You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÍ NGHIỆM
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC & THỰC PHẨM
HOÁ LÝ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 1 CÂN BẰNG LỎNG – LỎNG

Ngày thí nghiệm: 27/02/2024 ĐIỂM

Lớp: 22128CL1C (sáng thứ 3) Nhóm: 1

Tên: Nguyễn Ngọc Duy An MSSV: 22128001

Tên: Nguyễn Phạm Hoài Bảo MSSV: 22128004 CHỮ KÝ GVHD

Tên: Nguyễn Văn Hậu MSSV: 22128019

Tên: Bùi Thái Hiệp MSSV: 22128022

I. CHUẨN BỊ BÀI THÍ NGHIỆM


1. Mục tiêu thí nghiệm:

- Nắm được nguyên tắc của phương pháp đa nhiệt.


- Hiểu được khái niệm nhiệt độ hòa tan tới hạn.
- Khảo sát được độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế vào nhau (phenol – nước).
- Thiết lập được giản đồ pha “nhiệt độ - thành phần” của hệ.
- Nắm vững qui tắc đòn bẩy.

2. Quy trình tiến hành thí nghiệm:


Bảng 1: Hỗn hợp dung dịch phenol và nước

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Phenol
0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.7 3.0 3.3 3.6
(mL)

Nước
5.4 5.1 4.8 4.5 4.2 3.9 3.6 3.3 3.0 2.7 2.4
(mL)
Pha hỗn hợp Lắp nhiệt kế và Nhúng ống
Phenol – nước đũa khuấy như nghiệm vào cốc
theo các tỷ lệ hình và đun nóng dần

Ghi nhiệt độ lúc Hạ nhiệt độ từ từ Ghi nhiệt độ khi


hỗn hợp xuất (nhấc ống ra khỏi hỗn hợp bắt đầu
hiện vết vẩn đục cốc và khuấy) trong

§ Lưu ý:
- Nếu phenol đóng rắn thì nhúng lọ phenol vào cốc nước nóng 40 − 50°C, cho phenol
chảy ra và tuyệt đối không đun trực tiếp trên bếp. Các thể tích phenol và nước phải lấy
thật chính xác.
- Hai nhiệt độ bắt đầu trong và bắt đầu vẫn đục không được chênh lệch quá 0.5°C.
- Giữ nhiệt độ trong cốc nước không được quá 70°C, lắc mạnh ống nghiệm khi quan sát
hiện tượng.
- Không nhúng ống nghiệm lâu trong nước, nhiệt kế luôn được ngâm trong hỗn hợp.
- Thực hiện ba lần và lấy giá trị trung bình.
3. Thông số hóa lý:

Tên hợp MW Mp Bp Tỷ trọng


Cấu trúc Tính an toàn
chất (g/mol) (℃) (℃) (g/cm3)

Phenol lỏng nguy cơ


bỏng da, rửa thật
Phenol 94.11 40.5 181.7 1.07
nhiều nước nếu bị
dính vào da.

II. Kết quả thí nghiệm


1. Kết quả thô: Giá trị nhiệt độ lúc hệ chuyển sang đồng thể (từ đục sang trong) và ngược lại.

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Lần
Nhiệt 59 66 67 71 71 76 73 74 75 72 65
1
độ bắt
Lần
đầu 60 64 72 69 74 78 84 77 71 67 68
2
trong

(℃) Lần
61 67 70 74 76 73 77 73 74 70 68
3

Lần
Nhiệt 58.5 65.5 66.5 70.5 70.5 75.5 72.5 73.5 74.5 71.5 64.5
1
độ bắt
Lần
đầu 59.5 63.5 71.5 68.5 73.5 77.5 83.5 76.5 70.5 66.5 67.5
2
đục

(℃) Lần
60.5 66.5 69.5 73.5 75.5 72.5 76.5 72.5 73.5 69.5 67.5
3
2. Kết quả tính:
a) Nhiệt độ thay đổi trung bình sự hòa tan phenol trong nước:

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Nhiệt độ bắt
đầu trong
60 65.7 69.7 71.3 73.7 75.7 78 74.7 73.3 69.7 67
trung bình

