You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA DƯỢC
-----------------

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

HÓA LÝ DƯỢC

Bộn môn Hóa Lý Dược – Năm 2020


Lưu hành nội bộ
MỤC LỤC

BÀI 1. ĐIỀU CHẾ, TINH CHẾ KEO ĐIỀU CHẾ, CHUYỂN TƯỚNG NHŨ TƯƠNG ... 1
BÀI 2. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐÔNG VÓN CỦA HỆ KEO .......................................... 3
BÀI 3. PHẢN ỨNG BẬC NHẤT - THỦY PHÂN ACETAT ETYL .................................... 6
BÀI 4. PHẢN ỨNG BẬC HAI - XÀ PHÒNG HOÁ ACETAT ETYL ................................ 8
BÀI 5: pH VÀ DUNG DỊCH ĐỆM ...................................................................................... 10
BÀI 6. XÁC ĐỊNH pKa BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CONG CHUẨN ĐỘ ......... 13
BÀI 7. KHẢO SÁT SỰ HẤP PHỤ ACID ACETIC TRÊN THAN HOẠT ....................... 15
BÀI 8. ĐỘ DẪN ĐIỆN .......................................................................................................... 17

i
NỘI QUY MÔN HỌC

1. Sinh viên phải có mặt đúng giờ với mỗi buổi thực tập, sáng 7h30, chiều 12h50, đi
trễ 15 phút, coi như vắng mặt, phải đi thực tập bù.

2. Phải mặc áo Blouse, không mang đồ ăn, thức uống, vật dụng trái phép (dao, hung
khí, chất gây cháy nổ...) vào phòng thực hành.

3. Không sử dụng điện thoại di động trong phòng ngoại trừ việc phục vụ cho học thực
hành.

4. Xin phép giáo viên khi có việc cần ra khỏi phòng thực hành lúc chưa hết giờ.

5. Sinh viên hoàn thành việc dán hình thẻ 3x4 chậm nhất là vào buổi thứ 2 của đợt
thực tập (nếu buổi thứ 3 không có ảnh trừ 5 điểm chuyên cần).

6. Sinh viên kiểm tra, ký nhận dụng cụ đầu buổi học và ký trả sau buổi học vào sổ ký
nhận dụng cụ.

7. Trong quá trình học, nếu sinh viên làm vỡ dụng cụ phải báo cho kỹ thuật viên để
xác nhận đền dụng cụ. Sinh viên phải đền dụng cụ trong vòng 3 tuần sau khi làm bể
và trước khi thi hết học phần diễn ra, nếu không sẽ bị cấm thi.

8. Sinh viên phải làm bài báo cáo sau mỗi buổi học. Làm cá nhân, nộp lại đầu giờ học
hôm sau.

9. Sau buổi học sinh viên dọn vệ sinh tại chỗ, nhóm trực nhật hoàn thành các công việc
trong checklist trực nhật của bộ môn.

10. Sinh viên được bù không quá 2 buổi trong đợt thực tập. Trường hợp sinh viên vắng
và không bù sẽ bị cấm thi cuối kì. Sinh viên không được hoãn thi .( Trừ các trường
hợp được khoa xác nhận: đám cưới của SV, đau ốm có giấy nhập viện,...)

ii
BÀI 1. ĐIỀU CHẾ, TINH CHẾ KEO ĐIỀU CHẾ, CHUYỂN
TƯỚNG NHŨ TƯƠNG

MỤC TIÊU
- Điều chế được keo.
- Khảo sát được tính khuếch tán của hệ keo.
- Điều chế và chuyển tướng được nhũ tương.
I. TIẾN HÀNH
1. Điều chế hệ keo
1.1. Điều chế keo lưu huỳnh
Cho từ từ 2 ml dung dịch lưu huỳnh bão hòa trong cồn vào becher chứa sẵn 30 ml
nước cất, đồng thời khuấy đều. Nhận xét keo thu được.
1.2. Điều chế keo xanh phổ
Lấy 5 ml dung dịch FeCl3 2% cho vào becher, thêm tiếp 1 ml dung dịch kali
ferocyanid 10%, khuấy kỹ tạo tủa xanh phổ. Lọc tủa, đợi ráo, rửa sạch tủa bằng nước
cất, mỗi lần rửa với khoảng 20 giọt cho đến khi nước rửa không màu. Nhỏ từ từ lên
mặt tủa khoảng 5 ml acid oxalic 0,1 N. Hứng dịch lọc, thu được keo xanh phổ. Nhận
xét keo xanh phổ thu được.
Lưu ý: Hệ keo xanh phổ này được sử dụng tiếp cho mục 3.
2. Khảo sát tính khuếch tán của keo xanh phổ
Để khảo sát sự khuếch tán của các chất, người ta thường tiến hành trong các gel có
nồng độ thấp. Vì trong gel có nồng độ thấp, sự khuếch tán cũng gần giống như trong
dung môi nguyên chất và có thể khảo sát được.
2.1. Điều chế gel thạch
Cân 0,3 g agar cho vào becher 100 ml, thêm 30 ml nước cất, ngâm trương nở khoảng
30 phút. Đun cho agar tan hoàn toàn trên bếp điện. Nhấc xuống bếp, cho tiếp 1 ml
dung dịch NaOH 0,1N và 5 giọt phenolphatlein 0,1%, khuấy đều. Khi keo còn nóng,
chia đều gel vào 3 ống nghiệm (mặt gel phải phẳng và không có bọt). Để nguội hoặc
làm lạnh cho gel đông hoàn toàn.
2.2. Tiến hành khuếch tán
Cho đồng thời vào 3 ống thạch:
Ống 1: 2 ml dung dịch HCl 0,1 N;

