You are on page 1of 43

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA


NANO SILICA ĐẾN ĐỘ DẪN NHIỆT
CỦA CAO SU THIÊN NHIÊN
Họ và tên : Nguyễn Thị Thương
Lớp : Polyme – K58
Mã sv : 20133908
Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm

1
1
Mục lục
PHẦN 1 : TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
1.1. Các đặc trưng dẫn nhiệt của cao su ............................................................ 4
1.2. Tổng quan về cao su thiên nhiên .................................................................. 5
1.2.1. Lịch sử phát triển của cao su thiên nhiên .............................................. 5
1.2.2. Đặc điểm cao su thiên nhiên.................................................................... 6
1.2.2.1. Thành phần và cấu tạo hóa học của cao su tự nhiên. ..................... 6
1.2.2.2. Tính chất vật lý của cao su tự nhiên .................................................. 7
1.2.2.3. Tính chất hóa học ................................................................................... 9
1.2.2.4. Tính chất cơ học ..................................................................................... 9
1.2.2.5. Ứng dụng của cao su tự nhiên ........................................................... 11
1.2.2.6. Các chất kết hợp cùng cao su trong đơn chế tạo ........................... 11
1.3. Tổng quan về nano silica ............................................................................. 17
1.3.1. Giới thiệu về silica .................................................................................. 17
1.3.2. Tính chất và ứng dụng........................................................................... 18
1.3.3. Phương pháp thử nano Silica: .............................................................. 21
1.3.4. Đặc tính kĩ thuật của hạt nano SiO2:................................................... 21
1.4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 22
PHẦN 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 23
2.1. Nguyên vật liệu ............................................................................................. 23
2.1.2. Thiết bị .................................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 24
2.2.1. Phương pháp chế tạo mẫu..................................................................... 24
2.2.2. Đơn phối trộn các hợp phần cao su khảo sát. ..................................... 26
2.2.3. Phương pháp xác định tính chất cơ học của cao su sau lưu hóa. ...... 28
2.2.3.1. Độ bền kéo đứt ...................................................................................... 28
2.2.3.2. Phương pháp xác định độ dãn dài khi đứt. .................................... 29
2.2.3.3. Phương pháp xác định độ dãn dài dư của vật liệu. ...................... 29

2
2.2.3.4. Phương pháp xác định độ cứng của vật liệu. ................................. 30
2.2.3.5. Phương pháp xác định đặc trưng lưu hóa bằng máy đo
Rheometer. ........................................................................................................... 30
2.2.3.6. Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu. ........................ 31
2.2.3.7. Phương pháp xác định độ nén dư. .................................................... 31
2.2.3.8. Phương pháp xác định độ đàn hồi nảy. ........................................... 32
2.2.3.9. Phương pháp xác định độ trương nở của vật liệu trong dung
môi. ........................................................................................................................ 34
2.2.3.10. Phương pháp đo độ dẫn nhiệt ......................................................... 34
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 37
3.1. Nghiên cứu, khảo sát tính chất của mẫu cao su có độ dãn nhiệt tiêu
chuẩn. ................................................................................................................... 37
3.2. Ảnh hưởng của nano silica đến tính chất của vật liệu. ............................. 37
3.3. Ảnh hưởng của nano silica đến độ dẫn nhiệt của cao su theo phần khối
lượng ..................................................................................................................... 37
3.4. Ảnh hưởng của nano silica đến độ nhớt Muny và đặc tính lưu hóa. ...... 38
3.5. Ảnh hưởng của loại xúc tiến đến độ trương nở trong dung môi. ............ 39
3.6. Ảnh hưởng của nano silica đến tính chất cơ học của vật liệu. ................. 39
3.7. Ảnh hưởng của loại xúc tiến đến độ nén dư của vật liệu. ........................ 39
3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng nano silica đến độ nén dư tại nhiệt độ cao. 40
4. Kết luận ............................................................................................................... 40
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 41

3
PHẦN 1 :TỔNG QUAN
1.1. Các đặc trưng dẫn nhiệt của cao su
Các tính chất nhiệt gồm độ dẫn nhiệt, độ khuyếch tán nhiệt và nhiệt dung riêng.
Các tính chất khác đôi khi cũng được xếp tiêu đề này, nhưng chính xác hơn thì sự
giãn nở nhiệt, các điểm chuyển tiếp, các tính năng ở nhiệt độ thấp và sự lão hóa
nhiệt sẽ thuộc về ảnh hưởng của nhiệt độ. Các phân tích nhiệt dưới hầu hết các hình
thức khác nhau cũng được xem là một nghiên cứu về tác dụng của nhiệt độ sẽ đúng
hơn khi xem đó là các phép đo liên quan đến sự truyền nhiệt.

Rõ ràng là lĩnh vực quan tâm trong các tính chất nhiệt là dành cho các ứng dụng
liên quan đến vật liệu cách nhiệt. Tuy nhiên, các loại xốp lại là loại polymer có liên
quan thường xuyên đến lĩnh vực này hơn so với cao su. Các tính chất truyền nhiệt,
đặc biệt là độ khuyếch tán nhiệt là những tính chất quan trọng nhất trong việc dự
đoán về các tác động nhiệt trong quá trình gia công có liên quan đến nhiệt.

Trong thời gian gần đây, các tính chất nhiệt đã nhận được sự chú ý đáng kể do nhu
cầu về các dữ liệu dùng để dự đoán các tác động nhiệt trong quá trình gia công và
lưu hóa. Tuy nhiên, vẫn chưa có các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế dành cho các
loại cao su và các phép đo nhiệt được xem xét chuyên hóa và tiến hành trong vài
phòng thí nghiệm. Về nguyên tắc, các phương pháp này tương tự như đối với các
vật liệu khác nhưng có những yếu tố đặc biệt bởi vì độ dẫn điện của chúng thấp và
có những khó khăn vốn cố hữu ở các nhiệt độ gia công, chúng sẽ gây những hạn
chế cho việc thiết kế thiết bị thử.

Mô tả chi tiết về các phép đo sự truyền nhiệt có thể được tìm thấy trong Sổ tay các
phương pháp thử Polymer - Handbook of Polymer Test Methods. Đối với độ dẫn
nhiệt thì các quy trình được đưa ra trong BS 874 cho các phép thử ở trạng thái ổn
định cổ điển, đặc biệt là các tấm sưởi bảo vệ, và cho các phương pháp tạm thời.
Một vài phương pháp tiếp cận khác nhau đã được phát triển để đo hệ số khuếch tán
nhiệt nhưng không được chuẩn hóa. Nhiệt dung riêng ngày nay thường được đo

4
bằng cách đo nhiệt lượng quét vi sai (DSC). Trường hợp nhiệt được truyền qua
ranh giới giữa hai vật liệu thì một hệ số truyền nhiệt bề mặt có thể được xác định và
nó thường được xem là một yếu tố thực nghiệm.

1.2. Tổng quan về cao su thiên nhiên


1.2.1. Lịch sử phát triển của cao su thiên nhiên
Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ
cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae).

Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao
su tự nhiên ở thế kỷ 16. Nam Mỹ vẫn là nguồn chính của mủ cao su với số
lượng rất hạn chế được sử dụng trong nhiều thế kỷ 19. Tuy nhiên, vào năm
1876, Henry Wickham nhập lậu 70.000 Para hạt giống cây cao su từ Brazil
và đã giao cho Kew Gardens,Anh. Chỉ 2.400 trong số này nảy mầm sau đó
cây con sau đó được gửi đến Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, và
Anh Malaya. Malaya (tại bán đảo Malaysia) sau này trở thành nhà sản xuất
lớn nhất của cao su. Trong những năm 1900, các Bang Tự do Congo ở châu
Phi cũng là một nguồn quan trọng của mủ cao su tự nhiên, chủ yếu được thu
thập bởi lao động cưỡng bức. Liberia và Nigeria cũng bắt đầu sản xuất cao
su.

Ở Ấn Độ, canh tác thương mại của cao su tự nhiên đã được thực hiện bởi các
chủ đồn điền người Anh, mặc dù những nỗ lực thử nghiệm để phát triển cao
su trên quy mô thương mại ở Ấn Độ được bắt đầu rất sớm vào năm 1873 tại
Vườn Bách thảo, Calcutta. Đồn điền thương mại đầu tiên Heave ở Ấn Độ đã
được thành lập tại Thattekadu ở Kerala vào năm 1902.

Tại Singapore và Malaysia, sản xuất thương mại cao su đã được rất nhiều
thúc đẩy bởi Sir Henry Nicholas Ridley, người từng là Giám đốc khoa học
đầu tiên của Vườn Bách thảo Singapore 1888-1911. Ông phân phối hạt giống
cao su cho nhiều người trồng và phát triển các kỹ thuật đầu tiên để khai thác
mủ mà không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây.Henry Wickham hái
hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew

5
Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các cây con được gửi đến Colombo,
Indonesia, và Singapore.

Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu hóa cao
su được các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự nhiên
chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao.

Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ (Ficus
elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực
vật này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, Đức đã thử sử dụng những
cây đó trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi nguồn cung cấp cao su bị cắt.
Nghiên cứu về việc này kết thúc khi cao su tổng hợp được phát triển.
1.2.2. Đặc điểm cao su thiên nhiên
1.2.2.1. Thành phần và cấu tạo hóa học của cao su tự nhiên.
Thành phần của cao su thiên nhiên gồm nhiều nhóm các chất hóa học khác nhau:
hydrocacbon (thành phần chủ yếu), độ ẩm, các chất trích ly bằng axeton, các chất
chứa nitơ mà thành phần chủ yếu là protein và các chất khoáng. Tùy thuộc vào các
yếu tố như: phương pháp sản xuất, tuổi của cây cao su, cấu tạo thổ nhưỡng khí hậu
nơi cây sinh trưởng, phát triển và mùa khai thác mủ cao su mà hàm lượng các chất
này dao động tương đối lớn.
Thành phần hóa học các chất được trính ly bằng axeton bao gồm: 5,51% axit béo
(axit oleic, axit stearic) giữ vai trò làm trợ xúc tiến cho quá trình lưu hóa.
Axit béo trong cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, 3% là este của các axit béo,
7% là glucozit. Phần còn lại là các axit amin béo và các hợp chất photpho hữu cơ
0,08% đến 0,16% các hợp chất hữu cơ kiềm tính: C17H42O3 và C20H30O. Những hợp
chất này có khả năng chống lại phản ứng oxi hóa mạch hydrocacbon và giữ vai trò
chất phòng lão tự nhiên cho cao su.
Các chất chứa nitơ trong cao su thiên nhiên gồm protein và các sản phẩm phân hủy
protein là các axit amin. Protein làm giảm tính năng kĩ thuật của cao su vì tăng tính
năng hút ẩm và giảm tính cách điện của cao su.

6
Ngoài ra trong cao su thiên nhiên còn một số thành phần khác như: chất khoáng, chất
tro của quá trình thiêu kết polyme (các muối khoáng, muối kali, magie, oxit kim loại
kiềm, ....).
Cao su thiên nhiên là polyizopren mà mạch đại phân tử của nó được hình thành từ
các mắt xích cis izopenten đồng phân liên kết với nhau ở vị trí 1,4.

Hình 1. 1 Cấu trúc hóa học của cao su tự nhiên

Ngoài các mắt xích izopren, đồng phân 1,4-cis trong cao su thiên nhiên còn có
khoảng 2% các mắt xích izopenten tham gia vào hình thành mạch phân tử ở vị trí
3,4. Khối lượng phân tử trung bình của cao su thiên nhiên là 1,3.106. Mức độ dao
động khối lượng phân tử rất nhỏ (từ 105 đến 2.106)
1.2.2.2. Tính chất vật lý của cao su tự nhiên

7
STT Khối lượng riêng (kg/m3) 913
1 Nhiệt độ hóa thủy tinh (0C) -70
2 656.10-
Hệ số giãn nỡ thể tích (dm3/0C)
4

3 Nhiệt dẫn riêng (W/m.0K) 1,4


4 Nhiệt dung riêng (kJ/Kg.0K) 1,88
5 Nữa chu kỳ kết tinh ở -250C (h) 2–4
6 Thẩm thấu điện môi ở tần số dao 2,4 –
động 1000Hz. 2,7
7 1,6.10-
Tan của góc tổn thất điện môi
3

8 Crep
5.1012
Điện trở riêng trắng
(Ω.m) Crep
3.1012
hong khói

Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng, CCl4
và CS2, không tan trong rượu, xeton.
Cao su thiên nhiên có khả năng phối trộn tốt với các loại chất độn và các chất phối
hợp trên máy luyện kín hoặc luyện hở. Hợp phần trên cơ sở cao su thiên nhiên có độ
bền kết dính nội cao, khả năng cán tráng, ép phun tốt, mức độ co ngót kích thước sản
phẩm nhỏ. Cao su thiên nhiên có thể trộn hợp với các loại cao su không phân cực
khác (cao su polyizopren, cao su butadien, cao su butyl) với bất cứ tỉ lệ nào.

8
1.2.2.3 Tính chất hóa học
Cấu tạo hóa học chủ yếu của mạch cao su thiên nhiên là cis-1,4-izopren. Các tác nhân
hóa học thích hợp có thể tham gia vào các phản ứng hóa học với cao su thiên nhiên
ở các vị trí sau:
+ Phản ứng với nối đôi
+ Phản ứng với nhóm α-metylen hoặc với nhóm metyl
Các phản ứng hóa học của cao su thiên nhiên chia làm 3 dạng chính:
+ Phản ứng cộng: phản ứng cộng hidro, cộng halogen, cộng hydraxit,...
+ Phản ứng phân hủy: tác dụng bởi nhiệt, tác dụng bởi oxi,...
+ Phản ứng đồng phân hóa và phản ứng đồng hoàn hóa (kết vòng): phản ứng kết
vòng bởi nhiệt, phản ứng kết vòng bởi sự phóng điện,...
1.2.2.4. Tính chất cơ học
Cao su thiên nhiên có khả năng lưu hóa bằng lưu huỳnh phối hợp với các loại
xúc tiến lưu hóa thông dụng. Tính chất cơ học của cao su thiên nhiên được xác
định theo tính chất cơ học của hợp phần cao su tiêu chuẩn.
STT Thành phần Hàm lượng [PKL]

1 Cao su thiên nhiên 100,0

2 Lưu huỳnh 3,0

3 Mercaptobenzothiazol 0,7

4 ZnO 5,0

5 Axit stearic 0,5

Bảng 1.4. Đơn chế tạo hợp phần cao su tiêu chuẩn.
Hỗn hợp cao su lưu hoá ở nhiệt độ 143±2 (0C) trong thời gian lưu hoá tối ưu
là 20 - 30 phút.
Các tính chất cơ học của CSTN:
STT Tính chất Giá trị

9
1 Độ bền kéo đứt (MPa) 23
2 Độ dãn dài tương đối (%) 700
3 Độ dãn dài dư (%) ≤12
4 Độ cứng Shore A 65
Hợp phần cao su thiên nhiên với các loại phụ gia hoạt tính có tính đàn hồi cao,
chịu lạnh tốt, chịu tác dụng lực động học tốt. Cao su thiên nhiên là cao su dân dụng.
Sản xuất các mặt hàng dân dụng như săm lốp xe máy, xe đạp; các sản phẩm công
nghiệp như băng chuyền, băng tải, dây cu-roa làm việc trong môi trường không có
dầu mỡ. Cao su thiên nhiên không độc nên từ nó có thể sản xuất các sản phẩm dùng
trong y học và trong công nghiệp thực phẩm.
Cao su thiên nhiên lưu hóa có tính chất cơ học tốt, đặc biệt bền kéo, xé tốt. Tính
chất nổi bật của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp là tính tưng nảy và tính
phục hồi tốt của nó. Cao su thiên nhiên sau khi bị kéo giãn, phục hồi gần như hoàn
toàn kích thước ban đầu của chúng khi được thả ra và sau đó từ từ phục hồi một phần
biến dạng dư.
Tính kháng của cao su thiên nhiên với thời tiết và lão hóa tương đối kém. Không
giống như vật liệu đàn hồi tổng hợp, cao su thiên nhiên mềm khi bị lão hóa bởi ánh
sáng mặt trời do chuỗi polyme bị cắt đứt. Nó chỉ có tính kháng trung bình với ozon.
Cao su thiên nhiên có tính kháng rất tốt với hầu hết các dung dịch muối vô cơ,
kiềm, và các axit không oxy hóa (ngoại trừ axit HCL vì nó sẽ phản ứng với cao su
để hình thành cao su). Các môi trường oxy hóa mạnh như axit nitric, axit sulfuric
đậm đặc, permanganat, dicromat, clorin dioxit và natri hypoclorit tấn công mạnh cao
su. Các dầu khoáng và dầu thực vật, gasoline, benzen, toluen và clorinated
hydrocarbon gây trương nở cao su. Trong khi đó, nước lạnh có khuynh hướng bảo
quản cao su thiên nhiên.