(℃)

Nhiệt độ bắt
đầu đục
59.5 65.2 69.2 70.8 73.2 75.2 77.5 74.2 72.8 69.2 66.5
trung bình

(℃)

Nhiệt độ
trung bình 59.8 65.5 69.5 71.1 73.5 75.5 77.8 74.5 73.1 69.5 66.8
(℃)

b) Xử lý số liệu:
- Khối lượng dung dịch của phenol và nước:
𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 = 𝑑𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 × 𝑉𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 (𝑑𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 = 1.07 𝑔/𝑐𝑚3 )
𝑚𝑛ướ𝑐 = 𝑑𝑛ướ𝑐 × 𝑉𝑛ướ𝑐 (𝑑𝑛ướ𝑐 = 0.997 𝑔/𝑐𝑚3 )
- Thành phần khối lượng của Phenol - Nước:
𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 𝑑𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 × 𝑉𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙
%𝑚𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 = × 100 = × 100
𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑚𝑛ướ𝑐 𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑚𝑛ướ𝑐
𝑚𝑛ướ𝑐 𝑑𝑛ướ𝑐 × 𝑉𝑛ướ𝑐
%𝑚𝑛ướ𝑐 = × 100 = × 100
𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑚𝑛ướ𝑐 𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑚𝑛ướ𝑐
Hoặc: %𝑚𝑛ướ𝑐 = 100 − %𝑚𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙
Dựa vào bảng 1, ta thiết lập được bảng thành phần khối lượng 11 ống nghiệm chuẩn bị

Ống Phần trăm khối lượng phenol Phần trăm khối lượng nước
(%) (%)

1 10.7 89.3

2 15.9 84.1

3 21.1 78.9

4 26.3 73.7

5 31.5 68.5

6 36.6 63.4

7 41.7 58.3

8 46.8 53.2

9 51.8 48.2

10 56.7 43.3

11 61.7 38.3

c) Đồ thị miêu tả sự thay đổi về nhiệt độ tới hạn 𝑻𝑪 của hệ Phenol – Nước theo các
thành phần khối lượng khác nhau:

80 77.8
75.5
74.5
75 73.5 73.1
71.1
69.5 69.5
Nhiệt độ (℃)

70
66.8
65.5 y = -0.0189x2 + 1.5025x + 45.881
R² = 0.9695
65

59.8
60

55
0 10 20 30 40 50 60 70
Khối lượng Phenol trong hỗn hợp (%)
3. Tổng kết:
- Nhiệt độ tới hạn của sự hòa tan phenol trong nước: t = 77.8°C.
- Thành phần % tới hạn của phenol trong nước là 41.7% và thành phần % tới hạn của nước
trong phenol là 58.3%, tương ứng với ống số 7.
4. Nhận xét:
- Nhiệt độ mà hệ có sự chuyển từ trong sang đục (hoặc ngược lại) tăng dần khi phần trăm
khối lượng của phenol trong hỗn hợp tăng. Tuy nhiên, giá trị này ban đầu tăng nhanh nhưng
khi sắp đến điểm bão hòa phenol trong nước thì tốc độ này tăng chậm dần.
- Khi hỗn hợp bão hòa phenol (do nước – phenol tan lẫn vào nhau có giới hạn) thì nhiệt độ
mà hệ chuyển từ trong sang đục (hoặc ngược lại) giảm khi thành phần theo khối lượng của
phenol trong hỗn hợp tăng.
- Giá trị nhiệt độ ghi nhận được tăng – giảm không đồng đều theo đồ thị hàm parabol (tại
đỉnh của parabol tức là điểm hòa tan tới hạn thì thành phần của 2 pha bằng nhau).

