You are on page 1of 27

MỤC LỤC:

Nội dung Trang


Mục lục 1
A Giới thiệu chung 2
B. Nội dung 2
I. Hiện tượng phóng điện cục bộ và cây nước 2
II. Tổng quan về cáp ngầm trung thế 5
III. Các khuyết tật của cáp trung thế 17
IV. Yêu cầu trong thi công lắp đặt cáp trung thế 18
V. Các bộ phận, phụ kiện của đầu cáp, hộp nối 20
VI. Các loại băng quấn trong đầu cáp, hộp nối 25

1
TÀI LIỆU
ĐÀO TẠO LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU CÁP, HỘP NỐI CÁP NGẦM TRUNG THẾ

A. GIỚI THIỆU CHUNG:


Tài liệu này hướng dẫn lý thuyết về đầu nối, hộp nối cáp ngầm trung thế áp dụng
cho công nhân kỹ thuật trong việc làm đầu cáp, hộp nối và một số công việc khác liên
quan tới cáp trung thế.
Việc nắm bắt về hiện tượng phóng điện cục bộ, hiện tượng cây nước xảy ra đối
với cáp trung thế, kết cấu, tác dụng của các lớp vật liệu trong cáp trung thế là cơ sở quan
trọng để làm đầu cáp, hộp nối cáp đảm bảo đúng kỹ thuật và vận hành cáp lâu dài.
Người làm đầu cáp, hộp nối cáp phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong
quá trình thực hiện công việc.

B. NỘI DUNG:
I. HIỆN TƯỢNG PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ VÀ CÂY NƯỚC.
I.1. Hiện tượng phóng điện cục bộ
1. Hiện tượng phóng điện cục bộ (Partial discharge)
Phóng điện cục bộ (PD- Partial discharge) là hiện tượng phóng điện không hoàn
toàn nối tắt các điện cực, nó đánh thủng điện môi cục bộ của một bộ phận nhỏ trong hệ
thống cách điện dưới tác động của điện áp cao. Hiện tượng này có thể quan sát được
hoặc không quan sát được trực tiếp bằng mắt hoặc tai. Nó làm cho cách điện suy giảm
dần và dẫn tới đánh thủng hoàn toàn cả khối cách điện và gây ra sự cố cho thiết bị và
lưới điện.
PD thường xảy ra do sự phân bố điện trường không đồng đều.
PD có hiệu ứng ăn mòn, phá hủy theo thời gian làm giảm tuổi thọ của cách điện.
Trong quá trình xảy ra PD, electron hoặc ion bắn phá cách điện. Sự bắn phá này
gây nên quá trình phân hủy hóa học trong cách điện, từ đó có thể dẫn đến đánh thủng
hoàn toàn cách điện.
2. Các nguyên nhân chính gây ra phóng điện cục bộ:
- Do sự phân bố điện trường không đồng đều.
- Do sự xuất hiện của các lỗ/ hốc nhỏ trong cách điện lỏng hoặc rắn.
- Do cách điện nhiễm ẩm cao, nứt vỡ hoặc thấm nước.
- Do sự xuất hiện của bụi bẩn trên bề mặt cách điện.
- Điện áp vượt quá độ bền cách điện của vật liệu cách điện.
3. Một số loại phóng điện cục bộ trên cáp trung thế:
- Phóng điện bên trong (Internal partial discharge).

2
- Phóng điện bề mặt (Surface partial discharge).
- Cây điện (Electrical treeing).
3.1. Phóng điện bên trong (Internal partial discharge):
Phóng điện bên trong là hiện tượng xảy ra do các lỗ nhỏ, các khe nứt bên trong
vật liệu cách điện. Các lỗ này xuất hiện xuất hiện do chất lượng sản xuất kém hoặc do
tuổi thọ vật liệu dẫn điện gây nên.
Điện trường bên trong một lỗ nhỏ bằng hoặc lớn hơn điện trường ở các vật liệu
cách điện xung quanh bởi khí bên trong lỗ nhỏ có mức cách điện thấp hơn vật liệu cách
điện xung quanh.
Dưới tác dụng của điện áp cao, lỗ hổng trong vật liệu cách điện sẽ hoạt động
phóng nạp như một tụ điện nhỏ. Quá trình này sẽ xuất hiện sự ăn mòn hóa học, phá hủy
dần lớp vật liệu cách điện làm kích thước lỗ hổng lớn dần và dẫn đến đánh thủng hoàn
toàn lớp cách điện.

