You are on page 1of 10

BÀI 1.

PHÂN BIỆT THÀNH PHẦN CỦA HỆ PHÂN TÁN NHŨ TƯƠNG


ĐIỀU CHẾ NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

Mục tiêu
1. Phân biệt các thành phần của hệ phân tán nhũ tương (pha phân tán,
môi trường phân tán, chất nhũ hoá)
2. Điều chế được nhũ tương dầu parafin
Nội dung
1. Phân biệt các thành phần của hệ phân tán nhũ tương

Bước Nội dung Yêu cầu


I Chuẩn bị:
1 Hoá chất: Màu thực phẩm, Span 80, Dầu đậu nành Đúng
2 Dụng cụ: Cốc có mỏ 50ml, pipet nhựa, ống nghiệm Đúng, đầy đủ
10ml.
II Tiến hành
1 Hoà tan màu thực phẩm vào 20ml nước, lấy 1-2 giọt Đúng kỹ thuật
vào 1 ống nghiệm
2 Cho 2ml dầu đậu nành vào ống nghiệm, lắc thật Đúng kỹ thuật
mạnh 1 phút.
3 Để yên, quan sát hiện tượng Đúng kỹ thuật
4 Cho 1ml Span 80 vào ống nghiệm. Lắc mạnh, quan Đúng kỹ thuật
sát hiện tượng.
6 Kết luận

2. Điều chế nhũ tương dầu parafin


a, Công thức:
Dầu parafin 35,0g
Tween 80 và Span 80 6,0g
Nước cất vđ 100ml
b, Tiến hành
Bước Nội dung Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ: Cân kỹ thuật, nhiệt kế, bộ đèn cồn, cốc có Đúng
mỏ 100ml (3), cốc chân 100ml, đũa thủy tinh, giấy
cân, Pipet thẳng 5ml (3), lọ đựng sản phẩm, bật lửa
2 Hóa chất: Dầu parafin, Tween 80, Span 80, Nước Đúng, Đầy đủ
cất
II Tiến hành
1 Tính lượng chất nhũ hoá mỗi loại cần dùng Đúng kỹ thuật

2 Cân riêng các chất trong cốc có mỏ Đúng kỹ thuật

3 Chuẩn bị pha dầu: đun nóng dầu parafin trong cốc Đúng kỹ thuật
có mỏ tới khoảng 60oC, sau đó hoà tan Span 80 vào
dầu. (1)
4 Chuẩn bị pha nước: Đun nóng 70ml nước trong cốc Đúng kỹ thuật
có mỏ đến khoảng 65oC, sau đó hoà tan tween 80
vào cốc nước. (2)
5 Rót khoảng 40ml dung dịch 2 vào 1, khuấy đều, Đúng kỹ thuật
khuấy 1 chiều để hình thành nhũ tương đặc.
6 Thêm tiếp phần nước còn lại trong cốc 2 vào 1, Đúng kỹ thuật
khuấy đều, khuấy 1 chiều.
7 Bổ sung nước đã đun nóng đến 65 oC đến đủ 100ml, Nhũ tương thu
khuấy đều, khuấy 1 chiều 🡪 Sản phẩm Nhũ tương được không
dầu parafin tách lớp

