You are on page 1of 22

XỬ LÝ MẪU PHÂN TÍCH: TÁCH CHIẾT, CHƯNG CẤT VÀ KẾT TINH

Quá trình tách các cấu tử cần phân tích hoặc sản phẩm khỏi hỗn hợp, nhằm đạt
được kết quả phân tích chính xác.
TÁCH CHIẾT

Chiết là chuyển cấu tử pha I (rắn hoặc lỏng) sang pha II không trộn lẫn với nó, để
có thể dễ dàng tách riêng các cấu tử
a. Nguyên tắc và cơ sở của sự chiết
Chiết dựa trên cơ sở sự hòa tan (hay phân bố) khác nhau của chất phân tích vào trong hai
dung môi không trộn lẫn vào nhau. Tức là chất phân tích tan tốt trong dung môi này
nhưng lại không tan tốt trong dung môi kia, nghĩa là sự phân bố của chất trong hai dung
môi là rất khác nhau nhờ đó mà chúng ta lấy được chất phân tích ra khỏi mẫu ban đầu,
chuyển nó vào dung môi chúng ta mong muốn sau đó xác định nó trong dung môi chúng
ta vừa chiết vào.
Yếu tố quyết định sự tách và xử lý mẫu ở đây là hệ số phân bố của chất phân tích trong
các phase và điều kiện thực hiện chiết tách.
b. Hệ số phân bố của chất
Hệ số phân bố là một hằng số vật lý (hằng số nhiệt động) đặc trưng cho sư chiết. Nó cho
ta biết sự phân bố (hay hòa tan) của các chất phân tích trong hai dung môi (hay 2 pha)
không trộn lẫn vào nhau theo tỷ lệ hay mức độ nào. Nếu giá trị hằng số này càng lớn thì
sự phân bố đó càng khác nhau nhiều vì vậy càng thuận lợi cho sự chiết tách các chất. Ví
dụ chất X được phân bố vào hai dung môi không trộn lẫn vào nhau (A và B) thì hệ số
phân bố này được xác định theo biểu thức sau K(D) = Cx(A)/Cx(B)
Trong đó CX(A) và CX(B) là nồng độ chất X trong hai dung môi A và B. Nếu hệ số phân
bố KD > 99/1 xem như chất X chuyển hoàn toàn vào dung môi A. Đó là điều kiện của
quá trình chiết để lấy chất phân tích ra khỏi nền mẫu.
Để có được kết quả tốt, quá trình chiết phải đạt được các yêu cầu sau:
- Dung môi có độ tinh khiết cao, đảm bảo không làm nhiễm bẩn
- Dung môi chiết phải hòa tan tốt chất phân tích, nhưng không hòa tan tốt các
chất có trong mẫu
- Hệ số phân bố chiết phải lớn để sự chiết được triệt để
- Cân bằng chiết nhanh đạt, thuận nghịch để giải chiết được tốt
- Sự phân lớp khi chiết phải rõ ràng, nhanh và dễ tách ra riêng biệt
- Phải chọn pH hay môi trường acid thích hợp
- Chọn nhiệt độ phù hợp
- Phải thực hiện lắc mạnh trong quá trình chiết
- Cho thêm chất chống tạo bọt khi cần để có sự phân lớp tốt
Phương pháp chiết lỏng-lỏng
Nguyên tắc của kỹ thuật chiết này là hai pha lỏng không trộn lẫn được vào
nhau, trong hai dung môi này có thể có một dung môi chứa chất phân tích
được để trong một dụng cụ chiết (phễu chiết).
Khi lắc chiết, chất phân tích sẽ được phân bố vào hai dung môi theo tính chất
của chúng để đạt tới trạng thái cân bằng. Vì thế hệ số nhiệt động KD của cân
bằng chiết là yếu tố quyết định hiệu quả của sự chiết.
Chiết theo kiểu này có hai phương pháp là chiết tĩnh và chiết theo dòng chay
liên tục. Trong phân tích, phương pháp chiết tĩnh được sử dụng phổ biến
hơn
Phương pháp chiết dòng chảy liên tục
Trong phương pháp này khi thực hiện, chiết hai pha lỏng không trộn lẫn được vào nhau
được bơm liên tục với một tốc độ nhất định qua một hệ chiết như phễu chiết hay bình
chiết liên hoàn đóng kín. Hoặc cũng có thể chỉ một dung môi chuyển động còn một pha
đứng yên. Khi đó chất phân tích sẽ được phân bố vào hai dung môi theo tính chất của
chúng, để đạt tới trạng thái cân bằng. Vì thế ở đây hệ số phân bố nhiệt động KD là yếu tố
quyết định hiệu quả chiết. Chiết theo cách này nhanh, hiệu suất cao, đây là phương pháp
chiết được ứng dụng nhiều trong chiết sản xuất công nghệ.