Hình 1. Phóng điện cục bộ bên trong do lỗ hổng không khí


3.2. Phóng điện bề mặt (Surface partial discharge):
Bụi bẩn và độ ẩm môi trường bám dính bề mặt cách điện. Những lớp bẩn này có
thể tạo thành những đường dẫn cho dòng rò chạy trên bề mặt cách điện. Dòng điện này
sẽ tạo ra nhiệt trên bề mặt cách điện, đóng khô các lớp bụi bẩn vào bề mặt thành các
mảng.
Điện áp chênh lệch lớn giữa các mảng bám tạo ra các tia phóng điện nhỏ giữa các
mảng bám với nhau. Nhiệt tạo ra từ các tia điện này gây nên carbon hóa cách điện, gây
ra biến dạng và tạo nên những đường carbon hóa vĩnh viễn trên bề mặt cách điện.Cứ
như vậy, quá trình này dần dần phá hủy hoàn toàn bề mặt cách điện.
3.3. Cây điện (Electrical treeing):
Cây điện hình thành từ một điểm bị lỗi trên bề mặt cách điện, có thể từ một khe
nhỏ, đỉnh kim loại, phần dẫn điện sắc nhọn hoặc các mẩu kim loại nhỏ dưới tác dụng
của điện áp cao.
Cây điện còn có thể hình thành từ các vị trí chịu ứng suất điện cao như các vị trí

3
phần dẫn điện lồi ra, hoặc phát triển từ cây nước chịu ứng suất điện trong thời gian dài.
Loại phóng điện cục bộ này có thể tạo ra khí ozon, tia cực tím và dần dần phá
hủy vật liệu cách điện xung quanh gây nên các phá hủy khác. Bề mặt cách điện xuất
hiện các khe rạn nứt, ăn mòn có dạng hình cây.
Nó tiếp tục phát triển theo thời gian và dẫn đến đánh thủng hoàn toàn cách điện,
gây sự cố thiết bị.

Hình 1b. Cây điện hình thành trong XLPE


I.2. Hiện tượng cây nước trong cáp XLPE:
Kinh nghiệm vận hành thực tế và các thí nghiệm dài hạn trên các mô hình của
cáp điện lực chôn ngầm dưới đất cho thấy một hiện tượng quan trọng là nước khi kết
hợp với một số yếu tố về môi trường xung quanh sẽ có tác động xấu tới cách điện của
cáp lực thuộc nhóm polyolefine như PE và XLPE.
Sự hình thành cây nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường khác ngoài
nước và điện trường và quá trình này phát triển trong một thời gian dài.
Cây nước là cấu trúc lão hóa trong polyme và có những tính chất sau:
- Chúng có tính vĩnh cửu, một khi đã tồn tại thì sẽ không bị biến mất đi trong mọi
trường hợp;
- Cây nước phát triển được trong polyme (XLPE) ít nhất là do độ ẩm và điện
trường.
- Khi trong trạng thái ướt, chúng có độ bền cách điện thấp hơn polyme không bị
lão hóa, nhưng cây nước không phải là lớp cách điện bị phá hủy cục bộ mà cũng không
phải là đường ngắn mạch.
- Những cây nước có độ thấm nước cao hơn polime (XLPE) không bị lão hóa.
- Tính vĩnh cửu và thấm nước: Những cây nước tồn tại vĩnh cửu trong lớp cách
điện polyme. Chúng có thể được làm khô đi, nhưng khi đặt vào môi trường đủ độ ẩm
ướt, những cây nước sẽ xuất hiện trở lại. Quá trình làm khô và cho ướt trở lại này có thể
lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đối với một số đường cáp ngầm cách điện XLPE, nguyên nhân của một số sự cố
là do hậu quả của quá trình lão hóa với cơ chế chính là hiện tượng lão hóa dạng cây

4
nước do tác động của môi trường. Qua một thời gian vận hành, những cây nước tồn tại
trong cách điện cáp lực phát triển thành những kênh dài, có khi nối hết cả bề dầy cách
điện. Vì có những cây nước như vậy cho nên độ bền điện của lớp cách điện XLPE bị
suy giảm rõ rệt, khi có xung điện áp tác động thì xác xuất đánh thủng cách điện tại những
khu vực có cây nước là rất cao.
Trong một số trường hợp, cây nước hình thành trước làm suy giảm cách điện và
cây điện sẽ hình thành sau gây hiện tượng phóng điện cục bộ.

