You are on page 1of 7

BÀI 16.

Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Có mấy hình thức để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Trả lời:
Đáp án B
Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng hai hình thức trực tiếp
và gián tiếp.
Câu 2: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nêu ý kiến với
đại biểu của Hội đồng nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri được gọi là tham gia
A. tự do
B. trực tiếp
C. gián tiếp
D. ép buộc
Trả lời:
Đáp án C
Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nêu ý kiến với đại biểu
của Hội đồng nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri được gọi là tham gia gián
tiếp.
Câu 3: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham
gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc
chung của nhà nước và xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền khiếu nại, tố cáo
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
D. Quyền tự do dân chủ của nhân dân
Trả lời:
Đáp án C
Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn
bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung
của nhà nước và xã hội là nội dung của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội.
Câu 4: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận,
biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước."

A. hình thức dân chủ trực tiếp.
B. hình thức dân chủ gián tiếp.
C. hình thức dân chủ tập trung.
D. hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án A
Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết
tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là hình
thức dân chủ trực tiếp.
Câu 5: Người trong độ tuổi nào sau đây mới đủ quyền tham gia bầu cử Quốc
hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Đủ 16 tuổi trở lên
B. Đủ 18 tuổi trở lên
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở
Trả lời:
Đáp án B
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng
nhân dân các cấp.
Câu 6: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua
quyền
A. bầu cử đại biểu Quốc hội.
B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử
tri.
Trả lời:
Đáp án D
Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền
đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Việc xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận,
lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự
thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. ngôn luận.
B. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
C. Quyền tự do dân chủ.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Trả lời:
Đáp án D
Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 2: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công
khai các khoản đã chỉ tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết.
Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã
hội.
B. Quyền tố cáo của công dân.
C. Quyền khiếu nại của công dân.
D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc
chung của xã hội.
Trả lời:
Đáp án A
Hành động của chị Lan trong trường hợp này thể hiện quyền kiểm tra, giám sát
của công dân đối với các công việc chung của xã hội.
Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản
lí xã hội của công dân?
A. Học tập.
B. Khiếu nại, tố cáo.
C. Kinh doanh.
D. Mua bảo hiểm y tế.
Trả lời:
Đáp án B
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội của
công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật có liên quan.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải là tham gia quyền quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội của công dân?
A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.
B. Đăng ký sở hữu tài sản cá nhân.
C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.
D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu ý dân.
Trả lời:
Đáp án B
Đăng ký sở hữu tài sản cá nhân không phải là tham gia quyền quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội của công dân.
Câu 5: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến
hành theo nguyên tắc
A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.
D. phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai.
Trả lời:
Đáp án C
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.
Câu 6: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình
phúc lợi công cộng là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã,
phường quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Trả lời:
Đáp án C
Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi
công cộng là những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính
quyền xã, phường quyết định.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Vừa qua, trường THCS Hòa An tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng
góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do dân chủ.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội.
Trả lời:
Đáp án D
Trong trường hợp thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của
công dân.
Câu 2: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công
khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết.
Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã
hội.
B. Quyền tố cáo của công dân.
C. Quyền khiếu nại của công dân.
D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc
chung của xã hội.
Trả lời:
Đáp án A
Hành động của chị Lan thể hiện quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với
các công việc chung của xã hội.
Câu 3: Ông T tình cờ phát hiện ông H là trưởng thôn đã cùng với chủ thầu xây
dựng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình đổ đường bê tông của thôn. Ông T
nên chọn cách nào dưới đây để thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội?
A. Im lặng coi như không biết gì
B. Đe dọa, đòi ông H phải chia phần
C. Thẳng thắn phê bình ông H rút kinh nghiệm
D. Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trả lời:
Đáp án D
Trong trường hợp này ông T cần tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Đây cũng chính là quyền tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

You might also like