You are on page 1of 84

ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2 PHẦN TIẾN HÓA

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan


A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng
khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 2. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.
Câu 5. Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các lòai sống trên cạn hiện nay đều
có chung nguồn gốc từ các lòai sống ở môi trường nước?
A.Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn. B. Phôi đều trải qua giai đọan có khe mang.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá. D. Phôi đều trải qua giai đọan có dây sống.
Câu 6. Cơ quan thóai hóa là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. biến mất hòan tòan.
C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. thay đổi cấu tạo.

1
Câu 7. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các
lòai về
A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. sinh học và biến cố địa chất.
Câu 8. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các lòai
về
A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 9. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng
tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 10. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ
chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 11. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn
gốc chung của sinh giới thuộc
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 12. Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là
A. sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.
B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.
C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.
D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.
Câu 13. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 14. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là

2
A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học
phân tử.
Câu 15. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức
năng bị tiêu giảm .
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng .
Câu 16 . Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 17. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau
phản ánh
A. nguồn gốc chung của sinh giới.   B. sự tiến hóa phân li. 
C. ảnh hưởng của môi trường.     D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các
nhóm loài.
Câu 18. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá. B. sự phát triển phôi giống nhau.
C. cơ quan tương đồng. D. Cơ quan tương tự.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là
giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện
chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân,
và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

3
Câu 20. Hiện tượng thể hiện tiến hóa hội tụ ( đồng quy )
1.Quần đảo Galapagot trong 48 loài thân mềm có 41 loài địa phương.
2. Thú có túi ở Oxtraylia.
3. Quần đảo Galapagot có điều kiện sinh thái phù hợp, nhưng không có loài lưỡng cư nào.
4. Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo hơn đảo lục địa.
5. Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở Châu Á
A. 1. B. 2, 3. C. 4, 5. D. 5.
Câu 21. Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến
đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
Câu 22. Theo Lamác cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 23. Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 24. Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính
A. làm tăng tính đa dạng của loài.
B. làm cho các lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
C. làm phát sinh các biến dị không di truyền.
D. làm cho các lòai sinh vật biến đổi dần dà và liên tục.
Câu 25.Theo quan điểm Lamác, hươu cao cổ có cái cổ dài là do
A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.
B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.

4
C. kết quả của chọn lọc tự nhiên.
D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
Câu 26.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 27.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc
chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 28.Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ
một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 29.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật
nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác
định.
Câu 30.Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và
biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
Câu 31.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể C. giao tử. D. nhễm sắc thể.

5
Câu 32. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 33.Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 34. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 35. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
Câu 36.Theo Đacuyn, hình thành lòai mới diễn ra theo con đường
A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng.
Câu 37. Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là
A. phân li tính trạng B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị.
Câu 38. Những cơ quan được coi là bằng chứng tiến hóa là
A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự.
C. cơ quan thoái hóa. D. cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa.
Câu 39. Các cơ quan thoái hóa là
A. bằng chứng cho thuyết tiến hóa của Lamac về việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan.
B. vết tích của các cơ quan thường xuyên được sử dụng ở loài tổ tiên.

6
C. một bằng chứng chống lại quan điểm về tiến hóa là sinh vật ngày càng hoàn thiện về tổ chức
cơ thể.
D. các cơ quan tương đồng chỉ có thể quan sát được trong quá trình phát triển của phôi.
Câu 40. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 41. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 42. Để xác định mức độ mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì
người ta hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì
A. cơ quan đó có từ tổ tiên hiện nay không còn tác dụng.
B. cơ quan đó có chức năng quan trọng ở tổ tiên nhưng do điều kiện sống mà cơ quan đó bị thoái
hóa.
C. cơ quan đó là cơ quan tương đồng.
D. cơ quan đó vẫn còn trên động vật.
Câu 43.Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 44.Tiến hoá lớn là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

7
Câu 45. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. lòai mới xuất hiện. D. họ mới
xuất hiện.
Câu 46.Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử.
Câu 47. Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.
B. tham gia vào hình thành loài.
C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen.
D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.
Câu 48. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 49. Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 50. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 51. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và
sinh sản của cơ thể.
C. tần số xuất hiện lớn.
D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
Câu 52. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên
chủ yếu là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.

8
Câu 53. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 54.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen.
Câu 55. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn
nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen,
quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay
đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
Câu 56. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi
kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên D. giao phối không ngẫu
nhiên.
Câu 57.Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung
tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi
A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu
nhiên.
Câu 58. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 59. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo
hướng
A. làm giảm tính đa hình quần thể.
B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.
C. thay đổi tần số alen của quần thể.
D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

9
Câu 60. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. tế bào và phân tử. B. cá thể và quần thể. C. quần thể và quần xã. D. quần xã và hệ sinh
thái.
Câu 61. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần
thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì
A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay
kiểu hình.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
Câu 62. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là
A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm
Câu 63. Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là
A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 64. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc
chống lại
A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp.
Câu 65. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen
lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
B. các alen lặn có tần số đáng kể.
C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 66. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào
A. môi trường. B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
Câu 67. Cơ quan thoái hóa có ý nghĩa chủ yếu để

10
A. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài. B. xác định mối quan hệ tiến hóa.
C. xác định cấu tạo cụ thể chi tiết của các cơ quan. D. xác định chức năng của cơ quan.
Câu 68. Trong các tiêu chuẩn được dùng để phân biệt hai loài thân thuộc, tiêu chuẩn nào quan
trọng nhất?
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh. D. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li
sinh sản).
Câu 69. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu
sự chi phối của
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng.
C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.
D. Biến dị, di truyền và giao phối.
Câu 70. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là
A. đột biến. B. CLTN. C. yêú tố ngẫu nhiên. D. cách li.
Câu 71. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và giữ
lại kiểu gen thích nghi là
A. Đột biến. B. CLTN C. giao phối. D. cách li.
Câu 72. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu
diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.
B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng.
Câu 73. Hiện tượng tăng cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp
không phụ thuộc vào tác động của
A. đột biến. B. giao phối. C. CLTN. D. yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 74. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào
các yếu tố nào dưới đây?
A. Áp lực của CLTN.
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.

11
C. Tốc độ sinh sản của loài.
D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
Câu 75. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.
Câu 76. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các...(1)... cùng tham gia
quy định ...(2)...thích nghi. Lần lượt (1) và (2) là.
A. đột biến và kiểu hình. B. alen và kiểu hình. C. đột biến và kiểu gen. D. alen và
kiểu gen.
Câu 77. Yếu tố nào tạo nên kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi?
A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến và biến dị tổ hợp. D. Chọn lọc
tự nhiên.
Câu 78. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường thường là tính trạng
A. đơn gen. B. đa gen. C. trội. D. lặn.
Câu 79. Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm
A. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào.
B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc.
C. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc.
D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc.
Câu 80. Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật
nhân thực?
A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 81. Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của
A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm.
B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy.
C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường.

12
D. sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm.
Câu 82. Học thuyết tế bào cho rằng
A. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
D. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 83. Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
1. đột biến. 2. giao phối. 3. CLTN. 4. cách li. 5. biến động di truyền.
A. 1,2,3. B. 1,2,3,4. C. 1,3,4. D. 1,3,4,5.
Câu 84. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là
A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.
Câu 85. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là
A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn
lọc.
C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu
gen.
Câu 86. Cách li trước hợp tử là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 87. Cách li sau hợp tử không phải là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 88. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện
cho
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li
mùa vụ.
Câu 89. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột
biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là
A. cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D. cách li cơ
học.

13
Câu 90. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 lòai là tiêu chuẩn
A. địa lý – sinh thái. B. hình thái. C. sinh lí- sinh hóa. D. di truyền.
Câu 91. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li
A. sinh thái. B. tập tính. C. địa lí. D. sinh sản.
Câu 92. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hoá sinh B. tiêu chuẩn sinh lí C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di
truyền.
Câu 93. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 94. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu
trúc.
C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
Câu 95. Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường
A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn.
Câu 96. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ
khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi
nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài
lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí.
Câu 97. Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn
nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Cách li sinh sản. B. Hình thái. C. Sinh lí,sinh hoá. D. Sinh thái.
Câu 98. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. Cách li sinh cảnh. B. Cách li cơ học. C. Cách li tập tính. D. Cách li trước
hợp tử.

14
Câu 99. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.
Câu 100. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối
với nhau.Đó là dạng cách li
A. tập tính. B. cơ học. C. trước hợp tử. D. sau hợp tử.
Câu 101. Cách li trước hợp tử gồm: 1. cách li không gian. 2. cách li cơ học. 3. cách li
tập tính.
4. cách li khoảng cách. 5. cách li sinh thái. 6. cách li thời gian.
A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 2,3,5. D. 1,2,4,6.
Câu 102. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là
đúng nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của
quần thể.
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
Câu 103. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
A. Thực vật. B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.
C. Động vật. D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển.
Câu 104. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài.
C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.
Câu 105. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có
ở nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian
dài.

15
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 106. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối
nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 4.
Câu 107. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao. B. động vật. C. thực vật. D. có khả năng phát tán
mạnh.
Câu 108. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài.
A. động vật ít di chuyển. B. thực vật.
C. thực vật và động vật ít di chuyển. D. động vật có khả năng di chuyển nhiều.
Câu 109. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. Lai xa và đa bội
hoá.
Câu 110. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. động vật. B. thực vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật bậc cao.
Câu 111. Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng
A. cách li sinh thái. B. cách li tập tính. C. cách li địa lí. D. lai xa và đa bội
hoá.
Câu 112. Sự đa dạng loài trong sinh giới là do
A. đột biến . B. CLTN. C. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi. D. biến dị
tổ hợp.
Câu 113. Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo
hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là

16
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li di truyền. D. cách
li địa lí.
Câu 114. Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?
A. Lai xa khác loài. B. Tự đa bội. C. Dị đa bội. D. Đột biến NST.
Câu 115. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng
A. động vật ít di chuyển. B. thực vật và động vật ít di chuyển. C. động, thực vật. D.
thực vật.
Câu 116. Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di
truyền thì
A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền.
B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm.
C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh.
D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 117. Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ
A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28.
B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42.
C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42.
D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42.
Câu 118. Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật
vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về
A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp.
B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp.
C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp.
D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp.
Câu 119. Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do
A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
B. nguyên phân,NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li;
tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li;
tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.

17
Câu 120. Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới
A. Mất đoạn, chuyển đoạn. B. Mất đoạn, đảo đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần.
Câu 121. Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi
A. chức năng NST.
B. số lượng NST.
C. hình dạng và kích thước NST tạo nên sự không tương đồng.
D. hình dạng và kích thước và chức năng NST.
Câu 122. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là
một loài mới vì quần thể cây 4n
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST.
B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. có đặc điểm hình thái. kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
Câu 123.Một số lòai trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng
các cơ quan. Nguyên nhân là
A. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
B. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
C. có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.
D. tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng.
Câu 124.Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là
A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. từ đơn giản đến phức tạp
Câu 125.Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là
A. phân hoá ngày càng đa dạng. B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn
thiện.
Câu 126. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh
vật có tổ chức cao vì
A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

18
B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn
tại.
C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
Câu 127. Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là
A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen.
B. phân li thành các kiểu gen theo công thức xác định.
C. sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành.
D. hình thành các nhóm phân lọai trên loài.
Câu 128: Tại sao đặc điểm hình thái thường được dùng đầu tiên để phân biệt các loài động vật,
thực vật?
A. Đó là cách đơn giản và thuận tiện nhất để phân biệt loài.
B. Hai loài có hình thái khác nhau chắc chắn thuộc về các loài khác nhau.
C. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để xác định các loài sinh học.
D. Do phần lớn các loài sinh sản vô tính.
Câu 129: Ở một hồ nước, người ta thấy có một số nhóm cá thể có kiểu hình giống nhau nhưng
lại có tập tính ăn mồi khác nhau. Phương pháp tốt nhất để có thể xác định chúng là các biến dị
thuộc cùng một loài hay chúng là các cá thể của hai loài khác nhau là
A. nghiên cứu ADN, vì ADN của các cá thể cùng loài chắc chắn là giống nhau.
B. nghiên cứu giải phẫu so sánh đặc biệt là các cơ quan tương đồng.
C. quan sát chúng trong tự nhiên xem chúng có giao phối và sinh con hữu thụ bình thường hay
không.
D. nghiên cứu sự phát triển phôi của chúng.
Câu 130:Tất cả các sinh vật ngày nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. Điều này cho
thấy
A. mã di truyền mang tính đặc hiệu.
B. tất cả các loài đều có nguồn gốc chung.
C. mã di truyền không bao giờ bị phá vỡ.
D. chỉ có duy nhất một cách mã hóa thông tin di truyền cho các đại phân tử.
Câu 131: Cơ quan tương tự có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu tiến hóa là
A. phản ánh sự tiến hóa đồng qui.