10
1.2.2.5 Ứng dụng của cao su tự nhiên
Cao su thiên nhiên được ứng dụng sản xuất các chi tiết thông dụng, lốp và
ruột xe khí nén, dây đai truyền năng lượng, dây đai băng tải, phớt, ống, lớp lót bể
chứa hóa chất (dung dịch muối vô cơ, kiềm và các axit không oxy hóa), đệm giảm
xóc hấp thu âm thanh và rung động, đệm làm kín chống không khí, ẩm, âm thanh
và chất bẩn.
1.2.2.6 Các chất kết hợp cùng cao su trong đơn chế tạo
A, Xúc tiến
Xúc tiến lưu hóa hữu cơ trong công nghệ cao su bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỷ
20.
Nếu trong hỗn hợp cao su có các hợp chất hữu cơ kiềm tính thì tính chất cơ lý của
cao su lưu hóa tốt hơn rất nhiều và đặc biệt là vận tốc của quá trình lưu hóa tăng lên
một cách đáng kể.
Không chỉ các hợp chất hữu cơ kiềm tính có tác dụng tăng tốc quá trình lưu hóa mà
nitơ là chất không thể thiếu được để hình thành các chất xúc tiến lưu hóa hữu cơ.
Trong công trình nghiên cứu của Ostromulenxki cho thấy: lưu hóa cao su dưới áp
suất môi trường amoniac cần khối lượng lưu huỳnh nhỏ hơn rất nhiều trong môi
trường bình thường.
Xúc tiến lưu hóa cao su có nhiều ảnh hưởng đến tính chất cơ lý và tính chất công
nghệ của hỗn hợp cao su. Xúc tiến lưu hóa cho cao su không chỉ giảm thời gian của
quá trình lưu hóa mà còn tham gia vào định hình cấu trúc không gian của cao su
lưu hóa. Như vậy, nó quyết định cả tính chất của sản phẩm lưu hóa. Chính vì những
ảnh hưởng trên mà đối với mỗi loại cao su cần phải chọn cho nó một hệ thống lưu
hóa thích hợp. Phụ thuộc vào loại và cấu trúc của cao su, xúc tiến lưu hóa có ảnh
hưởng rất lớn đến động học của quá trình lưu hóa.
Xúc tiến lưu hóa nhóm sunfenamit do có những tính chất rất quý báu nên được sử
dụng nhiều hơn, rộng rãi hơn so với các xúc tiến khác. Xúc tiến lưu hóa nhóm
sunfenamit được đặc trưng bằng khả năng tác dụng chậm trong khoảng thời gian
đầu của quá trình lưu hóa và hoạt động hóa học rất mạnh trong khoảng thời gian
tiếp theo của quá trình lưu hóa. Với tính chất đặc trưng như vậy nên xúc tiến nhóm
sunfenamit không gây tự lưu hỗn hợp cao su trong quá trình gia công. Mặt khác, do

11
có sự thay đổi đặc biệt như vậy của động học quá trình lưu hóa, xúc tiến nhóm
sunfenamit cho phép lưu hóa các sản phẩm nhiều lớp như băng chuyền, băng tải,
lốp ô tô,…
Xúc tiến TBBS (tên đầy đủ: N-tertbutyl-2-benzothiazolsunfenamit)
Công thức phân tử: C11H14N2S2

Hình 1. 3 Xúc tiến TBBS


TBBS ở dạng bột và dạng hạt. Khối lượng riêng 1,29 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy
1050C. Tan tốt trong axeton, rượu, este. Liều dùng trong đơn pha chế cao su từ 1,0
-1,2 pkl, xúc tiến này rất thích hợp dùng cho cao su có chứa than hoạt tính với độ
kiềm tính cao.
Xúc tiến CZ (tên đầy đủ: N-cyclohexyl-2-benzothiazol sunfenamit)
Công thức phân tử: C13H16N2S2

12
Hình 1. 4 Xúc tiến CZ
CZ có dạng bột, màu xanh lá cây nhạt, khối lượng riêng 1,27 g/cm3. Nhiệt độ nóng
chảy phụ thuộc vào hàm lượng tạp chất và dao động từ 930C đến 1180C. Hòa tan
tốt vào benzen, clobenzen, rượu butylic, nhưng lại không tan trong axeton, nước.
CZ có thời gian khởi động lớn (hoạt tính yếu trong thời gian đầu của quá trình lưu
hóa), xúc tiến CZ không gây hiện tượng tự lưu. Do có dải lưu hóa tối ưu rộng nên
và tạo cho sản phẩm cao su lưu hóa có độ bền động học cao, vòng trễ nhỏ và khả
năng chống lão hóa nhiệt cao nên xúc tiến CZ được dùng rộng rãi trong công
nghiệp gia công cao su để sản xuất các sản phẩm chịu tác dụng lực động học như
săm, lốp ô tô, xe máy,…
Hoạt tính xúc tiến CZ được tăng cường nếu trong đơn phối liệu dùng thêm xúc tiến
nhóm thiram hoặc guanidin.
B, Chất lưu hóa
Lưu hóa là quá trình khâu mạch đại phân tử cao su bằng lưu huỳnh dưới tác dụng
của nhiệt độ, áp suất. Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ “lưu hóa” cũng được sử dụng
cho quá trình khâu mạch bới các chất khâu mạch khác lưu huỳnh. Kết quả của quá
trình khâu mạch là hình thành vật liệu cao su có cấu trúc mạng lưới không gian,
không nóng chảy, không hòa tan trong dung môi, ổn định hình dạng dưới tác dụng
của tải trọng.
Trong công nghiệp sản xuất các vật liệu cao su hiện nay, có nhiều tác nhân được sử
dụng làm chất khâu mạch, nhưng sử dụng phổ biến nhất vẫn là lưu huỳnh. Lưu
huỳnh được sử dụng làm tác nhân lưu hóa cho cao su tự nhiên, latex cao su tự
nhiên, cao su tổng hợp (ngoại trừ cao su Clopren).
Tính chất: lưu huỳnh (S) có màu vàng, tỷ trọng d = 2,07, không mùi, không vị,
không tan trong nước, an ít trong cồn, ete, glyxerin, tan nhiều trong cacbon
đisunfit. Ở trạng thái nguyên chất, S có phản ứng trung tính. Độ dẫn điện và dẫn
nhiệt của S kém. Lưu huỳnh nóng chảy ở 1190C thành chất lỏng trong, màu vàng
nhạt, sậm màu ở 1600C, hóa dày và nhão ở 200-2500C, trở lại lỏng ở 3300C và bốc
hơi màu nâu ở 444,60C. Nhiệt độ bốc cháy là 2660C với ngọn lửa màu xanh lam,
tạo ra khí SO2.

13
Trên thị trường hiện nay, lưu huỳnh có 4 dạng chính: lưu huỳnh kết tủa, lưu huỳnh
thăng hoa, lưu huỳnh thăng hoa rửa lại và lưu huỳnh thỏ
C, Chất độn than đen
Than hoạt tính là chất độn chủ yếu dùng trong công nghiệp cao su. Than hoạt tính
kỹ thuật là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các hợp chất hidrocacbon. Sự có
mặt của than hoạt tính với hàm lượng cần thiết làm tăng các tính chất cơ lý của cao
su: độ bền kéo đứt, xé rách, khả năng chống mài mòn, độ cứng của vật liệu, modun
đàn hồi của vật liệu.
Trong đồ án này, sử dụng 2 loại than với kích thước hạt khác nhau: than đen N330
có kích thước hạt…,than đen N660 có kích thước hạt….
D, Nhựa đường
Nhựa đường với thành phần chính là Bitum. Bitum là một dạng nhựa rắn, màu đen,
với nhiệt độ nóng chảy 125-1350C (loại A) và từ 135-1500C (loại B). Bitum chứa
khoảng 32-90% asphalten, 15-20% nhựa, chính vì vậy, tính chất của bitum phụ
thuộc vào lượng và cấu trúc của asphalten.
Asphalten có cấu trúc như sau:

Hình 1. 5 Cấu trúc asphatel –thành phần chính của nhựa đường.

14
Với mạch cao phân tử gồm nhiều vòng no và không no. Những mạch cao phân tử
này có cấu trúc không gian cồng kềnh, mạch kém linh động do các vòng, chính vì
vậy, khi đưa thêm nhựa đường vào hợp phần cao su sẽ làm: tăng độ cứng của vật
liệu, tăng khả năng chịu nhiệt độ cao, ổn định hình dạng dưới tác dụng nhiệt độ
cao, tuy nhiên, tính đàn hồi của mạch phân tử sẽ giảm đi. Khi đưa nhựa đường vào
các cao su có mạch không no cao (như cao su tự nhiên) với lượng nhỏ hơn 10 pkl
sẽ không làm thay đổi các chỉ số độ bền, mà chỉ có khả năng định hình sản phẩm
tốt vì mức độ hồi phục của hợp phần giảm đi.
E, Phòng lão
Nhiệm vụ của các chất phòng lão là dập tắt các gốc tự do để duy trì tính năng của
sản phẩm càng lâu càng tốt so với tính năng ban đầu hoặc bù trừ các cầu nối đã bị
phá hủy. Do đó, người ta phân loại theo bản chất hóa học của chúng.
E.1,Phòng lão RD (TMQ): C12H15N (tên hóa học đầy đủ là 2,2,4-trimetyl-1,2-
dihydroquinolin) là phòng lão amin thơm bậc hai, có điểm nóng chảy 85-950C, tỷ
trọng ở 200C là 1,1.