1
Ống 2: 2 ml dung dịch CuSO4 10 %;
Ống 3: 2 ml dung dịch keo xanh phổ thu được ở phần 1.2;
Để yên khoảng 1 giờ. Quan sát sự khuyếch tán của H+ trong ống 1, Cu2+ trong ống 2
và tiểu phân keo xanh phổ trong ống 3.
Nhận xét và giải thích hiện tượng màu trong mỗi ống nghiệm. Biện luận kết quả
khuếch tán.
3. Điều chế và phân biệt nhũ tương
3.1. Điều chế nhũ tương dầu trong nước (D/N)
Cho khoảng 2 ml dung dịch xà phòng natri 2%, thêm 10 giọt Sudan III trong benzen
vào ống nghiệm có nắp. Đậy nắp, lắc đều tạo nhũ tương. Lấy vài giọt nhũ tương này
để lên lame, đậy bằng lamelle. Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10.
Cho biết nhũ tương thu được là nhũ tương gì? Tại sao?
3.2. Chuyển nhũ tương D/N thành nhũ tương N/D
Thêm từ từ từng giọt khoảng 1ml dung dịch CaCl2 1% vào nhũ tương vừa điều chế
được, vừa cho vừa lắc đều nhẹ nhàng. Thêm khoảng 3 – 4 ml dầu, lắc đều. Lấy vài giọt
nhũ tương để lên lame, đậy bằng lamelle. Quan sát bằng kính hiển vi vật kính 10. Cho
biết nhũ tương thu được là nhũ tương gì? Giải thích vai trò của CaCl2.
II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Giải thích cơ chế hình thành keo lưu huỳnh?
2. Giải thích cơ chế hình thành keo xanh phổ?
3. Giải thích cơ chế sự chuyển tướng của nhũ tương? Vai trò của chất nhũ hóa? Vai trò
của CaCl2?

2
BÀI 2. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐÔNG VÓN CỦA HỆ KEO

MỤC TIÊU
- Khảo sát được tính chất đông vón của hệ keo.
- Xác định được ngưỡng keo tụ của chất điện ly.
- Ứng dụng hiện tượng đông vón để xác định được điểm đẳng điện của gelatin.
I. TIẾN HÀNH
1. Khảo sát sự đông vón của hệ keo
1.1. Đông vón thuận nghịch
Lấy 10 ml dịch lọc lòng trắng trứng cho vào becher 50 ml, cho từ từ amonium sulfat
vào, vừa cho vừa khuấy cho tới khi bão hòa. Khi đó albumin sẽ đông vón. Lọc lấy tủa
albumin, cho toàn bộ tủa vào trong khoảng 40 ml nước cất, khuấy đều. Nhận xét về
khả năng phân tán của tủa albumin.
1.2. Đông vón không thuận nghịch
Lấy 10 ml dịch lọc lòng trắng trứng cho vào becher 50 ml. Đun trên bếp điện đến khi
albumin đông vón. Lọc lấy tủa, cho toàn bộ tủa vào trong khoảng 40 ml nước cất,
khuấy đều. Nhận xét về khả năng phân tán của tủa albumin.
1.3. Khảo sát tác dụng bảo vệ của keo thân dịch đối với keo sơ dịch
1.3.1. Điều chế dung dịch keo sắt (III) hydroxyd
Lấy 5 ml dung dịch FeCl3 2% nhỏ từ từ vào 50 ml nước cất đang sôi. Đun thêm vài
phút trên bếp. Ta có keo Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
1.3.2. Khảo sát tác dụng bảo vệ của keo gelatin đối với keo Fe(OH)3
Cho lần lượt vào 2 ống nghiệm có nắp theo thứ tự các chất được ghi trong bảng sau:

Ống nghiệm
Hoá chất
1 2
Keo Fe(OH)3 (ml) 1,0 1,0
Keo Gelatin 2% (ml) 1,0 0

Nước cất (ml) 0 1,0

Dung dịch NaCl 10% (ml) 6,0 6,0

Nhận xét về độ đục của 2 ống nghiệm tại các thời điểm: 0 và 15 phút.
Kết luận về khả năng bảo vệ của keo gelatin đối với keo sắt (III) hydroxyd.