19
B. phản ánh sự tiến hóa phân li.
C. phản ánh nguồn gốc chung của các loài.
D. cho biết các loài sống trong điều kiện môi trường giống nhau.
Câu 132: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc loại cơ quan tương tự?
A. Gai xương rồng, tua cuốn của cây đậu Hà Lan.
B. Vây cá chép và vây cá voi.
C. Cánh dơi và tay khỉ.
D. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.
Câu 133: Kiểu cấu tạo của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng,
những sai khác về chi tiết là do
A. sự thoái hóa của các cơ quan trong quá trình phát triển.
B. chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
C. sự phát triển cá thể trong các điều kiện sống khác nhau.
D. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
Câu 134: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một cơ quan nào đó sẽ mất hẳn chức năng ban đầu, tiêu
giảm dần và chỉ để lại một vài vết tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa.
B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là
hiện tượng lại tổ.
C. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D. Hiện tượng tương đồng và hiện tượng tương tự là hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau
không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa hai hiện tượng này.
Câu 135: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc loại cơ quan thoái hóa?
A. Tua cuốn của đậu Hà Lan. B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô.
C. Gai xương rồng. D. Gai trên cây hoa hồng.
Câu 136: Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể,có cùng
nguồn gốc phát triển phôi?
(1) Cánh chim và tay người
(2) Cánh dơi và cánh bướm
(3) Tay người và chi trước của thỏ
(4) Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn

20
(5) Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 137: Có bao nhiêu bằng chứng không phải bằng chứng giải phẫu học so sánh?
(1) Đa số các loài đều sử dụng chung một bảng mã di truyền
(2) Xương chi dưới của ác loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau
(3) Sự tương đồng về sự phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống
(4) Ở các loài động vật có vú, đa số các con đực vẫn còn di tích tuyền sữa không hoạt động
(5) Gai xương rồng và đậu hà lan đều là biến dạng của lá
(6) Cá voi còn di tích của đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 138: Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho
nghiên cứu hóa thạch là
A. hóa thạch. B. phôi sinh học. C. tế bào học. D. phân tử.
Câu 139: Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây, vây cá ngư long là biến đổi chi trước
của lớp bò sát, vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về
A. cơ quan tương tự. B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan tương đồng. D. cơ quan
cùng nguồn.
Câu 140: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?
A. Răng khôn ở người. B. Manh tràng của thú ăn thịt.
C. Túi bụng của kangguru. D. Chi sau của thú biển.
Câu 141: Nội dung của học thuyết tế bào là
A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, tảo đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 142: Phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Theo Dacuyn, biến dị là sai khác của một sinh vật so với đồng loại.
B. Theo Dacuyn, những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn lớn nhất.
C. Dacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị.
D. Theo Dacuyn, toàn bộ sinh giới hiện nay đều có chung một nguồn gốc.
Câu 143: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay

21
đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
A. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn. B. Phôi đều trải qua giai đoạn có khe
mang.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá. D. Phôi đều trải qua giai đoạn có dây
sống.
Câu 144: Cơ quan thoái hóa là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. biến mất hoàn toàn.
C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. thay đổi cấu tạo.
Câu 145: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các
loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. sinh học và biến cố địa chất.
Câu 146: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các
loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 147: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau
chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 148: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn
gốc chung của sinh giới thuộc
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 149: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 150: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học.

22
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học
phân tử.
Câu 151: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức
năng bị tiêu giảm.
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài.
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng.
Câu 152: Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 153: Quá trình đóng vai trò chủ yếu trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài
A. quá trình đột biến. B. qúa trình giao phối.
C. quá trình phân li tính trạng. D. quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 154: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 155: Trong một số trường hợp, lúc đầu người ta xếp hai nhóm sinh vật là hai loài khác
nhau, nhưng sau khi nghiên cứu kĩ hơn, người ta thấy chúng chỉ là các nòi - dưới loài. Có thể kết
luận chúng là một loài vì
A. chúng sinh sống trong những điều kiện môi trường giống nhau.
B. chúng có hình thái bề ngoài giống nhau.
C. chúng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra con cái hữu thụ.
D. chúng được hình thành từ một tổ tiên chung.
Câu 156: Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây thì bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất về
nguồn gốc chung của các loài?
A. bằng chứng sinh học phân tử. B. bằng chứng địa lí sinh học.

23
C. bằng chứng phôi sinh học. D. bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu 157: Để xác định mức độ tương đồng về trình tự các nuclêôtit giữa các loài người ta thường
sử dụng phương pháp
A. lai phân tích. B. lai tế bào. C. lai phân tử. D. lai xa.
Câu 158: Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng đều có chức năng giúp sinh vật bay
nhưng không được tiến hóa từ một cơ quan chung, chúng là các cơ quan
A. cách li địa lí. B. tiến hóa hội tụ. C. tiến hóa phân li. D. cách li sinh sản.
Câu 159: Bằng chứng sinh học phân tử ủng hộ học thuyết tiến hóa bằng cách chỉ ra rằng
A. các prôtêin tương đồng đã phát sinh một cách độc lập ở các nhóm động vật khác nhau.
B. các loài thân thuộc thường có chung một khu phân bố địa lí.
C. các loài càng gần nhau thì có tỉ lệ ADN và prôtêin giống nhau càng lớn.
D. các loài gần nhau có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
Câu 160: Thuyết tiến hóa trung tính cho rằng
A. sự đa hình di truyền của quần thể chỉ là tạm thời vì tần số alen trong quần thể luôn thay đổi
chậm chạp do đột biến hay do yếu tố ngẫu nhiên.
B. quần thể chỉ tiến hóa khi có các biến dị di truyền là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. tiến hóa là quá trình thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. sinh giới là kết qủa của quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 161: Ý nghĩa của thuyết tiến hóa trung tính là.
A. Bác bỏ thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải những biến dị có hại.
B. Không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào
thải những biến dị có hại.
C. Giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối.
D. Củng cố học thuyết tiến hóa của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành
các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
Câu 162: Câu khẳng định nào sau đây không chính xác về đột biến trung tính?
A. Một alen nào đó có thể trung tính trong môi trường này nhưng trong môi trường khác thì
không.
B. Mặc dù xảy ra đột biến nhưng chức năng của các prôtêin vẫn không đổi.
C. Các đột biến trung tính di truyền được và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Các đột biến trung tính không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

24
Câu 163: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các biến dị trung tính?
A. Sự đa hình của các loài sẻ trên quần đảo Galapagos. B. Các loại dấu vân tay của người.
C. Các màu sắc của loài bướm đêm. D. Tính trạng đồng hợp tử của quần thể
báo Nêpan.
Câu 164: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành
A. các nòi sinh học. B. các cá thể thích nghi hơn. C. các loài mới. D. các nhóm phân loại
trên loài.
Câu 165: Tiến hóa nhỏ là
A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của các quần thể và hình thành các nhóm phân loại
trên
loài.
B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới.
C. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm thích
nghi.
D. Sự đa hình di truyền của quần thể chủ yếu là do đột biến và chúng được duy trì bằng các yếu
tố
ngẫu nhiên.
Câu 166: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên đối với quá trình tiến hóa nhỏ là
A. Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
C. Làm cho tần số tương đối của các alen ở mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi nhất.
Câu 167: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Câu 168: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là
A. xây dựng cơ sở lí thuyết về quá trình tiến hóa lớn.
B. tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực.
C. làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hóa trong quá trình tiến hóa nhỏ.

25
D. phân biệt hai quá trình tiến hóa là tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
Câu 169: Cơ chế tiến hóa của học thuyết Đacuyn là
A. sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên không liên quan tới tác dụng của chọn
lọc
tự nhiên.
B. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán
động vật.
C. sự thay đổi thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự thay đổi dần dà liên tục.
D. sự tích luỹ các biến dị có lợi, sự đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự
nhiên.
Câu 170: Chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đacuyn và quan điểm hiện đại đều dựa trên cơ
sở
A. tính vô hướng của biến dị. B. tính vô hướng của các đột biến.
C. tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. tính thích nghi của sinh vật với môi
trường.
Câu 171: Thực chất của quá trình chọn loc tự nhiên theo Đacuyn là
A. Đào thải các biến dị có hại cho con người.
B. Phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Giữ lại các biến dị có lợi cho con người.
D. Sinh giới là kết quả quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 172: Động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên là
A. tồn tại các cá thể thích nghi với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi khác nhau.
B. quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh.
C. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với đời sống từ đó hình thành loài mới.
D. do nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của môi trường.
Câu 173: Động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quần đảo Mađerơ dẫn đến hình
thành các loài sâu bọ không bay được chủ yếu là do sự đấu tranh
A. giữa sinh vật với môi trường. B. giữa các sinh vật cùng loài.
C. giữa các sinh vật khác loài. D. giữa sinh vật với con người.
Câu 174: Nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa theo Đacuyn là
A. các biến dị phát sinh trong quần thể sinh vật.

26
B. những biến đổi đồng loạt tương ứng với ngoại cảnh.
C. những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động của động vật.
D. các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể
riêng lẻ.
Câu 175: Kết quả chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là
A. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với nhu cầu của con người.
B. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện sống từ đó hình thành loài mới.
C. quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh.
D. tạo nhu cầu thị hiếu thay đổi của con người.
Câu 176: Theo Đacuyn nguyên nhân tiến hóa là
A. tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể.
B. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D. tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.
Câu 177: Điểm thành công nổi bật trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến
hóa của Lamac là
A. phân biệt được các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
C. giải thích rõ cơ chế tác động của ngoại cảnh trong quá trình hình thành loài mới.
D. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của các biến dị.
Câu 178: Hiện tượng từ một dạng tổ tiên ban đầu cho ra nhiều dạng mới khác xa nhau và khác
với dạng tổ tiên ban đầu được Đacuyn gọi là
A. đột biến tính trạng. B. phát sinh tính trạng mới. C. phân li tính trạng. D. phân tính ngẫu
nhiên.
Câu 179: Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là
A. quá trình đột biến. B. cơ chế cách ly. C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn
lọc tự nhiên.
Câu 180: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác
định là
A. yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền). B. di nhập gen.

27
C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 181: Theo quan niệm của Đacuyn, sự thích nghi của sinh vật đạt được là do
A. khi hoàn cảnh sống thay đổi, đặc điểm thích nghi đã đạt được có thể mất giá trị.
B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi.
C. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động.
D. mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định.
Câu 182: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị
chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
B. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
Câu 183: Thực chất của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là
A. giữ lại các biến dị có phù hợp, đào thải các biến dị không phù hợp cho con người.
B. các biến dị cá thể xuẩt hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng.
C. phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện chăm sóc.
Câu 184: Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là
A. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện sống từ đó hình thành loài mới.
B. do nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của con người.
C. quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh.
D. tồn tại những cá thể thích nghi nhất với nhu cầu của con người.
Câu 185: Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là
A. tồn tại những cá thể thích nghi nhất đối với điều kiện sống.
B. quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh.
C. giữ lại những biến dị có lợi cho con người.
D. tạo ra những cá thể phù hợp nhất với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi khác
nhau.
Câu 186: Chọn lọc nhân tạo không có vai trò nào sau đây?
A. Giải thích sự hình thành các loài vật nuôi, cây trồng mới từ một loài ban đầu.
B. Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng luôn thích nghi cao độ với nhu cầu của con người.

28
C. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật
nuôi, cây trồng.
D. Giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi trong mỗi loài.
Câu 187: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi cây trồng là
A. sự phân ly tính trạng của loài.
B. sự phù hợp cao với nhu cầu và lợi ích của con người.
C. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng.
D. quá trình đấu tranh sinh tồn của sinh vật.
Câu 188: Đóng góp chính trong học thuyết Đacuyn là
A. giải thích hiện tượng đa hình cân hằng trong quần thể giao phối.
B. giải thích được hiện tượng hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
C. sinh vật có biến đổi là do quá trình tích luỹ lâu dài.
D. nêu vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
Câu 189: Theo Đacuyn, loại biến dị được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn
giống là
A. biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. thường biến. D. đột
biến.
Câu 190: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là
A. chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới.
B. không giải thích được cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị.
D. chưa đánh giá đầy đủ vai trò của chọn lọc tự nhiên.
Câu 191: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là
A. nòi địa lí. B. nòi sinh học. C. quần thể. D. nòi sinh thái.
Câu 192: Theo quan niệm hiện đại thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. đào thải những cá thể sinh vật kém thích nghi.
B. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. sự đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 193: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A. biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. B. thường biến và biến dị đột biến.

