You are on page 1of 5

1.

Tổng quan
1.1 Khái niệm
Composite bao gồm từ Com từ Complex và –posite từ position nghĩa là thành phần.Vật
liệu composite là vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau nhằm
tạo ra vật liệu mới có đặc tính sức bền cơ lí vượt trội hơn hẳn so với các vật liệu ban đầu.
Nói cách khác vật liệu composite là vật liệu đa thành phần.
Vật liệu composite được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm composite có các đặc tính cơ
học, độ cứng cần thiết và vật liệu nền để các thành phần composute liên kết hài hòa với
nhau và tạo nên các kết cấu có khả năng chịu sự ăn mòn, chịu nhiệt trong môi trường
khắc nghiệt.
Tên gọi khác: vật liệu tổ hợp, vật liệu compozit hoặc composite.
1.2 Lịch sử ra đời và phát triển
Khoảng 5000 năm trước Công nguyên, con người đã biết dùng các viên đá nhỏ trộn với
đất trước khi làm gạch, giúp không bị cong vênh do phơi nắng. Khoảng 3000 năm trước
Công nguyên, người Ai cập đã biết vận dụng vật liệu composite như làm vỏ thuyền bằng
lau, về sau các thuyền đan bằng tre chát mùn cưa và nhựa thông hay các vách tường đan
tre chát bùn với rơm cũng được sử dụng rộng rãi. Người Hy Lạp biết lấy mật ong trộn với
đất, đa, cát sỏi làm vật liệu xây dựng. Người Việt Nam ngày xưa làm nhà bằng bùn trộn
với rơm băm nhỏ trát vách nhà, khi khô tạo ra lớp vật liệu cứng, mát về mùa hè và ấm khi
đông đến.
Vật liệu composite đã phát triển đột phá khi những năm 1930, Stayer và Thomat đã
nghiên cứu và ứng dụng thành công sợi thủy tinh, Fillis và Foster dùng gia cường cho
Polyeste không no và được ứng dụng trong ngành công nghiệp chế tạo máy mau, tàu
chiến phục vụ cho Thế chiến II.Đến năm 1945, hơn ba triệu kí sợi thủy tinh đã được sử
dụng, chủ yếu cho các ứng dụng quân sự. Năm 1950 có sự xuất hiện như Epoxy và các
sợi gia cường như Polyeste, nylon đã trở thành bước đột phá quan trọng trong sự phát
triển vật liệu tổng hợp.
Ở thời hiện đại, nhiều nhà thiết kế và kỹ sư công nghiệp đã sử dụng vật liệu composite
cho các thành phần khác nhau trong các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng và
vận chuyển. Vật liệu composite FRP được sử dụng trong hàng ngàn công trình trên khắp
thế giới để tăng cường hoặc nâng cấp địa chấn các kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép
ở các tòa nhà và nhà để xe. Vật liệu composite đóng vai trò quan trọng trong ống nano
carbon, ống nano carbon số lượng lớn có thể được sử dụng làm sợi composite trong
polyme để cải thiện cơ học, nhiệt và tính chất điện của các sản phẩm.
Những năm 2010, các công ty vật liệu composite tham gia vào lĩnh vực in 3-D với sợi gia
cường. Các sợi carbon hoặc sợi thủy tinh không liên tục được sử dụng thường xuyên để
gia cố nhựa trong các quy trình in 3-D trên mọi lĩnh vực thị trường, bao gồm ô tô, hàng
không vũ trụ, dụng cụ, y học và cơ sở hạ tầng.
3. Tính chất
3.1. Vật liệu cốt
Điều kiện làm vật liệu cốt:
- Là điểm chịu áp suất tập trung của vật liệu composite.
- Có tính kháng hóa chất môi trường và nhiệt độ.
- Phân tán tốt vào vật liệu nền của composite.
- Thuận lơi cho quá trình gia công.
- Khả năng truyền nhiệt và giải nhiệt tốt.
- Hạ thấp giá thành nhưng vẫn đem lại tính chất vượt trội.
Một số vật liệu cốt:

Tên sợi
Tính chất
Thủy tinh Bor Cacbon Aramit
Cơ học:
Độ bền riêng Cao Cao Trung bình Rất cao

