You are on page 1of 5

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong

5 năm 1991 - 1995 được nêu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ
XI?
A: Cả 3 phương án
B: Tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế
C: Tăng cường công tác xây dựng và quản lý đô thị
D: Ổn định và phát triển kinh tế
Câu 2: Thành ủy Hà Nội đã ban hành chương trình gì về "Phát triển khoa
học - công nghệ và Giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006-2010"?
A: Chương trình số 09-CTr/TU
B: Chương trình số 12-CTr/TU
C: Chương trình số 14-CTr/TU
D: Chương trình số 10-CTr/TU
Câu 3: Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ V, Đại hội đã nêu một
trong những nhiệm vụ của Thủ đô trong gian đoạn 1971-1973 là?
A: Nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
B: Trước mặt phải ra sức thực hiện chiến lược Đại đoàn kết dân tộc
C: Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước
D: Tăng cường sức chiến đấu để bảo vệ vững chắc Thủ đô, đánh bại mọi âm mưu,
thủ đoạn chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Câu 4: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến
như thế nào?
A: Đẩy mạnh việc làm hầm trú ẩn, tổ chức phòng không nhân dân. Hệ thống thông
báo, báo động được gấp rút cải tạo, xây dựng
B: Việc đảm bảo điện, nước được đặc biệt quan tâm, chuẩn bị mọi phương án, dự
phòng mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
C: Xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ phát triển nông
nghiệp, công nghiệp và chiến đấu
D: Cả 3 phương án
Câu 5: Đến năm 1960, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các trường đại học nào
đã được thành lập?
A: Y dược, Sư phạm, Tổng hợp, Bách khoa, Nông lâm, Kinh tế Tài chính, Cao
đẳng Mỹ thuật
B: Nông nghiệp, Kinh tế, Sư phạm, Y dược, Bách khoa
C: Sư phạm, Tổng hợp, Bách Khoa, Mỹ thuật, Kinh tế Quốc dân
D: Ngoại thương, Kinh tế Tài chính, Bách Khoa, Tổng hợp
Câu 6: Sau khi Chính phủ ra sắc lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ và tổ chức
học không mất tiền cho tất cả mọi người., Hà Nội thanh toán xong nạn mù
chữ; bên cạnh đó tích cực chuẩn bị năm học mới 1946 - 1947 bao nhiêu học
sinh?
A: 30.000 học sinh
B: 20.000 học sinh
C: 25.000 học sinh
D: 18.000 học sinh
Câu 7: Ngày 12-1-1973, Thường vụ Thành ủy và Ủy ban hành chính Thành
phố đã quyết định: Đi đôi với sửa chữa phải tiến hành xây dựng nhà tạm bằng
tranh tre cho các khu nào?
A: Không sửa chữa mà xây mới hoàn toàn cho các khu có nhà bị đổ
B: Khu Khâm Thiên, Mai Hương, Tương Mai và các khu có nhà bị đổ hoàn toàn
C: Khu Cầu Giấy, Cầu Long Biên và Làng Dịch Vọng
D: Khu Hàng Ngang, Hàng Đào
Câu 8: Hiện Hà Nội có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã?
A: 579
B: 584
C: 578
D: 583
Câu 9: Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, Đại hội đã nêu
ra mục tiêu tổng quát thời kỳ 1996-2000. Nội dung nào dưới đây không thuộc
mục tiêu tổng quát?
A: Tiếp tục hoàn chỉnh quản lý xây dựng theo quy hoạch, cải tạo
B: Phát triển kinh tế nhanh nhưng phải xanh và bền vững
C: Cả thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa, môi trường sống của nhân dân
D: Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
Câu 10: Trong 05 tháng đầu năm 1948, phong trào chiến tranh du kích trong
nội thành Hà Nội đã thu được những kết quả nào?
A: Mặc dù đã có thành tựu, tuy nhiên chưa phát triển được phong trào đấu tranh
của học sinh, sinh viên
B: Đánh những trận nhỏ, phong trào vận động phụ nữ đạt được những thành tựu
lớn
C: Đánh những trận khá lớn vào vùng ven nội và nội thành gây cho địch thiệt hại
nặng nề.
D: Tiêu diệt 595 tên địch, làm bị thương 216. Công tác địch vận bước đầu thu kết
quả
Câu 11: Đồng chí nào là Bí thư Thành ủy Hà Nội sau khi được kiện toàn?
A: Nguyễn Ngọc Vũ
B: Đỗ Ngọc Du
C: Đỗ Danh Cưu
D: Lê Đình Tuyển
Câu 12: Ở Hà Nội những năm 1926-1930, thực dân Pháp mở rộng các định
chế tài chính, phát triển thêm các của hàng, nhà máy Pháp, mở cửa trường
đại học nhằm mục đích gì?
A: Thực dân Pháp muôn nâng tầm hợp tác với Hà Nội nói riêng
B: Pháp thấy Hà Nội là một thành phố có tiềm năng nên thực dân muốn phát triển
Hà Nội
C: Thực dân Pháp muốn biến Hà Nội trở thành đầu não thống trị, phục vụ cho cuộc
khai thác thuộc địa lần 2
D: Thực dân Pháp muốn nhân dân Pháp làm kinh tế ở Hà Nội
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thuộc "Chương trình Xây dựng, phát
triển và quản lí đô thị Hà Nội" được nêu tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Đảng bộ Thành phố khóa XIV?
A: Đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng hạ tầng, đặc biệt chú trọng công tác giải phóng
mặt bằng
B: Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển Thủ đô gắn với quy
hoạch không gian vùng Thủ đô
