You are on page 1of 3

FILE 9

Câu 1. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n + 1, đó là dạng đột biến?
A. Thể tam nhiễm. B. Thể đa nhiễm. C. Thể khuyết nhiễm. D. Thể một nhiễm.
Câu 2. Gọi x là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của người mắc hội
chứng Đao có số nhiễm sắc là:
A. 2x + 1 B. x + 1 C. 2x – 1 D. x – 1
Câu 3. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba có số lượng
nhiễm sắc thể là
A. 24. B. 23. C. 26. D. 25.
Câu 4. Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen (A, a), (B, b), (D, d), (E, e). Trong đó các alen a, b, D, e là các alen
đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được coi là thể đột biến?
A. AaBBddEe. B. AABBddEE. C. AaBbddEE. D. AaBbDDEE.
Câu 5. Ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào sau đây, NST tồn tại theo cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ có
2 chiếc?
A. Thể tam bội và thể tứ bội. B. Thể song nhị bội và thể không.
C. Thể một và thể ba. D. Thể không và thể bốn.
Câu 6. Đột biến lệch bội
A. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng.
B. chỉ xảy ra trên NST thường, không xảy ra trên NST giới tính.
C. có thể làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành thể khảm.
D. không có ý nghĩa gì đối với quá trình tiến hóa.
Câu 7. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất
thường ở kì sau của cặp NST giới tính. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào?
A. XY, XX, YY và O. B. X, Y, XY và O.
C. XY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 8. Một loài có bộ NST 2n = 16, trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể phát hiện thấy ở cặp NST thứ 4
có 3 chiếc NST, các cặp khác đều bình thường và mang 2 chiếc NST. Cá thể này thuộc dạng thể đột biến
nào sau đây?
A.Thể tứ bội. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể bốn.
Câu 9. Nhận định nào sau đây về thể tự đa bội là không đúng :
A. Thể tự đa bội thường có khả năng chóng chịu tốt hơn , thích ứng rộng
B. Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân
C. Ở thực vật, thể đa bội chẵn duy trì khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
D. Thể tự đa bội có kích thước cơ quan sinh dưỡng không quá thay đổi so với dạng lưỡng bội nguyên khởi
Câu 10. Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp
NST thường.
B. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều
không phân ly.
C. Ở cùng một loài tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội
dạng thể một nhiễm.
D. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể
khảm.
Câu 11. Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi
sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

42 / 112
A. hai dòng tế bào đột biến là 2n + 2 và 2n – 2.
B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n + 1 và 2n – 1.
C. hai dòng tế bào đột biến là 2n + 1 và 2n – 1.
D. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n + 2 và 2n – 2.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là không đúng?
A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ
bội.
B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.
Câu 13. Khi nói về đột biến số lượng NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến lệch bội có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
B. Đột biến đa bội luôn làm tăng số lượng gen trên NST.
C. Đột biến đa bội luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
D. Đột biến tam bội thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 14. Bộ NST của thể song nhị bội được hình thành từ hai loài thực vật (loài thứ nhất có bộ NST 2n = 24,
loài thứ hai có bộ NST 2n = 26) gồm bao nhiêu cặp tương đồng?
A. 50 B. 13 C. 25 D. 12
Câu 15. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba
này:
A. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và kiểu hình khác nhau.
Câu 16. Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp
NST thường.
II. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều
không phân li.
III. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội
dạng thể một nhiễm.
IV. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể
khảm.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17. Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y. Biết rằng không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có
A a a

bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Nếu giảm phân I ở mẹ có nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở bố giảm phân bình thường thì có
thể sẽ sinh ra đời con có kiểu gen XAXaXa.
II. Nếu giảm phân II ở mẹ có nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở bố giảm phân bình thường thì có
thể sẽ sinh ra đời con có kiểu gen XaXaXa.
III. Nếu giảm phân I ở bố có nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở mẹ giảm phân bình thường thì có
thể sẽ sinh ra đời con có kiểu gen XAXAY.
IV. Nếu giảm phân II ở bố có nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở mẹ giảm phân bình thường thì có
thể sẽ sinh ra đời con có kiểu gen XaXaXa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

43 / 112
Câu 18. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình thường
và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n – 1) tự thụ phấn,
loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 100%. B. 50%. C. 75%. D. 25%.
Câu 19. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 đã xuất hiện thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Thể đột
biến này có thể được phát sinh nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Rối loạn giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
II. Rối loạn nguyên phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
III. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc.
IV. Rối loạn giảm phân, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20. Ở một loài động vật, xét cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và cặp gen Bb nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 5. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết
một nhiễm sắc thể kép của cặp số 5 không phân li ở kì sau II trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 2 giảm
phân bình thường thì tế bào này có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
A. ABB, a, Ab. B. abb, a, AB C. Abb, a, aB. D. aBB, A, Ab.

44 / 112

You might also like