You are on page 1of 14

ĐỀ 1

Câu 31: Ưu – nhược điểm của thuốc dùng qua da? Cho ví dụ minh họa?
* Ưu điểm:
- Da có diện tích bề mặt tiếp xúc rất lớn (~2m 2), nhận được 1/3 lượng máu từ tuần hoàn
chung, là con đường đưa thuốc nhiều tiềm năng.
- Đưa thuốc qua da tránh được tác động của đường tiêu hóa, nâng cao sinh khả dụng cho
một số dược chất có sinh khả dụng đường uống thấp như:
+ Dược chất không bền trong dịch vị: nitroglycerin, testosterone…
+ Dược chất bị phân hủy bởi men: insulin…
+ Dược chất chuyển hóa nhiều qua gan: morphin, propranolol…
- Thích hợp cho bệnh nhân không dùng được thuốc qua đường tiêu hóa (nôn, đi ngoài, hôn
mê…)
- Hệ trị liệu qua da tiện dùng: bệnh nhân tự dùng thuốc, tránh được phiền phức của dùng
thuốc đa liều (quên thuốc, dồn liều…), giảm được số lần dùng thuốc, dễ bóc vỏ thuốc khi
cần, đảm bảo sự tuân thủ của người bệnh
* Hạn chế:
- Da là hàng rào bảo vệ của cơ thể, có chức năng ngăn cản tác động của ngoại môi, cho
nên cũng là hàng rào ngăn cản hấp thu, hạn chế dược chất thấm qua da.
- Hệ trị liệu qua da đòi hỏi kỹ thuật bào chế cao.
- Một số DC kích ứng, khó thấm, không dùng được trên da.
Câu 38: Ảnh hưởng của chất tăng hấp thu tới sinh khả dụng của thuốc mỡ.
1. Các sulfoxid
Sulfoxid có thể trộn lẫn với nhiều dm phân cực, làm tăng độ tan của nhiều dược chất
ít tan, do đó làm tăng mức độ và tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi tá dược. Ngoài ra dm
này tác động vào lớp sừng, làm giảm tính đối kháng của nó, hòa tan các lipid trong da, làm
thay đổi cấu trúc của các lipoprotein, do đó làm tăng tốc độ và mức độ hấp thu dược chất.
Thường dùng: dimethylsulfoxid (DMSO), Alkyl - DMSO
2. Các alcol
Các alcol thường dùng: ethanol, isopropanol, alcol benzylic được sử dụng làm tăng
mức độ và tốc độ hòa tan của DC ít tan, cải thiện mức độ và tốc độ hấp thu qua da.
* Cơ chế
- Làm tăng độ tan của DC thân dầu, tăng mức độ và tốc độ GP ra khỏi tá dược;
- Hòa tan một phần chất lỏng trên bề mặt da, nên làm tăng khả năng xuyên thấm qua
lớp sừng;
- Tăng mức độ dự trữ thuốc trong da;
- Làm thay đổi hệ số khuếch tán của DC đối với lớp sừng.
3. Propylen glycol (PG)
PG làm tăng độ tan và khả năng giải phóng DC, làm tăng tính thấm qua da. PG tác
động trực tiếp vào cấu trúc vừa thân dầu vừa thân nước của da, đặc biệt là lớp sừng, nên
làm tăng hệ số phân bố DC trong lớp sừng, tăng khả năng xuyên thấm qua da, tăng hấp
thu.
Hiệu quả sử dụng cao nhất của PG là khi kết hợp với các chất làm tăng tính thấm
khác như Azon, acid oleic.
4. Acid béo
AB và các muối của nó làm tăng tính thấm qua da của DC, cải thiện mức độ xuyên
thấm qua da và tăng mức độ hấp thu DC.
* Cơ chế tác dụng
- Phá vỡ hàng rào bảo vệ của lipid lớp sừng;
- Tương tác với các protein tế bào;
- Làm tăng phân bố của DC và dung môi trong lớp sừng;
5. Amin và amid
- Làm trương nở tầng nền tế bào, thay thế nước trong tầng, tạo điều kiện cho dược
chất dễ thấm qua.
- Tác động trực tiếp lên lớp sừng, làm tăng khả năng xuyên thấm DC vào các lớp
của da
6. Các chất diện hoạt
Làm tăng độ tan của DC ít tan, làm tác nhân nhũ hóa, gây thấm vì thế tăng hấp thu.