3
2. Xác định ngưỡng keo tụ
Cho lần lượt vào 5 ống nghiệm không nắp theo thứ tự các chất được ghi trong bảng sau:

Ống nghiệm
Hoá chất
1 2 3 4 5
Nước cất (ml) 4,9 4,7 4,5 4,3 4,1
Dung dịch ZnSO4 0,005 M (ml) 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9
Keo Fe(OH)3 (ml) 5 5 5 5 5
Kết quả (đục (+), trong (-)

Đậy nắp và lắc đều. Sau đó để yên và quan sát hiện tượng xảy ra ở 5 ống nghiệm. Ống
nghiệm nào đục đánh dấu (+), ống nào trong đánh dấu (-).
Xác định ngưỡng keo tụ:
Cchatdienly .Vchatdienly
 1000 (mM)
V
V: tổng thể tích trong ống nghiệm
3. Xác định điểm đẳng điện của gelatin
3.1. Điều chế keo gelatin 2%
Cân 0,5 g gelatin cho vào becher 50 ml, thêm 25 ml nước. Ngâm trương nở khoảng 20
phút. Đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy cho gelatin tan hoàn toàn. Để nguội rồi tiến
hành thí nghiệm.
3.2. Tiến hành thí nghiệm
Cho lần lượt vào 5 ống nghiệm có nắp theo thứ tự các chất được ghi trong bảng sau:

Ống nghiệm
Hoá chất
1 2 3 4 5
CH3COOH 0,1N (ml) 1,8 1,4 1,0 0,6 0,2
CH3COONa 0,1N (ml) 0,2 0,6 1,0 1,4 1,8
Keo gelatin 2% (ml) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Cồn ethylic tuyệt đối (ml) 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0
pH hỗn hợp 3,8 4,4 4,7 5,1 5,7

Lắc đều đồng thời các ống nghiệm, ngay sau đó, so sánh độ đục của các ống nghiệm.
(Lưu ý: soi trên nền đen, nhìn từ trên xuống).
Điểm đẳng điện của gelatin là giá trị pH mà tại đó hỗn hợp đục nhất.
4
II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Giải thích sự đông vón thuận nghịch và không thuận nghịch của albumin?
2. Nhận xét và giải thích sự đông vón keo sắt (III) hydroxyd bằng ZnSO4, ion nào của
ZnSO4 có tác dụng gây đông vón keo sắt ? Nếu thay dung dịch ZnSO4 bằng dung dịch
ZnCl2 cùng nồng độ thì chất nào có tác dụng gây đông vón mạnh hơn?
3. Định nghĩa điểm đẳng điện? Phân tích vai trò của các thành phần sử dụng trong thí
nghiệm xác định điểm đẳng điện của gelatin?

5
BÀI 3. PHẢN ỨNG BẬC NHẤT - THỦY PHÂN ETHYL ACETAT

MỤC TIÊU
Xác định được hằng số tốc độ phản ứng, chu kỳ bán hủy và năng lượng hoạt hóa của
phản ứng bậc nhất - thủy phân ethyl acetat.

