You are on page 1of 6

[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

BÀI LUYỆN TẬP


HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN

Họ và tên thí sinh:__________________________________________________ Điểm:__________

Câu 1. Theo Darwin, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. Thường biến. B. Biến dị cá thể. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 2. Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây
trồng là
A. Chọn lọc nhân tạo. B. Chọn lọc tự nhiên,
C. Biến dị cá thể. D. Biến dị xác định.
Câu 3. Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi nào?
A. Từ khi sự sống xuất hiện.
B. Từ khi loài người xuất hiện.
C. Từ khi loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi.
D. Từ khi khoa học chọn giống được hình thành.
Câu 4. Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. Đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 5. Theo Darwin, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:
A. Biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên,
C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 6. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Darwin cho rằng các loài
A. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. Được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. Đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 7. Theo Darwin, nhân tố chọn lọc đột biến không cánh ở sâu bọ tại quần đảo Maldives là:
A. Thường xuyên không có gió. B. Thường xuyên có gió mạnh,
C. Thường xuyên có gió yếu. D. Thường xuyên có mưa to.
Câu 8. Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường:
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng.
Câu 9. Theo quan niệm của Darwin, tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
C. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

D. Đào thải các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu
gen qui định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Câu 10. Theo Darwin nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là gì?
A. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật.
C. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ.
D. Thường biến phát sinh trong đời các cá thể dưới tác động của ngoại cảnh.
MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hoá?
A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo
con đường phân li tính trạng.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả năng
phát sinh các đột biến.
C. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi.
D. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài
mới từ một loài tổ tiên ban đầu.
Câu 12. Theo Darwin, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. Và không có loài nào bị đào thải.
B. Dưới tác dụng của môi trường sống.
C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 13. : Theo Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một
hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. Tích luỹ những biến dị có lợi, đào thài những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. Phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 14. : Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hoá của Lamac?
A. Những biến đối trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều
được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
B. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
C. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan tới tác
dụng cùa chọn lọc tự nhiên.
D. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến
phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
Câu 15. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn
sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

Câu 16. Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là:
A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc
điểm thích nghi với môi trường.
C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định
kiểu hình thích nghi với môi trường.
D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ
thành đạt sinh sản.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Darwin?
A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo
con đường phân li tính trạng.
B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 18. Darwin quan niệm biến dị cá thể là:
A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di
truyền được.
D. Những đột biến phát sinh do ảnh hướng của ngoại cảnh.
Câu 19. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Darwin là chưa:
A. Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. Làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 20. Theo quan niệm của Darwin, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị
là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. Các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. Các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. Nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. Những biến dị cá thể.
MỨC ĐỘ KHÓ
Câu 21. Trong học thuyết tiến hóa của C.R. Darwin, ông đã đưa ra nhiều luận điểm mới có giá trị so với các
học thuyết tiến hóa trước đó. Luận điểm nào dưới đây thể hiện được điều đó?
A. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ
một loài tổ tiên ban đầu.
B. Sự tiến hóa của các sinh vật là một quá trình có tính kế thừa lịch sử, sinh vật tiến hóa từ các dạng đơn giản
đến các dạng phức tạp.
C. Các biến dị được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường sống luôn được di truyền cho thế
hệ sau.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

D. Các biến dị đơn lẻ, không xác định phần lớn được di truyền cho thế hệ sau và là nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc.
Câu 22. Theo quan điểm của Darwin, chọn lọc tự nhiên là:
A. Quá trình chọn lọc các biến dị xuất hiện đồng loạt do sự biến đổi của môi trường, tạo ra các loài mới thích
nghi với môi trường mới.
B. Kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn, sự di truyền của các biến dị cá thể giúp sinh vật thích nghi tốt với
môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.
C. Sự thắng cuộc của những cá thể sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng khỏe mạnh hơn và giành
được nhiều thức ăn hơn.
D. Quá trình đấu tranh sinh tồn của các cá thể với nhau, cá thể nào khỏe mạnh sẽ tiêu diệt được những cá thể
khác yếu hơn và dành chiến thắng.
Câu 23. Theo quan điểm của Darwin, đối tượng và kết quả tác động của CLTN:
A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu
hình thích nghi với môi trường.
B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành
đạt sinh sản.
C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi
trường.
D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
Câu 24. Theo quan điểm của Darwin, các sinh vật đều có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong
đó các đặc điểm thích nghi được hình thành do:
A. Tác động của ngoại cảnh làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng những cơ quan nào sử dụng nhiều
sẽ phát triển và ngược lại.
B. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, chỉ một trong các đột biến trung tính này sẽ thích nghi với
điều kiện ngoại cảnh.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thay đổi từ từ chủ động để thích nghi với môi trường.
D. Biến dị phát sinh vô hướng, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các đặc điểm giúp sinh vật có thể sống
sót và sinh sản tốt sẽ được giữ lại và nhân rộng.
Câu 25. Trong học thuyết tiến hóa của Darwin, khi nói về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, có một số
điểm tương đồng. Sự giống nhau thể hiện ở:
A. Biến dị là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
B. Kết quả tạo ra các loài mới thích nghi với các điều kiện tự nhiên.
C. Động lực của quá trình chọn lọc.
D. Sự đào thải các biến dị bất lợi, giữ lại những biến dị có lợi đối với bản thân sinh vật.
Câu 26. Cho các luận điểm sau đây về quá trình tiến hóa:
(1). Các sinh vật có xu hướng sinh ra số con nhiều hơn số có thể sống đến lúc trưởng thành.
(2). Các con non của cùng một bố mẹ thường mang các đặc điểm sai khác nhỏ.
(3). Môi trường thay đổi chậm chạp và các biến dị tập nhiễm có thể di truyền cho đời sau là nguyên nhân của
tiến hóa.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