C: Phát huy, khai thác tốt các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng Thủ đô
D: Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị
Câu 14: Câu nói nổi tiếng ghi trên văn bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc
Tử Giám "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là của ai?
A: Trạng nguyên đầu tiên của triều hậu Lê - Nguyễn Trực
B: Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung /
C: Lê Thánh Tông
D: Lý Công Uẩn
Câu 15: Cơ cấu kinh tế được Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ X đề ra là?
A: Ngoại thương, Công - Nông nghiệp, Dịch vụ
B: Ngoại thương, Công nghiệp nặng - nhẹ, không cần đầu tư vào nông nghiệp
C: Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ - Du lịch
D: Thuần Công nghiệp nặng, Nông nghiệp trồng trọt
Câu 16: Từ năm 1954-1957, bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, Thành ủy Hà
Nội đã xác định trọng tâm công tác giúp khôi phục kinh tế là gì?
A: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp cùng lúc
B: Phát triển nông nghiệp vì nước ta đã có truyền thống làm nông, từ đó làm bàn
đạp phát triển công nghiệp
C: Tăng cường hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế
D: Chủ yếu là khôi phục và phát triển thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm được nêu tại Chương trình ngày 04/8/2006 của Thành ủy Hà Nội về
"Xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Hà Nội giai đoạn 2006-2010"?
A: Đầu tư phát triển hệ thống giao thông
B: Xã hội hóa nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt tập trung vào các hợp
đồng PPP
C: Quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
D: Phát triển quỹ nhà ở và quản lý tốt các khu đô thị
Câu 18: Đại hội Đại biểu Thành phố lần thứ VI diễn ra vào thời gian nào?
A: 8-12/4/1974
B: 8-12/5/1974
C: 8-12/6/1974
D: 6-12/4/1974
Câu 19: Những kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau khi thực hiện kế hoạch
05 năm (1976 – 1980) trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục?
A: Cả 3 phương án
B: Hà Nội tập trung vận động nhân dân thực hiện phong trào nếp sống văn minh
gia đình văn hoá mới.
C: Sự nghiệp giáo dục có bước tiến mới: năm học 1977 - 1978 số học sinh phổ
thông là 345.623 em (kể cả vỡ lòng), gần 6 vạn người theo học bổ túc, 78.000 cháu
vào mẫu giáo, nhà trẻ.
D: Ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khu vực
nội thành hoàn thành phổ cập cấp I.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không thuộc một trong những vấn đề được
thảo luận tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa
XIV?
A: Về thực hiện cải cách hành chính
B: Về công tác giải phóng mặt bằng
C: Về phát triển kinh tế
D: Về công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Câu 21: Từ năm 1954 đến 1957, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã có những biện
pháp nào để khôi phục kinh tế ở nội thành và các huyện ngoại thành Hà Nội,
tỉnh Hà Đông, Sơn Tây?
A: Chủ trương ra sức khai phá ruộng hoang, đào mương đắp đập lấy nước chống
hạn; phục hồi nghề thủ công và nghề phụ gia đình; phát triển chăn nuôi.
B: Tăng cường công tác vận động quần chúng, nhất là công vận để khôi phục kinh
tế.
C: Khôi phục kinh tế là trọng tâm công tác, trong đó “Chủ yếu là khôi phục và phát
triển thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”.
D: Cả 3 phương án
Câu 22: Phương án nào dưới đây là một trong những hoạt động ủng hộ phong
trào Xô-viết Nghệ Tĩnh của nhân dân Hà Nội?
A: Tổ chức mít tinh
B: Tổ chức các cuộc diễu hành, phô trương sức mạnh tinh thần tập thể
C: Vận động nhân dân ủng hộ phong trào
D: Bạo lực vũ trang
Câu 23: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP/năm được nêu tại Chương trình số 10-
CTr/TU ngày 04/08/2006 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển một số ngành
dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn" 2006-2010 là?
A: 14-15%
B: 11-12%
C: 13,5-14%
D: 13-14%
Câu 24: Những đặc đểm của kinh tế Thủ đô sau Cách mạng tháng 8?
A: Kinh tế phát triển chậm nhưng chắc, Thủ đô tận dụng được các cơ sở kinh tế
của thực dân, tạo công ăn việc làm cho người dân
B: Kinh tế Thủ đô phát triển mạnh, Hà Nội phát triển quan hệ giao thương với các
nước láng giềng, tạo công ăn việc làm cho người dân, hàng hóa phong phú
C: Kinh tế Thủ đô ngừng trệ, tuy nhiên quá trình quốc hữu hóa cơ sở kinh tế thực
dân được đẩy mạng, nhân dân tham gia vào sản xuất, buôn bán, tỷ lệ thất nghiệp
giảm
D: Chưa kịp quốc hữu hóa cơ sở kinh tế thực dân, ngoại thương bế tắc, tỷ lệ thất
nghiệp tăng, hàng hóa khan hiếm, giá sinh hoạt đắt đỏ
Câu 25: Đồng chí nào làm Bí thư Chi bộ cộng sản đầu tiên ở tỉnh Sơn Tây?
A: Trần Quý Kiên
B: Hoàng Văn Năng
C: Phùng Chí Kiên
D: Phan Trọng Tuệ

You might also like