You are on page 1of 20

VIỆN CHĂN NUÔI

PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ


***

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO TRÊN


ĐỆM LÓT SINH HỌC

Năm
Năm

Thành phố Hồ Chí Minh, 2018


I. Giới thiệu tổng quan

1. Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng: các hộ gia đình chăn nuôi heo thịt thương phẩm.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng cho chăn nuôi heo thịt.

3. Đặc điểm, đặc tính

- Diện tích chuồng ĐLSH: mật độ 2,4 m2/con. Trong đó 1,6 m2/con là nền chuồng
đệm lót sinh học và 0,8 m2/con là nền xi măng

- Trong chuồng nuôi heo gắn hệ thống phun sương và quạt gió

- Độ dày đệm lót ban đầu khoảng: 60 - 70 cm

- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót: Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 25 - 30% để đảm bảo
cho sự lên men tiêu hủy phân tốt

- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót : định kỳ xới tơi đệm lót ở độ sâu trong khoảng 15
- 30 cm

- Không phun xịt thuốc sát trùng lên đệm lót

- Áp dụng qui trình vắc xin, an toàn sinh học như phương thức chăn nuôi heo thông
thường.

4. Các yêu cầu của mô hình

- Các chất độn làm đệm lót có nguồn dồi dào, giá cả phải chăng

- Men vi sinh có nguồn gốc rõ ràng,uy tín để đảm bảo chất lượng

- Diện tích chuồng nuôi đảm bảo mật độ 2,4 m 2/con. Trong đó 1,6 m2/con là nền
chuồng đệm lót sinh học và 0,8 m2/con là nền xi măng

- Đảm bảo đúng quy trình làm và bảo dưỡng đệm lót sinh học

5. Tổng quan về mô hình trên thế giới, ở Việt Nam và tại TPHCM
- Ứng dụng vi sinh vật vào mục đích chăn nuôi nói chung và xử lý môi trường nói
riêng đã được các nước có nền công nghệ vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các
dạng sản phẩm vi sinh khác nhau. Các loại này được áp dụng cho từng công đoạn
chăn nuôi cũng như áp dụng cho toàn bộ quá trình chăn nuôi tùy thuộc vào đặc tính
của các chủng vi sinh vật cũng như mục đích sử dụng.

- Các chế phẩm vi sinh sử dụng để xử lý phân và chất thải động vật thường bao
gồm một tập hợp các vi sinh vật được chọn lọc rất nghiêm ngặt theo các tiêu chí về
đặc điểm sinh hóa học cụ thể. Một trong những tiêu chí quan trọng đó là giữa chúng
phải có được mối quan hệ cộng sinh và hỗ sinh để từ đó tạo ra sự cân bằng sinh thái
trong môi trường mà chúng tồn tại.

- Trên thế giới: Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng mới được áp dụng ở một số nước trong đó
có Việt Nam. Quy trình chung tương đồng ở các nước là sử dụng môi trường lên men
được làm từ các vật liệu có hàm lượng xenluloza cao để cho hệ vi sinh vật hoạt động
hiệu quả thông qua quá trình phân hủy chất hữu cơ. Thành phần, số lượng và chất
lượng các chủng vi sinh vật có sự khác biệt tùy thuộc vào từng nước, từng sản phẩm,
đối tượng vật nuôi. Trong chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được áp dụng ở
Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc... Ở các
nước này việc ứng dụng hệ vi sinh vật được chọn tạo hoặc sản phẩm tách chiết từ
chúng vào chăn nuôi cũng như xử lý chất thải đã mở ra tiềm năng rất lớn cho chăn
nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh thái và đảm bảo quyền động vật trong những năm tới.

- Ở Việt Nam chăn nuôi heo là một trong những ngành đã ứng dụng các công nghệ
tiên tiến trong chăn nuôi như thức ăn, giống, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng và xử lý
môi trường. Trong các công nghệ áp dụng cho chăn nuôi heo thì công nghệ vi sinh là
lĩnh vực phát triển nhanh và có tính ứng dụng cao. Trên cơ sở chế phẩm EM của Nhật
Bản do giáo sư Teruo Hagi, Tiến sĩ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển
công nghệ Việt - Nhật trực tiếp chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu gốc, các nghiên cứu mới, bổ sung sau này đã được thương
mại hóa thành các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật được chọn tạo đã
có mặt trên thị trường gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản xuất nội địa như EM,
BIO.EMS, S.EM01, EMIC, EMUNIV, EMC, VEM, EMINA, BIOMIX1, BIOMIX2,
MAX.250, ACTIVE CLEANER, BALASA No.1,...