I. TIẾN HÀNH
Khảo sát quá trình thủy phân ethyl acetat ở 40 oC và 30 oC.
1. Thuỷ phân ethyl acetat ở 40 oC
1.1. Khảo sát sự thủy phân tại các thời điểm t (t = 0, 10, 20, 30 phút)
Lấy chính xác 50 ml dung dịch HCl 0,2 M cho vào bình nón 250 ml (bình A). Lắp sinh
hàn khí, để bình A vào bếp đun cách thủy ở 40 oC (15 phút) cho ổn định nhiệt độ.
Cho vào 4 bình nón 100 ml (bình B), mỗi bình khoảng 30 ml nước cất và 3 giọt
phenolphtalein. Ngâm các bình B vào nước đá.
Vẫn để bình A ở bếp đun cách thuỷ ở 40 oC. Lấy chính xác 2 ml ethyl acetat cho vào
bình A, lắc đều và bấm đồng hồ (coi đó là thời điểm t0 – phản ứng bắt đầu xảy ra), lấy
chính xác ngay 2 ml hỗn hợp trong bình A cho vào 1 bình B.
Định lượng ngay dung dịch trong bình B trên bằng dung dịch NaOH 0,05 M.
Căn cứ vào đồng hồ bấm giờ, lần lượt ở các thời điểm t = 10, 20, 30 phút, lắc đều bình
A và dùng pipet chính xác lấy 2 ml hỗn hợp trong bình A cho vào 1 bình B và đem
định lượng bằng dung dịch NaOH 0,05 M.
Gọi n (ml) là thể tích NaOH 0,05 M định lượng tại mỗi thời điểm. Như vậy, ta có các
giá trị n0, n10, n20, n30 tương ứng với các thời điểm 0, 10, 20, 30 phút.
1.2. Khảo sát sự thủy phân tại thời điểm phản ứng xảy ra hoàn toàn
Đem bình A đun cách thủy ở 80 oC trong vòng 1 giờ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Chuẩn bị 3 bình B, mỗi bình khoảng 30 ml nước cất và 3 giọt phenolphtalein. Các bình
B lúc này không cần ngâm lạnh.
Lấy chính xác 2 ml hỗn hợp trong bình A cho vào 1 bình B và đem định lượng với
dung dịch NaOH 0,05 M. Lưu ý: Phải thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút
trong lúc bình A vẫn được cách thuỷ ở 80 oC để đến khi nào có 2 giá trị định lượng
liên tiếp không đổi.
2. Thuỷ phân ethyl acetat ở 30 oC
Thực hiện tương tự như trên nhưng ở nhiệt độ phòng khoảng 30 oC.

6
II. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
1. Hằng số tốc độ phản ứng K
2,303 a 2,303 n n
K  lg   lg  0 (phút-1)
t ax t n  nt
Trong đó:
a: Nồng độ ban đầu của ethyl acetat
a – x: Nồng độ còn lại của ethyl acetat ở thời điểm t
Từ giá trị K ở các thời điểm 10, 20, 30 phút, tính giá trị K trung bình (Ktb).
2. Tính chu kỳ bán hủy của ethyl acetat ở 30 oC và 40 oC
0,693
t1  (phút)
2 K
3. Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng
T  T1
lg
K 40o C

Ea
 2  Ea
K 30o C 2,303R T2  T1

Trong đó:
K40oC: Hằng số tốc độ phản ứng trung bình khi khảo sát ở 40 oC
K30oC: Hằng số tốc độ phản ứng trung bình khi khảo sát ở 30 oC
Ea: Năng lượng hoạt hoá (cal. mol-1)
R: Hằng số khí, R = 1,98 cal. mol-1. độ-1
T1, 2: Nhiệt độ khảo sát (K), T1 = 30 + 273 = 303 K, T1 = 40 + 273 = 313 K.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Bình (B) trong thí nghiệm trên chứa: 30 ml nước cất, phenolphtalein và được ngâm
lạnh. Giải thích vai trò của các yếu tố trên.
2. Giải thích ý nghĩa của các giá trị: n0, n∞, n∞ – n0 và n∞ - nt.

7
BÀI 4. PHẢN ỨNG BẬC HAI - XÀ PHÒNG HOÁ ETHYL ACETAT

MỤC TIÊU
Xác định được hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng bậc hai.

I. TIẾN HÀNH
1. Khảo sát sự thủy phân tại các thời điểm t (t = 3, 6, 9, 12 phút)
Lấy chính xác 100 ml dung dịch NaOH 0,05 M cho vào bình nón nút mài 250 ml (bình
A). Lắp sinh hàn khí và để ở nhiệt độ phòng cho ổn định khoảng 15 phút.
Cho vào 6 bình nón nút mài 100 ml (bình B) mỗi bình chính xác 10 ml dung dịch HCl
0,05 M và 3 giọt phenolphtalein. Ngâm lạnh các bình B vào nước đá.
Dùng pipet khắc vạch 1 ml hút 0,35 ml ethyl acetat cho vào bình A và bấm đồng hồ
(coi đó là thời điểm t0 - phản ứng bắt đầu xảy ra) đồng thời lắc đều rồi để yên.
Căn cứ vào đồng hồ tính giờ, lần lượt tại các thời điểm t = 3, 6, 9 và 12 phút, dùng
pipet chính xác hút 10 ml hỗn hợp trong bình A cho vào 1 bình B (đã ngâm lạnh) và
đem định lượng ngay bằng dung dịch NaOH 0,05 M.
Gọi n (ml) là thể tích NaOH 0,05 M định lượng được tại mỗi thời điểm, ta có các giá
trị n3, n6, n9 và n12 tương ứng với các thời điểm 3, 6, 9, 12 phút.
2. Khảo sát sự thủy phân tại thời điểm phản ứng xảy ra hoàn toàn
Đem bình A đun cách thuỷ ở 70 oC (có lắp ống sinh hàn khí) trong khoảng 1 giờ để
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Chuẩn bị 3 bình B mỗi bình chính xác 10 ml dung dịch HCl 0,05 M và 3 giọt
phenolphtalein (không cần ngâm lạnh).
Hút 10 ml hỗn hợp từ bình A cho vào 1 bình B, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,05 M.
Lưu ý: phải thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút trong lúc bình (A) vẫn
được cách thủy ở 70 oC để đến khi nào có 2 giá trị định lượng liên tiếp không đổi.
II. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Gọi n3, n6, …, n là số ml dung dịch NaOH 0,05 M cần dùng để định lượng các dung
dịch ở từng thời điểm.
Hằng số tốc độ phản ứng:
2,303 b( a  x )
K  lg
t ( a  b) a(b  x)