29
C. biến đổi cá thể và biến dị đột biến. D. biến dị xác định và biến dị không xác định.
Câu 194: Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên
thể hiện
A. phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
C. đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới.
D. sự phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 195: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên đã
A. tích lũy các cá thể có lợi, đào thải những cá thể có hại.
B. qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật trước những thay đổi của điều kiện ngoại
cảnh.
C. qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi vốn gen của quần thể.
D. giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Câu 196: Chọn lọc tự nhiên không hoạt động khi
A. quần thể gồm các cá thể đồng nhất về mặt di truyền.
B. quần thể gồm các cá thể mang các biến dị khác nhau.
C. quần thể gồm các cá thể giao phối tự do.
D. quần thể gồm các cá thể có kiểu hình thích nghi khác nhau.
Câu 197: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa là
A. nhân tố duy nhất có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
B. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi.
C. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen trong quần thể.
Câu 198: Theo quan niệm hiện đại kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. sự phân hoá khả năng thích nghi của những cá thể trong quần thể.
B. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi nhất.
C. sự phát triển tồn tại của những cá thể sinh sản tốt nhất.
D. sự tồn tại của những cá thể thích nghi nhất.
Câu 199: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức
sống, trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ
A. phân tử và tế bào. B. quần xã và hệ sinh thái. C. quần thể và quần xã. D. cá thể và

30
quần thể.
Câu 200: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể
sinh vật lưỡng bội.
B. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
D. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn
lọc chống lại alen trội.
Câu 201: Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi là một quá trình
lịch sử, chịu sự chi phối của các nhân tố
A. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân ly
tính trạng.
C. biến dị, di truyền, các cơ chế cách ly. D. biến dị, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế
cách ly.
Câu 202: Trong chọn lọc tự nhiên, những biến dị được giữ lại và củng cố là những biến dị
A. làm tăng cường độ trao đổi chất. B. có lợi cho con người.
C. có lợi cho bản thân sinh vật. D. cho năng suất cao.
Câu 203: Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá
là do
A. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc
theo những hướng khác nhau.
C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích
lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
Câu 204: Trong quá trình tiến hóa, một tính trạng sinh học mới xuất hiện thường là kết qủa của
A. sự nhân lên thành nhiều bản sao của các gen trong hệ gen, cùng với sự tích lũy các đột biến
điểm xảy ra ở một trong các bản sao đó.
B. sự tích lũy các đột biến xảy ra trong một gen, dẫn đến việc gen đó chuyển sang mã hóa cho
một phân tử prôtêin có chức năng mới.
C. đột biến xảy ra ở các gen điều hòa.

31
D. đột biến xảy ra ở vùng mã hóa của gen.
Câu 205: Nhân tố tiến hóa cơ bản nhất hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi
trường sống là
A. đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. chọn lọc tự nhiên và khả năng di cư.
C. biến động di truyền. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 206: Thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể
sinh vật là
A. biến dị phát sinh vô hướng, sự thích nghi đạt được qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.
B. tác động của ngoại cảnh làm biến đổi liên tục sinh vật.
C. sự thích nghi đạt được bằng sự phân hóa vốn gen của quần thể về khả năng sống sót, sinh sản
dựa chủ yếu vào 3 nhân tố. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
D. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp kịp thời nên không bị
đào thải.
Câu 207: Sự thích nghi của một sinh vật nào đó được tính bằng
A. sức mạnh của nó trong việc cạnh tranh với các cá thể cùng loài.
B. tần số đột biến của cá thể đó.
C. số con hữu thụ mà nó tạo ra.
D. khả năng chống chịu của nó với các điều kiện của môi trường.
Câu 208: Khi sử dụng lâu một loại thuốc thì thường xuất hiện sự kháng thuốc đối với vi khuẩn
trên người bệnh vì
A. Bệnh nhân sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Một số vi khuẩn có thể có sẵn các đột biến kháng thuốc, sau đó nhân lên thành quần thể kháng
thuốc.
C. Các đột biến phát sinh sẽ làm vi khuẩn kháng thuốc.
D. Thuốc không có tác dụng như mong đợi.
Câu 209: Theo di truyền học hiện đại thì đột biến là
A. những biến đổi dưới ảnh hưởng của môi trường, thường có hại cho cơ thể.
B. những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định.
C. những biến đổi bề ngoài cho cơ thể sinh vật.
D. những đột biến gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan đến môi trường trong và ngoài
cơ thể.

32
Câu 210: Theo quan niệm hiện đại, vai trò chủ yếu của quá trình đột biến trong tiến hóa là
A. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. phân hóa khả năng sinh sản của quần thể.
C. cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 211: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung
cấp
A. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
B. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 212: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. ( trừ đb
trung tính)
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 213: Nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. tần số đột biến của gen khá lớn.
C. là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.
D. tạo ra một số áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể.
Câu 214: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen đều có hại.
B. số lượng đột biến gen nhiều, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
C. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
D. ít phổ biến hơn biến dị nhiễm sắc thể, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của sinh
vật.
Câu 215: Đa số các đột biến có hại vì chúng
A. phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong cơ thể, giữa cơ thể và môi trường.
B. thường làm tăng nhiều tổ hợp gen trong cơ thể.

33
C. thường biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
D. thường làm mất đi nhiều gen trong tổ hợp gen.
Câu 216: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu cho
quá trình tiến hóa?
A. Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
B. Tuy đa số có hại trong điều kiện mới nhưng gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
C. Ít gây ra hậu quả nghiêm trọng.
D. Luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi.
Câu 217: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì đột biến
A. là nguồn nguyên liệu duy nhất cho chọn lọc tự nhiên.
B. là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
C. làm thay đổi tần số alen trong quần thể.
D. có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật.
Câu 218: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò của đột biến gen đối với quá
trình tiến hóa của sinh giới?
A. Qua giao phối gen lặn có thể trở thành đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình.
B. Giá trị thích nghi của gen đột biến không thay đổi theo tổ hợp gen.
C. Tuy đột biến thường có hại, nhưng phần lớn gen đột biến lại ở trạng thái lặn.
D. Qua giao phối các gen đột biến có thể đi vào tổ hợp gen khác nhau.
Câu 219: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là
A. giao phối. B. đột biến. C. các cơ chế cách li. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 220: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong
quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen
trội.
C. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. D. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen
lặn.

34
Câu 221: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến dị di truyền cao ở hầu hết
các quần thể động vật và thực vật bậc cao?
A. Đột biến và đột biến phục hồi.
B. Biến dị phần lớn là có hại cho sinh vật.
C. Biến dị tổ hợp qua sinh sản.
D. Gen có thể di chuyển giữa các nhiễm sắc thể tạo ra các tổ hợp gen mới.
Câu 222: Hiện tượng di nhập gen là một nhân tố tiến hóa vì
A. tạo ra biến dị di truyền là nguyên liệu cho tiến hóa.
B. làm thay đổi các tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
C. mang đến các alen mới và các alen có sẵn trong quần thể làm phong phú và thay đổi tần số
alen với tần số kiểu gen của quần thể.
D. phá vỡ sự ổn định về thành phần kiểu gen của quần thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Câu 223: Có hiện tượng di nhập gen là vì
A. có sự cách li ngẫu nhiên. B. có sự giao phối tự do ngẫu nhiên.
C. có sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. D. có sự thay đổi các cá thể của các quần thể.
Câu 224: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho sự di nhập gen?
A. Một nhóm người ra khai hoang và định cư lại ở một hòn đảo mới hình thành.
B. Các gen tương ứng đổi chỗ cho nhau thông qua trao đổi chéo ở giảm phân.
C. Một trận động đất tạo thành một hẻm núi, phân chia quần thể chuột thành hai phần.
D. Gió mang hạt phấn từ quần thể này sang quần thể khác cùng loài và sự giao phấn xảy ra.
Câu 225: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể
2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. thoái hoá giống. B. biến động di truyền. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. di -
nhập gen.
Câu 226: Một quần thể chim gồm 20 cá thể (13 con lông nâu thẫm, 7 con lông nâu nhạt) mới di
cư đến một quần đảo mới. Ngẫu nhiên có 5 con lông nâu thẫm, 4 con lông nâu nhạt chết trước
khi sinh sản. Thế hệ tiếp theo của quần thể này còn toàn con lông thẫm. Sự thay đổi trong tần số
kiểu hình ở quần thể chim đó là do
A. chọn lọc tự nhiên. B. biến dị tổ hợp. C. biến động di truyền. D. chọn lọc gián

35
đoạn.
Câu 227: Khi kích thước quần thể giảm mạnh là một tác nhân tiến hóa vì
A. số lượng cá thể giảm, các cá thể giao phối không ngẫu nhiên.
B. có các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. các cá thể ở quần thể khác di nhập gen.
D. phát sinh những biến dị mới.
Câu 228: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa là
A. quá trình giao phối. B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. quá trình đột biến.
Câu 229: Một trong những vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa là
A. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
C. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
D. phát tán các đột biến trong quần thể.
Câu 230: Khẳng định nào là không đúng về vai trò của quá trình giao phối?
A. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến.
B. Quá trình giao phối làm phát sinh các đột biến.
C. Quá trình giao phối làm trung hòa các đột biến.
D. Quá trình giao phối làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 231: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?
A. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.
B. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 232: Giao phối không ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa vì
A. tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. làm thay đổi cấu trúc thành phần kiểu gen của quần thể, tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm
tần số kiểu gen dị hợp.
C. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp.
D. làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 233: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

36
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn
gốc chung.
Câu 234: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hóa là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn quá trình giao phối tạo ra nguồn
nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến làm cho một gen thành nhiều alen, còn quá trình giao phối làm thay đổi các
alen đó thành các alen khác.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số alen, còn quá trình giao
phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến tạo ra các đột biến có hại, còn quá trình giao phối sẽ làm cho đột biến đó trở
thành có lợi.
Câu 235: Biến động di truyền là hiện tượng
A. tần số tương đối của kiểu gen trong quần thể biến đổi khác xa với tần số tương đối của kiểu
gen ở
quần thể gốc.
B. tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số các
alen đó ở quần thể gốc.
C. biến dị đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
D. quần thể có kiểu gen kém thích nghi bị thay thế bởi quần thể có kiểu gen thích nghi hơn.
Câu 236: Vai trò của yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền) trong tiến hóa nhỏ là
A. cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
C. làm thay đổi đột ngột thành phần kiểu gen của quần thể.
D. dẫn đến hình thành loài mới trong một thời gian dài.
Câu 237: Mỗi quần thể giao phối là kho dự trữ các biến dị vì
A. tính có hại của đột biến đã được trung hoà qua giao phối.
B. làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp.
D. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn.
Câu 238: Chọn lọc tự nhiên có thể coi là nhân tố duy trì trạng thái đa hình cân bằng khi
A. các cá thể có khả năng giao phối ngẫu nhiên.

37
B. các cá thể đồng hợp trội có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn.
C. các cá thể dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn các cá thể đồng hợp.
D. chọn lọc chống lại alen lặn diễn ra.
Câu 239: Tính đa hình kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa đối với tiến hóa là
A. giải thích tại sao các cá thể dù trong cùng một quần thể cũng rất ít khi hoàn toàn giống nhau.
B. giải thích tại sao các cá thể dị hợp thường ưu thế hơn các cá thể đồng hợp.
C. giúp quần thể có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi.
D. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của các loại kiểu gen trong quần thể.
Câu 240: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về sự đa hình của quần thể?
A. Nhiều loài thực vật có họ hàng gần thường có nhu cầu khác nhau về kiểu đất hay điều kiện
khí hậu.
B. Các con thỏ sống ở vùng lạnh thường có tai nhỏ hơn các con thỏ cùng loài sống ở vùng nóng.
C. Các con chim đực trang trí tổ để thu hút các con cái cùng loài.
D. Sư tử biển có các chân chèo giúp chúng bơi lội tốt ở dưới nước nhưng lại khó khăn khi di
chuyển trên cạn.
Câu 241: Loài mới được hình thành là do
A. kiểu gen trong quần thể bị đột biến, qua quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành loài
mới.
B. thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu bị biến đổi theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen
mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. thành phần kiểu gen của quần xã sinh vật bị biến đổi nhờ cách li địa lí.
D. loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm vùng lãnh thổ mới.
Câu 242: Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể
theo một hướng xác định là
A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối. C. đột biến. D. cách li.
Câu 243: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 244: Điểm nào sau đây đánh dấu sự ra đời của một loài mới?

38
A. Vốn gen thay đổi thích nghi với môi trường mới.
B. Vốn gen thay đổi tạo nên hàng rào sinh sản giữa hai quần thể.
C. vốn gen thay đổi tạo nên thế hệ lai có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ ban đầu.
D. Vốn gen thay đổi dẫn tới mỗi quần thể thích nghi với một ổ sinh thái khác nhau.
Câu 245: Một quần thể nhỏ dễ trải qua quá trình hình thành loài mới hơn một quần thể lớn vì
chúng
A. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền nhiều hơn.
B. dễ bị ảnh hưởng của hiện tượng di nhập gen hơn.
C. dễ sống sót hơn trong môi trường mới.
D. dễ bị đột biến hơn trong quá trình giảm phân.
Câu 246: Hình thức nào sau đây không phải là một con đường hình thành loài mới?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí. B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
C. Hình thành loài bằng con đường sinh sản. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa
bội hóa.
Câu 247: Dấu hiệu nào sau đây là bước đầu tiên trong quá trình hình thành loài khác khu?
A. Biến động di truyền. B. Cách li địa lí. C. Lai xa. D. Cách li sinh sản.
Câu 248: Các sinh vật nào sau đây thường là đối tượng cho quá trình hình thành loài khác khu?
A. Các quần thể cá voi cư trú ở các bờ đối diện của đại tây dương.
B. Các con hổ ở bên này và bên kia sườn núi.
C. Ruồi giấm trên chuối và ruồi giấm trên cam.
D. Các cây súng trong hồ ở Alasca và các cây súng trên đảo Madagasca.
Câu 249: Theo quan niệm hiện đại, hình thành loài mới là một quá trình lịch sử chịu sự chi phối
của các nhân tố
A. biến dị, di truyền, phân li tính trạng, chọn lọc tự nhiên.
B. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, điều kiện ngoại cảnh.
C. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, cơ chế cách li.
D. biến dị di truyền, chọn lọc tự nhiên, cơ chế cách li.
Câu 250: Nhân tố nào dưới đây giúp phân biệt quá trình hình thành loài mới với quá trình hình
thành các đặc điểm thích nghi?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ
chế cách li.