* Cơ chế:
- Làm giảm khả năng đối kháng với lớp sừng.
- Làm thay đổi thành phần và tốc độ của quá trình tổng hợp một vài phospholipid,
tăng nhiệt độ bề mặt da, tăng tuần hoàn hệ mạch.
- Làm thay đổi độ tan, hệ số phân bố, hệ số khuếch tán của DC với tá dược cũng
như giữa tá dược với các lớp của da
- Làm thay đổi độ nhớt của thuốc (chủ yếu là giảm), nên làm tăng tốc độ khuếch tán
dược chất
- Làm giảm sức căng bề mặt ở giới hạn các pha, nên làm tăng tính thấm của DC.
Tác dụng của chất diện hoạt phụ thuộc vào bản chất, số lượng và giá trị HLB của
nó. Mức độ và tốc độ giải phóng DC đạt cao nhất ở giá trị tới hạn của cân bằng dầu –
nước.
7. Terpen
- Phá vỡ cấu trúc bền vững lớp lipid của lớp sừng;
- Tương tác với protein nội bào;
- Cải thiện sự phân bố DC, tăng tính thấm khác hoặc DM vào lớp sừng.
8. Cyclodextrin (CyD)
CyD ảnh hưởng tới mức độ và tốc độ vận chuyển phân tử DC vào trong da và đi qua
da, hấp thu vào hệ tuần hoàn chung.
Câu 44. Phân tích vai trò các thành phần và cách bào chế chế phẩm sau:
Natri diclofenac 0,25g
Alcol cetylic 7,5g
Propylen glycol 3,0g
Natri sulfit 0,03g
Tween 20 và Span 80 1,0g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,0g
* Phân tích thành phần:
Đây là công thức bào chế thuốc dạng kem có cấu trúc nhũ tương D/N (hệ phân tán dị thể),
trong thành phần có pha dầu, pha nước, chất nhũ hóa. Kem được bào chế bằng phương
pháp nhũ hóa trực tiếp, thành phần của các pha như sau:
- Dược chất chính là Natri diclofenac chiếm 0,25%. Là bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, dễ
hút ẩm. Dễ tan trong methanol, tan trong propylen glycol và ethanol, hơi tan trong nước,
thực tế không tan trong ether và chloroform. Tác dụng làm giảm đau, chống viêm và hạ
sốt mạnh.
- Pha nước:
+ Propylen glycol là tá dược thân nước đóng vai trò làm tăng độ tan cho Natri diclofenac
trong pha ngoại, làm tăng độ ổn định, giảm bay hơi nước của kem, và có tác dụng bảo
quản. Nói chung làm tăng sinh khả dụng và độ ổn định cho chế phẩm.
+ Natri sulfit là một tá dược thân nước, với tác dụng chống quá trình oxy hóa của
Diclofenac, vì vậy đóng vai trò là chất bảo quản của thuốc.
+ Nước cất: làm môi trường phân tán (pha ngoại).
- Pha dầu:
+ Alcol cetylic là một tá dược thân dầu, có tác dụng làm tăng độ ổn định của dạng kem,
điều chỉnh thể chất, tạo thể chất bán rắn cho dạng kem.
- Chất nhũ hóa: Bao gồm Span 80 và Tween 20. Đây là hai chất diện hoạt, Span 80 tan
trong dầu, Tween 20 tan trong nước. Span 80 và Tween 20 kết hợp với nhau tạo thành hệ
chất nhũ hóa cho dạng kem với kiểu nhũ tương D/N.
* Kỹ thuật bào chế:
- Bước 1: Cân các chất theo công thức.
- Bước 2: Trong cốc có mỏ, đun nóng propylene glycol đến 500C. Cho Natri diclofenac và
natri sulfit vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn (1).
- Bước 3: Đun nước cất trong cốc có mỏ khác đến 600C, cho tween 20 vào khuấy đều đến
khi tạo thành dung dịch trong. Đun nóng tiếp đến 70 0C và duy trì ở nhiệt độ này thu được
pha nước (2).
- Bước 4: Cho alcol cetylic và span 80 vào cốc có mỏ khác. Đun đến 600C, vừa đun vừa
khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. Đun tiếp và duy trì ở nhiệt độ
650C, thu được pha dầu (3).
