện… Sử dụng công
nghệ sóng không dây Zigbee, việc lắp đặt sẽ trở nên nhanh dễ dàng.
Thông số kỹ thuật:
- Góc điều khiển: 360º.
- Nguồn cung cấp: 220VAC hoặc 5VDC qua cổng Micro USB.
- Số mã lệnh học: 1000 lệnh.
- Truyền thông: Zigbee 2.4 Ghz
154
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

- Kích thước: 70 x 21 mm.

Hình 4.5 Hình ảnh bộ điều khiển hồng ngoại của LUMI Smart Home

d. Hệ thống âm thanh đa vùng của Lumi smart home.


m nhạc là sợi dây kết nối con người lại với nhau và kích thích sự phát triển của
trí n o, âm nhạc giúp giải tỏa căng thằng mệt mỏi sau ngày làm việc. Module âm thanh
Audio đa vùng là một thiết bị tuyệt vời của Lumi với nhiều tiện ích ưu việt mà các
thiết bị khác không có. Người sử dụng có thể trải nghiệm âm nhạc ở bất cứ nơi nào, có
thể là phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp,… cũng có thể là bên ngoài ban công, khu vực
ăn ngoài trời.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn cấp: 5,5 VDC/ 1A.
- Nhiệt độ hoạt động: 0℃-50℃.
- Truyền thông: Wifi.
- Kích thước: 80x80x20mm.

155
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 4.5 Hình ảnh âm thanh Audio của LUMI Smart Home

5.1.2. Cấu hình và vận hành các thiết bị của hãng Lumi smart home

Trước khi vận hành các thiết bị phục vụ cho việc điều khiển các tính năng thông
minh trong ngôi nhà, cần phải cho các thiết bị gia nhập server của h ng Lumi smart
home và cấu hình các thiết bị tạo thành một mạng liên kết để các thiết bị có thể truyền
thông qua lại với nhau. Người sử dụng có thể điều khiển các thiết bị thông minh của
Lumi thông qua các App Lumi Life, App này có thể cài đặt trên các hệ điều hành
Androi hoặc IOS.
Bước 1: Người sử dụng tải và cài đặt App Lumi Life trên smart phone hoặc máy tính
bảng, có biểu tượng như Hình.............Sau đó đăng ký tài khoản trên App.

Hình 4.5 Biểu tượng của Lumi Life trên App Store

Bước 2: Lần lượt cho các thiết bị ra nhập ứng dụng trên App Lumi Life.
a. Thiết lập bộ điều khiển trung tâm HC vào ứng dụng.
Người dùng cấp nguồn cho Bộ điều khiển trung tâm gọi tắt là HC) bằng cách cắm
thiết bị vào ổ điện gia đình. Sau khi được cấp nguồn Led 1 luôn sáng trong suốt quá trình hoạt
động, Led 2 tắt, Led 3,4,5 sẽ nháy liên tục. Người dùng bắt đầu tiến hành cấu hình bộ điều
khiển trung tâm.
ể HC được kích hoạt và hoạt động bình thường, phải thực hiện cấu hình internet cho
HC. Có 2 cách để cấu hình internet cho HC:
- Kết nối HC với wifi của rounter thông qua chế độ Station Mode (cách 1).
- Cắm dây Lan HC với rounter (cách 2).
Dưới đây trình bày theo cách 1 để kết nối HC với internet.
Sau khi cấp nguồn, HC sẽ phát ra Wifi thông tin
156
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

như sau:
Tên định danh: HCxxxx
Password: ABC123456.

Người dùng kết nối máy tính tới wifi của HC để tiến hành cấu hình internet cho HC
Vào trình duyệt web, nhập địa chỉ mặc định 10.10.10.254 để đăng nhập vào phần
cấu hình cho bộ điều khiển trung tâm.
Password mặc định: ABC123
Sau khi đăng nhập thành công, người dùng vào Tab Network để cài đặt kết nối internet cho
HC.
 Chế độ Station Mode:
Wifi: Chọn wifi muốn kết nối tới, mật khẩu
là mật khẩu wifi đ chọn.
IP mode:
- Chọn DHCP, các thông số sẽ tự động thiết lập.
- Chọn Static nếu người dùng muốn tự cài đặt.
IP address: ịa chỉ IP của HC.
Netmask: Dùng để quy định địa chỉ phần HostID
và NetID.
Gateway: ịa chỉ IP của rounter thiết bị kết nối tới.
DNS server: Server phân giải tên miền.
Sau đó, ấn CONFIGURE & RESTART để lưu lại
Cài đặt và khởi động lại thiết bị.