Môđun riêng Thấp Cao Rất cao Trung bình

Độ bền va đập Rất tốt Bình Thường Thấp Rất tốt

Độ giãn dài khi đứt Cao Thấp Trung bình Trung bình

Tính ổn định Rất tốt Rất tốt Trung bình Rất tốt
Vật lý:
Tính dẫn nhiệt Thấp Trung bình Cao Thấp
Tính dãn nở nhiệt Trung Trung bình Rất thấp Rất thấp
bình
Khả năng chống ồn Tốt Bình thường Khá tốt Rất tốt
Bán kính uốn cong
Nhỏ Rất nhỏ Nhỏ Nhỏ
nhỏ nhất
Độ nhạy cảm với sự
Bình
hỏng hoặc gia công Bình thường Cao Thấp
thường
lại
Khả năng gia cồn ở
dạng vải hoặc dài Tốt Tốt Kém Tốt
mảnh
Bảng so sánh định tính một vài tính chất cơ lí của một số loại sợi
Ngoài ra, vật liệu cốt còn được làm từ:
-Sợi bazan ( được chế tạo từ đá bazan) có hiệu lực vật liệu cách âm, dẫn nhiệt thấp,
không độc, đề kháng với nhiều hóa chất và an toàn cháy nổ.
-Sợi cacbua silic được hoàn thành trên đệm vonfarm hoặc đệm cacbon nhưng sợi cacbua
silic trên đệm cacbon rẻ hơn, có độ bền kém hơn và dễ nhạy cảm với các hiệu ứng bề
mặt.
-Sợi kim loại được dùng làm vật liệu cốt trong điều kiện có kinh tế hơn. Khi khai thác
composite ở nhiệt độ cao thường dùng sợi vonfram. Các sợi cốt mạ kim loại bảo vệ bề
mặt sợi khỏi bị ô xi hóa hoặc phản ứng hóa học, tránh các tác động nhiệt, tăng hoặc giảm
độ kết dính giữa sợi và nền và tăng độ bền của sợi cốt.
-Cốt vải: các loại vải thường được dệt từ những sợi có mô đun đàn hồi cao được dùng
làm cốt cho các composite phân lớp, quấn các dạng ống composite. Đặc biệt vải dệt từ sợi
cacbon có độ chịu nhiệt, độ cứng, độ bền cao.
3.2. Vật liệu nền:
Điều kiện làm vật liệu nền:
- Bảo vệ pha gia cường không bị hư hỏng khi có lực tấn công từ môi trường.
- Truyền ứng suất sang pha gia cường khi có ngoại lực tác dộng vào.
- Bền dẻo dai để hạn chế vết nứt.
- Độ cách điện, màu sắc phù hợp.
-Tính chất cơ lí của một số vật liệu nền nhiệt rắn như sau:

Phenol for-
Đặc tính cơ lý Cơ silic Polyeste Epoxy Polyimit
-mandehit
Độ bền, MPa
+ ¿¿
- Khi kéo: σ 1 40-70 20-50 30-70 35-100 90-95
−¿¿
- Khi nén: σ 1 100-125 60-100 80-150 90-160 250-280
Môđun đàn hồi
+¿ ¿ 7-11 6,8-10 2,8-3.8 2,4-4,2 3,2-5
E1 , GPa
Khối lượng riêng,
1,2-1.3 1,35-1,40 1,20-1,35 1,20-1,30 1,41-1,43
103kg/m3
Bền nhiệt, oC 140-180 250-280 50-80 130-150 250-320
Độ dãn dài tương
0,4-0,5 0,3-0,4 1,0-5,0 2-9 1-2,5
đối, %
Thể tích co % 15-25 15-20 5-10 1-5 15-20
Hệ số dãn nở vì
6,0-8,0 2,0-4,2 6,0-9,0 4,8-8,0 5,0-5,8
nhiệt
Độ ngậm nước
0,3-0,4 0,08-0,12 0,1-0,2 0,01-0,08 0,28-0,32
sau 24 giờ, %
Bảng tính chất cơ lí của một số vật liệu nền nhiệt rắn
-Tính chất cơ lí của một số vật liệu nền polyme nhiệt dẻo như sau:
Poly-
Nylon Rolivxan Poly- Polyeste
Đặc trưng cơ lý phenylen
6,5 HB-1 sunphon nhiệt dẻo
sunfit
+ ¿¿
Độ bền kéo σ 1 ,
83 77 60 72 56
MPa
Môđun đàn hồi
E+¿ ¿ 2,8 4,2 2,0 2,7 2,5
1 , GPa
Khối lượng
1,14 1,34 1,6 1,24 1,32
riêng, 103kg/m3
Độ bền nhiệt, oC 65 135 320 174 68
Độ dãn dài tương
10 3-4 3-4 50-100 10
đối
Bảng tính chất cơ lí của một số vật liệu nền polyme nhiệt dẻo
-Chất liệu nền cacbon: nền cacbon có tính chất cơ lí tương tự như sợi cacbon, đảm bảo
tính chịu nhiệt cao cho composite cacbon-cacbon và khai thác triệt để các ưu điểm của
sợi cacbon trong vật liệu composite.
Tính chất cơ lí của một số nền cacbon như sau:
Dạng nền Khối lượng Độ bền uốn, Mô đun đàn Độ bền khi Mô đun đàn
riêng, kg/m3 MPa hồi khi uốn, nén, MPa hồi khi uốn,
MPa MPa
Cốc trên cơ 1800-2000 156 330 78 1000
sở pec
Pirocacbon 2000-2200 110 2150 74 700

Thủy tinh 1500 91 2800 58 700


cacbon
Bảng tính chất cơ lí của một số nền cacbon

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức. Vật liệu Composite, Cơ học và công nghệ, Nhà
xuất bản KHKT Hà Nội, 2002.
Lê Quang Tụ. Vật liệu composite là gì? Cấu tạo, tính chất và ứng dụng.
https://naphogaminhtung.vn/vat-lieu-composite-la-gi/
Nguyễn Quốc Khánh. Vật liệu polyme-composite. 3/12/2007.
https://nguyenkhanhks.wordpress.com/2007/12/03/v%E1%BA%ACt-li%E1%BB%86u-
polymer-composite/

You might also like