- Các chế phẩm trên có hiệu quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động
lên chăn nuôi heo:

+ Giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp ở heo;

+ Tăng cường phân hủy phân, nước tiểu thành phân vi sinh hữu cơ;

+ Tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn;

+ Góp phần tăng sức đề kháng đối với bệnh dịch ở heo;

+ Giảm lao động và chi phí nước, điện, thức ăn;

+ Góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi;

+ Góp phần gia tăng quyền vật nuôi;

+ Bảo vệ môi trường.

Trong các chế phẩm nêu trên có mặt trên thị trường Việt Nam và được người chăn
nuôi sử dụng thì 2 chế phẩm sau đây được áp dụng nhiều vào làm đệm lót trong
chuồng nuôi heo:

- ACTIVE CLEANER là chế phẩm của Công ty Future Biotech - Đài Loan;

- BALASA No.1 là chế phẩm do cơ sở Minh Tuấn sản xuất, do TS. Nguyễn Khắc
Tuấn và TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê ở địa chỉ số 15 đường F, Tổ dân phố Thành Trung,
thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội sản xuất. Đây là kết quả nghiên cứu, thử nghiệm
lâu dài từ trước năm 2002 và trong giai đoạn 2007 - 2012 của các tác giả từ Đề tài
nghiên cứu "Nghiên cứu sản xuất chế phẩm BALASA No.1 để tạo đệm lót sinh thái
trong chăn nuôi".

- Việc làm giảm mùi hôi, giảm ô nhiễm là do nồng độ các khí H 2S, CO2 và NH3 ở
chuồng nuôi heo trên đệm lót sinh học thấp, nguyên nhân là nhờ sự khử các chất khí
trong đệm lót lên men và sự tác động của nhiều nhân tố. Cụ thể là:

- Sự hấp phụ của bản thân đệm lót sinh học: năng lực hấp phụ rất mạnh, có thể hấp
phụ thành phần khí thối ở mức cao nhất, đặc biệt là đệm lót được làm từ nguyên liệu
là mùn cưa vừa có độ cứng nhưng lại có độ xốp lớn. Trong quá trình hấp phụ, nước
và khí NH3 trong phân, nước tiểu bị phân tán trong đệm lót sinh học làm giảm một
phần mùi hôi.

- Tác dụng khử mùi hôi và khí độc quan trọng nhất là do vi sinh vật, đệm lót được
coi như một thùng lên men lớn. Sự lên men do một tập hợp của một số lượng các vi
sinh vật cực lớn, được cấy vào lúc đầu và sau đó được duy trì và ổn định tạo lập nên
một hệ thống cân bằng sinh thái vi sinh vật ổn định. Hệ thống này phát huy năng lực
lên men mạnh để tiêu hủy phân đồng thời có tác dụng khử thối, khử khuẩn do các sản
phẩm trao đổi chất của chúng như axit hữu cơ (trung hòa và cố định NH 3), rượu
(trung hòa mùi lạ và diệt virút), các enzim, các chất loại kháng sinh, vi sinh vật có ích
thực hiện sự giảm mùi theo hai cách. đó là:

- Ức chế và khử vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong đệm lót: Với một số lượng
tế bào rất lớn các chủng loại vi sinh vật khác nhau đã tạo ra sự áp đảo và tiêu diệt các
loại vi khuẩn lên men gây thối trong phân. Các vi sinh vật có ích bằng sự cạnh tranh
các chất dinh dưỡng, bằng việc sản sinh ra các các chất gây ức chế như các axit hữu
cơ, rượu ethylic, ester, H2O2, bacterioxin (chất có hoạt tính kháng sinh). Axit hữu cơ
có thể trung hòa hấp phụ NH3. Trong thành phần của tổ hợp vi sinh vật được đưa vào
đệm lót có những chủng có thể sử dụng các khí độc làm nguồn dinh dưỡng cho sự
sinh trưởng phát triển của mình, do đó mà góp phần làm giảm nhanh khí độc trong
đệm lót (phân mới thải ra đã có nhiều khí thối độc do sự lên men của các vi khuẩn
thối rữa trong ruột già động vật). Ví dụ: các chủng nấm men được chọn lọc có thể sử
dụng NH3 cho sinh tổng hợp thành protein của tế bào hay vi khuẩn quang hợp có màu
lục có thể sử dụng cơ chất là H 2S trong quá trình đồng hóa CO2 để tạo ra các hợp chất
hữu cơ cần cho tế bào, điều đó cũng để giải thích vì sao dùng dịch lên men của chế
phẩm vi sinh để phun vào nơi có mùi hôi thì chỉ sau một thời gian ngắn đã giảm mùi
rõ rệt.