157
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

 Chế độ AP Mode: Wifi: Là tên wifi HC IP mode:


- Chọn DHCP, các thông số sẽ tự động thiết lập.
- Chọn Static nếu người dùng muốn tự cài đặt.
IP address: ịa chỉ IP của HC
Netmask: Dùng để quy định địa chỉ phần HostID
và NetID.
Gateway: ịa chỉ IP của rounter thiết bị kết nối tới.
DNS server: Server phân giải tên miền.
Sau đó, ấn CONFIGURE & RESTART để lưu lại cài đặt và khởi động lại thiết bị.
Sau khi HC được cấu hình internet thì wifi của HC biến mất, người dùng kết nối đến
wifi đ cấu hình trước đó.
Vào web bằng địa chỉ Ip đ cấu hình cho thiết bị Ví dụ 192.168.8.200 như IP đ cấu
hình ở trên).
Vào Tab Adminstration để thiết lập các thông tin về chế độ hoạt động và địa chỉ sever
cho HC:
- Account information, chọn CONFIGURE để có thể thiết lập múi giờ phù hợp.
- Running mode, chọn chế độ Home Controller
- IP và port mặc định không thay đổi
Tiếp theo vào Tab Information: Cung cấp thông tin về tên, địa chỉ MAC, IP của HC

Sau đó, người dùng ấn CONFIGURE & RESTART để tiến hành lưu.
Lưu ý: ể máy tính chế độ Ip động.
Vào địa chỉ trang web cấu hình mặc định là 10.10.10.254.

158
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Vào Tab Administration, chọn CONFIGURE để tiến hành cấu hình thiết bị.
Ở phần Running mode, chọn chế độ Home Controller
IP và port là mặc định
Khi ấn CONFIGURE & RESTART, một bảng thông báo hiện lên xác nhận người dùng đ
thực hiện cấu hình thành công.

Sau các bước trên để HC gia nhập App Lumi Life người sử dụng sẽ tạo nhà và thực hiện các
bước sau:

 Kích đúp vào


nhà đ chọn

159
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Có thể nhập mã MAC


hoặc quét mã QR

b. Kết nối công tắc cảm ứng với bộ điều khiển trung tâm HC vào ứng dụng.
Trước khi gia nhập mạng ta cần Reset công tắc cảm ứng bằng cách: ấn giữ nút cảm ứng
bất kỳ trong 5s, khi đèn chỉ thị nháy hồng thì thả tay. Reset thành công, thiết bị sẽ nháy hồng
3 lần với chu kì 1s/1 lần. Khi đó, thiết bị rời khỏi mạng thành công và quay lại quá trình tự
động tìm mạng, đồng thời lúc này người sử dụng từ App Lumi Life thực hiện các bước sau:


160
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

c. Kết nối cảm biến cửa với bộ điều khiển trung tâm HC vào ứng dụng.
Trước khi gia nhập mạng ta cần Reset cảm biến cửa bằng cách: ấn giữ nút Config dưới
đáy cảm biến) cho đến khi đèn chỉ thị sáng hồng trong vòng 5 giây). Thả tay ra đèn chỉ thị
nháy hồng 3 lần theo chu kì 1 giây/ lần, thiết bị rời mạng và reset quay lại trạng thái ban đầu.
ể gia nhập thiết bị ta thực hiện: ấn giữ nút Config đến khi đèn chỉ thị nháy xanh 2 lần
trong vòng 1 giây) thì thả tay, đồng thời tại App Lumi Life ta thực hiện các bước giống như
thực hiện với công tắc cảm ứng. Theo dõi trạng thái đèn chỉ thị để kiểm tra tình trạng gia nhập
mạng của thiết bị trong vòng 30 giây):
Thiết bị gia nhập mạng thành công đèn chỉ thị nháy hồng 3 lần.
Thiết bị gia nhập mạng không thành công đèn chỉ thị sẽ nháy đỏ 3 lần, khi đó đề nghị thực
hiện lại thao tác nhấn giữ nút Config như hướng dẫn ở trên.
d. Kết nối bộ điều khiển hồng ngoại với bộ điều khiển trung tâm HC vào ứng dụng.
Trước khi gia nhập mạng ta cần Reset bộ điều khiển hồng ngoại bằng cách: ấn giữ nút
Config cho đến khi đèn chỉ thị sáng hồng trong vòng 5 giây) thì thả tay, thiết bị rời mạng và
Reset. Thiết bị Reset thành công quay lại trang thái ban đầu đèn nháy đỏ liên tục.
ể gia nhập thiết bị ta thực hiện: ấn giữ nút Config cho đến khi đèn chỉ thị nháy xanh
thì thả tay trong khoảng 5 giây), đồng thời tại App Lumi Life ta thực hiện các bước giống
như thực hiện với công tắc cảm ứng, khi đó thiết bị quét mạng và liên tục nháy xanh cho đến
khi tìm được mạng.