(4). Các cá thể hươu thấp cổ cố gắng vươn cổ lên để lấy lá cây, quá trình này qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra loài
hươu cao cổ.
Số phát biểu của Darwin là:
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 27. Darwin đã đưa ra các luận điểm tiến hóa có giá trị lớn trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”. Một
trong số các luận điểm sau đây không phải của Darwin, đó là:
A. Các cá thể sinh ra từ cùng một bố mẹ tuy giống bố mẹ ở nhiều điểm, song chúng vẫn mang nhiều đặc điểm
khác nhau. Phần nhiều các đặc điểm sai khác này được di truyền.
B. Các quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có những biến động bất thường của
môi trường.
C. Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử
dụng hay không sử dụng” luôn được di truyền cho thế hệ sau.
D. Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có khả năng
sống sót qua mỗi thế hệ.
Câu 28. Trong học thuyết của mình, cả Lamac và Darwin đều có những bước tiến lớn so với nền khoa học
đương thời. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Darwin không giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị cá thể mà ông cho rằng đó là nguyên liệu
cho quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Lamac cho rằng, các biến dị đồng hướng phát sinh do sự tác động trực tiếp của môi trường có thể truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác thông qua sinh sản hữu tính.
C. Quan điểm của Darwin cho rằng, tất cả các biến dị cá thể đều được giữ lại và truyền cho các thế hệ sau qua
quá trình tiến hóa lâu dài.
D. Lamac phản đối quan niệm của nhà thờ cho rằng sinh vật do thượng đế sinh ra và các loài là bất biến, ông
cho rằng tiến hóa là một quá trình lịch sử mang tính kế thừa, ngày càng phức tạp.
Câu 29. Cho các phát biểu sau đây:
I. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, các sinh vật có thể thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải.
II. Các con non từ một cặp bố mẹ thường mang những đặc điểm sai khác nhỏ gọi là biến dị cá thể.
III. Các biến dị xuất hiện do tác động của ngoại cảnh lên quá trình sống của sinh vật có thể di truyền được cho
thế hệ sau.
IV. Quá trình đấu tranh sinh tồn là động lực cho chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy quá trình tiến hóa của sinh vật.
Số các phát biểu của Darwin là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Khi đánh giá về học thuyết tiến hóa của Darwin, cho các luận điểm sau:
I. Ông không chỉ ra được nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên là các biến dị cá thể xuất hiện trong quá
trình sinh sản hữu tính.
II. Ông không giải thích được cơ chế hình thành các biến dị cá thể trong một quần thể sinh vật.
III. Ông không giải thích được cơ chế di truyền các biến dị cá thể xuất hiện trong quần thể sinh vật từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
IV. Ông coi quá trình tiến hóa dựa trên quá trình phân li tính trạng, từ một tổ tiên ban đầu có thể phát sinh ra
nhiều loài khác nhau.
V. Ông đưa ra nhận định mọi loài sinh vật đều có tổ tiên chung.

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn
[LUYỆN THI CÔNG SINH] Năm 2021

Trong số các luận điểm trên, có bao nhiêu luận điểm cho thấy hạn chế của học thuyết Darwin?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

SINH CÔNG |Hotline 0986093886 Fb: https://www.facebook.com/anthuy.csp


|Email congnt@hnue.edu.vn

You might also like