Để thực hiện chiết theo cách này, phải có hệ thống máy chiết, cột chiết, có bơm để bơm
các chất theo dòng chảy ngược chiều nhau và phải có bộ tách pha để tách các chất ngay
trong quá trình chiết, để lấy chất được chiết ra liên tục hay theo từng thời điểm nhất định
khi mà cân bằng đã đạt được.
Ví dụ: Chiết các kim loại nặng từ nước biển. Lấy V mL dung môi chiết thường (V≥ 25 mL
tùy vào hàm lượng chất phân tích) cho vào bình chiết, thêm 2 mL APDC 0.1% trong EtOH,
cho bình chiết vào hệ thống máy chiết, lắp hệ cho kín. Lấy 500 mL mẫu nước biển, chỉnh
pH= 4 bằng HCl 10%. Bơm tuần hoàn liên tục dung dịch mẫu qua bình chiết trong 30
phút, sau đó tách lấy pha hữu cơ có chứa chất phân tích. Nếu không có hệ thống bơm thì
có thể tiến hành chiết theo cách gia
nhiệt bay hơi dung môi chiết.
Chiết Soxhlet
a. Nguyên tắc: chiết Soxhlet là một kỹ thuật chiết đặc biệt được thực hiện nhờ một loại
thiết bị riêng của nó. Kiểu chiết này cũng như kiểu chiết lỏng-lỏng nên về bản chất của sự
chiết vẫn là định luật phân bố của một chất trong hai pha không trộn lẫn vào nhau. Song
ở đây hai pha không trộn lẫn vào nhau. Có thể pha mẫu ở trạng thái lỏng, bột, dạng mảnh
hay lá. Dung môi chiết (hữu cơ) ở trong thái lỏng. Ví dụ chiết lấy dầu Meiton từ lá cây bạc
hà bằng dung môi hữu cơ n-hexane
hay benzene. Chiết các thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật trong mẫu rau quả, mẫu đất
bằng nhexane. Vì thế đây là kiểu chiết của hệ chiết có thể cả đồng thể và dị thể. Trong
thực tế, hệ dị thể là phổ biến và chất phân tích nằm trong matrix rắn.
b. Các trang thiết bị
Trang bị của kỹ thuật chiết này có hai loại là
- Hệ chiết Soxhlet thường và đơn giản
- Hệ chiết Soxhlet tự động (auto-soxhlet)
Cách chiết theo hệ đầu tiên là đơn giản, vận hành bằng tay, còn hệ thứ 2 vận hành một
cách tự động. Kỹ thuật này chủ yếu được sử dụng để tách các chất hữu cơ. Kỹ thuật này
rất thích hợp để chiết chất phân tích nằm trong mẫu ở pha rắn như dạng bột, mảnh nhỏ
hay các vật liệu khô như lá cây... Vì thế nó là hệ chiết dị thể. Kỹ thuật chiết này chủ yếu
được sử dụng cho chiết tách phân tích các chất hữu cơ trong các đối tượng mẫu khác
nhau không ở dạng lỏng.
Kỹ thuật chiết siêu âm
Nguyên tắc: quá trình chiết ở đây vẫn dựa trên cơ sở chung của sự chiết là sự phân bố
của chất phân tích vào hai pha không trộn lẫn vào nhau, điểm khác biệt là được thực
hiện chiết trong môi trường có thêm tác dụng của sóng siêu âm. Pha chứa mẫu phân tích
là pha nước và pha lỏng để chứa chất phân tích là dung môi hữu cơ (pha thứ 2) đều
được cho vào bình chiết, sau đó được đặt vào trong tủ chiết và tiến hành chiết dưới tác
dụng của sóng siêu âm thích hợp. Cách chiết này có thể thực hiện ở hai trạng thái đồng
thể và dị thể như:
- Hệ đồng thể lỏng lỏng, ở đây chất mẫu phân tích tan trong dung môi lỏng như nước và
dung môi chiết cũng là chất lỏng, thường là các dung môi hữu cơ.
- Hệ dị thể rắn lỏng, trường hợp này mẫu phân tích ở trạng thái rắn thường được nghiền
thành bột hay băm nhỏ và bỏ vào trong bình chiết có dung môi dung môi chiết thường là
các dung môi hữu cơ. Khi tiến hành chiết dưới tác dụng của sóng siêu âm có tần số cao,
mạng cấu trúc của các phân tử chất mẫu bị phá vỡ, chất phân tích được giải phóng và
phân bố (hay tan) vào trong dung môi chiết theo tính chất của nó và ở đây hệ phân bố
của chất giữa hai pha cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của sự chiết.
- Năng lượng siêu âm có tác dụng chính là phá vỡ cấu trúc ban đầu của mẫu, tạo điều
kiện cho cân bằng chiết xảy ra dễ dàng hơn, triệt để hơn.
Nguyên lý hoạt động