8
Trong đó:
t: thời điểm lấy mẫu để tính K tương ứng (phút)
a: nồng độ dung dịch NaOH ban đầu (0,05 mol/ l)
b: nồng độ ethyl acetat ban đầu
n  0, 05 1000 n  0, 05 mol
b  ( )
1000 10 10 l

x: nồng độ acetat etyl đã phản ứng ở thời điểm


nt  0,05  1000 nt  0,05 mol
x  ( )
1000  10 10 l

Vậy ta có:
2,303  200 n (10  nt )
K  lg  (phút-1.lít.mol-1)
t (10  n ) 10( n  nt )
Từ giá trị K tính được ở các thời điểm trên, suy ra giá trị K trung bình.

II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
2. So sánh hằng số tốc độ của phản ứng bậc 1 và phản ứng bậc 2.

9
BÀI 5: pH VÀ DUNG DỊCH ĐỆM

MỤC TIÊU
- Pha được dung dịch đệm acetat có pH cho trước.
- Sử dụng thành thạo máy đo pH để xác định pH của các dung dịch.
- Khảo sát được tính chất của dung dịch đệm và tính được năng suất đệm.

I. TIẾN HÀNH
1. Pha các dung dịch acid acetic và các dung dịch đệm
1.1. Pha dung dịch acid acetic 0,1 M
Pha 200 ml dung dịch acid acetic 0,1 M từ dung dịch acid 1 M.
1.2. Pha các dung dịch đệm
Cmuôí
Dựa vào công thức pH  pK a  log ; biết pKa của acid acetic là 4,75.
Cacid
Tính số ml dung dịch CH3COONa 0,1 M và CH3COOH 0,1 M cần lấy để pha 100 ml
dung dịch đệm (hệ đệm 1, 2, 3) có pH biết trước như trong bảng

Dung dịch đệm 1 2 3


pH dung dịch đệm cần pha 5,75 4,75 3,75
Thể tích CH3COONa 0,1 M (ml) 0
Thể tích CH3COOH 0,1 M (ml)
Thể tích tổng cộng 100 ml

Tiến hành pha 100 ml mỗi dung dịch đệm 1, 2 và 3.


2. Đo pH của các dung dịch đã pha
2.1. Đo pH các dung dịch acid acetic 1 M và 0,1 M
So sánh và nhận xét giá trị pH của các dung dịch acid acetic vừa đo.
2.2. Đo và hiệu chỉnh pH của các dung dịch đệm vừa pha.
Khi pH đo được sai lệch với pH cần pha thì hiệu chỉnh bằng CH3COOH 1 M hoặc
CH3COONa 1 M.
- Nếu pH đo được > pH cần pha thì hiệu chỉnh bằng CH3COOH 1 M. Cho vài giọt
CH3COOH 1 M vào dung dịch đệm rồi khuấy đều, kiểm tra lại pH. Tiếp tục điều chỉnh
như vậy cho đến khi pH đạt giá trị cần pha.

10
- Nếu pH đo được < pH cần pha thì hiệu chỉnh bằng CH3COONa 1 M. Cho một giọt
CH3COONa 1 M vào dung dịch đệm rồi khuấy đều, kiểm tra lại pH. Tiếp tục điều
chỉnh như vậy cho đến khi pH đạt giá trị cần pha.
Hướng dẫn sử dụng máy đo pH
- Chuẩn máy: Giáo viên Bộ môn tiến hành;
- Đo pH các dung dịch: (Theo SOP hướng dẫn của bộ môn)
Nhúng đầu điện cực ngập hoàn toàn trong dung dịch cần đo được chứa trong becher,
quan sát trên màn hình khi thấy hiển thị giá trị pH ổn định, đọc giá trị pH. Rửa sạch
điện cực với nước cất, lau khô bằng khăn giấy mềm. Tiếp tục làm như trên với các
mẫu đo khác.
Chú ý:
- Sau khi chuẩn máy xong, bước sang giai đoạn đo thì không nhấn bất kỳ nút nào trên
máy đo pH.
- Khi không sử dụng phải nhúng đầu điện cực vào trong nước cất.
- Khi kết thúc thực hành phải bảo quản đầu điện cực trong dung dịch KCl 3M.
3. Khảo sát tính chất của hệ đệm và năng suất đệm
3.1. Khảo sát tính chất của hệ đệm
3.1.1. Khảo sát tính chất của dung dịch đệm khi pha loãng
Cho lần lượt các dung dịch vào 6 becher 50 ml theo bảng sau:

Becher
Dung dịch đệm Dung dịch đệm gốc Pha loãng các dung dịch đệm
1 2 3 1* 2* 3*
Dung dịch đệm 1 (ml) 20 2
Dung dịch đệm 2 (ml) 20 2
Dung dịch đệm 3 (ml) 20 2
Nước cất (ml) 0 0 0 18 18 18
- Đo pH của 3 dung dịch đệm sau khi pha loãng (dung dịch1*, 2*, 3*). Không cần đo
lại dung dịch đệm gốc. So sánh giá trị pH dung dịch đệm gốc và dung dịch đệm sau
pha loãng.
- Cho vào 6 dung dịch đệm trên, mỗi dung dịch 3 giọt chỉ thị vạn năng, quan sát và so
sánh màu của các cặp dung dịch đệm gốc và sau khi pha loãng.
Kết luận về tính chất của dung dịch đệm khi pha loãng.
11
3.1.2. Khảo sát tính chất của dung dịch đệm khi thêm acid mạnh
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 5 ml dung dịch đệm cần khảo sát, thêm 2 giọt đỏ methyl.
Ống chứng: Lắc đều, để nguyên.
Ống thử: Thêm 5 giọt HCl 0,1 M, lắc đều.
So sánh màu giữa 2 ống nghiệm.
Kết luận về tính chất của dung dịch đệm khi thêm acid mạnh.
3.1.3. Khảo sát tính chất của dung dịch đệm khi thêm base mạnh
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 5 ml dung dịch đệm cần khảo sát, thêm 2 giọt
phenolphtalein
Ống chứng: Lắc đều, để nguyên.
Ống thử: Thêm 5 giọt NaOH 0,1 M, lắc đều.
So sánh màu giữa 2 ống nghiệm.
Kết luận về tính chất của dung dịch đệm khi thêm base mạnh.
3.2. Năng suất đệm
Năng suất đệm là số đương lượng acid mạnh hoặc base mạnh cần thêm vào 1 lít dung
dịch đệm để pH của nó biến thiên ± 1 đơn vị.
Tính năng suất đệm của hệ đệm 2 (pH = 4,75)
- Chuẩn độ với NaOH: Cho 20 ml dung dịch đệm 2 vào becher 100ml, thêm 3 giọt
chỉ thị vạn năng, đo pH (ghi nhận giá trị pH). Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N
cho tới màu vàng chanh, ghi nhận thể tích NaOH 0,1N đã chuẩn độ, đo lại pH (ghi
nhận giá trị pH).
E
Tính năng suất đệm theo công thức B
pH1  pH 0
Trong đó: B: năng suất đệm
pH0: pH trước khi thêm NaOH
pH1: pH sau khi thêm NaOH
E: số đương lượng NaOH đã dùng, tính cho 1 lít dung dịch đệm
CddchuandoVddchuando
E
Vdddem
II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Định nghĩa khái niệm pH và dung dịch đệm?
2. Trình bày cấu tạo và phân loại hệ đệm.
3. Giải thích cơ chế đệm của hệ đệm acetat, hệ đệm amoni.

12
BÀI 6. XÁC ĐỊNH pKa BẰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐƯỜNG CONG CHUẨN ĐỘ

MỤC TIÊU
Xác định được pKa của acid acetic bằng phương pháp đường cong chuẩn độ

I. NGUYÊN TẮC
Sự phân ly của một acid yếu (HA) được biểu diễn theo phương trình:
HA ⇄ H+ + A
Hằng số phân ly của acid yếu (Ka)

Lấy logarit hai vế của phương trình (1) ta được:

Thay pH = - log[H+], pKa = - logKa. ta có phương trình:

Tiến hành chuẩn độ acid yếu bằng dung dịch NaOH. Sau đó vẽ đường cong chuẩn độ:
Vml NaOH - pH. Tìm điểm tương đương và số ml NaOH đã dùng. Ta thấy rằng khi 50%
lượng acid trong dung dịch đã được trung hòa lúc đó tỷ số:
 A 
1
 HA
Khi đó pH = pKa (nếu xem nồng độ các dung dịch loãng bằng hoạt độ).
Vì vậy, tìm pH ứng với điểm trung hòa 50% lượng acid ta có thể tìm được pKa
II. TIẾN HÀNH
1. Chuẩn độ acid acetic bằng NaOH và ghi nhận kết quả
- Chuẩn máy đo pH: Giáo viên thực hiện;
- Chuẩn bị 1 buret chứa dung dịch NaOH 0,1N;