Hình 2. Một số hình ảnh về cây nước hình thành trong XLPE
* Lưu ý: Bản chất của cây nước gần giống với hiện tượng lão hóa XLPE, nó
không phải là hiện tượng phóng điện cục bộ, không phát ra các hiệu ứng của phóng điện
cục bộ (hoặc phát ra rất nhỏ) nên thiết bị kiểm tra phóng điện cục bộ khó xác định được.

II. TỔNG QUAN VỀ CÁP NGẦM TRUNG THẾ:


II. 1. Ưu nhược điểm của cáp ngầm.
II.1.1. Ưu điểm của cáp ngầm.
- Độ tin cậy cao, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão và sét.
- Thân thiện với môi trường, đảm bảo mỹ quan.
- Không có vầng quang điện.
- Mức độ an toàn cao.
- Ít phải bảo trì.
- Có thể sử dụng trong trường hợp gặp trở ngại về hành lang an toàn/ khoảng vượt rất
lớn.
II.1.2. Nhược điểm của cáp ngầm:
- Vốn đầu tư lớn.
- Thời gian thi công xây dựng lâu.
- Khả năng mang tải kém hơn đường dây trên không.
- Sửa chữa khó khăn.
II.2. Chức năng của cáp ngầm.
- Dẫn dòng điện; Chịu đựng điện áp lưới điện và khả năng quá điện áp;
- Chịu được dòng điện ngắn mạch;
- Chịu được các điều kiện môi trường;
- Không gây ảnh hưởng tới môi trường;

5
II.3. Các loại cáp ngầm trung thế.
II.3.1. Đặc điểm của cáp ngầm trung thế được sử dụng:
- Cáp ngầm 1 pha hoặc 3 pha;
- Ruột dẫn đồng hoặc nhôm;
- Cách điện chính XLPE;
- Màn chắn đồng dạng băng hoặc sợi đồng;
- Đai thép bảo vệ có hoặc không có.
II.3.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp ngầm trung thế (22, 35kV):
II.3.2.1. Yêu cầu kỹ thuật chung:
Cáp trung thế đầu tư mới là tài sản Điện lực hoặc tài sản khách hàng đấu nối vào
lưới điện Công ty Điện lực Hưng Yên phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định
tại Công văn 318/QĐ-EVN NPC ngày 03/02/2016 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
V/v ban hành tạm thời bộ tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn thiết bị thống nhất trong Tổng
Công ty Điện lực miền Bắc.
Theo đó, một số đặc điểm kỹ thuật của cáp phải đáp ứng:
- Ruột dẫn sợi đồng bện tròn cấp 2 ép chặt; Ruột cáp ngầm có đặc tính chống
thấm dọc.
- Cáp ngầm sử dụng cho lưới điện 6, 10kV dùng loại cáp 22kV
- Cáp ngầm chôn trực tiếp trong đất phải có lớp giáp kim loại bảo vệ cơ học: Giáp
thép với với cáp 3 pha, giáp kim loại phi từ tính với cáp 1 pha.
- Yêu cầu về cách điện:
Đặc điểm kỹ thuật : Cáp 22kV Cáp 35kV
Điện áp định mức U0/Uđm(Um) 12/22(24) kV 20/35(40,5) kV
Độ dày danh định của lớp cách điện
5,5mm 8,8mm
chính XLPE
Điện áp chịu đựng trong thử nghiệm
48kV 75kV
mẫu (4 giờ, 50Hz)

* Cấu trúc cáp ngầm trung thế 1 pha:


Cáp ngầm trung thế 1 pha có cấu tạo gồm 8 lớp:
1. Lõi cáp bện cấp 2 (sợi cứng) sợi đồng ép chặt, có chống thấm dọc;
2. Lớp bán dẫn trong đùn ép đồng thời với XLPE;
3. Lớp cách điện chính XLPE;
4. Lớp bán dẫn ngoài (có khả năng bóc tách theo tiêu chuẩn);
5. Màng chắn kim loại phi từ tính;
6. Lớp vỏ bên trong (PVC);
7. Lớp bảo vệ cơ học bằng kim loại phi từ tính;
8. Vỏ bảo vệ bên ngoài chịu tác động môi trường và tia cực tím (PVC).
* Cấu trúc cáp trung thế 3 pha:
Cáp trung thế 3 pha có cấu tạo gồm 9 lớp:
1. Lõi cáp bện cấp 2 sợi đồng ép chặt, có chống thấm dọc;