39
Câu 251: Theo quan niệm của Đacuyn, biến dị cá thể có các đặc điểm giống với loại biến dị nào
sau đây theo quan niệm di truyền học hiện đại?
A. Đột biến gen. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Thường
biến.
Câu 252: Trong các loại biến dị sau đây, loại biến dị nào có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa?
A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến.
Câu 253: Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn di truyền.
C. tiêu chuẩn sinh lí - sinh thái. D. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
Câu 254: Ở các loài giao phối, tổ chức loài có tính toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản vô tính
hay loài đơn tính là vì
A. số lượng cá thể ở các loài giao phối rất lớn.
B. số lượng kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn.
C. các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản.
D. các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn.
Câu 255: Đối với các loài sinh sản vô tính thì tiêu chuẩn chính dùng để phân biệt hai loài thân
thuộc là
A. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. B. tiêu chuẩn hình thái.
C. tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 256: Dạng cách ly đánh dấu sự hình thành loài mới là
A. cách ly sinh sản và cách ly di truyền. B. cách ly sinh thái.
C. cách ly địa lý và cách ly sinh thái. D. cách ly địa lý.
Câu 257: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn chủ yếu là
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn địa lý. C. tiêu chuẩn di truyền. D. tiêu chuẩn hóa
sinh.
Câu 258: Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là
A. cách li sinh sản. B. cách li sinh thái. C. cách li di truyền. D. cách li hình
thái.
Câu 259: Cơ chế cách li là những trở ngại ngăn cản
A. sự tạo thành hợp tử hoặc con lai hữu thụ. B. sự tạo thành hợp tử hoặc con lai bất
thụ.

40
C. sự tạo thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. D. sự thay đổi vốn gen của quần thể.
Câu 260: Vai trò của cơ chế cách li trong hình thành loài là
A. làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
B. duy trì khác biệt về vốn gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên giữa các quần thể cách li.
C. thay đổi sự khác biệt về vốn gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên giữa các quần thể cách li.
D. hình thành loài mới theo hình thức tự phối.
Câu 261: Cơ chế cách li không được xem là nhân tố tiến hóa vì
A. cơ chế cách li không làm thay đổi vốn gen của quần thể.
B. cơ chế cách li ngăn cản sự sinh sản của con lai không phát sinh biến dị.
C. cơ chế cách li chỉ gián tiếp duy trì sự khác biệt về vốn gen của quần thể.
D. cơ chế cách li không tạo ra thế hệ mới có những biến dị có lợi.
Câu 262: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò
A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
Câu 263: Cách li sinh sản được hình thành khi
A. có sự thay đổi về vốn gen của quần thể. B. có sự khác biệt về vốn gen giữa các
quần thể.
C. có sự giống nhau về vốn gen giữa các quần thể. D. các quần thể của các loài khác nhau.
Câu 264: Loài mới được hình thành chủ yếu bằng
A. cách li địa lí và cách li sinh thái.
B. cách li sinh thái, đa bội hoá và tự đa bội.
C. đa bội hoá và cách li địa lí.
D. con đường địa lí, con đường sinh thái, lai xa kèm đa bội hoá.
Câu 265: Các loài khác nhau cách li di truyền với nhau chủ yếu là do
A. phân bố trong các khu vực địa lí khác nhau nên chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh
khác nhau.
B. phân bố trong cùng một khu vực địa lí nhưng có các điều kiện sinh thái khác nhau.
C. bộ nhiễm sắc thể của các loài khác nhau thường khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước
và cấu trúc nên dù có tạo được con lai thì cũng bất thụ.

41
D. cơ quan sinh sản, tập tính hoạt động sinh dục khác nhau nên không giao phối được với nhau.
Câu 266: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình và con đường hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra
độc
lập với nhau.
B. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài
mới.
C. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài
mới.
D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái rất khó tách bạch
nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái
khác nhau.
Câu 267: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
A. thực vật, không gặp ở động vật. B. tất cả các loài sinh vật.
C. động vật, không gặp ở thực vật. D. thực vật và động vật ít di động.
Câu 268: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
A. do trở ngại địa lí nên có sự khác biệt về tần số alen dẫn tới cách li sinh sản.
B. do trở ngại về địa lí nên các quần thể khó di chuyển để giao phối dẫn tới cách li sinh sản.
C. do trở ngại về địa lí nên các cá thể ở các quần thể có sự phân li tính trạng.
D. các nhân tố tiến hóa hình thành các kiểu hình thích nghi với điều kiện địa lí khác nhau.
Câu 269: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 270: Hình thành loài bằng cách li địa lí thường gặp
A. động vật và thực vật. B. thực vật tự thụ phấn.
C. những loài thực vật và động vật ít di động xa. D. động vật có khả năng vượt biển.
Câu 271: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí là
A. tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dẫn đến hình thành loài mới.
B. chọn lọc tự nhiên phân hoá các tần số alen giúp quần thể thích nghi với các môi trường sống

42
khác nhau.
C. hình thành các đặc điểm thích nghi mới với môi trường sống mới.
D. phân li tính trạng của quần thể gốc theo những hướng địa lí khác nhau.
Câu 272: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường
địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí)?
A. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị
tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật,
từ đó tạo ra loài mới.
Câu 273: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài sau
đây?
A. Con đường địa lí và con đường sinh thái. B. Con đường địa lí và lai xa kèm đa bội
hóa.
C. Con đường sinh thái và lai xa kèm đa bội hóa. D. Con đường địa lí và cách li tập tính.
Câu 274: Hai loài hoa sống trong cùng một hồ nước nhưng chúng không giao phấn với nhau vì
một loài nở hoa vào ban đêm, còn loài kia nở hoa vào ban ngày. Ví dụ trên minh họa cho hiện
tượng
A. cách li sinh thái. B. cách li thời gian. C. cách li giao tử. D. cách li tập tính.
Câu 275: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT
để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ
sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm
chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
B. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
Câu 276: Trên cùng một dòng sông chảy vào hồ, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên qua thời
gian dài, từ một loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có các đặc điểm thích nghi khác
nhau với từng vùng của dòng sông. Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường

43
A. địa lí. B. sinh thái. C. sinh sản. D. lai xa kèm đa bội hóa.
Câu 277: Trong phương thức hình thành loài bằng con đuờng sinh thái, nhân tố đóng vai trò chủ
yếu là
A. sự bất động của thực vật và động vật ít di động cách li sinh thái.
B. chọn lọc tự nhiên diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau.
C. điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau.
D. nhân tố cách li sinh thái.
Câu 278: Trường hợp nào sau đây biểu thị sự cách li về thời gian?
A. Một loài hoạt động ban ngày, loài kia thì không.
B. Một loài thực hiện điệu nhảy trước khi giao phối, loài kia thì không.
C. Một loài thuộc bộ linh trưởng, loài kia thuộc nhóm thú có túi.
D. Một loài chỉ tìm thấy ở Việt Nam, loài kia chỉ tìm thấy ở Pháp.
Câu 279: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
D. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
Câu 280: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li sau hợp tử?
A. Vịt trời mỏ dẹt và vịt trời mỏ nhọn giao phối vào các mùa khác nhau trong năm.
B. Một loài cỏ sống trên đất bình thường, loài cỏ khác sống trên đất nhiễm mặn.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc nhưng hợp tử không phát triển được.
D. Tinh trùng của ngan thường bị chết trong ống dẫn trứng của vịt.
Câu 281: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau, thường bị chết.
B. Con la là con lai giữa lừa và ngựa, bị bất thụ.
C. Các loài bông khác nhau có thể cho ra các cây lai F1 hữu thụ, nhưng sang cây F2 thì không thụ
tinh được.
D. Tinh trùng của ngan thường chết trong ống dẫn trứng của vịt.
Câu 282: Ba loài ếch cùng sinh sản chung trong một hồ nhưng chúng không giao phối lẫn nhau
vì có tiếng gọi bạn tình khác nhau. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử - cách li thời gian. B. cách li trước hợp tử - cách li tập tính.

44
C. cách li trước hợp tử - cách li sinh thái. D. cách li trước hợp tử - cách li cơ quan
sinh sản.
Câu 283: Ví dụ về hiện tượng hàng rào cách li sau hợp tử là
A. hai loài ếch giao phối vào hai thời điểm khác nhau trong năm.
B. tinh trùng của cầu gai đực chỉ có thể xâm nhập vào các trứng cùng loài.
C. hai ruồi giấm khác loài giao phối với nhau cho thế hệ con vô sinh.
D. hạt phấn của một loài cà chua P375 không nảy mầm trên đầu nhụy của các cây cà chua Ba
Lan trắng.
Câu 284: Có một trường hợp sau. Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể chim
sẻ ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc
sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Sau 8000 năm,
mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ ở trên đảo và chim sẻ ở
đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây khiến ta có thể kết luận chúng đã trở thành
hai loài khác nhau?
A. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
B. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
C. Con lai của chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.
D. Con lai của chúng yếu ớt và thường chết trước khi thành thục sinh sản.
Câu 285: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. lai xa kèm đa bội hóa. B. sinh thái. C. địa lí. D. lai khác dòng.
Câu 286: Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá phổ biến ở
A. động vật di chuyển. B. động vật bậc thấp. C. thực vật. D. cả thực vật và động
vật.
Câu 287: Quần thể tứ bội cách li sinh sản với quần thể lưỡng bội là vì
A. có sự khác nhau về số cặp nhiễm sắc thể nên khó tạo tổ hợp mới.
B. khi chúng giao phối với nhau tạo ra các cây con tam bội bất thụ.
C. quần thể tứ bội khó giảm phân tạo ra giao tử bình thường.
D. dạng đa bội thể khác nguồn tạo ra vốn gen khác nhau.
Câu 288: Loài mới được hình thành bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá là nhờ hình thức
A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính của con lai.
C. tạo ra đa bội thể cùng nguồn. D. gây đột biến cá thể khác loài.

45
Câu 289: Trong thực tế cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại, cũng
như các giống cây trồng nguyên thuỷ để hình thành loài mới vì
A. đây là nguồn nguyên liệu để tạo dạng đa bội thể cùng nguồn.
B. dễ gây đột biến tạo ra các cá thể đa bội.
C. cây hoang dại và cây trồng nguyên thuỷ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. cây hoang dại và cây trồng nguyên thuỷ có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống.
Câu 290: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là.
A. Có sự cách li về mặt hình thái với cá thể khác cùng loài.
B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể khác cùng loài.
C. Không có khả năng phát sinh giao tử.
D. Bộ NST của bố mẹ trong con lai khác nhau về số lượng hình dạng kích thước cấu trúc.
Câu 291: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài
mới vì
A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
Câu 292: Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng hình thành loài mới ở thực vật vì thực vật
A. không có hệ thần kinh. B. không có khả năng cảm ứng.
C. có khả năng sinh sản sinh dưỡng. D. có khả năng sinh sản bằng hạt.
Câu 293: Loài bông châu Âu có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 nhiễm sắc thể lớn; bông hoang dại ở
Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể nhỏ. Loại bông ở Mĩ có 2n = 52 nhiễm sắc thể trong đó có 26
nhiễm sắc thể lớn, 26 nhiễm sắc thể nhỏ. Nó là kết quả
A. lai bông châu Âu với bông hoang dại ở Mĩ tạo ra thể tứ bội 52 nhiễm sắc thể.
B. lai hai loài bông lưỡng bội tạo thể tứ bội.
C. lai bông châu Âu với bông hoang dại ở Mĩ tạo ra con lai. Con lai khác loài được đột biến đa
bội hoá hình thành loài bông mới.
D. tạo thể tứ bội bông hoang dại ở Mĩ.
Câu 294: Ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật
có tổ chức cao vì
A. Nguồn thức ăn cho các nhóm sinh vật có tổ chức thấp rất phong phú.

