You are on page 1of 17

Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Ngày thực tập: Thứ ba – 20/12/2022

Thành viên:

Vũ Thị Hậu MSSV: 20140094

Bùi Lê Thu Hiền MSSV: 20140095

Mai Xuân Lộc MSSV: 20140119

Nguyễn Bùi Khương Duy MSSV: 20140247

Lê Thị Ngọc Thy MSSV: 20140183

Trần Thị Hương Trà MSSV: 20140188

Đỗ Thị Ngọc Trinh MSSV: 20140192

Võ Thị Kim Anh MSSV: 20140222

BÀI TƯỜNG TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ KHÍ

1. Nguyên tắc của phương pháp.

Sắc ký khí là phương pháp phổ biến dùng để phân tích đồng thời nhiều cấu tử trong hỗn
hợp nhờ khả năng tách của cột sắc ký. Phương pháp này phân tích các hợp chất dễ bay
hơi và bền nhiệt.

Cấu tạo sắc ký khí gồm:

• Hệ thống khí: khí mang (khí N2), khí nén, khí hydro.
• Bộ phận điều áp.
• Bộ phận lọc khí.
• Bộ chỉnh dòng.
• Buồng tiêm mẫu phải được gia nhiệt (mẫu được hóa hơi trước khi vào
cột).
• Lò cột.
• Cột sắc ký.

1
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

• Đầu dò FID.
• Hệ thống xử lý và lưu dữ liệu.

Sơ đồ khối của máy sắc ký khí

2. Hóa chất và thiết bị.


• GC-FID (Agilent 6890, hãng Agilent).
• Cột sắc ký mao quản HP-5, dài 30 m, ID 0.25 mm, bề dày pha tĩnh 0.25 µm.
• Khí mang N2 (99.999%), khí H2 (99.999%) và không khí nén đã được làm sạch
qua hệ thống bẫy.
• Kim tiêm sắc ký khí 10 µL (SGS).
• Dung môi methanol (tinh khiết phân tích, Sharlau).
• Hỗn hợp chuẩn 20 ppm của benzene, toluene, ethylbenzene, o-xylene trong
methanol.
• Chuẩn đơn 20 ppm của benzene, toluene, ethylbenzene, o-xylene trong methanol.
3. Thực hành.
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và bản chất chất phân tích lên khả năng lưu giữ.

Thí nghiệm này được thực hiện trên 2 chế độ khác nhau là đẳng nhiệt tại 60oC,
80oC và gradient nhiệt độ.

3.1.1. Chế độ đẳng nhiệt tại 60oC và 80oC.


3.1.1.1. Các điều kiện thực nghiệm.
• Thể tích tiêm: 1 𝜇𝐿
• Nhiệt độ injector: 280𝑜 𝐶
• Chế độ tiêm: Chia dòng, tỷ lệ 1:10
2
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

• Tốc độ dòng: 1 𝑚𝐿/𝑝ℎú𝑡


• Nhiệt độ detector: 280𝑜 𝐶
3.1.1.2. Kết quả phân tích:

Hình 1. Sắc ký đồ của hỗn hợp tại chu trình đẳng nhiệt 60C

Hình 2. Sắc ký đồ của hỗn hợp tại chu trình đẳng nhiệt 80C
3.1.1.3. Giải thích và nhận xét.
− Thứ tự rửa giải: benzene > toluene > ethylbenzene > o-xylene. Thứ tự rửa giải
phụ thuộc vào bản chất chất phân tích (độ phân cực) và nhiệt độ sôi. Pha tĩnh
chúng ta sử dụng hầu như không phân cực cho nên chất nào càng phân cực và
nhiệt độ sôi càng thấp thì tốc độ rửa giải càng nhanh.

3
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

− Độ phân cực: benzene < toluene < ethylbenzene, o-xylene


− Nhiệt độ sôi của các chất:
o benzene (80.1oC) < toluene (110.6oC) < ethylbenzene (136oC) < o-xylene
(144oC)
− Benzene có nhiệt độ sôi thấp nhất và không phân cực nên sẽ đi ra cột đầu tiên.
Kế đến là toluene, còn ethyl benzene và o-xylene có độ phân cực gần giống nhau
nên sẽ xét dựa trên nhiệt độ sôi -> o-xylene ra cột cuối cùng do có nhiệt độ sôi
cao nhất.
− Dựa trên hình 1 và hình 2, có 4 mũi tín hiệu. Các mũi tín hiệu nhọn và tách ra
khỏi nhau. Thứ tự các peak tín hiệu lần lượt là benzene, toluene, ethylbenzene,
o-xylene.
− Nhận xét: nhiệt độ sôi ảnh hưởng đáng kể đến các peak tín hiệu khi sử dụng 2
chu trình đẳng nhiệt ở 60oC và 80oC. Nhiệt độ sôi tăng, các chất phân tích ra khỏi
cột nhanh hơn. Về yếu tố độ phân cực có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến
sự lưu giữ chất phân tích.