6
2. Lớp bán dẫn trong đùn ép đồng thời với lớp XLPE;
3. Lớp cách điện chính XLPE;
4. Lớp bán dẫn ngoài (có khả năng bóc tách theo tiêu chuẩn);
5. Màn chắn kim loại phi từ tính (màn chắn đồng);
6. Lớp độn định hình;
7. Lớp vỏ bên trong;
8. Lớp bảo vệ cơ học bằng đai thép mạ kẽm kiểu băng kép (DSTA);
9. Vỏ bảo vệ bên ngoài chống tác động môi trường và tia cực tím (PVC).
II.3.2.2. Một số yêu cầu cụ thể:
- Chống thấm dọc đối với cáp ngầm bao gồm:
+ Chống thấm tại ruột dẫn bằng bột chống thấm, điền đầy trong quá trình bện
ruột dẫn.
+ Chống thấm tại màn chắn đồng bằng các băng chống thấm. Với cáp 1 pha yêu
cầu có 2 lớp băng chống thấm trong và ngoài lớp màn chắn đồng.
- Lớp bán dẫn ngoài phải đảm bảo độ bám dích trên bề mặt lớp cách điện XLPE
và đảm bảo các yêu cầu về khả năng bóc tách (Trong quá trình thi công đầu cáp, hộp
nối cáp, việc tách sạch lớp bán dẫn này ra khỏi XPLE mà không gây xước hay hư hại
cho lớp XLPE là rất quan trọng, ảnh hưởng đến độ bền điện của đầu cáp).
II.4. Cấu trúc và các lớp trong cáp trung thế:
II.4.1. Cấu trúc cáp trung thế:

Hình 3: Cấu trúc cáp trung thế đơn pha

7
Hình 4: Mặt cắt ngang cáp trung thế 3 pha

Hình 5: Cấu trúc cáp trung thế 3 pha

8
Hình 6: Cấu trúc cáp đơn pha

II.4.2. Các lớp trong cáp trung thế.


II.4.2.1. Ruột dẫn:

Hình 7: Một số dạng ruột dẫn của cáp

- Tiết diện danh định của lõi cáp nằm trong bảng sau:
Mặt cắt danh định, mm2
50 70 95 120 150 185 240 300 400

9
II.4.2.2. Màn chắn lõi (lớp bán dẫn bên trong)
- Vật liệu:
+ Là hợp chất bán dẫn dạng đùn, đùn ép đồng thời với XLPE.
+ Lưu ý rằng đây không phải là một bán dẫn dạng như transistor điện tử; Nó là
chất được chế tạo để có khả năng dẫn điện kém.
- Công dụng:
Khi vật liệu cách điện đặt ở điện áp cao, nếu xuất hiện các điểm cách điện lồi
lõm, không đồng tâm, các lỗ trống…sẽ xuất hiện điện trường tập trung tại các điểm yếu
và sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện cục bộ phá hủy dần dần cách điện.
Để tránh hiện tượng này xảy ra ở phần tiếp xúc giữa ruột dẫn và lớp cách điện
XLPE, cáp trung thế sử dụng lớp bán dẫn trong. Đây là lớp vật liệu trung gian giữa phần
dẫn điện và cách điện có tác dụng điền đầy chỗ trống giữa ruột dẫn và cách điện XLPE,
giảm khả năng gây phóng điện cục bộ do bề mặt lồi lõm của ruột dẫn điện.

Hình 8: Mô phỏng tác dụng của lớp bán dẫn bên trong
II.4.2.3. Cách điện chính:
Là vật liệu có độ bền cao, cách điện giữa ruột dẫn và đất (lớp màn chắn kim loại).
Vật liệu cách điện thường sử dụng là XLPE (polietilen liên kết ngang- vật liệu
siêu sạch).
II.4.2.4. Lớp bán dẫn ngoài:
Là lớp vật liệu nằm giữa cách điện chính và màn chắn đồng.
Tác dụng:
- Giảm khoảng trống giữa cách điện và màn chắn kim loại, giảm khả năng ion
hóa bề mặt cách điện.
- Màn chắn cách điện là lớp vật liệu có đặc tính trung gian tạo sự chuyển tiếp từ
đặc tính cách điện của XLPE sang đặc tính dẫn điện của màn chắn đồng.