- Bước 5, phối hợp 2 pha: Cho pha dầu (3) vào pha nước (2), khuấy trộn bằng máy để thu
được hỗn hợp tá dược kem đồng nhất (4). Sau khi kem gần nguội (đến khoảng 45 0C), phối
hợp dung dịch (1) vào và tiếp tục khuấy đều đến nguội.
- Đóng hộp, ghi nhãn theo quy định.

ĐỀ 2
Câu 32: Cấu trúc, chức năng sinh lý của da
1. Cấu trúc của da:
Da là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất. Cấu trúc của da có thể chia ra thành
3 lớp chính:
* Lớp biểu bì
Gồm các lớp nhỏ, bề dày phụ thuộc vào vị trí trên cơ thể, từ 0.006- 0.8mm, lớp này
gồm:
- Màng chất béo bảo vệ: có tác dụng giữ cho da trơn và bảo vệ những tác động của
môi trường. Lớp này hầu như không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc vì bản chất là
chất béo và chứa cholesterol.
- Lớp sừng: Còn gọi là lớp đối kháng hay hàng rào bảo vệ, có khả năng ngăn cản sự
xâm nhập của các chất và VSV từ bên ngoài vào cơ thể.
* Trung bì:
Là tổ chức liên kết, cấu tạo bởi các protein thân nước, nối thượng bì với hạ bì, có hệ
thống mạch máu nuôi dưỡng thượng bì và cho hoạt chất thân nước đi qua vào các lớp
trong da.
* Hạ bì:
Là tổ chức nối liền da với cơ thể, đồng thời nối thông ra ngoài qua các bao lông và
các tuyến mồ hôi, dễ dàng cho các dược chất thân dầu đi qua.
Ngoài ra, còn các phần phụ của da: nang lông, tuyến mồ hôi. Các phần phụ chiếm
khoảng 1% diện tích da→ con đường hấp thu qua da các bộ phận phụ chỉ là thứ yếu.
2. Chức năng sinh lí của da:
- Chức năng cơ học: làm da trở nên dẻo dai và linh động.
- Chức năng bảo vệ:
+ Bảo vệ sinh vật: chống lại sự xâm nhập và phát triển của VSV:
♦ Lớp sừng được coi là hàng rào bảo vệ;
♦ Môi trường acid yếu (pH 4,2 - 5,6);
♦ Da tiết ra các acid béo có mạch carbon ngắn;
+ Bảo vệ hóa học: lớp sừng rất ít cho các hóa chất thấm qua.
+ Bảo vệ các tia: ngăn cản sự tác động của tia cực tím.
- Điều chỉnh nhiệt: Do thân nhiệt 37º C và với hệ thống tuần hoàn trong da, hệ mao quản
cũng có thể giúp cho cơ thể điều hòa một phần nhiệt. Quá trình toát mồ hôi, bay hơi
nước…cũng làm mát da và hạ nhiệt.
Câu 40. Trình bày cấu tạo và cơ chế giải phóng dược chất của TTS? Cho ví dụ minh
họa?
Hệ trị liệu qua da (TTS- Transdermal Therapeutic System) là một dạng thuốc hấp
thu qua da đặc biệt, dùng để dán lên những vùng da của cơ thể có thể gây được tác dụng
phòng và điều trị bệnh”
Cấu tạo của TTS: dựa trên sơ đồ nguyên tắc
Cốt dược chất/ polymer
Màng bán thấm
Nền dính

Tùy thuộc vào việc lựa chọn các tá dược và phương pháp bào chế mà TTS thường có bốn
loại như sau:
- TTS, trong đó dược chất giải phóng thuốc qua màng. Ví dụ: Transderm – Scop
system (hệ trị liệu chứ scopolamin), Transderm – Nitro system (hệ trị liệu chứa
nitroglycerin)
- TTS, trong đó dược chất được khuếch tán vào cốt trơ. Ví dụ: Nitro – Dur system,
NTS system (đều chứa nitroglycerin)
- TTS, trong đó dược chất được phân tán trong nền dính. Ví dụ: Deponit system,
Nitrodua II system (đều chứa nitroglycerin)
- TTS, trong đó dược chất hòa tan trong các polymer thân nước. Ví dụ: Nitrodisc
system (chứa nitroglycerin)
Cơ chế giải phóng dược chất ra khỏi hệ trị liệu qua da có thể mô tả như sau:
Nếu gọi tốc độ thấm của dược chất qua các lớp của da là dQ/dt, có thể biểu diễn bằng
phương trình sau đây:
dQ/dt=Ps(Cd-Cr) (1)
Trong đó:
Cd là nồng độ dược chất thấm qua da ở pha khuếch tán (nồng độ dược chất ở trên bề mặt
của lớp sừng)
Cr là nồng độ của dược chất ở trong pha tiếp nhận (ở trong hệ mạch)
Ps là hệ số thấm của dược chất qua da, được xác định bởi:

Ps (2)

Trong đó :
Ks là hệ số phân bố của các phân tử thuốc từ TTS vào lớp sừng
Dss là hệ số khuếch tán của dược chất vào các lớp của da
hs là bề dày của da
Ps có thể được coi là giá trị hằng định nếu như các trị số trong phương trình (2)
không thay đổi.