46
B. Sinh vật bậc thấp cũng như sinh vật bậc cao luôn có những thay đổi về cơ cấu di truyền để
thích nghi với điều kiện sống.
C. Các nhóm sinh vật có tổ chức thấp thường thấy có thể nhỏ để lẩn trốn kẻ thù.
D. Các nhóm sinh vật có tổ chức thấp có khả năng kí sinh trên cơ thể các nhóm có tổ chức cao.
Câu 295: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có
bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí
hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hóa tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n
+ 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con
đường
A. sinh thái. B. địa lí. C. lai xa và đa bội hóa khác nguồn. D. đa bội hóa cùng
nguồn.
Câu 296: Khi lần đầu tiên sử dụng, thuốc diệt côn trùng đã tiêu diệt được phần lớn ruồi, muỗi.
Vài thập kỉ sau, chỉ có một phần nhỏ côn trùng bị chết khi phun thuốc. Lí do của hiện tượng này

A. các côn trùng sống sót sau khi tiếp xúc với thuốc đã phát triển hệ miễn dịch với thuốc.
B. nhiều côn trùng ngày nay là con cháu của các côn trùng mang đặc tính kháng thuốc ngày xưa.
C. lần phun thuốc đầu tiên đã gây ra đột biến kháng thuốc ở côn trùng, làm côn trùng có gen
kháng thuốc.
D. côn trùng chủ động thay đổi để thích nghi với các điều kiện nhân tạo của môi trường.
Câu 297: Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT
sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra
có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được rút ra là
A. đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
B. đột biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi trường
không có DDT.
C. đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có
DDT.
D. đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có
DDT.
Câu 298: Trong tiến hóa ở sinh vật, sự thích nghi ở một cơ thể được xác định bởi
A. sức mạnh của cá thể đó.

47
B. khả năng thích ứng của các cá thể đó trong các môi trường sống khác nhau.
C. mức độ đóng góp vào vốn gen thế hệ kế tiếp của cá thể đó.
D. tiềm năng sinh sản của cá thể đó.
Câu 299: Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ có tính chất tương đối là vì
1. Mỗi đặc điểm chỉ được chọn lọc trong một quần thể nhất định.
2. Là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định.
3. Các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước.
4. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, một đặc điểm thích nghi có lợi lại trở thành không thích
nghi và có
khi có hại cho sinh vật.
A. 1, 2, 3. B. 2, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3.
Câu 300: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của
sinh vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.
C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại
alen có lợi.
Câu 301: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 302: Một biến động xảy ra trên một hòn đảo làm chết phần lớn các con thằn lằn trên đảo.
Các cá thể sống sót sau đó thích nghi và tiếp tục sinh sản và đã khôi phục lại số lượng ban đầu
sau 50 năm. Đây là ví dụ về
A. hiệu ứng người sáng lập. B. hiệu ứng thắt cổ chai.
C. giao phối không ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 303: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là
A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. tổ chức ngày càng cao.
C. cơ thể ngày càng hoàn thiện. D. thích nghi ngày càng hợp lí.

48
Câu 304: Trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn
những sinh vật xuất hiện trước là do
A. chọn lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích nghi
nhất.
C. đột biến và biến dị không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, nên các
đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định.
D. kết quả của vốn gen đa hình giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống.
Câu 305: Nguyên nhân sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt lại có sự bùng nổ hình thành loài mới

A. các loài, sinh vật cũ chết đi không gian rộng rãi đã làm xuất hiện các loài sinh vật mới.
B. loài mới xuất hiện tiến hóa hơn đã triệt tiêu hàng loạt cá thể ở loài cũ.
C. do biến đổi địa chất, khí hậu hàng loạt sinh vật bị tuyệt chủng, từ đó lại hình thành loài mới có
những đặc điểm thích nghi với điều kiện địa chất khí hậu mới.
D. do biến đổi địa chất, khí hậu đột ngột gây ra những đột biến trong cơ thể sinh vật làm thay đổi
tần số alen của quần thể.
Câu 306: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có cùng một nguồn gốc chung.
B. Dạng sinh vật nguyên thủy nào còn sống sót cho đến ngày nay, ít biến đổi được xem là hóa
thạch sống.
C. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy các biến dị theo những
hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đã hình thành nhiều dạng khác nhau rõ rệt và
khác xa dạng tổ tiên.
D. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hóa thành những
chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.
Câu 307: Cơ quan thoái hóa là những cơ quan
A. xuất hiện ở giai đoạn trước, về sau hoàn toàn biến mất.
B. chỉ xuất hiện ở giai đoạn phát triển phôi và chỉ còn dấu vết khi vừa mới sinh ra.
C. xuất hiện khi sơ sinh, lúc trưởng thành sẽ bị thoái hóa.
D. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành và chỉ còn để lại vết tích xưa kia của chúng.
Câu 308: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

49
A. có hình thái tương tự.
B. có cùng vị trí nhưng không phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
C. nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể và có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau nhưng lại đảm nhận các chức phận giống nhau.
Câu 309: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có kiểu cấu tạo giống nhau và có cùng nguồn gốc.
B. có nguồn gốc khác nhau nhưng lại đảm nhận các chức phận giống nhau.
C. có hình thái tương tự nhưng lại đảm nhận các chức phận khác nhau.
D. có cùng nguồn gốc và đảm nhận các chức phận giống nhau.
Câu 310: Cho ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau.
1. Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng.
2. Chi trước của người, cá voi, mèo, dơi... đều có xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương
bàn, xương ngón.
3. Xương cùng, ruột thừa và răng khôn của người.
4. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
5. Chân chuột chũi và chân dế dũi.
6. Ở loài trăn, hai bên lỗ huyệt có mấu xương hình vuốt nối với xương chậu.
Nhâ ̣n định nào sau đây không đúng?
A. Những ví dụ trên thuộc bằng chứng tiến hóa của phôi sinh học so sánh.
B. Những trường hợp 1 và 5 là cơ quan tương tự.
C. Các cơ quan tương đồng là 2 và 4.
D. Những trường hợp 3 và 6 là các cơ quan thoái hóa.
Câu 311: Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt là hai cơ quan
A. tương đồng. B. tương tự. C. thoái hóa. D. đồng dạng.
Câu 312: Cánh của sâu bọ và cánh dơi là hai cơ quan
A. thoái hóa. B. tương đồng. C. tương tự. D. tương thích.
Câu 313: Tuyến sữa không hoạt động ở hầu hết các con đực thuộc các loài động vật có vú là
A. cơ quan tiêu giảm. B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan thiểu năng. D. cơ quan
dư thừa.
Câu 314: Các bằng chứng về giải phẫu học so sánh cho phép biết được các mối quan hệ nào sau
đây?

50
A. Giữa cơ thể với môi trường.
B. Nguồn gốc chung giữa các loài.
C. Giữa cấu tạo và chức năng các cơ quan.
D. Giữa nguồn gốc chung giữa các loài; giữa cấu tạo và chức năng các cơ quan và giữa cơ thể
với môi trường.
Câu 315: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi
của các loài.
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi
của các loài.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những quan điểm giống và khác nhau ở các giai đoạn phát
triển phôi của các loài.
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những điểm khác nhau ở giai đoạn đầu, giống nhau ở giai
đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
Câu 316: Bằng chứng tế bào học nào sau đây góp phần giải thích về nguồn gốc chung của sinh
giới?
1. Tế bào là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật.
2. Tế bào thực vật có lục lạp và màng xenlulôzơ còn ở tế bào động vật thì không.
3. Tế bào các loài đều có thành phần hóa học và có nhiều đặc điểm cấu trúc tương tự.
4. Cơ sở của sinh sản dựa vào quá trình phân bào.
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 2. D. 3, 4.
Câu 317: Bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới không
được biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
1. Vật chất di truyền của mọi sinh vật đều là axit nuclêic (ADN, ARN).
2. ADN các loài đều được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit là ađênin (A), timin (T), guanin (G) và
xitôzin (X).
3. Quá trình dịch mã không giống nhau ở các loài có mức độ tiến hóa khác nhau.
4. Mã di truyền của mọi sinh vật có đặc điểm tương tự và đặc biệt là tính phổ biến của nó.
Số câu trả lời đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 318: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là

51
A. Đacuyn. B. Lamac. C. Hacđi-Vanbec. D. Kimura.
Câu 319: Theo Đacuyn, có các loại biến dị nào?
A. Biến dị thường biến và đột biến. B. Biến dị di truyền và biến dị không di
truyền.
C. Biến dị xác định và biến dị cá thể. D. Biến dị tổ hợp và đột biến.
Câu 320: Theo Đacuyn, biến dị xác định là loại biến dị.
A. Xuất hiện đồng loạt, định hướng và di truyền được.
B. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, rất quan trọng đối với tiến hóa.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, không quan trọng đối với sự tiến hóa.
D. Cá thể, vô hướng, quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Câu 321: Theo Đacuyn biến dị cá thể là loại biến dị
A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.
B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.
D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
Câu 322: Theo Đacuyn, loại biến dị không có vai trò quan trọng đối với tiến hóa là
A. Biến dị xác định. B. Biến dị không xác định. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị tương
quan.
Câu 323: Theo Đacuyn, loại biến dị có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự
nhiên là
A. biến dị xác định. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 324: Nguyên nhân xuất hiện các biến dị theo quan niệm của Đacuyn là
A. do ngoại cảnh. B. do lai hữu tính.
C. do bản chất cơ thể khác nhau. D. do ngoại cảnh, lai hữu tính và bản chất cơ thể
khác nhau.
Câu 325:Theo Đacuyn, di truyền có vai trò
A. truyền lại cho con các gen trong giao tử của bố, mẹ.
B. biểu hiện các tính trạng của con, cháu được bố mẹ, tổ tiên truyền lại.
C. tích lũy, duy trì, củng cố các biến dị có lợi qua các thế hệ.
D. ổn định các đặc điểm thích nghi.
Câu 326: Theo Đacuyn, cơ chế của hiện tượng di truyền là

52
A. hoạt động tái sinh, phiên mã và giải mã.
B. hoạt động nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST.
C. kết hợp nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. ông chưa giải thích được, do hạn chế của khoa học đương thời.
Câu 327:Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song gồm
A. đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi.
B. đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi.
C. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.
D. sàng lọc các biến dị có hại và có lợi.
Câu 328: Đặc điểm chính của vật nuôi, cây trồng là
A. thích nghi với môi trường sống.
B. đa dạng và thích nghi với nhu cầu nhất định của con người.
C. có khả năng chống chịu không bằng sinh vật hoang dại.
D. phát sinh nhiều biến dị để cung cấp cho con người.
Câu 329: Động lực xảy ra chọn lọc nhân tạo là
A. do sự cạnh tranh của con người về sản xuất. B. do con người muốn tạo ra giống
mới.
C. nhu cầu và thị hiếu của con người. D. đấu tranh sinh tồn với môi trường
sống.
Câu 330: Vật nuôi, cây trồng hiện nay có nguồn gốc từ
A. một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu. B. hành tinh khác, du nhập vào Trái
Đất.
C. thượng đế sáng tạo. D. kết quả của quá trình chọn lọc tự
nhiên.
Câu 331: Cơ sở của chọn lọc nhân tạo là
A. các biến dị di truyền và không di truyền. B. tính biến dị và di truyền của sinh
vật.
C. các biến dị có lợi và không có lợi. D. các biến dị tổ hợp và đột biến.
Câu 332: Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây
trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố
A. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo. B. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo.

53
C. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. D. đột biến, giao phối, chọn lọc.
Câu 333: Do nguyên nhân nào đã xuất hiện phân li tính trạng ở vật nuôi, cây trồng?
A. Xảy ra khách quan, không được sự chi phối của con người.
B. Do nhu cầu và thị hiếu của con người nhiều mặt và không có giới hạn.
C. Do sự quy hoạch hóa của xã hội mỗi thời.
D. Do sự phân li và tổ hợp các gen trong quá trình di truyền.
Câu 334: Kết quả của phân li tính trạng trong chăn nuôi, trồng trọt là gì?
A. Hình thành đặc điểm thích nghi và tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng.
B. Tạo cho thế hệ sau nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình khác nhau so với bố mẹ.
C. Làm phân hóa giống so với giống ban đầu.
D. Cung cấp nguyên liệu cho con người chọn giống tốt.
Câu 335: Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ thời gian nào?
A. Từ khi sự sống xuất hiện. B. Từ khi sinh vật bắt đầu chuyển lên cạn.
C. Từ khi con người biết buôn bán, đổi chác. D. Từ khi con người biết chăn nuôi, trồng
trọt.
Câu 336:Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây hình thành tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng?
A. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, cách li.
B. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.
C. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo, cách li.
D. Biến dị, giao phối, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.
Câu 337: Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo đã
A. tạo ra loài mới. B. tạo ra các chi mới. C. tạo ra các họ mới. D. tạo ra các nòi mới, thứ
mới.
Câu 338: Nội dung nào sau đây không đúng theo quan niệm của Đacuyn?
I. Mọi vật nuôi và cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.
II. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.
III. Chọn lọc nhân tạo là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hóa.
IV. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sự sống.
A. I, II. B. III, IV. C. I, III. D. II, IV.
Câu 339: Nội dung nào sau đây sai đối với quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên là động lực thúc đẩy sinh giới tiến hóa.