10
Hình 9. Các đường đẳng thế và và đường sức phân bố trong thân cáp

Hình 10: Lớp bán dẫn có thể bóc ra được

II.4.2.5. Màn chắn đồng.


Công dụng:
- Ngăn không cho điện từ trường ra khỏi cáp làm ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh;
- Tạo sự phân bố của điện trường trong cách điện của cáp.
- Ngăn ngừa điện áp cảm ứng từ bên ngoài vào cáp và từ cáp ra bên ngoài.
- Tạo đường đi cho dòng điện mất cân bằng pha và dòng ngắn mạch.
- Đảm bảo an toàn cho người khi chạm vào vỏ cáp.
* Lưu ý: Màn chắn đồng phải được nối đất.

a. Không có màn chắn b. Có màn chắn

11
c: Cáp 3 pha khi có đầy đủ lớp màn chắn
Hình 11: Hình ảnh thể hiện tác dụng của lớp màn chắn

II.4.2.6. Lớp vỏ bọc bên trong.


Bảo vệ cáp khỏi sự ăn mòn điện hóa của môi trường, ngăn nước không vào trong
cáp và tránh sự hư hỏng cơ học trong quá trình lắp đặt và vận hành.
Vật liệu sử dụng PVC.

Hình 12. Lớp vỏ bọc bên trong

II.4.2.7. Áo giáp kim loại


- Tăng cường bảo vệ cáp về mặt cơ học từ bên ngoài.
- Sử dụng cho cáp ngầm chôn trong đất.
- Cấu tạo:
+ Dạng dây dẹt;
+ Dạng dây tròn;
+ Dải băng thép kép (DSTA).

Sợi dây tròn hoặc sợi dây dẹt phải là thép mạ kẽm, đồng hoặc đồng tráng thiếc,
nhôm hoặc hợp kim nhôm.

12
Dải băng phải là thép, thép mạ kẽm, nhôm hoặc hợp kim nhôm.
Áo giáp của cáp một lõi để sử dụng trong hệ thống xoay chiều phải bằng vật liệu
phi từ tính, trừ khi chọn áo giáp có cấu tạo đặc biệt.
Áo giáp bằng sợi dây phải kín (có khe hở rất nhỏ giữa các sợi dây liền kề).
Áo giáp kiểu dải băng phải được quấn theo kiểu xoắn ốc thành hai lớp sao cho
dải băng bên ngoài ở xấp xỉ chính giữa đè lên khe hở của dải băng bên trong.

Hình 13: Áo giáp kim loại bảo vệ cáp


II.4.2.8. Lớp vỏ bọc ngoài.
Tất cả các cáp đều phải có vỏ bọc ngoài để bảo vệ cáp khỏi lực cơ học, các yếu
tố độ ẩm, hóa học…từ môi trường trong quá trình thi công lắp đặt và vận hành.
Vật liệu: thông thường sử dụng PVC.

13
III. CÁC KHUYẾT TẬT CỦA CÁP TRUNG THẾ.

Hình 14. Các khuyết tật trong cáp điện trung thế.

1. Các chỗ nhô ra trên lớp bán dẫn bâm vào cách điện XLPE;
2. Chỗ trống giữa lớp cách điện và bán dẫn;
3. Lỗ trống trong cách điện;
4. Hơi ẩm, nước;
5. Tạp chất trong cách điện (Kim loại, các bon…);
6. Cây nước hình thành từ lớp bán dẫn trong;
7. Cây nước hình thành từ lớp bán dẫn ngoài;
8. Cây điện hình thành do phóng điện cục bộ;
9. Cây nước hình thành từ lỗ trống bên trong cách điện (dạng hình nơ).

14
IV. YÊU CẦU TRONG THI CÔNG LẮP ĐẶT CÁP TRUNG THẾ

Hình 15. Thi công lắp đặt đường cáp, hộp nối, đầu cáp.

IV.1. Yêu cầu về kéo dải cáp và uốn cáp (theo QCVN-QTĐ-5: 2009/BCT).
Cần kiểm tra để đảm bảo không có vật nặng đè trên cáp, không có hư hỏng có
hại trên cáp và cáp không bị uốn cong nhỏ hơn bán kính cong cho phép.
1. Sức căng cáp:
Sức căng cáp cho phép sau cần được kiểm tra bảo đảm không có biến dạng hoặc
dịch chuyển lõi cáp.
Sức căng cáp cho phép = 70 × N × A (N)
N: Số lõi; A: tiết diện cáp (mm2)
2. Ngoại lực cho phép xung quanh cáp:
Cần kiểm tra để đảm bảo không có sự thay đổi trên bề mặt về cường độ hoặc mức
độ chống mài mòn của áo cáp và không có méo cáp do ngoại lực gây ra.
3. Bán kính uốn cong của cáp:
Bán kính cong trong bảng sau cần được kiểm tra sao cho các đặc tính cơ và điện
của cáp không bị suy giảm.