Nhận xét 2 chu trình đẳng nhiệt ở 60C và 80C:

Theo ta thấy, cả 2 chu trình đẳng nhiệt ở 60C và 80C đều tách hỗn hợp các chất. Ở
chu trình đẳng nhiệt ở 80C, nhiệt độ tăng đã khiến toluene và ethylbenzene ra nhanh
hơn làm khoảng cách giữa peak thứ 2 và thứ 3 được rút ngắn → đẳng nhiệt ở 80C
(4.802 phút) cho ra thời gian rửa giải nhanh hơn ở 60C (8.097 phút).

3.1.2. Chương trình Gradient.


3.1.2.1. Nguyên tắc.
− Khảo sát thời gian lưu ở chương trình đẳng nhiệt giữ nhiệt độ không đổi để tách
các peak gần nhau (tăng thời gian hold time) và gia nhiệt nhanh để các chất lưu
giữ mạnh ra nhanh hơn (tăng tốc độ gia nhiệt rate hay tăng nhiệt độ Temperature).
3.1.2.2. Chương trình nhiệt 1.
− Nhiệt độ đầu ở 600C (giữ 3 phút) sau đó tăng lên 1400C với tốc dộ gia nhiệt
400C/phút (giữ 1 phút) và tăng lên 2000C với tốc độ gia nhiệt 500C/phút.

4
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

− Ta có sắc ký đồ sau:

# Time Area Height Width Area% Symmetry


1 3.26 38.1 22.1 0.0271 24.819 0.748
2 4.015 43.6 30.9 0.0225 28.449 0.824
3 4.821 27.2 23.1 0.0187 17.742 0.942
4 5.087 44.5 35.1 0.0205 28.990 0.938
− Nhận xét: Các peak nhọn và cường độ tín hiệu tốt. Có thời gian lưu đã được rút
gọn từ 8.087 phút ở chương trình đẳng nhiệt 600C còn 5.087 phút và chưa tối ưu
được thời gian lưu ở chất phân tích thứ 2 và 3, ở chất phân tích thứ 3,4 được tách
tốt và đã được tối ưu. Vì vậy ta tiếp tục xây dựng thêm 1 chương trình nhiệt tối
ưu hơn.
3.1.2.3. Chương trình nhiệt 2.
− Nhiệt độ đồ ở 600C (giữ 3 phút) sau đó tăng lên 1500C với tốc dộ gia nhiệt
500C/phút (giữ 1 phút) và tăng lên 2000C với tốc độ gia nhiệt 500C/phút.

5
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

− Ta có sắc ký đồ sau:

# Time Area Height Width Area% Symmetry


1 3.132 57.9 22.1 0.0437 24.902 0.448
2 3.879 65.1 32.1 0.0338 28.004 0.512
3 4.649 43 26.6 0.027 28.502 0.575
4 4.898 66.5 41.7 0.0266 28.592 0.649

− Nhận xét: Thời gian lưu đã được giảm từ 5.087 phút còn 4.898 phút, chiều cao
peak khá tương đồng với chương trình 1 phản ánh độ nhạy khá tốt còn diện tích
hơi bè hơn có thể do nồng độ tiêm vào có sự khác biệt giữa các lần tiêm. Đã rút
ngắn được thời gian lưu ở chất phân tích 2,3 và đồng thời nhiệt độ lúc gia nhiệt
đã đẩy hết chất phân tích thứ 4 ra khỏi cột với nhiệt độ ngắn hơn chương trình 1.
Vậy ta đã tìm được chương trình nhiệt tối ưu để tách hỗn hợp benzene, toluene,
ethylbenzene, xylene trong methanol.
3.1.2.4. Nhận xét chung.
− Từ chương trình nhiệt 1,2 ta đã tối ưu được thời gian tách và lưu giữ của chất
phân tích trong cột và qua việc tăng nhiệt độ thì thời gian lưu giữ sẽ giảm đi.
− Chương trình đẳng nhiệt ở 600C đã cho thấy được thời gian tách sơ bộ để có thể
xây dựng được chương trình Gradient nhiệt độ, rút ngắn được thời gian phân tích
6
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

