You are on page 1of 2

Lời nói đầu:

Khi nhắc đến hai từ “tự do” chúng ta sẽ nghĩ ngay đến điều gì? Phải chăng đó là
quyền mà mỗi chúng ta khi sinh ra đều có thể thụ hưởng thông qua các cử chỉ,
hành động, hoạt động ? Vậy thì trong kinh doanh cũng có quyền tự do. Quyền tự
do trong kinh doanh nó mang một ý nghĩa chính trị rất lớn, thể hiện quyền bình
đẳng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quyền này được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế
giới nhất là ở các nước phương Tây, nhưng lại không được nhìn nhận đúng đắn ở
Việt Nam trong một thời gian dài. Như chúng ta cũng biết thì đất nước mình đã trải
qua thời kì bao cấp kéo dài trong suốt hơn 40 năm xây dựng nền kinh tế tập trung,
không chấp nhận nền kinh tế thị trường, quyền tự do đó đã bị lãng quên và không
được ghi vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Thậm chí, có thời kì Đảng và Nhà
Nước xem sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, ngăn
cắm triệt để. Điều này đã dẫn đến nền kinh tế vô cùng đình trệ, kém phát triển.
Tuy nhiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(năm 1986), Đảng ta mạnh dạn thừa nhận “đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác
định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ
nghĩa và quản lý kinh tế” và tìm ra giải pháp mới. Chủ trương này được thể hiện
trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và tiếp tục được khẳng định
trong Hiến pháp 2013 (khoản 1 Điều 51): “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” ( Trích điều 15, Hiến Pháp năm
1992). Đặc biệt, hiến pháp năm 2013 đã kế thừa, phát huy nhân tố con người, thể
hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng, đảm bảo thực hiện tốt quyền nghĩa
vụ công dân, xác lập quyền tự do kinh doanh, với quy định mọi người có quyền tự
do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33, Hiến Pháp
năm 2013).
1.1 Quyền Tự do trong kinh doanh, thương mại là gì?
- Nguyên tắc tự do kinh doanh: mỗi con người được quyền tự do kinh doanh,
thương mại trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tự do nhưng
phải nằm trong khuôn khổ, nguyên tắc mà pháp luật quy định và một số
quyền và nghĩa vụ tương ứng
- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành: theo quy
định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những
điều cơ bản về quyền công dân thể hiện qua điều 33 hiến pháp năm 2013
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm”
1.1.1 Quyền tư hữu tài sản
- Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền sở hữu nhằm xác định mối
quan hệ giữa các chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Điều 32 quy định: “Mọi người có quyền sở
hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” Đồng
thời, Điều 32 cũng khẳng định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống
thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ
chức, cá nhân theo giá thị trường”. Như vậy, so với các bản Hiến pháp trước
kia, quyền sở hữu trong Hiến pháp năm 2013 đem lại những nhận thức pháp
lý mới[3]. Chủ thể của quyền sở hữu tư nhân được mở rộng từ “công dân”
sang “mọi người” đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, khi mà các thể nhân,
pháp nhân nước ngoài làm ăn, sinh sống ngày càng nhiều tại Việt Nam.
(trích theo Báo Dân Chủ Pháp Luật).
- Theo điều 53, Luật Hiến Pháp 2013 “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

You might also like