Hình 1. 6 Cấu trúc hóa học của phòng lão RD


Lượng dùng thông thường của RD ở mức 1,5-2,0 phần khối lượng, hiệu quả bảo vệ
ít được cải thiện thêm khi sử dụng trên mức này. RD thường được sử dụng cho sản
xuất các sản phẩm cao su cần khả năng bền với nhiệt cao ví dụ như: lốp xe, băng
tải, đai truyền chữ V, ống, gioăng, ống bọc, giày dép, đế giày cao su, dây cáp…
E.2.Phòng lão 4020 (6PPD) có công thức phân tử: C18H24N2
Tên hóa học đầy đủ: N – (1,3-Dimetylbutyl)-N’-phenyl-p-phenylendiamin

15
Hình 1. 7 cấu trúc hóa học của phòng lão 4020.
Phòng lão 4020 là chất phòng lão kháng ozon cho cao su tự nhiên và cao su tổng
hợp, ở dạng rắn, màu xám đen, tỷ trọng 0,986-1,000, nhiệt độ nóng chảy 40-450C.
F,Trợ xúc tiến
F.1 Kẽm oxit (ZnO)
Kẽm oxit là chất trợ xúc tiến quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất, thường
kết hợp với các axit béo để tạo thành muối kẽm tan được trong nguyên liệu cao su.
Trong hỗn hợp cao su, ZnO có tác dụng dẫn nhiệt và khuếch tán nhiệt, thích hợp
cho các sản phẩm dày hoặc sản phẩm khi sử dụng có nhiệt nội sinh cao như lốp xe.
F.2 Axit stearic
Axit stearic có công thức phân tử: CH3 – (CH2)16 – COOH
Axit stearic được sử dụng làm chất trợ xúc tiến trực tiếp hoặc qua sự hình thành
kẽm stearat tan trong cao su khi phản ứng với kẽm oxit. Ngoài ra, axit stearic còn
có tác dụng hóa dẻo cao su cán luyện, khuếch tán chất độn và hóa chất khác, kháng
lão hóa vật lý cho cao su lưu hóa: do axit stearic có độ tan giới hạn trong cao su nên
khi có lượng tự do sẽ khuếch tán ra ngoài cao su tiếp xúc với không khí. Hàm
lượng sử dụng axit stearic trong đơn pha chế từ 1 – 4% cho các chất xúc tiến cần sự
tăng hoạt. Trợ xúc tiến
G. Dầu gia công
Dầu gia công là sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ, dầu gia công có tác dụng
làm mềm mạch phân tử cao su, làm cho các mạch phân tử cao su dãn khoảng cách,
giảm lực tương tác giữa các phân tử, từ đó, làm chất độn than đen dễ dàng phân tán
đồng đều vào cao su hơn làm tăng cường các tính chất cơ lý.

16
1.3. Tổng quan về nano silica
1.3.1. Giới thiệu về silica
Điôxít silic là một hợp chất hóa học còn có tên gọi khác là silica (từ tiếng Latin
silex), là một ôxít của silic có công thức hóa học là SiO2 và nó có độ cứng cao
được biết đến từ thời cổ đại. Phân tử SiO2 không tồn tại ở dạng đơn lẻ mà liên kết
lại với nhau thành phân tử rất lớn. Silica có hai dạng cấu trúc là dạng tinh thể và vô
định hình. Trong tự nhiên silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể
(thạch anh, triđimit, cristobalit, cancedoan, đá mã não), đa số silica tổng hợp nhân
tạo đều được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica
colloidal). Một số dạng silica có cấu trúc tinh thể có thể được tạo ra ở áp suất và
nhiệt độ cao như coesit và stishovit.

Silica được tìm thấy phổ biến trong tự nhiên ở dạng cát hay thạch anh, cũng như
trong cấu tạo thành tế bào của tảo cát. Nó là thành phần chủ yếu của một số loại
thủy tinh và chất chính trong bê tông. Silica là một khoáng vật phổ biến trong vỏ
Trái Đất.

Trong điều kiện áp suất thường, silica tinh thể có 3 dạng thù hình chính, đó là thạch
anh, triđimit và cristobalit. Mỗi dạng thù hình này lại có hai hoặc ba dạng thứ cấp:
dạng thứ cấp α bền ở nhiệt độ thấp và dạng thứ cấp β nhiệt độ cao. Ba dạng tinh thể
của silica có cách sắp xếp khác nhau của các nhóm tứ diện SiO4 ở trong tinh thể. Ở
thạch anh α, góc liên kết Si-O-Si bằng 150°, ở tridimit và cristobalit thì góc liên kết
Si-O-Si bằng 180°. Trong thạch anh, những nhóm tứ diện SiO4 được sắp xếp sao
cho các nguyên tử Si nằm trên một đường xoắn ốc quay phải hoặc quay trái, tương
ứng với α-thạch anh và β-thạch anh. Từ thạch anh biến thành cristobalit cần chuyển
góc Si-O-Si từ 150° thành 180°, trong khi đó để chuyển thành α-tridimit thì ngoài
việc chuyển góc này còn phải xoay tứ diện SiO4 quanh trục đối xứng một góc bằng
180°.

Silica có thể được tổng hợp (điều chế) ở nhiều dạng khác nhau như silica gel, silica
khói (fumed silica), aerogel, xerogel, silica keo (colloidal silica)... Ngoài ra, silica

17
được sản xuất bởi phương pháp hơi lỏng-rắn ở nhiệt độ thấp bằng với nhiệt độ
phòng

Silica thường được dùng để sản xuất kính cửa sổ, lọ thủy tinh. Phần lớn sợi quang
học dùng trong viễn thông cũng được làm từ silica. Nó là vật liệu thô trong gốm sứ
trắng như đất nung, gốm sa thạch và đồ sứ, cũng như xi măng Portland.
1.3.2 Tính chất và ứng dụng
Nano silica là tài liệu vô cùng quan trọng mới công nghệ cao siêu mịn vô cơ, bởi vì
kích thước của nó nhỏ hạt, diện tích bề mặt, hấp phụ mạnh mẽ, năng lượng bề mặt,
độ tinh khiết hóa học cao, tính chất phân tán tốt, khả năng chịu nhiệt, kháng với
hiệu suất cụ thể và các khía cạnh khác của tính ổn định cao, gia cố, dày và
thixotropic, trong nhiều ngành và lĩnh vực tính năng độc đáo, có một vai trò không
thể thay thế. Nano silica hay "silica siêu mịn", được sử dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp khác nhau như một chất phụ gia, chất xúc tác hỗ trợ, hóa dầu,
chất tẩy trắng, đại lý thảm, cao su tăng cường đại lý, phụ nhựa, mực in chất làm
đặc, kim loại mềm chất đánh bóng, chất độn cách nhiệt cách nhiệt, mỹ phẩm cao
cấp đóng gói các lĩnh vực khác nhau và phun vật liệu, y học, bảo vệ môi trường và
như vậy.

Trong lĩnh vực sơn: Nano silica với cấu trúc mạng ba chiều, có diện tích bề mặt lớn
cụ thể, cho thấy hoạt động rất tốt, có thể hình thành một cấu trúc mạng trong khô
sơn, không những tăng độ bền của sơn và lớp ngoài cùng, mà còn cải thiện sắc tố
đình chỉ, có thể duy trì màu sơn lâu dài không phai. Trong sơn ngoại thất ngôi nhà,
nếu oxit nano silicon, có thể cải thiện đáng kể kết quả thùng sơn, sơn không phải là
thứ bậc, thixotropic, chống chảy xệ, hiệu suất cơ sở tốt phong cách, đặc biệt là hiệu
suất chống ô nhiễm cải thiện rất nhiều với khả năng tự làm sạch tuyệt vời và độ
bám dính. Nano-SiO2 cũng được trang bị một sắc tố hữu cơ thu được sơn đổi màu,
M. P. J. Peeters và tổng hợp sol-gel khác của nano silic có chứa một lớp phủ nhiệt
độ SP30 H. đầy đủ và minh bạch Schmidt và tổng hợp khác lớp phủ rất dày có chứa
nano-SiO2 và nhiệt độ cao, không có vết nứt ở 500 ℃, Fayna Mamme ri và tổng
hợp MMA P-SiO2 lớp phủ nano khác. Đáng kể tăng cường tính đàn hồi và sức
mạnh của lớp phủ.