161
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

e. Kết nối bộ Multi Audio với bộ điều khiển trung tâm HC vào ứng dụng.
Trước hết vào App Store tải và cài đặt phần mềm iEAST Play. Sau đó để cấu hình thiết
bị Multi Audio ta thực hiện các bước sau:
B1: Kích chọn vào biểu tượng phần mềm iEAST Play trên nền smart phone như Hình 4.5
dưới đây.

Hình 4.5 Biểu tượng iEAST Play trên App store

Khi đó sẽ xuất hiện lần lượt các cửa sổ:

B2: Chọn Add Device để thêm thiết bị Multi Audio vào mạng, khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ
Setup như dưới đây:

162
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Lúc này ta phải thoát ra khỏi trình duyệt và vào thư mục Cài đặt của smart phone  chọn
Wi-Fi  chọn LumiMA-F420, sau đó quay trở lại trình duyệt của iEAST Play.
B3: Tại cửa sổ Select Network ta đ có thể lựa chọn mạng WiFi đang sử dụng để iEAST
Play có thể bắt đầu kết nối và ấn Continue chờ khoảng 30s để iEAST Play kết nối với mạng
Wifi.
B4: Ấn Next để hoàn tất.
ể gia nhập thiết Multi Audio ta thực hiện lần lượt các bước sau:


163
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 4.5 Mô hình ứng dụng các sản phẩm của LUMI Smart Home

164
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

5.1.3. Xây dựng một số Ngữ cảnh và Rule thường gặp trong nhà thông minh sử
dụng thiết bị của hãng LUMI smart home

Một ngôi nhà thông minh thực sự sẽ hoạt động hiệu quả và có ý nghĩa nếu chủ
nhân ngôi nhà đó biết cấu hình các bài toán Ngữ cảnh và Rule phù hợp với nhu cầu và
sở thích của các thành viên trong ngôi nhà. Dưới đây đưa ra cách xây dựng một số bài
toán Ngữ cảnh và Rule điều khiển các thiết bị thông minh trong ngôi nhà thường gặp.
Rule 1: Cảnh báo an ninh “Khi có người mở cửa thì cảm biến cửa nhận tín hiệu gửi
về bộ điều khiển trung tâm HC điều khiển bật điện phòng khách, đồng thời phát âm
thanh cảnh báo qua Multi Audio và gửi lời nhắn cảnh báo qua Lumi Life Notification
về smart phone của chủ nhà.
ể cài đặt “Rule 1” ta thực hiện trên App Lumi Life theo các bước sau:


 
  





165
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

11
12

13

16
14 15

20

17

18

19

166
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

23
22

21

26 27
24

25

Sau khi cảm biến


28 mở cửa tác động
sẽ xuất hiện tin
nhắn Lumi Life
Notification nhƣ
trên. 29

167
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Ngữ cảnh 1: Buổi sáng thức dậy “Chủ nhân ngôi nhà cài đặt 6h sáng mỗi ngày trong
tuần, các đèn tầng một ngôi nhà (P.Khách, P. Ngủ, P. SH) được tự động bật lên, đồng
thời hệ thống Multi Audio phát bản nhạc chào buổi sáng đã được cài đặt sẵn trong
Ngữ cảnh”.
ể cài đặt “Ngữ cảnh 1” ta thực hiện trên App Lumi Life theo các bước sau:

6
5

168
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

11

9 10

15

13

14
12

17

16

169
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

20
18

19

21

23
22

24

Rule 2: Điều khiển điều hòa/tivi... qua bộ điều khiển hồng ngoại theo cách học
lệnh hoặc sử dụng các panel unit của thiết bị đã có sẵn trên App “Chủ nhân ngôi
nhà có thể xây dựng Rule bật điều hòa/ ti vi theo các thông số cài đặt sẵn cho mỗi
phòng với các chế độ mặc định theo ý chủ nhân ngôi nhà. Dưới đây cài đặt minh họa
theo cách học lệnh để bật điều hòa.
ể thực hiện Rule 2 cần thực hiện trên App Lumi Life theo các bước sau:

170
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

171
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Lƣu ý: Trong quá trình học


lệnh, thao tác ấn 1 nút bất
kỳ từ điều khiển của điều
hòa hƣớng vào bộ điều khiển
hồng ngoại. 7

172
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Lƣu ý: ta đã có thể bật điều hòa


8
bằng cách ấn chọn mục 9 theo
chế độ đã mặc định.