* Ghi chú: Nếu nhà chế tạo cáp có tiêu chuẩn quy định khác quy định trên, thì
theo quy chuẩn của nhà chế tạo.

15
IV.2. Bố trí con lăn để giảm ma sát

Hình 16: Bố trí con lăn để giảm ma sát khi kéo cáp.

IV.3. Bịt đầu cáp tránh nước ngấm vào thân cáp.

16
IV.4. Nối đất cáp trung thế:
- Nối đất cáp trung thế để đảm bảo điện áp trên màn chắn bằng 0 (zero).
- Cáp 1 pha nối đất 1 đầu; Cáp 3 pha nối đất cả 2 đầu.
- Dòng điện tuần hoàn trên vỏ cáp gây ảnh hưởng xấu tới cáp:
+ Sản sinh ra nhiệt trên vỏ cáp và làm nóng cáp;
+ Làm tăng nhiệt độ cáp khi vận hành;
+ Làm giảm khả năng mang tải của cáp;
- Các giá trị ảnh hưởng đến dòng điện tuần hoàn trên cáp: Điện áp của cáp; Đòng
điện của cáp; Điện trở của lớp áo giáp; Điện trở nối đất; Chiều dài tuyến cáp.

Hình 16c. Dòng tuần hoàn chạy trên vỏ cáp đơn pha
IV.5. Nguyên nhân chính gây ra hư hỏng cáp trong quá trình nối cáp
17
- Chuẩn bị cáp không tốt.
- Lắp đặt không đúng hướng dẫn.
- Các thành phần lắp ráp không đúng vị trí.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố khác.
1. Chuẩn bị cáp không tốt:
- Dao cắt phạm sâu vào XLPE (thường gặp nhất).
- Do kích thước không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Không lột lớp bán dẫn.
2. Lắp đặt không đúng hướng dẫn:
2.1. Ống đầu cáp phải nằm đúng vị trí theo hướng dẫn lắp đặt.
- Ống đầu cáp (đầu co nguội) phải lắp lắp đặt đúng vị trí theo hướng dẫn, nếu lắp
đặt sai, khoảng hở giữa ống điều áp và lớp bán dẫn sẽ làm hỏng cáp.
2.2. Ống điều khiển trường phải nằm đúng vị trí theo hướng dẫn lắp đặt
- Phần ống điều khiển trường nằm bên trong ốp đầu cáp phải phủ lên lớp bán dẫn
cáp, nếu không, điện trường sẽ tập trung cao vào mép cắt bán dẫn và gây ra phóng điện
cục bộ- xói mòn và làm hỏng cách điện.

Vết muội xám do


phóng điện cục bộ

Hình 16b. Ống điều khiển trường đặt sai, không chùm lên mép cắt bán dẫn

3. Nguyên nhân gây hư hỏng cáp trong quá trình nối cáp.
- Lớp bán dẫn/ màn chắn đồng xén không đều để lại góc cạnh:

18
Lớp bán dẫn cắt để lại các mũi
Vết cắt sâu vào XLPE gây
nhọn gây phóng điện cục bộ
phóng điện cục bộ

Hình 16c. Mép cắt bán dẫn sai, vết dao cắt phạm sâu vào XLPE

- Bẻ cong sợi cáp quá mức ảnh hưởng tới cách điện, làm cách điện rạn
nứt…(Hình 16d).
- Vệ sinh bề mặt cách điện không đảm bảo: Làm bẩn lớp XLPE, sau khi bóc bán
dẫn không làm sạch bán dẫn còn bám dính trên lớp XLPE.
4. Lắp đặt đầu cáp không đảm bảo kỹ thuật:
4.1. Đầu cáp lắp đặt không đúng kỹ thuật:
- Các tay cáp bị vặn chéo, tì vào nhau gây dòng rò giữa các pha trước phần tiếp
địa.

Hình 16d. Các tay pha đầu cáp bị vặn chéo nhau gây dòng rò giữa các pha trên
đầu cáp.