18
Với oxit silic thông thường nano-SiO2 không có tính chất quang học đặc biệt, thì
nano silica có sự hấp thụ tia cực tím mạnh mẽ, đặc điểm phản xạ hồng ngoại. Máy
quang phổ tia cực tím có thể nhìn thấy cho thấy sự hấp thụ tia cực tím của nó ở
bước sóng 400nm hoặc nhỏ hơn 70%, so với bước sóng phản xạ hồng ngoại 800nm
hơn 70%, nó có thể được thêm vào sơn phủ được hình thành trên mặt nạ hiệu lực,
mục đích UV và lão hóa nhiệt, trong khi tăng các lớp phủ cách nhiệt, Xong hạt
nano lại theo quy luật khác, như lớp phủ oxit silic nano pha tạp để UV đồng hóa cải
thiện đáng kể UV- biến tính độ cứng và độ bám dính sơn, nhưng cũng làm giảm
mức độ hấp thu của lớp phủ đồng hóa bức xạ UV cực tím, do đó làm giảm lớp phủ
UV tỷ lệ đồng hóa đồng hóa.

Trong lĩnh vực chất kết dính và chất bịt kín: Chất bịt kín và chất kết dính lớn, sử
dụng một loạt các sản phẩm quan trọng. Thị trường thực phẩm sản phẩm độ nhớt,
bộ phận di động, vận tốc cũ…, có yêu cầu nghiêm ngặt. Chất bịt kín cao cấp và
chất kết dính phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo sự giới thiệu của các sản phẩm nước
ngoài trong lĩnh vực này đã được sử dụng như một chất phụ gia vật liệu nano, và
nano silica là vật liệu ưa thích. Cơ chế hoạt động của nó được phủ lớp nano-SiO2
các chất hữu cơ, do đó nó có tính chất kỵ nước, thêm nó vào keo có thể nhanh
chóng tạo thành một cấu trúc mạng, ức chế dòng chảy của tốc độ đồng hóa keo để
tăng tốc và nâng cao hiệu quả liên kết, trong khi bởi vì các hạt nhỏ, nhưng cũng
làm tăng con dấu cao su.

Trong lĩnh vực dệt may: Với sự phát triển của khoa học và công nghệ và đời sống
con người được cải thiện, người làm quần áo thoải mái, mới lạ, đảm bảo sức khỏe,
một loạt các chức năng hàng dệt may xuất hiện. Trong trường hợp này, nano silica
SP30 đã đóng một vai trò rất lớn, nó đã được áp dụng cho các tia cực tím, hồng
ngoại, khử mùi kháng khuẩn, chống lão hóa và như vậy. Ví dụ, nano silica và nano
titanium dioxide T25F SP30F tỷ lệ thích hợp được làm bằng bột tổng hợp sợi
kháng tia UV quan trọng, và nếu, Teijin sẽ nano-silica và nano ZnOJS03 sợi hóa
học người trộn , sợi hóa học thu được có chức năng khử mùi và làm sạch không

19
khí, xơ này có thể được sử dụng để băng khử mùi bệnh viện, băng, và giấc ngủ
nông nghiệp khác.

Trong lĩnh vực chất diệt khuẩn: Nanosilica sinh lý trơ, hấp phụ cao, như một tàu
sân bay được sử dụng trong việc chuẩn bị thuốc diệt nấm, như một tàu sân bay khi
nano-SiO2 có thể được hấp phụ ion kháng khuẩn kháng khuẩn đạt được mục đích
khử trùng, có thể được sử dụng để báo cáo nhà ở tủ lạnh, bàn phím máy tính.

Trong lĩnh vực xúc tác: Khu vực nano silica bề mặt, độ xốp, độ bề mặt trung tâm
hoạt động và nhiều hơn nữa, với các ứng dụng tiềm năng về chất xúc tác và chất
xúc tác hỗ trợ. Nano silic là nguyên liệu cơ bản, khai thác mỏ và công nghệ sol-gel,
có thể được chuẩn bị có chứa oxide hỗn hợp oxit nano silicon. Phản ứng của hoạt
tính xúc tác cao và chọn lọc, các hoạt động xúc tác phản ứng có thể được duy trì
trong một thời gian dài, Quan Zhang, vv để ZrO / SiO2 hãng chất xúc tác cho tình
trạng mất nước xúc tác của isopropanol, kết quả cho thấy: sản phẩm phụ phản ứng
ít, hiệu quả xúc tác cao trong điều kiện tối ưu, chọn lọc lên đến 100%. Gần đây,
SiO2 thông thường (20 ~ 100um) được sử dụng như một chất xúc tác hỗ trợ sản
xuất công nghiệp hơn, nhưng nano silica trong lĩnh vực này để đạt được sản xuất
hàng loạt các đặc tính quý thì cần tích cực thực hiện các nghiên cứu hơn nữa trong
lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm: Wanjing phát triển một SP30 nano
silica trong một số lĩnh vực ứng dụng mới . Như trong nông nghiệp, việc áp dụng
sản xuất nano silica với lượng lớn xử lý hạt giống nông nghiệp, như rau (bắp cải, cà
chua, dưa chuột), bông, ngô, lúa mì, tăng sản lượng, trưởng thành sớm. Một ví dụ
khác có thể được áp dụng cho thuốc diệt cỏ nano-SiO2 và thuốc trừ sâu, nếu trong
công thức thuốc trừ sâu dạng hạt, thêm một lượng nhỏ nano silic có hiệu quả sẽ
kiểm soát và ngăn chặn các chất độc hại sản xuất.

20
Trong ngành công nghiệp thực phẩm,oxit silic nanomet có nhiều ứng dụng khác.
Nano-SiO2 như túi bao bì thực phẩm, trái cây, rau tươi có thể đóng một vai trò, ứng
dụng của nano silica SP30 trong sản xuất rượu vang có thể làm sạch và kéo dài thời
hạn sử dụng, phòng ngừa và điều trị các loại trái cây và rau quả của các bệnh khác
nhau thuốc diệt nấm hiệu quả.

Trong lĩnh vực phụ gia dầu bôi trơn: Hạt nano silic có chứa một số lượng lớn các
nhóm hydroxyl bề mặt có thể được hình thành trong các tấm ma sát bộ phim chắc
chắn hấp phụ hóa học, do đó bảo vệ các bề mặt ma sát kim loại, ma sát cải thiện
đáng kể đặc tính bôi trơn.
1.3.3 Phương pháp thử nano Silica:
Thử nghiệm bằng phương pháp BET, hạt nano silica có diện tích bề mặt riêng lớn.
Qua phương pháp quang phổ hồng ngoại, hạt nano SiO2 tồn tại một số lượng lớn
các nhóm hydroxyl vàliên kết thừa chưa bão hòa trên bề mặt của nó, và tạo độ lệch
khỏi trạng thái ổn định của cấu trúc oxit silic.

Theo các thử nghiệm quang phổ Cary-5E, hạt nano silica dioxide cho thấy phản xạ
cao để sóng dài, ánh sáng nhìn thấy và tia cực tím.

Bằng cách sử dụng diện tích bề mặt omnisorp100CX và độ xốp phân tích, bề mặt
P-type nano silica chứa một số lượng nano-xốp với tỷ trọng 0.611ml/g.

1.3.4 Đặc tính kĩ thuật của hạt nano SiO2:


Mã sản Tên sản Độ thuần Hình thái
APS Màu sắc
phẩm phẩm khiết học

OIC-SP15 Nano SiO2 15nm 99.5%+ Vô định hình Trắng

OIC-SP30 Nano SiO2 30nm 99.5%+ Vô định hình Trắng

21
1.4 Mục đích nghiên cứu
Do nhu cầu về các dữ liệu dùng để dự đoán các tác động nhiệt trong quá trình
gia công và lưu hóa. Tuy nhiên, vẫn chưa có các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế
dành cho các loại cao su và các phép đo nhiệt được xem xét chuyên hóa và tiến
hành trong vài phòng thí nghiệm.
Vì vậy nghiên cứu này được tiến hành nhằm đưa ra một loại cao su phù hợp
cùng với phương pháp gia công phù hợp nhằm cải thiện độ dẫn nhiệt của cao su
phù hợp với yêu cầu ứng dụng đưa ra.

