You are on page 1of 17

THÍ NGHIỆM PHÁ TIỂU NÃO

MỤC TIÊU

1. Nắm được các thành phần và chức


năng của tiểu não.
2. Nhận định và giải thích được các thí
nghiệm phá tiểu não.
3. Làm được các thí nghiệm.

(1870 – 1961)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tiểu não có các chức năng chính là:
• Điều hoa trương lực cơ.
• Giữ tư thế và thăng bằng cho cơ thể.
• Phối hợp các động tác cho đúng tầm,
đúng hướng.
- Ở người khi phá tiểu não sẽ làm rối loạn
trương lực cơ, rối loạn tư thế thăng bằng
phối hợp động tác cấp thấp và cấp cao.
(1870 – 1961)
I. ĐẠI CƯƠNG
❖Tiểu não gồm có 3 phần:
- Tiểu não cổ (ứng với thùy nhung) .
- Tiểu não cũ (hay còn gọi là cựu tiểu não
ứng với thùy nhộng) .
- Tiểu não mới (hay còn gọi là tân tiểu não -
hai bán cầu tiểu não).

(1870 – 1961)
I. ĐẠI CƯƠNG
❖Hình não ếch:

1. Trụ khứu giác;


2. Não trước;
3. Tuyến tùng;
4. Thúy thị giác;
5. Tiểu não;
6. Thân não.

(1870 – 1961)
II. NGUYÊN TẮC
- Dùng dùi ếch chọc qua mốc giải phẫu trên
hộp sọ ếch và chim bồ câu để phá tiểu não,
quan sát sự thay đổi trương lực cơ, tư thế
và sự vận động của chúng.

(1870 – 1961)
III. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
- Động vật : ếch và chim bồ câu.
- Dụng cụ: dùi ếch, khăn ếch, thau nước,
dao mổ.

(1870 – 1961)
IV. TIẾN HÀNH
4.1 Phá một bên tiểu não ở ếch:
❖Cách phá:
-Xác định từ giao điểm của đường nối tâm của
hai tai giả với đường thẳng giữa nhích lên trên
1 mm, rồi nhích sang phải hoặc sang trái 1 mm.
-Sau khi xác định được mốc giải phẫu, chọc dùi
qua da qua hộp sọ, sâu khoảng 1,5 mm và phá
bằng cách quét mũi dùi ngang ra phía ngoài.

(1870 – 1961)
IV. TIẾN HÀNH
4.1 Phá một bên tiểu não ở ếch:
❖Kết quả:
-Phá tiểu não bên nào thì trương lực cơ bên đó
giảm: ếch sụp một nửa thân về phía bị phá, đầu
nghiêng cùng bên.
-Thả ếch vào chậu nước sẽ thấy nó bơi vòng
về bên bị phá, cử động của 4 chi không còn
nhịp nhàng.

(1870 – 1961)
IV. TIẾN HÀNH
4.2. Phá tiểu não ở chim câu:
❖Cách phá:
-Để mỏ chim câu chúc xuống vuông góc với
mặt phảng ngang; đường thẳng từ khe não của
chim câu chiếu lên đỉnh đầu là nơi tương ứng
với vùng của tiểu não.

(1870 – 1961)
IV. TIẾN HÀNH
4.2. Phá tiểu não ở chim câu:
❖Cách phá:
Phá tiểu não cũ:
-Đâm dùi vuông góc với đỉnh đầu của chim
(vào phần ụ nhô) trên đường giữa của hộp sọ,
sâu khoảng 4 mm
-Sau đó quét mũi dùi dọc theo đầu theo chiều
trước sau.

(1870 – 1961)
IV. TIẾN HÀNH
4.2. Phá tiểu não ở chim câu:
Phá tiểu não mới:
-Từ ụ nhô chính giữa đỉnh đầu, đưa dùi nhích
ra ngoài, cách đường giữa 1 mm về bên phải
hoặc bên trái,
-Sau đó cũng quét mũi dùi theo chiều trước
sau.

(1870 – 1961)
V. KẾT QUẢ
5.1. Kết quả phá tiểu não cũ:
-Trương lực cơ tăng đặc biệt là trương lực cơ
duỗi (cơ chống lại sức hút trái đất).
-Đầu con vật ngửa gấp lên lưng, đuôi cong,
chân duỗi thẳng hai cánh dang rộng.
-Khi vận động: ngã ngửa ra sau hoặc ngã
nhào về phía trước, lộn vòng.

(1870 – 1961)
V. KẾT QUẢ
5.2. Kết quả phá tiểu não mới:
-Phá tiểu não mới bên nào thì trương lực cơ
bên đó giảm.
-Đầu ngoẹo về bên bị phá.
-Cánh và chân bên bị phá choãi ra.
-Khi vận động: chân và cánh bên đối lập đập
mạnh làm con vật quay tròn về phía bị phá.

(1870 – 1961)
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Phá tiểu não ở ếch → trương lực cơ giảm,
→ tiểu não điều hòa trương lực cơ.
- Phá tiểu não cũ ở chim câu: trương lực
cơ tăng, → tiểu não cũ ức chế trương lực
cơ.
- Phá tiểu não mới ở chim câu trương lực
cơ giảm → tiểu não mới có chức năng làm
tăng trương lực cơ.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
❖ Chú ý: khi phá tiểu não ếch và tiểu não
chim bồ câu, trương lực cơ giảm đồng bên
→ tiểu não liên hệ với tủy sống cùng phía,
thông qua hai con đường ngoại tháp là
hồng gai và tiền đình gai.

(1870 – 1961)
HẾT

You might also like