54
B. Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất với môi
trường
sống.
C. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tạo ra các nòi và thứ mới trong phạm vi một loài.
D. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị bất lợi đối với sinh
vật.
Câu 340: Động lực nào đã thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên?
A. Nhu cầu và thị hiếu của con người. B. Sinh vật đấu tranh sinh tồn với môi trường
sống.
C. Sinh vật đấu tranh với giới vô cơ. D. Sinh vật giành giật thức ăn.
Câu 341: Chọn lọc tự nhiên có cơ sở dựa vào
A. sự đấu tranh với môi trường. B. cá thể thích nghi sẽ được tồn tại và ngược
lại.
C. tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. sự phân li tính trạng.
Câu 342: Thực chất (nội dung) của chọn lọc tự nhiên là
A. quá trình tạo loài mới.
B. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
C. quá trình hình thành các nòi mới về thứ mới.
D. quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị bất lợi đối với sinh vật.
Câu 343: Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên đã
A. tạo loài mới, thích nghi với môi trường sống. B. tạo ra nòi và thứ mới, thích nghi với môi
trường sống.
C. tạo loài mới, thích nghi với con người. D. tạo ra nòi và thứ mới, thích nghi với con
người.
Câu 344: Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây và mối quan hệ của nó, là cơ chế hình thành
mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống?
A. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo. D. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân
tạo.
Câu 345: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác
dụng của (A)

55
theo con đường (B). (A) và (B) lần lượt là
A. Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên, cách li sinh sản.
C. Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. D. Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.
Câu 346: Chọn lọc tự nhiên là quá trình xuất hiện từ khi
A. con người xuất hiện. B. con người biết chăn nuôi và trồng trọt.
C. sự sống bắt đầu lên cạn. D. bắt đầu xuất hiện sự sống.
Câu 347: Nội dung nào sau đây không đúng, so với học thuyết của Đacuyn?
A. Toàn bộ sinh giới tuy đa dạng nhưng đều xuất phát từ nguồn gốc chung.
B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị, di truyền của sinh vật là nguyên nhân hình thành
mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
C. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật, theo con đường phân li tính
trạng dẫn đến hình thành tính đa dạng của sinh giới.
D. Trong quá trình chọn lọc, việc tích lũy các biến dị có lợi là chủ yếu còn mặt đào thải các biến
dị bất lợi chỉ là thứ yếu.
Câu 348: Điểm giống nhau giữa chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên là
I. Đều đào thải các cá thể mang biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi.
II. Đều có cơ sở dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật.
III. Biến dị đều có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc, còn di truyền có vai trò tích lũy các
biến dị có lợi qua các thế hệ.
IV. Đều xuất hiện cùng một thời điểm.
V. Đều hình thành tính đa dạng và thích nghi của sinh vật.
Phương án đúng là
A. I, II, III, V. B. I, II, III, IV, V. C. I, II, IV, V. D. II, III, IV, V.
Câu 349: Điểm khác nhau giữa chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên là
I. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt còn chọn lọc tự nhiên xuất
hiện khi sự sống bắt đầu.
II. Quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại của chọn lọc nhân tạo là cho con
người, còn ở
chọn lọc tự nhiên là cho bản thân sinh vật.
III. Kết quả của chọn lọc nhân tạo hình thành nòi mới, thứ mới còn của chọn lọc tự nhiên là hình
thành loài mới.

56
IV. Chọn lọc nhân tạo được tiến hành toàn diện, sâu sắc còn chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra ở một
phần của sinh giới.
V. Ở chọn lọc nhân tạo, nhân tố chọn lọc là con người, còn ở chọn lọc tự nhiên, nhân tố chọn lọc
là môi trường sống.
Phương án đúng là
A. I, II, III. B. II, III, V. C. I, II, III, V. D. I, II, III, IV, V.
Câu 350: Để giải thích về nguồn gốc các loài, Đacuyn căn cứ vào vai trò nhân tố tiến hóa nào?
A. Các biến dị cá thể. B. Di truyền tích lũy các biến dị có lợi.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng.
Câu 351: Đóng góp nổi bật nhất của Đacuyn là
A. là người đầu tiên hiểu được cơ chế của di truyền và biến dị.
B. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
C. phát hiện đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ có tính tương đối.
D. đề xuất khái niệm về biến dị cá thể và biến dị xác định.
Câu 352:Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là
A. chưa giải thích thành công về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. chưa giải thích thành công về quá trình hình thành loài mới.
D. chưa hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp, thường biến và đột biến.
Câu 353:Quan niệm hiện đại đã
A. bác bỏ hoàn toàn học thuyết của Lamac và Đacuyn.
B. chỉ bác bỏ học thuyết Lamac.
C. không bác bỏ mà còn bổ sung thêm để làm sáng tỏ học thuyết của Đacuyn.
D. có nội dung hoàn toàn độc lập với thuyết tiến hóa cổ điển.
Câu 354: Thuyết tiến hóa tổng hợp bao gồm
A. thuyết của Đacuyn và Kimura. B. tiến hóa cá thể và tiến hóa quần thể.
C. tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. D. thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại.
Câu 355:Tiến hóa nhỏ là gì?
A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể so với quần thể gốc và hình thành loài
mới.
B. Sự tiến hóa ở vật nuôi, cây trồng do tác động của chọn lọc nhân tạo.

57
C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và cây trồng.
D. Quá trình hình nòi mới và thứ mới.
Câu 356: Tiến hóa lớn là
A. quá trình hình thành loài mới khác với loài ban đầu.
B. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống mới.
C. là quá trình chọn lọc, diễn ra trong toàn bộ sinh giới.
D. là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Câu 357: Khi đề cập đến thuyết tiến hóa tổng hợp, nội dung nào sau đây sai?
I. Thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên thành tựu chủ yếu của di truyền học quần thể và di truyền
học phân tử.
II. Phát triển nhanh và chiếm vị trí trung tâm của thuyết tiến hóa lớn.
III. Quá trình tiến hóa nhỏ, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, với thời gian ngắn và có thể
nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
IV. Thuyết tiến hóa tổng hợp ra đời vào thế kỉ XX và dựa trên thành tựu của nhiều bộ môn khoa
học.
Phương án đúng là.
A. I, II, V. B. II. C. II, III, IV. D. III, IV.
Câu 358: Nội dung nào sau đây đúng?
A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính đề cập đến vai trò các loại đột biến ở cấp độ tế bào.
B. Thuyết Kimura ra đời đã bác bỏ thuyết chọn lọc tự nhiên của Đacuyn.
C. Thuyết Kimura cho rằng sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung
tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Một trong các yếu tố chứng minh cho thuyết Kimura là sự đa hình cân bằng trong quần thể.
Câu 359: Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình, không nhờ yếu tố nào sau đây?
A. Sự giao phối xảy ra ngẫu nhiên. B. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Sự xuất hiện các đột biến. D. Sự xuất hiện các thường biến.
Câu 360: Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ bản vì
1. Thường xuyên xảy ra sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể.
2. Cách li sinh sản với nhóm cá thể của quần thể khác.
3. Sự giao phối tự do làm vốn gen trong quần thể trở nên đa dạng, phong phú.
4. Là đơn vị chọn lọc của quá trình chọn lọc tự nhiên.

58
5. Chỉ xảy ra tự thụ phấn hoă ̣c tự phối.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 361: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 362: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 363: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng
khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 364: Di - nhập gen là gì?
A. Trường hợp một gen bị đột biến thành alen mới.
B. Sự chuyển gen từ cá thể bố mẹ sang thế hệ con trong phép lai hữu tính.
C. Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
D. Kĩ thuật chuyển gen từ loài này sang loài khác.
Câu 365: Hiện tượng nào xảy ra ở thực vật dẫn đến sự di - nhập gen?
A. Sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
B. Sự thụ tinh kép giữa các cá thể trong một quần thể.
C. Sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
D. Sự tự thụ phấn bắt buộc đối với các cây giao phấn.
Câu 366: Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến có sự di - nhập gen?

59
A. Sự tạp giao giữa các cá thể trong một quần thể.
B. Sự di cư giữa các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.
C. Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên.
D. Sự phát sinh các đột biến về kiểu gen xuất hiện trọng quần thể.
Câu 367: Di - nhập gen có ý nghĩa nào sau đây đối với sự tiến hóa?
A. Là nhân tố gây biến động di truyền.
B. Là nhân tố quyết định sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Là điều kiện thúc đẩy sự phân li tính trạng xảy ra mạnh hơn.
D. Là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Câu 368: Biến động di truyền là hiện tượng nào sau đây?
A. Kiểu gen của một cá thể nào đó đột ngột biến đổi.
B. Rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
C. Tần số tương đối các alen trong một quần thể vì nguyên nhân nào đó mà biến đổi một cách
đột ngột.
D. Xảy ra đột biến gen với tần số cao trong một quần thể nào đó.
Câu 369: Trong số các nguyên nhân sau có mấy nguyên nhân xuất hiện biến động di truyền
trong một quần thể?
1. Do đột biến gen.
2. Do ngẫu nhiên.
3. Do phân cắt khu phân bố.
4. Do thiên tai dịch bệnh.
5. Do sự phát tán hay di chuyển một nhóm, cá thể đi lập quần thể mới.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 370: Với số lượng cá thể nào sau đây, quần thể thường xảy ra biến động di truyền?
A. Nhỏ hơn 1000. B. Nhỏ hơn 500. C. Lớn hơn 500. D. Lớn hơn 1000.
Câu 371: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể?
A. Đột biến và giao phối. B. Đột biến và cách li không hoàn toàn.
C. Đột biến, giao phối và di nhập gen. D. Đột biến, giao phối, chọn lọc và di nhập
gen.
Câu 372: Nhân tố nào sau đây có vai trò chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen?
A. Quá trình đột biến tạo nguyên liệu ban đầu.

60
B. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến đó.
C. Quá trình chọn lọc tác động có định hướng làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh.
D. Quá trình cách li ngăn cản sự tạp giao, tạo sự phân hóa các gen triệt để hơn.
Câu 373: Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cung cấp cho quá trình chọn lọc vì
I. Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến
nhiễm sắc thể.
II. Số lượng gen trong quần thể rất lớn.
III. Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
IV. Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Số phương án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 374: Áp lực đột biến là
A. sự xuất hiện đột biến.
B. sự xuất hiện của đột biến gen theo chiều thuận hay nghịch (đột biến trội hay lặn).
C. sự xuất hiện đột biến và nhờ giao phối làm thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi.
D. quá trình chọn lọc các đột biến.
Câu 375: Để giải thích sự tiến hóa của sinh giới, quan niệm hiện đại đã sử dụng các nhân tố nào
sau đây?
A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
B. Ngoại cảnh, tập quán hoạt động của động vật, sự di truyền các biến dị tập nhiễm.
C. Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.
D. Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
Câu 376: Tuy có tần số thấp, nhưng đột biến gen thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì
A. gen ít có độ bền so với NST.
B. số lượng gen trong quần thể quá lớn.
C. qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gen.
D. đột biến gen hay xuất hiện trong cơ chế tái sinh ADN.
Câu 377: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc

A. đột biến gen. B. đột biến sôma. C. đột biến giao tử. D. đột biến tiền

61
phôi.
Câu 378: Dạng đột biến gen có vai trò là nguồn dự trữ về biến dị di truyền của quần thể là
A. đột biến trội. B. đột biến lặn. C. đột biến giao tử. D. đột biến tiền
phôi.
Câu 379: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu, cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên

1. Thường xuyên xuất hiện trong quần thể dù có tần số thấp.
2. Hậu quả ít nghiêm trọng so với đột biến NST.
3. Giá trị thích nghi của đột biến gen có thể thay đổi tùy môi trường và tổ hợp gen mang nó.
4. Đột biến gen thường ở trạng thái trội có lợi.
Số câu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 380: Giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào điều nào sau đây?
A. Gen bị đột biến là trội hay lặn.
B. Gen bị đột biến nằm trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
C. Môi trường hoặc tổ hợp gen mang đột biến đó.
D. Tần số thấp hay tần số cao.
Câu 381: Nội dung sau đây, có mấy câu không đúng nói về đột biến gen?
I. Đột biến lặn là biến đổi gen lặn thành gen trội.
II. Một đột biến có thể biểu hiện có hại ở môi trường này, nhưng có thể tỏ ra có lợi ở môi trường
khác.
III. Một đột biến tỏ ra có hại khi đứng ở tổ hợp gen này nhưng có thể có lợi khi ở tổ hợp gen
khác.
IV. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên và quan
trọng hơn nếu đó là các đột biến lặn.
V. Đột biến gen xuất hiện trong quá trình giảm phân gọi là đột biến xôma.
Phương án đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 382: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
A. thường biến. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến
NST.