22
PHẦN 2 : NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên vật liệu
2.1.Hóa chất và thiết bị
2.1.1.Hóa chất
• Cao su tự nhiên Việt Nam, loại tờ xông khói RSS
• Phòng lão 2,2,4-trimetyl-1,2-dihydroquinon (TMQ hoặc RD) (Trung Quốc)
• Phòng lão N – (1,3-Dimetylbutyl)-N’-phenyl-p-phenylendiamin (6PPD hoặc
4020) (Trung Quốc)
• Kẽm oxit (Trung Quốc)
• Axit Stearic (Trung Quốc)
• Dầu gia công (Trung Quốc)
• Than đen N330, N660 (Trung Quốc)
• Nhựa đường
• Xúc tiến loại TBBS, CZ (Trung Quốc)
• Xúc tiến loại Tetrametyl thiuram disunfit (TMTD) (Trung Quốc)
• Lưu huỳnh (Trung Quốc)

APS Độ thuần khiết Hình thái học Màu sắc

Nano SiO2 15nm 99.5%+ Vô định hình Trắng

Nano SiO2 30nm 99.5%+ Vô định hình Trắng

2.1.2.Thiết bị
• Máy cán 2 trục SLIM (Trung Quốc)
• Máy trộn kín BaoPin 8412 (Trung Quốc)

23
• Máy ép thủy lực có gia nhiệt Shinto (Nhật Bản)
• Khuôn ép mẫu cao su
• Dụng cụ cắt mẫu cao su bằng tay quay (Trung Quốc)
• Máy đo độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, độ dãn dư sau khi đứt INSTRON
5582 (Hoa Kỳ)
• Máy đo độ cứng Shore A loại TFCLOCKGS 709N (Nhật Bản)
• Cân phân tích với độ chính xác 0.0001 gam PRECISA loại XP300 của Thụy
Sĩ.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp chế tạo mẫu
Quá trình trộn hợp
Hợp phần cao su tự nhiên được chế tạo theo phương pháp trộn hợp nóng chảy, trên
máy trộn kín Baopin 8412.
Sau quá trình sơ luyện trên máy cán, cao su được hóa dẻo. Cao su được cắt thành
miếng nhỏ với kích thước phù hợp với máy trộn kín rồi chuyển sang bước trộn hợp
cùng các chất phối hợp. Để có hỗn hợp cao su tốt thì cao su và các chất phối hợp
phải được phân tán đồng đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sự phân tán các chất
phối hợp vào cao su dược thực hiện bằng quá trình khuấy trộn cơ học dưới tác dụng
của nhiệt độ, hay còn gọi là quá trình hỗn luyện.
Đơn cao su phối trộn có thành phần và được trộn hợp theo quy trình trong bảng
sau.
Số Thành phần Phần khối lượng
thứ tự
1 Cao su tự nhiên ( RSS) 100
2 Phòng lão RD 1.5
3 Phòng lão 4020 1.5
4 ZnO 6
5 Axit Stearic 2
6 Dầu gia công 2
7 Than đen (N330, N660) 33
8 nano silica thay đổi

24
9 Nhựa đường Thay đổi
10 TBBS Thay đổi
11 TMTD Thay đổi
12 S Thay đổi
Bảng 2. 1 Đơn chế tạo hợp phần cao su.
Quá trình trộn được chia làm hai giai đoạn: trộn khởi đầu và trộn kết thúc với điều
kiện như trong bảng sau:
Điều kiện trộn Trộn khởi đầu Trộn kết thúc
Nhiệt độ trộn (0C) 70 30
Tốc độ (vòng/phút) 30 30
Thời gian (phút) 12 4
Hóa chất phối trộn Cao su Xúc tiến
được thêm vào theo Phòng lão RD, 4020 Lưu huỳnh
thứ tự ZnO, nano silica
Axit Steaic
½ lượng than đen
½ lượng dầu
Lượng than đen và
dầu còn lại.
Bảng 2.2 Quá trình và điều kiện trộn hợp cao su và các hóa chất.
Cao su được đưa từ từ vào máy trộn để tránh làm momen xoắn vượt lên quá
cao gây ra lực uốn trục quay. Các hóa chất trộn hợp được thêm vào sau đó. Than
đen và dầu được cho đồng thời và cho vào thành 2 lần với ½ lượng than và dầu.
Sau khi cho toàn bộ chất phối hợp, nắp buồng trộn được đóng lại. Trong quá trình
trộn hợp, hầu hết các cấu tử đưa vào cao su đều ở dạng bột, đặc biệt than hoạt tính
kỹ thuật có cấu trúc kết tụ lớn, vì vậy, trong quá trình trộn hợp dưới ảnh hưởng của
các ứng suất trượt trong cao su còn xảy ra hiện tượng nghiền các cấu tử.
Sau khi kết thúc quá trình trộn hợp, cao su được lấy ra khỏi buồng trộn kín và
đem đi cán mỏng xuất tấm. Đầu tiên, mẫu được cán mỏng, gấp lại sau mỗi lượt cán,
sau đó, điều chỉnh khe trục cán rộng hơn để xuất tấm có chiều dày phù hợp với

25
khuôn ép. Mẫu cao su đã trộn hóa chất sau đó được để 1 ngày để các hóa chất phân
tán đồng đều trong toàn bộ khối vật liệu trước khi tiến hành lưu hóa.
Quá trình lưu hóa cao su
Quá trình lưu hóa cao su được thực hiện trên máy ép thủy lực có gia nhiệt
Shinto (Nhật Bản), với áp lực ép 5 MPA ( 50 kgf/cm2).
Trước khi tiến hành lưu hóa, khuôn ép được vệ sinh sạch sẽ. Mẫu cao su được
điều chỉnh hình dạng cho vừa khuôn để tránh cao su dàn không đều trên khuôn.
Nhiệt độ lưu hóa được đặt trên hai dồng hồ đo nhiệt tương ứng với hai má kẹp
gia nhiệt của máy ép. Sau khi nhiệt độ đạt, chờ cho nhiệt độ ổn định trước khi cho
cao su vào lưu hóa.
Khi cho mẫu vào ép cần chờ một thời gian để cao su chảy đều, và phải đuổi
bọt khí trước khi đặt áp lực ép.
2.2.2. Đơn phối trộn các hợp phần cao su khảo sát.
• Chế tạo các hợp phần cao su với loại xúc tiến thay đổi theo như bảng sau:
Nguyên liệu Đơn TBBS Đơn CZ (pkl)
(pkl)
Cao su tự nhiên 100 100
(NR)
Than đen N330+ 20+15 20+15
660 (20/15)
ZnO 6 6
Dầu 112 2 2
Axit Strearic 2 2
Phòng lão 4020 1.5 1.5
Phòng lão RD 1.5 1.5
nano silica 5 5
Xúc tiến TBBS 1.5 0
Xúc tiến CZ 0 1.5
Xúc tiến TMTD 0.2 0.2
S 2 2
Bảng 2. 3.Đơn chế tạo hợp phần cao su với loại xúc tiến thay đổi.
• Chế tạo các hợp phần cao su (từ mẫu H1 đến H9) với hàm lượng hệ lưu hóa
thay đổi theo như trong bảng sau:

26
Mẫu CSTN N330 ZnO Dầu gia công A.Phòng lão 4020
Phòng lão RDTMTD TBBS S nano silica
0 stearic
H1 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.15 1.3 2 1
H2 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.15 1.3 2 1.5
H3 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.15 1.7 2 2
H4 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.15 1.7 2 2.5
H5 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.25 1.3 2 3
H6 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.25 1.3 2 3.5
H7 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.25 1.7 2 4
H8 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.25 1.7 2 4.5
H9 100 20+15 6 2 2 1.5 1.5 0.2 1.5 2 5

Bảng 2. 4 Đơn chế tạo các hợp phần cao su với hàm lượng hệ lưu hóa thay đổi.
• Chế tạo các hợp phần cao su với loại và lượng chất độn than đen thay đổi như
trong bảng sau:
Thành phần Mẫu TBBS Mẫu D33
Cao su tự nhiên 100 100
Phòng lão RD 1.5 1.5
Phòng lão 4020 1.5 1.5
ZnO 6 6
Axit Stearic 2 2
Dầu gia công 2 2
N330 +N660 20 (N330)+15 30 (N330) + 0
(N660) (N660)
TMTD 0.2 0.2
TBBS 1.5 1.5
S 2 2
Bảng 2. 5 Đơn chế tạo hợp phần cao su với loại và lượng than đen thay đổi.
• Chế tạo các hợp phần cao su với sự thay đổi của phụ gia nhựa đường như trong
bảng sau:

27
Thành phần Lượng (pkl)
1 Cao su tự nhiên 100
2 Phòng lão RD 1.5
3 Phòng lão 4020 1.5
4 ZnO 6
5 Axit Stearic 2
6 Dầu gia công 2
7 N330 30
8 Nhựa đường Thay đổi (0.5, 1.0, 2.0 pkl)
9 TBBS 1.3
10 TMTD 0.15
11 S 1.8
Bảng 2. 6.Đơn chế tạo các hợp phần cao su với sự thay đổi phụ gia nhựa
đường.
2.2.3.Phương pháp xác định tính chất cơ học của cao su sau lưu hóa.
2.2.3.1.Độ bền kéo đứt
Độ bền kéo đứt được đo trên máy INSTRON 5582 100kN theo tiêu chuẩn TCVN
4509:2006 hoặc ASTM D412. Tốc độ kéo mẫu 500 mm/phút. Mẫu đo được cắt thành
hình mái chèo. Độ bền kéo và độ dãn dài khi đứt được tính theo phương trình dưới
đây và được tính toán tự động bằng phần mềm điều khiển thiết bị. Kết quả kiểm tra
được lấy trung bình 3 mẫu đo

Hình 2. 1 Mẫu cao su tiêu chuẩn cho đo độ bền kéo đứt.