- Sự lên men oxi hóa của VSV để phân giải phân thành các chất không có mùi: đó
là sự oxi hóa triệt để các chất dinh dưỡng trong phân để thu năng lượng và tạo ra CO 2
và nước.

- Sự tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh là do các sản phẩm của trao đổi chất, ở đệm
lót khi lên men mạnh, CO2 sinh ra đọng lại giữa tầng đệm lót gây ức chế một số vi
khuẩn có hại trong quá trình lên men. Trong quá trình lên men các vi sinh vật có ích
đã làm hình thành các axit hữu cơ làm tăng độ axit của môi trường, sự hình thành các
chất kháng sinh của Treptococcus lactis, sự hình thành H2O2 … đã tiêu diệt hầu như
toàn bộ vi khuẩn có hại, đây cũng là cơ chế của lên men diệt các vi khuẩn có hại, mà
chỉ có thông qua sự lên men này mới có thể diệt được các nha bào của các vi khuẩn
gây bệnh khó bị tiêu diệt.

- Sự tiêu diệt các virus không mấy khó khăn do chúng là loại kí sinh dễ bị các tác
nhân vật lý hóa học tiêu diệt, nên ở môi trường ẩm, nóng có axit thì chỉ sau mấy ngày
có thể bị diệt. Do virus tách ra khỏi cơ thể có trong đệm lót chúng ở dạng bất hoạt
hoặc độc lực giảm nếu ở điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao, độ pH 5 hoặc trên 9
thường dễ bị tiêu diệt sau vài ngày. VSV có hại không tồn tại ở thể nha bào mà
thường ở thể dinh dưỡng, gặp môi trường không thuận lợi thường bị ức chế sau đó bị
các nhân tố kháng khuẩn của VSV có ích tiêu diệt. Trong đệm lót, tuy thực tế không
thể tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh tuy nhiên chúng nằm trong phạm vi hoàn toàn
có thể kiểm soát, vô hại với động vật nuôi, chúng ở trạng thái bị ức chế hoặc bất hoạt
nên chúng ít có khả năng gây bệnh mà nếu mắc bệnh thì thường không bị nặng, trái
lại chúng còn có tác dụng gây miễn dịch không đặc hiệu từ vi khuẩn gây bệnh đã
giảm hoạt lực nếu heo có ăn đệm lót hoặc gây miễn dịch cho con vật do các vi rut bị
suy yếu làm giảm độc lực (tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả).

- Trên cơ sở báo cáo sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh/thành và cơ sở


chăn nuôi áp dụng, ứng dụng quy trình trong chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đã
mang lại một số lợi ích sau:

Trước hết đó là chuồng thiết kế đơn giản với sự đầu tư thấp; xử lý đệm lót
nhanh với sự đầu tư ban đầu ít, không phức tạp nhưng lại có giá trị sử dụng cao, lâu
dài. Một đê ̣m lót nền chuồng được xử lý tốt có thể sử dụng tới 3 năm. Đê ̣m lót sau đó
có thể sử dụng làm phân bón có chất lượng cao cho cây trồng.

 Giảm ô nhiễm môi trường: Phân hủy hết phân, giảm mùi hôi thối, giảm khí
độc trong chuồng nuôi, tạo môi trường sống tốt cho gia súc, cải thiện môi trường
sống cho người lao động. Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông
đúc.
 Kích thích con vật sống theo bản năng nguyên thủy: đi lại, đào bới đệm lót để
tìm kiếm các thứ có thể ăn được. Điều đó tạo điều kiện cho con vật rèn luyện thể
chất, tăng được năng lực tiêu hóa, cải thiện ngoại hình, tăng sức đề kháng giảm mắc
bệnh.

 Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột và hô hấp

 Tăng chất lượng thịt: tỷ lệ nạc cao, giảm tồn dư kháng sinh.