III. Câu hỏi thảo luận


Câu 1: Tính số bậc tự do của hệ thống trong các vùng, nêu rõ ý nghĩa?
- Ta xét quá trình hòa tan tương hỗ của hệ phenol – nước, cho một lượng phenol vào nước,
khuấy trộn kĩ rồi để cân bằng thì hệ sẽ tách ra thành hai lớp:
• Lớp phenol bão hòa nước (phía dưới)
• Lớp nước bão hòa phenol (phía trên)
- Theo quy tắc pha Gibbs thì c = k – f + 1 = 2 – 2 + 1 = 1 (vì P = const)
- Như vậy ở mỗi nhiệt độ xác định, thành phần của hai pha là xác định, khi nhiệt độ thay đổi
thì thành phần hai pha cũng thay đổi theo.
➔ Ý nghĩa: Là trong vùng đồng thể chúng ta có thể thay đổi tự do 1 thông số (nhiệt độ hoặc thành
phần) bên ngoài mà không làm thay đổi số và bản chất các pha. Nếu thay đổi cả nhiệt độ và thành
phần cùng một lúc thì sẽ thay đổi số pha (f=1) thì phenol và nước sẽ hòa tan vào nhau.
Giản đồ “Nhiệt độ - Thành phần” (T-x) của phenol – nước
- Trong giản đồ này, đường cong aKb (đường cong hòa tan) chia giản đồ cân bằng pha thành
2 vùng: vùng bên ngoài đường cong hệ chỉ gồm 1 pha (hệ đồng thể) và vùng giới hạn bởi
đường cong và trục Ox gồm 2 pha lỏng nằm cân bằng với nhau gọi là hai dung dịch liên
hợp (hệ dị thể).
- Xét hệ Q1 gồm hai dung dịch liên hợp a1 và b1. K gọi là điểm hòa tan tới hạn, tại đó thành
phần 2 pha bằng nhau và bậc tự do được tính:
c = k – f = 2 – 2 – 0 = 0 (vì P = const, dT = 0 nên T = const)
- Xét quá trình đa nhiệt cho hệ Q1 khi tăng nhiệt độ từ T1 → T2 → T3, điểm biểu diễn của hệ
thay đổi theo Q1 → Q2 → Q3, điểm biểu diễn pha a: a1 → a2 → a3 và điểm biểu diễn pha b:
b1 → b2 → b3.
- Trong suốt quá trình đó, hệ có bậc tự do: c = k – f + 1 = 2 – 2 + 1 = 1, nghĩa là thành phần
mỗi pha là hàm theo nhiệt độ.
- Từ nhiệt độ T3, hệ a biến mất, từ đó hệ chỉ còn 1 pha và bậc tự do của hệ được tính lại:
c=k–f+1=2–1+1=2
- Sau đó, điểm hệ chạy vào vùng đồng thể, cả nhiệt độ và thành phần của dung dịch đều có
thể tùy ý thay đổi.
➔ Ý nghĩa: Cho biết vùng dị thể của hệ phenol – nước sẽ không thay đổi khi tự do thay đổi cả
thành phần và nhiệt độ.
Câu 2: Nêu các sai số có thể xảy ra trong quá trình thí nghiệm và cách khắc phục.
- Các sai số có thể xảy ra trong thí nghiệm là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Những
nguyên nhân dẫn đến các sai số đó là:
• Do cảm quan về độ đục - trong của hỗn hợp ở các lần thí nghiệm của người đọc bị sai
lệch.
• Do đặt mắt sai khi đọc nhiệt độ.
• Trong quá trình gia nhiệt, do nước bay hơi nên làm ảnh hưởng đến nồng độ khảo sát.
• Nhiệt độ gia nhiệt không ổn định ( mỗi lần đo đo ở nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ không
chênh lệch quá lớn).
• Do người thực hiện thí nghiệm thực hiện thao tác sai.
- Cách khắc phục:
• Có thể sử dụng bể điều nhiệt để thực hiện thí nghiệm, tránh nhiệt độ lúc đo không ổn
định.
• Tìm hiểu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm để tránh các
thao tác sai không cần thiết.
• Đưa ra tiêu chuẩn đục trong để người tiến hành thí nghiệm có độ cảm quan cao nhất,
từ đó đọc được nhiệt độ một cách chính xác nhất.
• Để mắt ngang tầm với vạch nhiệt kế để có thể đọc nhiệt độ một cách chính xác nhất.

You might also like