19
4.2. Đầu Elbow lắp không đảm bảo kỹ thuật:
Đầu Elbow phải được lắp thẳng góc vào Bushing một cách tự do. Nếu phải vặn xoay
đầu Elbow để gắn vào bushing thì sẽ làm tác động một lực ngang lên bushing làm hở van
ở đáy bushing với tủ (MBA) và gây rò khí (rỉ dầu) suy giảm cách điện và gây sự cố.

V. CÁC BỘ PHẬN, PHỤ KIỆN CỦA ĐẦU CÁP, HỘP NỐI


V.1. Ống điều khiển trường (stress control tube)
- Khi lớp màn đồng và lớp bán dẫn Semiconductor bị gọt bỏ trong quá trình làm
đầu cáp, điện trường sẽ tập trung ở chỗ tiếp giáp giữa lớp cách điện và bán dẫn và có
thể gây phóng điện cục bộ.

Hình 17: Cáp bị phóng điện cục bộ do điện trường tập trung tại điểm tiếp giáp
giữa bán dẫn và XLPE (khi chưa có ống điều khiển từ trường)
- Phải lắp đặt ống điều khiển trường chùm lên vị trí mép cắt của lớp bán dẫn

Hình 18: Điện trường bị đẩy ra xa, hạn chế móc vòng vào mép cắt bán dẫn.

20
Khi lắp đặt ống điều khiển từ trường (Stress Control Tube) được lắp đặt, các
đường đẳng thế được phân bố đều dọc theo chiều dài đoạn cách điện của đầu cáp. Điều
này có được do đặc tính độc đáo của vật liệu:
Ống điều khiển trường (Stress Control Tube) có hằng số điện môi cao gấp 30 lần
XLPE. Theo nguyên lý khúc xạ, đường sức điện trường khi ra khỏi lớp XLPE, gặp vật
liệu có hằng số điện môi cao hơn sẽ bị khúc xạ đi gần thân cách điện của cáp, và không
móc vòng, tập trung tại mép cắt của lớp bán dẫn (Semiconductor).
* Điều khiển trường dạng hình nón (Stress Cone):

Hình 19: Điều khiển trường dạng hình nón (Stress Cone)
Trường được phân phối nhờ vào ứng xuất khối hình nón (stress cone) với bộ phận
làm lệch trường được gắn bên trong, giúp làm giảm ứng suất điện ở mép bán dẫn.
* Các thiết kế của ống điều khiển trường:

c. Đầu cáp co nguội (điều


a. Đầu cáp co nóng b. Đầu cáp co nguội
khiển trường hình nón)
Hình 20. Một số dạng đầu cáp trung thế

21
Hình 21. Điều khiển ứng suất điện trong hộp nối cáp.

V.2. Bộ chia pha dùng cho cáp 3 pha trung thế:

Hình 22: Bộ chia pha dùng cho cáp 3 pha trung thế

Bộ chia pha dùng cho cáp 3 pha, tăng cường bảo vệ thân cáp, chống nước chảy
vào trong thân cáp và các phụ kiện của đầu cáp.

22
V.3. Ống PVC chống phóng điện bề mặt:

Hình 23: Ống PVC chống phóng điện bề mặt


Ống PVC co nóng bao phủ XLPE, ống điều khiển từ trường và cả phần màn chắn
đồng, dây tiếp địa.
Tác dụng:
- Bảo vệ phần XLPE không bị nhiễm bẩn, không làm xuất hiện dòng rò trên bề
mặt XLPE;
- Có khả năng chống lại tác động của môi trường và tia cực tím (XLPE không
chịu được tia cực tím).
- Ống còn được bọc một lớp chống thấm, làm cho nước không đọng lại trên bề
mặt ống.
V.4. Ống PVC chống phóng điện bề mặt:

Hình 24: Tán cáp.


Tán cáp làm tăng chiều dài dòng rò của đầu cáp, ngăn nước mưa chảy thành dòng
trên đầu cáp.