Lƣu ý: Tại các mục ta có thể


hiệu chỉnh các thông số điều hòa
theo ý muỗn.

173
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

5.2. SẢN PHẨM CỦA HÃNG TUYA SMART HOME – TRUNG QUỐC

Công ty TuyaSmart Technology được thành lập năm 2014 và có trụ sở tại
Guang Zhou, khu công nghệ cao, Hàng Châu, Trung Quốc. Là một doanh nghiệp công
nghệ cao kết hợp nghiên cứu, phát triển, sản xuất và bán hàng, sản phẩm của
TuyaSmart tập trung chủ yếu vào: công tắc cảm ứng điều khiển qua Wifi, camera
thông minh wifi, cảm biến thông minh và nhiều thiết bị thông minh khác. Tất cả linh
kiện điện tử cấu thành nên sản phẩm đều được nhập khẩu từ các h ng bán dẫn hàng
đầu Thế giới như Texas Instrument, Freescale, NXP, Panasonic,...

Hình 4.5 Một số ứng dụng thông minh của TUYA Smart Home

5.2.1. Các thiết bị chính của hãng TUYA smart home

a. Bộ điều khiển trung tâm Zigbee (HUBL)


Bộ điều khiển trung tâm HUBL của TUYA smart home có chức năng tương tự
như LUMI smart home, các HUBL có khả năng kết nối với server h ng TUYA thông
qua cổng LAN của mạng internet và điều khiển thiết bị do HUBL quản lý thông qua
giao thức Zigbee. Bộ điều khiển HUBL của TUYA smart home có khả năng cho phép
người vận hành điều khiển thiết bị điện trong nhà thông minh qua cả mạng wifi nội bộ
do modem hệ thống phát ra khi mất tín hiệu internet hệ thống.

174
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Hình 4.5 Bộ điều khiển trung tâm HUBL của hãng TUYA smart home
Thông số kỹ thuật:
- Model: ZC-Z1
- Kiểu dáng: Vuông
- Màu sắc: Trắng
- Nguồn: 5VDC-1A, cổng Micro USB
- Kết nối internet: cổng LAN
- Kết nối với thiết bị khác do HUBL quản lý: giao thức Zigbee
- Số lượng thiết bị được điều khiển đảm bảo làm việc ổn định: 200 thiết bị
b. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm của TUYA smart home
Chức năng của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm dùng để đọc nhiệt độ và độ ẩm của
không gian trong ngôi nhà thông minh và hiển thị trên giao diện App của TuySmart.

Hình 4.5 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm của hãng TUYA smart home

175
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Thông số kỹ thuật:
- Model: ZC-W1
- Kiểu dáng: Tròn
- Màu sắc: Trắng
- Nguồn cấp: Pin 3V – CR2032
- Dải đo: -20 oC  50 oC
- Kết nối với HUBL của TUYA: giao thức Zigbee
c. Cảm biến chuyển động Zigbee của TUYA smart home (PIR)
Cảm biến chuyển động của TuySmart có hai loại hình tròn và hình vuông, có
chức năng phát hiện vật hoặc người di chuyển qua vị trí đặt cảm biến, sau đó gửi tín
hiệu về bộ điều khiển trung tâm HUBL để xử lý bật tắt các thiết bị theo các ngữ cảnh
đ cài đặt sẵn của ngôi nhà thông minh.

Hình 4.5 Cảm biến chuyển động PIR của hãng TUYA smart home

Thông số kỹ thuật:

- Model: ZC-P1

- Kiểu dáng: tròn/vuông

- Màu sắc: Trắng

- Nguồn cấp: Pin 3V - CR2450

- Góc quét chuyển động: 150o

- Kết nối: Zigbee

d. Công tắc cảm ứng Zigbee của TUYA smart home

Công tắc cảm ứng của TuySmart có loại hình vuông và hình chữ nhật, trên mỗi
mặt công tắc có loại 1 nút, 2 nút, 3 nút hoặc 4 nút. Chức năng của công tắc cảm ứng có

176
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

thể bật tắt trực tiếp các thiết bị điện như: đèn, quạt, bình nóng lạnh... thông qua các nút
ấn trên bề mặt công tắc hoặc kết nối trực tiếp với bộ điều khiển trung tâm HUBL để
điều khiển thiết bị từ App của TuyaSmart.