các chất có trong 1 hỗn hợp nhiều chất với cường độ tín hiệu chính xác và tỉ lệ
giữa chiều cao và chiều rộng peak vẫn ổn định so với phương pháp đẳng nhiệt.
− Chương trình nhiệt xây dựng được có thể chưa quá tối ưu nhưng đã thoả mãn
được điều kiện tách các chất phân tích trong thời gian ngắn. Chu trình nhiệt đề
nghị để tách tách hỗn hợp benzene, toluene, ethylbenzene, xylene trong methanol
là nhiệt độ đồ ở 600C (giữ 3 phút) sau đó tăng lên 1500C với tốc dộ gia nhiệt
500C/phút (giữ 1 phút) và tăng lên 2000C với tốc độ gia nhiệt 500C/phút.
3.2. Định danh chất phân tích.
3.2.1. Nguyên tắc.
Sử dụng chương trình nhiệt thích hợp và thời gian lưu của từng chất phân tích
bằng dung dịch chuẩn đơn. Chọn 3 trong 4 dung dịch chuẩn đơn để định danh 4
mũi sắc ký của hỗn hợp.
3.2.2. Điều kiện thực nghiệm.
Tương tự các thí nghiệm trên.
Sử dụng chế độ gradient đã chọn.
3.2.3. Kết quả phân tích.

Sắc kí đồ của hỗn hợp 4 chất phân tích sử dụng chương trình gradient thích hợp

7
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Thời gian lưu


Đánh số thứ tự cho peak
(phút)
Peak số 1 3.252
Peak số 2 3.966
Peak số 3 4.703
Peak số 4 4.947

Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Benzene

Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Toluene


8
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Ethylbenzene

3.2.4. Kết luận và nhận xét:


− Kết luận:
Thời gian lưu trên sắc ký
Vị trí peak tương ứng trên
Tên chất đồ chuẩn đơn
sắc ký đồ chuẩn hỗn hợp
(phút)
Benzene 3.256 Peak số 1
Toluene 3.962 Peak số 2
Ethylbenzene 4.702 Peak số 3
o-xylene Peak số 4

− Nhận xét:

Ở đây chúng ta sử dụng cột sắc ký mao quản HP-5MS, có pha tĩnh là 5%
Diphenyl/ 95% Dimethylpolysiloxan kém phân cực, nên lưu giữ tốt các chất
không phân cực và ít phân cực.

Dựa vào giá trị Log P (hệ số tỷ lệ phân bố của hợp chất trong octanol và nước,
giá trị logP càng lớn chất càng kém phân cực) của các chất trong hỗn hợp, thứ tự
rửa giải lần lượt là:

Benzen (2.13) < toluene (2.73) < o-xylene (3.12); ethylbenzene (3.15)
9
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Do hệ số log P của hai chất o-xylene ethylbenzene gần bằng nhau nên ta cần dựa
vào yếu tố nhiệt sôi để xác định

Dựa vào nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp:

Benzene (80.1oC) < toluene (110.6oC) < ethylbenzene (136oC) < o-xylene
(144oC)

Do đó thứ tự rửa giải của 4 hợp chất lần lượt là:

Benzene < toluene < ethylbenzene < o-xylene → phù hợp với giá trị thực nghiệm.

Từ đó, có thể rút ra kết luận bằng việc xác định thời gian lưu của đơn chất tinh khiết và
so sánh với giá trị thời gian lưu đó với hỗn hợp ta có thể định danh được các chất trong
hỗn hợp các chất phân tích.

3.3. Ảnh hưởng của thao tác tiêm mẫu lên độ lặp lại - phương pháp nội chuẩn.
− Phương pháp này sử dụng chương trình nhiệt thứ 2.
− Số liệu thực nghiệm và sắc ký đồ xem tại bảng phụ lục.
3.3.1. Các điều kiện thực nghiệm.

Tương tự các thí nghiệm trên.

3.3.2. Tính toán – không có chất nội chuẩn.

Áp dụng với Benzene

Diện tích trung bình:

𝐴1 + 𝐴2 + 𝐴3 51.1 + 40.9 + 41.6


𝐴̅ = = = 44.533 …
3 3

Độ lệch chuẩn:

∑𝑛𝑖=1(𝐴𝑖 − 𝐴̅)2
𝑆=√
𝑛−1

(51.1 − 44.533 … )2 + (40.9 − 44.533 … )2 + (41.6 − 44.533 … )2


𝑆=√
3−1

𝑆 = 5.69766 …

10
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Độ lệch chuẩn tương đối:

𝑆 5.69766 …
𝑅𝑆𝐷% = ∗ 100 = ∗ 100 = 12.79%
𝐴̅ 44.533 …

Độ tin cậy (theo chuẩn Student với P = 0.95):

𝑆 5.69766 …
𝜀 = 𝑡0.95,𝑓=2 ∗ = 4.303 ∗ = 14
√𝑛 √3
𝜀 14
Độ chính xác: (1 − ̅ ) ∗ 100 = (1 − ) ∗ 100 = 68.89%
𝐴 45

Tính tương tự cho toluene, ehylbenzene, o-xylene.