62
Câu 383: Nhờ quá trình giao phối, nguồn nguyên liệu sơ cấp trở thành nguồn nguyên liệu thứ
cấp. Nguyên liệu thứ cấp ở đây là
A. đột biến gen được nhân lên nhiều hơn.
B. đột biến NST được nhân lên do nguyên phân.
C. các biến dị tổ hợp.
D. những nguyên liệu thứ yếu, không quan trọng đối với tiến hóa.
Câu 384: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây?
I. Phát tán các đột biến.
II. Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
III. Làm cho vốn gen của quần thể luôn ở trạng thái cân bằng.
IV. Trung hòa các đột biến có hại.
Phương án đúng là
A. III, IV. B. III. C. II, III. D. I, II.
Câu 385: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các cấp độ nào sau đây?
A. Cá thể, quần thể, quần xã. B. Giao tử, phân tử, NST.
C. NST, cá thể, quần thể. D. Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể.
Câu 386: Theo quan niệm hiện đại, trong các cấp độ chọn lọc dưới đây, cấp độ nào quan trọng
nhất?
A. Dưới cá thể. B. Cá thể. C. Quần thể. D. Quần xã.
Câu 387: Theo quan niệm hiện đại, cấp độ chọn lọc nào diễn ra song song?
A. Dưới cá thể và cá thể. B. Cá thể và quần thể. C. Quần thể và quần xã. D. Cá thể
và quần xã.
Câu 388: Vai trò của thường biến theo quan niệm hiện đại là
A. cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc.
B. làm quần thể thích nghi với môi trường.
C. gián tiếp cung cấp nguyên liệu vì tham gia vào quá trình giao phối với cá thể mang đột biến.
D. không có vai trò trong tiến hóa.
Câu 389: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là gì?
A. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể định hướng
quá trình tiến hóa.
B. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

63
C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Làm biến đổi tần số các alen theo hướng có lợi.
Câu 390: Các hình thức cách li chủ yếu giữa các quần thể sinh vật gồm
A. Cách li địa lí, cách li sinh sản, cách li di truyền, cách li sinh học.
B. Cách li sinh thái, cách li địa lí, cách li sinh học, cách lí sinh sản.
C. Cách li sinh thái, cách li địa lí, cách li sinh sản, cách li di truyền.
D. Cách li địa lí, cách li di truyền, cách li sinh thái, cách li sinh học.
Câu 391: Dạng cách li nào thúc đẩy hệ gen mở của quần thể trở thành hệ gen kín của loài mới?
A. Cách li địa lí. B. Cách li di truyền. C. Cách li sinh sản. D. Cách li
sinh thái.
Câu 392: Đặc điểm của cách li địa lí là
A. các quần thể cách xa nhau về mặt địa lí.
B. có cùng khu phân bố, nhưng điều kiện sống khác nhau.
C. cùng điều kiện sống như nhau, nhưng có khu phân bố khác nhau.
D. khác khu phân bố, nhưng có thể giao phối được với nhau.
Câu 393: Đặc điểm của cách li sinh thái là
A. khu phân bố trùng lên nhau và có điều kiện sống khác nhau.
B. cùng khu phân bố nhưng điều kiện sống khác nhau.
C. khác khu phân bố và có điều kiện sống như nhau.
D. có khu phân bố và điều kiện sống giống nhau hay không đều không đúng.
Câu 394: Đặc điểm của cách li sinh sản là
A. khác nhau khu phân bố, nên không gặp nhau qua giao phối.
B. bộ máy di truyền khác nhau nên không giao phối được.
C. giao phối được nhưng hợp tử bị chết.
D. không giao phối được do khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc tập tính sinh dục khác.
Câu 395: Đặc điểm của cách li di truyền là
A. do sai khác bộ máy di truyền.
B. do thụ tinh được nhưng hợp tử không có sức sống.
C. do con lai sống được nhưng lại không có khả năng sinh sản.
D. do sai khác bộ máy di truyền, thụ tinh được nhưng hợp tử không có sức sống hoặc con lai
sống được nhưng lại không có khả năng sinh sản.

64
Câu 396: Cách li có vai trò nào sau đây trong tiến hóa?
A. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.
B. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hóa kiểu gen so với quần thể gốc.
C. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi.
D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định.
Câu 397: Hình thức cách li nào đánh dấu sự xuất hiện loài mới?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li di
truyền.
Câu 398: Nhân tố nào sau đây là điều kiện thúc đẩy sự tiến hóa?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li.
Câu 399: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần
thể?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình sinh sản. D. Biến động di truyền.
Câu 400: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ yếu đối với sự tiến hóa sinh vật?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li.
Câu 401: Quan hệ giữa các nhân tố nào sau đây, hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen cho
sinh vật?
A. Quá trình biến dị, quá trình di truyền, quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.
D. Quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.
Câu 402: Theo quan niệm hiện đại, sinh vật thích nghi với môi trường theo hình thức nào?
A. thích nghi sinh thái, thích nghi sinh sản.
B. thích nghi sinh học, thích nghi sinh thái.
C. thích nghi sinh học, thích nghi di truyền.
D. thích nghi kiểu hình, thích nghi kiểu gen.
Câu 403: Sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay

65
đổi của môi trường được gọi là
A. thích nghi môi trường. B. thích nghi sinh thái.
C. thích nghi kiểu gen. D. thích nghi thụ động.
Câu 404: Thường biến có giá trị thích nghi nào?
A. Di truyền. B. Địa lí. C. Kiểu gen. D. Kiểu hình.
Câu 405: Trường hợp nào sau đây không thuộc hình thức thích nghi kiểu hình?
I. Vùng ôn đới, lá rụng nhiều vào mùa thu.
II. Người di cư lên cao nguyên, có hồng cầu tăng.
III. Bọ que có hình dạng, màu sắc giống que khô.
IV. Bắp cải xứ lạnh có lá màu vàng nhạt, chuyển xứ nóng lá có màu xanh.
V. Rắn độc có màu sắc nổi bật trên nền môi trường.
VI. Người ra nắng, da bị sạm đen.
Phương án đúng là
A. I, II, III, V. B. IV, V. C. III, V. D. III, IV, V.
Câu 406: Thích nghi kiểu hình không có tính chất nào?
I. Được hình thành trong đời sống cá thể.
II. Do tác động trực tiếp của môi trường.
III. Di truyền được cho thế hệ sau.
IV. Là các biến đổi đồng loạt định hướng.
Phương án đúng là
A. I, III. B. III. C. II, III. D. III, IV.
Câu 407: Trường hợp nào sau đây, không thuộc hình thức thích nghi kiểu gen?
I. Sâu ăn lá có màu xanh.
II. Bọ xít có màu vàng, màu cam.
III. Tắc kè hoa có màu giống lá cây, thân cây.
IV. Ong vò vẽ có màu đen, khoang vàng tươi.
V. Cây trinh nữ xòe lá ban ngày, khép lá ban đêm.
Phương án đúng là
A. II, III, V. B. III, V. C. II, V. D. III.
Câu 408: Các nhân tố không chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen là
A. quá trình đột biến. B. quá trình phân li tính trạng.

66
C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 409:Tính tương đối của đặc điểm thích nghi được biểu hiện ở điều nào sau đây?
I. Sự tồn tại cơ quan thoái hóa ở động vật.
II. Đặc điểm thích nghi loài này bị hạn chế bởi đặc điểm thích nghi loài khác.
III. Khi đổi môi trường, đặc điểm thích nghi trở nên bất hợp lí.
IV. Sự thay đổi màu da của động vật khi chuyển vùng cư trú.
Phương án đúng là
A. I, IV. B. II, IV. C. IV. D. III, IV.
Câu 410: Nội dung của tiêu chuẩn hình thái dùng để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải sống ở những môi trường khác nhau.
B. các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải có sự gián đoạn về hình thái.
C. các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải có khu phân bố riêng biệt.
D. các cá thể thuộc hai loài khác nhau phái có bộ NST 2n khác nhau.
Câu 411: Nội dung của tiêu chuẩn địa lí dùng để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. chúng phải sống trong cùng một quốc gia.
B. chúng phải sống trong cùng một châu.
C. chúng phải có khu phân bố trùng lên nhau và có cùng điều kiện sinh thái.
D. chúng phải sống cùng khu phân bố.
Câu 412: Dựa vào hiện tượng prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở
nhiệt độ khác nhau. Để phân biệt hai loài bằng cách trên, thuộc tiêu chuẩn nào?
A. Sinh hóa. B. Sinh thái. C. Sinh lí. D. Di truyền.
Câu 413: Dựa vào hiện tượng prôtêin có chức năng giống nhau nhưng trình tự sắp xếp các axit
amin khác nhau. Để phân biệt hai loài bằng cách trên, thuộc tiêu chuẩn nào?
A. Hóa sinh. B. Sinh lí. C. Sinh thái. D. Di truyền.
Câu 414: Để phân biệt hai chủng loại vi sinh vật khác nhau, người ta thường dùng loại tiêu
chuẩn
A. di truyền. B. hóa sinh. C. sinh thái. D. sinh lí.
Câu 415: Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng tiêu chuẩn hóa sinh để phân biệt các chủng vi
sinh vật, vì giữa chúng thường giống nhau về
A. đặc điểm hóa sinh. B. đặc điểm sinh lí. C. hình thái. D. đặc điểm di truyền.

67
Câu 416: Mỗi tiêu chuẩn dùng phân biệt giữa hai loài thân thuộc chỉ có tính tương đối được biểu
hiện ở
I. Hai loài khác nhau có thể giống hệt nhau về hình thái.
II. Hai loài khác nhau có thể giống hệt nhau về bộ 2n, cách sắp xếp nuclêôtit trong các ADN.
III. Hai loài khác nhau có thể giao phối với nhau và cho con cháu có khả năng sinh sản.
IV. Hai loài khác nhau có thể sống cùng khu phân bố hoặc cùng điều kiện sinh thái.
Phương án đúng là
A. I, II. B. II. C. I, III, IV. D. II, III.
Câu 417: Để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc, tiêu chuẩn nào là quan trọng
nhất?
A. Sinh lí - Hóa sinh. B. Địa lí - Sinh thái. C. Di truyền. D. Hình thái.
Câu 418: Vì nguyên nhân nào có lúc con người phải sử dụng tổng hợp các tiêu chuẩn, để phân
biệt hai loài thân thuộc?
A. để biết chắc chắn hơn.
B. sử dụng tiêu chuẩn đơn giản trước, phức tạp sau.
C. mỗi tiêu chuẩn đều có tính tương đối.
D. tiêu chuẩn di truyền là tiêu chuẩn cuối cùng dùng để khẳng định.
Câu 419: Xét hai cá thể có số lượng NST trong bộ lưỡng bội khác nhau, ta có thể kết luận một
cách chắc chắn
A. hai cá thể phải thuộc hai loài thân thuộc. B. hai cá thể thuộc hai loài khác nhau.
C. hai cá thể thuộc hai loài khác nhau, cùng chi. D. hai cá thể thuộc hai loài khác nhau,
cùng họ.
Câu 420: Loài được định nghĩa như sau. loài là một nhóm quần thể có những tính trạng chung
về (A) có khu phân bổ xác định, trong đó có các cá thể có khả năng (B) và được (C) với những
nhóm quần thể khác. (A) và (B) lần lượt là
A. hình thái, sinh lí; giao phối với nhau. B. hình thái, sinh lí; cách li với nhau.
C. hình thái, di truyền; giao phối với nhau. D. địa lí, hình thái; cách li với nhau.
Câu 421: Loài được định nghĩa như sau. Loài là một nhóm quần thể có những tính trạng chung
về (A) có khu phân bổ xác định, trong đó có các cá thể có khả năng (B) và được (C) với những
nhóm quần thể khác (C) là
A. cách li sinh học. B. quần thể. C. cách li sinh sản. D. cách li di truyền.

68
Câu 422: Mỗi loài trong tự nhiên có đơn vị tổ chức cơ bản là
A. cá thể. B. quần thể. C. nòi địa lí. D. cách li di truyền.
Câu 423: Đơn vị phân loại dưới loài gồm
A. cá thể và quần thể. B. cá thể và nơi ở. C. quần thể và tổ sinh thái. D. nòi và
quần thể.
Câu 424: Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo
thành đơn vị cấu trúc nào?
A. các nòi sinh học của một quần thể. B. các nòi trong một loài.
C. các nòi địa lí trong một khu phân bố. D. các nòi trong một chi.
Câu 425: Hai loài có khu phân bố không trùm lên nhau gọi là
A. hai nòi sinh thái khác nhau. B. hai nòi địa lí khác nhau.
C. hai nòi sinh học khác nhau. D. hai nòi khác nhau.
Câu 426: Nhóm quần thể phân bố kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác
nhau của cơ thể vật chủ được gọi là
A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái. C. nòi khu vực. D. nòi sinh học.
Câu 427: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến (A) của quần thể ban đầu theo
hướng thích nghi, tạo ra (B), cách li sinh sản với (C). (A) và (B) lần lượt là
A. tần số các alen, tính thích nghi. B. hình thành kiểu gen, vốn gen.
C. thành phần kiểu gen, thành phần kiểu gen mới. D. tần số alen, phân li tính trạng.
Câu 428: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến (A) của quần thể ban đầu theo
hướng thích
nghi, tạo ra (B), cách li sinh sản với (C). (C) là
A. loài ban đầu. B. quần thể gốc. C. quần thể trong gen. D. nòi gốc.
Câu 429: Các nhân tố nào sau đây cùng với mối quan hệ của nó, tham gia quá trình hình thành
loài mới?
A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
B. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
C. Biến dị, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.
D. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.
Câu 430: Theo quan niệm hiện đại có bao nhiêu con đường chủ yếu để hình thành loài mới?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

69
Câu 431: Nhân tố nào sau đây quan trọng nhất đối với sự tiến hóa?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ
chế cách li.
Câu 432: Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng
thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nòi sau đó đến loài mới. Đây là
phương thức
A. hình thành loài mới bằng con đường địa lí.
B. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái.
C. hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
D. hình thành loài mới bằng con đường hóa học.
Câu 433: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở
A. động vật bậc cao. B. các loài giao phối.
C. thực vật và động vật ít di chuyển. D. tất cả các dạng sinh vật.
Câu 434: Nhân tố nào sau đây phân biệt sự giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
với quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Các cơ chế cách li. D. Quá trình chọn
lọc tự nhiên.
Câu 435: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường được sử
dụng ở
A. động vật nguyên sinh. B. động vật bậc thấp. C. động vật bậc cao. D. thực
vật.
Câu 436: Kết quả lai giữa loài cỏ châu Âu có 2n = 50 với loài cỏ gốc Mỹ nhập vào Anh có 2n =
70 tạo ra cỏ
Spartina có 120 NST. Cỏ Spartina được gọi là
A. thể tứ bội. B. thể song nhị bội. C. thể đa bội chẵn. D. thể dị bội.
Câu 437: Đặc điểm nào sau đây không có trong phương thức hình thành thể song nhị bội?
I. Lai hữu tính giữa hai loài thực vật tạo ra con lai bất thụ.
II. Dùng cônsixin nồng độ 0,1% - 0,2% để gây đột biến đa bội.
III. Tạo tế bào trần của hai loài và chất xúc tác kết dính chúng, tạo ra tế bào lai.
IV. Dùng hoocmôn thích hợp kích thích để tạo thể song nhị bội.