Căn cứ vào phương trình (1), thấy rằng: nếu như nồng độ thuốc trên bề mặt lớp sừng (C d)
lớn hơn rất nhiều lần so với nồng độ thuốc trong cơ thể (Cr), lúc đó có thể coi là:
dQ/dt=Ps.Cd (3)
Và như vậy, tốc độ thấm của dược chất qua da dQ/dt là hằng số nếu như giữa được C d
không thay đổi trong suốt quá trình dược chất hấp thu. Giữ được C d hằng định có nghĩa là
luôn luôn duy trì được tốc độ giải phóng thuốc lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ hấp thu
(Rd>>Ra), trong đó Rd là tốc độ giải phóng, Ra là tốc độ hấp thu. Như vậy có nghĩa là nếu
dược chất (dù là phân tán hay hòa tan) trong cốt được giải phóng theo một tốc độ xác định
nhưng luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ hấp thu thì tốc độ thấm của thuốc là hằng
định và đảm bảo nồng độ thuốc luôn luôn duy trì ở ngưỡng điều trị trong cơ thể.
Câu 43. Phân tích vai trò các thành phần và cách BC chế phẩm sau:
Scopolamin 1,9mg
DMSO 1,88mg
Duro-Tak 87-2510 15,41mg (polyme tạo cốt)
Methanol 5l
Ethanol 5l
Lớp lưng vđ
DMSO là sulfoxid có thể trộn lẫn với nhiều dm phân cực, làm tăng độ tan của
nhiều DC ít tan  do đó làm tăng mức độ và tốc độ GPDC ra khỏi TD. Ngoài ra, dung
môi này tác động vào lớp sừng, làm giảm tính đối kháng của nó, hòa tan các lipid trong da,
làm thay đổi cấu trúc của các lipoprotein  do đó làm tăng tốc độ và mức độ hấp thu DC.
Thuốc dán thấm qua da (TTS) scopolamin với thiết kế DC tan trong nền dính có
cấu trúc một lớp
Phương pháp điều chế là miếng dán hấp thu qua da chứa scopolamin được bào chế
bằng phương pháp bốc hơi dung môi: scopolamin được hòa tan với chất tăng thấm và TD
tạo nền dính trong dung môi thích hợp, để yên cho hết bọt khí, tránh thành lớp mỏng lên
lớp nền polyester đã được cố định trên khung máy cán, bay hơi dung môi ở nhiệt độ
60oC/10 phút. Sau khi dung môi đã bay hơi, hỗn hợp DC được phủ một lớp lưng polyester
để có miếng dán theo cấu trúc một lớp với độ dày khoảng 250 µm.
Nghiên cứu cho kết luận miếng dán scopolamin với thiết kế DC tan trong nền dính
có cấu trúc một lớp đã được nghiên cứu thành công. Các kết quả về sự thấm qua da của
SH trong các chất nhạy dính và các chất tăng thấm đã chỉ ra rằng các chất nhạy dính có
nhóm chức –OH, thể hiện tính thấm qua da của SH là cao nhất và DMSO nồng độ 10%
thích hợp với vai trò chất tăng thấm cho miếng dán chứa SH 8% trong DT 87-2510 (Duro-
Tak).

ĐỀ 3

Câu 33. Trình bày cấu tạo lớp sừng và giải pháp tăng tính thấm thuốc qua lớp sừng?
1. Cấu tạo lớp sừng:
Còn gọi là lớp đối kháng hay hàng rào bảo vệ, gồm 20-30 lớp tế bào chết. Bên ngoài
là lớp tế bào bong lóc, bên trong là lớp sừng liên kết, bền chặt, bình thường lớp này chứa
10- 20% nước, khi hút thêm nước sẽ trương nở và mềm ra.