Thông số kỹ thuật:

- Kiểu dáng: Vuông hoặc chữ nhật - Viền bo nhôm - mặt kính cường lực
- Màu sắc: Trắng/ Đen
- Điện áp: 100-240V
- Công suất với đèn Led: 200W
- Công suất đèn khác: 800W
- Công suất đối với công tắc công suất: 2500W4000W
- Kết nối với HUBL: giao thức Zigbee

Hình 4.5 Công tắc cảm ứng của hãng TUYA smart home

e. Module cảnh báo an ninh Wifi - GSM - RF của TUYA smart home

Bộ cảnh báo an ninh Alarm System - SOS) của TuyaSmart có chức năng thu
thập tín hiệu từ các loại cảm biến: Cảm biến cửa, cảm biến chuyển động... qua sóng
RF và phát cảnh báo an ninh bằng âm thanh và gửi thông báo cảnh báo đến chủ nhân
ngôi nhà thông qua cuộc gọi mạng viễn thông hoặc gửi tin nhắn SMS. ồng thời
Alarm System có thể phối hợp với HUBL, công tắc cảm ứng... để bật tắt hệ thống đèn,
còi báo động...theo các ngữ cảnh xây dựng sẵn trên App TuyaSmart. Ngoài ra, chủ
nhân ngôi nhà có thể bật/tắt trạng thái chế độ cảnh báo từ xa thông qua smart phone

177
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

hoặc bật/tắt cảnh báo tại chỗ thông qua panel điều khiển sử dụng sóng RF. Một bộ
cảnh báo an ninh bao gồm:

- 01 bộ điều khiển trung tâm - có loa báo động

- 01 Cảm biến chuyển động RF

- 01 Cảm biến cửa RF

- 02 remote RF

- 01 Bộ nguồn

Thông số kỹ thuật:

- Nguồn cấp: 5V - 1A

- Có PIN dự phòng, hoạt động tối đa 5h khi bị mất điện.

- Tích hợp SIM GSM hỗ trợ gọi điện cho tối đa 6 số điện thoại + SMS cho 3 số khi có
cảnh báo an ninh.

- Khả năng mở rộng: có thể tích hợp lên đến 50 thiết bị cảm biến RF.

- Sử dụng âm thanh cảnh báo bằng Tiếng Việt

Hình 4.5 Bộ cảnh báo an ninh của hãng TUYA smart home
Một số đèn báo trạng thái của bộ cảnh báo an ninh:
POWER:
- èn POWER sáng là nguồn được kết nối.
ARM: Trạng thái báo động.
- èn ARM sáng là bật chế độ báo động
178
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

- èn ARM tắt là tắt chế độ báo động.


STATUS:
- èn STATUS sáng là kết nối wifi thành công.
- èn STATUS nhấp nháy là hệ thông đang ở trạng thái cài đặt hoặc mất kết nối wifi.
SIGNAL:
- èn SIGNAL nháy liên tục là GSM chưa sẵn sàng
- èn SIGNAL nháy theo chu kỳ 3 giây một lần là GSM đ được kết nối.
f. Hàng rào hồng ngoại của TUYA smart home
Hàng rào hồng ngoại là thiết bị an ninh cảnh báo vòng ngoài cho hầu hết các căn biệt
thự, khách sạn... được lắp chủ yếu trên bề mặt hàng rào. Thiết bị hoạt động trên nguyên tắc
khi có vật hoặc người di chuyển cắt qua sóng hồng ngoại giữa hai module thu và module phát
hồng ngoại, thiết bị sẽ bật đèn và còi báo động để chủ nhân ngôi nhà biết có người đột nhập.

Hình 4.5 Bộ thu phát sóng hồng ngoại của hãng TUYA smart home

Thông số kỹ thuật:

- Công nghệ truyền sóng: wifi/zigbee/RF.


- Màu sắc: màu đen.
- Kiểu dáng: trụ tròn.
- Nguồn nuôi: 220VAC
- Số tia hồng ngoại phát ra: 2 tia.

5.2.2. Cấu hình các thiết bị của hãng TUYA smart home

Cũng giống như sản phẩm của h ng Lumi smart home, trước khi vận hành các
thiết bị phục vụ cho việc điều khiển các tính năng thông minh trong ngôi nhà, cần phải
cho các thiết bị gia nhập server và cấu hình các thiết bị tạo thành một mạng liên kết để
179
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

các thiết bị có thể truyền thông qua lại với nhau. Người sử dụng có thể điều khiển các
thiết bị thông minh của TuyaSmart thông qua các App của TuyaSmart hoặc SmartLife,
các App này có thể cài đặt trên các hệ điều hành Androi hoặc IOS. Trong giáo trình
này tập trung hướng dẫn sử dụng các thiết bị thông minh qua App TuyaSmart.
Bước 1: Người sử dụng tải và cài đặt App TuyaSmart trên smart phone hoặc máy tính
bảng, có biểu tượng như Hình.............Sau đó đăng ký tài khoản trên App.