Độ bền kéo đứt TS (MPa) của mẫu được tính theo công thức sau :

28
𝐹
𝑇𝑆 =
ab
Trong đó:
TS là độ bền kéo đứt (MPa) hoặc (N/mm2).
F là lực kéo đứt mẫu (N).
a là bề rộng mẫu (chỗ nhỏ nhất) trước khi kéo (mm).
b là chiều dày mẫu (chỗ nhỏ nhất) trước khi kéo (mm).

2.2.3.2.Phương pháp xác định độ dãn dài khi đứt.


Độ dãn dài khi đứt là độ giãn khi kéo trên chiều dài thử tại điểm đứt. Các tiêu chuẩn
về mẫu đo và phép đo giống như phương pháp xác định độ bền kéo đứt (theo TCVN
4509 : 2006) trên máy đo cơ lý vạn năng INSTRON 5582.
Độ dãn dài khi đứt được tính theo công thức sau:

Trong đó:
l1 là độ dài giữa hai điểm được đánh dấu trên mẫu trước khi kéo (mm).
l2 là chiều dài giữa hai điểm đánh dấu trên mẫu ngay khi đứt (mm).
Kết quả được tính trung bình từ 3 mẫu đo.

2.2.3.3.Phương pháp xác định độ dãn dài dư của vật liệu.


Sau khi mẫu kéo đứt, đợi 3 phút để mẫu ổn định rồi tiến hành đo khoảng cách 2
điểm được đánh dấu trước.
Tính theo công thức:

29
Trong đó:
Edư: độ dãn dài dư (%).
l0 là độ dài giữa 2 điểm được đánh dấu trước khi kéo (mm).
l2 là độ dài giữa 2 điểm được đánh dấu sau khi hồi phục (mm).

2.2.3.4.Phương pháp xác định độ cứng của vật liệu.


Độ cứng của vật liệu xác định theo tiêu chuẩn TCVN 1595 – 88. Độ cứng của vật
liệu được đo bằng máy TECLOCKGS 709N của Nhật (hình 2.2).

Hình 2. 2 Đồng hồ đo độ cứng Shore A TFCLOCKGS 709N


Cách đo: lau sạch bề mặt mẫu, đặt mẫu lên mặt phẳng nằm ngang. Dùng ngón tay
ấn mạnh đồng hồ đo xuống mẫu. Chỉ số đo độ cứng được đọc trên thang chia độ
sau 3 giây kể từ lúc tác dụng lên mẫu. Đối với những mẫu sau 3 giây vẫn thấy kim
ép tiếp tục ấn sâu vào mẫu, chỉ số đo độ cứng được xác định sau 15 giây. Mỗi mẫu
đo ở 3 vị trí khác nhau. Kết quả được tính trung bình của 3 giá trị đo.

2.2.3.5.Phương pháp xác định đặc trưng lưu hóa bằng máy đo Rheometer.
Tiến hành: Nâng nhiệt độ 2 khuôn lên tới nhiệt độ cần đo, đưa mẫu thử vào khoang
lưu hóa, đóng khoang và duy trì nhiệt độ. Kết quả thu được là các đặc trưng lưu hóa
với các giá trị Ts1, Ts2 , Tc90, MH, ML của mẫu blend cao su.

30
2.2.3.6.Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu.
Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu cao su blend theo tiêu
chuẩn TCVN 2229-77. Các mẫu thử được chuẩn bị theo tiêu chuẩn quy định và đưa
vào tủ sấy Memmert (Đức) ở 700C trong thời gian 168 giờ. Sau thời gian quy định
mẫu được lấy ra để yên ít nhất 4 giờ ở nhiệt độ phòng và không quá 96 giờ rồi tiến
hành đo các tính chất của mẫu sau khi thực hiện phép thử già hóa.
Hệ số già hóa (KB) của vật liệu được tính theo tỷ số của độ bền kéo đứt hoặc độ
dãn dài khi kéo đứt trước và sau khi già hóa theo công thức:

Trong đó: Z1 là độ bền khi kéo đứt hoặc độ dãn dài khi kéo đứt trước khi già hóa.
Z2 là độ bền khi kéo đứt hoặc độ dãn dài khi kéo đứt sau khi già hóa.

2.2.3.7.Phương pháp xác định độ nén dư.


Trong đề tài này, chúng ta khảo sát độ nén dư theo tiêu chuẩn ASTM D395 – 03
(2008) tại nhiệt độ phòng. Các mẫu thử được cắt theo khối hình trụ có bề dày 6,0±
0,2 (mm) và đường kính 13,0±0,2 (mm) được đặt trong bộ kẹp như hình dưới đây.
Các mẫu được nén xuống 4,5(mm) ( 25%) để trong thời gian 70h, sau thời gian 70h
các mẫu được lấy ra, để ổn định trong thời gian 30 phút thì đem đo lại bề dày.

Hình 2. 3 Mô hình thí nghiệm nén dư với biến dạng không đổi
Độ nén dư đước xác định theo công thức sau: CB=[(t0-ti)/(t0-tn)]x100
Trong đó:
CB là độ nén dư (%).

31
t0 là bề dày ban đầu của mẫu (mm).
ti là bề dày của mẫu sau khi nén (mm).
tn = 4,5 (mm) là bề dày các vòng đỡ giữa các mặt nén ép.

2.2.3.8.Phương pháp xác định độ đàn hồi nảy.


a.Phương pháp thả rơi thẳng đứng

Hình 2. 4 Thiết bị đo độ đàn hồi nảy kiểu thả rơi.


Các mẫu được đo độ đàn hổi nẩy theo tiêu chuẩn ASTM D2632 – 01. Các mẫu thử
có bề dày 12,0 (mm) được đặt trên bề mặt bộ gá đỡ và được giữ cố định bởi 1 ống
sắt có vạch chia chiều dài. Quả nặng được thả dọc theo ống sắt từ độ cao 400 (mm)
va vào mẫu thử sau đó đọc kết quả về chiều cao của quả nặng sao khi nẩy lên từ bề
mặt mẫu thử. Đọc và ghi kết quả sau lần thả thứ 5.
Độ đàn hồi nẩy của mẫu đo theo phương pháp này được xác định bằng tỷ số giữa
chiều cao đạt được sau lần nảy đầu tiên của quả nặng và chiều cao thả quả nặng (400
mm). Độ đàn hồi phục đo theo phương pháp này là một hàm của mô đun động và lực
ma sát nội của cao su, nó phụ thuộc vào nhiệt độ và độ lún của quả nặng khi rơi
xuống bề mặt cao su tức là phụ thuộc vào độ cứng của cao su.
b.Phương pháp con lắc đơn

32
Các mẫu được đo theo tiêu chuẩn ASTM D7121 – 05. Các mẫu đo có bề dày 12,0
(mm) được kẹp trên gá đỡ của bộ đo độ đàn hồi. Sau đó, thanh nặng chứa quả nặng
được thả từ phương nằm ngang đến đập vuông góc với mẫu cao su. Đọc giá trị về độ
đàn hồi nẩy của mẫu trên đồng hồ hiện sau khi quả nặng nẩy lên. Lấy giá trị sau lần
thả thứ 5.

Hình 2. 5 Thiết bị đo độ đàn hồi nảy liêu con lắc đơn.


Trong đó:
1 – Vỏ thiết bị 7 – Chốt cân bằng
2 – Cần điều khiển 8 – Đe định vị vít
3 – Vít điều chỉnh con lắc 9 – Công tắc
4 – Quả nặng 10 – Đồng hồ hiển thị
5 – Búa 11 – Cửa quan sát
6 – Đe 12 – Gá kẹp mẫu
Giá trị độ đàn hồi thu được cho ta mối quan hệ giữa năng lượng trả lại và năng lượng
tích lũy. Hay nói một cách khác: Độ đàn hồi nẩy (%) = (1 – E’’/E’)x100, cho ta mối
tương quan giữa mô đun tổn hao và mô đun tích lũy, từ đó xác định được tan góc tổn
hao cơ học.