+ Bề dày của lớp sừng dao động từ 9-800µm (gan bàn chân dày nhất), trung bình
20-40µm.
+ Lớp sừng được coi là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của các chất từ bên ngoài
vào da. Khi bỏ lớp này sự hấp thu sẽ tăng lên đáng kể. Sự hấp thu thuốc qua da đã loại bỏ
lớp sừng lớn hơn 900 lần so với da còn nguyên vẹn,
+ Lớp sừng có thể giữ lại một phần dược chất→ lợi dụng điều này để chế các chế
phẩm bảo vệ da, tác dụng tại chỗ cũng như các chế phẩm có tác dụng kéo dài
+ Các hợp chất phosphor hữu cơ có khả năng tích lũy rất lâu trong lớp sừng, đây là
một hình thức tự bảo vệ cơ thể tránh ngộ độc: Parathion là 80 ngày, Dacthal là 112 ngày.
2. Giải pháp tăng tính thấm qua lớp sừng:
- Hydrat hóa lớp sừng làm tăng sự thấm và hấp thu của thuốc. Da ẩm (mức độ
hydrat hóa cao) làm tăng khả năng hấp thu. Băng bó sau khi bôi thuốc làm tăng lượng
thuốc hấp thu tới 4-5 lần. Khi da được bão hòa hơi nước, lớp sừng sẽ trương phồng, mềm
ra và dễ dàng cho thuốc thấm qua.
- Khi xây dựng công thức cho các chế phẩm thuốc hấp thu qua da, người ta cho
thêm vào thành phần các chất làm ẩm tự nhiên như: các acid béo, các acid cacboxylic,
pyrolidon, ure, natri, kali, calci lactat,…hoặc một hỗn hợp các chất giữ ẩm tự nhiên
- Dùng ure trong dạng thuốc mỡ vì ngoài khả năng làm ẩm da nó còn có tác dụng
làm tiêu sừng -> làm tăng tính thấm qua da của dược chất nghèo tính thấm.Ví dụ 1 số
corticoid dùng ngoài thường phối hợp với ure
Câu 42. Trình bày phương pháp đánh giá khả năng giải phóng dược chất, tính thấm và
mức độ hấp thu của thuốc qua da
* Phương pháp đánh giá tốc độ thấm của thuốc qua da
Tiến hành đánh giá trên da chuột cô lập:
Tốc độ thấm của dược chất là yếu tốt quan trọng quyết định đến chất lượng của thuốc dán.
Thực nghiệm đánh giá tốc độ thấm qua da chuột được tiến hành thông qua tế bào màng
khuếch tán franz (diện tích tiếp xúc 3,1 cm2, thể tích khoang nhận 15,5ml) môi trường khuếch
tán là dung dịch đệm phosphat pH 7,4, ổn định ở nhiệt độ 32 (dao động 0,50c) định lượng hàm
lượng thuốc qua da bằng phương pháp HPLC. Tốc độ thấm được ngoại suy từ đồ thị phóng
thích dược chất theo thời gian. Dựa vào tốc độ này, xác định được hàm lượng dược chất và
kích thước của thuốc dán.
* Nghiên cứu động học của quá trình giải phóng dược chất in vitro. Thông thường hay sử
dụng phương pháp khuếch tán qua màng nhân tạo. căn cứ vào đồ thị giải phóng (số lượng
thuốc giải phóng qua màng với diện tích xác định và từng khoảng thời gian), tính được hằng
số tốc độ giải phóng dược chất in vitro.
* Nghiên cứu động học quá trình thấm dược chất qua da in vitro – mô hình động vật: dùng
màng là da động vật đã loại bỏ mỡ. căn cứ vào lượng thuốc thấm qua da vào môi trường
khuếch tán trong từng khoảng thời gian xác định được hằng số tốc độ thấm dược chất qua da.
* Nghiên cứu động học quá trình thấm dược chất qua da tình nguyện: thường dùng da người
chết, bảo quản ở nhiệt độ thấp, cắt lấy lớp biểu bì, dùng làm nghiên cứu. tương tự như mô
hình động vật sẽ xác định được hằng số thấm dược chất từ TTS qua da người.