 Tăng hiệu quả kinh tế: tỷ lệ chết thấp, giảm lượng nước sử dụng cho chăn
nuôi, giảm công lao động 60% để làm vệ sinh chuồng trại. Giảm công và chi phí
thuốc thú y trong việc chữa trị bệnh. Giảm chi phí thức ăn khoảng 10%. Tuy nhiên,
ngoài những ưu điểm đã được phân tích ở trên viê ̣c sử dụng đê ̣m lót sinh học trong
chăn nuôi heo cũng đã phát sinh những mă ̣t hạn chế như sau:

 Hạn chế trong viê ̣c vệ sinh tiêu độc, khử trùng và phòng bệnh cho heo do men
sẽ bị tiêu diệt làm đệm lót mất tác dụng khi sử dụng hóa chất, vôi và ngay cả kháng
sinh sau khi điều trị vật nuôi thải ra.

 Do nhiệt độ cao trong chuồng nên vật nuôi thường phải hoạt động nhiều (ủi
tìm chỗ mát để nằm vừa tạo điều kiện xới trộn đệm lót) làm tiêu hao nhiều năng
lượng;

 Với điều kiện mực nước ngầm cao, kết hợp triều cường, nếu lớp đệm lót làm
âm xuống dưới mặt đất từ 40 - 60cm, chắc chắn nước sẽ tràn vào gây chết men và
đệm lót sẽ không sử dụng được và là nguồn gây ô nhiểm mạch nước ngầm do phân
và nước tiểu chứa nhiều nitơ.

Theo một số nghiên cứu, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo làm giảm tỷ
lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột và hô hấp từ 50 - 70 %, giảm tỷ lệ tiêu chảy,
hô hấp ở heo tương ứng 18% và 20,8% (Nguyễn Thị Hồng Nhàn, 2015). Giảm tỷ lệ
tái phát bệnh tiêu chảy 28,6% (Đỗ Quang Đại, 2011). Chăn nuôi heo trên đệm lót
sinh học góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường: Giảm 100% lượng nước thải,
không có chất thải gồm phân, nước tiểu, nước tắm heo và nước rửa chuồng thải trực
tiếp ra môi trường và giảm mùi hôi thối, giảm khí độc thải ra trong chuồng nuôi
(giảm khí H2S, CO2 2,2 lần và NH3 6,38 lần) (Đậu Văn Hải và cs, 2017a). Khối lượng
heo xuất chuồng sau 150 ngày nuôi (từ sau cai sữa) đạt 112 kg, Khả năng tăng trọng
của heo tương đương so với phương thức nuôi truyền thống (648,22 so với
642,35g/ngày) (Đậu Văn Hải và cs, 2017b).

Theo kết quả thử nghiê ̣m tại mô ̣t số tỉnh trong cả nước thì việc sử dụng đệm lót sinh
học nuôi heo thịt chỉ thích hợp (heo phát triển tốt) từ giai đoạn cai sữa đến 50 kg,
chưa thích hợp cho heo giai đoạn trên 50 kg-xuất chuồng do đê ̣m lót sinh học sinh
nhiê ̣t, tạo nhiê ̣t đô ̣ trên bề mă ̣t của đê ̣m lót và nhiê ̣t đô ̣ trong chuồng nuôi tăng cao đã
gây stress nhiê ̣t cho heo làm cho heo giảm ăn, giảm sức đề kháng, gây ra bê ̣nh tâ ̣t.

Thách thức đặt ra là làm sao nuôi được heo thịt từ cai sữa đến xuất chuồng mới giải
quyết triệt để chất thải thải ra môi trường và đảm bảo giảm ô nhiễm môi trường và
nâng cao hiê ̣u quả kinh tế cho người nuôi heo.

Ở TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông Thành phố đã và đang áp dụng kỹ
thuật nuôi heo thịt từ sau cai sữa (khoảng 20 kg) đến xuất chuồng trên ĐLSH ở một
số huyện của Thành phố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nhiệm vụ của Trung tâm chỉ
theo dõi, đánh giá tăng trưởng và ước tính chi phí chăn nuôi, chưa đánh giá tác động
đến môi trường. Với kỹ thuật mới trong nhiệm vụ này thì heo có thể nuôi được trên
ĐLSH từ cai sữa (khoảng 28 ngày tuổi) cho đến xuất chuồng khoảng 100kg vẫn đảm
bảo hiệu quả kinh tế và không xả chất thải ra môi trường, đánh giá được tác động đến
môi trường (mùi hôi, hàm lượng các chất khí thải ra môi trường) từ chăn nuôi heo
thông qua các chỉ tiêu đánh giá chi tiết và có so sánh với đối chứng về tăng trọng, tiêu
tốn thức ăn, chi phí điện, nước, tỷ lệ bệnh, khí độc chuồng nuôi.