Hình 4.5 Biểu tượng của App TuyaSmart trên hệ điều hành Androi hoặc IOS
Bước 2: Lần lượt cho các thiết bị ra nhập ứng dụng trên App TuyaSmart.
a. Thiết lập bộ điều khiển trung tâm HUBL vào ứng dụng.
B1: Giữ nút RST trên HUBL đến khi đèn trên HUBL nháy sáng để Reset HUBL (khi
cả hai đèn xanh trên HUBL đ sáng). Sau đó kết nối HUBL với mạng LAN.
B2: Kết nối smart phone với Wifi cùng mạng với HUBL.Tiếp đó vào App
TuyaSmart, chọn mục “Thêm thiết bị”.
B3: Chọn mục “Gateway Control” tìm phần “gateway” chọn thiết bị “Cổng kết nối
có dây (Zigbee)”. Sau đó kích chọn “Confirm 2 indicators on”.
B4: Ấn xác nhận rồi ấn “Next” (chờ xác nhận khoảng 1 phút).

180
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

B5: Chờ điện thoại kết nối với thiết bị. Tại mục “Chọn thiết bị để thêm” (ấn biểu
tượng dấu +).
B6: Chờ cấu hình thiết bị khi cấu hình thành công thì một đèn báo trên HUBL sẽ tắt).
B7: Chọn “Hoàn tất” để kết thúc quá trình cài đặt HUBL.

b. Kết nối các thiết bị với bộ điều khiển trung tâm HUBL qua giao thức Zigbee.
B1: Reset thiết bị.
B2: Vào App TuyaSmart. Sau đó vào biểu tượng HUBL (Zigbee Gateway)
B3: Chọn “Add subdevice”
181
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

B4: Chọn “LED already blink”

B5: Chờ HUBL tìm kiếm thiết bị.


B6: Ấn “HOÀN TẤT” để thêm thiết bị.
B7: Chọn “Hoàn tất” để hoàn thành quá trình.

182
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

c. Cấu hình module cảnh báo an ninh (Alarm system - SOS)


ể Reset và cấu hình Alarm system - SOS ta thực hiện lần lượt các bước sau:
B1: Kết nối Smart phone với Wifi và vào App TuyaSmart chọn mục “Thêm thiết
bị”, đồng thời giữ nút “CDDE” trên thiết bị Alarm system - SOS đến khi có 6 tiếng
kêu “tít” để Reset thiết bị.
B2: Chọn mục “Cảm biến bảo mật”, kích chọn thư mục “Safe Box” và sau đó chọn
thiết bị “Hộp an toàn (Wi – Fi)”.
B3: Nhập mật khẩu WiFi chỉ sử dụng được với Wifi 2.4GHz)

B4: Kích chọn “Xác nhận đèn báo nhấp nháy nhanh ”, rồi ấn “Next”
B5: Chờ điện thoại tìm kiếm thiết bị và kết nối wifi cho thiết bị.
B6: Chọn “Hoàn tất” để hoàn thành quá trình.

183
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Sau khi cài đặt và cấu hình xong thiết bị Alarm system - SOS cần phải cài đặt
thêm các thiết bị phụ trợ đầu vào tín hiệu đi kèm sử dụng sóng RF bao gồm: cảm biến
chuyển động PIR, cảm biến cửa, panel điều khiển RF...) vào hệ thống như sau:
 Cài đặt cảm biến chuyển động PIR: Tại cửa sổ Alarm System chọn thư mục “Các
thiết bị”  Ấn chọn “Thêm”  Sau đó bật/tắt công tắc nguồn của cảm biến chuyển
động PIR, khi đó cảm biến chuyển động sẽ tự ra nhập vào hệ thống và xuất hiện biểu
tượng trên App và module Alarm System sẽ thông báo thiết bị ra nhập hệ thống thành
công.
 Cài đặt cảm biến cửa: Tiếp theo ta vẫn chọn mục “Thêm”, để cảm biến cửa ra nhập
hệ thống ta đồng thời để hai module thu phát của cảm biến cửa gần nhau rồi thao tác
tách 2 module đó ra, như vậy là cảm biến cửa đ ra nhập hệ thống thành công và
module Alarm System sẽ thông báo thiết bị ra nhập hệ thống thành công.
 Cài đặt panel điều khiển: ể kết nối panel điều khiển từ xa, ta vào thư mục “Các
thiết bị”  Ấn chọn “Bộ điều khiển”  Ấn chọn “Thêm”  sau đó ấn giữ một nút
bất kỳ trên Panel điều khiển, như vậy là đ hoàn tất việc ra nhập hệ thống.
Với module Alarm system - SOS ngoài việc phát các tín hiệu cảnh bảo an ninh
tại chỗ như: âm thanh cảnh báo, còi báo, tin nhắn cảnh báo trên App thì module này