* Nghiên cứu động học quá trình thấm dược chất qua da người tình nguyện: Dùng TTS đặt
trên da người tính nguyện, sau từng khoảng thời gian, xác định lượng thuốc trong máu hoặc
sản phẩm hủy trong nước tiểu. vẽ đường cong nồng độ thuốc theo thời gian. Từ đó xác định
được sinh khả dụng của thuốc theo đường hấp thu qua da (AUC)
Câu 45. Phân tích vai trò các thành phần và cách bào chế chế phẩm sau:
- Methyl salycilate 10.0 g
- Menthol 5.0 g
- Alchol cetostearilic 13.5 g
- Natri laurylsulfat 1.5 g
- Dầu paraffin 10.0 g
- Nước tinh khiết 60.0 g
1. Dạng thuốc và tác dụng: Đây là công thức của thuốc mỡ dạng kem, trong đó Methyl
salycilat và Menthol là hai dược chất, có tác dụng giảm đau tại chỗ trong những trường
hợp đau nhẹ như đau cơ, bong gân…
2. Tính chất và vai trò của các thành phần có trong công thức:
- Methyl salycilat: Là một chất lỏng không mầu hoặc mầu vàng nhạt, t nc = 8.3oC, ts =
222.2oC . Rất khó tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol 96%, dầu béo và tinh dầu.
- Menthol: Là một hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc thu được từ cornmint, bạc hà hoặc dầu
bạc hà. Là một chất sáp tinh thể không mầu hoặc có mầu trắng. Ở nhiệt phòng nó ở dạng
rắn, khi tăng nhẹ nhiệt độ nó bị tan chảy ra… ngoài tác dụng của dược chất như đã nêu ở
phần trên, Menthol còn được sử dụng với mục đích là tạo mùi thơm, tạo cảm giác mát lạnh
khi bôi thuốc lên da.
- Alchol cetostearilic: Là một alcol béo, đóng vai trò là một tá dược thân dầu, được sử
dụng với mục đích để điều chỉnh thể chất, làm tăng độ mịn, tăng độ ổn định cho nhũ
tương, làm dịu da và niêm mạc.
- Natri laurylsulfat: Thuộc pha nước. Là một chất diện hoạt anion, chất nhũ hóa, tan tốt
trong nước tạo dung dịch đục như sữa. Được sử dụng trong công thức làm tăng khả năng
nhũ hóa và độ ổn định của nhũ tương khi kết hợp hai pha dầu và nước. Ngoài ra còn được
sử dụng với mục đích làm cho dược chất dễ thấm qua da.
- Dầu parafin: Là một chất lỏng, sánh. Là tá được thân dầu, được sử dung trong công thức
với mục đích ổn định nhũ tương, hạn chế sư bay hơi, tạo độ ẩm và làm dịu da.
- Nước tính khiết: Dung môi pha nước.
3. Phương pháp bào chế:
Ta nhận thấy đây là một thuốc mỡ dạng kem, có hai pha dầu và nước, vì vậy thuốc
được bào chế theo phương pháp nhũ hóa trực tiếp tạo hệ phân tán dị thể D/N.
- B1: Cân các thành phân có trong công thức.
- B2: Lấy 1 cốc 500ml, cho nước vào, sau đó đun nóng ở nhiệt độ 70 – 75 0C, sau đó cho
Natri lauryl sulfat vào, khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn ta được pha nước (1).
- B3: Trong một cốc 100 ml khác, cho Alcol cetostearilic vào, đung chảy AC và giữ ở
nhiệt độ 65 – 700C. Sau đó cho dầu parafin, Methyl salycilat, Menthol vào, khuấy đều cho
tới khi tan hết thu được pha dầu (2).
- B4: Cho pha dầu vào pha nước, khuấy trộn đều bằng thiết bị thích hợp cho tới nguội, thu
được kem đồng nhất.
- B5: Đóng gói, dán nhãn, kiểm nghiệm thành phẩm và nhập kho.
Đề 4

Câu 34: Trình bày con đường hấp thu thuốc qua da. ChoVD minh họa.
- Dược chất hấp thu thuốc qua da chủ yếu theo 2 đường:
+ Qua biểu bì:
 Qua khe của các tế bào
 Xuyên trực tiếp qua tế bào (lớp hàng rào Rein)
+ Qua trung gian của các bộ phận phụ như lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn.
Tuy nhiên, đường hấp thu qua biểu bì là chính vì bề mặt của nó lớn hơn từ 100 – 1000
lần so với bề mặt của lỗ chân lông.