Mô hình chăn nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học là một phương thức chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học nâng cao giá trị sản phẩm có thể giải quyết những mối lo ngại
trên nhưng vẫn mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là phương thức chăn nuôi phù hợp
với phương hướng phát triển chăn nuôi và nhu cầu của thị trường trong hiện tại và
tương lai.

6. Nguồn gốc, xuất xứ của mô hình (từ đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, đề án
được ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ; tự nghiên cứu bằng kinh phí tự có, nguồn
khác, ….).

- Nhiệm vụ “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học” được bắt
nguồn từ nhu cầu thực tế của ngành chăn nuôi heo theo hướng ứng dụng công nghệ vi
sinh xử lí môi trường trong chăn nuôi thân thiện với môi trường hiện nay và sự chỉ
đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền địa phương theo quyết định số 1159/QĐ-
UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã
ban hành về kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quy trình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được Cục Chăn nuôi ký quyết
định số 263/QĐ-CN-MTCN ngày 9/10/2013 công nhận tiến bộ kỹ thuật. Đã có nhiều
nhiệm vụ được triển khai thành công như: Nhiệm vụ “Chuyển giao kiến thức về tiến
bộ kỹ thuật: Chăn nuôi trên đệm lót sinh học cho nông hộ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã
Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Nhiệm vụ “Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường bằng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi nông hộ năm 2014 - 2015"
của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và nhiệm vụ “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng
mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh triển khai. Và tại tỉnh Đồng Nai có nhiệm
vụ “Ứng dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo trên địa
bàn huyện Thống Nhất” do Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ chủ trì thực hiện đã được
Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai cũng như người dân đánh giá cao.

II. Quy trình kỹ thuật

2.1.  Chọn giống (áp dụng chung cho các giống)

- Heo lai F1 (giữa heo đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc
cao hơn heo nội thuần.

- Heo lai 2 máu ngoại, heo lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn
nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với
giống heo ngoại nguyên chùng nuôi thịt).

-  Heo lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống heo Landrace và giống heo
Yorkshire.

- Heo lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa heo nái F1 (Landrace x Yorkshire)
phối với đực heo Duroc. Heo lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 - 0,3 kg thức ăn/kg tăng
khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 - 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 - 2% so với nuôi
heo thuần chủng.

-  Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những heo con:

+ Khỏe mạnh, không có khuyết tật, lông da mịn màng, hồng hào.

+ Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4
chân khỏe).

2.2. Nhập heo

- Heo nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất
nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua heo mới
từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.

- Khi heo về đến trại, phải chuyển heo xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi
thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của heo trong quá trình
nuôi thích nghi.

- Sau khi nhập heo phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn heo, quan tâm đến một
số bệnh như; tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn.

- Cử người thường trực để kịp thời cách ly heo bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị
những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.

Đưa heo vào chuồng:

- Trước khi thả có thể nhặt phân heo từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên
đệm lót để không tạo cho heo có thói quen thải phân một chỗ.

- Tập cho heo đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu 

2.3  Về chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

- Chuồng trại phải thông thoáng, mát, cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu sau:

- Diện tích chuồng: đảm bảo mật độ 2,4 m2/con. Trong đó 1,6 m2/con là nền chuồng
đệm lót sinh học và 0,8 m2/con là nền xi măng. Mỗi ô chuồng nuôi khoảng 20 con
(Heo lớn là 1,5 - 1,8 m2 đệm lót/con, heo choai là 1,3 - 1,5 m 2 đệm lót/con, heo nhỏ là
1 - 1,2 m2 đệm lót/1 con. Qua nghiên cứu nhận thấy với mật độ như trên sẽ đảm bảo
sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót. Diện tích chuồng nuôi
bằng 3/2 diện tích đệm lót).

 Nếu chuồng đã xây dựng trước: cắt bỏ 2/3 diện tích xi măng và đào sâu 70cm,
phần còn lại 1/3 giữ nguyên.

 Nếu chuồng đã xây dựng mà không đào sâu được đục lổ nền chuồng 30cm 1 lổ
sau đó xây tráng xi măng 1/3 diện tích chuồng, 2/3 diện tích còn lại làm đệm
lót.

 Chiều cao từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 - 3,5 m (Nên làm
chuồng 2 mái cho thoáng).

