You are on page 1of 5

TRẮC NGHIỆM TIẾN HÓA

Câu 31: Quá trình hình thành loài mới có các đặc điểm:
1. Là một quá trình biến đổi đột ngột
2. Là một quá trình lịch sử
3. Phân hóa vô hướng các kiểu gen khác nhau
4. Tạo ra kiểu gen mới, cách li với quần thể gốc
5. Cải biến thành phần kiểu gen của thể theo hướng thích nghi
Phướng án đúng:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5
Câu 32: Tổ chức loài ở những sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối ít thể hiện tính tự nhiên
và toàn vẹn hơn so với loài giao phối vì giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ
A. về dinh dưỡng B. về nơi ở
C. mẹ - con D. ràng buộc về mặt sinh sản
Câu 33: Trường hợp nào sau đây là các li sau hợp tử?
A. Vịt trời mỏ dẹt và vịt trời mỏ nhọn có mùa giao phối trong năm khác nhau.
B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.
C. Cây lai giữa 2 loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng bị chết sớm.
D. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác.
Câu 34: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
B. Hai loài có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
C. Cây thuộc loài này không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
D. Hai loài sinh sản vào 2 mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.
Câu 35: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. Hai loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối.
B. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết sau thời gian ngắn.
C. Hai loài có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
D. Hai loài phân bố ở 2 khu vực khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Câu 36: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử?
(1) Một loài ếch giao phối vào tháng tư, một loài khác giao phối vào tháng năm.
(2) Hai con ruồi quả thuộc hai loài khác nhau giao phối sinh ra con bất thụ.
(3) Tinh trùng của giun biển chỉ xâm nhập vào trứng của các cá thể cái cùng loài.
(4) Hai loài chim trĩ có tập tính ve vãn bạn tình khác nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 37: Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào?
(1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá
thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau.
(2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào
tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3.
(3) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở
vùng nước đứng.
(4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là:
A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học.
B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học.
C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học.
D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học
Câu 38: Khi nào ta có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong các sinh cảnh khác nhau.
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau, hoặc có giao phối với nhau nhưng không sinh ra
con hoặc con bất thụ
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau
Câu 39: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.
Câu 40: Kết quả thí nghiệm của Milơ và Urây (1953) đã chứng minh
A. Các chất hữu cơ được hình thành phổ biến từ con đường sinh học
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học
C. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất
D. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự
nhiên.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất.
A. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được hình thành bằng con đường sinh học
B. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
C. CLTN tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
D. Các axit amin và nuclêôtit có thể hình thành ở giai đoạn tiến hóa hóa học.
Câu 42. Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày
nay.
C. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn
giản.
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
Câu 43. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên
A. các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
B. các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
C. các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic và prôtêin.
D. các loài sinh vật như ngày nay.
Câu 44: Tiến hóa hóa học xảy ra trong điều kiện
A. hoạt động của núi lửa B. bức xạ của Mặt Trời
C. tia tử ngoại D. các nguồn năng lượn tự nhiên
Câu 45: Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu?
A. Các chất sống sơ khai có sẵn ở Trái Đất B. Chất vô cơ có sẵn ở Trái Đất
C. Sự sống từ vũ trụ đến D. Thần thánh tạo ra.
Câu 46: theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép
gắn liền với sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử:
A. Prôtêin – lipit B. Prôtêin – axit nuclêic
C. Saccarit – lipit D. Prôtêin – saccarit.
Câu 47: Sự sống xuất hiện trên Trái Đất là:
A. các hợp chất hữu cơ được tổng hợp B. sự hình thành prôtein và axit nuclêic
C. sự xuất hiện côaxecva D. sự xuất hiện cơ chế tự sao.
Câu 48: Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung 1 loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin
để cấu tạo nên prôtêin chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. Đây là bằng chứng tiến hóa nào?