33
2.2.3.9.Phương pháp xác định độ trương nở của vật liệu trong dung môi.
Độ trương của vật liệu cao su trong dung môi Toluen được thực hiện theo tiêu chuẩn
TCVN 2752 :2008 hoặc theo tiêu chuẩn ISO 1817-2005. Nguyên tắc của phương
pháp là xác định sự thay đổi về khối lượng, thay đổi vê thể tích hoặc thay đổi về các
kích thước, diện tích bề mặt của mẫu cao su trước và sau khi ngâm mẫu thử trong
các môi trường dung môi : xăng, dầu, toluen, benzen,…
Phần trăm thay đổi khối lượng Δm (%) của vật liệu cao su được tính theo công thức:
Δm = (m1 – m0) / m0 x 100%
Trong đó :
m1 :khối lượng mẫu sau khi ngâm, g
m0 : khối lượng mẫu trước khi ngâm, g.
2.2.3.10. Phương pháp đo độ dẫn nhiệt
Định luật Fourrier
Khi nghiên cứu quá trình dẫn nhiệt trong vật thể, Fourrier đã phát hiện « Một
lượng nhiệt dQ truyền qua một bề mặt dF trong thời gian dτ sẽ tỷ lệ thuận với gradient
nhiệt độ, với thời gian và diện tích bề mặt ».
Trong trường hợp đặc biệt khi nhiệt truyền đi trong một vật liệu đẳng hướng và đồng
nhất trong không gian 3-chiều, phương trình này là:

là nhiệt độ như là một hàm số theo thời gian và không gian;


• là mức độ thay đổi của nhiệt độ tại một điểm nào đó theo thời gian;

• , , and là đạo hàm bậc 2 (lưu chuyển nhiệt) của nhiệt độ theo
hướng x, y, và z, theo thứ tự.
• k là một hệ số phụ thuộc vào vật liệu phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt, mật
độ và dung tích nhiệt.
Phương trình nhiệt là hệ quả của định luật Fourier cho dẫn nhiệt.

34
Nếu môi trường truyền đi không phải là toàn bộ không gian, để giải phương trình
nhiệt chúng ta cần phải xác định các điều kiện biên cho hàm số u. Để xác định tính
duy nhất của các nghiệm trong toàn bộ không gian chúng ta cần phải giả thiết một
chặn trên với dạng hàm mũ, điều này là hợp với các quan sát từ thí nghiệm.
Nghiệm của phương trình nhiệt được đặc trưng bởi sự tiêu tán dần của nhiệt độ ban
đầu do một dòng nhiệt truyền từ vùng ấm hơn sang vùng lạnh hơn của một vật thể.
Một cách tổng quát, nhiều trạng thái khác nhau và nhiều điều kiện ban đầu khác nhau
sẽ đi đến cùng một trạng thái cân bằng. Do đó, để lần ngược từ nghiệm và kết luận
điều gì đó về thời gian sớm hơn hay các điều kiện ban đầu từ điều kiện nhiệt hiện
thời là hết sức không chính xác ngoài trừ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Phương trình nhiệt là một ví dụ phổ biến của phương trình vi phân parabolic.
Sử dụng toán tử Laplace, phương trình nhiệt có thể tổng quát thành

với toán tử Laplace được lấy theo biến không gian.


Phương trình nhiệt miêu tả sự tiêu tán nhiệt, cũng như nhiều quá trình tiêu tán khác,
như là tiêu tán hạt hoặc là sự lan truyền của thế năng phản ứng trong tế bào thần kinh.
Mặc dù không có bản chất tiêu tán, một số bài toán trong cơ học lượng tử cũng được
miêu tả bằng một phương trình tương tự như là phương trình nhiệt. Nó cũng có thể
được sử dụng để mô phỏng các hiện tượng xảy ra trong tài chính, như là Black-
Scholes hay là các quá trình Ornstein-Uhlenbeck. Phương trình này, và các phương
trình phi tuyến tương tự khác, được sử dụng trong phân tích ảnh.
Phương trình nhiệt, về mặt kỹ thuật, là vi phạm thuyết tương đối hẹp, bởi vì nghiệm
của nó đã lan truyền nhiễu loạn đi tức khắc.
Thiết bị phân tích độ dẫn nhiệt vật liệu C-therm

35
Công nghệ cảm biến C-Therm ứng dụng rộng rãi để kiểm tra tính đồng nhất và kiểm
soát chất lượng trực tuyến trong nhiều ngành công nghiệp
Ưu điểm của Thiết bị phân tích độ dẫn nhiệt C-Therm
Thử nghiệm nhanh (từ 0.8 đến 5 giây)
Kích thước mẫu linh hoạt (không giới hạn kích thước tối đa)
Không phá hủy (không xâm lấn quá trình)

36
PHẦN 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu, khảo sát tính chất của mẫu cao su có độ dãn nhiệt tiêu chuẩn.
Tiến hành xác định các tính chất cơ lý của mẫu cao su có độ dẫn nhiệt tiêu chuẩn, để
từ đó xây dựng thành tiêu chuẩn để so sánh các mẫu chế tạo thành.
Các kết quả về tính chất cơ lý của mẫu cao su tiêu chuẩn như trong bảng sau:
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Cường lực kéo đứt (MPa)
2 Độ dãn dài khi đứt (%)
3 Độ dãn dài dư (%)
4 Độ cứng Shore A
5 Nén dư tại nhiệt độ phòng (%)
6 Nén dư tại 700C (%)
7 Độ trương nở trong Toluen (%)
8 Độ cứng nén K
9 Độ bền kéo bóc (N/mm)
10 Độ đàn hồi nảy (%) (con lắc đơn)
Bảng 3. 1. Tiêu chuẩn tính chất của mẫu cao su tiêu chuẩn.

3.2. Ảnh hưởng của nano silica đến tính chất của vật liệu.
Trong hợp phần phối trộn cho cao su, chất xúc tiến không chỉ đẩy nhanh tốc
độ lưu hóa mà còn ảnh hưởng mạnh đến tính chất của vật liệu. Chính vì vậy, để lựa
chọn chất xúc tiến thích hợp cho đơn cao su, đã khảo sát các tính chất của hợp phần
cao su sử dụng nano silica theo các tiêu chí sau: độ nhớt Muny và đặc trưng lưu hóa,
độ trương nở trong dung môi, độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, độ dãn dài dư, độ
đàn hồi nảy, độ nén dư của vật liệu.
3.3. Ảnh hưởng của nano silica đến độ dẫn nhiệt của cao su theo phần khối
lượng

37
STT PKL nano Độ dẫn nhiệt
silica
1 1
2 1.5
3 2
4 2.5
5 3
6 3.5
7 4
8 4.5
9 5

3.4. Ảnh hưởng của nano silica đến độ nhớt Muny và đặc tính lưu hóa.
PKL Độ nhớt Tc90 MH -
nano silica Muny (phút) ML(dN.m)
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5

38
3.5 Ảnh hưởng của loại xúc tiến đến độ trương nở trong dung môi.

Độ trương P
nở (%) kl nano
silica
Thời Mẫu tiêu 1 2 3 4 5
gian (giờ) chuẩn
24 226
48 228
72 232
Bão hòa 233

3.6 Ảnh hưởng của nano silica đến tính chất cơ học của vật liệu.
Mẫu vật liệu Độ bền kéo đứt (MPa) Độ dãn dài khi đứt (%) Độ cứng Shore A Độ dãn dư (%)
1
2
3
4
5
Mẫu tiêu chuẩn

3.7. Ảnh hưởng của loại xúc tiến đến độ nén dư của vật liệu.
Mẫu Nén dư
tại nhiệt độ phòng (%)
1 pkl nano silica 5.56
5 pkl nano silica 10.11
Mẫu tiêu chuẩn 7.69

39
3.8.Ảnh hưởng của hàm lượng nano silica đến độ nén dư tại nhiệt độ cao.

Nhiệt độ gia công Nano silica


1 pkl 3 pkl 5 pkl
1350C
1450C
1550C

4. Kết luận

40
Tài liệu tham khảo
1. L. E. Goodman. Material Damping and Slip Damping. Harris’s Shock and
Vibration Handbook, chapter 36, fifth edition. McGraw-Hill (2009).
2. J. M. Kelly, D. A. Konstantinidis. Mechanics of Rubber Bearing for Seismics
and Vibration Isolation. John Wiley & Sons (2011).
3. A. N. Gent. Rubber Elasticity: Basic Concept and Behavior. The Science and
Technology of Rubber, third edition. Elsevier Academic Press (2005).
4. Lijesh K. P., and Harish Hirani. Stiffness and damping coefficients for rubber
mounted hybrid bearing. Lubrication Science, 26, 301-314 (2014)
5. J. G. Sommer. Engineering Rubber Products: Introduction to Design,
Manufacture and Testing. Carl Hanser Verlag, Munich (2009).
6. R. J. Schaefer. Mechanical Properties of Rubber. Harris’s Shock and Vibration
Handbook, chapter 33, fifth edition. McGraw-Hill (2009)
7. L. R. G. Treloar. The Physics of Rubber Elasticity. Oxford University Press
(1975).
8. A.Y.Coran, Chemistry of the Vulcanization and Protection of Elastomers: A
Review of the Achievements, Journal of Applied Polymer Science, 2003, 87,
24 – 30.
9. S.N.Lawandy, S.F.Halim, Effect of Vulcanizing System on the Crosslink
Density of Nitrile Rubber Compounds, Journal of Applied Polymer Science,
2005, 96, 2440 – 2445.
10. K. Boonkerd, C. Deeprasertkul, K. Boonsomwong, Effect of Sulfua to
Accelerator Ratio on Crosslink Structure, Reversion and Strength in Natural
Rubber, Rubber Chemistry and Technology, 2016, 89(3), 450-464.

41
42

You might also like