- Qúa trình hấp thu thuốc qua da trải qua 4 giai đoạn:
+ Dược chất giải phóng khỏi tá dược (cốt thuốc)
+ Dược chất thấm qua lớp biểu bì (đặc biệt là lớp sừng)
+ Dược chất xuyên thấm qua các lớp tiếp theo của da
+ Hấp thu vào hệ mạch (tại chỗ hoặc phân bố tới các vùng xung quanh hoặc toàn bộ
cơ thể)
- Tốc độ hấp thu thuốc qua da của dược chất được xác định bởi:
+ Tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi chất tá dược (cốt thuốc)
+ Tốc độ thấm của thuốc qua lớp sừng (qua biểu bì)
+ Tốc độ xuyên thấm của thuốc qua các lớp của da
+ Tốc độ hấp thu vào hệ mạch của cơ thể
- Cơ chế chủ yếu của sự vận chuyển thuốc qua da: khuếch tán thụ động, tuân theo định
luật Fick, nghĩa là số lượng thuốc thấm qua da (với diện tích và bề dày nhất định) là hàm
số của gradient nồng độ và hệ số khuếch tán của dược chất.
Có thể biểu diễn bởi phương trình:
D.S.K. Δc
V =
Δx
Trong đó:
V là tốc độ khuếch tán của dược chất
D là hệ số khuếch tán của các phân tử thuốc trong màng
K là hệ số phân bố của thuốc giữa màng và môi trường khuếch tán
S là diện tích màng (diện tích bề mặt của lớp khuếch tán)
Δc là chênh lệch nồng độ giữa hai lớp của màng
Δx là bề dày màng (bề dày của da)
Cũng có thể biểu diễn định luật thứ nhất của Fick như sau:
Km.D Km.D.Cs
Kp = và Js =
 
Do đó: Jm = Kp.Cs
Trong đó:
Kp là hệ số thấm của dược chất
Js là lượng dược chất hòa tan trong môi trường khuếch tán tại thời điểm nhất định
(một đơn vị thời gian và một đơn vị diện tích)
Cs là chênh lệch nồng độ thuốc giữa hai lớp màng
D là hệ số khuếch tán dược chất
 là bề dày màng
Ví dụ: Một số nhóm dược chất chính thường được bào chế dưới dạng các chế phẩm dùng
ngoài da và hấp thu thuốc qua da như: các corticosteroid, các chất chống viêm không
steroid (NSAID), các chất kháng khuẩn, các chất kháng sinh và hoạt chất chống nấm.
Câu 39. Trình bày ảnh hưởng của da tới SKD thuốc mỡ
1. Loại da và tình trạng da
- Loại da khô , nghèo mỡ và nước thích hợp với dạng thuốc mỡ sử dụng tá dược
thân dầu và nhũ tương.
- Loại da trơn nhờn thường gây khó khăn cho quá trình thấm và hấp thu thuốc
- Các lứa tuổi: da người trẻ hấp thu tốt hơn da người già. Đặc biệt ở trẻ em, da hấp
thu tốt các loại hóa chất và dược chất độc do tỷ lệ diện tích bề mặt da trên trọng lượng cơ
thể rất lớn.
- Khi da bị tổn thương, tính thấm của dược chất tăng lên. Ngược lại ở những nơi da
bị sừng hóa, dày lên, sự hấp thu thuốc qua da giảm đi đáng kể.
2. Ảnh hưởng của bề dày da
Phương trình biểu diễn định luật Fick cho thấy tốc độ thấm thuốc qua da cũng như
tốc độ hấp thu thuốc qua da tỉ lệ nghịch với bề dày của da và tỷ lệ thuận với diện tích da
được bôi thuốc. Bề dày của da phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và các vùng khác nhau trên
cơ thể.
Ví dụ: da trẻ em hấp thu tốt hơn da người lớn, da phụ nữ mềm mại, mỏng hơn da nam giới
vì vậy khả năng thấm thuốc tốt hơn. Da vùng sau tai hấp thu tốt hơn da vùng bụng, cánh
tay, bắp, đùi...
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ da và khả năng giãn mạch
Số lượng thuốc hấp thu bởi một đơn vị diện tích của da trong một đơn vị thời gian là
hàm số mũ của nhiệt độ da.