(*) Tính lượng tween 80 và lượng span 80


Ta có: HLB của Tween 80 và Span 80 lần lượt là 15 và 4,3. Hệ số HLB cần
thiết để nhũ hoá dầu parafin vào nước là 12.
Tỉ lệ % chất nhũ hoá Span 80 là x
Tỉ lệ % chất nhũ hoá Twen 80 là (1-x)
HLB hỗn hợp = 4,3.x + 15. (1-x) = 12 🡪 x = 0,28 (28%)
Từ đó:
Khối lượng Tween 80 cần cân là 4,32g
Khối lượng pan 80 cần cân là 1,68g
BÀI 2.
ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT
CỦA KEO XANH PHỔ
Mục tiêu
1. Trình bày các phương pháp điều chế hệ keo
2. Thực hành điều chế keo xanh phổ
3. Khảo sát sự khuếch tán và sự đông vón của keo xanh phổ
Nội dung
I. Chuẩn bị
Dụng cụ:
1. Nguyên tắc điều chế keo xanh phổ
FeCl3 + K4[Fe(CN)6] 🡪 KFe[Fe(CN)6] + 3KCl
- Rửa nhiều lần bằng nước cho đến sạch chất điện ly là KCl và các chất tham
gia phản ứng chưa phản ứng hết.
- Pepti hoá tủa keo bằng chất điện ly: Nhỏ từ từ acid oxalic (H2C2O4) vào tủa
keo xanh phổ KFe[Fe(CN)6], ion oxalat C2O42- sẽ hấp phụ lên bề mặt tiểu
phân, các tiểu phân trở nên tích điện âm và sẽ đẩy nhau, giúp các hạt keo
tách ra khỏi tủa và di chuyển qua giấy lọc để hình thành hệ keo
- Acid oxalic là chất pepti hoá
2. Tiến hành
Bước Nội dung Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ Đúng, đầy đủ
- Ống đong 50ml (2) dùng chung cả tổ: dùng
để lấy FeCl3 2% và acid oxalic 0.1N
- Bộ dụng cụ cho mỗi nhóm
Cốc có mỏ 2
Ống đong (lấy keo) 1
Phễu, giấy lọc, giá đỡ, đũa thuỷ tinh
2 Hoá chất Đúng, đầy đủ
FeCl3 2%, K4[Fe(CN)6] 10%, acid oxalic
0,1N, nước cất.
II Tiến hành
1 Chuẩn bị cốc có mỏ 50ml (cốc 1) Đúng kỹ thuật
2 Thêm 12ml FeCl3 2% vào cốc 1 bằng ống Đúng kỹ thuật
đong. Thêm 2mL K4[Fe(CN)6] 10% vào cốc 1
bằng pipet.
3 Khuấy nhẹ (ít) cốc 1 🡪 tạo tủa KFe[Fe(CN)6] Khuấy nhẹ nhàng,
khuấy ít
4 Đặt phễu thuỷ tinh lên giá. Xếp giấy lọc hình Đúng kỹ thuật
quạt (lọc lấy tủa) đặt lên phễu thuỷ tinh.
Không tráng nước cất.
5 Tiến hành rửa tủa. Thêm từng chút một nước Rửa đến nước rửa
cất bằng pipet nhựa, tránh để nước cất đọng không màu.
nhiều trên giấy lọc. Thử bằng giấy.
Nước rửa tủa hứng bằng cốc có mỏ (cốc 2)
6 Tạo keo xanh phổ: Thêm từ từ từng giọt dd Thu được ≥ 5 mldung
acid oxalic 0,1N vào tủa trên giấy lọc (10ml). dịch keo
Đổ bỏ khoảng 2ml dịch đầu tiên thu được - Trong suốt
(trong cốc 2). Sau đó lấy ống đong (đã tráng - Màu xanh đậm
nước cất) hứng lấy dịch 🡪 thu được dung dịch
keo.
7 Kết luận