 Tường song sắt, chân tường bao xung quanh cao từ 30 - 40cm, hay xi măng có
khe hở cho thông thoáng, phía ngoài có bạt kéo nhằm che chắn khi mưa, khi
nắng nóng kéo bạt lên cho thoáng .

 Trong chuồng nuôi heo gắn hệ thống phun sương và quạt gió, đồng thời có thể
gắn thêm hệ thống phun sương trên mái. Chú ý lắp đặt quạt thổi cùng hướng
gió tự nhiên và các quạt cùng thổi theo 1 hướng và hệ thống phun mù (phun
sương) với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng (khoảng cách giữa các
béc 70 cm). Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối diện nhau để
giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men.

 Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót tối thiểu 20 cm để tránh chất độn rơi vào
thức ăn.

 Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho heo; 1 vòi cho 10 heo, độ cao của
núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của heo thịt.

 Vòi nước uống đặt ở phía phần xi măng, nền tráng nghiêng cho nước chảy ra
ngoài đảm bảo không ướt đệm.

- Độ dày đệm lót ban đầu khoảng: 60 - 70 cm. Sau thời gian chăn nuôi heo, tùy theo
mức độ sụt giảm của đệm lót, nên bổ sung thêm đệm lót để đảm bảo đệm lót hoạt
động tốt.
- Nhiệt độ biến động thích hợp cho heo thịt là 24 - 300C, Mức chênh lệch nhiệt độ
trong ngày tại gian chuồng heo thịt không quá 5 đến 6 độ. Nhiệt độ trên 300C phải xử
lí giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi bằng cách mở hệ thống phun sương và quạt gió.

- Ẩm độ thích hợp nhất cho heo dao động từ 50 - 80%. Nếu độ ẩm thấp hơn 50%
hay cao hơn 80% sẽ ảnh hưởng tới heo.

- Tốc độ gió: Heo con 4 - 12 tuần 0,4 - 1.4 m/s, Heo 13 - 18 tuần tuổi 1,5 - 2,4 m/s,
Heo từ 19 - 25 tuần 2,0 - 2,8 m/s.

2.4. Chế độ chăm sóc (áp dụng chung cho các vùng và giống heo)

2.4.1 Quy trình kiểm tra đàn heo buổi sáng:


- Quan sát toàn bộ chuồng nuôi heo;
- Kiểm tra và tắt điện;
- Kiểm tra sơ bộ sức khỏe đàn heo: Mắt, mũi, thở, phân, da, đi lại, nhiệt độ v.v
Nếu thấy heo chết phải đưa về nơi quy định để xử lý;
- Kiểm tra hệ thống máng ăn máng uống có bị gãy, hư hỏng;
- Kiểm tra thức ăn và vật dụng chăn nuôi;
- Kiểm tra tình hình chuột và động vật hoang dã khác;
- Thay nước sát trùng ở cửa ra vào chuồng;
- Cần thường xuyên quan sát phân:
o Phân phải được vùi lấp tốt do sự vận động của heo. Nếu phát hiện thấy
phân nhiều ở một chỗ cần phải giúp vùi lấp. Nếu lượng phân quá nhiều,
không được phân giải hết thì nên san đều ra trong chuồng nuôi.
o Nếu cá biệt có heo bị bệnh ỉa chảy nặng thì cần cách ly, phân heo bệnh cần
xúc ra khỏi đệm lót và xử lý bằng vôi bột; chỗ thải phân cần rắc vôi hoặc
phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30 cm.

- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót:

o Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 25 - 30% để đảm bảo cho sự lên men tiêu
hủy phân tốt và heo cũng cảm thấy không khó chịu khi sống ở độ ẩm này.

o Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.
o Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống chảy ra
làm ướt đệm lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung đệm lót khô.

- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót:

o Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy địh nkì phải chú ý
xới tơi đệm lót ở độ sâu trong khoảng 15 - 30 cm, đặc biệt ở chỗ đệm lót có
hiện tượng kết tảng. Qui trình xới đệm lót sinh học như sau:

 Đối với heo 13 - 40 kg: 1lần/tuần;

 Đối với heo 41 - 75 kg: 2lần/tuần;

 Đối với heo trên 75 kg: 3lần/tuần.

o Khi kết thúc lứa nuôi hoặc trong quá trình chăn nuôi lớp đệm lót sinh học bị
sụt giảm phải bổ sung đệm lót. Phương pháp thực hiện như cách làm đệm lót
sinh học ba đầu.

o Khi heo trên 50 kg cần lưu ý đến nhiê ̣t đô ̣ chuồng nuôi và nhiê ̣t đô ̣ bề mă ̣t
đê ̣m lót. Nhiệt độ chuồng nuôi trên 30OC, thì sử dụng hệ thống làm mát để
làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

Toàn bộ kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ theo dõi đầu con hàng ngày.
Trong trường hợp có vấn đề nghiêm trọng như heo chết, có nhiều heo bị bệnh,
chuồng trại hư hỏng nặng thì phải báo cáo quản lý trại hoặc xử lý ngay.