13
- Lấy chính xác 20 ml dung dịch CH3COOH 0,1N cho vào becher 100 ml, thêm 3 giọt
chỉ thị phenolphthalein;
- Đo pH dung dịch, ghi nhận giá trị pH ban đầu trước khi cho NaOH.
- Tiến hành nhỏ từ từ, mỗi lần cho khoảng 1 ml dung dịch NaOH. Ghi nhận thể tích
NaOH trên buret và giá trị pH sau khi thêm NaOH.
- Khi pH tăng khoảng 0,3 đơn vị trên 1 ml NaOH, mỗi lần thêm 0,2 ml NaOH, ghi
nhận giá trị pH. Tiếp tục cho thêm NaOH và đo pH đến điểm tương đương, khi qua
điểm tương đương, mỗi lần thêm 1 ml thì đo lại pH, tiếp tục thêm NaOH và đo pH đến
khi pH = 11,5 – 12.
2. Vẽ đường cong chuẩn độ - Xác định pKa của acid acetic
Vẽ đường cong chuẩn độ bằng Microsoft excel.

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ


Bảng kết quả thí nghiệm (Vml NaOH – pH)
Vẽ đường cong chuẩn độ
Xác định pKa của acid acetic bằng đường cong chuẩn độ.
IV. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Định nghĩa pKa ?
2. Từ kết quả thực nghiệm tìm pKa ta rút ra được điều gì trong việc tìm hệ đệm có
năng suất đệm tốt nhất.

14
BÀI 7. KHẢO SÁT SỰ HẤP PHỤ ACID ACETIC
TRÊN THAN HOẠT
MỤC TIÊU
- Khảo sát được sự hấp phụ của acid acetic trên than hoạt.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt hấp phụ.
- Xây dựng được phương trình Freundlich.
I. TIẾN HÀNH
1. Pha các dung dịch khảo sát (dung dịch X)
Pha 4 dung dịch acid acetic có nồng độ: X1 = 0,05N; X2 = 0,1N; X3= 0,2N; X4 = 0,4N
từ dung dịch acid acetic 1N. Thể tích các dung dịch X cần pha là 200 ml.
2. Chuẩn độ các dung dịch X
Tiến hành chuẩn độ các dung dịch X bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị
phenolphthalein. Thể tích dung dịch X tương ứng với mỗi nồng độ cần lấy như bảng.
Từ đó tính nồng độ ban đầu của các dung dịch X.

Dung dịch X1 X2 X3 X4

Thể tích dung dịch X (ml) 20 10 5 2

Thể tích dung dịch NaOH 0,1 N (ml)

3. Tiến hành hấp phụ dung dịch X bằng than hoạt


Cho vào 4 bình nón nút mài 250 ml mỗi bình chính xác 50 ml dung dịch X. Thêm vào
mỗi bình nón một lượng chính xác khoảng 1,5 g than hoạt. Lắc vài phút và để yên
trong 20 phút. Sau đó lọc qua giấy lọc xếp nếp để lấy dịch lọc.
4. Chuẩn độ các dung dịch X sau hấp phụ
Tiến hành chuẩn độ các dung dịch X sau hấp phụ bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ
thị phenolphthalein. Thể tích dung dịch X sau hấp phụ tương ứng với mỗi nồng độ cần
lấy như bảng. Từ đó tính nồng độ sau hấp phụ của các dung dịch X.

Dung dịch X1 X2 X3 X4

Thể tích dung dịch X (ml) 20 10 5 2

Thể tích dung dịch NaOH 0,1 N (ml)

II. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ


15
Gọi x: Là lượng CH3COOH trong 50 ml dung dịch CH3COOH bị hấp phụ trên than
hoạt
(C o  C )  50
x mol  (C o  C )  50mmol
1000
m: Khối lượng chính xác than hoạt đã dùng

y: Lượng bị hấp phụ trên một đơnvị khối lượng than hoạt (mmol/gam) ; y  x
m
Bảng kết quả:
Dung Nồng độ lý V0 V Co C x m y
dịch thuyết (N) (ml) (ml) (M) (M) (mmol) (g) (mmol/ g)

X1 0,05 N

X2 0,1 N

X3 0,2 N

X4 0,4 N

Dựa vào bảng kết quả


Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ y theo C
1
Xác định k và 1/n để có phương trình Freundlich: y  k  C n

II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Định nghĩa hấp phụ? Phân biệt hấp phụ và hấp thụ?
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ?