b, Khảo sát sự khuếch tán của keo xanh phổ


Bước Nội dung Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ cho mỗi nhóm: Đúng, đầy đủ
- Cốc mỏ 100ml 1
- Ống nghiệm to 3
- Cân điện tử, đũa thuỷ tinh
2 Hoá chất: nước cất, agar, phenophtalein, Đúng, đầy đủ
HCl 0.1N, CuSO4 10%
II Tiến hành
2 Cân ~ 0,3g thạch agar vào cốc mỏ, thêm Dung dịch thạch trong
30mL nước cất, khuấy và đun trên đèn suốt, đồng nhất.
cồn cho tan hết 🡪 thu được thạch Tránh để bếp quá nóng
làm hao hụt thể tích dd
thạch.
Cốc chứa thạch phải giữ
nóng, tránh khuấy nhiều.
3 Thêm 2ml dung dịch phenolphtalein và Dung dịch hồng tím
2ml NaOH 0,1N vào thạch
4. Chọn 3 ống nghiệm tương đương nhau, Đúng kỹ thuật
đánh dấu mức thạch cần đổ (khoảng ¼ Tránh để thạch dính trên
ống nghiệm). thành ống nghiệm
Để ống nghiệm lên giá đỡ cố định Đổ thạch xong, để yên
Đổ thạch ngang vạch (dùng đũa thuỷ tinh) chờ thạch đông.
5. Thêm cùng lúc vào 3 ống nghiệm 2ml dd Đúng kỹ thuật
HCl 0.1N, 2ml dd CuSO4 10% và 2ml dd
keo xanh phổ vừa điều chế. Đánh số ống
nghiệm 1,2,3.
Để yên 15 phút.
6. Đổ bỏ phần dung dịch thừa Đo từ mặt thoáng xuống
Rửa sạch bề mặt thạch
Đo khoảng thạch mất màu hồng 🡪 nhận
xét
7 Kết luận

c. Khảo sát sự đông vón của keo xanh phổ

Bước Nội dung Yêu cầu


I Chuẩn bị
1 Dụng cụ cho mỗi nhóm Đúng, đầy đủ
Ống nghiệm to 3
Ống đong 50ml 1
2 Hoá chất: ZnSO4 0.05M, ZnSO4 0.02M, ZnSO4 Đúng, đầy đủ
0.01M, nước cất
II Tiến hành
1 Cho 2ml dd keo xanh phổ vừa điều chế vào ống Đúng kỹ thuật
đong. Thêm nước cất vừa đủ 40ml.
2 Chuẩn bị 3 ống nghiệm tương đương nhau. Đánh Đúng kỹ thuật
số 1,2,3. Thêm vào mỗi ống nghiệm 10ml keo
xanh phổ vừa pha loãng.
3 Làm riêng rẽ từng ống nghiệm: Đúng kỹ thuật
Ống 1: 0,1ml ZnSO4 0.05M
Ống 2: 0,1ml ZnSO4 0.02M
Ống 3: 0,1ml ZnSO4 0.01M
Dùng đồng hồ bấm thời gian ngay khi cho dd
ZnSO4 vào ống nghiệm. Ghi lại thời gian xuất
hiện keo tụ rõ rệt.
4 Kết luận
BÀI 3.
ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA
KEO SẮT (III) HYDROXYD VÀ KEO LƯU HUỲNH
Mục tiêu
1. Trình bày các phương pháp điều chế hệ keo
2. Thực hành điều chế keo sắt (III) hydroxyd và keo lưu huỳnh
3. Khảo sát sự bảo vệ của gelatin với keo sắt (III)
Nội dung
1. Điều chế keo sắt (III) hydroxyd
a, Nguyên tắc: phương pháp ngưng tụ bằng phương pháp hoá học
Vừa khuấy vừa thêm từ từ dung dịch FeCl3 nước cất đang sôi. Hệ keo
Fe(OH)3 được tạo thành có màu nâu hơi đỏ và trong suốt.
FeCl3(dd) + 3H2O 🡪 Fe(OH)3 (keo) + 3HCl
b, Tiến hành
Bước Nội dung Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ cho mỗi nhóm Đúng, đầy đủ
Cốc mỏ 1
Đũa thuỷ tinh 1
Pipet nhựa 1
Đèn cồn 1
2 Hoá chất: nước cất, FeCl3 2% Đúng, đầy đủ
II Tiến hành
1 Chuẩn bị cốc có mỏ sạch, tráng bằng nước cất Đúng kỹ thuật
2 Cho 20mL nước cất vào cốc có mỏ, đun sôi Đúng kỹ thuật
trên đèn cồn.
Dùng pipet thêm từ từ 2ml dd FeCl3 2% vào
cốc.
3 Khuấy nhẹ vài phút đến khi dung dịch sẫm Khuấy ít
màu. Thể tích keo thu
Đưa ra khỏi bếp 🡪 keo sắt (III) hydroxyd được ≥ 18 ml
Keo trong suốt, màu
nâu sẫm
4 Kết luận