2.4.2.Vệ sinh thú y

- Hằng ngày, vệ sinh máng ăn, máng uống;

- Tẩy giun sán cho heo khi 18 - 22 kg;

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định

Quy trình chích vaccin

* Vaccin:
+ Đối với vaccin nhũ dầu cần đưa ra khỏi nơi bảo quản trước 1 giờ mới được
chích.

+ Vaccin sống khi nào chích mới pha và phải được bảo quản đúng theo qui
định (trong thùng có đá).

+ Cần kiểm tra kỹ về hạn sử dụng, màu sắc, trạng thái của Vaccin trước khi sử
dụng.

* Vị trí và cách chích: Cơ delta sau tai

* Điều kiện

- Chỉ chích vaccin khi heo khỏe mạnh.

- Trước khi chích phải chích thử một vài con để kiểm tra phản ứng, nếu sau 15
phút thấy phản ứng của heo bình thường mới chích tiếp.

- Không chích quá 2 mũi vaccin/lần.

- Mũi chích vaccine trước các mũi chích sau ít nhất là 1 tuần.

* Chương trình vaccine:

Bảng 1. Lịch tiêm phòng cho heo con và heo thịt

Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)


Tiêm sắt lần 1 2-3
Tiêm sắt lần 2 10 - 13
Vắc-xin dịch tả heo lần 1 20
Vắc-xin  dịch tả heo lần 2 45
Vắc-xin  phó thương hàn lần 1 20
Vắc-xin  phó thương hàn lần 2 28 - 34
Vắc-xin  Phù đầu heo con 28 - 35
Vắc-xin  Tụ – Dấu 60

2.5.  Chế độ nuôi dưỡng heo thịt qua các giai đoạn

- Mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hợp lý;

- Chế độ ăn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển;


- Có thể cho heo ăn tự do hoặc theo bữa;

- Đối với heo nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, heo lớn hơn cho ăn 2
bữa/ngày;

- Heo được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động;

- Cho heo ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn heo;

- Cách tính lượng thức ăn cho một heo thịt/ngày:

Thành phần giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần và mức ăn của heo thịt được
trình bày trong bảng 2 và bảng 3 dưới đây:
Bảng 2. Mật độ giá trị các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho heo thịt

Giai đoạn 20 - 50 kg 50 - 80 kg 80 - 110 kg


Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3260 3260 3260
Protein thô (%) 18 16 13.5
Lysine (%) 0,95 0,75 0,60
Methionine + Cys (%) 0,54 0,44 0,34
Threonine (%) 0,61 0,51 0,41
Tryptophan (%) 0,17 0,14 0,11
Ca (%) 0,9 0,9 0,9
P dễ tiêu (%) 0,4 0,4 0,4
Bảng 3. Chế độ ăn và mức ăn hàng ngày của heo thịt ở từng giai đoạn nuôi dưỡng

Giai đoạn 20 - 50 kg 50 - 80 kg 80 -110 kg


Lượng thức ăn (kg/ngày) 1,6 2,6 3,07
Năng lượng trao đổi (Kcal/ngày) 5216 8476 10008
Protein thô (g/ngày) 288 416 414,45
Axit amin tiêu hóa (g/ngày)
Lysine 1,52 1,95 1,84
Methionine + Cys 0,86 1,14 1,04
Threonine 0,98 1,33 1,26
Tryptophan 0,27 0,36 0,34
Ca 1,44 2,34 2,76
P dễ tiêu 0,64 1,04 1,23
Tuy nhiên để chăn nuôi heo thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng cho heo ăn hạn
chế từ ngoài 80 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 -
20% so với mức ăn tự do ở trên.

III. Đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng công nghệ của mô hình

Heo nuôi trên đệm lót sinh học có thịt săn chắc, tỷ lệ nạc cao, màu sắc rất hợp với thị
hiếu người tiêu dùng Việt Nam và rất được ưa chuộng hiện nay.

