You are on page 1of 4

Chương 7:

BẢO VỆ ĐỘNG CƠ


I. Các dạng hư hỏng và trạng thái làm việc không bình thường
1. Hư hỏng
Đa số là ngắn mạch pha với pha trong dây quấn stato, phá hỏng động cơ và làm điện áp
lưới giảm thấp ảnh hưởng đến các động cơ khác, ta phải đặt bảo vệ cắt nhanh. Trường
hợp ngắn mạch một số vòng dây bảo vệ phức tạp nên không dùng.

2. Trạng thái làm việc không bình thường

Chủ yếu là quá tải dòng điện do tải cơ quá nặng, hoặc do điện áp giảm thấp làm vận tốc
chậm, hoặc do đứt một pha hoặc do hư hỏng phần cơ khí. Tùy theo điều kiện làm việc
của động cơ mà bảo vệ báo hiệu hoặc bảo vệ cắt máy, vì khi chưa nguy hiểm nếu bảo vệ
cắt máy sẽ có thể gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

II. Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha


52
- Yêu cầu cơ bản là tác động nhanh nên
50
không có thời gian.

- Dòng điện khởi động của bảo vệ phải 50 74


lớn hơn dòng khởi động của động cơ: Đ
52
Ikđ= Kat.IkđmaxĐ
Hình 7.1: Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha
Với IkđmaxĐ là trị hiệu dụng cực đại của
thành phần chu kỳ dòng khởi động lúc điện áp bằng định mức.
- Dòng khởi động của rơ le: IkđR=Kat.Ksđ.IkđmaxĐ/KI
Với Ksđ= 3 (nếu dùng sơ đồ sao thiếu thì Ksđ=1); Kat dùng cho rơ le tác động trực tiếp là
(2~2,5), dùng cho rơ le tác động gián tiếp là (1,4~1,5), dùng cho rơ le cảm ứng là (1,8~2).
- Độ nhạy của bảo vệ khi ngắn mạch hai pha trên đầu cực động cơ, trong đó chỉ có một
pha đặt biến dòng phải bảo đảm Knh=IRmin/Ikđ; Knh2. Nếu không bảo đảm ta dùng sơ độ
sao thiếu.

68
III. Bảo vệ quá tải p
1. Rơ le nhiệt (26, 49).
oC
Rơ le nhiệt dùng nguyên lý: Khi nhiệt độ thay đổi, các
lưu chất hay các chất rắn sẽ giãn nở. Hình 7.2: Rơ le nhiệt.
Mô tả:
0, l1 = l2
 Rơ le nhiệt dùng lưu chất 26:
1 > 0, l1 > l2
 Bộ phận chính là 1 chai kim loại
có hệ số giãn nở nhỏ, chắc chắn,
0, lưỡng kim thẳng.
không bị biến dạng.
1 > 0, lưỡng kim
 Trong chai được chứa lưu chất cong
(lỏng) có hệ số giãn nở lớn.
Hình 7.3: Lưỡng kim.
 Khi nhiệt độ tăng, lưu chất giãn
nở, ép vào một rơ le áp suất (không trình bày trên
1
hình vẽ). Nghĩa là khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng, và IR 2
rơ le áp suất tác động sẽ đóng tiếp điểm.
 Rơ le nhiệt dùng lưỡng kim 49: 3

 Lưỡng kim là hai kim loại có hệ số giãn nở khác abc

nhau, ví dụ sắt và đồng chẳng hạn.


Hình 7.4: 49 chưa tác động.
 Ở nhiệt độ bình thường, hai kim loại có chiều dài
bằng nhau. Khi nhiệt độ tăng, đồng dài hơn sắt.
1
 Hai kim loại được dán chặt vào nhau (nên gọi là IR 2
lưỡng kim). Ở nhiệt độ bình thường, lưỡng kim thẳng.
Khi nhiệt độ tăng, lưỡng kim cong vì 1 bên giãn 3
nhiều, 1 bên giãn ít. abc
 Rơ le nhiệt dùng lưỡng kim:
Hình 7.5: 49 đã tác động.
 Lưỡng kim (1) cản trở sự xoay của đòn gánh (2) nên
tiếp điểm (3) không tác động (ab: đóng, bc: cắt).
 Khi có dòng điện IR qua điện trở nung nóng lưỡng kim (1), lưỡng kim (1) cong lên thả
tự do cho đòn gánh (2) nên tiếp điểm (3) tác động (ab: cắt, bc: đóng).