2. Khảo sát sự bảo vệ của gelatin đối với keo sắt (III) hydroxyd
a, Nguyên tắc:
Gelatin là keo thân dịch, keo sắt (III) hydroxyd là keo sơ dịch 🡪 Gelatin
hấp phụ lên bề mặt của keo sắt (III) hydroxyd 🡪 bề mặt của keo sắt (III)
hydroxyd trở nên thấm ướt tốt hơn 🡪 tăng tính thân dịch 🡪 bền hơn với chất
điện ly trơ (NaCl)
b, Tiến hành
Bước Tiến hành Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ cho mỗi nhóm Đúng, đầy đủ
Cốc mỏ 50ml 1
Ống nghiệm 3
Pipet, đèn cồn
2 Hoá chất: Gelatin, nước cất, NaCl 10% Đúng, đầy đủ
II Tiến hành
1 Chuẩn bị 25ml dung dịch keo Gelatin 2% Đúng kỹ thuật
Cân 0,5g gelatin cho vào cốc có mỏ 50ml, thêm Keo trong, không
nước cất đến vừa đủ 25ml. bị vón cục
Ngâm 30 phút cho nở.
3 Đun trên đèn cồn, khuấy nhẹ 🡪 thu được keo
gelatin
2 Làm đồng thời 2 ống nghiệm, theo đúng thứ tự Đúng kỹ thuật
Ống 1: 1ml keo Fe(OH)3 + 1ml keo Gelatin 2% Cho đúng thứ tự
vừa pha + 6ml NaCl 10% các chất.
Ống 2: 1ml keo Fe(OH)3 + 1ml nước cất + 2%
vừa pha + 6ml NaCl 10%
Bấm đồng hồ tại thời điểm bắt đầu phản ứng
3 Quan sát và ghi lại hiện tượng tại các thời điểm: Đúng kỹ thuật
0 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút
4 Kết luận