184
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

còn cho phép báo động GSM dạng tin nhắn hoặc cuộc gọi về điện thoại của chủ nhân
ngôi nhà. ể sử dụng tính năng này cần cài đặt như sau:
 Tại trang chủ của App chọn “Alarm System”  Ấn chọn “Cài đặt”  Chọn thư
mục “Nhập số điện thoại”{nếu trường hợp muốn Alarm system - SOS gửi cảnh báo
bằng cuộc gọi tới số điện thoại của chủ nhân ngôi nhà} hoặc chọn thư mục “Nhập số
tin nhắn”{nếu trường hợp muốn Alarm system - SOS gửi cảnh báo bằng tin nhắn tới
số điện thoại của chủ nhân ngôi nhà}.
Bên cạnh đó chúng ta có thể cài đặt mật khẩu để cho phép bật/tắt hệ thống
Alarm system - SOS từ điện thoại bằng cách sau:
 Tại trang chủ của App chọn “Alarm System”  Ấn chọn “Cài đặt”  Chọn thư
mục “Quản lý mật khẩu” {mặc định mật khẩu của thiết bị Alarm system - SOS là
1234}  ể thay đổi mật khẩu chọn thư mục “Đặt lại mật khẩu”{ví dụ chọn mật
khẩu mới là 6789}  sau đó ấn “Xác nhận”  chọn “Lƣu”.
Ví dụ:
 Muốn điều khiển từ xa bật chế độ báo động của thiết bị Alarm system - SOS ta thực
hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Gọi đến số điện thoại của SIM đ lắp sẵn trong thiết bị thiết bị Alarm system -
SOS và ấn cú pháp “Mật khẩu 1”, trong ví dụ này cụ thể là cú pháp “67891”.
Cách 2: Nhắn tin đến số điện thoại của SIM đ lắp sẵn trong thiết bị thiết bị Alarm
system - SOS và ấn cú pháp “Mật khẩu 1#”, trong ví dụ này cụ thể là cú pháp
“67891#”.
 Muốn điều khiển từ xa tắt chế độ báo động của thiết bị Alarm system - SOS ta thực
hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Gọi đến số điện thoại của SIM đ lắp sẵn trong thiết bị thiết bị Alarm system -
SOS và ấn cú pháp “Mật khẩu 2”, trong ví dụ này cụ thể là cú pháp “67892”.
Cách 2: Nhắn tin đến số điện thoại của SIM đ lắp sẵn trong thiết bị thiết bị Alarm
system - SOS và ấn cú pháp “Mật khẩu 0#”, trong ví dụ này cụ thể là cú pháp
“67890#”.

5.2.3. Xây dựng một số ngữ cảnh thường gặp trong nhà thông minh sử dụng thiết bị
của hãng TUYA smart home

185
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

ể vận hành các thiết bị điện trong ngôi nhà thông minh có rất nhiều cách khác
nhau tùy thuộc vào nhu cầu của chủ nhân ngôi nhà. Dưới đây đưa ra cách xây dựng
một số bài toán ngữ cảnh điều khiển các thiết bị thông minh thường gặp.
Ngữ cảnh 1: Khi có người đi qua cảm biến chuyển động PIR thì tất cả các bóng đèn
(nối với đầu ra của công tắc cảm ứng) được bật lên.
ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “ Thông minh”  chọn “Tự động hóa”  Ấn chọn dấu “+”{ở góc trên
cùng bên phải màn hình App, mục đích để thêm các ngữ cảnh}  Chọn “When
device status change”  “State”  ể chọn thiết bị đầu vào là cảm biến chuyển
động PIR ta kích chọn “Motion detection”  Tiếp theo để chọn thiết bị đầu ra kích
chọn “Run the device”  Chọn “Công tắc cảm ứng”  Khi đó sẽ hiển thị bảng các
Switch của Công tắc cảm ứng, ta gạt tất cả sang tùy chọn ON  Ấn “ Lƣu”  Ấn
“Tiếp theo”  Ấn “ Lƣu”.