A. Hóa thạch. B. Sinh học phân tử. C. Giải phẫu so sánh. D. Tế bào học.
Câu 49: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào đã chứng tỏ
nguồn gốc thống nhất của các loài. Đây là bằng chứng tiến hóa nào?
A. Tế bào học. B. Hóa thạch.
C. Giải phẫu so sánh. D. Sinh học phân tử.
Câu 50: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau chứng
tỏ chúng được tiến hóa từ 1 loài tổ tiên. Đây là bằng chứng tiến hóa nào sau đây?
A. Tế bào học. B. Hóa thạch. C. Sinh học phân tử. D. Giải phẫu so sánh.
Câu 51: Kết quả phân tích ADN của tinh tinh và ADN của người giống nhau tới 97,6%, chứng tỏ tinh tinh là
loài có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với người. Đây là bằng chứng tiến hóa nào sau đây?
A. Tế bào học. B. Giải phẫu so sánh. C. Sinh học phân tử. D. Hóa thạch.
Câu 52: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại
theo thời gian từ trước đến nay là
A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
Câu 53: Đại trung sinh gồm các kỉ sau:
A. Phấn trắng, Jura, tam điệp. B. Phấn trăng, jurra, than đá.
C. Phấn trắng, jura, đêvôn. D. Phấn trắng, jura, silua.
Câu 54: Đại cổ sinh gồm có các kỉ
A.3 kỉ. B.4 kỉ. C.5 kỉ. D.6 kỉ.
Câu 55: Đại cổ sinh gồm các kỉ sau:
A. Đêvôn, Jura, tam điệp. B. Đêvôn, pemi, Ocđôvic.
C. Đêvôn, jurra, than đá. D. Đêvôn, pemi, tam điệp.
Câu 56: Trình tự các kỉ từ muộn đến sớm trong đại cổ sinh là
A. Pecmi→ Silua → Đêvôn → Pecmi → Than đá → Ocđôvic.
B. Pecmi→ Than đá → Đêvôn. → Silua→ Ocđôvic. → Cambri.
C. Pecmi→ Than đá → Đêvôn. → Ocđôvic. → Cambri→ Silua.
D. Pecmi→ Than đá→ Silua→ Ocđôvic. → Đêvôn. → → Cambri.
Câu 57: Kỉ Camri thuộc đại ?
A. Cổ sinh B. Thái cổ C. Trung sinh D. Tân sinh.
Câu 58: Kỉ jura thuộc đại ?
A. Cổ sinh B. Thái cổ C. Trung sinh D. Tân sinh
Câu 59: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là.
A.sự phát sinh thực vật B.sự phát sinh lưỡng cư và bò sát
C.nhiều động vật biển bị tuyệt diệt D.sự chinh phục đất liền của động thực vật
Câu 60: Sự kiện quan trọng của đại Trung sinh là.
A.sự chinh phục đất liền của động thực vật
B.đại phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim và thú
C.sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và sự phát triển ưu thế của bò sát
D.sự phát triển mạnh của quyết và sự xuất hiện động vật có cương sống ở nước
Câu 61: Chim và thú phát sinh ở kỷ nào sau đây?
A.Kỷ Than đá (kỷ Cac bon) B.Kỷ Tam điệp (kỷ Triat)
C.Kỷ Jura D.Kỷ Phấn trắng (kỷ Krêta)
Câu 62: Trong quá trình phát triển loài người, nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn nào?
A.Người cổ B.Người hiện đại
C.Vượn người hóa thạch D. Người vượn
Câu 63: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển của loài người hiện đại là:
A. Sự thay đổi điều kiện khí hậu địa chất ở thế kỷ thứ 3
B. Lao động, tiếng nói, tư duy
C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên
Câu 64: Dáng đứng thẳng được củng cố dưới tác dụng của sự kiện nào?
A. Việc dùng lửa để nấu chín thức ăn B. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động
C. Đời sống tập thể D. Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống đất
Câu 65: Trong các động vật hiện nay, tinh tinh có nhiều đặc điểm giống người nhất. Điều này chứng tỏ
A. Tinh tinh là tổ tiên trực tiếp của người B. Tinh tinh là do người cổ đại thoái hóa thành
C. Tinh tinh cùng nguồn gốc gần với người D. Tinh tinh và người là tổ tiên của nhau
Câu 66: Dạng vượn người có quan hệ gần người nhất là
A. Vượn B. Đười ươi C. Tinh tinh D. Gôrila
Câu 67: Loài người bắt nguồn từ
A. Châu Phi B. Châu Âu C. Châu Mĩ D. Châu Á
Câu 68: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng (bộ Khỉ), người ta
nghiên cứu mức độ giống nhau về prôtêin của các loài này so với protein của người. Kết quả thu được (tính theo
số axit amin trên chuỗi β- hemôglôbin khác biệt so người) như sau: khỉ Rhesut: 8/146; tinh tinh: 0/146; vượn
Gibbon: 3/146, Gôrila: 1/146. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người
và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - Gôrila
B. Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - Gôrila - vượn Gibbon
C. Người – Gôrila - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut
D. Người – tinh tinh - Gôrila - vượn Gibbon - khỉ Rhesut
Câu 69. Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ khỉ là
A. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet →Khỉ Capuchin→ Galago.
B. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Vervet →Khỉ Rhesu→Khỉ Capuchin→ Galago.
C. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Capuchin→Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet→ Galago.
D. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→Khỉ Capuchin→Khỉ Vervet→ Galago.
Câu 70. Cho các phát biểu sau:
(1). Xương sọ tinh tinh phát triển nhanh hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh.
(2). Xương sọ tinh tinh phát triển chậm hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh.
(3). Xương sọ của tinh tinh và xương sọ của người giống nhau trong giai đoạn bào thai.
(4). Người và tinh về mặt di truyền giống nhau khoảng 98%.
(5). Tinh tinh non có xương hàm phát triển nhanh hơn người nhưng hộp sọ thì lại phát triển chậm hơn.
Có bao nhiêu phát biểu sai về mối quan hệ giữa người và tinh tinh ?
A.1. B.2. C.3. D.4.

You might also like