23
VI. CÁC LOẠI BĂNG QUẤN TRONG ĐẦU CÁP, HỘP NỐI:

24
25
* Lưu ý:
Kết cấu của cáp điện, đầu cáp, hộp nối cáp trung thế ngoài việc đảm bảo độ dày
cách điện theo tiêu chuẩn để vật liệu cách điện không bị đánh thủng do điện áp cao thì
việc rất quan trọng là phải phối hợp các lớp vật liệu để điện trường phân bố trên cách
điện đồng đều, không tập trung và tạo thành các điểm yếu, gây hiện tượng phóng điện
cục bộ, phá hủy dần dần cách điện gây sự cố.
Đầu cáp, hộp nối phải đảm bảo chống nước, hơi ẩm thâm nhập vào trong cáp gây
hiện tượng cây nước làm lão hóa cách điện XLPE.
Đối với cáp trung thế, cách điện đo bằng megomet có thể rất cao tuy nhiên khi
vận hành với điện áp xoay chiều (50Hz) sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện cục bộ, phá
hủy dần dần cách điện và dẫn tới đánh thủng hoàn toàn cách điện và gây sự cố.
Vì vậy, người làm đầu cáp, hộp nối cáp trung thế phải hiểu hiện tượng phóng
điện cục bộ, tác dụng và cách bố trí các lớp vật liệu trong cáp trung thế.
Tài liệu hướng dẫn này giới thiệu tổng quan về cáp, đầu cáp, hộp nối cáp trung
thế. Việc thực hiện làm đầu cáp, hộp nối cáp trung thế phải tuân thủ hướng dẫn của từng
nhà sản xuất.

26
- Thời gian trước đây, tình hình sự cố về cáp trung thế trên lưới điện xảy ra rất
nhiều…
Trước tình hình đó thì Cty đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm sự cố như
kiểm tra PD, nâng cao chất lượng làm đầu cáp và kiểm soát chất lượng đầu cáp.
+ KIỂM TRA PD, LOẠI CÁC ĐẦU CÁP BỊ PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ, NGUY
CƠ GÂY SỰ CỐ.
+ Kiểm tra PD, thay thế các đầu cáp bị phóng điện cục bộ, nguy cơ gây sự cố.
+ Phối hợp với Trường cao đẳng ĐL HCM và Cty Duyên Hà đào tạo lớp đầu cáp
ngầm năm 2017 cho XLĐ và một số đơn vị (lỹ thuyết). Kết quả nâng cao trình độ, chất
lượng làm cũng được nâng cao, đáp ứng kỹ thuật, vận hành.

- KẾT QUẢ KIỂM TRA PD CÁP TRUNG THẾ VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG (XLĐ) SAU KHI BÓC TÁCH CÁP ĐỂ LÀM LẠI CHO
THẤY LỖI CHỦ YẾU LÀ DO KỸ THUẬT LÀM ĐẦU CÁP.
- Kết quả phân tích sau khi bóc tách các đầu cáp bị PD và các đầu cáp bị sự cố
cho thấy chủ yếu nguyên nhân do lỗi kỹ thuật làm đầu cáp (đặt sai ống điều khiển từ
trường, cắt bán dẫn nham nhở, phạm sâu vào XLPE, kích thước không đúng theo hướng
dẫn kỹ thuật, không quấn tiếp địa chặt…)
- Thực tế trước đây, một số ĐVTC, cá nhân làm đầu cáp, hộp nối không được
đào tạo, chỉ nhìn và bắt trước, không hiểu về đầu cáp, tuy nhiên không hiểu biết về đầu
cáp không có kiến thức về đầu cáp nên làm sai rất nhiều lỗi cơ bản, gây hậu quả xấu
trong việc vận hành lưới điện.

- Để mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như trình độ tay nghề cho
các Điện lực, chủ động trong việc làm đầu cáp, đặc biệt trong việc chủ động khắc phục
sự cố, Công ty triển khai lớp đào tạo làm cáp ngầm trung thế cho các Điện lực.
- Mục tiêu hướng tới là làm một số đầu cáp phổ biến như co nóng, co nguội 22
(35)kV;
- ĐỂ VIỆC LÀM ĐẦU CÁP ĐƯỢC CHÍNH XÁC, ĐẢM BẢO KỸ THUẬT,
NGƯỜI LÀM ĐẦU CÁP PHẢI TRANG BỊ KIẾN THỨC:
- Hiểu về các hiện tượng gây hại cho cáp:
+ PD;
+ Cây nước.
- Hiểu về cấu tạo của cáp, tại sao nhà sản xuất phải bố trí các lớp của cáp?.
- Các lỗi có thể gây hiện tượng PD, cây nước…
- Tác dụng của các lớp vật liệu của bộ đầu cáp, các phụ kiện. Từ đó làm đúng
theo hướng dẫn của nhà sản xuất và hiểu rõ về tác dụng của các vật liệu, phụ kiện của
đầu cáp.

27

You might also like