70
Phương án đúng là
A. III. B. IV. C. III, IV. D. I, III.
Câu 438: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể tứ bội và song nhị bội giống nhau.
B. Thể tứ bội bao giờ cũng có năng suất cao hơn thể song nhị bội.
C. Thể song nhị bội có tế bào mang hai bộ NST lưỡng bội của cả hai loài.
D. Thể song nhị bội có tế bào mang gấp đôi bộ lưỡng bội của một trong hai loài gốc.
Câu 439: Thời gian hình thành loài mới có thể xảy ra ngắn hơn do
A. xảy ra biến động di truyền.
B. lai xa kèm đa bội hóa.
C. lai tế bào sinh dưỡng.
D. xảy ra biến động di truyền, lai xa kèm đa bội hóa và lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 440: Nguyên nhân để thể song nhị bội hữu thụ, sau khi được tứ bội hóa là
A. tế bào của loài mới, có vật chất di truyền nhiều hơn trước.
B. các NST trong bộ đơn bội của hai loài gốc đứng thành cặp, nên tiếp hợp và trao đổi chéo dễ
dàng.
C. do bộ NST nhân đôi mà không phân ly, nên NST đứng với nhau thành từng cặp tương đồng.
D. do vật chất di truyền của 2 loài tương tác với nhau.
Câu 441: Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường có sự tích lũy (A), loài mới
không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một (B) tồn tại phát triển như một khâu trong
hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. (A) và (B) lần lượt là
A. nhiều đột biến, quần thể hay quần xã. B. nhiều đột biến, quần thể hay nhóm quần
thể.
C. một thường biến, quần thể hay quần xã. D. một thường biến, quần thể hay nhóm quần
thể.
Câu 442: Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường có sự tích lũy nhiều đô ̣t biến,
loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay mô ̣t nhóm quần
thể tồn tại phát triển như một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của
(C). (C) là
A. chọn lọc kiểu hình. B. chọn lọc kiểu gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. chọn lọc
nhân tạo.

71
Câu 443: Đồng quy tính trạng là trường hợp nào sau đây?
A. Các loài khác nhau sống trong cùng một môi trường, có các đặc điểm khác nhau về hình thức.
B. Các loài thân thuộc sống cùng môi trường, có các đặc điểm giống nhau về hình thái.
C. Các loài xa nhau, sống cùng môi trường, có các đặc điểm giống nhau về hình thái.
D. Các loài xa nhau, sống cùng môi trường, có các đặc điểm hình thái, cấu tạo, di truyền hoàn
toàn
giống nhau.
Câu 444: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài, nhân tố nào sau đây có vai trò
chính?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình giao phối. D. Quá trình phân li tính trạng.
Câu 445: Nội dung phát biểu nào sau đây sai?
I. Các loài có nguồn gốc chung họp thành một chi.
II. Các chi có nguồn gốc chung họp thành một bộ.
III. Các bộ có nguồn gốc chung họp thành một lớp.
IV. Giới thực vật có chung nguồn gốc, giới động vật có chung nguồn gốc xuất phát từ tế bào tự
dưỡng đầu tiên.
V. Toàn bộ sinh giới ngày nay đều có nguồn gốc chung.
Phương án đúng là
A. I, II, III. B. I, II, III, IV, V. C. IV, V. D. II, IV.
Câu 446: Đâu là ví dụ hướng tiến hóa phân ly?
A. Ngà voi và sừng tê giác. B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Cánh dơi và tay người. D. Vòi voi và bạch tuộc.
Câu 447: Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá. B. sự phát triển phôi giống nhau.
C. cơ quan tương đồng. D. cơ quan tương tự.
Câu 448: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là
giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện
chức năng khác nhau.

72
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân,
và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 449: Hiện tượng thể hiện tiến hóa hội tụ (đồng quy)?
1.Quần đảo Galapagot trong 48 loài thân mềm có 41 loài địa phương.
2. Thú có túi ở Oxtraylia.
3. Quần đảo Galapagot có điều kiện sinh thái phù hợp, nhưng không có loài lưỡng cư nào.
4. Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo hơn đảo lục địa.
5. Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở Châu Á.
A. 1. B. 2, 3. C. 4, 5. D. 5.
Câu 450: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc
chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 451: Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát
từ một hoặc vài
dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 452: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống
vật nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị
xác định.
Câu 453: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền
và biến dị là
nhân tố chính trong quá trình hình thành

73
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
Câu 454: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 455: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 456: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 457: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 458: Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
Câu 459: Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là
A. phân li tính trạng. B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị.
Câu 460: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. nòi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới
xuất hiện.

74
Câu 461: Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể. B. tham gia vào hình thành loài.
C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen. D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần
thể.
Câu 462: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 463: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự
nhiên chủ yếu là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 464: Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 465: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. di – nhập
gen.
Câu 466: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt
khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không
ngẫu nhiên.
Câu 467: Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung
tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi
A. giao phối có chọn lọc. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố
ngẫu nhiên.
Câu 468: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 469: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là

75
A. tế bào và phân tử. B. cá thể và quần thể. C. quần thể và quần xã. D. quần xã và hệ
sinh thái.
Câu 470: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với
quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì
A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay
kiểu hình.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
Câu 471: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là
A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm.
Câu 472: Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là
A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 473: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc
chống lại
A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị
hợp.
Câu 474: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các
alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
B. các alen lặn có tần số đáng kể.
C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 475: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào
A. môi trường. B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến
đó.

76
Câu 476: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu
sự chi phối của
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền và phân li tính
trạng.
C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị, di truyền và giao phối.
Câu 477: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là
A. đột biến. B. CLTN. C. yêú tố ngẫu nhiên. D. cách li.
Câu 478: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và
giữ lại kiểu gen
thích nghi là
A. Đột biến. B. CLTN. C. giao phối. D. cách li.
Câu 479: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào
các yếu tố nào dưới đây?
A. Áp lực của CLTN. B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến
ở mỗi loài.
C. Tốc độ sinh sản của loài. D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
Câu 480: Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.
Câu 481: Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các...(1)... cùng tham gia
quy định ...(2)...thích nghi. Lần lượt (1) và (2) là.
A. đột biến và kiểu hình. B. alen và kiểu hình. C. đột biến và kiểu gen. D. alen và kiểu
gen.
Câu 482: Yếu tố nào tạo nên kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi?
A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến và biến dị tổ hợp. D. Chọn lọc tự
nhiên.
Câu 483: Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường thường là tính trạng
A. đơn gen. B. đa gen. C. trội. D. lặn.
Câu 484: Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm

77
A. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào.
B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc.
C. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc.
D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc.
Câu 485: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật
nhân thực?
A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 486: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của
A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm.
B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy.
C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường.
D. sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm.
Câu 487: Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của chọn lọc
A. vận động. B. phân hóa. C. ổn định. D. phân hóa rồi kiên
định.
Câu 488: Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố
nào? 1. đột
biến 2. giao phối 3. CLTN 4. cách li 5. biến động di truyền
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 3, 4, 5.
Câu 489: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là
A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.
Câu 490: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là
A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn
lọc.
C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa
kiểu gen.
Câu 491: Cách li trước hợp tử là

78
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 492: Cách li sau hợp tử không phải là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 493: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện
cho
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li
mùa vụ.
Câu 494: Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột
biến theo các
hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là
A. cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D. cách li cơ
học.
Câu 495: Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn
A. địa lý – sinh thái. B. hình thái. C. sinh lí- sinh hóa. D. di truyền.
Câu 496: Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li
A. sinh thái. B. tập tính. C. địa lí. D. sinh sản.
Câu 497: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 498: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu
trúc.
C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
Câu 499: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường
A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn.

79
Câu 500: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và
chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau.
Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2
loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D.
cách li địa lí.
Câu 501: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. cách li sinh cảnh. B. cách li cơ học. C. cách li tập tính. D. cách li trước
hợp tử.
Câu 502: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác
nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.
Câu 503: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối
với nhau. Đó là dạng cách li
A. tập tính. B. cơ học. C. trước hợp tử. D. sau hợp tử.
Câu 504: Cách li trước hợp tử gồm. 1. cách li không gian 2. cách li cơ học 3. cách li tập tính 4.
cách li khoảng cách 5. cách li sinh thái 6. cách li thời gian. Phát biểu đúng là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 4, 6.
Câu 505: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là
đúng nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của
quần thể.
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
Câu 506: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài.

80
C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.
Câu 507: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có
ở nơi nào khác
trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian
dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 508: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối
nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau.
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 →
4.
Câu 509: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao. B. động vật. C. thực vật. D. có khả năng phát
tán mạnh.
Câu 510: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do
A. đột biến.
B. CLTN.
C. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài.
D. biến dị tổ hợp.
Câu 511: Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo
hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li di truyền. D.
cách li địa lí.

81
Câu 512: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?
A. Lai xa khác loài. B. Tự đa bội. C. Dị đa bội. D. Đột biến
NST.
Câu 513: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng
A. động vật ít di chuyển. B. thực vật và động vật ít di chuyển. C. động, thực vật. D.
thực vật.
Câu 514: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di
truyền thì
A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền.
B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm.
C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh.
D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 515: Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ
A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28.
B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42.
C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42.
D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42.
Câu 516: Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật
vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về
A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp.
B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp.
C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp.
D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp.
Câu 517: Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do
A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
B. nguyên phân,NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li;
tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li;
tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
Câu 518: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới

82
A. Mất đoạn, chuyển đoạn. B. Mất đoạn, đảo đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần.
Câu 519: Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi
A. chức năng NST.
B. số lượng NST.
C. hình dạng và kích thước NST tạo nên sự không tương đồng.
D. hình dạng và kích thước và chức năng NST.
Câu 520: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng
các cơ quan. Nguyên nhân là
A. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
B. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
C. có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.
D. tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng.
Câu 521: Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là
A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen.
B. phân li thành các kiểu gen theo công thức xác định.
C. sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 522: Hiện tượng cá voi ( thuộc lớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống
nhau về kiểu hình là kết quả của
A. tiến hóa đồng quy. B. tiến hóa phân li. C. tiến hóa phân nhánh. D. tiêu giảm để
thích nghi.
Câu 523:Tiến hóa đồng quy tạo ra kêt quả
A. làm sinh vật ngày càng nhiều dạng. B. tạo ra nhiều loài mới từ loài ban đầu.
C. tạo kiểu hình tương tự từ các kiểu gen khác nguồn. D. hình thành nhiều kiểu gen mới khác
kiểu gen gốc.
Câu 524:Đồng quy tính trạng là kết quả của quá trình
A. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo nhiều hướng. B. CLTN trên nhiều đối tượng theo
một hướng.
C. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo 1 hướng. D. hình thành các nhóm phân loại trên
loài.
Câu 525:Nguyên nhân chính của kiểu tiến hóa đồng quy
A. một loài phân bố ở nhiều môi trường khác nhau. B. các kiểu gen khác nhau nhưng đột
biến như nhau.
C. môi trường của các loài ổn định rất lâu. D. các sinh vật khác nguồn ở môi trường
như nhau.
Câu 526:Đồng quy tính trạng là con đường tiến hóa mà
A. các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu hình tương tự.

83
B. các loài có chung nguồn gốc nhưng có kiểu hình khác nhau.
C. các loài có xu hướng tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết.
D. các loài khác nhau nhưng thích nghi với điều kiện sống như nhau nên có cùng khu phân bố.
Câu 527:Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là
giúp cơ
thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, c.tạo ko giống nhau do chúng thực hiện chức
năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân,
và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

84

You might also like