3. Điều chế keo lưu huỳnh


a, Nguyên tắc: Điều chế keo bằng pp ngưng tụ bằng pp thay thế dung môi
Lưu huỳnh tan vô hạn trong cồn tuyệt đối, không tan trong nước. Khi them
nước vào dung dịch S (bão hoà trong cồn cao độ) 🡪 độ cồn giảm 🡪 độ tan của S
giảm 🡪 các nguyên tử lưu huỳnh ngưng tụ thành các tiểu phân nhỏ phân tán
trong cồn tạo hệ keo mờ đục.
b, Tiến hành
Bước Nội dung Yêu cầu
I Chuẩn bị
1 Dụng cụ: cốc mỏ, pipet, đũa thuỷ tinh
2 Hoá chất: cồn tuyệt đối, bột lưu huỳnh, nước cất
II Tiến hành
1 Chuẩn bị dd lưu huỳnh bão hoà trong cồn cao độ Đúng kỹ thuật
(dd S): hoà tan 1g bột lưu huỳnh vào 20ml cồn
tuyệt đối 🡪 ddS
2. Cho 30ml nước cất vào cốc có mỏ đã tráng nước
cất.
3. Cho từ từ từng giọt dd S vào cốc, vừa cho vừa Khuấy nhẹ và ít
khuấy
4 Thu được dung dịch keo lưu huỳnh Keo thu được
trong mờ
5 Kết luận
BÀI 4
KHẢO SÁT SỰ HẤP PHỤ CHẤT TAN TỪ DUNG DỊCH LÊN BỀ MẶT
CHẤT RẮN
Mục tiêu
1. Khảo sát sự hấp phụ của acid acetic lên bề mặt than hoạt
2. Tính độ hấp phụ
Nội dung
I. Chuẩn bị:
Hoá chất: dung dịch acid acetic 1N (pha sẵn 1L dùng cho cả tổ thực hành),
dung dịch NaOH 0.1N, nước cất, phenolphtalein, than hoạt.
Dụng cụ cho mỗi nhóm sinh viên:
- Bình định mức 100ml: 2
- Ống đong 100ml: 1
- Bình nón: 4
- Pipet chính xác 10ml: 2
- Phễu thuỷ tinh: 2
- Cốc chân 50ml 1
- Buret: 1
- Cân điện tử, giấy cân
II. Tiến hành
1. Pha dãy dung dịch CH3COOH 0.05N (dd X1) và 0.1N (dd X2) từ dd
CH3COOH 1N (dd X)
Pha song song dd X1 và X2
Dùng pipet chính xác hút 5ml dd X cho vào bình định mức 100ml, thêm
nước vừa đủ đến vạch. Lắc kỹ 🡪 dd X1
Dùng pipet chính xác hút 10ml dd X cho vào bình định mức 100ml, thêm
nước vừa đủ đến vạch. Lắc kỹ 🡪 dd X2
Chia mỗi dd thành 2 phần vào 2 bình nón, mỗi phần 50ml
Phần 1: Xác định nồng độ ban đầu C0
Phần 2: Tiến hành hấp phụ trên than hoạt
2. Xác định nồng độ ban đầu (C0)
Chuẩn bị buret: cho dd NaOH 0,1N vào buret, mở khoá điều chỉnh đến vạch số
0, khoá buret lại.
- Đối với dd X1
Hút chính xác 20ml dung dịch X1 cho vào bình nón, thêm 3 giọt
phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón xuất hiện
màu hồng nhạt bền vững 15-20s thì dừng chuẩn độ 🡪 Xác định thể tích NaOH
0.1N đã phản ứng 🡪 Tính được C01
- Đối với dd X2
Hút chính xác 10ml dung dịch X1 cho vào bình nón, thêm 3 giọt
phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón xuất hiện
màu hồng nhạt bền vững 15-20s thì dừng chuẩn độ 🡪 Xác định thể tích NaOH
0.1N đã phản ứng 🡪Tính được C02
*Lưu ý: lót giấy trắng dưới bình nón để quan sát sự chuyển màu (hồng) tốt hơn
3. Hấp phụ và xác định nồng độ sau hấp phụ (C)
- Đối với dd X1
Cân khoảng 1,5g than hoạt (sai số ± 1% ) cho vào bình nón đựng sẵn 50ml
ddX1 🡪 gọi khối lượng m1
Lắc nhẹ 1 vòng, để yên 20p. Lọc bằng giấy lọc gấp nếp. Lấy khoảng
30ml dịch lọc. (Lưu ý: không tráng giấy lọc bằng nước cất)
Lấy chính xác 20ml dd X1 sau hấp phụ vừa lọc cho vào bình nón, thêm 3
giọt phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón xuất
hiện màu hồng nhạt bền vững 15-20s thì dừng chuẩn độ 🡪 Xác định thể tích
NaOH 0.1N đã phản ứng 🡪 Tính được C1
- Đối với dd X2
Cân khoảng 1,5g than hoạt (sai số ± 1% ) cho vào bình nón đựng sẵn 50ml
ddX2 🡪gọi khối lượng m2
Lắc nhẹ 1 vòng, để yên 20p. Lọc bằng giấy lọc gấp nếp. Lấy khoảng
30ml dịch lọc. (Lưu ý: không tráng giấy lọc bằng nước cất)
Lấy chính xác 10ml dd X2 sau hấp phụ vừa lọc cho vào bình nón, thêm 3
giọt phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón xuất
hiện màu hồng nhạt bền vững 15-20s thì dừng chuẩn độ 🡪 Xác định thể tích
NaOH 0.1N đã phản ứng 🡪 Tính được C2
*Lưu ý: lót giấy trắng dưới bình nón để quan sát sự chuyển màu (hồng) tốt hơn
4. Tính độ hấp phụ của dung dịch
Dung dịch X1 = 0.05N X2 = 0.1N
Khối lượng than hoạt (m) m1 m1
Nồng độ ban đầu (C0) C01 C02
Nồng độ sau hấp phụ (C) C1 C2
Lượng acid bị hấp phụ (x) x = (C0 - C). 50 (mmol)
Độ hấp phụ (y) y = x/m

You might also like