- Khi tăng nhiệt độ da (điều kiện bệnh lý, chà xát, băng bó..) sự hấp thu thuốc tăng
lên, do khi nhiệt độ tăng (cả nhiệt độ da và nhiệt độ thuốc) sẽ làm giãn mạch, tăng hoạt
động tuần hoàn, làm cho sự chênh lệch nồng độ hoạt chất trên và dưới da sẽ cao, vì vậy
làm tăng tốc độ khuếch tán qua da. Ngược lại, một số tác nhân gây co mạch làm giảm sự
hấp thu thuốc qua da.
4. Ảnh hưởng của mức độ hydrat hóa lớp sừng
Mức độ hydrat hóa lớp sừng là yếu tố rất quan trọng đối với sự thấm và hấp thu của
thuốc. Da ẩm (mức độ hydrat hóa cao) làm tăng khả năng hấp thu thuốc. Chẳng hạn băng
bó sau khi bôi thuốc làm tăng lượng thuốc hấp thu tới 4-5 lần. Khi da được bão hòa nước,
lớp sừng sẽ trương phồng, mềm ra và dễ dàng cho thuốc thấm qua.
5. Hoạt động của các enzym
Câu 44. Phân tích vai trò các thành phần và cách bào chế chế phẩm sau:
Natri diclofenac 0,25g
Alcol cetylic 7,5g
Propylen glycol 3,0g
Natri sulfit 0,03g
Tween 20 và Span 80 1,0g
Nước tinh khiết vừa đủ 100,0g
* Phân tích thành phần:
Đây là công thức bào chế thuốc dạng kem có cấu trúc nhũ tương D/N (hệ phân tán dị thể),
trong thành phần có pha dầu, pha nước, chất nhũ hóa. Kem được bào chế bằng phương
pháp nhũ hóa trực tiếp, thành phần của các pha như sau:
- Dược chất chính là Natri diclofenac chiếm 0,25%. Là bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, dễ
hút ẩm. Dễ tan trong methanol, tan trong propylen glycol và ethanol, hơi tan trong nước,
thực tế không tan trong ether và chloroform. Tác dụng làm giảm đau, chống viêm và hạ
sốt mạnh.
- Pha nước:
+ Propylen glycol là tá dược thân nước đóng vai trò làm tăng độ tan cho Natri diclofenac
trong pha ngoại, làm tăng độ ổn định, giảm bay hơi nước của kem, và có tác dụng bảo
quản. Nói chung làm tăng sinh khả dụng và độ ổn định cho chế phẩm.
+ Natri sulfit là một tá dược thân nước, với tác dụng chống quá trình oxy hóa của
Diclofenac, vì vậy đóng vai trò là chất bảo quản của thuốc.
+ Nước cất: làm môi trường phân tán (pha ngoại).
- Pha dầu:
+ Alcol cetylic là một tá dược thân dầu, có tác dụng làm tăng độ ổn định của dạng kem,
điều chỉnh thể chất, tạo thể chất bán rắn cho dạng kem.
- Chất nhũ hóa: Bao gồm Span 80 và Tween 20. Đây là hai chất diện hoạt, Span 80 tan
trong dầu, Tween 20 tan trong nước. Span 80 và Tween 20 kết hợp với nhau tạo thành hệ
chất nhũ hóa cho dạng kem với kiểu nhũ tương D/N.
* Kỹ thuật bào chế:
- Bước 1: Cân các chất theo công thức.
- Bước 2: Trong cốc có mỏ, đun nóng propylene glycol đến 500C. Cho Natri diclofenac và
natri sulfit vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn (1).
- Bước 3: Đun nước cất trong cốc có mỏ khác đến 600C, cho tween 20 vào khuấy đều đến
khi tạo thành dung dịch trong. Đun nóng tiếp đến 70 0C và duy trì ở nhiệt độ này thu được
pha nước (2).
- Bước 4: Cho alcol cetylic và span 80 vào cốc có mỏ khác. Đun đến 600C, vừa đun vừa
khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. Đun tiếp và duy trì ở nhiệt độ
650C, thu được pha dầu (3).
- Bước 5, phối hợp 2 pha: Cho pha dầu (3) vào pha nước (2), khuấy trộn bằng máy để thu
được hỗn hợp tá dược kem đồng nhất (4). Sau khi kem gần nguội (đến khoảng 45 0C), phối
hợp dung dịch (1) vào và tiếp tục khuấy đều đến nguội.
- Đóng hộp, ghi nhãn theo quy định.

You might also like