Năng lượng song siêu âm làm cho dung môi hút thu bị sủi bọt, đẩy chất cần chiết ra khỏi
hỗn hợp (cây cỏ, côn trùng…) và tan vào trong dung môi
Kỹ thuật chiết pha rắn.
Nguyên tắc của quá trình chiết pha rắn là mẫu ở trạng thái lỏng hay hơi còn chất chiết ở
dạng rắn, thể hạt nhỏ, xốp (5-10 µm đường kính). Chất chiết gọi là pha tĩnh và được nhồi
vào cột sắc ký nhỏ (kích thước 10 x 1 cm hay dung lượng 5-10 mL). Chất chiết là các hạt
silica trung tính, các hạt nhôm oxide hay silicagel đã alkyl hóa nhóm OH bằng những
nhóm alkyl mạch thẳng C2, C4, C8 hay C18... hay nhóm phenyl. Nó được chế tạo trong
điều kiện tương tự như điều kiện chế tạo pha tĩnh của HPLC nhưng các hạt này có độ xốp
lớn hơn và diện tích bề mặt xốp thường từ 50-200 m2 /g. Khi xử lý mẫu, dung dịch chứa
chất phân tích được dội lên cột có chứa pha rắn này.
Pha tĩnh sẽ tương tác với các chất mẫu và giữ lại một nhóm chất phân tích, còn các nhóm
khác sẽ đi ra khỏi cột cùng với dung môi hoa tan mẫu. Như thế nhóm chất phân tích tồn
tại trên pha tĩnh và sẽ được rửa giải ra khỏi cột bằng một dung môi thích hợp. Các chất
chiết pha rắn có thể được chế tạo theo các loại sau đây + Chất hấp phụ pha thường (silica
trung tính và aluminium oxide) + Chất hấp phụ pha ngược (silica được alkyl hóa nhóm
OH) + Chất có khả năng trao đổi ion (cationit, anionit, cặp ion) + Chất rây hay sàng lọc
phân tử theo kích thước + Chất hấp phụ pha khí-rắn (purge and trap extraction) Chính vì
có nhiều loại pha tĩnh như thế nên kỹ thuật chiết pha rắn cũng có nhiều cơ chế và quá
trình động học khác nhau, theo bản chất mỗi cơ chế đó.
Kỹ thuật chiết bẫy hấp phụ dạng khí (chiết rắn-khí)
Nguyên tắc chung
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở là ở một nhiệt độ thích hợp, khi thổi một dòng khí trơ nóng
(Ar hay He) vào dung dịch mẫu, một nhóm chất phân tích sẽ bị bay hơi và lôi cuốn theo
dòng khí trơ đến cột hấp phụ, tại đây chất phân tích sẽ bị giữ lại trên pha tĩnh trong khi
các chất khác đi qua. Vì thế về bản chất nó cũng là sự chiết giữa hai pha khí và rắn theo cơ
chế hấp phụ. Để giải hấp, cột được gia nhiệt và chất phân tích bay ra khỏi bề mặt pha tĩnh
và theo dòng khí trơ đi vào máy phân
tích (GC) hay hấp thu vào một dung môi hữu cơ phù hợp cho các phép phân tích khác như
HPLC hay UV-VIS.
Phương pháp này được dùng cho các mẫu rắn và lỏng, bùn hay bã thải nhưng chỉ thích
hợp cho các chất có nhiệt độ bay hơi thâp (< 150oC). Như thế tùy vào việc lựa chọn pha
tĩnh và nhiệt độ mà người ta có thể tách được các nhóm chất ra khỏi nhau sau đó phân
tích chúng theo các phương pháp phù hợp. Cách này rất thích hợp cho việc tách chiết các
chất hữu cơ trong các mẫu rắn (bột, bùn, nhão). Tất nhiên việc trước tiên phải nhũ hóa các
mẫu này bằng một dung môi thích hợp như nước hay một dung môi hữu cơ nặng có nhiệt
đội sôi cao. Pha tĩnh thường là các chất hấp phụ dựa trên silica như silica trung tính hay
biến tính tương tự như các hệ NP-HPLC, RP-HPLC.
CHƯNG CẤT

Chưng cất là quá trình chuyển chọn lọc một cấu tử từ pha lỏng sang pha hơi (dưới
tác dụng của nhiệt), rồi cho ngưng tụ trở lại  để tách cấu tử cần phân tích.
Chưng cất là quá trình xảy ra khi đun sôi một hỗn hợp lỏng, để
tách chất có nhiệt độ sôi thấp hơn ở dạng hơi, bằng cách ngưng tụ
hơi trở lại thành dạng lỏng
… & KẾT TINH

You might also like