16
BÀI 8. ĐỘ DẪN ĐIỆN

MỤC TIÊU
- Đo được độ dẫn điện của dung dịch.
- Xác định được hằng số điện ly của dung dịch chất điện ly yếu acid acetic.
- Xác định được độ tan của chất kém tan bằng phương pháp đo độ dẫn điện.

I. TIẾN HÀNH
1. Đo độ dẫn điện riêng – xác định hằng số điện ly của chất điện ly yếu
Pha các dung dịch CH3COOH 0,02 N; 0,05 N và 0,1N từ dung dịch CH3COOH 1 N.
Dung dịch CH3COOH 0,02 N 0,05 N 0,1N

Dung dịch CH3COOH 1 N

Nước cất vừa đủ 100 ml

Sử dụng máy đo độ dẫn điện để đo độ dẫn điện riêng của các dung dịch CH3COOH
0,1 N; 0,05N và 0,02 N.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ dẫn điện


- Chuẩn máy: Giáo viên Bộ môn tiến hành;
- Đo độ dẫn điện các dung dịch: (Theo SOP hướng dẫn của bộ môn)
Nhúng đầu điện cực ngập hoàn toàn trong dung dịch cần đo được chứa trong becher,
quan sát trên màn hình khi thấy hiển thị giá trị ổn định, đọc giá trị độ dẫn điện riêng.
Rửa sạch điện cực với nước cất, lau khô bằng khăn giấy mềm. Tiếp tục làm như trên
với các mẫu đo khác.
Chú ý:
- Đo các dung dịch theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Sau khi chuẩn máy xong, bước sang giai đoạn đo thì không nhấn bất kỳ nút nào trên
máy đo độ dẫn điện.

17
Bảng kết quả
Dung dịch khảo sát K (Ω-1.cm-1) λ (Ω-1.cm2) Độ điện ly α K điện ly

CH3COOH 0,02N

CH3COOH 0,05N

CH3COOH 0,1N

Từ đó tính K điện ly trung bình.

Biết rằng:
K: Độ dẫn điện riêng (Ω-1.cm-1)
C: Nồng độ đương lượng (đương lượng gam/ lít)
K  1000
v  : Độ dẫn điện đương lượng (Ω-1.cm2)
C
λ∞ CH3COOH = 390,7 (Ω-1.cm2): Độ dẫn điện độc lập ion
α = λ / λ∞ : Độ điện ly
 2  CM
K điện ly = : Hằng số điện ly; CM : Nồng độ phân tử (mol/ lít)
1
Nhận xét các giá trị: k, λ, α, K điện ly khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng.
2. Đo độ dẫn điện của dung dịch điện ly mạnh
2.1. Đo độ dẫn điện của dung dịch HCl 0,1 N; 0,05 N và 0,02 N
Pha các dung dịch HCl 0,05 N; 0,02 N và 0,1 N từ dung dịch HCl 1 N.
Dung dịch HCl 0,02 N 0,05 N 0,1 N

Dung dịch HCl 1N


Nước cất vừa đủ 100 ml

Đo độ dẫn điện riêng K, suy ra độ dẫn điện đương lượng λ


Bảng kết quả
Dung dịch khảo sát K (Ω-1.cm-1) λ (Ω-1.cm2)

HCl 0,02 N

HCl 0,05 N

HCl 0,1 N

18
Nhận xét các giá trị K, λ khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng. So sánh với các giá trị
K, λ của chất điện ly yếu. Giải thích?
2.2. Đo độ dẫn điện của dung dịch NaCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N
Pha, đo độ dẫn điện riêng K của các dung dịch, lập bảng kết quả, tính độ đẫn điện
đương lượng (tương tự phần 2.1)
Nhận xét các giá trị K, λ khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng. Giải thích?
3. Xác định độ tan của CaSO4 bằng phương pháp đo độ dẫn điện
Đo độ dẫn điện riêng của dung dịch CaSO4 bão hòa trong nước, từ đó tính độ tan của
CaSO4 trong nước.
Tiến hành: Lấy khoảng 50 ml dung dịch CaSO4 bão hòa trong nước, đo độ dẫn điện
riêng (K) của dung dịch này. Sau đó, đo độ dẫn điện riêng của dung môi (nước cất).
Ta có: K CaSO4  K  K ' (Ω-1.cm-1)

1000  K
C : Nồng độ đương lượng của dung dịch CaSO4 (đương lượng gam/ lít).

Từ đó suy ra độ tan của CaSO4 (gam/ lít) = C x đương lượng gam CaSO4.
Cho biết: λ∞ CaSO4= 119,5 (Ω-1.cm2); đương lượng gam CaSO4 = 68.

II. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Định nghĩa độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện đương lượng.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện?

19

You might also like