Bảng kết quả tính toán được trình bày dưới đây:

Dung dịch chuẩn Diện tích


Giá trị trung bình 45
RSD% 12.79
Benzene
Độ tin cậy (P=0.95) ±14
Độ chính xác (%) 68.89
Giá trị trung bình 53
RSD% 12.82
Toluene
Độ tin cậy (P=0.95) ±17
Độ chính xác 68.15
Giá trị trung bình 34
RSD% 14.39
Ethylbenzene
Độ tin cậy (P=0.95) ±12
Độ chính xác 64.24
Giá trị trung bình 56
RSD% 15.06
o-Xylene
Độ tin cậy (P=0.95) ±21
Độ chính xác 62.58

3.3.3. Tính toán – sử dụng chất nội chuẩn.

Dùng Ethylbenzene là chất nội chuẩn.

Tỉ lệ diện tích của Benzene/Ethylbenzene:

𝐴𝐵𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,1 51.1
𝑎1 = = = 1.28
𝐴𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,1 40.0

11
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

𝐴𝐵𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,2 40.9
𝑎2 = = = 1.30
𝐴𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,2 31.4

𝐴𝐵𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,3 41.6
𝑎3 = = = 1.32
𝐴𝐸𝑡ℎ𝑦𝑙𝑏𝑒𝑛𝑧𝑒𝑛𝑒,3 31.5

Giá trị trung bình:

𝑎1 + 𝑎2 + 𝑎3 1.28 + 1.30 + 1.32


𝑎̅ = = = 1.30022 …
3 3

Độ lệch chuẩn:

∑𝑛𝑖=1(𝑎𝑖 − 𝑎̅)2
𝑆=√ = 0.02166 …
𝑛−1

Độ lệch chuẩn tương đối:

𝑆 0.02166 …
𝑅𝑆𝐷% = ∗ 100 = ∗ 100 = 1.67%
𝑎̅ 1.30022 …
Độ tin cậy (theo chuẩn Student, P=0.95):

𝑆 0.02166 …
𝜀 = 𝑡0.95,𝑓=2 ∗ = 4.303 ∗ = 0.054
√𝑛 √3
𝜀 0.054
Độ chính xác: (1 − ̅ ) ∗ 100 = (1 − ) ∗ 100 = 95.86%
𝑎 1.300

Tính tương tự cho tỷ lệ tín hiệu Toluene/Ethylbenzene, o-Xylene/Ethylbenzene.

Bảng tóm tắt kết quả tính toán:

Độ
Giá trị
RSD% Độ tin cậy chính
trung bình
xác
Benzene/Ethylbenzene 1.300 1.67 ±0.054 95.86
Toluene/Ethylbenzene 1.551 1.47 ±0.057 96.34
Diện tích
o-
1.631 0.65 ±0.026 98.39
Xylene/Ethylbenzene

3.3.4. Nhận xét.


− Khi sử dụng chất nội chuẩn, ta nhận thấy sai số giảm và độ chính xác tăng đáng
kể so với khi không dùng chất nội chuẩn.
12
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

− Chất nội chuẩn được thêm vào mẫu ngay từ đầu nên khi rút mẫu cho dù thể tích
mỗi lần rút có sự sai lệch (với thể tích rút mỗi lần là cố định) thì tỷ lệ chất phân
tích/chất nội chuẩn vẫn là hằng số, nhờ vậy ta có thể khắc phục sai số do thể tích
tiêm không đều nhau gây ra. Đây chính là ưu điểm của phương pháp nội chuẩn.
4. Phụ lục.

Hình 1. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ đẳng nhiệt 60oC

Hình 2. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ đẳng nhiệt 80oC

13
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Hình 3. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ chu trình nhiệt 1

Hình 4. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ chu trình nhiệt 2

14
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Hình 4.1. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ chu trình nhiệt 2-1

Hình 4.2. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ chu trình nhiệt 2-2

15
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Hình 4.3. Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn tại chế độ chu trình nhiệt 2-3

Hình 5. Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Benzene

16
Thực tập Hóa Phân tích 2 – 20HOH

Hình 6. Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Toluene

Hình 7. Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đơn Ethylbenzene

17

You might also like