- Công nghệ áp dụng trong mô hình đem đến lợi thế nào so với sản xuất truyền
thống?

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi trên ĐLSH đơn giản dễ thực hiện, chi phí không cao, rất
thích hợp cho các mô hình chăn nuôi nhỏ.

Áp dụng quy trình này heo phát triển tốt, giảm được chi phí thức ăn, công lao động
và chi phí thuốc thú y, không xả thải ra môi trường, giảm rõ rệt mùi hôi do đó góp
phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

IV. Những thuận lợi, khó khăn và lưu ý khi triển khai mô hình

Điều kiện thời tiết ở miền Nam nóng ẩm nên kết hợp đệm lót sinh học với hệ
thống phun sương, quạt làm mát.

Mô hình chủ yếu cải thiện từ chuồng truyền thống (nền xi măng) để làm nền
đệm lót nên chú ý vách chuồng cần đục lỗ cho thoáng, mái chuồng cần nâng cao nếu
làm đệm nổi (lớp đệm trên nền chuồng cũ). Nếu làm đệm âm (lớp đệm dười nền
chuồng cũ) cần lưu ý mực nước ngầm có thể ngấm vào làm hư đệm.

V. Hiệu quả đầu tư mô hình (ước tính)

1. Hiệu quả về kinh tế

Tăng thu nhập cho người tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ chi phí chăn
nuôi/kg tăng trọng ở lô ĐLSH thấp hơn so với lô chuồng xi măng (6,26 %).

2. Hiệu quả về xã hội

- Nâng cao ý thức người chăn nuôi bảo vệ môi trường, nâng cao kiến thức về chăn
nuôi heo thực hành quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu
quả cao.
- Tạo công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương.

3. Hiệu quả về môi trường

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường:
giảm mùi hôi thối, giảm khí độc thải ra trong chuồng nuôi (giảm khí H2S, CO2 2,2 lần
và NH3 6,38 lần). Giảm 100% lượng nước thải, không có chất thải gồm phân, nước
tiểu, nước tắm heo và nước rửa chuồng thải trực tiếp ra môi trường.

VI. Khả năng nhân rộng

Sau thời gian một số mô hình triển khai thực hiện đã cho thấy hiệu quả trực
tiếp về mặt kinh tế xã hội và môi rường. Do đó hộ chăn nuôi tham gia mô hình trong
dự án sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được chuyển giao. Ngoài ra các
mô hình trình diễn đã có tác động tốt đến các hộ chăn nuôi lân cận, họ được cán bộ
kỹ thuật của Phân viện cũng như hộ mô hình hướng dẫn quy trình kỹ thuật nên họ đã
áp dụng kỹ thuật này thành công trong chăn nuôi heo. Điều này chứng tỏ, mô hình
trình diễn đã có hiệu ứng tốt lan tỏa đến các hộ chăn nuôi khác. Đây chính là hiệu quả
nhân rộng mô hình ngay trong quá trình thực hiện dự án.

Từ các kết quả đạt được của dự án, với sự hỗ trợ tuyên truyền của phòng
Phòng Nông nghiệp Huyện, UBND xã có thể khẳng định khả năng duy trì và nhân
rộng kết quả của dự án là một thực tế chắc chắn trong thời gian tới.

VI. Địa chỉ chuyển giao, tư vấn

1. Địa chỉ tham quan mô hình

Dự án được triển khai trên 3 trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện Thống Nhất - tỉnh
Đồng Nai:

- Trang trại ông Trần Tuấn Anh : Tây Kim, Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai.

- Trang trại ông Lê Đình Duy Tuấn: Tây Kim, Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai.

- Trang trại ông Đinh Quốc Toản: Gia Yên, Gia Tân 3, Thống Nhất, Đồng Nai.

2. Địa chỉ cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ: Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương
3. Địa chỉ chuyển giao, tư vấn

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ: Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương
VII. Hình ảnh minh họa (nếu có)

Xây dựng chuồng và lắp đặt hệ thồng phun sương, quạt

Chẩu bị cám bắp Pha trộn men vi sinh với cám bắp
Hỗn hợp men ủ Chuẩn bị trấu và mùn cưa

Lấy hỗn hợp dịch men ủ Tưới hỗn hợp dịch men lên trấu, mùn cưa

Tủ bạt kín Thả heo


Heo giai đoạn sau cai sữa (40-50 ngày tuổi) xới đệm lót

Heo giai đoạn 70 - 80 kg Xuất chuồng 100 -120kg

You might also like