Công tắc
Cảm biến chuyển Bộ điều khiển Bóng đèn,
Ngƣời/vật… cảm ứng
động PIR (Zigbee) trung tâm (HUBL) quạt…
(Zigbee)

Hình 4.5 Sơ đồ khối điều khiển thiết bị theo “Ngữ cảnh 1” của hãng TUYA smart home
Ngữ cảnh 2: Điều khiển thiết bị (đèn, quạt...được nối với ngõ ra của công tắc cảm
ứng) thông qua App trên Smart phone.
ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “Công tắc cảm ứng”  Kích chọn “ Switch 1” hoặc “ Switch 2”...  Sau
đó thực hiện bật/tắt thiết bị qua App.

Công tắc
App TuyaSmart Modem Bộ điều khiển Bóng đèn,
cảm ứng
(Smart phone) Wifi trung tâm (HUBL) quạt…
(Zigbee)

Hình 4.5 Sơ đồ khối điều khiển thiết bị theo “Ngữ cảnh 2” của hãng TUYA smart home
Ngữ cảnh 3: Ấn một nút công tắc trên App có thể bật hoặc tắt tất cả các thiết bị kết
nối với module công tắc cảm ứng đó.
ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “Thông minh” “Tap to run”  ấn biểu tượng dấu +) góc phải phía trên
giao diện App  “Launch Tap-to-run” “Run the device” “Công tắc cảm ứng”
“Switch 1/Switch 2...”  “ON/OFF”  “Tiếp theo”  “Lƣu”.
186
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

Sơ đồ khối điều khiển thiết bị theo “Ngữ cảnh 3” giống như “ Ngữ cảnh 2”.
Ngữ cảnh 4: Ấn trực tiếp 1 nút công tắc trên module công tắc cảm ứng có thể bật
hoặc tắt tất cả các thiết bị kết nối với các công tắc cảm ứng còn lại.
ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “Thông minh” ”Tự động hóa”  ấn biểu tượng dấu +) góc phải phía trên
giao diện App  “When device status changes” “Công tắc cảm ứng” “Switch
1 “ON”  “Run the device” “Công tắc cảm ứng” “Switch 1/Switch 2...”
 “ON/OFF”  “Tiếp theo” “Lƣu”.

Công tắc
Modem Bộ điều khiển Bóng đèn,
cảm ứng
Wifi trung tâm (HUBL) quạt…
(Zigbee)

Hình 4.5 Sơ đồ khối điều khiển thiết bị theo “Ngữ cảnh 4” của hãng TUYA smart home
Ngữ cảnh 5: Nếu có tín hiệu từ cảm biến cửa RF hoặc cảm biến chuyển động RF thì
phát lệnh bật tất cả các thiết bị có đấu nối với module công tắc cảm ứng.
ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “Thông minh” “Tự động hóa”  ấn biểu tượng dấu +) góc phải phía trên
giao diện App “When device status changes” “Alarm System” “Alarm
Linkage” “ON” “Run the device” “Công tắc cảm ứng” “Switch 1/Switch
2...”  “ON”  “Tiếp theo” “Lƣu”.

Cảm biến cửa, cảm Modem


Alarm App TuySmart
biến chuyển động Wifi
System (Smart phone)
(RF)

Bộ điều khiển
trung tâm (HUBL)

Công tắc
Bóng đèn,
cảm ứng
quạt…
(Zigbee)

Hình 4.5 Sơ đồ khối điều khiển thiết bị theo “Ngữ cảnh 5” của hãng TUYA smart home
Ngữ cảnh 6: Cài đặt cảm biến nhiệt độ, độ ẩm kết hợp module thu phát hồng ngoại
điều khiển bật tắt điều hòa.
187
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

ể thực hiện ngữ cảnh này ta cấu hình trên App như sau: Tại trang chủ của App chọn
thư mục “Thông minh”  ấn biểu tượng dấu +) góc phải phía trên giao diện App
“When device status changes” “Temperature”  sau đó gán điều kiện khoảng
nhiệt độ để bật điều hòa  “Tiếp theo” “Run the device” “Thiết bị hồng ngoại
IR”  “Lƣu”.

188
Bài giảng Trang bị điện nhà thông minh - Biên soạn: ĐẶNG NGỌC TRUNG

TÀI LI U THAM KHẢO


1. https://tuyasmart.vn/
2. https://lumi.net.vn/
3. https://smarthome.com.vn/
4. https://atecko.com.vn/
5. https://www.microchip.com./
6. https://tinhocsoctrang.com./
7. https://www.arduino.cc/en/Reference/HomePage
8. https://mlab.vn/

189

You might also like