2. Bảo vệ quá tải động cơ

- Những động cơ điện áp từ 250~500V điều khiển bằng khởi động từ thường dùng rơ le
69
nhiệt (xem chương 1) để bảo vệ quá tải .

- Những động cơ điện áp cao điều khiển bằng máy ngắt thường dùng rơ le dòng điện để
bảo vệ quá tải. Dòng khởi động của rơ le chọn theo dòng định mức của động cơ:
IkđR=IđmĐ.Kat.Ksđ/(Kv.KI).

Thời gian làm việc của bảo vệ phải thỏa 2 điều kiện:
(1) Khi động cơ khởi động bảo vệ không tác động.
(2) Phải bảo đảm giới hạn quá nhiệt cho phép của động cơ.

Thường thời gian khởi động của động cơ không đồng bộ từ 10~15s, nếu dùng rơ le cảm
ứng thì phần độc lập của đặc tính thời gian lớn hơn hay bằng 15s, nếu dùng rơ le điện từ
thì phải chọn thời gian khoảng 12~20s.

Nếu dùng rơ le nối vào một pha, khi quá tải do đứt một pha, mà pha bị đứt có đặt biến
dòng, bảo vệ không tác động.

IV.Bảo vệ kém áp

1. Mục đích:

Bảo đảm điều kiện tự mở máy của các động cơ điện quan trọng.

Bảo đảm điều kiện an toàn và quá trình sản xuất.

2. Sơ đồ bảo vệ

Hình 7.6: Sơ đồ bảo vệ động cơ Hình 7.7: Sơ đồ nguyên lý

- Những động cơ quan trọng dùng sơ đồ có 2 rơ le kém áp mắc vào 2 biến điện áp khác
nhau, hay một biến điện áp và mắc vào 2 điện áp dây khác nhau (hình vẽ). Tiếp điểm 2 rơ
le kém áp nối tiếp, khi một cầu chì mạch điện bị chảy, 1 rơ le làm việc sai, bảo vệ không
tác động.

70
- Bảo vệ kém áp thường dùng chung cho tất cả các động cơ cùng nối vào một phân đoạn
thanh góp.

 Khi 271 đóng, tác động X1. Khi 272 đóng, tác
động X2. 271 X1

 Các tiếp điểm X1 và X2 nối tiếp (thành mạch 272 X2

VÀ), sẽ tác động 02.


X1 X2 02

 02 tác động X3 và 742. X3 tác động sẽ cắt


02 X3 74 2
các động cơ.
X3
 Bộ 4 tiếp điểm (X1 NC, X2 NO, X1 NO, X2 CAÉT CAÙC ÑOÄNG CÔ
X1 X2 74 1
NC) tạo thành mạch XOR (mạch DỊ). Khi
X1 X2
không có sự cố, X1 và X2 không làm việc
nên mạch XOR không thông; Khi có sự cố,
X1 và X2 cùng làm việc nên mạch XOR
Hình 7.8:Mạch nhị thứ bảo vệ kém áp
không thông; Khi có hư hỏng ở mạch điện áp
thì X1 hay X2 tác động và mạch XOR thông làm cho 741 báo hiệu.

3. Điện áp khởi động

Điện áp khởi động của bảo vệ chọn theo điều kiện bảo đảm động cơ quan trọng tự khởi
động và rơ le trở về khi điện áp phục hồi sau cắt ngắn mạch: Ukđ=(0,6~0,7)Uđm.

4. Thời gian tác động

Thời gian của bảo vệ kém áp dùng để động cơ quan trọng tự mở máy dễ dàng, thường
chọn t=0,5s. Nếu bảo vệ kém áp theo yêu cầu kỹ thuật thường chọn t=10s.

71

You might also like